1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận truyền thông mạng xã hội tại việt nam

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦUSự ra đời của Internnet đã đưa loài người bước sang một kỉ nguyên mới, một bước tiến hoàn toàn mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin với sự ra đời của hàng loạt ứng dụng, nền

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-TIỂU LUẬN

TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO - A45404 NGUYỄN VĂN KHÁNH HUY - A45966 TRƯƠNG LINH LINH - A45952 VŨ THỊ NGỌC CHÂM – A45689 NGÔ THANH NGỌC HÂN - A45982

ĐA PHƯƠNG TIỆN.2

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

1.3.Truyền thông Mạng xã hội 2

2 Phân loại Truyền thông Mạng xã hội 2

2.1 Phân loại phương tiện Truyền thông Mạng xã hội 2

2.2.Những mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam 3

3 Quá trình hình thành và phát triển của Truyền thông Mạng xã hội tại Việt Nam 3 4 Vai trò của Truyền thông Mạng xã hội 5

5 Ưu nhược điểm và biện pháp khắc phục của Truyền thông Mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay 7

5.1.Ưu điểm 7

5.2.Nhược điểm và biện pháp khắc phục 8

6 Ứng dụng Truyền thông Mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay: 9

7 Xu hướng phát triển của Truyền thông Mạng xã hội tại Việt Nam 10

7.1.Storytelling trở nên phổ biến và thay thế các cập nhập trên mạng xã hội 10

7.2.Tiktok lên ngôi trong cuộc chiến mạng xã hội và trở thành Mạng xã hội quan trọng nhất để tiếp thị 11

7.3.Quảng cáo trên mạng xã hội sẽ phát triển nhanh chóng 13

7.4.Truyền thông đa kênh trở thành định hướng trong tương lai 14

7.5 Sự lên ngôi của video marketing cùng tính năng Livetream sau đại dịch 15

PHẦN KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Ảnh 2.2 Nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam 3

Ảnh 7.1 Sự phố biến của Storytelling 11

Ảnh 7.2.1 Tiktok lên ngôi trong Truyền thông Mạng xã hội 11

Ảnh 7.2.2 Tiktok vươn lên nhanh chóng trong các nền tảng mạng xã hội 12

Ảnh 7.3 Minh họa marketing trên mạng xã hội 13

Biểu đồ 7.3 Dự báo tốc độ tăng trưởng chi tiêu quảng cáo 2021-2024 13

Ảnh 7.4 Minh họa hình thức truyền thông đa nền tảng 14

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Sự ra đời của Internnet đã đưa loài người bước sang một kỉ nguyên mới, một bước tiến hoàn toàn mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin với sự ra đời của hàng loạt ứng dụng, nền tảng phục vụ cho đời sống của con người Chỉ trong nửa thập kỉ vừa qua, hệ thống thông tin, tin tức của toàn nhân loại đã có những thay đổi đáng kể Nhìn lại thời kì những năm 80 của thế kỉ trước, thời kì mà thông tin chỉ được truyền tải và tiếp nhận qua những phương tiện truyền thống như truyền miệng, truyền hình, in ấn, thì ngày nay với sự xuất hiện của Internet, thị hiếu tăng cao kéo theo vô vàn biến đổi từ con người đến môi trường… đã dẫn đến sự ra đời của một loạt các nền tảng mạng xã hội, các trang web, trang thông tin tin tức.

Khi công nghệ ngày càng phát triển thì truyền thông lên ngôi, đây như một điều tất yếu, không chỉ doanh nghiệp, công ty, các tổ chức thậm chí các cá nhân đều cần truyền tải thông tin đến số đông Hơn thế hình thức Truyền thông Mạng xã hội ra đời nhanh chóng trở thành xu thế được các quốc gia ưu tiên phát triển và Việt Nam với vị trí là một quốc gia non trẻ đang phát triển thì việc ưu tiên quan tâm phát triển đến lĩnh vực này là không thể thiếu Loại hình này đã, đang và sẽ hứa hẹn là miền đất hứa để truyền thông cũng như quảng bá mọi thông tin đến với cộng đồng một cách nhanh chóng và linh hoạt Chính điều này đã đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu các mặt lợi và hại của truyền tin trên các nền tảng mạng xã hội này để làm sao vừa có thể giúp quốc gia phát triển nhưng không làm mất đi những nét riêng hay chịu những ảnh hưởng, tác động tiêu cực

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG 1 Khái niệm liên quan

1.1 Truyền thông

Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm,… liên tục giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng xã hội.

