1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích về tư tưởng lập luận và trí tưởng tượng đám đông trong sự kiện phật giáo 1963

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận phân tích về tư tưởng, lập luận và trí tưởng tượng đám đông trong sự kiện Phật giáo 1963
Tác giả Bùi Thị Minh Hoa, Trương Linh Linh, Ngô Thanh Ngọc Hân, Vũ Thị Ngọc Châm, Lê Thị Hải Huyền
Người hướng dẫn Hồ Xuân Ngọc
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Tâm lý đám đông
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

Thông qua các cuộc biểu tình, văn chương phản kháng, các vụ tuyệt thực và tự thiêu, các tín đồ Phật giáo đã phản đối sự phân biệt đối xử nhằm vào họ kể từ thời thực dân Pháp, và sau đó l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH VỀ TƯ TƯỞNG, LẬP LUẬN VÀ TRÍTƯỞNG TƯỢNG ĐÁM ĐÔNG TRONG SỰ KIỆN

PHẬT GIÁO 1963

SINH VIÊN: BÙI THỊ MINH HOA - A45354

TRƯƠNG LINH LINH - A45852 NGÔ THANH NGỌC HÂN - A45982

VŨ THỊ NGỌC CHÂM - A45689 LÊ THỊ HẢI HUYỀ - A45913

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

2.1.2 Tư tưởng của Phật tử 4

2.1.3 Tư tưởng của Chính phủ Cộng hòa – Ngô Đình Diệm 7

2.2 Suy luận đám đông 7

2.2.1 Khái niệm 7

2.2.2 Suy luận của đám đông Phật tử 8

2.2.3 Suy luận của chính quyền Ngô Đình Diệm 9

2.3 Trí tưởng tượng đám đông 10

2.3.1 Khái niệm 10

2.3.2 Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng 10

2.3.3 Sức mạnh to lớn của trí tưởng tượng đám đông 11

2.3.4 Đám đông bị ấn tưởng bởi khía cạnh diệu kỳ 11

Trang 3

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

Trong suốt lịch sử phát triển của xã hội loài người từ hàng vạn năm trước đến nay, con người luôn là nhân tố có vị trí vô cùng quan trọng, chiếm phần lớn trong tiến trình thay đổi của nền văn minh nhân loại

Nhân tố con người trong xã hội có thể chia làm hai hình thái cơ bản nhất là cá thể và tập thể, từ đó mỗi hình thái lại có những yếu tố và vai trò khác nhau đối với sự hình thành và biến đổi ở mỗi thời kỳ của xã hội Nếu như cá thể là hình thái đơn lẻ và có tác động nhỏ đến xã hội thì tập thể hay nói cách khác là đám đông lại có những tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của xã hội Những tác động của đám đông thường xuất phát từ những tư tưởng, suy nghĩ phản ảnh từ hiện thực, từ các mối quan hệ giữa con người với con người

Vậy những tư tưởng của đám đông thường có bắt nguồn từ đâu? Để lý giải cho nguồn gốc của những tư tưởng và lập luận của đám đông chúng ta sẽ đi vào phân tích một ví dụ cụ thể cho Tư tưởng của tâm lý đám đông đó là sự kiện Biến cố Phật giáo 1963

Biến cố Phật giáo 1963, sự kiện đàn áp Phật giáo 1963, Pháp nạn Phật giáo Việt Nam 1963 hay gọi đơn giản là Phong trào Phật giáo 1963 là một sự kiện đỉnh điểm cao trào đấu tranh đòi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo của các tín đồ Phật giáo tại miền Nam Việt Nam vào năm 1963 Biến cố là sự xung đột đám đông giữa hai phe, một bên là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng đầu là tổng thống Ngô Đình Diệm, một bên là phe Phật giáo tại miền Nam Việt Nam Và sự kiện góp phần tạo thành đỉnh cao của biến cố Phật giáo 1963 là sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 ở Sài Gòn, Việt Nam Đây có thể coi là một sự kiện quan trọng và gây tiếng vang lớn cả trong nước và quốc tế

3

Trang 4

PHẦN 2 NỘI DUNG2.1 Tư tưởng của đám đông.

