1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài báo cáo tìm hiểu về vitamin b9

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về Vitamin B9
Tác giả Phạm Thị Hải Yến, Phạm Thị Hương, Nguyễn Vân Anh, Đỗ Thị Kiều Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Dược
Chuyên ngành Dược học
Thể loại Bài báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 503,14 KB

Nội dung

Nguồn gốcVitamin B9 hay Folate, trước đây gọi là folacin, là thuật ngữ chung cho cả folate thực phẩm tự nhiên và axit folic, dạng monoglutamate oxy hóa hoàn toàn của vitamin được sử dụng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BÀI BÁO CÁO: TÌM HIỂU VỀ VITAMIN B9

Học phần: Hóa dược

Nhóm 11 – Lớp Dược học B K9

Trang 2

MỤC LỤC

1 Nguồn gốc 1

2 Điều chế 2

3 Tác dụng 3

4 Cách dùng – liều dùng 3

4.1 Khi uống bằng đường miệng 3

4.2 Khi dùng dưới dạng tiêm 3

4.3 Đối với trường hợp thiếu axit folic 3

4.4 Ở những người bệnh thận giai đoạn cuối 4

4.5 Ngăn ngừa bệnh về mắt dẫn đến giảm thị lực ở người lớn tuổi 4

4.6 Đối với bệnh nướu răng ở phụ nữ mang thai 4

5 Lý tính 5

6 Liên quan cấu trúc- tác dụng 5

7 Phương pháp định tính, định lượng 6

7.1 Yêu cầu kỹ thuật 6

7.2 Phương pháp thử 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 3

1 Nguồn gốc

Vitamin B9 hay Folate, trước đây gọi là folacin, là thuật ngữ chung cho cả

folate thực phẩm tự nhiên và axit folic, dạng monoglutamate oxy hóa hoàn toàn của vitamin được sử dụng trong thực phẩm bổ sung và thực phẩm tăng cường Đây

là một vitamin nhóm B quan trọng cho sự phát triển và trao đổi chất của tế bào

Vitamin B9 và axit folic có tác dụng tương tự Vitamin B9 được tìm thấy tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm Axit folic là phiên bản nhân tạo bổ sung và thêm vào thực phẩm

Acid folic là dạng tổng hợp của folate (tên khác là acid pteroylmoniglut) hòa tan được trong nước Quá trình chuyển hóa acid folic trong cơ thể diễn ra chậm và không hoàn toàn Lượng acid folic chưa được chuyển hóa có tích tụ trong máu và gây ra các vấn đề về sức khỏe

Từ năm 1998, axit folic đã được thêm vào ngũ cốc, bột mì, bánh mì, mì ống, các mặt hàng bánh Thực phẩm có nhiều folate tự nhiên bao gồm các loại rau lá (như rau bina, bông cải xanh và rau diếp), đậu bắp, măng tây, trái cây (như chuối, dưa, và chanh) đậu, men, nấm, thịt (như gan và thận bò), nước cam và nước ép cà chua.[1]

Trang 4

2 Điều chế

Dạng hoạt động của vitamin

B9 là acid levomefolic hoặc

5-methyltetrahydrofolate (5-MTHF).

Trước khi đi vào máu, hệ tiêu hóa sẽ chuyển về dạng hoạt động sinh học 5-MTHF để cơ thể có thể hấp thu

vitamin B9

Folate là dạng muối của acid

folic.[2]

3 Tác dụng

2

Trang 5

Folic acid là vitamin thuộc nhóm B, là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, rất cần để sản xuất tế bào mới, trong đó có hồng cầu, bạch cầu

Folic acid làm giảm lượng homocysteine

Folic acid tham gia vào quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh

Folic acid kết hợp với vitamin B giúp sản sinh tế bào máu 12

chống bệnh thiếu máu

Folic acid là chất xúc tác cho nhiều loại dược phẩm

Folic acid làm giảm nồng độ của barbituric và phenytoin trong máu khi dùng đồng thời.[3]

4 Cách dùng – liều dùng

4.1 Khi uống bằng đường miệng

Vitamin B9 hay axit folic an toàn cho hầu hết mọi người khi uống Hầu hết người lớn không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi

sử dụng với liều dưới 1 mg mỗi ngày Sử dụng axit folic với liều

800 mcg đến 1,2 mg mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ đau tim ở những người có vấn đề về tim

Axit folic không đem lại hiệu quả khi uống liều lượng lớn với thời gian dài Sử dụng liều axit folic lớn hơn 1 mg mỗi ngày có thể gây ra chuột rút bụng, tiêu chảy, phát ban, rối loạn giấc ngủ, khó chịu, nhầm lẫn, buồn nôn, đau dạ dày, thay đổi hành vi, phản ứng

da, co giật, khí, dễ bị kích thích và các tác dụng phụ khác

Vitamin B9 hay axit folic an toàn cho hầu hết mọi người khi uống

4.2 Khi dùng dưới dạng tiêm

Axit folic là an toàn cho hầu hết mọi người khi tiêm vào cơ thể Hầu hết người lớn không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng với liều dưới 1 mg mỗi ngày

