Quan tri Marketing doc

79 208 0
Quan tri Marketing doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1: Bản chất của Marketing 1.1. Quan điểm marketing trong kinh doanh 1.1.1 Các quan điểm quản trị doanh nghiệp Xét theo góc độ cạnh tranh của các tổ chức hoạt động kinh doanh, có 5 quan điểm : quan điểm trọng sản xuất, trọng sản phẩm, trọng việc bán, trọng tiếp thị, và tiếp thị vị xã hội  Quan điểm trọng sản xuất : Theo quan điểm này thì người tiêu thụ sẽ ưa chuộng những sản phẩm có sẵn để dùng và sản xuất, và đương nhiên việc quản trị nên tập trung vào việc đẩy mạnh sản xuất cũng như phân phối có hiệu quả . Quan điểm này thích hợp khi nhu cầu của thị trường lớn hơn khả năng cung cấp lúc đó các tổ chức sẽ tập trung sản xuất đế đáp ứng nhu cầu; hoặc khi chi phí sản xuất quá cao và các tổ chức cần tăng năng suất để kéo chi phí xuống và đồng thời giảm giá sản phẩm. Quan điểm trọng sản phẩm : Quan điểm này cho rằng người tiêu thụ sẽ thích những sản phẩm có chất lượng cao, hiệu quả, hình dáng tuyệt hảo, và đương nhiên việc quản trị sẽ tập trung vào việc cải thiện sản phẩm. Nhà sản xuất phải có sự nghiên cứu và phát triển trong kiểu dáng, bao bì, giá hấp dẫn, phân phối tiện lợi, thu hút sự chú ý của khách hàng từ nhiều phía  Quan điểm trọng việc bán : Theo quan điểm này, người tiêu thụ sẽ không mua đủ các sản phẩm của công ty trừ khi công ty tiến hành công việc bán và hoạt động nhằm cổ động việc mua hàng. Quan điểm này nhắm vào nhu cầu người bán, được áp dụng một cách năng nổ nhất đối với những hàng hóa thuộc loại là “hàng khó bán, hàng ngậm, hàng mà người mua không nghĩa đến việc mua “(bảo hiểm, tự điển…). Tuy nhiên quan điểm này cũng được áp dụng cho các hàng hóa thông thường như xe hơi…  Quan điểm trọng tiếp thị : Quan điểm này cho rằng chìa khóa để đạt được các mục tiêu của tổ chức nằm trong việc xác định nhu cầu và ước muốn của thị trường trọng điểm, đồng thời đáp ứng những thỏa mãn mong đợi một cách hiệu quả và hiệu năng hơn các đối thủ cạnh tranh. Điểm này nhắm vào nhu cầu của người mua, thoả mãn nhu cầu khách hàng bằng phương tiện sản phẩm và dịch vụ được kết hợp qua sự phân phối và tiêu thụ .  Quan điểm tiếp thị vị xã hội : Theo quan điểm này, bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu mong đợi của người mua một cách hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh, mà còn phải bảo toàn hoặc nâng cao phúc lợi của người tiêu thụ và xã hội. Quan điểm này phát sinh từ sự nghi ngại có nên thiết lập một triết lý 1 kinh doanh thuần tuý hay không, trong trời buổi có sự ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, bùng nổ dân số, sức khoẻ con người bị đe dọa … 1.1.2 Những triết lý cơ bản của quan điểm marketing 1.2 Khái niệm marketing Marketing: Là hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi Trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức, marketing giữ một vai trò rất quan trọng. Marketing chính là cầu nối giữa người mua và người bán- giúp cho người bán hiểu được những nhu cầu đích thực của người mua nhằm thỏa mãn một cách tối ưu nhất. Dựa vào các mục tiêu đề ra của tổ chức mà các nhà quản lý sẽ xây dựng một chương trình hoạt động marketing phù hợp bằng các hoạt động quản trị marketing của mình. “Quản trị Marketing là sự phân tích, hoạch định, thực hiện và kiểm tra các chương trình đã đề ra , nhằm tạo dựng, bồi đắp và duy trì những trao đổi có lợi với người mua mà mình muốn hướng đến, trong mục đích đạt được các mục tiêu của tổ chức.” Quản trị Marketing tìm cách ảnh hưởng đến mức độ, thời tính và đặc trưng của nhu cầu theo hướng sẽ giúp cho tổ chức đạt thành các mục tiêu của nó. Nói đơn giản, quản trị marketingquản trị sức mua. 1.3 Vai trò của marketing trong kinh doanh và trong xã