1.2 Mạng xã hội

Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu Mạng xã hội có thể truy cập dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính,

Ví Dụ: Facebook, Instagram, Youtube, TikTok, Twitter… 1.3 Truyền thông Mạng xã hội

Truyền thông Mạng xã hội (Social Media Marketing): là hình thức sử dụng các kênh mạng xã hội để thực hiện các hoạt động truyền thông, nhằm tăng nhận thức về thương hiệu đối với đối tượng khách hàng và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu

2 Phân loại Truyền thông Mạng xã hội

2.1 Phân loại phương tiện Truyền thông Mạng xã hội Phương tiện Truyền thông Mạng xã hội bao gồm 13 loại sau đây:

Trang 6

1.4 Những mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam

Ở Việt Nam, kể từ 2005, khi mà Internet băng thông rộng được triển khai mạnh và xã hội Internet Việt Nam phát triển bùng nổ, thì các hoạt động truyền thông xã hội cũng trở nên rất sôi động Đến nay, có thể nhận diện các khu vực hoạt động chính của truyền thông xã hội ở Việt Nam mà nhiều cá nhân đang tham gia thường xuyên, cụ thể như:

Ảnh 2.2 Nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

3 Quá trình hình thành và phát triển của Truyền thông Mạng xã hội tại Việt Nam

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0 cùng với xu thế toàn cầu hoá của thế giới đã mở ra thời cơ song đồng thời cũng là thách thức với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam Và tất nhiên để có thể thích nghi và phát triển theo kịp với các quốc gia lớn trên thế giới thì 19/11/1997,

Trang 7

Internet cũng đã chính thức được du nhập vào Việt Nam Và dĩ nhiên vào thời điểm đó Internet được ví như một miền đất mới được du nhập vào nước ta với kì vọng sẽ là bước ngoặt giúp Việt Nam phát triển trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội Kể từ đó, Internet dần được đưa vào sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn trong đời sống cũng như khắp các lĩnh vực của xã hội Một trong những lĩnh vực phát triển mạnh nhất nhờ có Internet phái kể đến là các nền tảng, ứng dụng, trang web mạng xã hội

Một trong số mạng xã hội xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam phải kể đến là Yahoo Đây có lẽ là cái tên không còn quá xa lạ với các thế hệ 8x,9x ở Việt Nam thời kì đầu những năm 2000, nền tảng này bao gồm nhiều danh mục khác nhau như Mail,Messenger, 360, Với Messenger, chúng ta có thể trò chuyện, nhắn tin với nhau thông qua cửa sổ chat Yahoo Sau Yahoo, đến khoảng năm 2007, mạng xã hội đầu tiên của riêng Việt Nam đã được ra đời là Tamtay.vn, đây là nền tảng mạng xã hội đầu tiên do chính người Việt thiết kế và thuộc công ty cổ phần Tầm tay Mạng xã hội này ra đời nhắm mục đích mang đến cho người dùng không gian để lưu trữ, chia sẻ hình ảnh và tâm tư cùa bản thân nhằm kết nối cộng đồng với nhau Nền tàng này hoạt động được khoảng 10 năm thì đến ngày 1/4/2018 chính thức bị khai tử

Nếu như Yahoo hay Tamtay.vn là những mạng xã hội mở đầu cho thời kì tiếp cận với các loại hình mạng xã hội thì Zing Me là được coi là mạng xã hội mở đầu cho kỉ nguyên công nghệ số ở Việt Nam Nền tảng này do công ty VNG thành lập vào tháng 9 /2009 và được người Việt Nam khá ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở thời điểm đó Năm 2011, Zing Me đạt 6,8 triệu người truy cập ( gần gấp 2 lần nền Facebook bấy giờ ) Sở dĩ nền tảng này được được ưa chuộng đến vậy bởi nhiều đặc điểm nổi bật mà nó đem lại cho người sử dụng đó là ứng dụng thành công Web thời gian thực (Real -Timeweb) đầu tiên ở Việt Nam Nền tảng này cho phép giải trí với nhiều tựa game như: Khu vườn trên mây, Nông trại Vui vẻ, Đảo Rồng, … song nó còn là nơi giao lưu giữa các game thủ Cho đến năm 2020, nền tảng này cũng đã buộc phải ngừng hoạt động

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng nhanh chóng thì tính đến hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều nền tảng mạng xã hội được sử dụng một cách phổ biến hơn như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter, Nếu như trước đây Việt Nam là một quốc gia chậm phát triển hơn so với các quốc gia trên thế giới do ảnh hưởng của chiến tranh và thời kì hậu chiến tranh thì tính đến thời điểm hiện tại

Trang 8

nước ta gần như đã đuổi kịp thế giới về tốc độ cập nhật thông tin cũng như số người dùng mạng xã hội Theo số liệu thống kê mới nhất từ We are Social, Facebook hiện có 88 triệu người sử dụng tại Việt Nam, với 90% ở độ tuổi từ 16-64, gần như đã hết dư địa phát triển tại thị trường Việt Nam Trong khi đó, mạng xã hội Zalo của Việt Nam với 60 triệu người dùng thường xuyên đã gần như đuổi kịp Facebook về số lượng người sử dụng Với đặc thù là giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Zalo vẫn còn dư địa rất lớn đến từ nhóm người dùng cao tuổi Trước đấy hình thức mạng xã hội chỉ đơn thuần là nền tảng để trò chuyện hoặc giao lưu thì ở thời đại công nghệ phát triển cũng đã kéo theo nhiều loại hình mạng xã hội mới như: Short video/ reel hay như việc bảo mật thông tin mạng xã hội cũng đã được chú trọng nhiều hơn.

