Những xu thế trên đã quy định tính đa phương, đa dạng hóa quan hệ quốc tếtrong chính sách đối ngoại của mỗi nước, trong đó có Mỹ và Việt Nam.Những xu thế trên chi phối và tác động tới qu
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN: QUAN HỆ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
Đề tài:
QUAN HỆ GIỮA MỸ - VIỆT NAM TỪ SAU KHI BÌNH THƯỜNG
HÓA QUAN HỆ ĐẾN NAY
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam chính thức được thiết lập vào ngày12-7-1995 Mười ba năm chưa phải là dài, song trong quãng thời gian đó, quan hệgiữa hai nước ngày càng được cải thiện và có sự phát triển đáng khích lệ Kết quảđạt được từ sự nỗ lực phấn đấu của hai bên trong thời gian qua có thể chưa đáp ứngđược sự trông đợi của nhân dân hai nước, song nếu nhìn lại chặng đường đã đi thì
13 năm qua quả thật là một bước tiến dài có ý nghĩa trong quan hệ hai nước
Tuy nhiên, trong quan hệ Mỹ - Việt Nam vẫn có một số khó khăn cần đượctháo gỡ và giải quyết Bởi vậy, cần đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ, phát huy vàgìn giữ những gì tốt đẹp nhất giữa hai nước
2 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu.
2.1 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu về quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam từ khi bình thường hóa quan hệđến nay, nhằm tìm hiểu sâu về mối quan hệ này trên một số lĩnh vực nổi bật như:kinh tế, chính trị, văn hóa, … Để từ đó có một số đề xuất nhằm cải thiện và pháthuy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ Mỹ - Việt Nam
- Thực tiễn mối quan hệ Mỹ - Việt Nam từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay
- Dự đoán triển vọng quan hệ Mỹ - Việt Nam trong tương lai và đưa ra một sốkiến nghị
3 Kết cấu:
Chương 1: Những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ Mỹ - Việt Nam
Chương 2: Về thực tiễn quan hệ Mỹ - Việt Nam từ khi bình thường hóa quan hệ đếnnay)
Chương 3: Triển vọng về quan hệ Mỹ - Việt Nam và một số kiến nghị
Trang 3CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN
HỆ MỸ - VIỆT NAM
1.1 Tình hình thế giới.
Sau khi trật tự hai cực tan rã, tình hình thế giới đã có nhiều diễn biến thay đổivới những nét nổi bật là :
Một là, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện
đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiếntới một Trật tự mới
Hai là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời Là cực
duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò chi phối báchủ thế giới Nhưng mặt khác, tuy là cực duy nhất còn lại, nhưng tình hình thế giớilại không phải là thế giới một cực
Ba là, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi
rõ rệt, nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung độtquân sự, nội chiến diễn ra ác liệt
Từ những thay đổi của tình hình thế giới, tuy Trật tự quốc tế mới chưa hìnhthành, nhưng trong gần một thập kỷ qua sau chiến tranh lạnh, có thể thấy những xuthế mới phát triển nổi bật trên thế giới là :
- Xu thế phát triển lấy kinh tế trọng điểm
sau chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược pháttriển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế Trong thời điểm hiệnnay, kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổnghợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong
đọ sức giữa các cường quốc Những cân nhắc về địa - kinh tế trên mức độ nào đó đãvượt quá tính toán về địa - chính trị
Các nước ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, sức mạnh của mỗi quốc gia làmột nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính lành mạnh và một nền công nghệ cótrình độ cao và đó mới là cơ sở để xây dựng sức mạnh thật sự của mỗi quốc gia
- Xu thế hòa dịu trên quy mô thế giới, hòa bình thế giới được củng cố Nguy
cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, song hòa bình ở nhiều khu vực vẫn bị đe dọa,thậm chí có nơi xung đột diễn ra nghiêm trọng và chiều hướng ngày càng rối loạn
Trang 4Một xu hướng ngày nay là "làn sóng nguyên tố hóa" - thành lập quốc gia trên
cơ sở dân tộc, chủng tộc đơn nhất Những người theo xu hướng này sẵn sàng dùngmọi biện pháp, kể cả vũ lực tàn bạo, để thành lập cho được nhà nước chủ quyền củadân tộc
- Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan
hệ bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài
Đây là đặc điểm chủ yếu và nổi bật của quan hệ giữa các nước lớn trong thời
kỳ sau chiến tranh lạnh Sự điều chỉnh ấy là to lớn và sâu sắc Xuất phát từ lợi íchchiến lược căn bản của mình, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại chính sáchđối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn định lâudài, xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an ninh quốc gia, tạo
ra không khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước mình như mục tiêu chủ yếu trongquá trình điều chỉnh
- Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế.
Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh ở trong trạng thái vận hành rất phứctạp Có thể nói, thế giới đang ở trong một buổi giao thời đầy biến động, đầy bất trắc
và khó xác định Song có thể khái quát tình hình đó dưới 5 xu thế:
1- Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là một xu thế lớn, phản ánh nhữngđòi hỏi bức xúc của các dân tộc trên thế giới
2- Các quốc gia lớn, nhỏ ngày càng tham gia nhiều vào quá trình hợp tác,liên kết khu vực và quốc tế về kinh tế, chính trị, thương mại và nhiều lĩnh vực khác.Hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng gay gắt, quyết liệt
3- Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự cường, đấu tranh chống canthiệp nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hóa dân tộc, đồng thời mởrộng quan hệ quốc tế
4- Các nước XHCN, các Đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cáchmạng, tiến bộ trên thế giới kiên quyết đâu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dânchủ và tiến bô xã hội
5- Các nước có thể chế chính trị khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh trongcùng tồn tại hòa bình
Trang 5Những xu thế trên đã quy định tính đa phương, đa dạng hóa quan hệ quốc tếtrong chính sách đối ngoại của mỗi nước, trong đó có Mỹ và Việt Nam.
Những xu thế trên chi phối và tác động tới quan hệ Mỹ - Việt Nam ở chỗ:1_ Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều phải chú ý đến bối cảnh và đặc điểm tình hìnhthế giới để đưa ra chiến lược, chính sách đối nội và đối ngoại thích hợp
2_ Quan hệ song phương Mỹ - Việt Nam có liên quan chặt chẽ với mối quan
hệ đa phương của cả hai bên với các nước khác trong khu vực và trên thế giới Quan
hệ hợp tác và đấu tranh giữa hai bên tăng tiến theo chiều nào cùng tùy thuộc rấtnhiều vào quan hệ quốc tế nói chung và chính sách của mỗi nước nói riêng
3_ Trong lịch sử, hai nước Việt Nam và Mỹ đã từng xảy ra đối đầu kịch liệt vềquân sự Thực tế cho thấy dư luận quốc tế có tác động, ảnh hưởng vô cùng quantrọng đối với diễn biến của cuộc chiến tranh này Nay, cả hai nước đều cố gắng rútkinh nghiệm thực tế và phải tự điều chỉnh để xây dựng quan hệ với nhau trong thời
Trong chiến tranh thế giới thứ II, năm 1941, lãnh tụ Hồ CHí Minh đã chủđộng đặt quan hệ với Mỹ và phía Mỹ tỏ ra rất quan tâm Đến Tổng khởi nghĩa thángTám, chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục suy trì mới quan hệ giữa Việt minh với Đồngminh thông qua nhóm sĩ quan Mỹ hoạt động tại căn cứ Việt Bắc Thực hiện sự thỏathuận giữa hai bên, phía Mỹ đã giúp Việt minh một số thuốc men, vũ khí và huấnluyện quân sự, điện đài Việt minh giúp Đồng minh cứu các phi công bị Nhật bắnrơi và thông báo tình hình hoạt động quân sự của Nhật ở Đông Dương
Ngay sau khi tuyên bố độc lập (2/9/1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửicông hàm, điện,… tới Tổng thống H.Truman, Chính phủ và Bộ Ngoại giao Mỹ, đềnghị Mỹ công nhận nền độc lập của Việt Nam, không được Chính phủ Mỹ phúc
Trang 6đáp, ngược lại, chính quyền Truman đã ủng hộ thực dân Pháp trở lại Đông Dương.
