Ngày nay, con người không chỉ quan tâm đến đồ nội thất trong khônggian của họ mà còn quan tâm đến mối quan hệ giữa tiến bộ khoa học, kỹ thuật,nhân trắc học, an toàn khi sử dụng trang thi
Trang 1BỘ GIAO DUC VÀ DAO TẠOTRUONG ĐẠI HOC MG HÀ NỘI
Trang 2Thư viện Trường Đại học Mở Hà Nội
(Hình ảnh trang bìa: Thiết kế Ghế cá ngựa, năm 2019, sinh viên Lê Hữu Thắng, K24NT, khoa Tạo dáng Công nghiệp, Trường Đại học Mở Hà Nội)
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH
THIẾT KÉ ĐÒ:GIA DỤNGChủ biên: ThS GVC Nguyễn Thị Bích Liễu
Hà Nội, 12/2021
Trang 4LỜI GIỚI THIỆUKhông gian nội thất là một loại hình nghệ thuật nhằm tổ chức môi trườngthâm mỹ nơi ăn ở, lao động, sinh hoạt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của conngười trong xã hội, lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa Như vậy, ngành nội thất đóngmột vai trò hình thành nếp sống, phong cách của mỗi quốc gia, mỗi tập đoàn người
trong xã hội.
Trong quá trình xây dựng, phát triển và đổi mới đất nước các ngành nghềphải thay đổi dé bắt kịp những thông tin mới trong đời sống xã hội Đồ gia dụng(nội thất) cũng nằm trong quy luật chung này, đã qua thời kỳ mà đồ chỉ phục vụ mộtmục đích Ngày nay, con người không chỉ quan tâm đến đồ nội thất trong khônggian của họ mà còn quan tâm đến mối quan hệ giữa tiến bộ khoa học, kỹ thuật,nhân trắc học, an toàn khi sử dụng trang thiết bị cách chúng tương tác với nhautrong không gian nội thất đáp ứng nhu cầu đời sống mới
Giáo trình “Thiét kế dé gia dụng” là giáo trình dành cho sinh viên nội thấtcung cấp kiến thức bắt đầu chuyên sâu về đồ gia dụng (sử dụng trong không giannội thất), giới thiệu và trình bày thông tin một cách tông quan vệ van dé đồ nội thất
Mg 2 8
thiệt kê chung đên
từ đặc điểm, loại hình, phan lo.
từng loại dé nội thất va vật liệu phé thông cụ thể kèm các ví dụ tốt dé minh họa,
rõ hơn về méi quan hệ giữa các ngành nghề, cách tương tác với nhau, và cách chúngtương hỗ với không gian nội thất Sinh viên sẽ có đủ kiến thức về phương pháp vàphương pháp luận dé phục vụ thiết kế đồ gia dụng trong không gian nội thất đảmbảo được tính “cơ bản, hiên đại, mang cốt cách 'Việt Nam”
Nội dung giáo trình đã cố gắng cung cấp cho sinh viên một cách hệ thốngchủ yếu quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của đồ nội thất theo chiềudài của lịch sử văn minh nhân loại, cách tiếp cận công thái học những kiến thứcthành tựu chung của khoa học kỹ thuật và công nghệ thế giới với tính chính xác, tác
giả đã đan xen các kinh nghiệm, cách xử lí truyền thống đáp ứng điều kiện và yêu
cầu đặc thù Việt Nam, để trang bị cho sinh viên thêm các kiến thức thực tế rất cầntrong sáng tác thiết kế đồ gia dụng - nghề sáng tạo nghệ thuật để sinh viên có thểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa
Trang 5Chúng tôi mong rằng nội dung mới, giáo trình dé cập đến quy trình thiết kế
đồ nội that, giới thiệu một số thiết kế đồ nội thất của sinh viên khoa Tạo dáng Côngnghiệp, trường Đại học Mở Hà Nội, sẽ mang lại nhiều lợi ích, phục vụ cho thàygiáo, sinh viên ngành nội thất và các bạn quan tâm yêu thích ngành nội thất
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
PGS.TS GVCC Nguyễn Lan Hương
Trang 6LỜI TỰA
Từ khi con người tồn tại, đã dần tìm kiếm và chế tác đồ đạc để phục vụ chocuộc sống hàng ngày Từ đó, đồ nội thất đã ra đời Đồ nội thất là đồ vật có thể được
di chuyển và phục vụ cho các hoạt động khác nhau của con người Chúng có nhiều
chức năng theo các hoạt động như: ngồi, ngủ, ăn, thư giãn Nhiều đồ nội thất được
sử dụng để trưng bày các đồ vật khác nhau, hoặc trở thành một phương tiện để conngười lưu trữ Bên cạnh mục đích phục vụ cho cuộc sóng hàng ngày của con người,
đồ nội thất còn có mục đích chính là để trang trí
