1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

NGUYEN DUY GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ

HÀ NOI 2002

Trang 2

TOM TAT

Nghiên cứu về co SỞ ly luận, co sở thực tiễn cũng như mô hình lý luận

của thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự ở nước ta Luận văn đưa ra một sé ý tưởng về tiếp tục hoàn thiện thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tung hình sự

Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 TINH CAP THIET CUA VIỆC NGHIÊN CỨU.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là một bước pháp điểm hoá quan trong pháp luật về tố tụng hình sự Việt Nam Bộ luật là một công cụ sắc bén của nhà nước và nhân dan trong đấu tranh phòng chống tội phạm , bảo vệ chế độ Nhà nước XHCN, bảo vệ quyền tự do dân chủ, các quyền và lợi ích hợp pháp khác

của công dân.

Tuy nhiên, qua gần 15 năm thực hiện, trước yêu cầu đổi mới toàn diện, sâu rộng các lĩnh vực của đời sống xã hội, đôi mới tô chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam ban hành năm 1988 đã bộc lộ một số hạn chế,

bắt cập Một hạn chế lớn là Bộ luật chưa có quy định về thủ tục rút gọn, một

loại thủ tục đặc biệt cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh

chóng, kịp thời những vụ án đơn giản, rõ ràng, thuộc trường hợp ít nghiêm

trọng mà vẫn đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không trái

với các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự Khiếm khuyết trên của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành là một trong những nguyên nhân của tình trạng án hình sự bị tồn đọng, kéo đài quá hạn luật định với số lượng lớn trong thời gian vừa qua, làm giảm hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự, ảnh hưởng đến các quyền công dân được pháp luật bảo hộ Có một câu ngạn ngữ về pháp luật của người Mỹ là: “Justice delayed is Justice denied’ - Công lý ma chậm trễ có nghĩa là công lý bị phủ nhận Nhận thức được vấn đề này, Đảng ta đã chủ trương: “Nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn dé xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng © Gần đây Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp sắp tới tiếp

® Bary M Hager - The Rule of law page 33 (Bản tiếng Anh)

' Văn kiện hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII; NXB chính trị quốc gia , Hà nội -1997, Tr.

57

Trang 4

tục yêu cầu: " Nghiên cứu dé qui định và thực hiện thu tục tố tụng rút gọn đối

với những vụ án đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít

nghiêm trong" Đây là một nội dung quan trọng về đổi mới hoạt động của các

cơ quan tư pháp và là một nhiệm vụ được đặt ra trong quá trình hoàn thiện luật

tô tụng hình sự Việt Nam.

Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự đã được nhiều nước trên thế giới và

ở nước ta trước đây áp dụng có hiệu quả Tuy loại thủ tục này không phải là

vấn đề mới trong khoa học Luật tô tụng hình sự nhưng việc nghiên cứu nó trong điều kiện mới, yêu cầu mới đang là nhiệm vụ cấp bách của giới nghiên cứu nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự sắp tới.

Hiện nay ở Việt Nam, các nghiên cứu về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự được công bố chưa có nhiều Mới có một bản luận văn thạc sỹ luật học

(Nguyễn Minh Quang: Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự - những van dé lý luận và thực tiễn, do TS Nguyễn Văn Tuân hướng dan) , nghiên cứu về một số khía cạnh của vấn đề và một số bải viết mang tính tham luận trong một khuôn khổ hạn chế (Nguyễn Đức Mai:Thủ tục rút ngắn trong TTHS; Nguyễn Quốc Việt : Xây dựng thủ tục rút gọn trong điều kiện thi hành BLHS năm 1999-Chuyên đề hội thảo Luật TTHS Việt Nam; Nguyễn Văn Hoàn : Bàn thêm về thủ tục rút gọn, trong sách: Một số khuyến nghị về xây dựng BLTTHS sửa đôi của VKSTC; Trần Huy Liệu : Bàn về thủ tục rút gon trong hoạt động TTHS của các cơ quan tư pháp nham góp phan sửa đổi , bổ sung Hiến pháp 1992-Tạp chí luật học số 5/2001; Khuất Văn Nga : Xây dựng thủ tục rút gọn trong

Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)- tạp chí Kiểm sát, 8/ 1999 ) Những vấn đề

quan trọng nhất của thủ tục rút gọn còn đang trong quá trình tranh luận chưa thống nhất, có một số vấn đề chưa được đề cập Các nội dung liên quan đến cơ

sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng thủ tục rút gọn chưa được2

Trang 5

nghiên cứu, hệ thống đầy đủ trên nhiều phương diện Trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) gần đây nhất đã đưa vào các quy định về thủ tục rút gon nhưng nhiều vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng như: phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, nội dung thủ tục rút gọn và các van đề liên quan khác Vừa qua Uy ban pháp luật của Quốc hội, trong bao cáo thấm tra dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) cũng đề nghị “Nghiên cứu kỹ thêm những quy định về thủ tục rút gọn dé vừa đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng, kịp thời, vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”.

Đề tài luận văn thạc sỹ luật học với tên gọi: “Xdy dựng thủ tục rút gọn trong Luật tổ tụng hình sự Việt Nam được thực hiện nhằm góp phan đáp ứng những yêu cau cấp thiết trên đây.

2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Mục đích nghiên cứu đề tài là xây dựng cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và mô hình lý luận của thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta Dé

thực hiện mục đích nghiên cứu , nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là:

- Một số van đề chung về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự;

- Những doi hỏi khách quan của việc xây dựng thủ tục rút gon trong Luật

tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay;

- Thủ tục rút gọn cần được xây dựng như thé nào trong pháp luật tố tụng

hình sự của nước ta.

3 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CUA LUẬN VĂN

Đây là luận văn thạc sỹ luật học nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về thủ tục rút gọn trong TTHS ở nước ta Nhiều vấn đề về

cơ sở lý luận , cơ sở thực tiễn cũng như mô hình lý luận của thủ tục rút gọn

trong pháp luật TTHS ở nước ta hiện nay lần đầu tiên được tác giả nghiên cứu.

# )Báo cáo thâm tra dự án BLTTHS (sửa đổi) của UBPL Quốc hội số 211/UBPL , ngày 25/5/1999; tr 12

3

Trang 6

Luận văn cũng đã mạnh dạn đưa ra một sô ý tưởng về việc tiép tục hoàn thiệnthủ tục rút gọn trong tương lai.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa Mác- Lê nin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về nhà nước và pháp luật, nhất là các quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng dé thực hiện dé tài này là: phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh , lô gích( hình thức) và thống kê

Đề thực hiện dé tai, tac giả còn tham khảo các tư liệu thực tiễn và ý kiến của các nhà chuyên môn về tố tụng hình sự.

5 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA LUẬN VĂN

Luận văn đã góp phan nhất định vào việc bổ sung và phát triển lý luận về thủ tục rút gọn trong TTHS ở Việt Nam Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thé được tham khảo dé xây dựng thủ tục rút gọn trong quá trình hoàn thiện Bộ luật tô tụng hình sự( sữa đổi) sắp tới cũng như trong giảng dạy, học tập môn Luật tố tụng hình sự.

6 KÉT CÁU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và đanh mục tài liệu tham khảo, nội dung

chính của luận văn gôm có 3 chương 12 mục

Trang 7

CHUO'NG!: MỘT SÓ VAN DE CHUNG VE THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TÓ TỤNG HÌNH SỰ.

1.1 KHÁI NIỆM THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TÓ TỤNG HÌNH SỰ.

Tố tụng là một thuật ngữ pháp lý thuộc luật hình thức, chỉ thủ tục giải quyết các vụ việc theo trình tự tư pháp Tó tụng hình sự được hiểu là toàn bộ hoạt động của các cơ quan, người tiễn hành tô tụng, người tham gia tố tung và cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giải quyết vụ án khách quan,

kịp thời, chính xác, đúng pháp luật.

Quá trình giải quyết các vụ án hình sự trải qua các giai đoạn sau: khởi tố vụ án hình sự; điều tra vụ án hình sự và truy tố; xét xử vụ án hình sự (sơ thấm, phúc thâm, giám đốc thẩm, tái thâm tùy theo các vụ án cụ thé) và thi hành án Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có mục đích chung là đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng,

công minh, đúng pháp luật, không dé lọt tội phạm, không làm oan người vô

Các chủ thé tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có tư cách pháp lý khác nhau, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Trình tự, thủ tục

giải quyết vụ án đo pháp luật tố tụng hình sự quy định một cách chặt chẽ bởi

có đụng chạm nhiêu đên quyên tự do, lợi ích của công dân.

Trên thế giới, mỗi quốc gia có pháp luật tố tụng hình sự riêng, thể hiện

quan niệm, truyền thống pháp luật , văn hoá và điều kiện kinh tế xã hội của

từng nước Chúng ta biết đến 4 hệ thống pháp luật phổ biến trên thế giới là: Hệ thống án lệ (Common law); hệ thong luật Châu âu lục địa; hệ thống luật Xã hội

chủ nghĩa; hệ thống luật Tôn giáo Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự trên thế giới người ta nhận thấy các nước dù thuộc cùng một truyền thông pháp luật thì các quy định về luật tố tụng hình sự cũng có nhiều điểm rất khác nhau Tuy

5

Trang 8

nhiên, khái quát lại có hai mô hình tố tụng hình sự phổ biến là mô hình kiểm soát tội phạm và mô hình tố tụng công bằng.

Mô hình kiểm soát tội phạm nhấn mạnh tính hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự Mô hình này coi chức năng quan trọng nhất của tô tụng hình sự là tran áp các hành vi phạm tội nhằm đảm bảo tự do, bảo đảm sự an toàn về thân thể và tài sản cho mọi công dân cũng như các lợi ích của nhà nước Do vậy các hoạt động tố tụng hình sự phải được tiễn hành nhanh chóng, đứt khoát và không có thủ tục nào mang tính hình thức làm cản trở hoạt động tố tụng Nếu một người bị bắt nhưng không phạm tội sẽ được giải quyết trả tự do ngay

từ giai đoạn dau của tố tụng trong khi người phạm tội phải được xử lý nhanh chóng và chắc chắn Chính vì vậy, trong mô hình kiểm soát tội phạm, giai đoạn điều tra ban đầu được coi là cực kỳ quan trọng.