hội 1.3.1 Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp - Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác,Marketing có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Sử dụng Marketing trong công tác kế lập hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất phát từ thị trường .Trong điều kiện cạnh trạnh trên thị trường gay gắt thì chỉ có doanh nghiệp nào biết hướng đến thị trường thì mới có khả năng tồn tại. - Tối đa hóa tiêu thụ : Công việc của Marketing là tạo những ham muốn và kích thích sự tiêu thụ tối đa, bên cạnh đó sẽ tạo ra sự sản xuất, thuê mướn nhân công và tối đa doanh thu. 1.3.2 Vai trò của marketing đối với người tiêu dung - Tạo sự thỏa mãn cho khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ: tạo điều kiện dễ dàng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng tối đa. Tuy nhiên việc thỏa mãn khó mà đo lường được, đôi lúc việc thoả mãn một cá nhân nào đó rất có thể liên quan đến các điều tệ hại như sa đọa hoặc thiệt hại môi sinh. 2 - Tối đa hóa sự chọn lựa : Đa dạng hóa sản phẩm sẽ kéo theo đa dạng chọn lựa. Việc tối đa hóa sự chọn lựa của người tiêu dùng sẽ biến thành sự phí tổn , hàng hóa và dịch vụ sẽ đắt hơn vì việc đa dạng hóa quá rộng sẽ đòi hỏi thời đoạn vận hành của sản xuất ngắn hơn và cấp độ phát minh cao hơn. 1.3.3 Vai trò của marketing đối với xã hội Nhiều người cho rằng, các vấn đề marketing sẽ được giải quyết một cách toàn diện và triệt để hơn nếu người làm marketing đứng trên quan điểm marketing xã hội và hệ thống marketing lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống làm mục tiêu cơ bản cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống là một tiêu chuẩn khó đo lường, bị chi phối bởi số lượng, chất lượng, sự sẳn có và giá cả sản phẩm cũng như chất lượng của khung cảnh văn hóa và môi trường tự nhiên trong đó người ta tiêu dùng sản phẩm. Khi hoạch định chiến lược marketing, các mục tiêu này sẽ được thể hiện thành các mục tiêu cụ thể hơn : tăng doanh số bán, đa dạng hóa sản phẩm, dẫn đầu chất lượng sản phẩm, tăng thị phần vv Chương 2: Kế hoạch hoá chiến lược và quá trình quản trị markeing 2.1 Kế hoạch hoá chiến lược 2.1.1 Khái niệm Kế hoạch hoá chiến lược trong Marketing là quá tŕnh quản lý, theo đó toàn bộ chương tŕnh xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch phải dựa vào sự kết hợp hài hoà giữa một bên là môi trường và thị trường với bên kia là khả năng và mục tiêu của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. 3 Hình - Minh hoạ khái niệm kế hoạch hoá chiến lược trong Marketing 2.1.2. Quá trình kế hoạch hoá chiến lược trong doanh nghiệp Hoạch định chiến lược ở cấp công ty bao gồm các hoạt động: - Xác định sứ mệnh của công ty - Thiết lập các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) - Phân bổ các nguồn lực cho mỗi SBU - Hoạch định các hoạt động kinh doanh mới, giảm quy mô của các hoạt động kinh doanh cũ. 2.1.2.1 Nhiệm vụ của tổ chức ( sứ mệnh của công ty) Một tổ chức tồn tại để thực hiện các công việc như: chế tạo những chiếc xe hơi, cho vay tiền, cung cấp chổ ở .v.v… Sứ mệnh hoặc mục đích cụ thể của tổ chức thường được tuyên bố rõ ràng khi khởi nghiệp. Qua thời gian sưa mệnh có thể mất đi tính thích ứng do các điều kiện thay đổi của thị trường hoặc trở nên không rõ ràng khi công ty tung ra thêm sản phẩm mới hay mở rộng thêm thị trường trong danh mục vốn đầu tư của mình. Để xác định chính xác sứ mệnh tổ chức cần trả lời câu hỏi: Hoạt động kinh doanh của tổ 4 chức? Khách hàng là ai? Giá trị nào mà tổ chức mang lại cho khách hàng? Hoạt động kinh doanh của tổ chức sẽ là gì và nên là gì trong tương lai?  