1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

289 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hiện Chính Sách Xây Dựng Đô Thị Thông Minh Từ Thực Tiễn Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Minh Tuấn Anh
Người hướng dẫn TS. Hoàng Xuân Trung, PGS.TS. Trịnh Thị Xuyến
Trường học Học viện khoa học xã hội
Chuyên ngành Chính sách công
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 289
Dung lượng 1,54 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (20)
    • 1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước (20)
      • 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài (20)
      • 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước (50)
    • 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình đã tổng quan và những vẫn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án (82)
      • 1.2.1. Đánh giá chung (82)
      • 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài cần tiếp tục nghiên cứu (84)
    • 2.1. Một số khái niệm (91)
      • 2.1.1. Đô thị thông minh (91)
      • 2.1.2. Chính sách và chính sách công (93)
      • 2.1.3. Thực hiện chính sách công (97)
      • 2.1.4. Chính sách xây dựng đô thị thông minh (97)
    • 2.2. Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh (101)
      • 2.2.1. Chủ thể thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh (101)
      • 2.2.2. Quy trình thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh (103)
      • 2.2.3. Nội dung của chính sách xây dựng đô thị thông minh (105)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh (107)
    • 3.1. Khái quát chung về Thành phố Hồ Chí Minh (116)
      • 3.1.1. Giới thiệu đặc điểm tự nhiên (116)
      • 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội và đô thị TP. Hồ Chí Minh (116)
    • 3.2. Hệ thống chính sách xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam (123)
      • 3.2.1. Một số văn bản cấp trung ương ban hành (124)
      • 3.2.2. số Một văn bản do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành (0)
    • 3.3. Tổ chức thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh (149)
      • 3.3.1. Thực trạng việc xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố (152)
      • 3.3.2. Xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển (156)
      • 3.3.3. Xây dựng Trung tâm điều hành và quản lý (159)
      • 3.3.4. Xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp (161)
    • 3.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2022 (163)
      • 3.4.1. Những vấn đề người dân được hưởng lợi từ kết quả hoạt động thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh trong thực tế 101 (163)
      • 3.4.2. Kết quả đạt được (180)
      • 3.4.3. Những hạn chế, bất cập (189)
      • 3.4.4. Nguyên nhân của kết quả đạt được (195)
      • 3.4.5. Nguyên nhân của những hạn chế (197)
    • 4.1. Bối cảnh chung (0)
      • 4.1.1. Bối cảnh quốc tế (0)
      • 4.1.2. Bối cảnh trong nước (0)
    • 4.2. Quan điểm, định hướng thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông (0)
    • 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh (0)
      • 4.3.1. Tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức về chính sách xây dựng đô thị thông minh (0)
      • 4.3.2. Hoàn thiện quy trình, nội dung thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh (0)
  • KẾT LUẬN (17)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước

1.1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

- Những nghiên cứu bàn về chính sách công và thực hiện chính sách công: Thực tế, khoa học chính sách là một trong những lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ đối với Việt Nam Vì vậy, những nghiên cứu về khoa học chính sách còn khiêm tốn.

Khi nghiên cứu về chính sách công (CSC), Charles Merriam nhà chính trị học Hoa kỳ đã kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn của ngành chính trị học để tìm hiểu về các hoạt động của chính phủ và ông quan niệm đó là CSC Từ khi ra đời, khái niệm CSC được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như trong điều hành và quản lý nhà nước, hoạt động của luật pháp và được hiểu dưới các góc độ khác nhau Theo quan niệm của Thomas R Dye (1972) “CSC là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm” Quan niệm này nhấn mạnh vai trò chủ thể CSC là nhà nước; chính sách là các chương trình hành động riêng biệt, việc áp dụng chính sách sẽ khác nhau với mục đích không giống nhau; William Jenkins (1978) cho rằng: “CSC là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và phương tiện để đạt được mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền” [200] Định nghĩa này xác định chủ thể ban hành CSC là nhà nước, nội dung chính sách gồm mục tiêu và phương tiện đạt được mục tiêu, việc xác định mục tiêu và giải pháp chính sách phải được đặt trong từng tình huống cụ thể; Còn nhà khoa học B Guy Peter (1990) xác định CSC là “toàn bộ các hành động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi người dân”, hành động

15 này được thể hiện ở ba cấp độ: lựa chọn chính sách, đầu ra chính sách và tác động của chính sách [165].

Cũng theo các nghiên cứu, ta thấy sự ảnh hưởng của chính trị đến thực hiện chính sách và công nhận một quá trình phản hồi ý kiến của các bên khi tham gia thực hiện chính sách Nhà nghiên cứu Brian Hogwood và Lewis Gunn đã đưa một danh sách yêu cầu đối với các công việc của nhà hoạch định chính sách để thảo luận về tính không thể đạt được của cái gọi là “triển khai hoàn hảo” (perfect implementation) [185, pp 199-206] Tiếp đó phải kể đến các nghiên cứu của Thomas Dye Dye, T R [193, p.13] và O’Toole, L.J., Jr khi xác định vai trò nòng cốt của các nhà chính trị và vai trò của nhà nước trong hình thức thực thi chính sách và chủ thể thực thi chính sách [190] Đề cập đến vai trò của chính quyền liên bang trong thực hiện chính sách thể hiện ở chỗ: chính quyền cung cấp thông tin (Downs, 1967: 133-136), [184]); hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật [184].

Các tác giả Michael Lipsky Lipsky, M [188] Bo Rothstein Rothstein [162] lại đề cập đến việc cần có sự tham gia của người dân vào quá trình thực hiện chính sách và kỳ vọng, thất vọng của người dân khi thực hiện các chính sách xã hội Ở khía cạnh khác, khi một chính sách thực hiện thất bại, Benny Hjern và cộng sự Hjern, B and Porter, D.O [163], Bo Rothstein Rothstein [162] đã cho thấy người dân không có lòng tin vào các tổ chức thực hiện chính sách công, các nhà nghiên cứu khẳng định “không có sự tin tưởng của công dân” vào các tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách công, việc thực hiện có khả năng thất bại và lập luận về những bất lợi của chính quyền khi thực hiện chính sách không có sự tham gia của người dân [177], [178) Thực tế cho thấy mô hình thực hiện chính sách từ dưới lên đề cao vai trò của công dân - đối tượng thụ hưởng chính sách không chỉ tham gia trong khâu hoạch định, mà cả ở khâu thực hiện chính sách.

- Những nghiên cứu bàn về đô thị thông minh:

Hai tác giả Colin Harrison và Ian Abbott Bonnelly trong bài viết Lý thuyết về đô thị thông minh (A theory of smart cities) đăng trong Kỷ yếu Hội nghị thường niên lần thứ 55 của ISSS vào năm 2011 tại thành phố Hull, Vương quốc Anh đã khái quát lịch sử của vấn đề đô thị thông minh [166 - tr.70] Cụm từ đô thị thông minh không phải là mới, năm 1998 cụm từ này xuất hiện, bắt nguồn từ phong trào Smart Growth nhằm ủng hộ các chính sách quy hoạch đô thị mới Và đến năm 2009, cụm từ này được thừa nhận rộng rãi với khởi nguồn của đề xuất của Tập đoàn IBM, Cisco, IBM, Siemens (Hoa Kỳ) Gần 20 năm qua, khái niệm đô thị thông minh vẫn còn nhiều tranh luận và chưa có sự thống nhất Cũng có thể nói, mặc dù hầu hết các nước trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn đầu của phát triển đô thị thông minh bởi nhiều yếu tố về công nghệ, chỉnh sửa mô hình theo nhu cầu phát triển và phụ thuộc cả tiềm lực tài chính khi muốn phát triển toàn diện mô hình này thì các nghiên cứu về đô thị thông minh đã nhận được sự quan tâm của đông đảo học giả với các quy mô và cách thức tiếp cận, nghiên cứu khác nhau.