4.3 Đối với trường hợp thiếu axit folic

Trang 6

Liều thông thường được chỉ định là 250 mcg (microgam) đến

1 mg (miligam) mỗi ngày

Dùng trong ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của não và cột sống

(dị tật bẩm sinh ống thần kinh)

Phụ nữ có khả năng mang thai nên uống 400 mcg axit

folic mỗi ngày từ thực phẩm bổ sung, với phụ nữ đang mang thai

thì con số này là 600 mcg Phụ nữ có tiền sử mang thai phức tạp

do dị tật ống thần kinh thường mất 4 mg mỗi ngày bắt đầu một

tháng trước và tiếp tục đến 3 tháng sau khi thụ thai

4.4 Ở những người bệnh thận giai đoạn cuối

Nồng độ homocysteine cao có thể khó điều trị hơn, và liều

800 mcg đến 40 mg mỗi ngày đã được sử dụng

Cải thiện phản ứng với thuốc điều trị trầm cảm

Sử dụng liều 200-500 mcg mỗi ngày

Để giảm độc tính gây ra bởi thuốc methotrexate

1 mg mỗi ngày có lẽ là đủ, nhưng cũng có thể sử dụng tới 5

mg mỗi ngày

4.5 Ngăn ngừa bệnh về mắt dẫn đến giảm thị lực ở người lớn tuổi

Sử dụng theo liều 2.5 mg axit folic, 1 mg vitamin B12

(cyanocobalamin) và 50 mg vitamin B6 (pyridoxine) mỗi ngày

4.6 Đối với bệnh nướu răng ở phụ nữ mang thai

Nước súc miệng có chứa axit folic đã được sử dụng hai lần

mỗi ngày, mỗi lần trong một phút

4

Trang 7

5 Lý tính

Acid folic là acid

(2S)-2-[[4-[[(2-amino-4-oxo-1,4-dihydropteridin-6-yl) methyl] amino] benzoyl] amino]pentandioic, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C19H19N706 tính theo chế phẩm khan

Bột kết tinh màu vàng nhạt hoặc vàng cam

Thực tế không tan trong nước và hầu hết các dung môi hữu cơ,phần lớn tan trong các dung môi hữu cơ Acid folic tan trong acid loangc và trong các dung dịch kiềm

Dạng kết tinh bền với nhiệt, không khí trong môi trường trung tính hay kiềm, không bền trong mooi trường acid, ánh sáng hay tia UV

Hấp thụ mạnh UV : tử ngoại

Phổ hấp thụ đặc trưng phụ thuộc pH của dung dịch và có cực đại trong vùng UV

Góc quay cực riêng : Từ +18° đến +22° (tính theo chế phẩm khan).[4]

6 Liên quan cấu trúc- tác dụng

Acid folic gồm : một phân tử acid pteroic ( gồm 2 vòng tương ứng với ptein gắn với acid para aminobenzoic ) nối với chức amin của acid glutamic bằng liên kết peptid – RCO.NH – R’.( hình dưới )

Trang 8

Ở trạng thái thiên nhiên hay trong môi trường sinh học, acid

folic hiện diện dưới dạng polyglutamat trong đó acid ppteroic liên

kết với nhiều phân tử acid glutamic

Do đó có thể nói rằng acid glutamic là cần thiết cho hoạt tính

vitamin

Trong các polyglutamat thì dạng có 3 acid glutamic ( acid

pteroic – triglutamic ) và 7 acid glutamic ( acid pteroyl-

heptaglutamic ) là dạng có hoạt tính sinh học nhưng phải được

thủy phân trước khi được hấp thu

Nếu thay acid glutamic bằng acid aspartic ( có ít hơn acid

glutamic thì 1 nhóm –CH2- ) thì được antivitamin.[5]

7 Phương pháp định tính, định lượng

7.1 Yêu cầu kỹ thuật

a Định tính

Độ tan: Rất ít tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol (TS) (~750g/l), trong aceton (R) và ether (R)

Hấp thụ tử ngoại: Phổ hấp thụ của dung dịch mẫu thử nồng độ 15 g/ml trong dung môi là dung dịch natri hydroxyd 0,1 mol/l (VS) có 3 cực đại hấp thụ tại 256 nm; 283 nm; 365 nm, độ hấp thụ quang tương ứng là 0,82; 0,80; 0,28 (tốt nhất là

sử dụng cuvet đo 2 cm, tính độ hấp thụ lớp chất lỏng dày 1 cm) Tỷ lệ cường độ hấp thụ tại các bước sóng 256 nm và 365 nm A256/A365: trong khoảng 2,80 - 3,00

6

Trang 9

Sắc ký lớp mỏng: Vết chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch A phải tương ứng về vị trí, hình dáng và mật độ so với vết chính trong sắc ký đồ dung dịch B

b Độ tinh khiết

Tro sulfat: Không được quá 2,0 mg/g

Nước: Không được thấp hơn 70,0 mg/g và không được quá 90,0 mg/g Các Amin tự do: Tỷ số AT/AB > 6 (Giá trị A và A thu được trong phép thử T B định lượng)

c Hàm lượng

Hàm lượng C19H N O 19 7 6 không được thấp hơn 96,0% và không được quá 102,0% tính theo chế phẩm khan