Một bảng tuyên bố sứ mệnh tốt có 3 đặc tính. Đầu tiên chúng định rõ một số lượng giới hạn các mục đích. Bảng tuyên bố: “Chúng tôi muốn sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất, cung ứng những dịch vụ tốt nhất, phân phối rộng rãi nhất và bán với giá thấp nhất” là đòi hỏi quá nhiều. Thứ 2, bảng tuyên bố sứ mệnh cần nhấn mạnh các giá trị và các chính sách chính yếu mà tổ chức muốn tôn vinh. Các chính sách sẽ định rõ công ty sẽ giải quyết các vấn đề với các cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và các nhóm hữu quan quan trọng khác như thế nào. Các chính sách đặt ra những giới hạn về khuôn khổ hành động cho các cá nhân trong tổ chức. Thứ 3 chúng xác định phạm vi cạnh tranh (competitive scopes) chủ yếu của công ty:  Phạm vi ngành hoạt động: Là phạm vi ngành mà công ty hoạt động.  Phạm vi sản phẩm và ứng dụng: Là một danh mục những sản phẩm mà 1 công ty cung ứng.  Phạm vi năng lực: Bao gồm năng lực công nghệ và các năng lực lõi khác mà một công ty có và sử dụng trong hoạt động của mình.  Phạm vi khúc thị trường: Là loại thị trường hay khách hàng mà một công ty sẽ phục vụ.  Phạm vi dọc: Là số lượng các cấp trong kênh kể từ khâu cung cấp nguyên liệu thô đến sản phẩm mà công ty tham gia.  Phạm vi địa lý: Là giới hạn về vùng, quốc gia hay nhóm quốc gia mà một công ty sẽ hoạt động. Bảng tuyên bố sứ mệnh không nên duyệt xét lại trong một ít năm để phản ứng với từng sự thay đổi của nền kinh tế. Tuy nhiên công ty phải xác định lại sứ mệnh của nó nếu sứ mệnh đó đánh mất độ tin cậy hay không còn tối ưu cho công ty. Kodak đã định nghĩa lại bản thân nó là từ một công ty sản xuất phim đến một công ty chuyên về hình ảnh đến mức nó có thể thâm vào hình ảnh kỹ thuật số. IBM đã định nghĩa lại từ một nhà sản xuất phần mềm và phần cứng đến “người tạo dựng hệ thống”. 5 2.1.2.2 Thiết lập các đơn vị kinh doanh chiến lược Hầu hết các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Họ thường định nghĩa các hoạt động kinh doanh của mình theo sản phẩm. Tuy nhiên một hoạt động kinh doanh phải được xem như là một tiến trình làm thoả mãn khách hàng, không phải là tiến trình chế tạo sản phẩm tốt. Sản phẩm thì thường ngắn ngủi, nhưng các nhóm khác hàng và nhu cầu cơ bản là mãi mãi. Bảng 3.1 cung cấp một vài ví dụ về các công ty đã dịch chuyển định nghĩa hoạt động kinh doanh từ sản phẩm đến thị trường. Bảng 3.1: Định nghĩa một hoạt động kinh doanh theo sản phẩm và theo thị trường Công ty Định nghĩa theo sản phẩm Định nghĩa theo thị trường Hãng đường sắt Missouri- Chúng tôi vận hành trên Chúng tôi vận chuyển con Pacific đường ray người và hàng hoá Xerox Chúng tôi chế tạo ra các Chúng tôi trợ giúp cải thiện thiết bị sao chép năng suất văn phòng Standard Oil Chúng tôi bán xăng dầu Chúng tôi cung cấp năng lượng Coloumbia Pictures Chúng tôi là nhà sản xuất Chúng tôi phục vụ nhu cầu phim ảnh giải trí Từ điển bách khoa Anh Chúng tôi bán các bộ từ Chúng tôi phân phối thông điển bách khoa tin Carrier Chúng tôi chế tạo ra máy Chúng tôi giúp kiểm soát điều hoà và lò sưởi thời tiết ở trong nhà. Một hoạt động kinh doanh có thể được xác định trên 3 phương diện: nhóm khách hàng, nhu cầu khách hàng, và công nghệ. Chẳng hạn như một công ty nhỏ xác định việc kinh doanh của nó bằng việc thiết kế ra hệ thống đèn sáng ở các phim trường. Nhóm khách hàng của nó là các hãng điện ảnh; nhu cầu khách hàng là ánh sáng; và nếu xác định theo công nghệ thì đó là kỹ thuật phối trí ánh sáng. Công ty có thể phát triển thêm các hoạt động kinh doanh của mình. Chẳng hạn, họ có thể cung cấp hệ thống ánh sáng cho các nhóm khách hàng khác như hộ gia đình, các nhà xưởng hay văn phòng. Công ty cũng có thể cung cấp các dịch vụ khác theo nhu cầu của các phim trường như lò sưởi, hệ thống thông gió hay điều hoà nhiệt độ. Hay cũng có thể thiết kế những kỹ thuật chiếu sáng khác cho các