Tác giả Sehl Mellouli vào năm 2009, với bài viết “Intelligent Agents for E-Government Development, Electronic Government”, An InternationalJournal, Volume: 6, issue: 2, page(s): 177-192 (“Cơ quan thông minh để phát triển chính phủ điện tử, Chính phủ điện tử”, Tạp chí Quốc tế, tập: 6, số: 2,tr177- 192) Bài báo này trình bày một khung kiến trúc với công nghệ thích hợp để thiết kế và triển khai chính phủ hiệu quả các dịch vụ Kiến trúc hướng dịch vụ được điều khiển bởi đa tác nhân thông minh các thành phần được đề xuất như một giải pháp để đạt được các mục tiêu của chính phủ về công dân hiệu quả tập trung, khả năng đáp ứng và dự đoán Các dịch vụ được tập hợp thành nhóm của các dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực cụ thể của chính phủ.Công dân có quyền truy cập thông qua một điểm vào đa kênh duy nhất và thông qua dịch vụ nhóm đến bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp bởi một bộ hoặc một cơ quan công

17 quyền Kết quả của nghiên cứu này cho phép các chính phủ nhận thức được các công nghệ tiên tiến có thể hỗ trợ họ phục vụ công dân của họ tốt hơn.

Năm 2015, 3 tác giả Vito Albino, Umberto Berardi & Rosa Maria Dangelico trong bài viết “Smart Cities: Definitions, Dimensions, Performance, and Initiatives”, Journal of Urban Technology, Volume: 22, issue: 1, page(s): 3-21 (“Thành phố thông minh: Định nghĩa, Thứ nguyên, Hiệu suất và Sáng kiến”, Tạp chí Công nghệ Đô thị, tập: 22, số: 1, tr.3-21) [204] Bài báo này nhằm mục đích làm rõ nghĩa của từ “thông minh” trong ngữ cảnh của các thành phố thông qua cách tiếp cận dựa trên tổng quan tài liệu chuyên sâu về các nghiên cứu liên quan cũng như các tài liệu chính thức của các tổ chức quốc tế Nó cũng đã xác định các kích thước và yếu tố chính đặc trưng cho một thành phố thông minh Các chỉ số đo lường khác nhau về đô thị thông minh được xem xét để cho thấy sự cần thiết phải có một định nghĩa chung về những gì cấu thành thành phố thông minh, các tính năng của nó là gì và nó hoạt động như thế nào so với các thành phố truyền thống Hơn nữa, các biện pháp thực hiện và các sáng kiến ở một số thành phố thông minh đã được xác định.Năm 2018, khi bàn đến sự tập trung vào người dân là một trong những vấn đề được nói đến một cách rõ ràng dành cho các nhà lãnh đạo trong một báo cáo đặc biệt được xuất bản bởi tổ chức Knowledge @ Wharton (Tổ chức tư vấn kết nối với Trường Kinh doanh Wharton của Đại học Pennsylvania). Báo cáo có tên là “Các thành phố thông minh: Bộ công cụ cho nhà lãnh đạo”, kêu gọi các nhà lãnh đạo thành phố suy nghĩ lại về vai trò của họ Họ nên thấy rằng mình không phải là người quản lý các cơ quan hành chính mà là những người xây dựng cộng đồng, những người giúp nuôi dưỡng lòng tin, sự hòa hợp và coi đó là một niềm vinh dự Theo báo cáo này, việc phát triển thành phố thông minh ở những quốc gia dẫn đầu hiện đang ở giai đoạn thứ ba, trong đó chính thành phố đã trở thành một nền tảng để tương tác, hợp tác và đồng sáng tạo với người dân Thành công trong giai đoạn mới này có nghĩa là nhà quản lý đô thị

19 phải xác định lại các mục tiêu của thành phố thông minh để đáp ứng nhu cầu nội tại của người dân và những bên liên quan đến họ Những người đứng đầu có thể bắt đầu bằng cách xác định lại các mục tiêu của thành phố thông minh để công dân là trung tâm của mọi mục tiêu, thay vì các lĩnh vực đô thị thông thường như tiện ích và giao thông Để đáp ứng lại những yêu cầu trải nghiệm mà công dân số ngày nay mong đợi, họ nên thúc đẩy sự hợp tác giữa các ban ngành thành phố cũng như khuyến khích người dân tham gia trực tiếp vào các cuộc đối thoại với nhà lãnh đạo đô thị Những người đứng đầu có thể bắt đầu bằng cách xác định lại các mục tiêu của thành phố thông minh để công dân trở thành trung tâm của mọi quá trình, thay vì các lĩnh vực đô thị thông thường như tiện ích và giao thông Để cung cấp các loại trải nghiệm theo yêu cầu mà người dân sống trong thời kì tiến bộ ngày nay mong đợi, họ nên thúc đẩy sự hợp tác giữa các ban ngành thành phố cũng như khuyến khích người dân tham gia trực tiếp vào những cuộc tọa đàm với các nhà lãnh đạo.

- Những nghiên cứu bàn về chính phủ thông minh Ở góc độ quản trị, chính phủ và đô thị thông minh, năm 2016, nhóm tác giả Ines Mergel , R Karl Rethemeyer đã viết Big Data in Public Affairs, public administration and the disciplines, Volume: 76, issue: 6, page(s): 928-

937 (Dữ liệu lớn trong các vấn đề công, hành chính công và các kỷ luật, Tập:

76, số: 6, tr928-937) [174] Bài viết này đã cung cấp tổng quan về các vấn đề khái niệm, nội dung và thực tiễn xung quanh “dữ liệu lớn” để cung cấp một góc nhìn về cách lĩnh vực công có thể đối phó thành công với cuộc cách mạng dữ liệu lớn Dữ liệu lớn trong các vấn đề công là sự kết hợp của dữ liệu hành chính được thu thập thông qua các phương tiện truyền thống và các tập dữ liệu quy mô lớn được tạo bởi các cảm biến, mạng máy tính hoặc cá nhân khi họ sử dụng Internet Trong các vấn đề cộng đồng, các cơ hội mới để hiểu rõ theo thời gian thực về các mẫu hành vi đang xuất hiện nhưng bị ràng buộc bởi các biện pháp bảo vệ hạn chế khả năng tiếp cận của chính phủ thông qua việc hạn chế thu thập và

21 phân tích những dữ liệu này Để giải quyết cả những cơ hội và thách thức của hiện tượng mới nổi này, các tác giả xem xét quy luật phát triển của các bài báo về dữ liệu lớn trên các lĩnh vực liên quan Thứ hai, họ đưa ra một định nghĩa hoạt động của dữ liệu lớn trong các vấn đề công cộng Thứ ba, họ xem xét những thách thức về phương pháp luận và phân tích của việc sử dụng dữ liệu lớn trong học thuật và thực hành các vấn đề công.

Tiếp theo, nhóm tác giả Rashed Shtait Hamad AL Shamsi, Ali Abdulbaqi Ameen, Osama Isaac, Ahmed Hamoud AlShibami, Gamal Sayed Khalifa năm 2018, “The Impact of Innovation and Smart Government on Happiness: Proposing Conceptual Framework”, International Journal of Management and Human Science (IJMHS), Volume: 2, issue: 2, page(s): 10-

26 (Tác động của Đổi mới và Chính phủ Thông minh đối với Hạnh phúc: Đề xuất khung khái niệm, Tạp chí Quốc tế về Quản lý và Khoa học Con người (IJMHS), tập: 2, số: 2, tr.10-26) [201] Nghiên cứu này đã đề xuất một mô hình khái niệm và tìm ra mối quan hệ giữa các sáng kiến của chính phủ thông minh và hạnh phúc Mục đích của nghiên cứu này là khám phá mức độ ảnh hưởng của chính phủ thông minh đến hạnh phúc và những biến gắn với mối quan hệ đó Đặc biệt, là bài nghiên cứu đã tiến hành cuộc điều tra của đế quốc để xem xét mối quan hệ giữa sự đổi mới của chính phủ thông minh này và Hạnh phúc thông qua yếu tố Đổi mới như yếu tố trung gian Mô hình này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc mở các cơ hội khác nhau cho các học giả và cả thực hành.