Trong phiên trả lời chất vấn ngày 6/11/2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong hai năm gần đây mạng xã hội Việt Nam có sự bứt phá Năm 2018, số tài khoản của mạng xã hội Việt Nam là 47 triệu, bằng 50% so với các mạng lớn của nước ngoài thì đến nay đã đạt được 96 triệu tài khoản, tương đương với hai mạng nước ngoài lớn nhất, từng bước đạt thế cân bằng

Việt Nam là một trong số không nhiều nước trên thế giới có các mạng xã hội nội địa tương đương với mạng xã hội nước ngoài Thời gian qua, nhiều mạng xã hội ra đời, hiện đã cấp trên 800 giấy phép mạng xã hội Việt Nam Các mạng xã hội này đều được xây dựng từ nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân theo cơ chế thị trường, không sử dụng ngân sách Nhà nước Đến nay mạng Lotus có gần 3 triệu tài khoản, mạng Gapo gần 6 triệu tài khoản, đã phát huy thế mạnh nền tảng dịch vụ chuyên ngành của mình để phát triển thị trường ngách, xây dựng các mạng xã hội chuyên biệt, đa dịch vụ, kết hợp với thanh toán qua di động để tạo ra hệ sinh thái số Việt Nam đáp ứng yêu cầu người sử dụng

Như vậy, chỉ sau 2 năm, Việt Nam giờ đây đã có 4 nền tảng mạng xã hội có trên 1 triệu thành viên Đây là quy mô tối thiểu để một mạng xã hội trong nước được xem là có đủ tiềm lực cạnh tranh với các nền tảng ngoại Ngoài số lượng mạng xã hội có tiềm lực mạnh đã tăng lên gấp đôi, còn một vấn đề đáng lưu tâm khác khi nhìn vào số liệu tăng trưởng của các mạng xã hội Việt Nam Cũng chỉ sau 2 năm, mạng xã hội Zalo đã tăng thêm 20 triệu thành viên, gấp 1,5 lần năm 2018

Trang 9

4 Vai trò của Truyền thông Mạng xã hội

Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, Truyền thông Mạng xã hội mang trong mình những đặc điểm nổi bật với sức mạnh lan toả và kết nối vô cùng mạnh mẽ Nội dung trên các nền tảng mạng xã hội thường không có yêu cầu kiểm duyệt về nội dung và hình thức quá khắt khe như những phương tiện truyền thống khác Ở đó, người dùng có thể dễ dàng tạo tài khoản cá nhân, lập những hội, nhóm, trang,… để có thể đăng tải thông tin, nội dung muốn truyền tải của mình lên đó Vì thế, vai trò của Mạng xã hội trong việc truyền thông đang ngày càng được ưa chuộng, không chỉ có cá nhân mà Nhà nước, các doanh nghiệp đang rất tích cực sử dụng, coi Mạng xã hội là một công cụ truyền thông hiệu quả.

Truyền thông Mạng xã hội góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người MXH đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Chỉ với một vài thao tác đơn giản, người dùng sẽ luôn nhận được những thông tin cập nhật kịp thời về lĩnh vực, vấn đề mà mình quan tâm theo dõi Bên cạnh đó, trên MXH có nhiều trang dạy kỹ năng sống như ngoại ngữ, nấu ăn, sửa chữa, giao tiếp, tâm lý, thể thao… giúp người dùng có những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống hiện đại mà không cần đến lớp hay đóng học phí.

Truyền thông Mạng xã hội góp phần tích cực vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng Văn hóa Mạng xã hội là một bộ phận của văn hóa cộng đồng và có ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến văn hóa cộng đồng Nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Mạng xã hội cho phép người dùng có thể kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng ngày một thuận tiện hơn Người dùng có thể dễ dàng chia sẽ tình cảm, niềm vui, nỗi buồn… với cộng đồng Thực tế từ khi Mạng xã hội phát triển, việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thực hiện sinh động hơn Công tác xã hội như cứu trợ thiên tai, xóa đói giảm nghèo… có nhiều khởi sắc Nội lực của cộng đồng được phát huy hiệu quả hơn trong công cuộc phát triển Kinh tế -Xã hội Các hình thức kinh doanh online trên Mạng xã hội của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng phát triển, mang tính chuyên nghiệp.