Ngược lại, mô hình tố tụng công bằng được xây dựng trên quan điểm tôn trọng các quyền của cá nhân và hạn chế quyền lực của cơ quan, người tiến hành t6 tụng nên nhắn mạnh một quy trình tìm kiếm bang chứng mang nặng tính hình thức thông qua tranh tụng Hoạt động tố tụng dựa trên mô hình này do vậy, được tiến hành chậm và thiếu dứt khoát nên hạn chế khả năng kiểm

soát tội phạm.

Có một số quan điểm nhìn nhận các giá trị của mô hình kiểm soát tội phạm và mô hình tố tụng công băng là trái ngược nhau Thực ra cả hai mô hình đều hướng tới bảo vệ quyền tự do của con người nhưng với một quan điểm và cách thức khác nhau Mô hình kiểm soát tội phạm muốn đạt được mục tiêu đó băng cách đề cao tự do của mọi người trên cơ Sở tran ap tội phạm một cách có hiệu quả nhất Mô hình tố tụng công bằng, ngược lại, nhân mạnh việc hạn chế có hiệu quả sự can thiệp của cơ quan, người tiến hành tố tụng vào tự do cá nhân của người bị tình nghi, người phạm tội Mỗi mô hình nhắn mạnh cái mà mô hình kia thiếu hụt, tuy nhiên không thể và cũng không nên kết luận mô

6

Trang 9

hình nao là tot hơn cả Chính vì vậy các quôc gia có xu hướng tự tìm kiêm chomình một sự cân băng giữa hai mô hình nói trên.

Một van đề đáng chú ý là trong pháp luật tô tụng hình sự của nhiều nước theo các mô hình tố tụng khác nhau, có truyền thống pháp luật và điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau đều có một số quy định về thủ tục rút gọn, một loại

thủ tục được coi là có tac dụng tăng cường tính hiệu quả của hoạt động TTHS.

Điều này cho thấy những giá trị của thủ tục rút gọn đã được thừa nhận một cách phổ biến và không ảnh hưởng đến các nguyên tắc mà các mô hình tố tung khác nhau theo đuổi.

Thủ tục rút gọn (summary procedure or briefed proceedings) trong tố tụng hình sự là một dạng thủ tục tố tụng đặc biệt Thuật ngữ “thủ tục rút gọn” thực ra cũng mang tính ước lệ Một số thuật ngữ khác như: “thủ tục rút ngắn”, “thủ tục giản lược” cũng được sử dụng với nghĩa tương tự Trong pháp luật tố tụng hình sự một số nước tuy không sử dụng các thuật ngữ nói trên nhưng có một số quy định mà về bản chất là áp dụng thủ tục rút gọn (như thủ tục thoả thuận thú

Thủ tục rút gọn hiểu theo nghĩa chung nhất là việc giảm bớt một số thủ tục tố tụng so với thủ tục bình thường (như giảm bớt một số khâu công việc, một số thủ tục giấy tờ, giảm bớt thành phần người tiến hành và tham gia tố tụng ) Phạm vi áp dụng thường là các vụ án về tội ít nghiêm trọng, chứng cu Tõ ràng, có chế tài nhẹ Tuy vậy phạm vi, điều kiện, mức độ áp dụng thủ tục rút gọn không giống nhau ở mỗi nước Thường ở các nước việc áp dụng thủ tục rút gọn chủ yếu tập trung ở khâu xét xử Việc đưa ra một định nghĩa chung về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự gặp khó khăn do sự khác biệt về nội dung áp dụng thủ tục rút gọn của các nước trên thế giới Tuy vậy , qua nghiên

cứu thủ tục rút gọn trong pháp luật TTHS của các nước va của nước ta trong

lịch sử, có thể định nghĩa thủ tục rút gọn trong TTHS như sau: Thu tuc rut gọn

7

Trang 10

trong tổ tụng hình sự là một loại thủ tục đã được giản lược so với thủ tục bình thường nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc chung của tô tụng hình sự, nhằm giải quyết nhanh chóng, kip thời và hiệu quả các vụ án hình sự trong phạm vi

và điêu kiện do pháp luật qui định.

Mục đích của việc áp dụng thủ tục rút gọn là nhằm giải quyết nhanh chóng, kịp thời một số loại án, qua đó tiết kiệm được thời gian, công sức, kinh phí cho các cơ quan tiến hành tổ tụng và cho cả người tham gia tố tụng (nhất là bị can, bị cáo) Nhờ đó các cơ quan tiến hành tố tụng có thêm điều kiện để giải quyết các vụ án phức tạp, nghiêm trọng Hệ quả là tốc độ xử lý án của toàn bộ hoạt động tô tụng hình sự được nâng cao, hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm được tăng cường, pháp chế trong hoạt động tố tụng hình sự và các quyền

, lợi ich hợp pháp của công dân được đảm bảo tốt hơn.

Bên cạnh ý nghĩa tích cực nêu trên, thủ tục rút gọn cũng tiềm ấn một số hạn chế ở chừng mực nhất định Do hạn chế về thời gian và việc rút gọn một số thủ tục nên điều kiện dé bị can, bi cáo thực hiện các quyền tô tụng it nhiều bị hạn chế so với thủ tục thông thường Chúng ta cần nhận rõ điều này dé việc nghiên cứu xây dựng và áp dụng thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hình sự phát huy được tối đa mặt tích cực và giảm thiêu mặt hạn chế có thé phát sinh.

4.2_ THỦ TỤC RUT GON VỚI CÁC NGUYÊN TÁC CHUNG CUA TO TUNG

HÌNH SỰ VÀ VÁN ĐÈ PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ.

1.2.1 Thủ tục rút gọn với các nguyên tắc chung của tô tụng hình sự.

“Nguyên tắc”được hiểu là “điều cơ bản định ra nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” “” Theo đó, những nguyên tắc chung của tố tụng hình sự có thé hiểu là những tư tưởng chi đạo, chi phối toàn bộ hay một số giai đoạn của hoạt động tô tụng hình sự.

°® Từ điển tiếng Việt Trung tâm từ điển học Hà nội Việt nam -NXB Khoa hoc xã hội 1994 - Tr 672.

8

Trang 11

Về phương diện cơ sở lý luận, việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa áp dụng thủ tục rút gọn với việc đảm bảo các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự là rất quan trọng Thủ tục tố tụng dù là thủ tục đặc biệt hay thủ tục thông thường đều không được trái với các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự Do vậy nếu việc xây dựng thủ tục rút gọn có sự xung đột nào đó với các nguyên tắc TTHS hiện hành thì cần được giải quyết thoả đáng.

Dưới đây chúng tôi nghiên cứu, xem xét mối quan hệ giữa việc áp dụng thủ tục rút gọn với việc đảm bảo các nguyên tắc chung của pháp luật tố tụng

hình sự Việt Nam.

Thủ tục rút gọn với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Nguyên tắc pháp chế XHCN là nguyên tắc pháp lý cơ bản, chung nhất

mà bất cứ hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân nào trong đó có hoạt động tố tụng hình sự phải tuân thủ Hiến pháp nước ta khang định : Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tô chức kinh tế, chính trị, xã hội, nhân viên của cơ quan, tổ chức đó và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách triệt để và thống nhất Đề thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi: a) Nhà nước phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu điều chỉnh xã hội, phù hợp với cuộc sống luôn vận động phát triển; b) Mọi công dân phải hiểu biết đầy đủ va tự giác chấp hành pháp luật; c) Các cơ quan có trách nhiệm, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng phải phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành

vi vi phạm, tội phạm, qua đó giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cho nhân dân.

Trong hoạt động tố tụng hình sự, nội dung của nguyên tắc pháp chế XHCN là mỗi hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toả án,

9

Trang 12

của những người tiến hành và tham gia tố tụng phải theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự Thực hiện tốt nguyên tắc này là cơ sở dé thực hiện

tốt các nguyên tắc khác trong tố tụng hình sự.

Bản chất của thủ tục rút gọn là việc giảm bớt một số thủ tục không cần thiết, áp dụng đối với loại án ít nghiêm trọng và đủ điều kiện nhằm day nhanh tốc độ giải quyết án Áp dụng thủ tục rút gọn, do đó là giải pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng vi phạm thời hạn giải quyết án, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Toàn bộ các vẫn đề như: phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, nội dung thủ tục rút gọn và những vấn đề liên quan khác

đều được pháp luật tố tụng hình sự quy định chặt chẽ, nhất quán Như vậy thủ

tục rút gọn không mâu thuẫn với nguyên tắc pháp chế XHCN, không những vậy, nó còn góp phần đảm bảo tốt hơn các yêu cầu của nguyên tắc pháp chế

- Thủ tục rút gọn với nguyên tac tôn trọng va bao vệ các quyên cơbản của công dân.

Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật, trong đó có Bộ luật TTHS ghi nhận Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật tố tụng hình sự là sử dụng quyền uy Trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, mọi quyết định, yêu cầu của cơ quan, người tiến hành tố tụng có tính chất bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân liên quan Chính vì vậy, tính cưỡng chế trong pháp luật tố tụng hình sự rất cao Các biện pháp cưỡng chế trong quá trình tiến hành tổ tụng thé hiện ở nhiều cấp độ và

theo những mục đích khác nhau như : Các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp

bảo đảm cho việc thu nhập chứng cứ, các biện pháp bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử.