Tác giả Guenduez, A A và các cộng sự, cũng vào năm 2018, đã có bài viết Smart Government Success Factors, Swiss Yearbook of Administrative

Sciences, Volume: 9, issue: 1, page(s): 96 -110 (Thành công của Chính phủ

Thông minh các nhân tố, Niên giám Khoa học Hành chính Thụy Sĩ, tập: 9, số:

1, tr.96 - 110) [180] Trong bài viết này, tác giả đã tìm cách xác định các yếu tố thành công cho các sáng kiến của chính phủ thông minh Không chỉ thế, tác giả đã cung cấp một đánh giá được chọn lọc về tài liệu hiện tại về động cơ,mục

Đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình đã tổng quan và những vẫn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án

và những vẫn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Thành phố thông minh là một xu thế không thể đảo ngược, là giải pháp tối ưu giải quyết các vấn đề của Đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh chóng, giúp các Đô thị tối ưu hoá các nguồn lực, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, an ninh an toàn hơn, tiện ích hơn cho người dân và phát triển kinh tế xã hội.

77Việc xây dựng thành phố thông minh không chỉ của Chính phủ, chính quyền các cấp mà cần sự ủng hộ, đồng hành và vào cuộc mạnh mẽ của tất cả người dân và doanh nghiệp Các công trình nghiên cứu trình bày ở trên chủ yếu tập trung vào việc nhận diện thành phố thông minh, xây dựng và quản lý đô thị thông minh, kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh ở một số địa phương cả trong nước và quốc tế Các nghiên cứu cũng chỉ ra được phần nào khó khăn đặt ra đối với thành phố Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đô thị thông minh Xây dựng và quản lý đô thị thông minh đã được các công trình nghiên cứu trên đề cập đến và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các đô thị thông minh, còn thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh chưa được làm rõ Các nghiên cứu chưa đề cập đến việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh Các công trình nghiên cứu đã tổng quan trên đây chưa thực sự đầy đủ cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh của tác giả.

1.2.2 Những vấn đề liên quan đến đề tài cần tiếp tục nghiên cứu

Các nghiên cứu trong tổng quan trên đã phân tích và làm rõ việc quản lý và xây dựng đô thị thông minh, chưa phân tích được thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh ở thành phố Hồ Chí Minh Thực tế, đây là hai phạm trù có nội hàm khác hẳn nhau và là một khoảng trống mà tác giả luận án muốn tập trung khai thác để nghiên cứu, tìm ra những điểm mới để đóng góp cho quá trình phát triển nói chung của thành phố và đất nước.

Việt Nam xác định phát triển đô thị thông minh với 3 trụ cột chính là quy hoạch và xây dựng đô thị thông minh, quản lý đô thị thông minh và thực hiện các dịch vụ, tiện ích đô thị một cách thông minh dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn và xây dựng một xã hội đô thị phát triển hài hòa,phát huy bảo tồn giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.Tuy nhiên, do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, văn hoá xã hội, thể chế chính trị và kinh tế khác nhau mà quá trình xây dựng đô thị thông minh ở mỗi thành phố, mỗi vùng miền và quốc gia có những điểm khác nhau Điều này

79 cho thấy những nghiên cứu chỉ ra sự thành công trong xây dựng đô thị thông minh cần học tập nhưng có cải tiến để có thể áp dụng được ở Việt Nam Do đó, cả về mặt lý luận và thực tiễn, định hướng chiến lược phát triển bền vững ở mỗi quốc gia, mỗi thành phố có những đặc thù riêng trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của mình Điều này cũng đòi hỏi quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về đô thị hoá, phát triển bền vững đô thị hoá cần được tiến hành kỹ lưỡng trên cơ sở cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của từng lý thuyết. Đến nay, việc phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, các nghiên cứu về đô thị thông minh đã được tiến hành ở quy mô và cấp độ khác nhau Các nghiên cứu đã có giúp các cơ quan tham mưu của Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp thảo luận về định hướng, các giải pháp thúc đẩy phát triển hạ tầng số và công nghệ số nền tảng cho đô thị thông minh, từ đó, hoàn thiện khung kế hoạch, hệ thống pháp lý, nâng cao năng lực quản lý, cải thiện chất lượng cuộc sống, phát huy hiệu quả các hoạt động và dịch vụ của đô thị Tuy nhiên, xem xét các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy, các nghiên cứu chủ yếu chỉ nghiên cứu, tìm hiểu các khía cạnh rời rạc của đô thị thông minh, rất thiếu vắng những công trình nghiên cứu bài bản, công phu và có quy mô lớn Có nghiên cứu thiên về kỹ thuật, có nghiên cứu thiên về giới thiệu, có nghiên cứu thiên về đề xuất hoặc trao đổi, hiếm có nghiên cứu mang tính tổng thể Điều này có thể lý giải do tính mới của vấn đề, các nhà quản lý, chuyên gia, học giả vừa làm, vừa nghiên cứu, vừa quan sát Mặc khác, góc độ tiếp cận vấn đề đô thị hóa được xem xét theo hướng quản lý đô thị, công nghệ thông tin, quản lý nhà nước, rất ít nghiên cứu tiếp cận theo hướng chính sách công.

Thêm vào đó dưới ảnh hưởng mạnh mẽ mang tính thay đổi lịch sử của đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến quá trình xây dựng và tiếp cận lại đô thị thông minh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Các đô thị

81 trong nước đang triển khai chiến lược xây dựng đô thị thông minh cũng gánh chịu những khó khăn to lớn Giữ vai trò là đô thị lớn nhất cả nước, là địa phương tiên phong và chịu trách nhiệm đầu tiên với những chính sách mới, thành phố

Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ sớm thành công trong việc xây dựng một siêu đô thị thông minh mang tầm vóc châu Á mà vẫn xử lý được các vấn đề về kinh tế- xã hội gắn liền với sự phát triển của thành phố như về cơ cấu kinh tế, việc làm, tài chính công, dân số đô thị và môi trường trong xây dựng đô thị thông minh Các nghiên cứu về đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh cũng rất phong phú, tuy nhiên các học giả vẫn có sự thận trọng nhất định 3 năm từ khi triển khai Đề án đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng chưa có một nghiên cứu đầy đủ và tổng thể nào được công bố rộng rãi về thực hiện chính sách đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh Đó chính là khoảng trống nghiên cứu mà luận án sẽ hướng tới. Đề tài luận án này có nhiều tính thách thức cho vấn đề còn tranh luận nhưng việc xem xét quá trình xây dựng đô thị thông minh ở góc độ chính sách công và nghiên cứu về thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn Chính việc nghiên cứu việc thực hiện chính sách này sẽ cho phép chính quyền thành phố Hồ Chí Minh thêm căn cứ khoa học và thực tiễn để củng cố, bổ sung vào hiệu quả thực tiễn của việc xây dựng đô thị thông minh Đề tài có mục tiêu nghiên cứu tổng quát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh, tập trung xác định các nhân tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa chúng, những điểm bất cập của quá trình thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, biện pháp cải thiện chính sách xây dựng đô thị thông minh và từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm góp phần thúc đẩy sự thành công của thực hiện chính sách tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2025 thành phố Hồ Chí Minh là đô

83 thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; tầm nhìn đến năm 2045 sẽ trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng sống cao theo định hướng siêu đô thị thông minh.

