6 trên thế giới đã đưa ra những giải pháp để phòng chống BLGĐ: Luật Phòng, chống BLGĐ được quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ năm 2008, là hành lang pháp lý chủ chốt trong phòng
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-🙞🙜🕮🙞🙜 -
BÁO CÁO KIẾN TẬP
MÔ HÌNH NHÀ TẠM LÁNH TRONG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIA
ĐÌNH
(Nghiên cứu thực tiễn tại nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm Phụ
nữ và phát triển, quận Tây Hồ, Hà Nội)
Họ và tên sinh viên: Đỗ Quỳnh Như
Ngày tháng năm sinh: 10/08/2001
Lớp: K64 Công tác xã hội
MSV: 19030471
Giảng viên hướng dẫn: Ths.Lương Bích Thủy
HÀ NỘI 2022
Trang 22
MỤC L C Ụ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
2.1. Mục đích nghiên cứu 7
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 8
4.1. Phương pháp thu thập thông tin 8
5. Bố cục của khóa luận 8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN C ỦA ĐỀ TÀI 10
1. Các khái niệm 10
1.1. Khái niệm Bạo lực gia đình 10
1.2. Nguyên nhân của Bạo lực gia đình 10
1.3. Phân loại các dạng bạo lực gia đình 12
1.4. Đặc điểm của phụ nữ bị bạo hành gia đình 13
1.5. Khái niệm mô hình “nhà tạm lánh” 14
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGÔI NHÀ BÌNH YÊN 16
2.1 L ch s hình thành và phát triị ử ển 16
2.2 Quy mô 16
2.3.Vai trò và chức năng 17
2.4 Đối tượng tiếp nhận 17
2.5 Cơ cấu tổ chức 18
2.6 Nguồn lực 20
2.7 Các d ch v t i NNBYị ụ ạ 20
2.8 Th mế ạnh của NNBY 21
2.9 Thách thức của NNBY 22
2.10 So sánh mô hình NNBY v i mô hình Trung tâm Teatalk and Coreớ 23
CHƯƠNG III: MÔ HÌNH NHÀ TẠM LÁNH TẠI NGÔI NHÀ BÌNH YÊN 31
Trang 33
3.1 Mô t d ch v nhà t m lánh tả ị ụ ạ ại NNBY 31
3.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai d ch v ị ụ nhà tạm lánh tại
NNBY 36 3.4 Vai trò c a nhân viên CTXH trong quá trình th c hi n mô hình nhà t m lánh ủ ự ệ ạ
tại NNBY 41
KẾT LUẬN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Trang 55
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Gia đình luôn được coi là tế bào của xã hội, là nơi gìn giữ những giá trị tốt đẹp nhất
Đó là nơi mỗi thành viên trở về sau công việc khó khăn, là nơi mang lại sự ấm áp và hạnh phúc cho mọi người, là nơi tạo nên nền màng mang lại sự ổn định cho toàn xã hội Tuy nhiên, ngày nay, các gia đình phải đối mặt với nhiều thách thức, một trong số
đó là bạo lực gia đình Bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ, hiện đang là vấn
đề được cả thế giới quan tâm và ủng hộ Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, 35% phụ nữ trên thế giới là nạn nhân của bạo lực gia đình Một nghiên cứu chỉ ra ước tính 1/2 số phụ nữ trên thế giới bị chồng hoặc các thành viên trong gia đình giết hại trong năm 2012 Hơn 10 triệu phụ nữ và nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình Theo kết quả nghiên cứu, cứ 4 phụ nữ ở Mỹ thì có 1 người báo cáo với cơ quan chức năng bị bạn đời bạo hành Hơn 1/2 số phụ nữ bị bạn đời giết hại bằng súng trong giai đoạn từ năm 2001 2012 Việc sở hữu súng trong nhà khiến vấn đề bạo lực gia - đình trở nên nghiêm trọng hơn khi nó làm tăng 500% nguy cơ xảy ra vụ án mạng (TNO) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20.6 công bố báo cáo cho biết trong số ba phụ nữ trên thế giới thì có một người là nạn nhân của bạo hành gia đình, đa số là phụ