phim trường như sử dụng tia hồng ngoại hay tia cực tím. 6 2.1.2.3 Phân bổ các nguồn lực cho mỗi SBU Mục đích của việc xác định đơn vị kinh doanh chiến lược của công ty là phát triển các chiến lược riêng biệt và phân bổ ngân sách thích hợp cho từng đơn vị kinh doanh chiến lược. Các nhà quản trị cấp cao cần hiểu rõ danh mục các đơn vị kinh doanh của một công ty thường bao gồm một số đơn vị đã không còn triển vọng phát triển cũng như những đơn vị kinh doanh chính yếu và đầy tiềm năng phát triển. Vị thế phát triển của từng đơn vị kinh doanh được xác định không phải dựa trên cảm tính của nhà quản trị mà cần sử dụng các công cụ phân tích thích hợp để xác định. 2.2 Quá trình quản trị Marketing Để thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, các nhà quản trị về marketing đi qua một quá trình về marketing. Người ta định nghĩa nó như sau : “ Quá trình marketing bao gồm việc phân tích các cơ hội về marketing, nghiên cứu và chọn lựa các thị trường có mục tiêu, thiết kế các chiến lược marketing hoạch định các chương trình về marketing và tổ chức thực thị và kiểm tra các cố gắng nổ lực về marketing” - Phân tích các cơ hội thị trường : Để xác định và đánh giá các cơ hội, cần xây dựng và hoạt động một hệ thống nghiên cứu marketing đáng tin cậy. Tiến hành tổ chức các nghiên cứu các yêu cầu, mong muốn, vị trí và khả năng mua thực tế của khách hàng …. Cần phải liên tục thu thập các tin tức tình báo về thị trường, về khách hàng, về các đối thủ cạnh tran, các nhà phân phối…Nắm bắt và lựa chọn các cơ hội phù hợp. - Nghiên cứu & chọn lựa thị trường mục tiêu: Để chọn lựa được thị trường mục tiêu cần đo lường thị trường tiềm năng và dự báo những nhu cầu tương lai. Phân khúc thị trường, đánh giá chúng và lựa chọn những khúc thị trường mà công ty có thể phục vụ tốt nhất. - Thiết kế chiến lược Marketing : Nghiên cứu vị trí của đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu, xác định vị trí của công ty (giá, chất lượng, thị phần…). Tuỳ theo vị trí của công ty và vị trí của đối thủ cạnh tranh mà đưa ra các chiến lược cụ thể . Riêng đối với việc đưa ra sản phẩm mới, chiến lược sản phẩm cần phải được điều chỉnh qua các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống như: giới thiệu, tăng trưởng, chín muồi, suy tàn . - Hoạch định chương trình về Mar : Vạch ra những chiến lược kinh doanh rộng lớn để giúp công ty đạt được mục tiêu của mình, vạch ra các chiến lược chiến thuật về marketing cho các sản phẩm riêng biệt. Phải 7 quyết định xem mức độ nào về chi phí marketing là cần thiết để đạt đến các mục tiêu về marketing. Việc phân chia như thế nào trong tổng ngân sách về Mar cho những công việc khác nhau trong Mar Mix. - Tổ chức thực hiện và kiểm tra nổ lực Mar : Phải xây dựng một tổ chức về marketing có đủ khả năng để thực thi kế hoạch về mar. Tính hiệu quả của bộ phận Mar còn phụ thuộc vào việc nhân sự của nó được tuyển chọn, đào tạo, chỉ huy, thúc đẩy và đánh giá như thế nào. 2.3 Mối quan hệ giữa kế hoạch chiến lược và kế hoach marketing Để thành công trong kinh doanh, bạn cần đến một kế hoạch marketing hiệu quả để thu hút khách hàng. Đó là cả một nghệ thuật quảng bá sản phẩm và thuyết phục khách hàng mua và sử dụng nó. Marketing chỉ thật sự hiệu quả khi bạn lặp đi lặp lại thông điệp và hình ảnh của sản phẩm và dịch vụ của bạn. Để làm được điều này, bạn cần phải có một chiến lược marketing và kế hoạch marketing hiệu quả. Điểm khác biệt giữa một chiến lược marketing và kế hoạch marketing là gì? Chiến lược marketing hay kế hoạch marketing? Một chiến lược marketing được hình thành bởi những mục tiêu kinh doanh của bạn. Nó bao gồm việc định nghĩa công việc kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ của bạn, bản đánh giá khách hàng