- Từ những lập luận trên, tác giả đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu làm định hướng cho luận án như sau:

+ Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng đô thị thông minh nói chung;

+ Các chính sách về xây dựng đô thị thông minh đã có và những điểm bất cập hoặc còn thiếu ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh.

+ Việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh ở TP Hồ Chí Minh được triển khai như thế nào?

+ Nguyên nhân của những thiếu sót, tồn tại trong việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ đó đề xuất giải pháp đề khắc phục những thiếu sót và tồn tại đó theo quan điểm của tác giả.

Trong Chương 1, tác giả đã đưa ra những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước của các tác giả, các nhà khoa học Tác giả chỉ ra được trong các nghiên cứu đó, các tác giả đã nghiên cứu về những vấn đề gì, có liên quan đến vấn đề mà tác giả nghiên cứu không Qua đó, tác giả nêu ra được những khoảng trống mà các nghiên cứu trong và ngoài nước chưa thực hiện được, từ đó cho thấy việc nghiên cứu của tác giả là vấn đề mới, chưa từng được tìm hiểu trước đây và như vậy, nghiên cứu này chắc chắn sẽ có đóng góp mới cho môi trường khoa học nói chung cũng như có thể ứng dụng vào thực tế.

Một số khái niệm

Theo nhận định của tác giả, có 6 yếu tố cơ bản làm nên một đô thị thông minh:

- Nền kinh tế thông minh: là một đô thị luôn muốn định vị mình ở vị trí trung tâm trong nền kinh tế của sự đổi mới và thu hút người tài.

- Nền quản trị thông minh: đô thị có một hệ thống chính quyền ứng dụng công nghệ số hóa, công nghệ thông tin với nhiều dịch vụ trực tuyến, hệ thống wifi phục vụ cho người dân và dữ liệu số nội sinh của dân cư và đô thị.

- Môi trường sống hợp lý cho mọi người và sản xuất kinh doanh: là một đô thị có thể hóa giải các xung đột của một không gian sống, sự di chuyển đô thị và của một trung tâm kinh tế … trong khi vẫn có thể đảm bảo môi trường bền vững (giảm tiêu thụ năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và giảm lượng khí thải).

- Giao thông vận tải hiện đại ứng dụng nhiều công nghệ giúp an toàn và tiết kiệm thời gian, năng lượng: với khả năng tổ chức của mình, đô thị tự thay thế ô tô, phương tiện cá nhân ô nhiễm và đông đúc bằng việc thúc đẩy sự phát triển của các phương tiện công cộng và bảo vệ tốt môi trường.

- Dân cư có kỹ năng cao: là đô thị giảm thiểu sự bất bình đẳng xã hội và trang bị cho công dân có các kỹ năng cần thiết.

- Môi trường sống thông minh: đó là đô thị chăm lo tốt nhất việc chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội cho công dân.

Từ nhận thức trên, tác giả cho rằng khái niệm đô thị thông minh được hiểu như sau: Đô thị thông minh là đô thị sử dụng công cụ điều khiển hệ tích hợp kết nối giữa hệ thống thế giới thực và thế giới ảo, với nền tảng là tư duy hệ thống, phương tiện là sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, mục tiêu

87 là xây dựng đô thị có giá trị, có sức sống, có khả năng phục hồi và có sức cạnh tranh, thước đo là sự hài lòng của cộng đồng dân cư, tiêu chí đạt chuẩn các chỉ số an toàn.

2.1.2 Chính sách và chính sách công

Chính sách là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu khoa học, trong hoạt động quản lý nhà nước và trong đời sống xã hội Chính sách được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra” [90].

Tác giả James E Anderson cho rằng: “Chính sách là một quá trình hành động hoặc không hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề quan tâm” [Anderson, J.E., 2011: 6].

Một cách hiểu khác, tác giả Nguyễn Tiến Dũng quan niệm: “chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề lặp đi lặp lại” [25].

Chủ thể ban hành chính sách có thể là Nhà nước, doanh nghiệp hay các tổ chức khác Những chính sách do Nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề chung của xã hội, của cộng đồng hay hướng đến đạt được các mục tiêu công được gọi là chính sách công Từ nhiều phương diện nghiên cứu, chính sách công được quan niệm có sự khác nhau.

Tác giả Thomas Dye quan niệm “Chính sách công là bất kỳ những gìNhà nước lựa chọn làm hoặc không làm” [Dye, T., 2008] Theo quan niệm này, chủ thể của chính sách công là Nhà nước và chính sách công thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động của Nhà nước Bên cạnh đó, quan niệm này đưa ra một đặc tính của chính sách công là tính được thực thi trên thực tiễn (khác với những dự định tồn tại trong đầu của các nhà chính trị, các nhà quản lý) Tuy nhiên, khi tiếp cận quan niệm này, người đọc rất khó xác định hình thức tồn tại cụ thể của chính sách công trong các hoạt động của Nhà nước.

Tác giả Lê Chi Mai quan niệm: “Chính sách công là một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống KTXH theo mục tiêu xác định” [78] Còn tác giả Nguyễn Hữu Hải cho rằng: “Chính sách công là những kết quả ý chí chính trị của Nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng, mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công của xã hội” [44].

Cuốn Chính trị trong chính sách công cho rằng, chính sách công là định hướng hành động do Nhà nước lựa chọn để giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng phù hợp với thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ nhằm giữ cho xã hội phát triển theo định hướng Chính sách công là một chuỗi các quyết định của Nhà nước được thực thi trên thực tế nhằm giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định [19].

Dưới góc độ quản lý nhà nước, Chính phủ Việt Nam cho rằng, chính sách công là “định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định” [Nghị định số 34/2016/NĐ- Chính phủ].

Như vậy, có nhiều quan niệm về chính sách công Một cách ngắn gọn có thể hiểu chính sách công là công cụ của Nhà nước, thể hiện trong chuỗi các quyết định quản lý, được hoạch định và tổ chức thực thi để giải quyết các vấn đề công hay để đạt các mục tiêu xác định, tác động đến cộng đồng xã hội.

Theo tiêu chí khoa học được chuẩn hóa, chúng ta quan niệm chính sách công như sau:

Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh

2.2.1 Chủ thể thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh

Dựa trên những khái niệm về chính sách công, các chủ thể được hiểu như sau:

- Chủ thể xây dựng chính sách xây dựng đô thị thông minh là các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức có liên quan trong hệ thống bộ máy nhà nước Các cơ quan nhà nước ở đây bao gồm các cơ quan ở Trung ương, có nhiệm vụ chỉ đạo định hướng và xây dựng chính sách chung nhất cho toàn quốc Đến các địa phương, việc xây dựng chính sách phải dựa trên sự ủy quyền và trao quyền

97 của cấp trung ương, đồng thời dựa vào điều kiện đặc thù của địa phương mà ban hành ra một chính sách cụ thể Việc xây dựng chính sách phải dựa trên mọi lĩnh vực của hoạt động quản lý kinh tế - xã hội.

Chủ thể thực hiện chính sách đa phần ở địa phương, là những người trực tiếp hàng ngày thực hiện mọi công việc để đưa chính sách vào đời sống

- Người dân là đối tượng thụ hưởng chính sách xây dựng đô thị thông minh, nhưng cũng là đối tượng tham gia vào quá trình thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh.