nữ ở châu Á và Trung Đông Báo cáo của WHO ước tính có khoảng 30% phụ nữ trên toàn thế giới bị chồng hành hạ, đánh đập… Kết quả thống kê của WHO dựa trên số liệu của 81 quốc gia trên thế giới: Tỷ lệ bạo hành cao nhất trong số 81 quốc gia này là
ở châu Á, với các nước Bangladesh, Đông Timor, Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan Theo WHO, bạo lực gia đình để lại cho phụ nữ những vết sẹo, những vết bầm tím, những vết xương gãy, chấn thương về mặt tâm lý, trầm cảm
Còn tại Việt Nam chúng ta theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ
nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên hợp Quốc công bố ngày 25 tháng
11 năm 2010 cho thấy: Hơn một nửa phụ nữ tại Việt Nam đều có nguy cơ bị bạo lực tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời Báo cáo nêu rõ 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết đã trải qua bạo lực thể chất trong cuộc đời và 6% đã trải qua bạo lực thể chất trong vòng 12 tháng qua Tỷ lệ bạo lực tinh thần ở mức cao: có 54% phụ nữ cho biết
đã từng bị bạo lực tinh thần trong cuộc đời.Ở Việt Nam cũng như rất nhiều các nước
Trang 6nữ Nạn nhân của bạo lực gia đình sẽ được tiếp cận với sự hỗ trợ của cộng đồng để giúp họ chia sẻ nỗi bất công và đau khổ của mình
Công tác xã hội ở Việt Nam đã được công nhận là một ngành khoa học, là một nghề
có đặc thù là giúp đỡ các nhóm yếu thế trong xã hội, trong đó có phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình Nhân viên công tác xã hội nên làm việc với đối tượng này để hiểu rõ chính sách của Đảng và Nhà nước, hiểu các mô hình hỗ trợ trên thế giới, và đặc biệt phải hiểu sâu sắc về đặc điểm và nhu cầu của đối tượng để họ được hòa nhập vào cộng đồng một cách hiệu quả Trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu có cơ hội tham gia các buổi chia sẻ về các hoạt động hỗ trợ phụ nữ
là nạn nhân của bạo lực gia đình, trong đó có mô hình nhà tạm lánh Đây là mô hình tổng hợp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân, liên kết với các cơ quan, tổ chức tạo thành mạng lưới giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả Hiện nay, Việt Nam đang học tập các mô hình đi trước trên thế giới để xây dựng một
số nhà tạm lánh, hỗ trợ tâm lý xã hội và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của nạn nhân trong quá trình phục hồi và hòa nhập cộng đồng Trong số rất nhiều địa chỉ tin cậy của nạn nhân bạo lực gia đình hiện nay, không thể không kể đến Ngôi nhà Bình Yên (NNBY) trực thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam NNBY được coi là hình thức hỗ trợ tạm lánh lý tưởng nhất hiện nay, với hệ thống nhân viên chuyên nghiệp và sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước Tại nhà tạm lánh của NNBY, các trường hợp nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp nơi ăn, nghỉ, tư vấn, tham vấn tâm lý xã hội và được tiếp cận với các dịch vụ ngoài Trung tâm, để học văn hoá, học nghề, hoặc khám chữa bệnh theo nhu cầu và khả năng của thân chủ Các nạn nhân được hưởng các dịch vụ này đạt
tỷ lệ cao về tái hoà nhập cộng đồng
Trang 77
NNBY là một mô hình điển hình cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình tiêu biểu ở Việt Nam cũng như là mô hình cụ thể thực hiện ứng dụng các phương pháp công tác xã hội trong việc trợ giúp nạn nhân Sau 7 năm hoạt động, đến nay NNBY đã trợ giúp cho 378 phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình ở