mục tiêu và xác định vai trò của công ty bạn trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh. Chiến lược marketing là tài liệu mà bạn dùng để đánh giá sự thích hợp và hiệu quả của những kế hoạch marketing hiệu quả. Nói một cách khác chiến lược marketing là một bản tóm tắt các sản phẩm của công ty bạn và vị trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh. Việc bán hàng và kế hoạch marketing của bạn là những hành động cụ thể để thực hiện những mục tiêu trong chiến lược marketing của bạn. Kế hoạch marketing là sự thực thi chiến lược marketing. Một kế hoạch marketing bao gồm những chi tiết về việc định vị sản phẩm của bạn, chiến lược giá, việc bán hàng và kế hoạch phân phối, kế hoạch quảng cáo và chiêu thị. Thực tế là bạn không thể có được một kế hoạch marketing nếu thiếu một chiến lược marketing. Nhưng một kế hoạch marketing không dựa trên một chiến lược cụ thể nào chỉ là phí thời gian. Chiến lược marketing cung cấp những mục tiêu cho kế hoạch marketing của bạn. Chiến lược marketing cho bạn biết bạn muốn đến đâu, còn kế hoạch marketing chính là bản đồ. Những thông tin càng chi tiết bao nhiêu và kế hoạch được vạch trước thời gian bao nhiêu thì chuyến hành trình của bạn càng trở nên dễ dàng và vì thế kế hoạch marketing càng trở nên hiệu quả. 8 Chương 3: Môi trường Marketing 3.1 Môi trường hoạt động của Marketing Môi trường marketing là một tập hợp những lực lượng “không khống chế được” mà các công ty phải chú ý đến khi xây dựng các hệ thống marketing - mix của mình. Môi trường marketing được hiểu như sau: Môi trường marketing của công ty là tập hợp những chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài công ty và có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ phận marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu. Do tính chất luôn biến động, khống chế và hoàn toàn bất định, môi trường marketing động chạm sâu sắc đến đời sống công ty. Những biến đổi diễn ra trong môi trường này không thể gọi là chậm và có thể dự đoán trước được. Nó có thể gây ra những điều bất ngờ lớn và những hậu quả nặng nề. Vì thế công ty cần phải chú ý theo dõi tất cả những diễn biến của môi trường bằng cách sử dụng vào mục đích này việc nghiên cứu marketing và những khả năng thu thập thông tin marketing thường ngày bên ngoài công ty hiện có. Môi trường marketing gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người cung ứng, những người môi giới marketing, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp.Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, có ảnh hưởng đến môi trường vi mô, như các yếu tố nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật, chính trị và văn hóa. 3.2 Môi trường tự nhiên Trong những năm 1990 điều kiện của môi trường tự nhiên ngày cầng xấu đi đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trước các doanh nghiệp và công chúng. Ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm không khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính, tức là làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm. Ở Tây Âu, các đảng "xanh" đã gây sức ép rất mạnh đòi phải có những hành động chung làm giảm ô nhiễm trong công nghiệp. Những người làm Marketing cần nhạy bén với những mối đe dọa và cơ hội gắn liền với bốn xu hướng trong môi trường tự nhiên. Thiếu hụt nguyên liệu Vật chất của trái đất có loại vô hạn, loại hữu hạn, có thể tái tạo được và loại hữu hạn không tái tạo được. Nguồn tài nguyên vô hạn, như không khí, không đặt ra vấn đề cấp 9 bách, mặc dù có một số nhóm đã thấy có mối nguy hiểm lâu dài. Các nhóm bảo vệ môi trường đã vận động cấm sử dụng một số chất đẩy nhất định trong các bình xịt, vì chúng có khả năng phá huỷ tầng ozone của khí quyển. Ở một số khu vực trên