2.1.1 Khái niệm

Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức.

Sự biểu hiện những mối quan hệ giữa con người với những vấn đề về thế giới xung quanh.

Tư tưởng là ý thức của một cá nhân, một cộng đồng Nó chứa đựng một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm, khái niệm mang tính nhất quán đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cá nhân, giai cấp, dân tộc.

Tư tưởng hình thành trong thực tiễn và sẽ quay lại chỉ đạo hoạt động của thực tiễn hay cải tạo thực tiễn.

2.1.2 Tư tưởng của Phật tử.

Tư tưởng đòi lại công bằng cho Phật giáo, được sống bình đẳng, tự do (Chính yếu)

Năm 1963 là năm mà các tín đồ Phật giáo ở miền Nam Việt Nam được cả thế giới chú ý đến Thông qua các cuộc biểu tình, văn chương phản kháng, các vụ tuyệt thực và tự thiêu, các tín đồ Phật giáo đã phản đối sự phân biệt đối xử nhằm vào họ kể từ thời thực dân Pháp, và sau đó là dưới thời chính quyền Công giáo của Ngô Đình Diệm do Hoa Kỳ hậu thuẫn

Những người Phật tử và Việt Minh cho rằng từ những ngày đầu nắm chính quyền, Ngô Đình Diệm đã thực hiện ý định là thành lập một đảng chính trị đối lập với Đảng Lao động Việt Nam, được gọi là Đảng Cần lao Nhân vị (hay Đảng Cần Lao) Chính quyền Ngô Đình Diệm tuy không tuyên bố lấy Công giáo làm quốc đạo song lại kỳ thị các tôn giáo khác và chủ yếu là Phật giáo.

Hầu hết tín đồ Phật giáo đấu tranh cho những nguyện vọng tối thiểu và thiết tha nhất của toàn thể Tăng ni, sẵn sàng hy sinh cho đến lúc nào những nguyện vọng hợp lý trên đây được thực hiện Phật giáo luôn mang tư tưởng: bất bạo động, phản đối chính sách bất công về tôn giáo, không chống chính phủ, không chống đạo Thiên Chúa Luôn hướng tới tự do tín ngưỡng Phật giáo, mong muốn bình đẳng tôn giáo.

Trong thời kỳ đấu tranh quyết liệt này, những tu sĩ Phật giáo đã chọn cách tự thiêu để phát động phong trào đấu tranh chống lại chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền

4

Trang 5

Cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức xuất phát từ sau khi 8 Phật tử bị giết tối ngày 8.5.1963 tại đài phát thanh Huế, và 5 nguyện vọng chính đáng của Phật giáo không được chính quyền Ngô Đình Diệm thỏa thuận:

Yêu cầu Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thu hồi vĩnh viễn công điện triệt giáo kỳ của Phật giáo.

Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặt tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức.

Sự biểu hiện những mối quan hệ giữa con người với những vấn đề về thế giới xung quanh.

Tư tưởng là ý thức của một cá nhân, một cộng đồng Nó chứa đựng một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm, khái niệm mang tính nhất quán đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cá nhân, giai cấp, dân tộc.

Tư tưởng hình thành trong thực tiễn và sẽ quay lại chỉ đạo hoạt động của thực tiễn hay cải tạo thực tiễn.