43 tỉnh/ thành phố trong cả nước Nhà tạm lánh này được đánh giá là một mô hình hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ, hoạt động hỗ trợ cho nạn nhân Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là dịch vụ nhà tạm lánh được triển khai như thế nào? Dịch vụ này đã gặp những khó khăn gì trong quá trình thực hiện? Và nhân viên công tác xã hội đóng vai trò như thế nào trong việc thực hiện mô hình nhà tạm lánh? Người nghiên cứu nghĩ rằng rất cần sự đánh giá tổng quan để trả lời câu hỏi trên, để rút ra những kiến thức làm nền tảng cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong công tác xã hội sau này Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Mô hình nhà tạm lánh trong hoạt động hỗ trợ đối với phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình” (Nghiên cứu trường hợp tại nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm Phụ
nữ và phát triển, quận Tây Hồ, Hà Nội) Nghiên cứu này sẽ tập trung mô tả chi tiết mô hình nhà tạm lánh tại trung tâm NNBY cũng như các khó khăn và thuận lợi trong quá trình triển khai dịch vụ này từ đó làm nổi bật vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ nhóm phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng tiến hành mô hình ngôi nhà tạm lánh tại NNBY thông qua các tài liệu, báo cáo khai thác từ trung tâm để mô tả chi tiết cách thức, quy trình vận hành mô hình nhà tạm lánh tại NNBY cũng như những thách thức trong quá trình triển khai mô hình này để từ đó rút ra được vai trò của nhân viên công tác xã hội trong quá trình hỗ trợ đối tượng là phụ nữ bị bạo hành gia đình
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, người nghiên cứu phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các tài liệu, báo cáo để tổng hợp được cách thức vận hành của mô hình nhà tạm lánh tại Trung tâm NNBY
- Tìm hiểu, nhận định, thực trạng hoạt động hỗ trợ tại nhà tạm lánh tại NNBY thông qua các hoạt động chủ yếu: Cung cấp nơi ăn ở an toàn; Chăm sóc sức khỏe - y
Trang 83 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được nghiên cứu là mô hình nhà tạm lánh dành cho phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ tạm trú tại NNBY, thuộc trung tâm phụ nữ và phát triển – Hội Liên Hiệp Phụ
nữ Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngôi nhà Bình Yên – Trung tâm phụ nữ và phát triển ( 20, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội), từ năm 2013 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến vấn đề hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ
- Tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã và đang thực hiện về vấn đề hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ trong và ngoài nước;
- Nghiên cứu tài liệu, hồ sơ và các báo cáo về mô hình nhà tạm lánh của dự án
“Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm phụ nữ và phát triển – Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam … và các tài liệu liên quan khác
4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn cán bộ tại trung tâm NNBY để tìm hiểu: Những dịch vụ, hoạt động trợ giúp đang được thực hiện tại nhà tạm lánh Thuận lợi và khó khăn của đơn vị trong quá trình trợ giúp nạn nhân cũng như định hướng các hoạt động tiếp theo trong thời gian tới của đơn vị Người nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn cán bộ là nhân viên Công tác xã hội đang làm việc tại NNBY để tìm hiểu: Việc áp dụng các phương pháp công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ nạn nhân có hiệu quả như thế nào? Vai trò của họ trong quá trình thực hiện mô hình này?
