Vào năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt 大瞿越 thành Đại Việt 大越, mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt Nam.Phật giáo về cơ bản là tôn giáo có ảnh hưởng nhi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
CÁC TÔN GIÁO VIỆT NAM
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4A – 8B
HÀ NỘI – 2022
Trang 2BẢNG KẾ HOẠCH STT MSV HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC ĐƯỢC
PHÂN CÔNG MỨC ĐỘ HOÀN ĐÁNH GIÁ
THÀNH
GHI CHÚ
1 A46258 Nguyễn Khắc
Nam Làm nội dung phần ( 4.1, slide,
6.1, 6.2, tổng hợp word bài 6 )
100% Nhóm trưởng
2 A44650 Nguyễn Thị Thùy
Ninh Thuyết trình, tổng hợp word tuần 4 100%
3 A46607 Nghiêm Thọ
Hoàng Hải Làm nội dung( 4.2, 6.3,
6.4.)
100%
Trang 3MỤC LỤC
BÀI 4: VIỆT NAM THỜI KÌ CHẾ ĐỘ PHONG
KIẾN DÂN TỘC ĐỘC LẬP 4
4.1.– KHÁI QUÁT CÁC TRIỀU ĐẠI ( THẾ KỈ XI – XV ) 4
4.1.1 Triều Lý 4
4.1.2 Nhà Trần ( 1226 – 1400) 5
4.1.3 Nhà Hồ 7
4.2 VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÝ - TRẦN – HỒ 8
4.2.1 Tình hình chung 8
4.2.2 Tôn giáo tín ngưỡng 9
4.2.3 Giáo dục, khoa cử 13
4.3 VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ 14
4.3.1 Tình hình tư tưởng văn hóa 14
4.3.2.Tôn giáo, tư tưởng 14
4.3.3 Giáo dục, khoa cử 15
Trang 4BÀI 4: VIỆT NAM THỜI KÌ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN DÂN TỘC ĐỘC LẬP
4.1.– KHÁI QUÁT CÁC TRIỀU ĐẠI ( THẾ KỈ XI – XV )
4.1.1 Triều Lý
Nhà Lý hoặc Lý triều (Hán-Nôm: 家李 李朝 • , nhà Lý • Lý triều), là một triều đại trong lịch sử Việt Nam Triều đại này bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm
1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê Triều đại này trải qua 9 vị hoàng đế
và chấm dứt khi Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm
Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm Vào năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt (大瞿越) thành Đại Việt (大越),
mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt Nam
Phật giáo về cơ bản là tôn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất, ngoài ra Nho giáo và Đạo giáo cũng có tác động đến đời sống chính trị xã hội Thời Lý có tư tưởng tam giáo đồng nguyên, coi trọng cả ba tôn giáo này
Các vua Lý chú trọng xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô tượng, cử sứ sang Trung Quốc xin nhà Tống kinh Phật, biến các chùa thành nơi cầu đảo, làm lễ tạ ơn khi chiến thắng quân xâm lược, lễ đại xá… Các quý tộc và nhân dân cũng đóng góp xây dựng nhiều chùa ở các địa phương Việc chú trọng xây dựng chùa thời Lý được sử gia Lê Văn Hưu thời Trần ghi nhận là "xây tường cao ngất, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung
Trang 5điện của vua" Các chùa lớn và nổi tiếng là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), chùa Diên Hựu
Giống như thời Đinh – Lê, nhiều nhà sư tham gia vào việc triều chính thời Lý, nhưng ảnh hưởng ít hơn trước Họ chỉ đóng vai trò giáo hóa hoặc giảng kinh Trong phạm vi tín ngưỡng
và kỹ thuật, các vị cao tăng vẫn rất được xem trọng, được vua, hoàng tộc và các quan văn võ xem trọng như bậc thầy
Từ thời Lý Thần Tông, các vua thường qua đời sớm, vua lên thay còn nhỏ, thái hậu buông rèm chấp chính Sự sùng đạo Phật từ lúc này bị xem là trở thành mối dị đoan, bắt nhịp với đạo Giáo và tín ngưỡng cổ truyền Tuy những mối dị đoan không làm ảnh hưởng tới chính trị, nhưng đủ làm bằng chứng về nhân tâm rối loạn, nhà chức trách bỏ phí thời gian vào việc hão huyền, việc thưởng phạt trong triều đình căn cứ vào những điều không chính đáng Nho giáo thời Lý nhìn chung phát triển nhưng chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ như các triều đại sau Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định, thể hiện trong chế độ thi cử, yêu cầu các thí sinh hiểu biết cả ba tôn giáo Phật, Đạo và Nho mới có thể đỗ Việc thi cử bằng tam giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên vào thời Lý ; trong đó Nho giáo là hệ tư tưởng dùng để quản lý xã hội, Phật giáo là quốc giáo, còn Đạo giáo có ảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp dân cư
4.1.2 Nhà Trần ( 1226 – 1400)