2.2.2 Quy trình thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh

Theo như phần tổng quan nghiên cứu, thực hiện chính sách công cũng đã được một số nhà nghiên cứu và phân tích rõ, đó là một công đoạn trong chu trình chính sách công Thực hiện chính sách đóng vai trò quan trọng, vừa thực hiện mục tiêu chính sách vừa kiểm nghiệm, đánh giá việc thực hiện chính sách trong thực tế, góp phần cung cấp luận cứ cho việc hoạch định, ban hành chính sách tiếp theo Quan điểm về chu trình thực hiện chính sách công của các nhà khọc vẫn còn những ý kiến khác nhau như là chu trình thực hiện chính sách gồm 3, 5 hay 7 bước Theo quan niệm của Nguyễn Hữu Hải quy trình thực hiện chính sách công bao gồm 5 bước cơ bản: (1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công; (2) Phổ biến, tuyên truyền chính sách công; (3) Phân công, phối hợp thực hiện chính sách công; (4) Đôn đốc thực hiện chính sách công; (5) Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm [44] Còn tác giả Lê Chi Mai khi bàn về thực hiện chính sách công thì quy trình phải trải qua 7 bước cơ bản: 1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công; (2) Phổ biến, tuyên truyền chính sách công; (3) Phân công, phối hợp thực hiện chính sách công; (4) Duy trì chính sách; (5) Điều chỉnh chính sách;(6) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách công; (7) Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm [78] Hoặc trong cuốn giáo trình Bồi dưỡng chương trìnhChuyên viên chính của Bộ Nội vụ lại chỉ ngắn gọn 3 bước: Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách, Tổ chức

99 thực hiện chính sách và đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách Chính vì vậy, quy trình thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh cũng căn cứ vào thực tiễn có thể tổ chức thực hiện theo 5 bước Bởi chính sách xây dựng đô thị thông minh là loại hình chính sách công mang các đặc điểm của chính sách công đồng thời có những nội dung liên quan đến xây dựng đô thị thông minh Ở Việt Nam, chính sách xây dựng đô thị thông minh là một chính sách mới, chưa từng có trước đây và mới triển khai trên thực tế cũng như không phải được triển khai tại tất cả các địa phương Dựa trên cơ sở lý luận về chính sách xây dựng đô thị thông minh, quy trình thực hiện chính sách công và thực tế triển khai chính sách xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có thể đề xuất một quy trình thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh theo 5 bước: (1) Xây dựng kế hoạch triển khai chính sách; (2) Phổ biến tuyên truyền chính sách; (3) Phối hợp thực hiện chính sách; (4) Kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách (5) Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm.

2.2.3 Nội dung của chính sách xây dựng đô thị thông minh

Chính sách xây dựng đô thị thông minh sẽ gồm các nội dung sau:

- Chính sách xây dựng chính quyền điện tử: Là tổng thể các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) - Truyền thông vào trong việc quản lý, điều hành của Nhà nước nhằm xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, minh bạch; Tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả điều hành nhà nước, mang lại thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho dân chúng.

- Chính sách xây dựng giao thông thông minh: Đây là hệ thống các quy định, quy chế, luật lệ của Nhà nước nhằm nâng cao năng lực, tính hiệu quả của công tác quản lý giao thông, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian,chi phí đối với người tham gia giao thông Qua đó, giảm ùn tắc giao thông,điều tiết giao thông một cách thông minh, hiệu quả; khuyến khích áp dụng các phần

101 mềm CNTT trên các phương tiện cá nhân để tăng tính hiệu quả của mô hình giao thông thông minh.

- Chính sách áp dụng CNTT - Truyền thông trong lĩnh vực y tế: Đây là hệ thống các quy định quy tắc trong lĩnh vực chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận và trao đổi với các cơ sở khám chữa bệnh từ xa, rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính cho cả nhân viên y tế và người bệnh; Xây dựng hồ sơ y tế cá nhân nhằm nắm bắt tiền sử bệnh tật, quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân để theo dõi toàn diện và liên tục.

- Chính sách áp dụng CNTT - Truyền thông trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo: Đây là hệ thống các quy định, pháp luật của nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành trong giáo dục, hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng sáng tạo, linh hoạt, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu bài giảng, tư duy sáng tạo, có điều kiện tiếp cận với CNTT từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh.

- Chính sách áp dụng CNTT - Truyền thông trong kiểm soát ô nhiễm môi trường, cảnh bảo thiên tai: Hệ thống các quy định và nguyên tắc, pháp luật trong chính sách này nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường,cảnh báo thiên tai, nhằm kịp thời đưa ra những thông báo, cảnh báo chính xác cho cơ quan quản lý và người dân, đồng thời, khắc phục nhanh chóng, hiệu quả các sự cố về môi trường, ảnh hưởng của thiên tai.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh

- Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách công:

Thứ nhất, tính chất của vấn đề chính sách Tính chất của vấn đề chính sách, tính đa dạng hay đơn nhất về mặt hành vi của đối tượng chính sách, số lượng nhân khẩu thuộc đối tượng chính sách và số lượng hành vi của đối tượng chính sách cần điều chỉnh đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện chính sách công.

Thứ hai, tính đúng đắn và cụ thể của chính sách hay nói cách khác, đó là chất lượng chính sách Chất lượng chính sách ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách công Sự ảnh hưởng của chất lượng chính sách đối với hiệu quả thực hiện chính sách thể hiện ở hai điểm chủ yếu: Tính đúng đắn của chính sách và tính rõ ràng, cụ thể của chính sách.

Thứ ba, nguồn lực thực hiện chính sách Nguồn lực để thực hiện chính sách có đầy đủ hay không cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách Ngay cả khi chính sách được ban hành rất rõ ràng, cụ thể, nhưng nếu cơ quan thực hiện chính sách thiếu nguồn lực cần thiết, thì kết quả của việc thực hiện chính sách không thể đạt được mục tiêu chính sách.

Thứ tư, sự tương tác, trao đổi và phối hợp giữa các cơ quan và cá nhân trong thực hiện chính sách Sự tương tác và trao đổi giữa các cơ quan và cá nhân trong thực hiện chính sách là một yếu tố quan trọng để thực hiện chính sách có hiệu quả Bởi xây dựng thành phố thông minh cần phải có sự tham gia của mọi người dân cũng như các cấp, các ngành, địa phương.

Thứ năm, sự tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng chính sách Đối tượng chính sách ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách Chính sách có đạt được mục đích đề ra hay không thì không chỉ phụ thuộc vào chất lượng chính sách và năng lực của chủ thể thực hiện chính sách, mà còn phụ thuộc vào thái độ của đối tượng chính sách.

Thứ sáu, phẩm chất và năng lực của những người thực hiện chính sách.

Bất cứ chính sách nào cũng cần dựa vào chủ thể thực hiện chính sách để thực hiện Việc người thực hiện chính sách am hiểu, nắm vững chính sách, đầu tư cho việc thực hiện chính sách, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm với công việc và có trình độ quản lý tương đối cao là điều kiện quan trọng để thực hiện chính sách có hiệu quả.

Thứ bảy, tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của cơ quan thực hiện chính sách Tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của cơ quan hành chính (cơ quan thực hiện chính sách) ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách.