5 Bố cục của khóa luận
Trang 99
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGÔI NHÀ BÌNH YÊN
CHƯƠNG III: MÔ HÌNH NHÀ TẠM LÁNH TẠI NGÔI NHÀ BÌNH YÊN
Trang 1010
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1 Các khái niệm
1.1. Khái niệm Bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là - nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp.(Nguồn: Tài liệu tập huấn về giới bạo lực gia đình và truyền thông phòng chống bạo lực gia -đình,2007 và Luật phòng chống bạo lực gia đình, 2007)
1.2. Nguyên nhân của Bạo lực gia đình
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tang ở mức đáng báo động và điều này trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc Bạo lực gia đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng Bạo lực không chỉ xảy ra ở các gia đình học vấn thấp mà còn có ở các gia đình có học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn
mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm
Các hành vi bạo lực gia đình có nhiều nguyên nhân, nhưng có 2 nguyên nhân chính:
từ phía cá nhân và từ phía xã hội Phần lớn các hành vi bạo lực thường diễn ra trong những gia đình có chồng (vợ) nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm,…Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành
vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu (chiếm khoảng 60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định
Trang 1111
Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích thích như rươu, ma túy… nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực đấy chỉ thực hiện với vợ, con mà không phải với những người khác
Bạo lực gia đình thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn: Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho nghèo đói vì nhiều gia đình khá giả vẫn có bạo lực và nhiều gia đình kinh tế khó khăn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp
Do đó, yếu tố được coi là nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình và là yếu tố cơ bản nhất gây ra nạn bạo lực gia đình là: nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế, bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình:
Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình “một điều nhịn là chín điều lành”… Những quan niệm này đã khiến - cho người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình, có quyền định đoạt mọi việc, họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên có thể mắng chửi
vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát vợ một vài cái cũng không sao; hay
do hiểu sai mục đích của biện pháp nghiêm khắc trong giáo dục con cái theo quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” dẫn đến nhiều bậc cha mẹ tự cho mình quyền được đánh đập, hành hạ con cái mình
Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho người xem lưng”, hay
sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…
Trang 1212
Cộng đồng, xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thông thường, chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự can thiệp, lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất thời, mờ nhạt Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức Bạo lực gia đình chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình… được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng nguy cơ của bạo lực gia đình Điều đáng tiếc là một
bộ phận không nhỏ phụ nữ và nam giới không cảm nhận được sự bất bình đẳng này cũng như sự cần thiết phải thay đổi nó Vì vậy, để giải quyết được triệt để vấn đề bạo lực gia đình, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam giới, phụ nữ và của cả cộng đồng
1.3. Phân loại các dạng bạo lực gia đình
Có thể nhìn nhận bạo lực gia đình ở các dạng bạo lực sau:
- Bạo lực thân thể: Là những hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc sỉ nhục của một
hoặc nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khoẻ, tâm thần, tính mạng của một hay nhiều thành viên khác
- Bạo lực lao động hoặc kinh tế: Là việc dùng sức mạnh để đe doạ, áp đặt hoặc
lừa mị nhằm bóc lột lao động, chiếm giữ và kiểm soát tài chính của một hoặc một nhóm người đối với một hoặc một nhóm người khác trong gia đình Dạng bạo lực này đưa đến sự phân công lao động và hưởng thụ bất hợp lý giữa các thành viên trong gia đình
- Bạo lực tinh thần: Là những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãi hoặc sỉ nhục
của một hoặc nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khoẻ, tâm thần của một hay nhiều thành viên khác Bạo lực tâm lý cũng còn là sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thích, thị hiếu riêng của mỗi người Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng
Trang 1313
- Bạo lực tình dục: Là những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để thoả mãn
