1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thuyết minh nhiệm vụ nghiên cứu phát triển cấp bộ

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu ứng dụng Mô hình thông tin công trình trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật (giao thông đô thị và cấp thoát nước) tại Việt Nam
Tác giả Tạ Ngọc Bình
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Thanh
Trường học Viện Kinh tế xây dựng
Thể loại khoa học công nghệ trọng điểm
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

10 Các cán bộ thực hiện nhiệm vụ: Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề án, không

Trang 1

PHỤ LỤC (Kèm theo Quyết định số /QĐ-BXD ngày tháng năm 2017

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

THUYẾT MINH

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CẤP BỘ

I THÔNG TIN CHUNG VỀ NHIỆM VỤ

1 Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu ứng dụng

Mô hình thông tin công trình trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật (giao thông đô thị

và cấp thoát nước) tại Việt Nam”

1a Mã số: (được cấp khi hồ sơ trúng tuyển)

2 Loại nhiệm vụ: khoa học công nghệ trọng điểm

3 Thời gian thực hiện: từ tháng 0 năm 201 đến tháng 6 7 12 năm 2018

4 Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí: 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng), trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng)

- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0

- Từ nguồn khác: 0

5 Phương thức khoán chi:

Khoán đến sản phẩm cuối cùng

Khoán từng phần, trong đó:

- Kinh phí khoán:775 triệu đồng

- Kinh phí không khoán: 225 triệu đồng

6 Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên: Tạ Ngọc Bình Ngày, tháng, năm sinh: 26 tháng 6 năm 1985 Nam/ Nữ: Nam Học hàm, học vị: Tiến sỹ

Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ: Phó Trưởng phòng Điện thoại của tổ chức: 04 62815987 Nhà riêng: Mobile: 0912922126 Fax: E-mail: ngocbinh.ta@gmail.com Tên tổ chức đang công tác: Phòng Đầu tư - Viện Kinh tế xây dựng Bộ Xây dựng- Địa chỉ tổ chức: 20 Thể Giao - Quận Hai Bà Trưng TP Hà Nội-

Địa chỉ nhà riêng: p 2314, Tòa nhà HH2 – Bắc Hà, Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội

Trang 2

7 Thư ký nhiệm vụ:

Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thanh Ngày, tháng, năm sinh: 26 tháng 4 năm 1978 Nam/ Nữ: Nữ Học hàm, học vị: Cử nhân

Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ:

Điện thoại của tổ chức: Mobile:

E-mail: nhthanh78@yahoo.com Tên tổ chức đang công tác: Phòng Đầu tư - Viện Kinh tế xây dựng Bộ Xây dựng - Địa chỉ tổ chức: 20 Thể Giao - Quận Hai Bà Trưng TP Hà Nội-

Địa chỉ nhà riêng:

8 Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

Tên tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Kinh tế xây dựng Điện thoại: 043.9740265 Fax: 04 38215987 E-mail: vienktxd@moc.gov.vn

Website: kinhtexaydung.gov.vn Địa chỉ: 20 Thể Giao Quận Hai Bà Trưng - - TP Hà Nội

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Ông Trần Hồng Mai

Số tài khoản: 9527.1.1056509 Kho bạc nhà nước chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ quan chủ quản đề án: Bộ Xây dựng

9 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện nhiệm vụ: (nếu có)

1 Tổ chức 1 :

Cơ quan chủ quản: Cục Hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây dựng Điện thoại: Fax:

Địa chỉ: số 37, Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Họ và tên thủ trưởng tổ chức:

Số tài khoản:

Ngân hàng:

2 Tổ chức 2 :

Cơ quan chủ quản: Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) Điện thoại: Fax:

Địa chỉ: 278 Tôn Đức Thắng, Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội

Họ và tên thủ trưởng tổ chức:

Số tài khoản:

Ngân hàng:

3 Tổ chức

Trang 3

10 Các cán bộ thực hiện nhiệm vụ:

(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính

thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề án, không quá 10 người kể

cả chủ nhiệm đề án)

Họ và tên, học hàm học vị

Tổ chức công tác Nội dung công việc tham gia

Thời gian làm việc cho

đề tài (Số tháng quy đổi)

1 Tạ Ngọc Bình -

Tiến sỹ, Nghiên cứu viên

Viện Kinh tế xây dựng

- Chủ nhiệm đề tài;

- Lập đề cương tổng quát và chi tiết của đề tài;

- Viết báo cáo tổng quan lý luận và kinh nghiệm một số nước

- Chủ trì điều tra, khảo sát lấy phiếu ý kiến chuyên gia

- Viết báo cáo thực trạng khung chính sách

- Tham gia nghiên cứu các chuyên đề của đề tài

- Viết báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến chuyên gia

- Viết báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài

- Viết báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài

- Chủ trì các Hội thảo triển khai thực hiện và hoàn thiện

7,18

Trang 4

2 Nguyễn Thị

Hồng Thanh –

Cử nhân

Viện Kinh tế xây dựng

- Thư ký đề tài;

- Viết báo cáo tổng quan lý luận, kinh nghiệm của đề tài;

- Viết các Báo cáo về đánh giá thực trạng và đề xuất;

- Tham gia biên tập báo cáo tổng quan

lý luận và kinh nghiệm;

- Tham gia nghiên cứu một số chuyên

đề của đề tài;

- Tham gia điều tra, lấy ý kiến chuyên gia và viết báo cáo tổng hợp lấy ý kiến chuyên gia;

- Tham gia viết, báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài

- Thực hiện các thủ tục nghiệm thu đề tài cấp cơ sở và cấp Bộ

6,73

3 Nguyễn Phạm

Quang Tú – Tiến sỹ

Viện Kinh tế xây dựng

- Thành viên thực hiện chính;

- Lập đề cương tổng quát và chi tiết của đề tài;

- Tham gia viết báo cáo tổng quan lý luận, kinh nghiệm

- Tham gia viết báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài

2,73

4 Tạ Quang Vinh Cục Hạ tầng

kỹ thuật

- Thành viên thực hiện chính;

- Tham gia viết báo cáo tổng quan lý luận, kinh nghiệm

- Tham gia nghiên cứu một số chuyên

đề của đề tài;

- Tham gia viết báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài;

5,45

5 Nguyễn Ngọc

Thanh - Thạc sỹ Viện Kinh tế xây dựng - - Viết các Báo cáo về đánh giá thực Thành viên thực hiện chính;

trạng và đề xuất;

- Tham gia nghiên cứu các chuyên đề của đề tài;

- Tham gia viết các báo cáo tổng quan

lý luận và kinh nghiệm

6,36

Trang 5

6 Phạm Thành Công Ty

TNHH Tư vấn và Ứng dụng Công nghệ ViBIM

- Thành viên thực hiện chính;

- Tham gia viết báo cáo tổng quan lý luận, kinh nghiệm

- Tham gia điều tra, lấy ý kiến chuyên gia và thực hiện xử lý phiếu điều tra;

viết báo cáo phân tích, tổng hợp kết quả lấy ý kiến chuyên gia;

- Tham gia viết báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài;

- Thực hiện các thủ tục nghiệm thu đề tài cấp cơ sở và cấp Bộ

6,27

7 Tường Thế Biên Công ty

TNHH HSD Việt Nam

- Thành viên thực hiện chính;

- Tham gia viết báo cáo tổng quan lý luận, kinh nghiệm

- Tham gia nghiên cứu một số chuyên

đề của đề tài;

- Tham gia điều tra, lấy ý kiến chuyên gia và thực hiện xử lý phiếu điều tra;

viết báo cáo phân tích, tổng hợp kết quả lấy ý kiến chuyên gia;

- Tham gia viết báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài;

- Thực hiện các thủ tục nghiệm thu đề tài cấp cơ sở và cấp Bộ

6,27

8 Hoàng Trọng

Nghĩa – Thạc sỹ

Viện Kinh tế xây dựng

- Thành viên thực hiện chính;

- Lập đề cương tổng quát và chi tiết của đề tài;

- Viết báo cáo tổng quan lý luận, kinh nghiệm của đề tài;

- Tham gia nghiên cứu các chuyên đề của đề tài

- Viết các Báo cáo về đánh giá thực trạng và đề xuất;

- Tham gia điều tra, lấy ý kiến chuyên gia và viết báo cáo tổng hợp lấy ý kiến chuyên gia;

- Tham gia hoàn thành Báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài;

- Thực hiện các thủ tục nghiệm thu đề tài cấp cơ sở và cấp Bộ

7,18

Trang 6

9 Trần Quang

xây dựng

- Thành viên thực hiện chính;

- Lập đề cương tổng quát và chi tiết của đề tài;

- Tham gia nghiên cứu các chuyên đề của đề tài

- Tham gia viết báo cáo tổng quan lý luận, kinh nghiệm

- Tham gia điều tra, lấy ý kiến chuyên gia và thực hiện xử lý phiếu điều tra;

viết báo cáo phân tích, tổng hợp kết quả lấy ý kiến chuyên gia;

- Tham gia viết báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài

6,73

10 Trần Ngọc Hải Phân Viện

Kinh tế xây dựng miền Nam

- Thành viên thực hiện chính;

- Tham gia viết báo cáo tổng quan lý luận, kinh nghiệm

- Tham gia nghiên cứu một số chuyên

đề của đề tài

5,45

II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

11 Mục tiêu của nhiệm vụ: (phát triển và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt

hàng) Xây dựng ướng dẫn ứng dụng Mô hình thông tin công trình H (BIM) trong lĩnh vực hạ

tầng kỹ thuật (cụ thể cho công trình giao thông đô thị và cấp thoát nước) tại Việt Nam

Hướng dẫn phải đảm bảo làm rõ được một số nội dung sau để có thể triển khai áp dụng

BIM trong các công trình nêu trên:

(1) các chỉ dẫn chung về mô hình hóa thông tin

(2) cách phân loại bộ phận công trình và mức độ chi tiết

(3) định dạng trao đổi dữ liệu

12 Tình trạng nhiệm vụ:

Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

Kế tiếp nghiên cứu của người khác

13 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội

dung nghiên cứu của nhiệm vụ:

13.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của nhiệm vụ

(Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ, rõ ràng mức độ thành công, hạn chế của các công

trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới

nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ)

BIM là tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình thông tin kỹ thuật số cho các công tác từ thiết kế, thi công cho đến cả quá trình quản lý vận hành công trình BIM

Trang 7

cũng không bó hẹp theo cách hiểu đơn thuần là chỉ nhằm tạo ra bản phối cảnh ba chiều

(3D) của công trình sau khi thiết kế xong và chỉ phục vụ cho giai đoạn thiết kế mà

BIM còn là nguồn lưu trữ và cung cấp thông tin để làm cơ sở cho việc ra các quyết

định quản lý và quản trị trong suốt vòng đời của công trình xây dựng đó, từ giai đoạn

thiết kế, thi công đến quản lý vận hành do khả năng tích hợp thông tin các bộ phận

công trình với các thông tin về định mức, đơn giá, tiến độ thi công, yêu cầu vận hành,

bảo dưỡng,

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng và là nền tảng cho mọi hoạt động của đô thị Hệ thống này đóng vai trò như bộ xương của đô thị mà

nếu thiếu nó thì kinh tế sẽ không thể phát triển được và đời sống gặp khó khăn Thậm

chí Trung Quốc trong nhiều năm đã thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng đầu tư

cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế và đã đặt được tốc độ tăng trưởng

ấn tượng

Hệ thống cơ sở hạ tầng đòi hỏi tính đồng bộ cao để có thể hoạt động trơn tru và phát huy hiệu quả Việc áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) vào các dự án

đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật có thể cho phép xem xét một cách chi tiết

tính đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như đảm bảo việc đấu nối hạ tầng giữa

các công trình

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Hiện nay BIM đang ngày một trở nên phổ biến trên thế giới Nhiều nước như

Mỹ, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức, Nga, Australia, New Zealand,

Singapore, Hồng Kông, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Indonesia… đã áp

dụng BIM ở nhiều mức độ khác nhau, qua đó nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của

ngành xây dựng nước mình Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, để áp dụng BIM

nhanh chóng và hiệu quả trong ngành xây dựng thì tiêu chuẩn, hướng dẫn cần được

ban hành sớm, trước khi BIM được triển khai rộng rãi một cách tự phát trong ngành

xây dựng

Là một trong những nước đi đầu trong việc áp dụng BIM vào ngành xây dựng, Phần Lan đã yêu cầu sử dụng BIM cho các dự án đầu tư công từ năm 2007 Hiện nay,

Phần Lan đã phát triển khái niệm InfraBIM mới để triển khai rộng rãi cho các công

trình hạ tầng kỹ thuật Ý tưởng chính của khái niệm là sử dụng chuẩn dữ liệu mở cho

các dự án hạ tầng kỹ thuật Có 3 phần chính trong hướng dẫn InfraBIM gồm: (1) các

chỉ dẫn kỹ thuật chung và hướng dẫn cho quốc gia về mô hình hóa thông tin cho công

trình hạ tầng kỹ thuật, (2) hệ thống sắp xếp thông tin sử dụng cho công trình hạ tầng

kỹ thuật, và (3) chuẩn trao đổi dữ liệu mở (Chuẩn Inframodel kết hợp với chuẩn IFC)

cho tất cả các việc sử dụng và chia sẻ thông tin Chuẩn mở cho phép việc triển khai

BIM cho dự án không phụ thuộc vào công ty hoặc giải pháp phần mềm nào Khái niệm

này được phát triển là một phần của chương trình nghiên cứu PRE (RYM cải tiến quy

trình 2010-2014 với tổng chi phí 21 triệu euro, các đối tác bao gồm 37 công ty và 6

đơn vị nghiên cứu) Một trong 6 gói công việc của chương trình PRE là InfraFINBIM

(tổng chi phí 6 triệu euro, 18 đối tác tham gia gồm các đơn vị nghiên cứu và công ty)

Trong dự án InfraFINBIM, khái niệm mới đã được thử nghiệm trên 30 dự án thí điểm

khác nhau

Ngoài Phần Lan thì các nước khác trên thế giới cũng đã xây dựng những hướng dẫn BIM cho công trình hạ tầng kỹ thuật như Mỹ (hướng dẫn triển khai BIM cho công

trình cầu) và Nhật (Hướng dẫn CIM cho công trình hạ tầng kỹ thuật) Trung Quốc

cũng đã đầu tư rất nhiều nguồn lực để xây dựng hướng dẫn và triển khai BIM cho các

công trình đường sắt Từ những dự án được triển khai, Trung Quốc đã xây dựng một

Trang 8

thư viện cấu kiện công trình đường sắt để hướng tới trở thành một trong những nước đi

đầu trong triển khai BIM cho các công trình đường sắt

Tại Việt Nam, Luật Xây dựng số 50/QH13/2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2014 và có hiệu lực từ 01/01/2015 đã quy định một số nội dung

liên quan đến Hệ thống thông tin công trình Cụ thể: việc ứng dụng khoa học và công

nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng là một

trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng (khoản 3 Điều 4);

quản lý hệ thống thông tin công trình cũng là một trong những Nội dung quản lý dự án

đầu tư xây dựng (khoản 1 Điều 66) Ứng dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) là

một trong các giải pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu trong Đề án tái cơ cấu ngành Xây

dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu

quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

-tại Quyết định 134/QĐ TTg ngày 26/01/2015 Việc triển khai áp dụng BIM một cách

-rộng rãi, có hiệu quả cũng là cụ thể hóa thực hiện nội dung Đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của các ngành, được

quy định tại Nghị quyết số 26/NQ CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về Ban hành

-Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày

01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về

đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền

vững và hội nhập quốc tế

Tại quyết định số 2500/QĐ TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về -việc phê duyệt Đề án áp dụng Mô hình thông tin công trình đã định hướng -việc chuẩn

bị và áp dụng thí điểm BIM vào một số dự án trong giai đoạn 2017-2020

Mức độ thành công, hạn chế

Tại Việt Nam, việc áp dụng BIM trong ngành xây dựng đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên vẫn mang tính riêng lẻ, tự phát, chưa có hệ thống vì nhiều rào cản, trong đó

có thể kể đến là những khó nhăn về nhận thức, quy trình vận hành và khả năng tiếp

nhận của các chủ thể tham gia dự án; chưa có hệ thống quy định, tiêu chuẩn, quy

chuẩn cho việc phối hợp, chia sẻ, trao đổi thông tin liên quan đến việc triển khai áp

dụng BIM; thiếu nguồn nhân lực được đào tạo có kiến thức về BIM phù hợp với từng

vị trí thực hiện công việc, Việc thiếu những quy định, tiêu chuẩn cho việc phối hợp,

chia sẻ, trao đổi thông tin trong hướng dẫn triển khai BIM khiến các bên tham gia dự

án gặp nhiều khó khăn trong áp dụng BIM

Do vậy, để có thể nhanh chóng áp dụng BIM hiệu quả vào các công trình hạ tầng kỹ thuật cần thực hiện đề tài nghiên cứu riêng, phù hợp với lĩnh vực này ,

13.2 Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của

nhiệm vụ

(Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải sự cần thiết, tính cấp bách, ý

nghĩa lý luận và thực tiễn, nêu rõ cơ sở cho việc cụ thể hoá mục tiêu và những định

hướng nội dung chính cần thực hiện để đạt được mục tiêu)

Cơ sở cho việc cụ thể hoá mục tiêu

- Chỉ đạo tại Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuẩn bị và áp dụng thí điểm BIM vào một số dự án trong giai đoạn

2017-2020

- Tổng hợp kinh nghiệm từ một số dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đã có áp dụng BIM trong thời gian vừa qua

- Trao đổi thông tin và hợp tác nghiên cứu với những đơn vị trong và ngoài

Trang 9

nước có kinh nghiệm trong việc áp dụng BIM

Định hướng nội dung chính cần thực hiện

Để xây dựng được hướng dẫn gồm các phần: (1) các chỉ dẫn chung về mô hình hóa thông tin, (2) cách phân loại bộ phận công trình và mức độ chi tiết, (3) định dạng

trao đổi dữ liệu, cần phải triển khai nghiên cứu những nội dung chính sau đây:

- Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tổng quan tình hình xây dựng Hướng dẫn BIM cho các loại công trình trên thế giới; làm rõ những đặc thù của BIM trong triển khai

cho công trình hạ tầng kỹ thuật; Đi sâu phân tích những Hướng dẫn BIM cho công

trình hạ tầng kỹ thuật đã được xuất bản trên thế giới

- Làm rõ thực trạng, đặc thù trong thực hiện đầu tư xây dựng công trình hạ tầng

kỹ thuật và ứng dụng BIM vai trò của các bên liên quan như: cơ quan QLNN, chủ đầu (

tư, nhà thầu )

- Xây dựng Hướng dẫn BIM (Các điều kiện để có thể áp dụng được BIM trong

hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam; Quy trình áp dụng BIM trong hạ tầng kỹ thuật: giao

thông đô thị và cấp thoát nước) bao gồm: (1) các chỉ dẫn chung về mô hình hóa thông

tin; (2) cách phân loại bộ phận công trình và mức độ chi tiết; (3) định dạng trao đổi dữ

liệu; Đánh giá công nghệ, giải pháp phần mềm cho việc triển khai hướng dẫn BIM cho

công trình hạ tầng kỹ thuật; Đánh giá kiểm nghiệm trong giai đoạn thí điểm của Đề án

BIM Bổ sung rà soát các quy định của Nhà nước có liên quan, từ đó đưa ra kiến nghị

lộ trình bổ sung, sửa đổi về cơ chế chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn để áp dụng

BIM

14 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài

nước có liên quan đến nhiệm vụ đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan:

(Tên tác giả, nơi và năm công bố, công trình, NXB, chỉ nêu những danh mục đã được

trích dẫn) Các công trình nghiên cứu:

1 Đề tài “Nghiên cứu xây dựng lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) nhằm nâng cao hiệu quả thiết kế, xây dựng và quản lý công trình tại Việt Nam”

Mã số: 03-14 RD, đã nghiệm thu cấp cơ sở năm 2015

2 Đề án áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng

và quản lý vận hành công trình

3 Các hướng dẫn BIM cho công trình hạ tầng của một số nước

15 Nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ:

(Liệt kê và mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu và triển khai thực nghiệm phù

hợp cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra)

Nội dung 1: Tổng quan tình hình thế giới, thực trạng phát triển trên thế giới

1.1- Tổng quan về việc xây dựng hướng dẫn triển khaiBIMtrên thế giới Rất nhiều nước trên thế giới đã tổ chức xây dựng hướng dẫn triển khai BIM Có nghiên cứu tại Hồng Kông năm 2015 đã khảo sát tới hơn 120 hướng dẫn triển khai BIM khác nhau và tổng kết về kết cấu chung

1.2- Những vấn đề cần quan tâm về BIM cho công trình hạ tầng kỹ thuật Triển khai BIM cho các công trình hạ tầng kỹ thuật có những đặc thù khác biệt với công trình dân dụng, đặc biệt về cách phân chia các bộ môn thiết kế và bộ phận công trình Làm rõ những đặc thù này sẽ là cơ sở cho việc soạn thảo hướng dẫn BIM phù hợp cho công trình hạ tầng kỹ thuật

1.3- Hướng dẫn BIM cho công trình hạ tầng kỹ thuật tại một số nước trên thế giới

Trang 10

- Tình hình phát triển chuẩn trao đổi dữ liệu mở trên thế giới Thế giới đã và đang hướng tới chuẩn trao đổi dữ liệu mở nhằm mục đích cho phép triển khai BIM cho dự án mà không phụ thuộc vào một công ty hay một giải pháp công nghệ nào

- Hệ thống tổ chức dữ liệu cho việc triển khai BIM cho công trình hạ tầng kỹ thuật

Việc quy định hệ thống tổ chức dữ liệu là rất quan trọng cho việc trao đổi thông tin khi triển khai BIM Công trình hạ tầng kỹ thuật có những đặc thù riêng và cần quy định hệ thống tổ chức dữ liệu phù hợp

Nội dung 2: Thực trạng đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng BIM

tại Việt Nam

2.1- Đặc điểm công trình hạ tầng kỹ thuật tại Việt Nam 2.2- Công tác tổ chức thiết kế, thi công, quản lý vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật (vai trò của các bên liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn,…)

2.3- Thực trạng ứng dụng BIM vào các dự án, doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật

Nội dung 3: Xây dựng hướng dẫn BIM cho công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông đô

thị: cầu, đường bộ; cấp thoát nước) phù hợp với điều kiện Việt Nam

3.1- Xây dựng hướng dẫn BIM cho công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông đô thị: cầu, đường bộ; cấp thoát nước) phù hợp với điều kiện Việt Nam (Các điều kiện để có thể áp dụng được BIM trong hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam;

Quy trình áp dụng BIM trong hạ tầng kỹ thuật: giao thông đô thị: cầu, đường bộ; cấp thoát nước):

- Các chỉ dẫn chung về mô hình hóa thông tin

- Cách phân loại bộ phận công trình và mức độ chi tiết

- Định dạng trao đổi dữ liệu 3.2- Đánh giá công nghệ, giải pháp phần mềm cho việc triển khai hướng dẫn BIM cho công trình hạ tầng kỹ thuật

3.3- Đánh giá kiểm nghiệm trong giai đoạn thí điểm của Đề án BIM; Bổ sung

rà soát các quy định của Nhà nước có liên quan, từ đó đưa ra kiến nghị lộ trình bổ sung, sửa đổi về cơ chế chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn để áp dụng BIM

Nội dung 4: Tổ chức hội thảo

Tổ chức hội thảo tại 3 địa phương: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w