Thủ tục rút gọn thông thường chỉ áp dụng đối với vụ án về tội ít nghiêm trọng, đơn giản, rõ rang và đặc biệt là bi can, bi cáo nhận tội, đồng ý ap dụng

10

Trang 13

cho nên các biện pháp cưỡng chê tô tụng sẽ ít áp dụng đôi với các vụ án cóáp dụng thủ tục rút gọn.

Việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân có 2 phương diện là: Thứ nhất, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiễn hành tố tụng phải tôn trọng, không được hạn chế hoặc xâm phạm một cách trái pháp luật các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định Thứ hai là, mọi hành vi hạn chế hoặc xâm phạm trái pháp luật các quyền

cơ bản cua công dân đêu phải được xử lý nghiêm minh.

Ở khía cạnh thứ nhất, việc giải quyết các vụ án theo thủ tục rút gọn với thời gian ngăn hơn có thé ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị thực hiện quyền bao chữa cua bi can, bi cáo Tuy nhiên khi áp dụng thủ tục này có thé quy dinh cho phép luật sư, người bao chữa cho bị can, bị cáo được tham gia tố tụng sớm

hơn so với thủ tục thông thường Hơn nữa, nội dung bào chữa trong các vụ án

đơn giản, rõ ràng thường không thiên về chứng cứ có tội hay không có tội mà chủ yếu là về đường lối xử lý, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Việc áp dụng thủ tục rút gọn trong nhiều trường hợp có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo các quyền lợi của bị can, bị cáo (chăng hạn bị can, bị cáo không bị

tạm giam dai ngày, không bị xử lý quá hạn luật quy định; việc bi can, bi cáo có

tội hay không được xác định kip thời, không để tình trạng người vô tội bị làm

oan lâu ngày mới được minh oan).

Ở khía cạnh thứ hai, xét ở phạm vi bảo vệ các quyên cơ bản của mọi công

dân trong xã hội thì việc giải quyết nhanh chóng các vụ án chính là nhăm baovệ kip thời, có hiệu quả các quyên và lợi ich và hợp pháp của công dân bị tộiphạm xâm hại.

Như vậy, việc áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự sẽ góp phần đảm bảo tốt hơn nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công

11

Trang 14

Một vấn đề nữa cần xem xét là việc áp dụng thủ tục rút gọn không ảnh hưởng đến tính chính xác, khách quan trong giải quyết vụ án, và do vậy không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Đây chính là yêu cầu cao nhất trong xây dựng thủ tục rút gọn ở các nước khác nhau Vì vậy, có thể nói thủ tục rút gọn tuy có hạn chế đến việc thực hiện quyền tô tụng của người tham gia t6 tụng ở mức độ nhất định nhưng không vì thé mà ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án nên vẫn đảm bảo tôn trọng các

quyên cơ bản của công dân.

- Thủ tục rút gọn với nguyên tắc bảo đảm quyền bình dang của mọi

công dân trước pháp luật.

Điều 52 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Moi công dân đều bình đăng trước pháp luật” Điều 4, Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình dang trước pháp luật không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tin

ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội Bất cứ người nào phạm tội đều bị

xử lý theo pháp luật”.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đăng của mọi công dân trước pháp luật trong pháp luật tố tụng hình sự được thể hiện trên các khía cạnh:

+ Mọi công dân khi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự trướcpháp luật theo đúng tội danh, mức hình phạt tương ứng đã được Bộ luật hình

sự quy định, không bị phân biệt đối xử vì bat cứ lý do giới tính, tôn giáo, thành

phân, địa vị xã hội.

+ Mọi công dân, nếu phạm tội đều được đối xử bình đăng trước pháp luật trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, không có sự ưu tiên hay hạn

chê đôi với bât kỳ bị can, bị cáo nào với bât cứ lý do gì.

12

Trang 15

+ Mọi công dân khi tham gia tố tụng với tư cách khác nhau đều được hưởng những quyền và thực hiện nghĩa vụ do Bộ luật tố tụng hình sự quy định đối với từng loại người tham gia tô tụng cụ thé đó.

Thủ tục rút gọn khi đã được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự thì không phải là quy định riêng cho tang lớp người nào Bat kỳ công dân nào khi bị phạm tội thuộc phạm vi, điều kiện do pháp luật tố tụng hình sự quy định thuộc trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn đều được xử lý theo thủ tục nay Bình đẳng trong tố tụng hình sự, như đã nêu trên, không phải là mọi người đều được đối xử như nhau mà là bình đẳng theo đúng quy định của pháp luật Như vậy, thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự không mâu thuẫn với nguyên tắc đảm bảo quyền bình dang của mọi công dân trước pháp luật Mặt khác, nguyên tắc này cũng yêu cầu việc xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự phải đảm bảo sự bình đắng của mọi công dân cho dù họ bị xử lý theo thủ tục rút gọn hay

thủ tục thông thường.

- Thủ tục rút gọn với nguyên tắc xác định sự thật của vụ án.

Trong giải quyết vụ án hình sự, việc xác định sự thật của vụ án được thựchiện thông qua một quá trình chứng minh: “Trach nhiệm chứng minh tội phạm

thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” °' Theo quy định của pháp luật tô tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) phải áp dụng mọi biện pháp được pháp luật quy định để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ Qua đó phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt

tội phạm, không làm oan cho người vô tội Trách nhiệm chứng minh tội phạm

trong tố tụng hình sự không phải chỉ là chứng minh sự có tội của bị can, bị cáo mà phải thu thập cả những chứng cứ gở tội cho họ ,chứng minh cả những van

® Điều 11 Bộ luật TTHS Việt nam.

13

Trang 16

đê liên quan đên sự kiện phạm tội, nhân thân người phạm tội; các tình tiét tang

nặng, giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo; tính chât, mức độ phạm tội củahọ; nguyên nhân và hậu quả của tội phạm, nham xử ly đúng người, đúng tội,

đúng pháp luật, đạt hiệu quả phòng chống tội phạm cao.

Thủ tục rút gọn được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng, do vậy tuy thời gian điều tra, truy tố, xét xử nhanh nhưng van đủ dé các cơ quan tiến hành tô tụng thu thập day đủ, toàn diện các chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và tất cả các tình tiết có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án Bản chất của thủ tục rút gọn là loại bỏ những thủ tục không cần thiết đối với việc giải quyết một số vụ án thuộc loại hình sự nhỏ, đơn giản, rõ ràng nên không ảnh hưởng đến nguyên tắc xác định sự thật của vụ án Trong trường hợp xét thấy vụ án có những tình tiết phức tạp, chứng cứ không rõ ràng thì pháp luật có quy định buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải huỷ bỏ việc áp dụng thủ tục rút gọn, chuyển sang thủ tục áp dụng bình thường nhằm bảo đảm điều kiện chứng minh sự thật khách quan của vụ án.

- Thủ tục rút gọn với nguyên tắc suy đoán vô tội.

Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội là một người chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự ra đời rất sớm và là một bước tiến bộ vượt bậc trong lịch sử phát triển của khoa học Luật tố tụng hình

sự trên thế giới Lần đầu tiên nguyên tắc này được Trêzaree Bêcaria nêu ra năm 1974 trong sách “Tội phạm và hình phạt”: Không ai có thể bị coi là kẻ phạm tội khi còn chưa có bản án kết tội và xã hội không thé tước của bị can sự bảo hộ của mình trước khi quyết định răng anh ta đã vi phạm những điều kiện mà sự tuân thủ chúng anh ta được đảm bảo sự bảo hộ đó (1) Nguyên tắc Suy

® Xin xem: Trường đại học luật Hà Nội- Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự Việt Nam, tr 70

14

Trang 17

đoán vô tội sau đó đã được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn nhân quyền năm

1789 của Mỹ Theo đó “Những người bị buộc tội hình sự - và những đối tượng

bao gồm công dân các nước thù địch bị buộc tội làm gián điệp, đảo chính và những hoạt động nguy hiểm khác - đều có quyền tự bảo vệ và theo hệ thống pháp luật Mỹ, được coi là vô tội cho tới khi bị chứng minh là phạm tội” t” Và tại điều 11, tuyên ngôn chung về quyền con người được Liên hiệp quốc thông

qua ngày 10/12/1948 cũng quy định “Mỗi một người bị buộc tội trong việc

thực hiện hành vi phạm tội có quyền được coi là không có tội cho đến khi sự có tội của anh ta còn chưa được xác định theo một thủ tục pháp luật bằng con

đường xét xử công khai mà trong đó anh ta được đảm bảo mọi khả năng tự

Về mặt hình thức, có vẻ như trong thủ tục rút gọn ngay từ đầu các cơ quan, người tiến hành tố tụng đã xác định bị can, bị cáo đã phạm tội và quyết định áp dụng thủ tục rút gọn Thực ra, nguyên tắc suy đoán vô tội có nội dung:

a) Chỉ được áp dụng hình phạt đối với một người khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án kết tội và buộc phải chịu hình phạt; b) Trước khi bị kết tội băng một bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án thì không được đối xử

với bị can, bị cáo như những người phạm tội; c) Quá trình chứng minh tội

phạm , người phạm tội phải đảm bảo tính khách quan, phải thu thập đầy đủ cả

chứng cứ gỡ tội cho bị can, bị cáo; d) Việc chứng minh tội phạm thuộc trách

nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng Bị can, bị cáo có quyền nhưng không có nghĩa vụ chứng minh là minh vô tội Thủ tục rút gọn, như đã nêu ở các phần trên không có điểm nào mâu thuẫn với nguyên tắc suy đoán vô tội Tuy nhiên, cần hiểu rằng nguyên tắc suy đoán vô tội không loại trừ niềm tin nội tâm của người tiến hành tố tụng, điều mà pháp luật hiện hành đã tính đến ' ' Dựa trên

2) Richard C.Sdhroeder - Khái quát về chính quyền Mỹ (An Outline Of American Government) - Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia Hà nội 1999 - Tr 37 (Tài liệu dịch).