Nhà Trần hoặc Trần triều (Hán-Nôm: 家陳 ・陳朝, nhà Trần • Trần triều) là triều đại quân chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi Những năm đầu tiên, Trần Cảnh còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tôn thất vai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền
Trang 6Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long - kinh đô triều
cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý
Về chính sách chính trị, các hoàng đế nhà Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so với nhà Lý, họ tạo nên một hệ thống đặc biệt, trong đó các Hoàng đế sẽ sớm nhường ngôi cho Thái tử mà lui về làm Thái thượng hoàng, tuy nhiên vẫn cùng vị Hoàng đế mới điều hành chính sự Việc này được đánh giá là tích cực, khi ngôi Hoàng đế sớm có chủ, tránh được việc tranh giành ngôi vua như triều đại nhà Lý trước đó; và bản thân vị Hoàng đế
sẽ tiếp xúc và làm quen việc cai trị cho đến khi trưởng thành
Các mặt kinh tế, xã hội, giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho giáo, Đạo giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tạo ra cục diện Tam giáo đồng nguyên, sự cân bằng ảnh hưởng của Phật giáo - Nho giáo - Đạo giáo Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông được coi là một danh nhân văn hóa nổi tiếng, người bảo trợ Phật giáo và Đạo giáo, thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng và truyền đến đời nay Bên cạnh đó, những danh thần Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Triều, là những cái tên nổi danh về tri thức, thơ văn, góp phần to lớn tạo nên thời kỳ nhà Trần hưng thịnh văn hóa
Về Phật giáo, vào đầu đời nhà Trần thì Phật giáo còn thịnh Các nhà vua đều sùng đạo cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng để phụng thờ khắp nơi ĐVSKTT chép lại Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng phật để thờ
Vua Nhân Tông còn sai sứ sang Trung Hoa để thỉnh kinh về truyền bá đạo Phật, và ông chính là ông tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm Nhưng cuối đời Trần, Phật giáo bị pha thêm các hình thức mê tín bùa chú cho nên ngày càng suy vi Về Lão giáo thì cũng được nhân dân ngưỡng mộ Do đó, nhà Trần cũng cho mở những khảo thi tam giáo như đời nhà Lý
Trang 74.1.3 Nhà Hồ
Nhà Hồ (chữ Hán: 胡朝, Hồ Triều) là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407 – tổng cộng là 7 năm Quốc hiệu Đại Việt đã đổi thành Đại Ngu năm 1400
Thành lập
Nhà Hồ do Hồ Quý Ly, một đại quý tộc và đại thần nhà Trần thành lập Từ năm 1371,
Hồ Quý Ly, khi đó mang họ Lê, được tham gia triều chính nhà Trần, được vua Trần Dụ Tông cho làm Trưởng cục Chi hậu Sau, vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại
gả em gái là công chúa Huy Ninh
Nhà Trần, sau biến cố Dương Nhật Lễ, cái chết của Trần Duệ Tông và sự cướp phá của Chiêm Thành, ngày càng suy sụp Thời hậu kỳ nhà Trần, mọi việc chính sự do thượng hoàng Trần Nghệ Tông quyết định Trần Nghệ Tông lại rất trọng dụng Hồ Quý Ly nên khi về già thường ủy thác mọi việc cho Quý Ly quyết định Dần dần binh quyền của Quý Ly ngày một lớn, Nghệ Tông tuổi cao sức yếu cũng không kìm chế nổi
Năm 1394 Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước Sau khi vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ
Trang 8Nhà Hồ không tôn sùng đạo Phật như trước mà tôn trọng Nho giáo hơn Năm 1396, theo lời Hồ Quý Ly, vua Trần Thuận Tông đã xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50 tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục Lại thi những người thông hiểu kinh giáo, ai đỗ thì cho làm Đường đầu thủ (Tăng đường đầu mục), tri cung, tri quán, tri tự, còn thì cho làm kẻ hầu của người tu hành
“Chúng âm mưu đưa Trần Ích Tắc về Đại Việt làm vua bù nhìn nhưng đã bị chặn đánh quyết liệt ở biên giới trong khi đó lương thực cạn kiệt, quân sĩ ốm đau Thoát Hoan cho rút quân, hai cánh quân bộ phải chật vật lắm mới về được tới biên giới, cánh quân thủy đã bị đại bại trong trận Bạch Đằng ngày 9-4-1288 Các tướng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đều bị bắt sống.”
Cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ ba một lần nữa lại đại thắng Sau đó, nhà Trần
đã chủ động cử sứ giả sang Nguyên đàm phán, để nghị trao trả tù binh và thiết lập hòa hiếu Tuy vẫn rất căm tức, nhà Nguyên đã phải từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt Các cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Tổng, Mông - Nguyên tháng lợi trước hết là do hai vương triều Lý-Trần đang ở thế đi lên trong quá trình phục hưng dân tộc, có tiềm lực và khả năng phát huy được thế mạnh tổng hợp, đặc biệt là chính sách đoàn kết toàn dân Nhà Lý đã đoàn kết được các tộc người thiểu số trong cộng đồng dân tộc, nhà Trần đã đoàn kết chặt chẽ trong dòng họ vài đông đảo quần chúng, theo tinh thần "vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức" Các tướng tài của Đại Việt như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn lại biết áp dụng hiệu quả một chiến lược của một nước nhỏ chống lại một nước lớn, chủ động tấn công để phòng ngự, hoặc rút lui chiến lược để tấn công, dùng mưu trí lấy yếu đánh mạnh, cũng như chủ động kết thúc chiến tranh bằng hòa hiếu Đó là những kinh nghiệm giữ nước hết sức quý báu của dân tộc đã được kế thừa và phát huy trong những thời kỳ lịch sử sau này
4.2 VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÝ - TRẦN – HỒ
4.2.1 Tình hình chung
Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các vương triều Lý Trần Hồ đã chứng kiến một sự phát triển rực rỡ về văn hoá Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt Như Lê Quý Đôn đã nhận định "Nước Nam ở hai triều Lý Trần nổi tiếng là văn minh" Đây là những thế kỷ phục hưng của nền văn hóa Việt cổ bản địa (vän mình Văn Lang - Âu Lạc) trên nền tảng của sự khôi phục độc lập dân tộc và sự giữ vững chủ quyền quốc gia qua những cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Tống Nguyên thắng lợi Vị thế độc lập về chính trị - dẫn đến ý thức độc lập về văn hóa "Nam Bắc đều chủ nước mình, không phải nơi nhau (lời Trần Nghệ Tông) Chủ nghĩa yêu nước, tỉnh thần dân tộc, ý thức tìm về cội nguồn
đã thấm đậm trong môi trường văn hóa thời Lý-Trần
Trang 9Cùng với sự phục hưng, văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ đã trở nên phong phú và phát triển ở một tầm cao mới qua một quá trình tiếp biến và tích hợp văn hóa Trên cơ sở cốt lõi của nền văn hóa Việt cổ, với tư cách là những vương triều phong kiến độc lập, các triều đình Lý, Trần đã tự nguyện, chủ động tiếp thu và cải biến những yếu tố của văn hóa Đồng Á Trung Hoa, cũng như của nền văn hóa Champa phương Nam chịu ảnh hưởng Ấn Độ, tích hợp vào nền văn hóa dân tộc Tuy nhiên lúc này, những ảnh hưởng văn hóa ngoại sinh du nhập còn ở mức độ hạn chế, được gạn lọc luyện hợp thành những yếu tố nội sinh Cũng như
về mặt xã hội, văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ đã pha trộn và hỗn dung giữa những yếu
tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa Sự cân bằng đó thể hiện trong tính đối trọng lưỡng nguyên và đan xen giữa Phật, Đạo và Nho, giữa văn hóa dân gian làng xã và văn hóa quan liêu cung đình Xu hướng phát triển là từ yếu tố vượt trội của văn hóa Nam Á dân gian Phật giáo trong thời kỳ đầu chuyển dần sang sắc thái văn hóa Đông Á quan liêu Nho giáo trong giai đoạn cuối
4.2.2 Tôn giáo tín ngưỡng
