1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 213,46 KB

Nội dung

BÁO CÁO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất, các khu tập trung dân cư ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn đã tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, dịch vụ phát triển nhanh chóng, điều này đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của đất nước song nó cũng mang đến vấn đề cho môi trường đó chính là thải ra một lượng rất lớn chất thải rắn cho môi trường, với khối lượng phát sinh chất thải ở Việt Nam tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm.

Trang 1

MẪU BÁO CÁO

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

Nhóm 17 - Khoa học môi trường (N01)

I Đặt vấn đề

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất, các khu tập trung dân cư ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn đã tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, dịch vụ phát triển nhanh chóng, điều này đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của đất nước song nó cũng mang đến vấn đề cho môi trường đó chính là thải ra một lượng rất lớn chất thải rắn cho môi trường, với khối lượng phát sinh chất thải ở Việt Nam tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm.

Các thành phố, chính quyền địa phương và trung ương hiện đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy các dòng chất thải đang tăng nhanh Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh, chất thải phát sinh tăng rất nhanh, đến mức hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy cũng như yêu cầu tài chính cho các hệ thống này không thể theo kịp với khối lượng chất thải gia tăng Hoạt động quản lý chất thải hiện nay đòi hỏi nhiều lao động và không hiệu quả; phí không đủ chi trả chi phí vận hành Việc thu gom và vận chuyển chất thải mang đặc trưng phức tạp, đòi hỏi nhiều lao động và thiếu các trạm trung chuyển dẫn đến chi phí thu gom tương đối cao.

Vì vậy, tình trạng quản lý chất thải rắn ở nước ta đang đối diện với rất nhiều thử thách và cần có nhiều phương pháp để có thể giải quyết vấn đề này một cách khoa học, an toàn.

II Các nội dung liên quan

1 Khái niệm và thực trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam1.1 Khái niệm:

Chất thải rắn: là chất thải ở dạng rắn, bị thải ra từ quá trình sản xuất, dịch vụ, kinh doanh,

sinh hoạt hàng ngày hoặc các hoạt động khác.

Ví dụ: Vỏ chai lọ, hộp nhựa, cao su, giấy, thủy tinh, sắt, nhôm, đồng, kẽm, giấy báo, rác sân vườn, đồ đạc đã sử dụng, bì nhựa, rác sinh hoạt,… và toàn bộ những gì mà con người loại ra môi trường.

1.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam: a) Thực trạng chất thải rắn hiện nay:

Trang 2

- Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, chất thải rắn sinh hoạt đang gia tăng cả về khối lượng và chủng loại Dựa vào báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 cho thấy lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại Tiếp đó thì theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc là khoảng 44.400 tấn/ngày Đến năm 2019, con số này là 64.658 tấn/ngày (khu vực đô thị là 35.624 tấn/ngày và khu vực nông thôn là 28.394 tấn/ngày), tăng 46% so với năm 2010 Các địa phương có khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên 1.000 tấn/ngày chiếm 25% (trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phát sinh trên 6.000 tấn/ngày).

- Bên cạnh đó vào năm 2020 cũng cho thấy rằng nếu trước đây, chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao từ 80-96% thì đến năm 2017 giảm xuống còn 50-70%.

- Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ước tính hiện nay trên cả nước lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60% Đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10-16%/năm

b) Thực trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam:

- Thực tế cho thấy, các phương pháp xử lý rác thải tại nước ngoài được áp dụng cho nước ta đều không hiệu quả do đặc thù rác thải chưa được phân loại tại nguồn.

- Về năng lực xử lý chất thải rắn: Ở Việt Nam hiện nay, việc xử lý rác thải dùng công nghệ chôn lấp là chính Kết quả thống kê cho thấy, đa số các bãi rác trên cả nước vẫn là các bãi đổ rác tự nhiên, trong đó có một số bãi rác có kiểm soát, khống chế được một phần ô nhiễm do mùi, côn trùng và nước rác Rất ít các bãi rác được coi là chôn lấp hợp vệ sinh, phù hợp với quy định của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 về hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn Các bãi rác thải lộ thiên, không có sự kiểm soát về môi trường, gây ô nhiễm mùi nặng và không xử lý nước rác cũng làm ô nhiễm cho môi trường đất, nước xung quanh Hiện nay lượng rác ở đô thị được đưa đến bãi chôn lấp tập trung chỉ chiếm 60 – 65%, lượng rác còn lại được vứt ở ao hồ, kênh rạch, ven đường - Quản lý chất thải ở Việt Nam khá hạn chế trong việc thu gom, xử lý và tiêu huỷ đối với hầu như tất cả các loại chất thải:

● Đối với các loại chất thải khác nhau, việc quản lý và hoạt động gắn liền với hạn chế trong giám sát, và thiếu vốn để đầu tư và vận hành.