Theo sự phát triển của xã hội, đã qua thời mà đồ đạc chỉ phục vụ một mụcđích cụ thể: ví như, ghế làm ra chỉ để ngồi, bàn chỉ để ăn, giường để ngủ Giờ đây,nhiều người không chỉ quan tâm đến đồ nội thất trong không gian của họ mà cònquan tâm đến cách chúng tương tác với nhau, và cách chúng tương hỗ với khônggian nội thất Ngày nay, việc lựa chọn đồ nội thất đẹp đê trang trí, dé ngắm nhìn, déthỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của con người càng trở nên quan trọng hơn Do đó,công việc thiết kế đồ nội thất ngày nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.Cuốn giáo trình Thiét kế đồ gia dung ci én soạn với mục đích giới thiệu
và trình bày théng!tin WG lcáchifôi# quan! về) Vấn đã (đổ nội lhất, Giáo trình giới
thiệu quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của đồ nội thất theo chiều dàicủa lịch sử văn minh nhân loại; nêu đặc điểm và đưa ra cách phân loại đồ nội thất;
i thất và
cách tiếp cận công thái học với các yêu cầu nhân trắc học trong thiết kế
an toàn khi sử dụng trang thiết bị nội thất; giới thiệu mộ nguyên lý cơ bản; vật
liệu sử dụng trong việc thiết kế đồ nội thất; cung cấp một số điểm cần lưu ý trongviệc thiết kế và sản xuất đồ nội thất hiện nay Ngoài ra, giáo trình dé cập đến quytrình thiết kế đồ nội thất; tiêu chuẩn dé đánh giá một thiết kế nội thất thành công; vàgiới thiệu một số thiết
trường Đại học Mở Hà
lồ nội thất của sinh viên khoa Tạo dáng Công nghiệp,
Để làm sáng tỏ các vấn đề trên một cách rõ ràng, mạch lạc, giáo trình đượcbiên soạn và phân bổ gồm 6 chương, 3 phụ lục, cụ thê như sau:
Chương 1 ĐỎ NOI THAT VA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIÊN
Chương 2 ĐẶC ĐIÊM VÀ PHÂN LOẠI ĐỎ NỘI THÁT
Chương 3 CÔNG THÁI HỌC TRONG THIET KE DO NỘI THATChương 4 NGUYEN LY THIẾT KE DO NỘI THAT
Chuong 5 VAT LIEU TRONG THIET KE DO NOI THAT
Trang 7Chương 6 MOT SO LƯU Ý TRONG THIET KE, SAN XUẤT ĐỎ NỘITHAT
Phụ lục 1 Quy trình thiết kế đồ nội that
Phụ lục 2 Tiêu chuẩn đánh giá thiết kế
Phụ lục 3 Bài thiết kế của sinh viên khoa Tạo dáng Công nghiệp, Trường
Trang 8LỜI GIỚI THIỆU.
LỜI TỰA sỹ
DANH SÁCH CHU VIET TAT
DANH SÁCH SO DO
DANH SACH BANG
CHƯƠNG 1 DO NOI THAT VA QUÁ TRINH PHAT TRIEN
Muc tiéu
1.2 Khái niệm đồ nội that và thiệt kê đồ nội that
1.3 Quá trình phát triển của đồ nội thất
1.3.1 Đồ nội that thời kỳ cô đại
1.3.2 Đồ nội thất thời kỳ Trung c‹
1.3.3 Đỗ nội thất thời kỳ Phục Hưng
1.3.4 Đồ nội that thé kỷ XVI, XVIII
1.3.5 Đồ nội thất thời kỳ cỗ điền
1.3.6 Đồ nội that thời quân chủ chuyên chế Phái
Tài liệu đọc thêm chương 1
CHƯƠNG 2 ĐẶC DIEM VA PHAN LOẠI ĐỎ NỘI THAT
2.3 Đặc tính và cấu tạo của các dạng DNT
2.3.1 Đặc tính và cấu tạo của DNT dang tủ
2.3.2 Đặc tinh và câu tạo của DNT có cấu trúc khung xương
2.3.3 Đặc tính và cấu tao của DNT dạng bo
Câu hỏi.
Trang 9Tài liệu đọc thêm chương 2
CHƯƠNG 3 CÔNG THÁI HỌC
TRONG THIET KE DO NỘI THAT
Mục tiêu
3.1 Giới thiệu
3.1.1 Lược sử công thái học
3.1.2 Lĩnh vực nghiên cứu của công thái học 3.1.3 Phân ngành công thái học
3.1.4 Ứng dụng của công thái học
3.2 Một số yêu cầu thiết kế cơ bản
3.2.1 Yêu cầu thâm mỹ
3.2.2 Yêu cầu về chức năng
3.2.3 Yêu cầu về cấu trúc và công nghệ
3.2.4 Yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế
3.3 Nhân trắc học trong thiết kế DNT
3.3.1 Các phép đo nhân trắc học của con ngư
3.3.2 Yêu cầu nhân trắc học trong ĐNT văn phòng.3.3.3 Yêu cầu nhân trắc học trong DNT trường học
3.3.4 Yêu cầu nhân trắc học trong DNT khu bếp
3.3.5 Yêu cầu nhân trắc hộc,với.ÐNT)đề ngôi và thu gig3.3.6 Yêu cầu nhân trắc học đối với ĐNT đề nam
Trang 10CHƯƠNG 5 VAT LIEU TRONG THIET KE ĐỎ NỘI THAT
5.9 Mối nối trong đô nội tha
5.10 Vật liệu tai chế trong sản xuât đồ nội tl
5.10.1 Vật liệu tái chê
5.10.2 Nghệ thuật trong công nghệ tái ch:
Tài liệu đọc thêm chương.