® Xin xem điều 50 Bộ luật TTHS Việt Nam

15

Trang 18

những chứng cứ khách quan, rõ ràng, đối với các trường hợp phạm tội đơn giản, thuộc loại ít nghiêm trọng, cơ quan, người tiến hành tố tụng quyết định

áp dụng thủ tục rút gọn không phải là “suy đoán có tội” Bởi vì quá trình

chứng minh vẫn được thực hiện đảm bảo khách quan và trước khi có bản án

kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì bị can, bị cáo không bị đối xử như

nguoi CÓ tdi.

- Thủ tục rút gọn với nguyên tắc đảm bảo quyền bao chữa của bị can,

bị cáo.

Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã sớm được ghi nhận trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta Tại điều 5, sắc lệnh số 33c ngày13/9/1945 của Chủ tịch nước về việc thành lập Toà án Quân sự đã có quy định “Bị cáo có thé tự bào chữa hoặc nhờ người khác bênh vực cho họ” Điều 67, Hiến pháp 1946 cũng ghi nhận: “Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy

hoặc mượn luật sư”.

Cùng với sự phát triển của pháp luật tố tụng hình sự nước ta, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ngày càng được hoàn thiện Điều 12, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định day đủ hơn về quyền bào chữa

của bị can, bị cáo:

“BỊ can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can,

bị cáo thực hiện quyên bào chữa của họ”.

Hiến pháp 1992, tại điều 132 tiếp tục khang định “Quyền bào chữa của bi

can, bị cáo được đảm bảo”.

Như vậy, nguyên tac đảm bảo quyên bao chữa của bi can, bi cáo là một

nguyên tac Hiên định, nó doi hỏi không chỉ Cơ quan điêu tra, Viện kiêm sat,

Toà án phải đảm bảo cho bị can, bị cáo thực hiện quyền này trong quá trình

16

Trang 19

giải quyết vụ án mà còn phải được thể hiện đầy đủ trong các chế định pháp luật có liên quan.

So với thủ tục thông thường, quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong thủ tục rút gọn vẫn được đảm bảo đầy du Van dé đặt ra là, trong thủ tục rút gọn thời gian tiến hành tố tụng ngắn hơn thì khả năng thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo có bị hạn chế không ? Vi đây là loại án đơn giản, chứng cứ rõ ràng, thuộc loại ít nghiêm trọng nên yêu cầu về thời gian để chuẩn bị cho việc bào chữa rõ ràng là không cần dài như đối với các trường hợp phạm tội phức tạp, nghiêm trọng Hơn nữa, quyền bao chữa của bi can, bi cáo sẽ được đảm bảo tốt hơn khi chúng ta quy định bị can, bị cáo có quyền lựa chọn hoặc từ chối áp dụng thủ tục rút gọn, bởi trong việc lựa chọn này họ đã xác định được có cần hay không cần nhiều thời gian cho việc bào chữa Đồng thời, dé đảm bảo tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn cần có quy định dé người bào chữa được tham gia tố tụng sớm

hơn so với thủ tục bình thường.

- Thủ tục rút gọn với nguyên tắc khi xét xử tham phán và hội thẩm

nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Nguyên tắc khi xét xử thâm phán và hội thấm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đã được khăng định trong lịch sử phát triển của pháp luật tố tụng hình sự nước ta qua các thời kỳ Tại sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành đã quy định: “ Mỗi thâm phán quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình không quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xử án” Hiến pháp 1946 tại điều 69 quy định: " Trong khi xét xử các viên thâm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp" Các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 tiếp tục khang định nguyên tắc này với mức độ ngày càng day đủ, hoàn thiện hon

17

Trang 20

và được cụ thé hoá trong Luật tô chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh về thâm phán và hội thâm nhân dân.

Nguyên tắc “Khi xét xử thâm phán và hội thâm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” thê hiện qua các khía cạnh sau:

+ Khi xét xử thâm phán và hội thâm nhân dân không bị phụ thuộc vào các

quyết định hoặc kết luận của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát Bản án, quyết định của Tòa án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được thâm phán vào hội thắm nhân dân trực tiếp xem xét, điều tra công khai tại phiên toà Khoản 3, điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Khi nghị án chỉ được căn cứ vào

các chứng cứ và tài liệu đã được thâm tra tại phiên toà”.

+ Khi xét xử thâm phán và hội thâm nhân dân cấp dưới không bị phụ

thuộc vào các ý kiến của Toà án cấp trên Toà án cấp trên không được quyết định trước đường lối xét xử, không cho ý kiến hướng dẫn về mức án đối với một vụ án cụ thể cho Toà án cấp dưới “Khi huỷ an sơ thâm dé xét xử lại, Toa án cấp phúc thâm không quyết định trước những chứng cứ ma Toa án cấp sơ thâm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước về điều khoản Bộ luật hình sự và hình phạt mà Toà án cấp sơ thầm sẽ phải áp dụng”C”.

+ Tham phán, hội thâm nhân dân có quyên độc lập với những yêu cầu của những người tham gia tô tụng như yêu cầu giám định; yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; yêu cầu về xem xét

chứng cứ tại phiên toa, yêu câu hoãn phiên toa

+ Khi xét xử thâm phán, hội thâm nhân dân hoàn toàn độc lập trong suy

nghĩ, hành động, tự quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật, không một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nao, vì bat cứ lý do gì được can thiệp vào quyết

® Khoản 3 điều 222 Bộ luật TTHS Việt nam.

18

Trang 21

định của họ Khi nghị án, thâm phán và hội thẩm nhân dân độc lập với nhau về chính kiến, biéu quyết và quyết định theo đa số.

Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự, như đã trình bày ở các phần trên, là sự lược bỏ bớt một số thủ tục tố tụng không cần thiết đối với các vụ án thuộc

loại ít nghiêm trọng, đơn giản, rõ ràng Việc giảm bớt các thủ tục đó không có

một ảnh hưởng nào, dù nhỏ nhất làm phương hại đến nguyên tắc khi xét xử thâm phán, hội thâm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Trong thủ tục này, theo đề xuất có thê Hội đồng xét xử chỉ có một thâm phán nhưng điều này càng đề cao tính chịu trách nhiệm cũng như tính độc lập của thâm phán.

Đôi với một sô nguyên tac chung khác của TTHS như nguyên tac baođảm quyên khiêu nại, tô cáo của công dân đôi với hoạt động của các cơ quantiên hành tô tụng chúng tôi nhận thây rõ ràng không có điêm nào có thê bị

ảnh hưởng do việc áp dụng thủ tục rút gọn nên không trình bày ở đây.

1.2.2 Thủ tục rút gọn với van dé phân loại tội phạm trong Luật hình sự Luật t6 tụng hình sự là ngành luật về hình thức, Luật hình sự là ngành luật về nội dung Giữa luật nội dung và luật hình thức bao giờ cũng có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ với nhau Chúng ta có thé dé dàng nhận thấy tương ứng

với mỗi loại hành vi phạm pháp được quy định ở luật nội dung, pháp luật có

quy định một loại thủ tục giải quyết phù hợp Điều đó lý giải tại sao thủ tục giải quyết các vụ án dân sự khác với thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, hành chính hay kinh tế Theo tính chất nguy hiểm của hành vi phạm pháp và mức độ nghiêm khắc của chế tài tương ứng, thủ tục giải quyết cũng được pháp luật quy định khác nhau Chắng hạn, thủ tục xử lý các vi phạm hành chính khác với thủ tục xử lý tội phạm mặc dù trong nhiều trường hợp ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm không phải là quá cách biệt Từ đó chúng ta nhận thấy với những điều kiện cho phép thì các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, đơn

19

Trang 22

giản, rõ rảng có thể và cần thiết áp dụng một loại thủ tục đơn giản hơn các vụ

phạm tội nghiêm trọng, phức tạp.

Trên thế giới, thủ tục rút gọn thường được áp dụng đối với các loại tội được coi là ít nghiêm trong, có chế tài ít nghiêm khắc Ví dụ: Ở Canađa thủ tục rút gọn chỉ áp dụng đối với các trường hợp phạm tội có mức hình phạt tiền

không quá 2000 đô la hoặc phạt tù không quá 6 tháng; Nhật Bản áp dụng thủ

tục rút gọn đối với các vụ án có mức phạt tiền không quá 500.000 yên; Trung Quốc áp dụng thủ tục rút gọn đối với các vụ án có mức hình phạt từ 3 năm tù

trở xuông vv

Ở nước ta, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định phân tội phạm thành 4 loại: Loại tội ít nghiêm trọng, loại tội nghiêm trọng, loại tội rất nghiêm trọng

và loại tội đặc biệt nghiêm trọng Một trong những ý nghĩa quan trọng của việc

phân loại này là nhăm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thủ tục rút gọn đối với các tội ít nghiêm trọng.

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội

mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ay là đến 3 năm tù Theo đó,

trong Bộ luật hình sự hiện hành có 147 tội có khung hình phạt thuộc loại it

nghiêm trọng, cụ thể là:

- Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con

người: 17

- Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân: 10

- Các tội xâm phạm sở hữu: 9

- Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình: 6 - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 18

- Các tội phạm về môi trường: 8 - Các tội phạm về ma tuý: 2

- Các tội xâm phạm trật tự công cộng: 28

20

Trang 23

- Các tội xâm phạm trật tự hành chính: 18

- Các tội phạm về chức vụ: 3

- Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp: 16

- Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân: 12

Với cách phân loại tội phạm mới, Bộ luật hình sự 1999 đã tạo cơ sở pháp

lý và điều kiện rất thuận lợi cho việc xây dựng thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta hiện nay.

1.3 THỦ TỤC RUT GON TRONG LICH SỬ PHÁP LUAT TO TUNG HÌNH

SỰ NƯỚC TA.

Trong lịch sử pháp luật tố tụng hình sự nước ta trước đây đã có hai giai đoạn có quy định về thủ tục rút gọn tuy còn ở mức độ chưa hoàn thiện.