Cơ hội quan hệ Mỹ - Việt lần nữa bị bỏ lỡ
Sau ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử Bộ trưởng Phạm NgọcThạch thay mặt Chính phủ Việt Nam sang Thái Lan gặp đại diện Chính phủ Mỹ đểchuyển những đề nghĩ có tính thực tiễn của Chính phủ Việt Nam, nhưng Chính phủ
Mỹ không tiếp ứng mà còn ủng hộ, giúp đỡ Pháp tiến hành chiến tranh ở Việt Nam.Chiến thắng 1975 đánh dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ởViệt Nam, nhiều cơ hội mới được mở ra cho quan hệ Mỹ - Việt song đều bị bỏ lỡ.Sau nhiều cơ hội để thiết lập và phát triển quan hệ hai nước bị bỏ lỡ, chỉ đếnđầu những năm 90 của thế kỉ XX, quá trình bình thưởng hóa quan hệ Mỹ - Việt mớiđược đẩy mạnh để đến 1995, hai nước chính thức lập quan hệ ngoại giao
- Quan hệ Mỹ - Việt là mối quan hệ giữa hai quốc gia từng đối đầu trực tiếpnhau trong chiến tranh có tầm thời đại
Cuộc đụng đầu lịch sử giữa Việt Nam và Mỹ là sự phản ánh cao nhất các mâuthuẫn dân tộc và đế quốc: chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, cách mạng và phảncách mạng, văn minh và bạo tàn,…
- Quan hệ Mỹ - Việt vẫn chứa đựng đối kháng về ý thức hệ và mục tiêu chiếnlược Đó là mối quan hệ của quốc gia Xã hội chủ nghĩa với nhà đứng đầu phe Tưbản chủ nghĩa
Sự kết thúc chiến tranh (4/1975), sự xóa bỏ lệnh cấm vận (2/1994) và sự bìnhthường hóa quan hệ (7/1995) hoàn toàn không có nghĩa là sự kết thúc sự đối kháng
về ý thức hệ và mục tiêu chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Tren thực tế, đốikháng trong quan hệ Mỹ - Việt được thể hiện tập trung nhất trong “diễn biến hòabình” và “chống diễn biến hòa bình” với tính cách là cuộc đấu tranh giai cấp trongbối cảnh mới
- Một số dấu mốc quan trọng trong quan hệ Mỹ - Việt Nam trước khi bìnhthường hóa quan hệ:
Ngày 29/9/1990: Ngoại trưởng Mỹ J.Baker và Phó Thủ tướng kiêm Bộtrưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch lần đàu tiên gặp nhau để bàn về quan hệ hainước tại New York
Trang 7 Ngày 9/4/1991: Mỹ đưa ra “Bản lộ trình” 4 bước về bình thường hóa quan
hệ với Việt Nam
Ngày 21/11/1991: Thứ trưởng ngoại giao Lê Mai và Trợ lý Ngoại trưởng
Mỹ về Đông Á - Thái Bình Dương R.Solomon đàm phán lần đầu tiên về bìnhthường hóa quan hệ hai nước tại New York
Ngày 3/2/1994: Tổng thống Mỹ W.Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận
và lập Cơ quan liên lạc giữa hai nước
Ngày 26/5/1994: Việt Nam và Mỹ đạt thỏa thuận mở cơ quan liên lạc ởthủ đô 2 nước
1.3 Chính sách đối ngoại của 2 nước.
1.3.1 Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh.
Mục tiêu chiến lược xuyên suốt, nhất quán, là xác lập vai trò bá chủ thế giớicủa Mỹ trong tất cả các lĩnh vực chính trị - tư tưởng, kinh tế - thương mại, quân sự -
an ninh Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn Tổng thống lại có sự điều chỉnh khác nhau
Ba mục tiêu trụ cột và ba nhóm lợi ích quốc gia
- Một là: Củng cố và tăng cường an ninh cho Mỹ và đồng minh của Mỹ
- Hai là: Bảo đảm sự thịnh vượng kinh tế cho nước Mỹ
- Ba là: Thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở nước ngoài
1.3.2 Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam.
Mỹ rất chú trọng đến vị trí của Việt Nam ở khu vực Châu Á – Thái BìnhDương Nội dung chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam gồm những trọng điểm:
Thứ nhất, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam giúp cho Mỹ có cơ hội xóa
bỏ những mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ
Thứ hai, thông qua vị trí và vai trò của Việt Nam, Mỹ kiềm chế các đối tác lớn
ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Nga, Nhật Bản, Trung Quốc…)
Thứ ba, Mỹ theo đuổi chiến lược lâu dài, thực hiện “diễn biến hòa bình” để
chuyển hóa Việt Nam đi vào quỹ đạo của Mỹ, triệt tiêu mục tiêu và bản chất xã hộichủ nghĩa của Việt Nam
1.3.3 Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kì đổi mới.