thế giới, nước đã là một vấn đề lớn. Những nguồn tài nguyên hữu hạn, tái tạo được, như rừng và thực phẩm, cần được sử dụng một cách khôn ngoan. Những nguồn tài nguyên hữu hạn không tái tạo được, như dầu mỏ, than đá, kẽm, bạc, sẽ đặt ra một vấn đề nghiêm trọng khi gần đến lúc bị cạn kiệt. Chi phí năng lượng tăng Một nguồn tài nguyên hữu hạn không thể tái tạo - dầu mỏ - đã đẻ ra những vấn đề nghiệm trong cho nền kinh tế thế giới. Giá dầu mỏ tăng vọt đã thúc đẩy việc tìm kiếm ráo riết những dạng năng lượng khác. Than đá lại trở nên phổ biến và các công ty đã tìm kiếm những phương tiện có ý nghĩa thực tiễn để khai thác năng lượng mặt trởi, hạt nhân, gió và các dạng năng lượng khác. Chỉ riêng trong lĩnh vực năng lượng mặt trời đã có hàng trăm công ty tung ra những sản phẩm thế hệ đầu tiên để khai thác năng lượng mặt trời phục vụ sưởi ấm nhà ở và các mục đích khác. Một số công ty đã tìm cách chế tạo ô tô điện có giá trị thực tiễn và treo giải thưởng hàng tỷ bạc cho người đoạt giải. Mức độ ô nhiễm tăng Một số hoạt động công nghiệp chắc chắn sẽ huỷ hoại chất lượng của môi trường tự nhiên. Hãy xét việc loại bỏ các chất thải hóa học và hạt nhân, mức độ nhiễm thuỷ ngân gây nguy hiểm của nước biển, các hóa chất gây ô nhiễm khác trong đất và thực phẩm và việc vứt bừa bãi trong môi trường những chai lọ, các vật liệu bao bì bằng nhựa và chất khác không bị phân huỷ sinh học Mối lo lắng của công chúng đã tạo ra một cơ hội Marketing cho những công ty nhạy bén. Nó đã tạo ra một thị trường lớn cho các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, như tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh và hệ thống bãi thải. Nó dẫn đến chỗ tìm kiếm những phương án sản xuất và bao gói hàng hóa không huỷ hoại môi trường. Những công ty khôn ngoan thay vì để bị chậm chân, đã chủ động có những chuyển biến theo hướng bảo vệ môi trường để tỏ ra là mình có quan tâm đến tương lai của môi trường thế giới. 3.3 Môi trường văn hoá xã hội Xã hội mà con người lớn lên trong đó đã định hình niềm tin cơ bản, giá trị và các chuẩn mực của họ. Con người hấp thụ, hầu như một cách không có ý thức, một thế giới quan xác định mối quan hệ của họ với chính bản thân mình, với người khác, với tự nhiên và với vũ trụ. Sau đây là một số đặc điểm và xu hướng văn hóa chủ yếu mà người làm Marketing cần quan tâm. Những giá trị văn hóa cốt lõi bền vững 10 [...]... dạng marketing -mix (marketing phối hợp) - Các chiến lược marketing cạnh tranh của doanh nghiệp -Ngân sách marketing và phân bổ ngân sách cho các hoạt động marketing 4.7 Hoạch định Marketting Mix Marketing - mix là sự tập hợp các phương thức marketing có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp phối hợp sử dụng để tạo nên sự đáp ứng cần thiết trong thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu marketing của mình... chiến lược Marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Dựa vào những phân tích ở các bước trên, căn cứ vào chiến lược kinh doanh đã được chấp nhận, doanh nghiệp cần xây dựng và lựa chọn một chiến lược marketing thích hợp nhất để định hướng cho toàn bộ hoạt động marketing của mình Chiến lược marketing được xây dựng phải bao hàm các nội dung : - Mục tiêu chiến lược marketing - Định dạng marketing. .. 