Lần đầu tiên thủ tục rút gọn được quy định tại điều 23 Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 của Chính phủ lâm thời Khoản 2 điều này quy định: “Nếu là

một việc tiểu hình, mà lại là một việc phạm pháp quả tang, ông biện lý phải hỏi

cung ngay bị can, và có thé hạ trát tống giam rồi đưa bị can ra xét xử tại một phiên toà tiêu hình gần nhất” °” Ở một mức độ khác, khoản 1 điều 23 Sắc lệnh nói trên quy định: Nếu là một việc tiểu hình và việc điều tra đã thu thập đủ tài

liệu mà bi can không cần giam cứu thì ông biện lý có thé gọi thang bị can ra xét xử tại một phiên toà tiêu hình gần nhất.

Như vậy, ngay từ khi mới giành được chính quyền, trong bối cảnh lịch sử cực kỳ phức tạp, khó khăn, Nhà nước ta đã quan tâm đến việc sử dụng một loại thủ tục tố tụng nhanh, gọn để xử lý một số loại án nhất định (việc tiêu hình) Tuy điều luật không quy định thời hạn giải quyết theo thủ tục này là bao lâu nhưng tinh thần của nhà làm luật là “giải quyết ngay”, với mức độ nhanh nhất có thể Mức độ “rút gọn” cũng khác nhau tuỳ theo mức độ rõ ràng về mặt

chứng cứ (phạm tội quả tang hay không quả tang, tài liệu đã thu thập đủ hay

®) Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 Nguồn CSDL Lawdata 2.0

21

Trang 24

chưa) Đối với những trường hợp khác (không rút gọn thủ tục), theo quy định tại khoản 3, điều 23 Sắc lệnh số 51/SL quy định một thủ tục giải quyết phức tạp, kỹ lưỡng hon: “Ông biện ly sẽ làm khởi t6 trạng chuyển giao hồ sơ sang phòng dự thâm đề thâm cứu trong những trường hợp sau này:

- Nếu là một việc đại hình,

- Nếu bị can là người vị thành niên,

- Nếu bị can, vì các tiền án, có thé bị phát vãng,

- Nêu xét ra cân phải mở một cuộc thâm cứu kỹ lưỡng hơn.

Trong thời kỳ thâm cứu, các ông Biện lý cũng như bên bị can và bên dân sự nguyên cáo có quyền yêu cầu ông Dự thẩm thi hành tất cả các phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật ”

Trên thực tế, các quy định thé hiện tinh chất rút gọn một số thủ tục tố tụng hình sự như đã nêu trên chưa có điều kiện áp dụng do bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, tuy vậy những kinh nghiệm đó ngày nay vẫn còn giá trị để chúng ta

tham khảo.

Đến năm 1974, dé thực hiện Nghị quyết 228 - NQTW ngày 18/01/1974 của Bộ chính trị “Về việc giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên chính phải trừng trị kịp thời và nghiêm minh những tội lẫy cắp tài sản XHCN, làm ăn phi pháp và gây rối trật tự chung” và Thông tư số 139 TTg ngày 28/5/1974 của Phủ thủ tướng hướng dẫn “Về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử các vụ phạm pháp quả tang”, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Toà án nhân dân Tối cao đã nhất trí về việc đơn giản hoá thủ tục té tụng (gọi là thủ tục rút ngắn) đối với một số vụ án hình sự ít nghiêm trọng, phạm pháp quả tang, đơn giản rõ

ràng, bị cáo nhận tội và có căn cước, lý lịch được xác minh rõ ràng, mức phạt

có thể từ 2 năm tù trở xuống Theo đó, ngày 08/7/1974 Toà án nhân dân Tối cao ban hành Thông tư số 10/TATC; ngày 17/8/1974 Bộ Công an ban hành

Chỉ thị số 954 - CP hướng dẫn việc áp dụng thủ tục rút ngắn; Viện kiểm sát

22

Trang 25

nhân dân Tối cao có Thông tư số 01/TT ngày 28/02/1975 về hoạt động của

kiêm sát viên trong công tác kiêm sát việc áp dụng thủ tục rút ngăn.

Theo quy định tại các văn bản pháp luật nêu trên, thủ tục rút ngắn được áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Về phạm vi áp dụng: Là các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, xét xử ở cấp huyện và có mức án từ hai năm tù trở xuống Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng đều áp dụng thủ tục rút ngắn mà pháp luật quy định chỉ áp dụng đối với một số tội cụ thé, thuộc

loại hình sự thường, xâm phạm tài sản XHCN, làm ăn phi pháp, gây rối trật tự chung như: Trộm cắp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản XHCN hoặc tải sản riêng của công dân, lừa đảo nơi công cộng: đầu cơ tích trữ, chứa chấp trái phép các

loại vật tư, lương thực, hàng hoá do Nhà nước quản lý, buôn bán tem phiếu;

nấu và buôn bán rượu lậu, lạm sát lợn và trâu bò, hành hung người khác; lăng mạ, hành hung cán bộ trong khi làm nhiệm vụ Một số vụ án hình sự ít quan trọng thuộc loại tội khác nếu có đủ điều kiện quy định và nếu cần thiết cũng có thể áp dụng thủ tục rút ngắn nhưng phải có sự thống nhất trước giữa Công an

+ BỊ can, bị cáo có căn cước, lý lịch đã được xác minh rõ ràng.- Nội dung rút ngăn thủ tục

Giai đoạn diéu tra: Tài liệu chủ yêu làm cơ sở dé xem xét, xử lý vụ án là

biên bản phạm pháp quả tang, nếu xét thay cần thiết thì Công an cấp huyện và

23

Trang 26

tương đương có thể xét hỏi thêm Hồ sơ điều tra theo thủ tục rút ngắn thường chỉ bao gồm các thủ tục sau: Biên bản lập ban đầu về việc phạm pháp quả

tang; biên bản xét hỏi của Công an cấp khu phó, huyện, thị xã; lý lịch bị can,

trích lục tiền án, tiền sự (nếu có); lệnh tạm giữ, tạm giam (nếu có) và công văn dé nghị truy tố Thời hạn dé Cơ quan Công an hoàn thành hồ sơ chuyên Viện kiểm sát là 3 ngày.

Giai đoạn truy fố: Viện kiểm sát sau khi kiểm tra thay đúng là vụ án thuộc loại giải quyết theo thủ tục rút ngắn thì ra quyết định chuyển vụ án cho Toà án Viện kiểm sát không phải ra cáo trang mà chỉ có quyết định truy tó Thời hạn dé quyết định truy tổ là 1 ngày.

Giai đoạn xét xử: Khi nhận được hồ sơ, Toà án kiểm tra và nếu thấy đúng vụ án thuộc loại giải quyết theo thủ tục rút ngắn thì phải gửi ngay giấy triệu tập

bị cáo, nhân chứng, người bị hại Thời hạn Toà án phải xét xử trong vòng 3

ngày, thời hạn tối đa không quá 1 tuần lễ °°.

Nhìn chung các quy định về thủ tục rút ngắn trong giai đoạn này đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm lúc bấy giờ.

Ngoài ra, trước đây ở miền nam Việt Nam, chính quyền Sai Gòn cũ cũng có qui định về việc giải quyết nhanh các vụ phạm pháp quả tang Điều 382 Bộ luật hình sự- tố tụng quân luật qui định: "Can phạm bị bắt quả tang được dẫn trình biện chiếu điều 64 bộ luật nay, phải được tức thời dua ra trước toa tiểu hình xét xử ngay trong ngày kỷ trát tong giam.

Nếu trong ngày đó không có phiên xứ, bị can phải được đưa ra phiên toa ngày hôm sau hoặc phiên toà gan nhất."

Điều 384 bộ luật này cũng có qui định về đảm bảo quyền bảo chữa cho bị

can: " Bi can bị đưa ra xét xử theo thu tục quả tang phải được Chánh án cho

® Xin xem: TAND Tối cao - Thông tư số 10/TATC ngày 8/7/1974 (Hệ thống hoá luật lệ về TTHS_.TATC, tập

1- 1976)

24

Trang 27

biết y có quyền xin một thoi han dé chuân bị cuộc bào chữa Báo thị củaChánh án và câu trả lời cua bị can phải được ghi vào an văn.

Nếu bị can sử dụng quyền nói trên , Toà án phải cho y một thời hạn it nhất là 3 ngày."

1.4 THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ MỘT SÓ

Thủ tục rút gọn trong TTHS đã được nhiều nước có truyền thống pháp luật, chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau áp dụng Điển hình như ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Canađa, Đan Mạch, Vương Quốc Anh, Liên Bang Nga, Pháp, Australia, Ytalia Tuy vậy, cách thức và mức độ áp dụng ở mỗi nước, bên cạnh những điểm chung, cũng có một số nét khác biệt.

Hầu như ở các nước, thủ tục rút gọn chỉ áp dụng đối với loại tội ít nghiêm

trọng, đơn giản và có mức hình phạt thấp, có hoặc không kèm theo một SỐ

điều kiện nhất định Dưới đây là quy định về phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong pháp luật TTHS của một số nước.

TT Tên nước Phạm vi áp dụng, điều kiện áp dụng

-Các vụ có mức phạt tiên không quá 500.000 yên

1 | Nhật Bản `

-Phải có sự đông ý của bị cáo

-Các vụ án thuộc thâm quyên của cap quận, huyện có thê

áp dụng mức phạt nhẹ hoặc tịch thu tài sản Giá trị thiệt

, hai trong vu pham phap nho hon 200.000won.

2 | Han Quoc

-Bị cáo thú tội, không phan đối (bằng cách đệ đơn) trong vòng 7 ngày ké từ khi nhận được thông báo quyết định áp

dụng thủ tục rút gọn.