Quá trình hình thành tư duy đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trang 8Trong Đại hội của Đảng lần thứ VII, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ:đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm khai thác tốtnhất các nhân tố quốc tế phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước, đồng thời mởrộng và phát huy vị thế của dân tộc Việt Nam, đóng góp với cộng đồng quốc tếtrong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và phát triển.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng – Đại hội mở đầu thời kìđổi mới, Đảng Cộng sản chủ trương cần phải thực hiện sách lược thêm bạn bớt thù,phá thế bao vây cấm vận của Mỹ Chủ trương về đối ngoại là mở cửa và hội nhậpquốc tế, quan hệ với tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau trên nguyên tắcbình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Trong những năm tiếp theo, khi thực hiện và duy trì đường lối đối ngoại độclập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hộinhập quốc tế với phương châm “ Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất
cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợptác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó
ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, các nước vàtrung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức khu vực trên cơ sở nhữngnguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc Trongnhững năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong vàngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ
21 Nhiều hiệp định, thỏa thuận quan trọng đã được kí kết như Hiệp định Thươngmại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định vềphân định thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a…
Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vựcnhư ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễnđàn Á – Âu (ASEM) và phát huy tích cực các yếu tố thành viên của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) Những đóng góp của Việt nam vào các hoạt động củacác tổ chức, diễn đàn quốc tế đã góp phần từng bước nâng cao vị thế và uy tín củaViệt Nam trên trường quốc tế Sự tham gia và hoạt động tích cực và sẽ làm tốt vai
Trang 9trò, nhiệm vụ của mình ở vị trí thành viên không thường trực của Hội đồng bảo anLiên Hợp Quốc.
Những nỗ lực của Việt nam thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối vớibạn bè ở khu vực và quốc tế, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới
vì hòa bình, ổn định và phát triển
Nhiệm vụ, phương châm, phương hướng hoạt động đối ngoại hiện nay
Nhiệm vụ hoạt động đối ngoại
Quan hệ Mỹ- Việt từ khi bình thường hóa đến nay
Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà Nước Việt Nam là sự kế tục tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh và truyền thống ngoại giao Việt Nam, là sự tiếp tục đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới
- Hoạt động đối ngoại nhằm khai thác tốt nhất nhân tố quốc tế, tạo điều kiệnthuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Trong tình hình hiện nay, Đảng và Nhà nước ta theo chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng cộng sản và nhân dân, các lực lượng tiến bộ đấu tranh cho hòabình đọc lập dân chủ và tiến bộ xã hội Đồng thời, tăng cường hợp tác với các nước
xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các nước trong khu vực, cùng đó phát triển quan hệ với tất cả các nước lớn, các trung tâm kinh tế- chính trị trên thế giới
- Tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại phải giữ vững nguyên tắc vì độc lập thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội, cùng đó phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống hợp vị trí, điều kiện hoàn cảnh đất nước với diễn biến của tình hình thế giới và các đối tác quan hệ
- Mở rộng quan hệ sông phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức khu vực và quốc tế theoo các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vện lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình
- Phương châm chỉ đạo hoạt động đối ngoại
Trang 10- Một là: bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
- Hai là: giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa dạng hóa mối quan hệ đối ngoại
- Ba là: nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế
- Bốn là: tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước
Phương hướng hoạt động đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa,
đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của cácnước, chúng ta chủ trương:
- Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghĩ hợp tác với các nước ASEAN Tiếptục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước đang phát triển ởChâu Á, Châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh, các nước trong phong trào khôngliên kết – thúc đảy phát triển đa dạng với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế
- Củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác với các Đảng cộng sản
và công nhân, các đảng cánh tả, các phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, vớicác phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới
- Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền
- Chủ động hội nhập quốc tế, mở động hoạt động đối ngoại nhân dân
Trang 11CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN QUAN HỆ MỸ - VIỆT NAM TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ ĐẾN NAY.