Hiện thực: suốt gần một thập niên Phật giáo phải đối mặt với một chính sách đàn áp, tiêu diệt có hệ thống của chính quyền Ngô Đình Diệm

Phật giáo Việt Nam liên tục và bị hung hãn trong suốt 8 năm cai trị của chế độ Ngô Đình Diệm, Phật giáo đã bị kỳ thị, đàn áp, khống chế, thậm chí bị tiêu diệt trong hầu hết mọi lĩnh vực sinh hoạt quần chúng cũng như công quyền tại miền Nam Từ luật pháp đến chính trị, từ giáo dục đến an ninh, từ kinh tế đến thương mãi, từ nông nghiệp đến xã hội, từ quân đội đến hành chính … và đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo thì chính quyền dùng đủ mọi biện pháp để khống

Yêu cầu chính phủ đền bồi một cách xứng đáng cho những kẻ bị giết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền bồi đúng mức

5

Trang 6

Theo tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang, ngày 27/5/1963, Thích Quảng Đức viết một lá thư cho Giáo hội Tăng già Toàn quốc tình nguyện tự thiêu để phản đối chính quyền.

Sáng ngày 11/6/1963, trước khi tự thiêu, ông đã viết lại một bức thư Lời Thỉnh Nguyện Tâm Huyết, nói rõ chủ định và nguyện vọng của ông “ Tôi là Tỳ kheo Thích Quảng Đức…nên tôi vui vẻ phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo ”

Hình ảnh một hòa thượng trong ngọn lửa bốc cao vẫn ngồi kiết già im lặng tay chắp trước ngực đã tạo ấn tượng mạnh gây xúc động lớn trong nước và trên thế giới.

Hàng vạn Tăng Ni và đồng bào Phật Tử ngồi lặng im tuyệt thực cầu nguyện cho sự bình đẳng tôn giáo Trước lúc bắt đầu cuộc lễ, giới lãnh đạo Phật giáo tuyên bố cương quyết: “Chúng ta nguyện tranh đấu đến cùng cho tự do tín ngưỡng và bình đẳng tôn giáo với bất cứ giá nào” Sự đấu tranh vì mục tiêu công bằng xã hội ở Hòa thượng Thích Quảng Đức chứa đựng một tinh thần vị tha cao cả, rộng lớn của giáo lý Phật giáo Đã dấy lên lòng tự tôn của toàn thể Phật tử nói riêng và dân chúng nói chung

Những cuộc biểu tình diễn ra tràn lan không chỉ từ phía Phật tử mà cả nhân dân, học sinh, sinh viên đều xuống đường biểu tình Phong trào diễn ra gay gắt, quyết liệt để bảo vệ tự do, bình đẳng, đòi trả lại tự do cho tăng ni và tín đồ Phật giáo, sinh viên, học sinh và giáo sư hiện giam giữ Các tín đồ Phật Giáo biểu tình bị quân đội Ngô Đình Diệm ngăn chặn bằng dây kẽm gai Hai bên đang giành giật dây kẽm gai khiến bao tăng ni, Phật tử hi sinh Nhằm mục đích chấm dứt tình trạng khủng bố, bắt bớ hành hạ tín đồ Phật giáo Giải tỏa chùa chiền, ban bố tự do ngôn luận.

Tư tưởng lợi dụng Phật giáo đảo chính lật đổ chính quyền của Ngô Đình Diệm ( Thứ yếu)

Phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 là một phong trào dân sự có quy mô rộng lớn Tuy mang màu sắc tôn giáo, nhưng thực ra đây là sự vùng lên của các tầng lớp người dân miền Nam nhằm xóa bỏ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm.

Vì Phật giáo là tín ngưỡng truyền thống của Việt Nam nên rất dễ thu hút và lan rộng từ Huế vào Sài Gòn và rộng ra khắp miền Nam, từ thành thị đến nông thôn, thu hút hàng triệu người không phân biệt xu hướng, chính kiến, từ các nhà tư sản dân tộc đến các trí thức, sinh viên, nhân dân lao động đến cả những tín đồ Thiên Chúa giáo cấp tiến Ngay cả một số đông công chức, sĩ quan, binh sĩ trong bộ máy chính quyền Ngô Đình Diệm cũng tích cực tham gia đấu tranh.