25

Trang 28

- Những vụ án do đương sự khởi tô (Self-instituted cases)

-Các vụ án có mức phạt tiền không quá 2000 đô la hoặc

Canada phạt tù không quá 6 tháng, hoặc cả 2 loại hình phạt, trừtrường hợp có quy định khác.

Liên Bang | -Các vụ án có mức phạt tù cao nhất là 5 năm tù Nga -Phải có sự đồng ý của bị cáo

; -Các tội phạm it nghiêm trong ;

Australia ;

-Tội phạm thuộc loại don giản

- England và xứ Uên: Các vụ án ít nghiêm trọng có mức

hình phạt tối đa đến 6 tháng tù hoặc phạt tiền đến 5000

Vuong bang Anh.

Quốc Anh - Xcốtlen: Các vụ án có mức án đến 3 tháng tù hoặc phạt tiền Thời hạn tối đa có thé tới 6 tháng tù, một số trường hợp có thể tới 12 tháng tù.

-Các vụ án quả tang, đơn giản, rõ rang;

Đan Mạch

-BỊ cáo nhận tội.

-Bao gôm các tội nghiêm trọng và không nghiêm trọng

Ytaly -Bị cáo có thể yêu cầu xét xử rút gọn và sẽ được giảm án đáng ké.

26

Trang 29

-Các vụ án phạm tội vi cảnh có mức phạt tiên không quá

20.000 pho răng, trừ hành vi phạm tội vi cảnh được quy; định trong luật lao động, bi cáo là người phạm tội vi cảnh

10 | Tháp bậc 5, chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp, nếu người bị hại

đã trực tiếp triệu tập bi cáo ra trước Toà trước khi có QD

áp dụng thủ tục rút gọn.

Về nội dung thủ tục rút gọn và những vân dé liên quan đên loại thủ tụcnày, ngoài diém chung là đơn giản hoá một sô loại thủ tục, ở các nước có một

sô vân đê khác nhau khá rõ nét.

Theo pháp luật tố tụng hình sự của Nhật Bản, lệnh xử phạt theo thủ tục giản lược (rút gọn) được trình bày băng văn bản kèm theo quyết định truy tố, việc xét xử không cần sự có mặt của công tổ viên hay bị cáo Toà giản lược chỉ có một thâm phán Theo trình tự nay thì không t6 chức xét xử công khai mà thay vào đó một thâm phán của toà giản lược xem xét hồ sơ do công tố viên chuyển đến và ra lệnh cho người phạm tội nộp một khoản tiền thích hợp Nhật Bản có đến 448 Toà án giản lược với 800 thắm phán Các Toà án giản

lược này (cùng với 50 Toà án tỉnh) giải quyết hầu hết các vụ án.Tỷ lệ giải quyết án theo thủ tục rút gọn hàng năm lên tới 50,8% tổng số án thụ lý xét xử Trong quá trình giải quyết theo thủ tục giản lược, nếu xét thấy việc xử phạt theo thủ tục này là không phù hop; công tổ viên yêu cầu ra lệnh xử phạt theo

thủ tục giản lược nhưng không tuân thủ các thủ tục quy định; lệnh xử phạt theo

Xin xem điều 461, 461-2, 462( quyền VI) BLTTHS Nhật bản; Báo cáo của đoàn khảo sát pháp luật tại Trung

Quốc của VKSNDTC; diéu 187(722), BLTTHS Canada, điều 35, BLTTHS Liên Bang Nga; hệ thống tư pháp

hình sự một số nước Chau A, tr 15 (tài liệu dịch của VKH- VKSTC, dịch từ Criminal Judicial system of several

Asian countries- UNAFFI, 1995); báo cáo kết qua nghiên cứu về tư pháp hình sự tại Vương Quốc Anh của

VKSNDTC; báo cáo kết quả khảo sát luậtTTHS tại Vương Quốc Đan Mạch của VKSNDTC; Truyén théng Luat

dân sự Châu Au, Mỹ La Tinh và Đông 4, tr 19 (Tài liệu dịch của VKH- VKSTC từ cuốn The civil law tradition:

Europe, Latin America and East Asia ); điều 521,524 BLTTHS của nước Cộng hoà Pháp; điều 448,451,453BLTTHS Hàn Quốc va báo cáo kết quả làm việc tai Han Quốc của VKSNDTC.

27

Trang 30

thủ tục giản lược không được thông báo cho bị cáo trong han 4 tháng kể từ ngày có yêu cầu xét xử theo thủ tục giản lược, thì không được áp dụng thủ tục này Ngoài ra, người bị xét xử hoặc công tố viên có thé đề nghị xét xử vụ án theo thủ tục thông thường trong hạn 14 ngày ké từ ngày nhận được thông báo về xử phạt theo thủ tục giản lược.Quyền kháng cáo của bị cáo được bảo dam.‘

Theo quy định tai Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hoà Pháp, việc xử lý các vụ án theo thủ tục rút gọn được thực hiện như sau: Viện công tố chuyền hồ sơ truy tô và các kết luận của mình cho Toà vi cảnh Thâm phán ra quyết định tha bồng hoặc phạt tiền bị cáo mà không cần tiễn hành xét hỏi trước Nếu thay cần thiết xét hỏi hoặc áp dụng hình phạt khác ngoài hình phạt tiền thì thẩm phán tra

lại hồ sơ cho Viện công tố dé truy tố theo thủ tục thông thường”?

Pháp luật tố tụng hình sự Hàn Quốc quy định trong việc áp dụng thủ tục

rút gọn Toà án ra quyết định áp dụng hình phạt nhẹ hoặc tịch thu tài sản mà

không tiền hành xét xử Bản án có thé viết băng văn bản cùng lúc với việc truy tố của phòng công tô Nội dung bản án, quyết định nêu ngắn gon băng chứng cấu thành tội phạm, các văn bản pháp luật được áp dụng, hình phạt chính và các vấn đề khác Pháp luật Hàn Quốc có một số quy định nhằm bảo đảm quyền của bị can, bị cáo như bị can có quyền đệ đơn đề nghị xử chính thức (bình thường) trong vòng 7 ngày ké từ khi nhận được thông báo quyết định theo thủ tục rút gọn, nếu đơn được coi là hợp pháp thì vụ án sẽ được xét xử theo thủ tục bình thường Nếu bản án tuyên khi đã có đơn xin được xét xử theo thủ tục đầy đủ, quyết định rút gọn sẽ không còn hiệu lực Trong trường hợp có yêu cầu xét xử theo thủ tục đầy đủ, quyết định rút gọn sẽ không còn hiệu lực Trường hợp

° Xin xem BLTTHS Nhật bản điều 461-470; Hệ thống tư pháp hình sự một số nước Châu A - Tr 41 46 và sách:Một số khuyến nghị về xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), số tay công tác kiểm sát hình sự tại Việt nam

của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ( thuộc dự án VIE /95/018) HN -2000; tr 45

© Xin xem: BLTTHS Cộng hoà Pháp (Ð 395, 396, 397)

28

Trang 31

có yêu cầu xét xử theo thủ tục đầy đủ thì Toà án không được áp dụng hình phạt nao nặng hơn mức hình phat áp dụng trong lệnh rút gọn Các quyền kháng cáo, quyên có mặt tại phiên toà của bi cáo được đảm bảo CD

Trong pháp luật TTHS của Trung Quốc quy định về áp dụng thủ tục rút gọn chủ yếu tập trung ở khâu xét xử Hội đồng xét xử theo thủ tục rút gọn chỉ cần 1 thâm phán; không bắt buộc phải có sự tham gia của Viện kiểm sát; không cần phải thông qua đầy đủ các thủ tục, trình tự tại phiên toà như trong thủ tục bình thường Quyền kháng cáo của bị cáo được đảm bảo ‘”

Theo pháp luật TTHS Malaysia, việc xét xử theo thủ tục rút gọn là do Toà

tiểu hình vi cảnh Hầu hết các vụ xét xử hình sự được tiến hành trước 1 quan toà Thủ tục xét xử được tiến hành như sau: Trước tiên toà án sẽ đọc 1 bản luận tội, nêu bị cáo chấp nhận lời buộc tội, bị cáo có thé bị kết tội đó Nếu bị cáo từ chối nhận tội hoặc muốn được xét xử, Toa án sẽ tiếp tục xem xét tất cả các bằng chứng dé ủng hộ bên công tó t?

Bộ luật tố tụng hình sự Tây Úc (West Australia) quy định đối với các vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn không phải làm cáo trạng Phiên toà xét xử không có bồi thẩm đoàn và thường do một thâm phán không chuyên chủ toa phiên toà Thời hạn dé truy tố một tội phạm đơn giản là 6 tháng ké từ khi tội phạm đó được thực hiện, trừ trường hợp có quy định khác (4)

Thủ tục rút gon trong pháp luật TTHS Ytaly được coi là một biện pháp

thay thế xét xử Thủ tục này cho phép vụ án được giải quyết nhanh chóng dựa vào hồ sơ điều tra và bi can sẽ được giảm án đáng kể nếu có kết luận bị can

có tội Thủ tục rút gọn ở đây vừa mang tính chất dàn xếp cung khai giảm án,

vừa mang tính chât của một buôi xét xử Nó giông dàn xêp cung khai giảm án

' Xin xem: BLTTHS Hàn Quốc ( Ð 2862, 2863, Ð 448458)

-? Xin xem: VKSNDTC-UNDP: Báo cáo khảo sát pháp luật tại Trung Quôc- 11/1997, tr 7

3 Xin xem:Hệ thông tư pháp hình sự một sô nước châu A (tài liệu dich/1998 VKH VKSNDTC, Tr 196, 198)* Xin xem : BLTTHS Tây Uc (D574)

29

Trang 32

ở chỗ bị can được giảm án vì đã lựa chọn biện pháp giải quyết nhanh và giống như xét xử ở chỗ tội trạng do thâm phán quyết định Bị cáo có quyền yêu cầu xét xử rút gon, công tổ phải tham gia vào yêu cầu này “°