Thứ tám, môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Một nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách đó là, môi trường chính sách bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Ở trên đã đề cập đến các yếu tố chung ảnh hưởng đền thực hiện chính sách, theo đó với đặc trưng riêng thì các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh cũng sẽ được chia thành các nhóm tương ứng như sau:

-Nhóm thứ nhất: các nhân tố gắn với bản chất vấn đề và chất lượng hoạch định chính sách:

+ Tính chất đa dạng của vấn đề chính sách Ví dụ như vấn đề về tài chính, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, khả năng đáp ứng đòi hỏi về tin học hóa, số hóa của cán bộ, công chức và người đân trong khu vực trong khoảng thời gian tiến hành nghiên cứu Vấn đề chính sách càng đa dạng thì việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh mà chính quyền thành phố đang hướng tới càng phức tạp, đòi hỏi độ tỷ mỉ, cẩn trọng nhưng đi kèm với nó là nhiều vấn đề nảy sinh hơn, cần thực hiện trong thời gian lâu hơn, đội ngũ thực hiện chính sách đối mặt với nhiều rủi ro phát sinh hơn Ví dụ như khả năng sử dụng và làm chủ công nghệ thông tin của người dân ở các tầng lớp, độ tuổi khác nhau là khác nhau, vì thế khi thực hiện chính sách phải xây dựng phương án cho tất cả các đối tượng cùng giải quyết một vấn đề chính sách.+ Các khó khăn kỹ thuật khi giải quyết vấn đề như ứng dụng CNTT trong quản lý đô thị, ứng dụng CNTT trong quản lý và giải quyết các thủ tục hành chính trong Giáo dục - Y tế, ứng dụng CNTT trong giảm tải đối với hệ thống giao thông và những vấn đề khác Những vấn đề kỹ thuật này được triển khai cần có sự phối hợp cả từ phía người dân, vì thế yếu tố giáo dục và nền tảng tri thức chi phối rất mạnh đến việc thực hiện chính sách Ví dụ:chính quyền có

105 xây dựng những đề án để hỗ trợ người dân, nhưng thành phố có lượng dân di cư từ những nơi khác đến rất nhiều nên thành phố không thể triển khai đề án hỗ trợ người dân nâng cao trình độ và năng lực sử dụng công nghệ thông tin phục vụ đời sống trong một thời gian cụ thể mà phải luôn duy trì phụ thuộc vào làn sóng người nhập cư Điều này gây ra gánh nặng rất lớn cho nền kinh tế và ngân sách thành phố.

+ Phạm vi và đặc thù của các nhóm đối tượng chính sách Ở đây cụ thể là các nhóm công dân khác nhau có điều kiện và nền tảng giáo dục, văn hóa, kinh tế khác nhau Vì đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh là nơi có tỷ lệ người nhập cư cao, việc đa dạng hóa các hình thức, biện pháp thực hiện chính sách phải được nhắm tới Chính vì vậy, điều này gây ảnh hưởng lớn tới đội ngũ thực hiện chính sách, việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho chính sách bởi mức độ đa dạng của các đối tượng mà chính sách hướng đến.

- Nhóm thứ hai: các nhân tố liên quan đến năng lực thực hiện chính sách:

+ Nhận thức và thái độ của các chủ thể thực thi: các chủ thể thực thi ở đây là cán bộ, công chức ở các cấp chính quyền thực hiện các quy định, quy tắc, các chương trình, nội dung pháp luật trong khuôn khổ chính sách và cả trong những hệ thống khác có liên quan Chủ thể thực hiện chính sách là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc thực hiện chính sách có thành công như kỳ vọng hay không Như chúng ta đã biết, con người là nhân tố chi phối tất cả mọi hoạt động trong đời sống xã hội Nếu chính sách tốt mà con người thực thi có nhận thức và thái độ không tốt có thể sẽ làm hỏng chính sách và ngược lại.

+ Số lượng và sự phân công trách nhiệm giữa các tổ chức tham gia thực hiện chính sách, thẩm quyền của các tổ chức thực thi, quan hệ phối hợp giữa các tổ chức thực thi, năng lực và kinh nghiệm của các tổ chức thực hiện chính sách: Việc phân cấp, phân quyền cho các cán bộ công chức được thực hiện như thế nào, các cán bộ, công chức đó đã được đào tạo và huấn luyện những gì, kinh nghiệm thực tế mà họ đã có ra sao Việc bố trí nhân lực đúng người,đúng việc,

107 hợp lý là vô cùng quan trọng Nếu chúng ta có một đội ngũ giỏi nhưng những nhà lãnh đạo không sắp xếp họ vào những vị trí phù hợp thì không thể phát huy được hết năng lực của họ, gây lãng phí và cản trở việc thực hiện chính sách.

+ Chất lượng nguồn nhân lực: Nhân lực được đào tạo tốt sẽ giúp việc thực hiện chính sách hiệu quả hơn và ngược lại.

+ Nguồn lực tài chính và các phương tiện vật chất cho việc thực hiện chính sách và cơ chế quản lý tài chính Tài chính và các yếu tố vật chất, kỹ thuật liên quan là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện chính sách.

Khái quát chung về Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1 Giới thiệu đặc điểm tự nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0

38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054’ kinh độ đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

Với tổng diện tích 2.095 km², TP HCM trở thành đô thị lớn nhất Việt Nam Về phân chi địa giới hành chính, 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8 quận Bốn quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình được thành lập mới Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè Năm 1978, thành phố nhận thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã Sau đợt điều chỉnh tiếp theo vào năm 1989, thành phố còn 182 phường và 100 xã, thị trấn Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn Hiện nay, TP.HCM gồm 16 quận nội thành, 01 thành phố và 5 huyện ngoại thành với 312 phường, xã và thị trấn.

3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội và đô thị TP Hồ Chí Minh

Về kinh tế - xã hội nói chung

TP.HCM chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước. TP.HCM là thành phố đông dân, tập trung đông người lao động thường trú và tạm trú (2017: 9.166.800 người, hơn 5 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên). Mặt khác, thành phố còn có mức thu nhập trung bình tháng khoảng 6.4 triệu đồng mỗi người, đứng thứ 2 cả nước.

Về cơ sở hạ tầng:

Thành phố đang đối diện với áp lực gia tăng dân số lên hệ thống hạ tầng cơ sở Trung bình 7-8 năm dân số tăng 1 triệu người đẩy mật độ dân số Thành phố hiện nay gấp 15 lần bình quân cả nước Trong khi mật độ đường của Thành phố chỉ đạt 1,98 km đường/km2, so với tiêu chuẩn quốc tế (10 km đường/km2) chỉ bằng 20% Nếu vẫn duy trì tốc độ và nguồn lực xây dựng như hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh phải mất 167 năm mới theo kịp chuẩn quốc tế Mật độ đường thấp nhưng Thành phố phải đối diện với tốc độ gia tăng phương tiện cơ giới rất nhanh Năm 1996, tỷ lệ xe ô tô và xe máy năm là

1996 là 24 xe/100 người thì năm 2016 đã lên mức 93 xe/100 người Và nếu không có gì thay đổi thì tỷ lệ này năm 2025 sẽ là 151 xe/100 người Một nguy cơ khác mà TP HCM phải đối diện đó chính là tác động của biến đổi khí hậu và sụt lún Địa hình TP.HCM vốn bằng phẳng và thấp khi có tới 876,3km 2 (chiếm 41,8% diện tích) có cao độ dưới 1 m so với mực nước biển; 445km 2 (chiếm 21,72%) có cao độ từ 1 - 1,5m; 783,44km 2 (chiếm 37,39%) có cao độ lớn hơn 1,5m Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết độ lún bình quân của TP. HCM là 4 cm/năm nhưng cá biệt có nơi lún nhanh hơn với tốc độ 6 cm/năm.

Dự báo đến 2045, mực nước biển dâng cao trung bình 0,5-1 cm/năm và độ lún trong bình 1cm/năm thì chênh lệch giữa mặt nước biển và mặt đất của TP. HCM sẽ tăng thêm 45 - 60 cm gây ra nguy cơ ngập úng cho phần lớn diện tích Thành phố.

Về cơ cấu và mật độ dân cư:

Theo số liệu thốn kê, vào năm 2022, thành phố Hồ Chí Minh có dân số gần 9.2 triệu người và thành phố Hồ Chí Minh cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác, số dân thành thị là 7,7 triệu người chiếm gần 80% dân số thành phố Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer, … Những người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.

Sự phân bố dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội ô Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.0 người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km² Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9% [209].