6

Trang 7

Riêng Quân khu I, đa số sĩ quan đều trực tiếp hoặc gián tiếp yểm trợ cho phong trào đấu tranh của Phật giáo chống chính phủ Sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân không chỉ vì ủng hộ Phật giáo mà còn vì ý thức chống chế độ độc tài, phi dân chủ.

2.1.3 Tư tưởng của Chính phủ Cộng hòa – Ngô Đình Diệm

Sau Chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945), Mỹ đã thay chân Pháp chọn Đông Dương làm nơi tiêu thụ hàng hoá và khí giới còn tồn đọng của chúng Và để dễ dàng sai bảo và điều khiển Mỹ đã chọn 1 chính quyền đạo công giáo đó là chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm

Trong số những người theo phe tư tưởng của Ngô Đình Diệm cũng được chia thành 2 kiểu đó là những người theo đạo công giáo mang tư tưởng tẩy chay Phật giáo, đây được coi là phe chính yếu của những người mang tư tưởng Ngô Đình Diệm Chiếm thứ yếu trong phe này là những người dân theo đạo Công giáo từ trước và mang tư tưởng tự do dân chủ đúng nghĩa chứ không tẩy chay bất cứ tôn giáo nào

Phe chính yếu ở đây là các tay sai do Mỹ dựng lên để phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ nên mang nặng tư tưởng đàn áp tôn giáo nước ta, đặc biệt là Phật giáo Mọi hành động đều chĩa mũi nhọn về các tín đồ Phật giáo Chúng rêu rao về chế độ chính quyền tự do dân chủ cộng hoà trong đó có tín ngưỡng và tôn giáo song thực chất là kỳ thị tôn giáo Chúng ra sức lôi kéo những người theo đạo Công giáo và các giáo sĩ phản động để đảm bảo vị trí của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

Còn về phe thứ yếu chủ yếu là các tín đồ Công giáo mang đúng tư tưởng tự do dân chủ cộng hòa và không kỳ thị tôn giáo, họ cũng không đồng tình với chính quyền Ngô Đình Diệm mà ủng hộ sự chống đàn áp của phía Phật giáo.

2.2 Suy luận đám đông.

2.2.1 Khái niệm

Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 ở Sài Gòn, Việt Nam là một sự kiện quan trọng đã thu hút sự chú ý của thế giới Thích Quảng Đức là nhà sư Phật giáo người Việt Nam đã tự thiêu để phản đối chính sách của chính phủ Việt Nam cộng hòa và yêu cầu tự do Tôn giáo, dân chủ Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm đồng thời cũng làm gia tăng sự chú ý của quốc tế đến Phật giáo cũng như các cuộc chiến tranh Việt Nam.

Sự kiện Phật giáo năm 1963 được cho là phản ứng đám đông của người Phật giáo chống lại chính quyền Việt Nam cộng hòa và chế độ diệt chủng Tuy nhiên đây không chỉ đơn giản là một hiệu ứng đám đông mà đây còn là một kết quả của quá trình suy luận phức tạp của những người lãnh đạo tôn giáo và những người ủng hộ họ.

7

Trang 8

2.2.2 Suy luận của đám đông Phật tử

Suy luận hay còn gọi là suy diễn logic là hình thức của tư duy trong đó bộ não vẫn dùng những tri thức đã có để rút ra những tri thức mới Một cấu trúc của suy luận là: tiền đề và kết luận Mọi suy luận đều từ: vì, bởi vì, do,… cuối cùng là dẫn đến kết quả: bởi vậy, vì thế, do đó,…

Suy luận của đám đông Phật tử trong các cuộc biểu tình cũng dựa trên cơ sở suy luận từ đó dẫn đến những hành động.

Năm 1963 là một năm khó khăn đối với chế độ Phật giáo khi mà chính quyền Ngô Đình Diệm tìm mọi cách chèn ép, tiêu diệt Và các Phật tử vì muốn bảo về Phật giáo nên đã đứng lên biểu tình Hành động biểu tình đều bắt nguồn từ suy luận sơ đẳng và rồi ảnh hưởng lên cả một đám đông.