Canada quy định việc khởi tố theo thủ tục rút gọn bắt đầu băng việc gửi đơn tố cáo lên Toà án và phiên toà rút gọn là việc xét xử theo đơn té cáo Bị cáo và công tố viên phải có mặt tại phiên toà Nếu có người đại điện hay người bào chữa tại phiên toà thì bị cáo có thể không có mặt Đối với bị cáo là một tổ chức hay công ty thì người bào chữa hay người đại diện phải có mặt Nếu bị cáo nhận tội thì sau khi xét hỏi Toà án sẽ ra bản án hoặc quyết định Nếu bị cáo không nhận tội, Toà sẽ tiếp tục tiến hành xét xử, xem xét các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội dé xác định tội phạm Toa án phải ra lệnh thi hành án (phạt tù hoặc phạt tiền) sau khi ra bản án hoặc quyết định đối với bị

P À ` ~ - > 2 2

cáo Quyên bao chữa cua bi cao được bao dam.‘”

Tai Dan mạch, việc xét xử theo thu tục rút gọn đôi với những vụ an qua

tang, đơn giản, rõ ràng và bị cáo nhận tội do Toà án khu vực với thành phân

HĐXX là một thâm phán chuyên nghiệp ”

Một số nước khác, nội dung thủ tục rút gọn chủ yếu là rút gọn về Hội đồng xét xử Chang hạn như ở England và xứ Uén (Vương Quốc Anh) các vụ

án xét xử theo thủ tục rút gọn không có bôi thẩm đoàn mà chỉ có 1 thâm phán chuyên nghiệp hoặc 3 thâm phán không chuyên của Toà tiêu hình (Magistrates Courts) xét xử Ở Xcétlen (thuộc Vương Quốc Anh) việc xét xử theo thủ tục rút gon do Toà án cấp quận (The Sheriff Court) và toà án khu vực (The district Court) Việc xét xử không có bồi thâm đoàn mà do một thâm phán Riêng ở

Xin xem :TTHS: Trích: Truyền thống Luật dân sự Châu âu, Myla tinh và Châu A - Hà nội 4/1998 - Tr 57, 58.°) Xin xem: BLTTHS Canada 1994 (Ð 788 - 804)

3) Xin xem: VKSNDTC UNDP : Báo cáo kết quả khảo sát Luật TTHS tai Vương quốc Đan mạch 9/1997 - Tr 8.

30

Trang 33

Toà án khu vực có thé do thâm phán hoà bình hoặc thâm phán chuyên nghiệp xét xử ©

Tương tự, ở Liên Bang Nga, nội dung thủ tục rút gọn chủ yếu là thay thế chế độ xét xử tập thé băng chế độ xét xử 1 thẩm phán t ?

Nhìn chung, ở các nước có quy định thủ tục rút gọn trong TTHS như đã

nêu trên, việc rút gọn thủ tục chủ yếu là rút gon thủ tục ở giai đoạn xét xử Một

số nước đã quy định khả rõ về thủ tục này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp,

Trung Quốc, Australia, trong đó đã đề cập khá đầy đủ về phạm vi, điều kiện, trình tự thủ tục, thời hạn; các quyền của bị can, bị cáo Một số nước chưa quy định đầy đủ mọi vấn đề liên quan, nhất là về thời hạn giải quyết Việc rút gọn thủ tục trong giai đoạn điều tra, thi hành án như thế nào phần lớn các nước không quy định cụ thê.

Đáng lưu ý là một số nước có quy định các hình thức xử lý án hình sự mà xét kỹ ra cũng là một loại thủ tục rút gọn đặc biệt, đó là vấn đề mặc cả thú tội Mặc cả thú tội thường được áp dụng để giải quyết các vụ án nhỏ thông qua dàn xếp cung khai nhận tội Hình thức này được gọi là “áp dụng mức án theo yêu cầu của các bên” Theo thủ tục tố tụng này, trước khi xét xử công tố viên và luật sư bào chữa có thé thoả thuận một mức án và đề nghị thẩm phan áp dụng

mức này, thông thường mức án sẽ được giảm.

Theo pháp luật TTHS CHLB Đức thì có 3 loại mặc cả thú tội là:

- Mặc cả cho tội nhẹ hay tương đối nhẹ: Trong trường hợp này công tố viên có quyền không khởi tố nếu bị cáo đồng ý trả một khoản tiền cho tổ chức

từ thiện hay Nhà nước.

ở) Xin xem: Báo cáo kết quả nghiên cứu tư pháp hình sự tại Vương Quốc Anh tháng 12/2000 của VKSNDTC(

dự án VIE/95/018

°) Xin xem: Điều 35 Bộ luật TTHS Liên Bang Nga

3l

Trang 34

- Mặc cả và quyết định hình phạt là một loại thủ tục rút gọn dùng để xử lý số lượng lớn các vụ án nhỏ khi có đủ chứng cứ buộc tội và không có kháng cáo Khi đó công tố viên có thé đề nghị thâm phán ra quyết định hình sự chứ không đem ra xét xử, hình phạt chỉ là phạt tiền Quyết định xử phạt được gửi cho người phạm tội bằng thư bảo đảm (không công khai nhằm giữ thé điện cho

- Mặc cả trong việc khai tội nhắm đê công tô viên sẽ chỉ khởi tô ltrongsô vải tội mà bị can mặc phải hoặc công tô viên đê nghị toà giảm nhẹ mức

O Ytaly, ngoài thủ tục rút gọn như đã nêu trên còn có 2 loại biện pháp

thay thế xét xử khác là: Thủ tục theo quyết định hình sự và mặc cả thú tội.

- Thủ tục theo quyết định hình sự về cơ bản là đề xuất đơn phương từ phía Công tố dé giải quyết các vụ án chỉ phạt tiền và mức phạt được giảm Bi cáo được tự do chấp nhận hoặc bác bỏ đề nghị này Trong các vụ án như vậy, công tố viên có thé yêu cầu tham phán trực tiếp kết án bị can với khung hình

phạt được giảm đi 1/2, không có xét xử sơ bộ hay xét xử chính thức mà đơn

giản chỉ là phạt tiền trực tiếp.

- Thủ tục mặc cả thú tội ở Ytaly áp dụng cho các vụ án nhỏ Thông

thường mức án sẽ được giảm nhiều nhất đến 1/3 nhưng mức án thoả thuận cuối cùng không được quá 2 năm tù Tuy vậy, khác với ở Mỹ, công tố viên ở Ytaly không mặc cả về tính chất của tội phạm mà bị cáo sẽ nhận tội Mức giảm án tối

đa quy định đúng 1/3 mức án thông thường phải đi kèm với ban

án cuối cùng không được quá 2 năm td và chỉ giới hạn đối với loại án đủ điều kiện dé thu xếp mặc cả giảm án Luật sư bao chữa có thé yêu cầu thâm phán

+2 z z ^ rok ^ A tA ` Re Ầ A ` 2

giảm 1/3 mức án thậm chí nếu công tố viên từ chối đề xuất này ”

© Xin xem: Tố tụng hình sự: trích truyền thống luật dân sự châu AU, Mỹ latinh và châu A Tài liệu dich từ

nguyên bản tiêng Anh(VKH-VKSNDTC/1998 - dự án VIE/95/018); tr 27-33

32

Trang 35

Hoa Kỳ qui định về mặc cả thú tội như một thủ tục rút gọn trong TTHS Hơn 90% số vụ án hình sự ở Hoa Kỳ được giải quyết băng mặc cả thú tội và thủ tục này được coi là phương tiện đặc biệt dé giải quyết án Với thủ tục này công tố viên và luật sư bào chữa gặp nhau dé thảo luận về việc thú tội và van dé giảm án , thấm phán phải áp dụng các biện pháp dé khang định rằng các quyền của bị cáo được đảm bảo Đặc thù của việc mặc cả thú tội là thâm phán liệt kê tat cả những câu hỏi mà thâm phan sẽ hỏi bị cáo và luật sư dé khang định rằng sự thú tội là hoàn toàn tự nguyện và theo qui định của pháp luật.t

Qua nghiên cứu các hình thức, mức độ rút gọn một số thủ tục TTHS của

một sô nước trên thê giới, có thê có một sô nhận xét sau đây:

- Thứ nhất, việc rút gọn, đơn giản hoá một số thủ tục trong tố tụng hình sự để giải quyết một số loại tội nhất định là khuynh hướng phổ biến trên thế giới nhằm đối phó với tình trạng quá tải trong hoạt động của các cơ quan tiễn hành tổ tung, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm.

- Thứ hai, phạm vi ấp dụng thủ tục rút gọn là các vụ án hình sự nhỏ, đơn

giản, rõ ràng, có mức hình phạt tù không cao, hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản, có kèm theo hoặc không kèm theo một số điều kiện nhất định Nhiều nước cho phép bị cáo chấp nhận hoặc bác bỏ thủ tục nay.

- 1 ba, hình thức, mức độ rút gọn thủ tục TTHS ở các nước rất đa

dạng, có thé không qua xét xử mà ra quyết định hình sự trực tiếp hoặc thông qua thủ tục xét xử Việc xét xử thường do | thâm phán đảm nhiệm Quyền bao

chữa của bị can, bi cáo được đảm bảo.

© Xin xem: sách đã dẫn, tr 56,57 ` l ;

Xin xem: Sách một số khuyến nghị về xây dựng Bộ luật tô tụng hình sự (sửa đôi) , sô tay công tác kiêm sát

hình sự tại Việt Nam của VKSNDt6i cao(dự án VIE/95/018) HN -2000, tr 86

33

Trang 36

- Thứ tw, tuy nhiều nước không có quy định cụ thé về thời hạn giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn nhưng tỉnh thần chung là giải quyết nhanh Một số nước có quy định khuyến khích bị can, bị cáo lựa chọn thủ tục rút gọn băng

cách cho giảm án so với thủ tục thông thường.

CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐÒI HỎI KHÁCH QUAN CỦA VIỆC XÂY

DỰNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG PHÁP LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ Ở NƯỚC TA.