Nhìn chung, các nhà nước Lý - Trần đã chủ trương một chính sách khoan dung hòa hợp
và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dân gian, Phật, Đạo, Nho Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo tịnh tổn ở thời kỳ này Nói như Phan Huy Chú, "thời Lý - Trần, dù là chính đạo hay dị đồn đều được tôn chuộng, không phân biệt" Trên nền tảng đó, nhìn chung các tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo và đặc biệt là Phật giáo đã được tôn sùng Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục thờ Mẫu, tục sùng bái anh hùng, pha trộn với Đạo giáo đã được tự do phát triển và khuyến khích Trong hai tác phẩm Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái, rất nhiều vị thiên thần và nhân thần, các anh hùng và danh nhân đã được truyền thuyết hóa và tôn vinh Theo dã sử, đời Lý Thần Tông, có Trần Lộc, dựa trên các tín ngưỡng dân gian đã lập nên đạo Nội tràng Hình tượng Phật Mẫu Man nương (có nguồn gốc từ chùa Dâu) đã được sùng bái, thờ cúng ở rất nhiều nơi Các đạo sĩ Đạo giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm lĩnh thời Lý - Trần Họ được triều đình mời đi trấn yếm các núi sông trong nước, vào cung làm lễ tổng trừ ma quỷ đêm 30 Tết (5), làm phép cầu đảo chống hạn, trừ sâu lúa, giảng giải cho vua về phép tu luyện Những đạo sĩ nổi tiếng là Thông Huyền, Hứa Tông Đạo Huyến Vân Một số đạo sĩ kiêm thiển tăng như Trần Tuệ Long, Trịnh Trí Không, Nguyễn Bình An Một số đạo quán đã được xây dựng như Thái Thanh cung, Cảnh Linh cung, Ngã Nhạc quán Đạo học, cùng với Phật học và Nho học đã được đưa vào nội dung các kỳ thi Tam giáo
Trang 10Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý- Trần, được coi như một
Quốc giáo Hầu hết các vua Lý (Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông Nhân Tông Thần Tông, Anh Tông) và nhiều vua Trần (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông) đều sùng Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật Như năm 1031, vua Lý xuống chiếu phát tiến, thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả c 150 chỗ Nhiều quý tộc tôn thất đã quy Phật như Hoàng hậu Ỷ Lan, Tưới Trung thượng sĩ Trần Tung Khắp nơi, nhiều chùa chiến đã được xây dựng như các chùa Diên Hựu (Một Cột), Phật Tích, Long Đội, Báo Thiên, Bối Khê, Thái Lạc, Phổ Mình, cụm quần thể chùa tháp ở Yên Tử Phần lớn các công trình này đã được nhà nước tài trợ Đông đảo quần chúng bình dân trong làng xã nô nức theo đạo Phật Lê Quát sống vào cuối đời Trần, nhận xét: "Từ trong kinh thành cho đến ngoài châu phù, kể cả những nơi thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ tin, hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiến Dân chúng quá nửa nước là sư "
Thời Lý - Trần, có rất nhiều vị sư tăng nói tiếng trong cả nước, có uy tín và địa vị
chính trị- xã hội Có thể kể các nhà sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Thông Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Giác Hải, Pháp Loa Huyến Quang Có 3 tông phái chủ yếu: Tịnh Độ tông thờ đức Phật Adiđà, chú trọng đến lễ thức lên chùa lễ Phật, phổ biến trong quần chúng bình dân làng xã; Mật tông là tông phái Phật giáo có sử dụng nhiều phép lạ, phần nào có ảnh hưởng của Đạo giáo (như các nhà sư Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Mình Không); Thiến tông vốn