5 giác quan của mình Tuy nhiên, mỗi người chúng ta lại suy xét, tổ chức và giải thích thông tin cảm giác đó theo cách riêng của mình Nhận thức không chỉ tùy thuộc vào đặc tính của bản thân, vào sự kích tác, mà còn tùy thuộc vào mối tương quan giữa tác nhân đó với môi trường xung quanh, và với tình trạng của cá nhân ấy Tri thức: Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức, tri thức... mà còn rất quan trọng Đặt giá quá cao cho một sản phẩm mới giới thiệu có thể giết chết sản phẩm đó, làm tổn hại đến công việc của nhiều nhân viên trong một thời kỳ phát tri n dài Và quan trọng hơn là đánh mất cơ hội phát tri n sản phẩm mới 5.2.2 Giai đoạn phát tri n: Giai đoạn nầy sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và doanh số bán và lợi nhuận tăng nhanh Đặc trưng của giai đoạn phát tri n được... những phân đoạn thị trường, chọn lấy một hay nhiều phân đoạn trong số đó, rồi tri n khai các sản phẩm và phối thức marketing phù hợp với từng phân đoạn thị trường Nhiều doanh nghiệp ngày nay đang từ bỏ dần marketing đại trà và marketing đa dạng hóa sản phẩm, để chuyển sang marketing mục tiêu Marketing mục tiêu giúp cho người bán xác định những cơ hội thị trường tốt hơn, họ có thể biết được sản phẩm nào... thi của các nỗ lực marketing Để có thể xây dựng các phương án chiến lược 23 marketing thích hợp, cần phải tiến hành dự báo một cách khá toàn diện các vấn đề liên quan đến thị trường, xu hướng tiêu dùng, tình hình cạnh tranh Doanh nghiệp cần ước lượng nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai của sản phẩm, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đó Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với... trường theo hai cách: marketing không phân biệt và marketing phân biệt • Marketing không phân biệt 27 Doanh nghiệp có thể quyết định không xem xét những khác biệt giữa các phân đoạn thị trường, mà theo đuổi toàn bộ thị trường bằng một loại sản phẩm Họ tậptrung vào đặc điểm phổ biến trong nhu cầu khách hàng hơn là những điểm khác biệt Họ thiết kế một sản phẩm và một chương trình marketing hướng vào đa... Không phải doanh nghiệp nào cũng tiến hành hoạt động marketing theo cách này, mà thường có 3 giai đoạn : 1 Marketing đại trà Người bán sẽ sản xuất hàng loạt, phân phối hàng loạt, quảng cáo hàng loạt một món hàng nào đó tới mọi khách hàng Luận điểm của marketing đại trà là nó đảm bảo chi phí và giá cả thấp nhất và tạo ra một thị trường tiềm năng rất lớn 2 Marketing đa dạng hóa sản phẩm Người bán sản xuất... Tuy vậy, phận sự của những người làm Marketing là phải nắm vững những đạo luật bảo vệ cạnh tranh, người tiêu dùng và xã hội Nói chung, các công ty đều xây dựng những thủ tục xem xét tính hợp pháp và ban hành những tiêu chuẩn đạo đức để hướng dẫn những nhà quản trị Marketing của mình Song có một số những người làm Marketing vẫn phàn nàn rằng có quá nhiều quyết định Marketing là do bộ phận pháp lý đưa... ứng đúng nhu cầu và một chiến lược tri n khai phù hợp Chính vì thế mà việc đầu tư, nghiên cứu thị trường trước khi quyết định tri n khai một sản phẩm mới là rất cần thiết Thông thường, để phát tri n một sản phẩm mới, doanh nghiệp phải trải qua bốn bước: 1 Xác định, nhận dạng, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh 2 Thử nghiệm, gạn lọc các khái niệm về sản phẩm mới 3 Phát tri n sản phẩm mới 4 Thử nghiệm bán . chất của Marketing 1.1. Quan điểm marketing trong kinh doanh 1.1.1 Các quan điểm quản trị doanh nghiệp Xét theo góc độ cạnh tranh của các tổ chức hoạt động kinh doanh, có 5 quan điểm : quan điểm. Vai trò của marketing đối với xã hội Nhiều người cho rằng, các vấn đề marketing sẽ được giải quyết một cách toàn diện và tri t để hơn nếu người làm marketing đứng trên quan điểm marketing xã. kiệt, bùng nổ dân số, sức khoẻ con người bị đe dọa … 1.1.2 Những tri t lý cơ bản của quan điểm marketing 1.2 Khái niệm marketing Marketing: Là hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu và

Ngày đăng: 27/06/2014, 10:20

Mục lục

  • Hình - Minh hoạ khái niệm kế hoạch hoá chiến lược trong Marketing

  • Chiến lược marketing hay kế hoạch marketing?

  • 4.1.1.2 Các yếu tố xã hội

  • 4.1.1.3 Các yếu tố cá nhân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan