1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tính thống nhất trong đa dạng về văn hóa tinh thần của đông nam á

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vậy “tính thống nhất trong đa dạng” là gì?Tính thống nhất giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là những nết chung, những nét tương đồng, từ đó các quốc gia gần gũi với nhau hơn, cũ

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

I MỞ ĐẦU 2

II NỘI DUNG 2

1 Tính “thống nhất trong đa dạng” trong văn hóa vật chất của Đông Nam

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc thầy Nguyễn Đình Phúc là giảng viên đã đồng hành với chúng em trong học phần Văn hóa Đông Nam Á trong suốt học kì II vừa rồi Trong suốt quá trình học tập, thầy đã đem đến cho chúng em những kiến thức bổ ích và quý báu về khu vực Đông Nam Á, phong tục tập quán cũng như cho chúng em cơ hội được làm quen và tham gia tương tác với các bạn trên lớp Đây chắc chắn sẽ là nền tảng vững chắc để chúng em có thể phát triển hơn trong ngành Việt Nam học sau này Một lần nữa, em xin được gửi lời cảm tới thầy và những bài giảng bổ ích mà thầy đã đem lại qua các tiết học Bài tiểu luận này do hiểu biết của em vẫn còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy xem xét và cho em những góp ý để em được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy của mình Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

I.MỞ ĐẦU

Không chỉ được biết đến là một khu vực chiến lược có tầm ảnh hưởng trên thế giới, là cửa ngõ buôn bán Đông - Tây, Đông Nam Á còn là một khu vực địa lý – lịch sử - văn hóa có bản sắc riêng biệt Đặc biệt nhất phải nói đến tính thống nhất trong đa dạng của khu vực này Vậy “tính thống nhất trong đa dạng” là gì?

Tính thống nhất giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là những nết chung, những nét tương đồng, từ đó các quốc gia gần gũi với nhau hơn, cũng là nhân tố, nền tảng đề các nước thắt chặt quan hệ với nhau.

Tính đa đạng được thể hiện thông qua nét khác nhau về kinh tế - xã hội hay văn hóa giữa các quốc gia với nhau Mỗi một quốc gia trong khu vực sẽ có những khác biệt tùy thuộc vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên hay sự tiếp thu ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài Điều này không những tạo nên bản sản dân tộc phong phú cho từng khu vực, mà còn là nhân tố để phân biệt quốc gia này với quốc gia khác một các rõ ràng Đông Nam Á có tính thống nhất nhưng mỗi quốc gia lại có nét đa dạng Đa dạng trong thống nhất, thống nhất trong đa dạng là một nét đặc sắc trong văn hóa các quốc gia Đông Nam Á.

II NỘI DUNG

1 Tính “thống nhất trong đa dạng” trong văn hóa vật chất của ĐôngNam Á

a) Ẩm thực

Là khu vực nóng, ẩm, mưa nhiều lại có đủ loại hình (núi, đồng bằng, biển, sông nước, v.v.), động thực vật Đông Nam Á, vì vậy, vô cùng phong phú Thức ăn tự nhiên ở nơi đây lúc nào cũng có sẵn: cá dưới ao hồ, sông ngòi, hoa quả, rau màu ngay ngoài ruộng vườn, rồi chim, thú, rau rừng chỗ nào cũng có Hoàn cảnh sống thuận lợi ấy giúp cư dân Đông Nam Á có điều kiện tìm được những món ăn tươi sống dễ dàng hàng ngày, mà không phải tích trữ quá nhiều ngày.

Trang 4

Người Đông Nam Á không có truyền thống dùng nhiều thịt và bơ sữa Thức ăn chủ yếu của họ là thực vật mà cụ thể là lúa gạo, rau cỏ và hoa quả Tuy nhiên, nếu chỉ dùng thực vật không thôi thì không đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể Vì vậy, ngoài nguồn đạm thực vật, người Đông Nam Á rất coi trọng cá và những sản phẩm động vật gắn liền với công việc đồng áng như tôm, cua, ốc Đây toàn là những động vật nhỏ và đều là sản phẩm của nông nghiệp lúa nước Những thứ như thịt lợn, thịt trâu bò và ngay cả thịt gà, nói chung, cũng chỉ được sử dụng vào những dịp lễ tết, hội hè, đình đám.

Từ gạo, cư dân Đông Nam Á nấu ra cơn và cơm trở thành thức ăn chính, thức ăn chủ đạo nhất của những con người ở vùng này Gạo có hai loại: gạo tẻ và gạo nếp Cơm nếp là món ăn chính của nhiều dân tộc ở miền núi (mà dân tộc Lào là một ví dụ điển hình) Điều này có lí do của nó Người miền núi đi làm xa, leo núi vất vả, ăn cơm nếp chắc dạ, no lâu hơn ăn cơm tẻ Cơm tuy là món ăn thông thường nhưng, đôi khi, ở một vài dân tộc, cũng có những món cơm rất “nổi tiếng”, chẳng hạn, cơm lam (cơm nấu trong ống nứa, ống tre non) của người Lào và của một số dân tộc ở Việt Nam, cơm rang (nasi goreng), cơm rau sống (nasi ulam - cơm trộn rau sống và gia vị) của người Melayu ở Malaysia, Indonesia, Brunei, v.v.

Trong số các loại rau được trồng ở Đông Nam Á thì rau muống có mặt ở rất nhiều nơi Đó là loại rau thích hợp với ao hồ, ruộng nước, có thể coi nó là “người bạn thân thiết" của cây lúa Rau muống, vì thế, là thức ăn thuộc loại “đứng đầu” trong danh sách rau cỏ Đông Nam Á.

Đông Nam Á là khu vực sông ngòi dày đặc và biển rộng mênh mông cho nên cá trở thành thức ăn phổ biến hơn thịt cũng là lẽ tự nhiên Cá được chế biến theo mọi cách; kho, nấu, nướng, luộc, rán, v.v Từ cá, người Đông Nam Á còn chế ra một loại thức ăn khá phổ biến trong toàn vùng, đó là nước mắm Nước mắm có thể dùng như một loại nước chấm, có thể chan trực tiếp vào cơm như một loại thức ăn cùng với cơm.

Trang 5

Trong bữa ăn của cư dân Đông Nam Á không thể không có các loại gia vị như hạt tiêu, ớt rau thơm các loại Điều này cũng dễ hiểu bởi vì, từ xa xưa, nơi đây đã là “đường hồ tiêu quốc tế là nơi cung cấp gia vị cho thế giới Âu – Mỹ và nhiều vùng khác trên thế giới.

b) Trang phục

Từ xa xưa cư dân Đông Nam Á đã thiết tạo ra những chất liệu may mặc từ tơ chuối, tơ tằm, tơ đay, gai và bông Những chất liệu này được dệt thành vải mỏng, nhẹ, thoáng, rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm ví dụ: Vải dệt bằng sợi chuối abaku của người Tagan (Philippines) rất nổi tiếng ở khu vực Nghề trồng dâu nuôi tằm lấy tơ và nghề trồng bông dệt vải của cư dân Đông Nam Á đã trở thành những nghề quan trọng không kém gì nghề trồng lúa nước của họ Lụa tơ tằm của Việt Nam và vải Batik (được dệt từ sợi bông rồi đem nhuộm và vẽ các hoa văn lên mặt vải) của Indonesia và Malaysia là những mặt hàng nổi tiếng thế giới.

Ở hầu hết (nếu như không nói là tất cả) các dân tộc Đông Nam Á, váy là đồ mặc đặc trưng của phụ nữ Ở mọi nơi, từ những vùng xa xôi thuộc các quốc gia hải đảo Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei đến các vùng núi của nhiều quốc gia lục địa Đông Nam Á như Việt Nam, Cămpuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào, thậm chí ngay ở cả các thủ đô như Phnômpênh, Kuala Lumpur, Jakarta, v.v từ Sarông đều rất quen thuộc với mọi người Sarông có hai loại: loại mà người Malaysia, Indonesia, Brunei gọi là Kain (vải) chỉ đơn giản là một tấm vải quấn quanh thân mình (thường từ rốn trở xuống) và loại được khâu tròn thành hình ống.

Ở nhiều dân tộc Đông Nam Á, loại kain còn được cả nam giới sử dụng Ngày nay, cảnh đàn ông cởi trần mặc sarông (kain) vẫn rất phổ biến ở nhiều vùng, kể cả thủ đô Phnômpênh (Cămpuchia) Sarỗng (váy) rất được cư dân Đông Nam Á ưa chuộng không phải chỉ vì nó thoáng, mát, gây cảm giác dễ chịu mà còn vì nó rất tiện lợi (dễ mặc, dễ cởi) phù hợp với công việc đồng áng Ngày nay sarông vẫn được hầu hết các dân tộc Đông Nam Á, đặc biệt là các dân tộc ít người, sử dụng Đồng thời với váy, khổ cũng là đồ mặc phổ biến ở Đông Nam Á.

Trang 6

Trước đây, hình mẫu trang phục điển hình của cư dân Đông Nam Á là nam đóng khố, nữ mặc váy và cả hai đều cởi trần, đi đất Sau giai đoạn cởi trần, nữ giới Đông Nam Á lục địa sử dụng một loại y phục đặc biệt để che ngực, đó là yếm Tiếp đến, một kiểu trang phục khác gần với cách ăn mặc ngày nay là áo chui Áo chui có ở nhiều dân tộc Đông Nam Á nhưng phổ biển hơn cả là ở người Chăm, người Karen (Myanmar, Thái Lan), người Khmer (Cămpuchia).

Khăn đối với phụ nữ Đông Nam Á cũng khá phổ biến Khăn vừa có tác dụng che mưa, che nắng vừa làm gọn tóc, do đó nó giúp con người lao động dễ dàng Sau này, khăn còn được coi như một sản phẩm nghệ thuật, vì vậy, ở mọi nơi, kĩ thuật đan, dệt khăn rất được chú trọng.

Một trong những trang phục khá độc đáo, xuất hiện ở nhiều nơi thuộc khu vực Đông Nam Á là chiếc mũ lông chim Theo một số tác giả, kiểu mũ này xuất hiện từ thời đại đồ đồng Mũ lông chim xuất hiện ở cả lục địa lẫn hải đảo Người Dayak ở Indonesia, người Naga trên đảo Timo người Batak ở đảo Sumatra, các dân tộc thuộc đảo Luson, Philippines, v.v đều đội mũ lông chim Người Katu ở Việt Nam đội mũ lông chim khi ra trận, người Bana đội mũ này khi bỏ mả, còn các thầy cúng Kachin, Myanmar thì đội mũ lông chim khi hành lễ.

c) Nhà ở

Nói đến Đông Nam Á, người ta thường không thể bỏ qua được một kiểu nhà mang tính chất đặc trưng nổi bật nhất của toàn khu vực: nhà sàn.

Cuộc sống trên sông nước với nghề đánh bắt tôm cá đã tạo ra hàng loạt làng chài với những chiếc thuyền vừa là thuyền vừa là nhà của ngư dân Đông Nam Á Từ chiếc nhà thuyền ở dưới nước, mô hình này đã được đưa lên cạn, tạo thành mẫu nhà hình thuyền có ở khắp nơi Nhà sàn với mái cong hình thuyền là một kiểu rất phổ biến ở Đông Nam Á

Sau nhà sàn, người ta còn gặp kiểu nhà đất Đây là kiểu nhà đặc trưng của người Việt Nhà đất có bộ khung được làm bằng gỗ hoặc tre nứa nhưng có tường bằng đất bao bọc xung quanh Tường dày, mỏng tuỳ từng vùng

Trang 7

Theo đà phát triển chung của kinh tế, xã hội, ngôi nhà của cư dân Đông Nam Á hiện đại cũng được cải tiến, cách tân Sự thay đổi đó diễn ra nhanh chóng ở các đô thị và những vùng kinh tế phát triển Nhà hộp, biệt thự, nhà cao tầng theo kiến trúc phương tây xuất hiện ở khắp nơi Sự thay đổi đó diễn ra ngay từ khi có sự xuất hiện của người phương Tây ở khu vực này.

2 Tính “thống nhất trong đa dạng” về văn hóa tinh thần của Đông NamÁ

a) Chữ viết

Từ đầu Công nguyên trở đi, khi cần ghi chép, các dân tộc ở Đông Nam Á hoặc sử dụng chữ Hán (như ở Việt Nam) hoặc sử dụng chữ Pali - Sanskrit (như ở các nước khác) Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, trước khi tiếp thu những thành tựu về chữ viết của Trung Quốc và Ấn Độ, ở Đông Nam Á đã có các loại chữ viết do cư dân bản địa tạo ra hay chưa Câu hỏi này, cho đến nay, vẫn chưa được trả lời một cách khẳng định.

Nói về chữ viết ở Đông Nam Á, ta không thể bỏ qua vai trò rất to lớn của chữ Pali - (Sanskrit vốn được cải biên từ chữ Devanagari (chữ thánh thần), ở khu vực này Ở Ấn Độ, trên cơ sở cải biên mẫu tự Devanagari để ghi chép ngôn ngữ Ấn -Âu, chữ Sanskrit (chữ Phạn) đã ra đời từ thế kỉ thứ VII Tuy nhiên, sau đó, ở các vùng bắc Ấn Độ, người ta đã cải biên và sáng tạo ra một hệ thống mẫu tự mới với tên gọi Pali để ghi lại tiếng nói của cư dân ở đây So với chữ Sanskrit, chữ Pali đơn giản hơn Chữ Pali được dùng để viết kinh Phật Sanskrit là ngôn ngữ văn học, phổ biến trong giới trí thức và học giả Pali là ngôn ngữ phổ thông mà đông đảo quần chúng thường dùng Vì muốn tư tưởng của mình thấm sâu vào đông đảo quần chúng nhân dân nên Đức Phật đã sử dụng chữ Pali để truyền bá Chữ Pali không phải là một hệ thống hoàn toàn mới và khác với Sanskrit do đó người ta thường dùng cả cụm từ Pali-Sanskrit để nói về hệ thống chữ viết này.

Với chữ Thái cổ, các nhà khoa học thường coi năm 1283 là cái mốc đánh dấu sự ra đời của nó Sở dĩ như vậy là vì họ đã căn cứ vào một tấm bia được lập

Trang 8

dưới triều vua Thái Ram Khăm Hẻng, trong đó có ghi: “Ngày xưa chữ Thái này không có Năm 1205 Xaka (1283), tức năm con dê, vua Ram Khăm Hẻng có mời một ông thầy đến Ông này đã sáng tạo ra chữ Thái này Đó là người mà ngày nay chúng ta phải biết ơn”.

Chữ Miến Điện cổ xuất hiện vào khoảng thế kỉ XI Nó bắt nguồn từ chữ Môn cổ vốn có từ khoảng thế kỉ thứ IV và cũng có nguồn gốc từ chữ cổ Ấn Độ.

So với các quốc gia khác, nước Lào (với tên gọi Lạnsang) xuất hiện muộn hơn Trong mối tương quan như thế, chữ Lào xuất hiện muộn hơn các thứ chữ Đông Nam Á khác cũng là điều dễ hiểu Theo các nhà khoa học, chữ Lào có từ năm 1353 với dấu vết còn lại là Lời huấn thị của Pha Nguồn Chữ Lào được xây đựng trên cơ sở của chữ Thái cổ, tuy nhiên, so với chữ Thái, nó đơn giản hơn nhiều.

Như vậy là, nói chung, các quốc gia Đông Nam Á đều xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc mình từ một trong hai nguồn: từ chữ Pali - Sanskrit (như các thứ chữ Khmer, Chăm, Thái, Lào, Miến Điện, Jawa, Madura cổ) và từ chữ Hán (như chữ Nôm của Việt Nam) Các chữ viết dân tộc này, nói chung, được sử dụng cho đến hết thời kì trung cổ Với sự can thiệp của phương Tây vào Đông Nam Á, chữ viết của một số quốc gia Đồng Nam Á đã được chuyển đổi theo hướng Latin hoá Các loại chữ viết này đều là chữ ghi âm, dùng con chữ Latin nên dễ đọc, dễ nhớ Chữ viết Malaysia, Brunei, Indonesia, philippines và Việt Nam hiện nay đều thuộc dạng này Trong số các chữ viết Latin hoá này, chữ Quốc Ngữ của Việt Nam ra đời sớm nhất - khoảng đầu thế kỉ XVII, các chữ Latin khác ở hải đảo xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ XIX - XX.

b) Tín ngưỡng bản địa – tôn giáo b.1) Tín ngưỡng bản địa

Cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, cùng có chung một cơ tầng văn hoá là nông nghiệp lúa nước, cư dân Đông Nam Á đều có chung một số yếu tố tín ngưỡng bản địa như nhau, chẳng hạn, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái linh hồn người đã mất, v.v Cái chung nhất của tất

Trang 9

cả các tín ngưỡng này, như nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, là xuất phát từ học thuyết vạn vật hữu linh, nghĩa là mọi vật (cả con người lẫn động thực vật, thậm chí cả những vật vô sinh) đều có linh hồn

b.2) Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

Cuộc sống hàng ngày của con người nói chung và đặc biệt là việc sản xuất nông nghiệp nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiên tự nhiên, do đó sùng bái tự nhiên là điều tất yếu đối với tất cả cư dân Đông Nam Á

b.3) Tín ngưỡng phồn thực

Tín ngưỡng phồn thực (phần = nhiều, thực = nảy nở) là biểu hiện của niềm mơ ước về sự sinh sôi nảy nở của con người, gia súc và mùa màng Phồn thực là một yêu cầu tối cần thiết để duy trì và phát triển xã hội loài người Để duy trì cuộc sống, con người nông nghiệp Đông Nam Á cần mùa màng tươi tốt và gia súc phát triển, bởi đó là nguồn thức ăn chính (cả thực vật lẫn động vật) nuôi sống con người Hơn nữa, để duy trì nòi giống và phát triển xã hội, bản thân con người cũng phải sinh sôi nảy nở Chính những đòi hỏi khách quan đó đã là tiền đề để tín ngưỡng phồn thực Đông Nam Á ra đời và phát triển.

b.4) Tín ngưỡng sùng bái người đã mất

Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, cư dân Đông Nam Á cho rằng mỗi người sinh ra đều có một nhóm hồn, ma thất định Số lượng hồn của một con người tuỳ thuộc vào cách quan niệm của từng dân tộc.

b.5) Tôn giáo

Bức tranh về các tôn giáo ở Đông Nam Á thật đa dạng, nhiều vẻ bởi trong quá trình phát triển lịch sử ở đây đã hội tụ đủ các hệ ý thức tư tưởng từ cả phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ, Arập) lẫn phương Tây Những tôn giáo chính ở Đông Nam Á là: Phật giáo, Bàlamôn (sau đó là Hindu) giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Hồi giáo và Kito giáo.

Ở Đông Nam Á có một tình hình đáng chú ý là mỗi quốc gia thường có không phải một mà nhiều tôn giáo khác nhau, mặc dù, ở một số nước có một tôn

Trang 10

giáo chính được coi là quốc giáo Phật giáo được chính phủ Thái Lan, Hồi giáo được các chính phủ Malaysia và Brunei coi là quốc giáo Bức tranh trên cũng cho thấy một tôn giáo thường có mặt ở nhiều quốc gia Các tôn giáo Hồi, Phật, Kito xuất hiện ở hầu hết, nếu như không nói là tất cả, các quốc gia Đông Nam Á.

Một đặc điểm khá tiêu biểu của tôn giáo Đông Nam Á mà nhiều nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh đến là khi vào Đông Nam Á, các hệ ý thức khác nhau (các tôn giáo khác nhau) đã hoà đồng vào nhau Ở Campuchia chẳng hạn, sau khi nhà nước lấy Phật giáo Tiểu thừa làm quốc giáo, ở cung đình, vai trò của Bàlamôn giáo vẫn được coi trọng và các lễ thức của Bàlamôn giáo vẫn tiếp tục tồn tại hoặc pha trộn với các lễ thức Phật giáo Ở việt Nam cũng thế, các vua Lý, Trần đã từng coi tam giáo (Nho, Đạo, Phật) như đều có chung một nguồn gốc Ở Thái Lan, người ta cũng cho rằng Phật giáo và Hindu giáo ủng hộ lẫn nhau Trong một số chùa ở Đông Nam Á, tượng Đức Phật được đặt ngồi trên toà sen có rắn thần Nga làm lọng che mưa nắng Sự hoà đồng, pha trộn các tôn giáo ở Đông Nam Á có lẽ bắt nguồn từ tính dễ thích nghi, tính cởi mở và uyển chuyển của bản thân con người Đông Nam Á.

c) Lễ hội

Các lễ hội Đông Nam Á phần lớn đều bắt nguồn từ một gốc chung mang tính khu vực Đó là nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước Có thể nói, chính đặc trưng này đã tạo nên tính thống nhất của lễ hội - lễ tết khu vực nói riêng và văn hoá khu vực nói chung Trong số các lễ hội Đông Nam Á thì phổ biến nhất là các lễ hội nông nghiệp mà quan trọng nhất là những lễ hội liên quan đến cây lúa Có thể nói đây là một điểm riêng biệt, độc đáo của phong tục lễ hội Đông Nam Á so với nhiều vùng khác trên thế giới.

Trong các lễ hội Đông Nam Á thường có hai phần: phần lễ và phần hội Phần lễ thường mang nội dung:

- Cầu xin, cầu mong làm ăn phát đạt, sung túc (như cầu cho mùa màng bội thu, muôn loài sinh sôi nảy nở).

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w