có truyền thống từ lâu, là tông phái có thể lực lớn nhất, chú trọng đến thiến định về tư tưởng, chủ trương Phật tại Tâm, được các giới quý tộc, trí thức hâm mộ Có 2 phái Thiến tông chính: Phái Tháo Đường do Lý Thánh Tông sáng lập, có nơi trụ trì chính là chùa Khai Quốc
Trang 11(Trấn Quốc, Hà Nội); phổ biến hơn cả là phái Trúc Lâm (6), do 3 vị tổ sáng lập: Trần Nhân Tông (tức Điều Ngự Giác Hoàng), Pháp Loa và Huyền Quang, nơi trụ trì chính là cụm chùa
ở núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh)
Nhà nước Lý- Trần tôn chuộng đạo Phật, trong bối cảnh của sự khoan dung, hòa
hợp tôn giáo "Tam giáo đồng nguyên", chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật và Nho, giữa giáo lý
và thực tiễn đời sống Trần Thái Tông nói: "Đạo giáo của đức Phật là để mở lòng mê muội,
là con đường tỏ rõ lẽ tử sịnh Còn trách nhiệm nặng nề của tiên thánh là đặt mực thước cho tương lai, nêu khuôn phép cho hậu thế" (7), Trần Nhân Tông thì chủ trương "Sống với đời, vui vì đạo" (Cư trần lạc đạo) Đạo Phật thời Lý - Trần đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính sách thân dân, khoan dung), là đối trọng tư tưởng của Nho giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo
Thời Trần, khi Nho giáo và Nho học phát triển, trong điều kiện xuất hiện một bộ
phận tăng ni biến chất và thoái hóa, Phật giáo đã bước đầu bị một số nho sĩ như Lê Văn Hưu, Lê Quát, Trương Hán Siêu bài xích Hồ Quý Ly ra lệnh sa thải bớt tăng đó, ai chưa đến
50 tuổi phải hoàn tục Tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo vẫn rất sâu đậm trong xã hội, nhất
là trong các làng xã Cùng tồn tại với Phật giáo, nhưng Nho giáo thời Lý - Trấn đã có xu hướng phát triển ngược lại với Phật giáo Trong khi thế lực Phật giáo có chiều hướng suy giảm dần, thì thế lực của Nho giáo lại ngày càng tăng tiến, từ chỗ lúc đầu mới chỉ một nền văn hóa giáo dục được nhà nước phong kiến chấp nhận trên nguyễn tắc dùng làm học thuyết trị nước tới chỗ sau đó (thời cuối Trần) đã trở nên một ý thức hệ đang trên đà thống trị xã hội Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc dưới một phương thức giao lưu văn hóa cưỡng chế, vì vậy, trong hơn 10 thế kỷ, nó vẫn chỉ là một lớp váng mỏng đọng lại trong tầng lớp ưu tú, ảnh hưởng xã hội rất nhỏ bé Đến thời Lý - Trần, nó đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dựng một thiết chế quân chủ tập quyến theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử Do vậy, các nhà vua sùng Phật thời Lý - Trần vẫn cần đến một sự bổ trợ của Nho giáo Trần Thái Tông nói : "Bậc đại thánh và đại sư đời trước không khác gì nhau Như thế đủ biết đạo giáo của Đức Phật phải nhờ đến tiên thánh (chỉ Khổng Mạnh) mà truyền lại cho đời ”
Thời Lý Nho giáo được nhà nước chấp nhận, nhưng vẫn giữ một vị trí khá khiêm
tốn Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng, thờ Chu Công Khổng Tử và các vị tiên hiển, làm nơi dạy học Hoàng Thái tử Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi Thái học sinh đầu tiên, người đỗ đầu là Le Van Thịnh;
Cuối thời Trần, khi Nho giáo và Nho học phát triển, trong điều kiện xuất hiện một
bộ phận tăng ni biến chất và thoái hóa, Phật giáo đã bước đầu bị một số nho sĩ như Lê Văn Hưu, Lê Quát, Trương Hán Siêu bài xích Hồ Quý Ly ra lệnh sa thải bớt tăng đổ, ai chưa đến