Về trình độ dân trí, văn hóa và phong tục:

Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) từ khi hình thành và trong quá trình phát triển luôn gắn liền với khu vực sản xuất thủ công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ cùng với vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, lúa gạo và nông sản là loại hàng hóa quan trọng bậc nhất Chừng đó yếu tố cùng với sự hoạch định cụ thể, lâu dài đã biến Sài Gòn - Chợ Lớn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) trở thành một đô thị-thương cảng kiểu phương Tây: Từ hạ tầng cơ sơ như đường bộ thay thế giao thông trên kênh rạch, hệ thống điện, đường cống ngầm thoát nước, xử lý chất thải và vệ sinh thành phố…) đến việc phát triển những ngành nghề dịch vụ, hình thành tầng lớp thị dân và lối sống, văn hóa đô thị, khu dân cư, khu thương mại, nhà thờ, quảng trường, công sở, các thiết chế văn hóa đô thị (thư viện, rạp hát, rạp chiếu phim, sân vận động…).

Những kiến trúc lớn như Trụ sở Công ty Vận tải biển Hoàng Gia (Bến

113Nhà Rồng), Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện, Nhà hát Thành phố, Bảo tàng Thành phố, Bảo tàng Lịch sử, Tòa án, Trụ sở UBND Thành phố… hợp thành khu trung tâm ngay từ khi thành phố chỉ mới có vài trăm ngàn dân, trở thành những công trình tiêu biểu do cho sự phù hợp giữa kiến trúc với công năng nhưng không hề lạc hậu dù đã hơn một thế kỷ trôi qua… Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn theo cách gọi cũ) còn là nơi hình thành cơ sở công nghiệp đầu tiên, xưa nhất phải kể đến là công xưởng

Ba Son được xây dựng trên cơ sở Xưởng Thủy từ cuối thế kỷ XVIII Từ cuối thế kỷ XIX nhiều nhà máy, công xưởng đã được xây dựng tại đây, Sài Gòn trở thành một trung tâm công nghiệp ở phía Nam.

Bản sắc văn hóa của đô thị TP Hồ Chí Minh gồm những đặc trưng của đô thị, từ cảnh quan tự nhiên đến văn hóa của cộng đồng.

Sông Sài Gòn còn là nơi giao thông đường thủy thuận lợi, quan trọng nhất, bởi cảng Sài Gòn là cửa ngõ thông thương với nước ngoài Hệ thống kênh rạch dày đặc là những con đường huyết mạch để vận chuyển lúa gạo và các loại nông sản, hàng hóa khác từ đồng bằng sông Cửu Long lên Cảng Sài Gòn để xuất khẩu Thương cảng Sài Gòn, từ góc độ lịch sử có thể coi là đặc điểm chủ yếu của đô thị thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ thống sông rạch làm nên cảnh quan “trên bến dưới thuyền” của thành phố Hồ Chí Minh: những con sông, kênh rạch với những bến sông nổi tiếng sinh hoạt buôn bán, cảnh quan văn hóa đặc trưng: sông - bến chợ - phố chợ ven sông - làng ven sông - giao thông đường thủy - ghe thuyền - cầu qua sông…

Hiện nay đại lộ Đông Tây được xây dựng đã đáp ứng nhu cầu giao thông và mang lại hiện đại cho thành phố, nhưng trả giá cho việc này là dọc hai bên sông - cũng là dọc theo đại lộ, những dãy nhà phố buôn bán biến mất, những tòa cao ốc đã và đang mọc lên Vẻ đẹp cổ xưa “trên bến dưới thuyền” sầm uất mà hồi giữa thế kỷ XX vẫn còn được ghi nhận đã không còn nữa.

Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) có một hệ thống sông lớn

Hệ thống chính sách xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam

Tại nước ta, việc xây dựng đô thị thông minh được Đảng và nhà nước quan tâm từ lâu Một số văn bản về việc xây dựng và phát triển đô thị thông minh có thể đề cập đến như sau:

3.2.1 Một số văn bản cấp trung ương ban hành

3.2.1.1 Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII).

Nội dung cụ thể như sau:

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô:

+ Tiếp tục ổn định và củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc; kiểm soát tốt lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước và nợ công theo hướng bảo đảm an toàn, bền vững; xử lý có hiệu quả nợ xấu của nền kinh tế gắn với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém.

- Tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược:

+ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; + Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; + Chú trọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.

Nghị quyết này chính là cơ sở nền tản về chính trị, tư tưởng, định hướng để xây dựng đô thị thông minh, coi việc xây dựng đô thị thông minh là căn cứ để áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý, phát triển kinh tế, là một hành tố góp phần hoàn thiện năng lực của từng con người góp phân vào xây dựng tổ quốc.

3.2.1.2 Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Bộ Chính trị về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

Quan điểm: Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phải hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; có phân kỳ đầu tư, ưu tiên những dự án quan trọng tạo sự đột phá và có tác động lan toả lớn Tăng cường công tác quản lý trong khai thác sử dụng công trình.

Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đồng thời tiếp tục dành vốn nhà nước tập trung đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội. Phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, mọi người dân đều có trách nhiệm tham gia đóng góp, trước hết là trong thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; bảo đảm lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh; thu hẹp khoảng cách vùng, miền; gắn với tiết kiệm đất canh tác, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu: Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải, bức xúc và từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, đáp ứng yêu cầu nước ta cơ bản đạt được quy mô và trình độ của nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Cùng với yêu cầu phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, cần tập trung nguồn lực cho 4 lĩnh vực trọng tâm với các mục tiêu cụ thể như sau:

+ Về hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn.+ Về hạ tầng cung cấp điện, bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đi đôi với tiết kiệm, giảm tiêu hao điện năng.

+ Về hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm tưới, tiêu chủ động cho diện tích lúa 2 vụ, các vùng cây công nghiệp và nguyên liệu, nuôi trồng thuỷ sản tập trung Chủ động phòng, tránh bão, lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

+ Về hạ tầng đô thị lớn, từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại, giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông, úng ngập; cung cấp ổn định điện, nước và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

3.2.1.3 Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về thúc đẩy ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa XI) quyết định xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề hướng dẫn, định vị công tác xây dựng thông tin phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển đất đai, giữ nước trong thời kỳ mới Nghị quyết số 36-NQ/TW được ban hành góp phần hiện thực hóa, hiện thực hóa các mục tiêu, đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011

- 2020, cũng là cơ sở để CNTT Việt Nam phát triển nhanh phù hợp với xu thế chung, xu thế của thế giới.

Với Nghị quyết số 36-NQ/TW, CNTT Việt Nam đang mở ra cơ hội “cất cánh”, đưa Việt Nam sớm trở thành cường quốc CNTT và truyền thông Để biến cơ hội này thành hiện thực, Đảng và đất nước phải có quyết tâm chính trị cao độ, có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ban đảng, ban ngành các cấp và có sự vào cuộc của cả hệ thống Hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan ban ngành và sự vào cuộc tích cực, chủ động của đội ngũ cán bộ, doanh nghiệp CNTT.

3.2.1.4 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Chính phủ

Tổ chức thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng thực hiện chính sách đô thị thông minh ở Thành Phố Hồ ChíMinh từ năm 2017 đến 2020 theo Quyết định số: 6179/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề án "Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025" được đo lường bởi 4 nội dung đó

145 là thực trạng xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố; thực trạng xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố; thực trạng xây dựng Trung tâm điều hành và quản lý và thực trạng xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp Các thang đo thực trạng này được đo lường với 5 cấp độ, từ chưa xây dựng đến hoàn thành.

Hình 3.3: Biểu đồ thực trạng thực hiện các nội dung của phát triển ĐTTM

Kết quả phân tích thực trạng ở Hình 1 cho thấy thực trạng thực hiện các nội dung này có mức điểm dao động từ 3.80 điểm đến 3.99 điểm (gần đạt mức

4 điểm theo thang đo 5 điểm) Với mức điểm này thì mức độ xây dựng của 4 nội dung này ở mức độ sắp hoàn thành Trong thang đo trong 4 nội dung thì xây dựng xây dựng “Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố” và “xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp” có điểm thực hiện cao nhất, tương ứng lần lượt là 3.98 điểm và 3.99 điểm, theo thang đo 5 điểm Tiếp theo là xây dựng trung tâm điều hành quản lý (3.88 điểm) và thấp nhất là xây dựng kho dữ liệu mở với 3.80 điểm.

Như vậy, thực trạng của việc thực hiện chính sách đô thị thông minh ở Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm 2017 đến 2022 ở mức độ sắp hoàn thành.

XD kho dữ XD mô hình XD TT điều XD hệ sinh liệu dự báo hành, quản thái khởi lý nghiệp

3.3.1 Thực trạng việc xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố

Mức độ thực hiện trung Điểm bình hạng Thứ

Mới bắt đầu Đang thực hiện

Chuẩn hoàn bị thành hoàn Đã thành

Tích hợp các cơ sở dữ liệu của sở - ban - ngành, quận - huyện, hình thành Kho dữ liệu dùng chung của thành phố

Xây dựng nền tảng dữ liệu mở, làm cơ sở phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố

Chia sẻ tài nguyên dữ liệu với người dân, góp phần nâng cao chất lượng sống và khuyến khích người dân tích cực tham gia giám sát, quản lý các mặt hoạt động của chính quyền, xã hội

Khuyến khích doanh nghiệp tham gia sử dụng dữ liệu mở để tạo ra sản phẩm giá trị mới đóng góp cho hệ sinh thái ứng dụng của thành phố.

Bảng 3.3.1: Thực trạng xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển

Hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố

Ghi chú: Điểm đánh giá mức độ thực hiện xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho Thành phố được đo lường bằng 5 mức độ, từ chưa thực hiện đến hoàn thành, tương ứng với số điểm từ

5 Điểm trung bình đánh giá mức độ thực hiện, điểm trung bình càng cao thì mức độ thực hiện càng cao.

Bảng trên mô tả chi tiết về mức độ thực hiện của các nội dung thành phần trong việc Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho Thành phố Kho dữ liệu này được sử dụng dựa trên Quyết định 5086/QĐ-UBND ngày 28/11/2019 về quy chế tích hợp, quản lý, vận hành, khai thác Kho dữ liệu dùng chung của thành phố do UBND TPHCM ban hành.

Theo đó, đây là sản phẩm do UBND thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn xây dựng nên Kho dữ liệu dùng chung của thành phố dựa trên nền tảng tích hợp của cơ sở dữ liệu người dân, cơ sở dữ liệu công ty, cơ sở dữ liệu bản đồ số và cơ sở dữ liệu danh mục dùng chung Tất cả việc tích hợp, kết nối, chia sẻ, sử dụng và tận dụng kho dữ liệu dùng chung sẽ diễn ra thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu của Thành phố với các cơ chế nhận dạng, xác thực và phân cấp người dùng.

Kho dữ liệu dùng chung của Thành phố được truy cập và sử dụng thông qua các dịch vụ truy cập trực tuyến và di động, giao diện lập trình ứng dụng, các phương pháp khác và giải pháp kỹ thuật để khai thác dữ liệu Các phần của kho dữ liệu dùng chung của Thành phố sẽ được chia sẻ với người dân, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp thông qua các dịch vụ dữ liệu mở để gia tăng giá trị và được sử dụng để đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Khi đưa vào vận hành, những vấn đề chủ yếu phát sinh là sự không tương thích, đồng bộ với hệ thống của các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, đặc biệt là ngành công an do đây là công việc có tính chất đặc thù.Một số công việc khó triển khai vì thiếu dữ liệu của công an cung cấp, điển hình là giao thông vận tải và quản lý hồ sơ pháp lý của người dân Để giải quyết tình trạng này, chính quyền thành phố phải chỉ đạo đi sâu đi sát và có nhiều hỗ trợ cụ thể cho mỗi trường hợp Ngoài ra, tại quyết định trên cũng có ghi rõ những hành vi bị nghiêm cấm, đó là: "Về các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Cản trở hoạt động kết nối, quyền khai thác và sử dụng dữ liệu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật Mua bán, chia sẻ dữ liệu vi phạm

149 quy định tại quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan Vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả khi kết nối, chia sẻ dữ liệu Làm sai lệch, giảm tính chính xác của dữ liệu trong quá trình kết nối, chia sẻ, khai thác Kho dữ liệu dùng chung Lưu trữ dữ liệu trái phép hoặc sử dụng dữ liệu vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, làm gián đoạn việc kết nối, chia sẻ, khai thác Kho dữ liệu dùng chung".

Với 4 thành phần đưa vào đánh giá thực trạng thì mức độ hoàn thành chung là 18.3%, mức độ chuẩn bị hoàn thành là 44.4%, mức độ đang thực hiện chiếm 36.5%, các mức độ cong lại chiếm tỷ lệ không đáng kể (

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.3: Biểu đồ thực trạng thực hiện các nội dung của phát triển ĐTTM. - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3.3 Biểu đồ thực trạng thực hiện các nội dung của phát triển ĐTTM (Trang 151)
Bảng 3.3.2: Thực trạng xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.3.2 Thực trạng xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố (Trang 156)
Bảng 3.3.2 thể hiện thực trạng xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.3.2 thể hiện thực trạng xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo (Trang 159)
Bảng 3.3.4: Thực trạng xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.3.4 Thực trạng xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp (Trang 161)
Bảng 3.4.1.1: Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực giao thông - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4.1.1 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực giao thông (Trang 163)
Bảng 3.4.1.2: Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực Y tế - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4.1.2 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực Y tế (Trang 165)
Bảng 3.4.1.3: Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực An toàn thực phẩm Ghi chú: 1 là đối tượng khảo sát dùng làm tham chiếu là cán bộ công chức, chuyên gia trong lĩnh vực; 2 là người dân; Điểm đánh giá lợi ích từ kết quả đô thị thông minh mang lại được đo lư - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4.1.3 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực An toàn thực phẩm Ghi chú: 1 là đối tượng khảo sát dùng làm tham chiếu là cán bộ công chức, chuyên gia trong lĩnh vực; 2 là người dân; Điểm đánh giá lợi ích từ kết quả đô thị thông minh mang lại được đo lư (Trang 168)
Bảng 3.4.1.4: Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực giao thông - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4.1.4 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực giao thông (Trang 169)
Bảng 3.4.1.7: Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực An ninh trật tự Ghi chú: 1 là đối tượng khảo sát dùng làm tham chiếu là cán bộ công chức, chuyên gia trong lĩnh vực; 2 là người dân; Điểm đánh giá lợi ích từ kết quả đô thị thông minh mang lại được đo lườn - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4.1.7 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực An ninh trật tự Ghi chú: 1 là đối tượng khảo sát dùng làm tham chiếu là cán bộ công chức, chuyên gia trong lĩnh vực; 2 là người dân; Điểm đánh giá lợi ích từ kết quả đô thị thông minh mang lại được đo lườn (Trang 174)
Bảng 15  (ở Phụ lục) mô tả chi tiết về các lợi ích mà xây dựng đô thị thông minh mang lại đối với lĩnh vực chính quyền điện tử - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 15 (ở Phụ lục) mô tả chi tiết về các lợi ích mà xây dựng đô thị thông minh mang lại đối với lĩnh vực chính quyền điện tử (Trang 175)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w