tình dục của một người hoặc một nhóm người khác Hành vi này có thể diễn ra một lần hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần và diễn ra cả trong quan hệ vợ chồng hoặc bạn tình, bạo lực tình dục còn bao hàm cả việc cưỡng ép vợ sinh nhiều con hoặc đẻ con trai… 1.4. Đặc điểm của phụ nữ bị bạo hành gia đình
BLGĐ thường để lại những ảnh hưởng lâu dài đối với nạn nhân của bạo lực gia đình,
và hậu quả thường lâu dài hơn ảnh hưởng về thể chất Những tổn thương về thể chất của nạn nhân bạo lực gia đình có thể được khắc phục bằng sự can thiệp của y tế, nhưng những tổn thương về tinh thần của họ không được can thiệp dễ dàng và nhanh chóng Về đặc điểm tâm lý, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình thường bị ảnh hưởng tâm lý như sợ hãi, lo lắng, nhất là đối với phụ nữ, họ không chỉ sợ hãi trước hoàn cảnh của bản thân mà còn luôn trong trạng thái lo lắng cho sự an toàn của con cái Nạn nhân của bạo lực gia đình thường tự hạ thấp giá trị bản thân và rơi vào cảm xúc mặc cảm, xấu hổ khi đối diện với người khác Một số nạn nhân của bạo lực gia đình đã phải chịu những tổn thương tâm lý nặng nề đến mức hình thành nên các rối loạn tâm lý như trầm cảm và hoang tưởng Họ sẽ ngày càng phụ thuộc vào thủ phạm bạo lực gia đình và điều này khiến họ ngày càng trở nên thụ động, ngại bày tỏ ý kiến,
đề xuất, quyết định trong gia đình, thậm chí không dám nói ra Bởi vậy nên việc người phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ chịu tiếp xúc và cởi mở chia sẻ vấn đề là rất khó Muốn trợ giúp các nạn nhân bị bạo hành thì trước hết chính bản thân họ phải mong muốn và có nhu cầu được trợ giúp
Về đặc điểm thể chất của phụ nữ bị BLGĐ, những hành vi BLGĐ như đánh đập, ném,
sử dụng hung khí để hành hạ khiến họ có thể bị giảm khả năng về ăn, ngủ, nghỉ Bị tổn thương thực thể từ nhẹ như bầm tím, xây xước, chảy máu Thậm chí nặng hơn như
bị thương tật, làm giảm hoặc mất khả năng lao động thậm chí là tử vong Phụ nữ bị bạo lực tình dục còn bị ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản như mang thai ngoài ý muốn,
bị các bệnh hay biến chứng sản khó, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Do có đặc điểm thể chất và tâm lý như trên nên rất khó để tiếp cận và thu thập thông tin về đối tượng là nạn nhân của BLGĐ Điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả của quá trình trợ giúp đối tượng Quá trình hỗ trợ sẽ dễ dàng hơn nếu đối tượng có ý chí
Trang 1414
mạnh mẽ hoặc dũng cảm Tuy nhiên, nếu đối tượng ỷ lại, tự ti, thiếu ý chí thì buộc cán
bộ xã hội phải tăng khối lượng công việc và sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giúp đỡ
Để tiếp cận và giúp đỡ được phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ, những người làm công tác xã hội luôn phải nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ Đặc điểm của đối tượng là yếu tố quan trọng quyết định hoạt động CTXH, và sự chủ động của đối tượng sẽ giúp quá trình hỗ trợ, can thiệp diễn ra suôn sẻ hơn Qua đó cũng thấy được tầm quan trọng của công tác cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần cho phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ
1.5. Khái niệm mô hình “nhà tạm lánh”
Nhà tạm lánh được hiểu là nơi trú ẩn khẩn cấp cho nạn nhân của bạo lực giới Vậy nên, yêu cầu đầu tiên đó phải là nơi an toàn và địa chỉ hoàn toàn được bảo mật Mô hình này thường là địa điểm trong khu dân cư để nạn nhân dễ tiếp cận, điều đó cũng đồng nghĩa với nguy cơ người bạo hành có thể theo đến và tiếp tục làm hại họ 1.6. Mô hình nhà tạm lánh với phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ
Trong khi công tác phát hiện, can thiệp, xử lý vấn đề bạo lực gia đình của các cấp, các ngành ở địa phương còn hạn chế, thì mô hình cơ sở tạm lánh đã trở thành nơi cứu cánh tạm thời cho những người bị bạo lực gia đình Song để tạo thêm bước chuyển biến, giúp những người bị bạo lực gia đình hồi gia cũng như giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, rất cần thêm nhiều giải pháp và nỗ lực của các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội.Tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp, khiến nhiều gia đình tan nát, nhiều người tuyệt vọng tìm đến cái chết, và gây ra nhiều hệ lụy
xã hội to lớn Là người đầu tiên nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1989, Giáo sư Lê Thị Quý ghi nhận nhiều hạn chế của hoạt động phòng chống bạo lực gia đình Mất nhiều thời gian chờ cơ quan chức năng giải quyết nên rất cần một địa chỉ tin cậy giúp nạn nhân nương náu tạm thời, sau đó chính quyền và cộng đồng cùng chung tay hỗ trợ GS Quý từng nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới cho rằng, cách hiệu quả duy nhất là mô hình “nhà tạm lánh” dưới sự quản lý của nhà nước Cũng như Đức, năm 2000, dân số cũng tương đương Việt Nam, với 600 nhà tạm lánh Trong khi đó, ở Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chỉ có hai chi hội