2.1 Trong lĩnh vực Chính trị - Ngoại giao.
Mười ba năm qua hai nước đã có những bước đi tích cực để phát triển quan hệsong phương Về mặt chính trị, hai nước đã tiến hành trao đổi các đoàn, ở hầu hếtcác cấp, các ngành Các cuộc thăm viếng đó nhất là các cấp cao như cấp Tổngthống, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Cố vấn An ninh Quốc gia của Mỹ thăm ViệtNam và các phó Thủ tướng, Bộ trưởng bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Thươngmại của Việt Nam thăm Mỹ Ngoài ra hai nước còn có các cuộc tiếp xúc cấp caotại các diễn đàn đa phương về trao đổi các đoàn nghị sĩ, các đoàn của các tổ chứcnhân dân Các cuộc đàm phán, tiếp xúc này đã từng bước giúp xác định được mộtkhuôn khổ cho mối quan hệ lâu dài vì lợi ích nhân dân mỗi nước, vì hoà bình vàphát triển ở khu vực và trên thế giới Cũng cần nhấn mạnh rằng hơn 10 năm qua,hàng trăm đoàn đại biểu, tổ chức nhân dan, tổ chức phi chính phủ và hàng nghìnngười đã cố gắng tìm các biện pháp đóng góp tích cực cho sự phát triển quan hệgiữa hai nước
Về việc giải quyết các hậu quả do chiến tranh để lại, hai bên đã hợp tác trong việcgiải quyết các vấn đề về người mất tích MIA Việt Nam đã cùng với Mỹ tổ chức 81cuộc khai quật ở khắp các địa phương trên toàn đất nước để tìm kiếm hài cốt lính Mỹtrả lại cho phía Mỹ Trong những năm qua mỹ đã bắt đầu cung cấp một số thông tinnhất định để hỗ trợ Việt Nam trong việc tìm kiếm người Việt Nam mất tích
Đáng chú ý là trong những năm qua các tổ chức phi chính phủ, các tổ chứcnhân đạo, các tổ chức từ thiện của Mỹ cùng các tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam
đã đi đầu trong việc khai thông quan hệ giữa hai nước, tạo điều kiên cho lãnh đạohai nước có các quyết định chính trị trong việc bình thường hóa quan hệ Gần 300các tôt chức phi chính phủ Mỹ làm việc ở Việt Nam và trong những năm qua đãthực hiện hàng ngàn dự án về viện trợ khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai, hậuquả chiến tranh, người tàn tật, người già neo đơn và xây dựng trường cho trẻ em Đặc biệt trong lúc Mỹ còn lẩn tránh những vấn đề liên quan đến chất độc mầu dacam, các tổ chức phi chính phủ Mỹ đã tiếp cận điều này Ở đây, cần nhấn mạnh vaitrò của Hội cựu chiến binh Mỹ và Hội cựu chiến binh Việt Nam Sau khi chiến
Trang 12tranh kết thúc, nhiều cựu chiến binh Mỹ đã mong muốn làm điều gì đó tốt cho ViệtNam, Trên thực tế là họ đã làm được nhiều việc, cùng với hội cựu chiến binh ViệtNam, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Trong thời gian từ khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước tới nay, Mỹ và Việt Nam đã trao đổi nhiêu đoàn cấp cao sang thăm lẫn nhau và đã kí một số hiệp định quan trọng
Ngoài ra, lãnh đạo cấp cao hai nước đã có các cuộc gặp gỡ tại nhiều Diễn đàn
đa phương trên thé giới Mục đích các chuyến thăm và gặp gỡ là sự tăng cường hiểubiết giữa hai bên và thảo luận vê những vấn đề trong quan hệ song phương và những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm
Những năm qua, còn có hàng trăm đoàn với hàng nghìn người Mỹ từ các tầng lớp, ở nhiều bang khác nhau đã thăm Việt Nam Đồng thời cũng có nhiều đoàn Việt Nam thăm Mỹ Người Mỹ đến Việt Nam được tiếp xúc với tình hình thực tế đã xóa
bỏ mặc cảm với sự hiểu biết mới về sự phát triển của đất nước và thiện chí của nhândân Việt Nam Nhiều người trong số họ sau chuyến đi, trở thành những cầu nối quan trọng trong việc vân đôngh, kiến nghị chính quyền, Quốc hội Mỹ có biện phápthúc đẩy quan hệ giữa hai nước
Một điều nữa phải kể đến, đó là từ hoạt đọng ngoại giao nhân dân, hai bên đã
có dịp trao đổi thông tin, tìm hiểu luật pháp của Mỹ, vận đọng thành lập các quỹ hỗ trợ nhân đạo, giáo dục tại Việt Nam
Hiện nay, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã bước vào giai đoạn mới, quan hệ đói ngoại nhân dân càng có điều kiện phát triển Với tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, chắc chắn hoạt động ngoại giao nhân dân sẽ gó phần đáng kể, giúp chuyển biến quan hệ giữa nhân dân hai nước từ tinh thần “ hòa giải “ đến “ qan
hệ hợp tác hữu nghị” có lợi ích cho cả hai bên và cho hòa bình, ổn định của khu vực