Chúng ta có thể hiểu suy luận sơ đẳng là suy luận dựa trên logic cơ bản.Trong suy luận sơ đẳng, ta suy luận ra những kết quả cụ thể từ một mệnh đề phổ biến bằng cách sử dụng quy tắc suy luận chung cho dạng mệnh đề đó Có thể nói các cuộc biểu tình của Phật giáo và sự kiện Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu là một kết quả của quá trình suy luận.Các Phật tử đều suy luận từ tiền đề sẵn có: do Chính quyền Ngô Đình Diệm chèn ép và muốn tiêu diệt Phật giáo vì vậy chúng ta phải làm gì đó để ngăn cản Các cuộc biểu tình đó đều là kết quả của suy luận từ cái tiền đề sẵn có dẫn đến hành động.

Các Phật tử cũng như người ủng hộ Phật giáo đều có suy nghĩ rằng họ có động cơ để biểu tình:

Phật giáo từ lâu đã trở thành một tôn giáo có tầm ảnh hưởng ở Việt Nam Sự phát triển của Phật giáo đã tác động đến tâm lý, thái độ của cộng đồng phật tử rằng họ có quyền phản đối chính quyền nếu cảm thấy bất công và yêu cầu sự công bằng và tự do.

Chế độ Phật giáo và các tín đồ của họ có động cơ là bảo vệ tôn giáo, họ tin rằng việc đấu tranh cho những lý tưởng của tôn giáo là một nhiệm vụ thiêng liêng và có giá trị.

Từ những suy nghĩ đó dần dần tạo thành một hệ tư tưởng được lan rộng và truyền bá một cách rộng rãi, qua đó đã góp phần quy tụ những đám đông phật tử với mong muốn bảo vệ chế độ Phật giáo đã thực hiện những cuộc biểu tình với quy mô lớn nhằm gây sức ép lên chính quyền Ngô Đình Diệm đồng thời mong muốn đòi lại những quyền cơ bản của tôn giáo Có thể nói, cuộc biểu tình này chính là kết quả của quá trình suy luận của đám đông

Suy luận của đám đông Phật tử trong sự kiện Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu: 8

Trang 9

Các cuộc biểu tình diễn ra với mức độ khá dày đặc nhưng không tạo được sức ép với chính quyền Ngô Đình Diệm

Trước tình hình đó, đám đông Phật tử với mong muốn sẽ có lại sự tự do và những quyền hạn cơ bản về tự do tôn giáo họ bắt buộc phải làm điều gì đó lớn hơn Và đó chính là mở đầu cho sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu.

Khi hòa thượng Thích Quảng Đức có ý định muốn tự thiêu chính mình để xá lợi Phật pháp mọi người không ngăn cản, điều đó có thể hiểu rằng một phần trong đám đông phật tử đã có có những suy luận dựa trên những giả thiết về mệnh đề phổ biến trong tôn giáo Điển hình là suy luận rằng hành động tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức là hành động tối cao của lòng nhân ái và từ bi, đồng thời cho rằng hành động đó sẽ thu hút sự chú ý và gây sức ép để chính quyền Ngô Đình Diệm thay đổi chính sách đối với phật giáo Đó cũng là lý do vì sao khi hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, mọi người xếp hàng thành vòng tròn đi quanh người mà không ai làm gì hay có ý định ngăn cản Suy luận của đám đông bao giờ cũng ở mức cấp độ sơ đẳng Các suy luận đều bắt nguồn từ logic.

2.2.3 Suy luận của chính quyền Ngô Đình Diệm

Hành động chèn ép gây khó dễ cho chế độ Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm cũng bắt nguồn từ những suy luận sơ đẳng.

Tại sao chính quyền Ngô Đình Diệm lại muốn tiêu diệt Phật giáo?