2.1 NHU CÀU XÃ HỘI CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG

PHÁP LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ Ở NƯỚC TA.

2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội và yêu cầu xây dựng thủ tục rút gọn trong pháp luật t6 tụng hình sự ở nước ta.

Sau 15 năm tiến hành công cuộc đôi mới, tình hình kinh tế xã hội ở nước ta đã có nhiều biến đổi sâu sắc Cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đời sông xã hội theo hướng tích cực là chính nhưng cũng có cả những tác động tiêu cực Công cuộc đổi mới cũng đặt ra nhiều thách thức mà chúng ta phải vượt qua.

Trên lĩnh vực kinh tế : Đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế quản lý tập trung , quan liêu , bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần , từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới Trong những năm qua nền kinh tế nước ta liên tục có mức tăng trưởng khá cao và ôn định, đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đời sống nhân dân ngày càng được

cải thiện.

Bên cạnh những thành tựu quan trọng nêu trên , hiện nay chúng ta còn

gặp nhiều khó khăn như: Sự kém hiệu quả của nền kinh tế ,nhất là kinh tế quốc doanh; thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm sút; Việt Nam vẫn đang là một trong những nước nghèo nhất thé giới Một số lực cản cho sự phát triển của

34

Trang 37

nên kinh tế là : Cơ chế quan lý kinh tế chậm được đổi mới, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và nhất là sự kém hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung Nhiều hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật còn rườm rà, mang nặng tính hình thức nên không những không mang lại kết quả mong muốn mà ngược lại đã cản trở sự phát triển Các cơ quan tư pháp chưa thật sự đổi mới tư duy pháp lý , chậm chap và thiếu dứt khoát trong việc bảo hộ cho sự phát triển của các thành phần kinh tế, cũng như các quyền dân chủ trong lĩnh vực kinh tế Thậm chí nhiều trường hợp các cơ quan tư pháp đã hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế „ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng, xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Một trong những đặc điểm của cơ chế kinh tế thị trường hiện đại là tính nhanh chóng, kip thời trong san xuất, kinh doanh, cũng như trong giải quyết các tranh chấp, ké cả khi các tranh chấp đó mang tính chat tội

phạm Qui định và áp dụng thủ tục rút gọn trong các trường hợp này đáp ứngđược yêu câu của tình hình đó.

Về chính trị: Trước những biến động phức tạp của tình hình chính trị trên thé giới, đất nước ta vẫn giữ vững được sự 6n định cho sự nghiệp phát triển đất nước Đó là kết quả của một quá trình đổi mới vững chắc trong tổ chức và hoạt

động của hệ thống chính tri, dân chủ hoá đời song xã hội, khang dinh ban chat

ưu việt của chê độ ta.

Tuy vậy, hiện nay van còn nhiều yếu tô có kha năng gây mất ổn định đất nước Đó là hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước và có những thiếu sót, hạn chế mang tính chủ quan trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước Nhiều nơi đã xây ra điểm nóng có nguyên nhân do sự kích động giật dây của các thế lực thù địch nhưng cũng có nguyên nhân do tệ tham nhũng, cửa quyền của nhân viên công quyền, sự quan liêu, chậm chap của các

cơ quan chức năng trong việc phúc đáp nguyện vọng, yêu câu chính đáng của

35

Trang 38

nhân dân Tình trạng đơn kêu kiện quá dài, vượt cấp không được giải quyết kịp thời, trong đó có một số lượng lớn đơn thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự cũng góp

phân tạo nên nguy cơ mât ôn định.

- Về Trật tự - An toàn xã hội: Về cơ bản tình hình trật tự - an toàn xã hội ở nước ta được đảm bảo Các cơ quan pháp luật đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước khác, các tô chức chính trị - xã hội đấu tranh có hiệu quả

với tình trạng tội phạm, vi phạm và các tệ nạn xã hội Tuy vậy tình hình vi

phạm, tội phạm, các tệ nạn xã hội vẫn gia tăng và diễn biến phức tạp (van dé nay chúng tôi sé trình bay kỹ ở phan sau) Một trong những nguyên nhân của

tình trạng này là sự kém hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội : Trong những năm qua Đảng, Nhà nước

ta đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách phát triển văn hoá - xã hội, nhờ đó đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng cao; các đối tượng chính sách được quan tâm chu đáo; mối quan hệ tương thân, tương ái thông qua các hoạt động nhân đạo đã đạt được kết quả to lớn Trình độ nhận thức của nhân đân về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước được nâng cao Đặc biệt là nhận thức về quyền dân chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực đã có bước phát triển về chất Phần lớn người dân nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ công dân, những vấn đề các cơ quan Nhà nước phải đáp ứng cho cho người dân một cách nhanh chóng, kịp thời Trước hết là quyền được yêu cầu phía Nhà nước đảm bảo cho nhân dân một cuộc sống an toàn không bị xâm hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp đã được pháp luật bảo hộ Nếu có hành vi xâm hại đến các quyền và lợi ích đó thì người có hành vi đó phải bị phát hiện và xử

ly nhanh chóng, kip thời, nghiêm minh.

Nói đến tình hình kinh té - xã hội trong giai đoạn hiện nay không thể không nói đến xu thế toàn cầu hoá các lĩnh vực của đời sống xã hội Những năm gần đây không phải chỉ có lĩnh vực kinh tế, văn hoá, mà về pháp luật

36

Trang 39

chúng ta đã có quan hệ trao đổi qua lại với nhiều nước trên thế giới Đã có nhiều chương trình hợp tác về lĩnh vực tư pháp giữa nước ta và các nước khác đã và đang được thực hiện Điều này tạo cơ hội dé chúng ta nghiên cứu học hỏi thêm kinh nghiệm của thế giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nước

nhà, trong đó có pháp luật TTHS.

Trước yêu cầu của thực tiễn công cuộc đôi mới hiện nay, tô chức và hoạt

động của bộ máy các cơ quan Nhà nước nói chung, của các cơ quan tư pháp

nói riêng còn những bat cập, hiệu quả thấp do cồng kênh, bat hợp lý về tổ chức

và rườm rà, chậm chạp trong các loại thủ tục Việc cải cách hành chính và tư

pháp cũng đặt ra yêu cầu phải tiếp tục thực hiện và hoàn thiện Chăng hạn, trong những năm gần đây, theo qui định của pháp luật ngày càng có nhiều vụ việc phải giải quyết bằng trình tự tư pháp như các vụ án hành chính, kinh tế , làm cho khối lượng công việc của các cơ quan tư pháp tăng nhiều so với trước đây trong khi số lượng con người và các điều kiện khác chưa được cải thiện tương ứng Điều đó đòi hỏi phải có sự cải cách mạnh mẽ không chỉ về tổ chức

bộ máy các cơ quan tư pháp mà cả cách thức hoạt động, các loại thủ tục giảiquyét công việc mới đáp ứng yêu câu.

Mặt khác, quá trình đổi mới cũng là quá trình dân chủ hoá đời sống xã

hội Các cơ quan Nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng, trong

hoạt động của mình không những không được xâm phạm đến, mà còn có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để người dân phát huy quyền dan chủ, bảo vệ kip thời các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việc cải cách các loại thủ tục hành chính, thủ tục tư pháp, trong đó có thủ tục TTHS là nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

Trong cơ chế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa tính hiệu quả của mọi hoạt động ở các lĩnh vực phải được dé cao Cũng như vậy, ở lĩnh vực

tô tụng hình sự, trong điêu kiện mới không chỉ yêu câu các vụ án phải được37

Trang 40

giải quyết một cách đúng đắn, chính xác mà còn phải tiết kiệm được thời gian, công sức, kinh phí của Nhà nước và người dân Muốn vậy, những thủ tục không cần thiết, những động tác thừa, những rào cản không đáng có trong quá trình giải quyết các loại vụ việc nhất định phải được loại bỏ.

Như vậy, van đề đôi mới tô chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước nói

chung của các cơ quan tư pháp nói riêng đang là một đòi hỏi của thực tiễn cuộc

sống và tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay quyết định nhu cầu đó Trong nhiều việc phải làm thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách các loại thủ tục hành chính, thủ tục tư pháp nói chung là vấn đề rất cấp bách vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà

nước Mục đích của sự cải cách đó là phải giản lược, đơn giản hoá các loại thủ

tục giải quyết các loại công việc, tăng tính hiệu qua của các loại thủ tục (hành

chính, tư pháp) hơn là tính hình thức của chúng.

Tóm lại: cải cách, đơn giản hoá các loại thủ tục pháp lý (hành chính, tư

pháp) đang là một đòi hỏi bức xúc xuất phát từ thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu xây dựng thủ tục rút gọn trong TTHS là hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với xu hướng vận động phát triển của toàn bộ quá trình đổi mới đang diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp trên đất nước ta.

2.1.2 Tình hình tội phạm và yêu cầu áp dụng thủ tục rút gọn trong tổ

tụng hình sự.

Tình hình tội phạm được hiểu là tổng thé thong nhat (hé thong) các tội

phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong khoảng thời gian nhất định Tình hình tội phạm thé hiện qua các thông sé phan anh về số lượng và tính chất, còn gọi là những chi số định lượng và định tính của nó Các thông số phản ánh về số lượng được biểu thị bằng các khái niệm tình trạng (hay mức độ) và động thái của tình hình tội phạm, còn thông số phản ánh về

38

Ngày đăng: 03/05/2024, 17:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình phạt tối đa đến 6 tháng tù hoặc phạt tiền đến 5000 - Luận văn thạc sĩ luật học: Xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Hình ph ạt tối đa đến 6 tháng tù hoặc phạt tiền đến 5000 (Trang 28)
Hình tội phạm. - Luận văn thạc sĩ luật học: Xây dựng thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Hình t ội phạm (Trang 41)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w