Truyền thông Mạng xã hội góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam Các Mạng xã hội, nhất là Mạng xã hội

Trang 10

xuyên quốc gia như Facebook, Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, thúc đẩy xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với các dân tộc khác trên thế giới Thông qua đó, thế giới biết đến Việt Nam như một dân tộc yêu chuộng hòa bình, tôn trọng công lý, năng động với một kho tàng các giá trị văn hóa phong phú, đầy bản sắc Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, Mạng xã hội ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và điều hành của Chính phủ Giúp cho việc quản lý nhà nước, cung cấp những thông tin quan trọng cho đại chúng một cách hiệu quả và nhanh chóng

Đối với các doanh nghiệp, mạng xã hội là một công cụ không thể thiếu trong việc truyền thông Các công ty sử dụng những nền tảng này để tìm kiếm và tương tác với khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua quảng cáo và khuyến mại, đánh giá xu hướng của người tiêu dùng và cung cấp dịch vụ hoặc hỗ trợ khách hàng Vai trò của mạng xã hội trong việc trợ giúp các doanh nghiệp là rất quan trọng Nó tạo điều kiện giao tiếp với khách hàng, cho phép kết hợp các tương tác xã hội trên các trang thương mại điện tử Khả năng thu thập thông tin của nó giúp tập trung vào các nỗ lực tiếp thị và nghiên cứu thị trường Nó giúp quảng bá các sản phẩm và dịch vụ Hơn nữa, mạng xã hội có thể giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua các chương trình khách hàng thân thiết được liên kết với mạng xã hội.

5 Ưu nhược điểm và biện pháp khắc phục của Truyền thông Mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Không thể phủ nhận những gì mà mạng xã hội đã và đang mang lại cho con người song truyền thông trên nền tảng này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế Chính điều này đòi hỏi chúng ta phải tiềm hiểu những mặt lợi mắt trái hau ưu nhược điểm của loại hình này để khắc phục và hoạn thiện chúng ngày một tốt hơn Vậy các ưu, nhược điểm của Truyền thông Mạng xã hội là gì?

4.1 Ưu điểm

Truyền thông Mạng xã hội với hệ thống hàng tỉ người tham gia Chính vì vậy chúng có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thông truyền thống.

Với cá nhân:

Trang 11

Giúp cho việc tìm kiếm thông tin, cập nhật tin tức trở nên dễ dàng và nhanh chóng

Kết nối, giữ gìn các mối quan hệ Mạng xã hội cho phép chúng ta giao lưu, chia sẻ từ đó duy trì và giữ gìn các mối quan hệ được bền chặt hơn Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Messenger, Zalo Call, Video Call, … chỉ với một chiếc máy vi tính, điện thoại thông minh, hoặc là máy tính bảng có kết nối Internet, mọi thứ đều hoàn toàn miễn phí.

Với doanh nghiệp:

Mức độ tương tác của khách hàng: Lợi nhuận từ giao tiếp năng động, tương tác với khách hàng của bạn

Nghiên cứu thị trường: Nhận phản hồi từ đối tượng mục tiêu của bạn mà không phải chịu chi phí nghiên cứu cao

Khả năng hiển thị của công cụ tìm kiếm: Cải thiện vị thế của doanh nghiệp bạn trong các kết quả của công cụ tìm kiếm

Bán hàng: Sử dụng chiến lược truyền thông xã hội để tăng doanh thu Kết nối với khán giả mới: Phương tiện Truyền thông Mạng xã hội có thể giúp bạn tiếp cận các phân đoạn thị trường mới, thứ mà tiếp thị truyền thống có thể không đạt hiệu quả bằng.

4.2 Nhược điểm và biện pháp khắc phục

Bảo mật: Quyền riêng tư của bạn rất dễ bị lợi dụng nếu bạn cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân (họ và tên, năm sinh, giới tính, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, …) Thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như cấu trúc doanh nghiệp của bạn và các kế hoạch tương lai, thông tin khách hàng và doanh nghiệp có thể bị các hacker tin tặc đánh cắp và lợi dụng cho mục đích xấu.

Khiếu nại và đánh giá xấu: Không có kế hoạch xử lý khách hàng không hài lòng, công khai tiêu cực có thể làm hỏng danh tiếng của doanh nghiệp.

Sự cạnh tranh cao: Internet đã trở nên phổ biến với đại chúng Để được công chúng đón nhận và tiếp nhận, đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới không ngừng.

Thông tin giả mạo, xấu độc tràn lan: Mạng xã hội là nơi cho phép chúng ta tự do ngôn luận, tự do đăng các thông tin mà mình muốn Từ đó nhiều

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w