● Một lượng lớn các loại chất thải không được xử lý hoặc tiêu hủy một cách có kiểm soát.

- Những thiếu sót trong công tác quản lý chất thải đang ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững ở Việt Nam, theo các chuyên gia, chất thải rắn không được chôn lấp hoặc thu gom, xử lý đúng cách sẽ bị nước mưa cuốn trôi ra sông và từ sông ra biển Vì vậy, không chỉ làm ô nhiễm môi trường đất, nước, rác thải còn là nguyên nhân quan

Trang 3

trọng nhất gây ra ô nhiễm biển, ảnh hưởng tới sức khỏe hệ sinh thái biển và sự phát triển bền vững của các quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam Ngoài ra, việc xử lý chất thải rắn không đúng các còn gây ra hậu quả về môi trường và sức khoẻ cộng đồng khá nghiêm trọng: dẫn đến nước ngầm bị ô nhiễm, nguồn nước bị nhiễm bẩn, ô nhiễm đất, lây lan bệnh tật và bị phơi nhiễm với ô nhiễm không khí nghiêm trọng từ hoạt động đốt chất thải.

2 Các mô hình quản lí, kế hoạch xử lí CTR2.1 Mô hình thu gom xử lý tập trung

a) Khái niệm, hình thức

- Mô hình thu gom xử lý tập trung là mô hình chất thải rắn sinh hoạt được xử lý hợp vệ sinh, theo quy định của pháp luật, đơn vị có chức năng xử lý là các công ty Môi trường có chức năng xử lý.

- Mô hình này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn kinh phí cũng như điều kiện cơ sở hạ tầng, chỉ phù hợp với những nơi có đường giao thông thuận lợi, gần khu xử lý/chôn lấp hợp vệ sinh Tùy vào lượng chất thải phát sinh mà hình thức thu gom này có thể theo các dạng sau đây: thu gom hàng ngày, thu gom định kỳ từ điểm tập kết

- Thông thường khu đô thị (thị trấn, thị tứ) thường được thu gom theo hình thức này do đây là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hóa- xã hội của một huyện và dân cư tập trung đông, lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày nhiều, tỷ lệ thu gom cũng khá cao, có thể đạt 70-80% Hình thức thu gom định kỳ có thể lấy ví dụ tại Văn Lâm, Hưng Yên, xã hoặc huyện sẽ bố trí 1 điểm tập kết để đặt các container có dung tích từ 6- 8m3 đối với loại nhỏ, loại lớn 20- 24m3 để chứa rác tạm thời trong khu vực có mái che Thông thường rác thải được tổ vệ sinh môi trường thu gom từ hộ gia đình đến điểm tập kết bằng xe chuyên dụng (xe đẩy tay, xe ba gác, xe công nông ) rồi 02 đến 03 ngày xe được vận chuyển lên khu xử lý Đại Đồng bằng xe cuốn ép của huyện hoặc xe chở rác của công ty CPMTĐT&CN11 Kinh phí xây dựng điểm đặt container khoảng 400-450 triệu đồng/điểm.

b) Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

b.1 Quy định về việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt:

- Chất thải rắn sinh hoạt phải được thu gom theo tuyến để vận chuyển tới điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trên các đường phố chính, các khu thương mại, các công viên, quảng trường, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác phải bố trí các thiết bị lưu chứa phù hợp và điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt.

- Các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ Các thiết bị lưu chứa tại các khu vực công cộng phải bảo đảm tính mỹ quan.

- Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không làm rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi, nước rò rỉ.

Trang 4

- Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu theo quy định.

b.2 Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt:

- Chi phí thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được bù đắp thông qua ngân sách địa phương.

- Chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt là cơ sở để xác định giá dịch vụ và là căn cứ để ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt Chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt được tính đúng, tính đủ cho một đơn vị khối lượng chất thải rắn sinh hoạt để thực hiện xử lý bao gồm: + Chi phí vận hành, duy trì.

+ Chi phí khấu hao, máy móc, nhà xưởng, công trình được đầu tư cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm nước rỉ rác và khí thải nếu có) đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

+ Các chi phí, thuế và phí khác theo quy định của pháp luật.

- Nguồn thu để chi trả cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm phí vệ sinh và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

b.3 Công tác tổ chức quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

- UBND cấp huyện tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, phân công, phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn cấp huyện về quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

- UBND cấp huyện giao cho Ban quản lý dịch vụ công ích (quản lý cây xanh, rác thải, nước thải, chiếu sáng, đường đô thị) đối với các đô thị thành lập Ban quản lý dịch vụ công ích hoặc phòng Kinh tế Hạ tầng của các huyện lập kế hoạch hàng năm cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, lập dự toán kinh phí thực hiện phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện.

- UBND huyện giao cho phòng Tài chính - Kế hoạch, bố trí nguồn vốn ngân sách hàng năm cho công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Lựa chọn đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt có đầy đủ năng lực, điều kiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

- UBND cấp huyện giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm giám sát hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật.

b.4 Một số quy định pháp luật về quản lí thu gom, xử lí chất thải rắn:

- 1905/QĐ-UBND, 24/05/2021, Ủy Ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 5

- 09/2021/QĐ-UBND, 04/05/2021, Ủy Ban nhân dân Thành phố sửa đối, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo tại Quyết định 12/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- 38/2018/QĐ-UBND, 22/10/2018, Ủy Ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- 1760/QĐ-STNMT-VP, 14/07/2017, Sở Tài Nguyên Môi Trường điều chỉnh nội dung quy trình giải quyết hồ sơ theo Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

- 1832/QĐ-UBND, 18/04/2017, ban hành Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020.

- 3993/QĐ-UBND Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường được chuẩn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh…

2.2 Mô hình thu gom vận chuyển và xử lí phân tán

Mô hình này chủ yếu áp dụng cho khu vực xã, thôn có điều kiện giao thông không thuận lợi để xử lý tập trung và xa khu xử lý/chôn lấp Hầu hết chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp ở các bãi chôn lấp chưa hợp vệ sinh, sau khi bãi chôn lấp đầy có thể đóng cửa.

a) Quy trình thu gom vận chuyển và xử lí phân tán:

- Sơ đồ quy trình như sau:

Quy trình xử lí chất thải rắn bắt buộc phải trải qua 4 bước cơ bản dưới đây Ngoài ra mỗi cơ sở lại có thêm một quy trình riêng của mình nữa.

Bước 1: Phân loại chất thải rắn từ lúc mua Bước 2: Tiến hành thu gom các loại.

Bước 3: Vận chuyển chất thải rắn đến điểm tập trung tại công ty xử lí rác thải bằng phương tiện chuyên dụng.

Bước 4: Xử lí chất thải theo quy trình đã đề ra được Bộ tài nguyên và môi trường cấp phép - Hiện nay tỷ lệ thu gom theo hình thức này lại các thôn, xã còn thấp, chỉ đạt từ 20-58%, ngoài một số ít các hộ gia đình tự xử lý đạt yêu cầu thì các hộ gia đình còn lại đều vứt bừa bãi, lung tung tại các đường làng, ngõ xóm và các khu vực đất hoang hoặc đất chưa có người sử dụng.

b) Phân loại bãi chôn lấp/ bãi rác:

Chất thải rắn sau khi được thu gom sẽ vận chuyển thẳng đến bãi chôn lấp chất thải của thôn, xã Bãi chôn lấp/bãi rác cũng được phân làm 02 loại: bãi chôn lấp theo quy hoạch, được cấp kinh phí để xây dựng và bãi chôn lấp tự phát của từng địa phương.

Trang 6

b.1 Bãi chôn lấp được quy hoạch:

- Là những bãi chôn lấp có điều kiện vệ sinh tốt hơn, như đáy bãi được lót lớp vải địa kỹ

thuật, có tường bao xung quanh, có sân phân loại

- Các bãi rác này đảm bảo được các yêu cầu cơ bản về giảm mùi và rác bay, nhưng không có hệ thống xử lý nước thải, hay không được chôn lấp đúng kỹ thuật, không được phân loại.

b.2 Bãi chôn tự phát:

- Hầu hết các bãi rác chôn ở các thôn xã chủ yếu là bãi chôn lấp tự phát không hợp vệ sinh, việc xử lý chất thải cho đến nay vẫn chỉ là đổ lộ thiên, ít có sự kiểm soát mùi hôi, rác bay và nước bẩn là nguyên nhân gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí.

- Hầu hết các bãi rác đều không có hàng rào xung quanh, khó xác định được ranh giới, chất thải rắn đổ xuống hầu như không được đầm nén Các bãi rác không có lớp lót đáy, chỉ một số ít bãi xây dựng tường rào bao quanh còn lại chỉ ở dạng đào hố và đổ rác.

- Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh cấp vùng là một yêu cầu cơ bản trong bất kỳ hệ thống quản lý chất thải nào ngay cả khi có những cơ sở xử lý tiên tiến hơn Mặc dù mục tiêu phải thực hiện nhanh việc áp dụng các đề án tái chế và cơ sở xử lý tiên tiến như nhà máy xử lý chất thải sản xuất năng lượng, và tiềm năng giảm một số dòng chất thải (nhựa) nhất định, cải tiến cơ bản về hệ thống thu gom và vận chuyển và hạ tầng chôn lấp là cần thiết để hiện đại hóa và tối ưu hóa việc thu gom, vận chuyển và giảm thiểu các tác động môi trường do chôn lấp Các bãi chôn lấp sẽ vẫn được sử dụng cho ít nhất một phần chất thải nhất định, ngay cả trong trường hợp tích hợp thành công các hệ thống xử lý chất thải tiên tiến như cơ sở đốt rác; và việc cải tạo khẩn cấp các bãi chôn lấp hiện tại là cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường và sức khỏe

c) Mô hình tự xử lí

c.1 Công tác quản lí của mô hình:

- Ngoài hai mô hình xử lý nêu trên, hiện nay đã xuất hiện các mô hình xử lý chất thải hộ gia đình được nhiều kết quả đáng khuyến khích Một số hộ dân tại thôn Tiên Cầu (Hưng Yên) thực hiện xử lý tại hộ gia đình theo hình thức làm phân hữu cơ trồng cây, một số hộ dân tại Lương Bằng/ Hưng Yên thực hiện hình thức nuôi giun quế để làm thức ăn chăn nuôi.

- Việc thực hiện theo mô hình tự xử lý tại hộ gia đình không chỉ tiết kiệm chi phí thu gom rác mà còn tăng giá trị dinh dưỡng cho nông sản Các mô hình này đã đi vào hoạt động có hiệu quả, bước đầu tạo nên những chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân.

c.2 Phân loại mô hình tự xử lí:

- Hai trong trong những mô hình tự xử lí phổ biến là ủ phân bón bằng thùng composit và mô hình nuôi chùn quế :

✦ Ủ phân bón bằng thùng composit:

Trang 7

+ Mỗi hộ gia đình trang bị một phi nhựa dung tích 200 lít xung quanh khoan nhiều lỗ tròn đường kính 1,5cm, bên dưới có một cánh cửa kích thước khoảng 20cm2, và một gói chế phẩm vi sinh.

+ Cách sử dụng thùng rác:

● Hàng ngày các loại rác thải sinh hoạt trong gia đình được thu gom và phân loại gồm: lá cây, cỏ khô, cơm thừa, canh cặn và rau quả hư hỏng (rác hữu cơ) sẽ được cho vào thùng ● Tưới chế phẩm vi sinh vào lớp phế thải và đậy nắp, cứ thế 45 ngày các loại rác thải sẽ được vi sinh vật phân hủy biến thành phân hữu cơ hay còn gọi là phân compost rất có lợi cho cây trồng.

● Lưu ý:

** Rác hữu cơ: Là các loại rác phân hủy nhanh như các loại rau, trái, rơm, các loại lá non, thực phẩm, phân gia súc…( Không đưa vào lá bạch đàn, lá tràm, lá xả tươi, vỏ cam, quýt vì các loại này chứa tinh dầu làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật )

** Rác vô cơ: Là các loại rác khô, khó phân hủy như vỏ ruột của các loại xe, sành sứ, gạch vỡ, thủy tinh, thân, cát,…không được dùng để ủ phân.

✦ Mô hình nuôi chùn quế:

+ Trùn quế hay còn gọi là giun quế, thuộc nhóm trùn ăn phân Môi trường sống của trùn quế là nơi có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy trong tự nhiên như: phân chuồng, vỏ rau củ quả,… Khác với các loài trùn sống trong đất, trùn quế không có khả năng cải tạo đất trực tiếp.

Trong môi trường khí hậu nhiệt đới, giun quế có khả năng sản sinh rất nhanh (tới 1500 cá thể /năm) Trong cơ thể trùn quế có chứa hàm lượng protein cao nên nó được sử dụng rộng rãi trong các ngành nông nghiệp Người ta thường sử dụng trùn quế làm thức ăn cho các loài gia súc, gia cầm, thủy hải sản,… Còn phân trùn quế thì được dùng để làm phân bón cây, cải tạo đất rất hiệu quả.

+ Trên thực tế việc nuôi trùn quế tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố Để nuôi trùn quế thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao, ta cần tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật sau: về người nuôi, chuồng trại nuôi, chất nền, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí, thức ăn + Các mô hình nuôi chùn quế phổ biến được đề ra trong quá trình quản lí:

● Nuôi trong khay chậu:

Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận dụng tối đa các diện tích trống có thể sử dụng được Mô hình này có thể sử dụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền như thùng gỗ, thau chậu, thùng xô… Các thùng gỗ nên có kích thước vừa phải (vào khoảng

Trang 8

0,2 – 0,4 m2 với chiều cao khoảng 0,3 m) Các dụng cụ này được đặt trên những cái khung nhiều tầng để dễ chăm sóc và tận dụng được không gian Các dụng cụ nuôi nên được che mưa gió, đặt ở nơi có ánh sáng hạn chế càng tốt Chúng phải được đục lỗ thoát nước, những lỗ này cần được chặn lại bằng bông gòn, lưới… để không bị thất thoát con giống

● Nuôi trên đồng ruộng có mái che:

Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải hoặc mở rộng, cho những vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng râm vừa phải Các luống nuôi có thể là ô đào sâu trong đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ như bạt không thấm nước, gỗ…, có bề ngang từ 1 – 2 m, độ sâu (hoặc cao) khoảng 30 – 40 cm, bảo đảm thoát được nước và thông thoáng Mái che nên làm ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong những thời tiết khác nhau Độ dày chất nền ban đầu và thức ăn nên được bổ sung hàng tuần Luống nuôi cần được che phủ để giữ ẩm, kích thích hoạt động của trùn quế và chống các thiên địch.

● Nuôi trên đồng ruộng không có mái che:

Đây là phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển công nghệ nuôi giun quế như Mỹ, Úc và có thể thực hiện ở quy mô lớn Luống nuôi có thể nổi hoặc âm trong mặt đất, bề ngang khoảng 1 – 2 m, chiều dài thường không giới hạn mà tùy theo diện tích nuôi Với phương pháp này, người nuôi không phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sóc và thu hoạch sản phẩm Nếu cho lượng thức ăn ban đầu ít và bổ sung hàng tuần thì việc thu hoạch cũng khá dễ dàng Tuy nhiên, phương pháp nuôi này bị tác động mạnh bởi các yếu tố thời tiết, có thể gây tổn hại đến giun quế và cần một diện tích tương đối lớn.

● Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp:

Là dạng cải tiến và mở rộng của luống nuôi có mái che trên đồng ruộng và nuôi trong thau chậu Các khung (bồn) nuôi có thể được xây dựng kiên cố trên mặt đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng Việc chăm sóc có thể thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống tự động tùy theo quy mô Phương pháp này có nhiều ưu điểm là chủ động được điều kiện nuôi Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhưng chi phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị cao Hiện nay, quy mô nuôi công nghiệp với những trang thiết bị hiện đại được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada.

- Ngoài ra một số phương án tự xử lý khác như hố đất di động, ủ chua acid lắctíc, nuôi ruồi lính đen,… đã và đang được cân nhắc để đưa vào hoạt động nhằm thúc đẩy và phát triển quy trình xử lí chất thải rắn ở Việt Nam chúng ta hiện nay.

Trang 9

3 Thách thức, cơ hội – Ưu điểm, nhược điểm3.1 Thách thức:

● Thiếu cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng, thiết bị, phương tiện thiết yếu phục vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chưa được chú trọng đầu tư đồng bộ Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trường thứ cấp Nhiều cơ sở xử lý chất thải rắn đã được xây dựng và vận hành nhưng chưa đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường.

● Các chương trình, chính sách chưa đem lại hiệu quả tốt: Dù có nhiều giải pháp đã được áp dụng trong công tác quản lý chất thải rắn, nhưng không phải tất cả đều được áp dụng thành công Các chương trình đều mang tính thử nghiệm, chưa đi vào thực tiễn Ví dụ: chương trình thí điểm về phân loại rác thải nguồn tại các hộ gia đình, trường học, chưa thực sự đem lại hiệu quả cao.