7.2 Phương pháp thử

a Định tính

Sắc ký lớp mỏng:

Tiến hành thử theo hướng dẫn trong chuyên luận Sắc ký lớp mỏng (Mục 1.14.1; Dược điển quốc tế 2006) Sử dụng silicagel (G) (Silicagel G, bột trắng, đồng nhất; là hỗn hợp của silicagel cỡ hạt 10-40 m và calci sulfat hemihydrat khoảng 130 g/kg) làm pha tĩnh phủ bản mỏng Pha động là hỗn hợp gồm 1-propanol R/ethanol ~750g/l (TS) /dung dịch amoniac ~260g/l (TS) theo tỷ lệ thể tích tương ứng 2/1/2

Dung môi: là hỗn hợp gồm methanol (R) /dung dịch amoniac ~260g/l (TS) theo tỷ lệ thể tích tương ứng 9/1

Dung dịch A (dung dịch mẫu thử): Pha dung dịch mẫu thử trong dung môi nồng độ 0,50 mg/ml

Dung dịch B (dung dịch chuẩn): Pha dung dịch chuẩn acid folic RS trong dung môi nồng độ 0,50 mg/ml

Chấm 2μL dung dịch A và dung dịch B lên bản mỏng, cho khai triển sắc ký trong buồng sắc ký đã bão hòa pha động Sau khi kết thúc quá trình sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, kiểm tra sắc ký đồ dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm)

Trang 10

b Độ tinh khiết

Tro Sulfat: Tiến hành thử theo hướng dẫn trong Dược điển quốc tế 2006 (mục 2.3 chuyên luận Thử Tro sulfat)

Nước: Tiến hành thử theo hướng dẫn trong Dược điển quốc tế 2006 (mục 2.8 chuyên luận Xác định nước bằng phương pháp Karl-Fischer - Phương pháp A) Mẫu thử: 0,15 g

c Định lượng

Dung dịch T: Cân chính xác 0,050 g mẫu thử, hòa tan trong 50 ml dung dịch natri hydroxyd ~80 g/l (TS), lắc đều, và định mức đến đủ 100 ml bằng dung dịch natri hydroxyd ~80 g/l (TS)

Dung dịch T1 (dung dịch thử) và dung dịch B1 (dung dịch trắng): lấy vào 2 bình định mức 100 ml, mỗi bình 30 ml dung dịch T, 20 ml Acid hydrocloric ~70 g/l (TS), pha loãng đến đủ thể tích bằng nước cất

Dung dịch T2: Lấy 60 ml dung dịch T , thêm 0,5 g bột kẽm (R), để yên, thỉnh1 thoảng lắc đều, thực hiện như vậy trong 20 phút Lọc dung dịch qua giấy lọc khô, loại bỏ 10 ml dịch lọc đầu tiên Lấy 10 ml dịch lọc tiếp theo cho vào bình định mức 100 ml, định mức đến đủ thể tích bằng nước cất Lấy 5 ml dung dịch T , dung 2 dịch B , nước cất (dung dịch B ), mỗi dung dịch lấy riêng vào 1 bình định mức 25 1 2

ml Thêm vào mỗi bình 1 ml nước cất, 1 ml Acid hydrocloric ~70 g/l (TS) và 1 ml dung dịch natri nitrit 1 g/l (TS), lắc đều và để yên trong 2 phút Sau đó thêm vào mỗi bình 1 ml dung dịch amoni sulfamat 5 g/l (TS), lắc đều và để yên trong 2 phút Thêm vào mỗi bình 1 ml dung dịch N-(1- naphtyl) ethylendiamin hydroclorid 1 g/l (TS), lắc đều và để yên trong 10 phút, pha loãng đến đủ thể tích bằng nước cất Đo

độ hấp thụ quang của dung dịch T2 và dung dịch B so với dung dịch B tại bước 1 2 sóng cực đại khoảng 550nm Ghi giá trị độ hấp thụ quang A và AB tương ứng T Tiến hành tương tự đối với chuẩn acid folic RS và ghi lại độ hấp thụ quang A và S ABS Tính hàm lượng (%) C19H N O 19 7 6 trong mẫu thử theo công thức sau:

(%) = 100 × (10A - AT B)/(10AS - A ) BS Trong trường hợp cần thiết có thể nhân kết quả với hàm lượng (%) C19H N O19 7 6

đã công bố trong chất chuẩn.[6]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://imiale.com/acid-folic-vitamin-b9-10811/

[2] https://benhthieumau.vn/folate-la-gi.html

8

Trang 11

[3] https://suckhoedoisong.vn/tac-dung-quy-it-biet-cua-vitamin-b9-16985665.htm

[4] https://duocdienvietnam.com/acid-folic/

[5] Trương Phương, Trần Thành Đạo (2013) Giáo trình Hóa Dược 2 Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam

[6] https://cdnmedia.eurofins.com/apac/media/311711/qcvn-3-2-b

%E1%BB%95-sung-acid-folic.pdf

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w