Thứ nhất, Ngô Đình Diệm là một con dân của Công giáo, ông lo sợ sức mạnh và sự ảnh hưởng của chế độ Phật giáo ở miền Nam Việt Nam Phật giáo từ lâu đã trở thành một phong trào có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với nhân dân Ông e rằng sự phát triển của chế độ Phật giáo có thể làm mất đi sự ủng hộ của nhân dân và đe dọa đến tình hình chính trị và quyền lực của mình

Thứ hai, chính quyền Ngô Đình Diệm không đồng tình với tôn giáo Phật giáo vì ông cho rằng các giáo phái Phật giáo thường hay có thể thâm nhập vào chính trị xã hội, khiến quyền lực của chính quyền ông bị đe dọa Ngoài ra, Ngô Đình Diệm cũng không tán thành với những hoạt động của các vị sư và phật tử, ông coi đó là phản động Cuối cùng là chính quyền Ngô Đình Diệm muốn giành lại kiểm soát đối với các tổ chức và cộng đồng Phật giáo ở miền Nam Việt Nam Họ muốn giảm sức mạnh và sự ảnh hưởng của các tổ chức, cộng đồng này để có thể kiểm soát tình hình chính trị một cách chặt chẽ và tốt hơn.

Đây có thể coi là một quá trình suy luận sở đẳng, suy luận từ người dẫn đầu rồi dần dần chuyển sang cả tập thể cụ thể ở đây là cả chính quyền Ngô Đình Diệm và những người theo phe công giáo Chính quyền Ngô Đình Diệm đã có những hành

9

Trang 10

động như chèn ép, đàn áp thậm chí là tra tấn các Phật tử với mong muốn là sẽ tiêu diệt được Phật giáo

Đây cũng là hành động căn bản của con người sau khi bị suy luận tác động Từ tiền đề muốn tiêu diệt Phật giáo dẫn đến những suy luận sơ đẳng bắt nguồn từ logic thông thường là sẽ gây sức ép, chèn ép lên tín đồ Phật tử cùng Phật giáo để từ đó dẫn đến kết quả là Phật giáo sẽ bị tiêu diệt và để cho Công giáo phát triển.

Hành động của Ngô Đình Diệm là kết quả của quá trình suy luận, từ suy luận dẫn đến hành động Với mục đích ban đầu là muốn tiêu diệt Phật giáo vì vậy nếu muốn tiêu diệt thì họ phải chèn ép lên các tín đồ Phật giáo Chèn ép gây khó dễ đều bắt nguồn từ logic khi người ta muốn gây hại gì đó cho đối phương Nếu bị chèn ép theo lẽ thông thường thì đối tượng bị tác động sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc tồn tại và chính từ cái logic đó chính quyền Ngô Đình Diệm muốn chèn ép để chế độ Phật giáo biết khó mà lui

2.3 Trí tưởng tượng đám đông.

2.3.1 Khái niệm

Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những biểu tượng mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.

2.3.2 Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng

Thay đổi kích thước, số lương của sự vật hay thành phần của sự vật.

Biến cố Phật giáo 1963, ta có thể thấy rõ sự thay đổi về số lượng hay thành phần của sự việc:

Về kích thước, ngay sau khi bùng nổ tại Huế, phong trào đã nhanh chóng lan vào Sài Gòn và rộng ra khắp miền Nam, từ thành thị đến nông thôn

Đối với số lượng và thành phần, ban đầu đám đông chỉ từ những nhóm tăng ni phật biểu tình nhưng sau đã thu hút hàng triệu người không phân biệt xu hướng, chính kiến, từ các nhà tư sản dân tộc đến các trí thức, sinh viên, nhân dân lao động đến cả những tín đồ Thiên Chúa giáo cấp tiến Ngay cả một số đông công chức, sĩ quan, binh sĩ trong bộ máy chính quyền Ngô Đình Diệm Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần,thuộc tính của sự vật.

Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó.

Điển hình hóa:

10

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:39