● Thiếu nguồn nhân lực : Mặc dù hiện nay đã có các công ty thu gom và xử lí rác, tuy nhiên ở các địa phương việc thu gom rác chủ yếu là do các đơn vị dân lập thực hiện Ở TP HCM, các đơn vị dân lập thu gom 60% lượng rác thải sinh hoạt của thành phố nhưng quy mô hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập còn nhỏ lẻ, phân tán Phương tiện thu gom còn khá thô sơ, chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, phát tán mùi hôi, rơi vãi chất thải và rò rỉ nước rác trong quá trình thu gom làm ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

● Thể chế và chính sách đối với quản lí chất thải rắn: Các chính sách của Nhà nước còn mang thiếu tính khả thi, chưa đi vào thực tiễn Nguyên nhân trước hết là các chỉ tiêu quá cao, sau đó là các quy định khó thực hiện do điều kiện thực tế còn nhiều hạn chế, thiếu các giải pháp đồng bộ, các hướng dẫn và cơ chế cụ thể Ví dụ: Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: 80% đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loai tại hộ gia đình Để thực hiện giải pháp này, ngoài một số thành phố đã thí điểm hoạt động phân loại rác tại hộ gia đình đạt nhiều thành quả như ở Hội An nhưng chưa thể triển khai rộng Hà Nội triển khai dự án thực hiện sáng kiến 3R tại thành phố Hà Nội để góp phần phát triển xã hội bền vững (3R-HN) được hỗ trợ từ JICA đã triển khai ở 4 phường thuộc 4 quận nội thành trong 3 năm (2007-2009), hiện nay đã ngừng; Tỉnh Bến Tre thí điểm xây dựng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác tại nguồn do Viện Môi trường và Tài nguyên chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh triển khai, nay đã ngừng.

● Không đủ ngân sách cho quỹ chất thải rắn, phí thu gom thấp: Nguồn kinh phí đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xử lý chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, tuy nhiên, chưa đáp ứng yêu cầu Việc ban hành giá, phí vệ sinh chưa theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, mức phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình còn quá thấp so với chi phí quản lý Việc huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp ngoài Nhà nước để đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý còn gặp nhiều khó khăn Giá thành xử lý của cùng một công nghệ xử lý được

Trang 10

áp dụng tại các địa phương khác nhau nên không khuyến khích việc đầu tư, nhân rộng các mô hình tốt.

● Giới hạn về công nghệ: Hiện nay, chất thải rắn chủ yếu được xử lí bằng biện pháp chôn lấp, đốt,… (các biện pháp thô sơ là chủ yếu) Điều này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của các hộ dân xung quanh khu xử lí rác thải, môi trường đất và mạch nước ngầm, gây ô nhiễm không khí, tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

● Thiếu sự tham gia của cộng đồng trong việc phân loại chất thải: Nhận thức của cộng đồng về việc phân loại rác, quản lí chất thải sinh hoạt còn thấp nên việc phân loại trở thành thách thức lớn Hầu hết các chất thải sinh hoạt đều không được phân loại tại nguồn

● Đặc biệt trong giai đoạn đất nước đang cùng nhau chiến đấu với đại dịch Covid-19 thì việc xử lí các chất thải rắn y tế, chất thải sinh hoạt càng trở nên khó khăn và nguy hiểm Việc thu gom chất thải trong các bệnh viện điều trị dịch bệnh, thu gom chất thải trong các khu cách ly tập trung, vùng đỏ rất khó khăn cho công nhân thu gom rác Đây có thể coi là một thách thức lớn cho ngành xử lí chất thải rắn khi phải vừa phải làm việc vừa bảo vệ sức khỏe, tính mạng trước nguy hiểm của đại dịch.

● Khó khăn về lực lượng tham gia quá trình xử lí: Nước ta nhiều cơ sở tái chế rác thải Tuy nhiên, chất lượng của các sản phẩm tái chế không cao do công nghệ lạc hậu và lượng chất thải tái chế không ổn định; hầu hết công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tái chế đều có trình độ học vấn thấp và có thu nhập thấp Do đó rất khó để áp dụng các công nghệ mới cho ngành công nghiệp tái chế.

Ngày đăng: 02/05/2024, 14:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w