CHƯƠNG 6 MỘT SÓ LƯU Ý TRONG THIẾT KÉ
SAN XUẤT DO NỘI THAT
Muc tiéu
6.1 Thông tin chung
6.2 Quy trinh thié
6.3 Phương án thiết kế và dự toán chi phi
6.4 Một số lỗi thường gặp của sản phẩm
Trang 11Tài liệu đọc thêm chương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 12DANH SÁCH CHỮ VIÉT TÁTChữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 13Sự phân chia DNT theo công nghệ sản xuất
Sự phân chia ĐNT về chất lượng
Công thái học - mối liên hệ giữa con người và môi trường
xung quanh
Các yêu cầu đối với DNT trong quá trình thiết kế
Các yêu cầu về kinh tế với việc tạo ra một thiết kế mới của
Các giai đoạn và phương pháp thiết ké, thi công nội thất
Quy trình thiết kế, sản xuất ĐNT
Độ chính xác của dự toán tùy thuộc vào mức độ phát triên
của sản phẩm
Trang
83 87
110
119 130 144 145 149 162 230 289 291 294 297
Trang 14DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Nguyên liệu thô thường được sử dụng trong thiết kế ĐNT 120Bảng 3.2 Thông số kích thước mặt cắt của ghế bành dành cho người 156
khỏe mạnh và người bị rối loạn cột sống
Bảng 3.3 Thông số góc nghiêng của ghế bành và ghế sofa cho một số 156
vị trí sử dụng khác nhau.
Thư viện Trường Đại học Mở Hà Nội
Trang 15CHƯƠNG 1 DO NOI THAT VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIEN
Mục tiêu
Nội dung của chương 1 giới thiệu về đồ nội thất, quá trình hình thành vàphát triển của đồ nội thất Cung cấp tới người đọc các thông tin tổng quan về sựphát triển của đồ nội thất qua các thời kỳ trong diễn trình phát triển của lịch sử
nhân loại.
1.1 Giới thiệu
Đồ nội thất (PNT) được cho là một trong những bộ phận quan trọng nhất củakhông gian nội thất Sản phẩm PNT không chỉ tăng thêm chức năng và tính thiết
thực cho không gian, mà chúng còn phản ánh phong cách và cá tính của không gian
nội thất, của người sử dụng ĐNT đã phát triển và thay đổi theo thời gian, ngày nay,việc tạo ra những thiết kế, những xu hướng nội thất mới được xem là một loại hình
nghệ thuật công nghiệp.
Bước đi đầu tiên
Từ thủa bình minh xa xưa của nền văn mỉnh nhân loại, khi thuật ngữ DNTchưa được biết đến, lúc này con người theo một cách hoàn toàn tự nhiên đã tìmnhiều cách dé khiến cho các sinh hoạt trong cuộc sống được thuận tiện và dễ đàng
Họ tận dụng những thứ do, tựi nhién, ie ‘ay nhự lấy lây làm chỗ ngồi; lấy đáphẳng, nhãn dùng làm bệ dé thực hiện các công việc thông thường hàng ngày; lấyrong rêu, lá cây, da động vật làm chỗ ngủ Như vậy, có thẻ thấy rằng, cách sửdụng các vat thể có trong tự nhiên dé làm PNT thô sơ có từ thời sơ khai của nềnvăn minh nhân loại Đến giai đoạn có sự phân công lao động, những người thợ thủcông lành nghề bắt đầu phát triển ngành nghề sản xuất các mặt hàng như đồ trangSỨC, đồ gồm và DNT Càng về sau, từ kết quả của các hoạt động sáng tạo phục vụnhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người, một số PNT đã được tạo ra, thay thécho các đồ vật tự phát trước đó
Dù nhiều tác phẩm nghệ thuật cổ đại như đồ gốm và dé trang sức vẫn còntồn tại từ những nền văn minh sớm nhất, nhưng ĐNT cổ đại chủ yếu bằng gỗ đã bịmục nát Những gì mà chúng ta biết về DNT cô đại chủ yếu được lấy từ những cảnhđược mô tả trong các loại hình nghệ thuật sơ khai, chẳng hạn như trong đồ trang tríbằng gốm và các bức bích họa Có lẽ ĐNT sớm nhất còn tồn tại được tìm thấy tạiCatal Huyuk ở Thổ Nhĩ Kỳ có niên đại khoảng 3000 năm TCN
Có nhiều nghiên cứu nhận định các công trình kiến trúc, nội thất còn lại từtriều đại đầu tiên Ai Cập cổ đại được coi là khởi đầu của lịch sử ĐNT (những năm
Trang 16khoảng 3100 - 2890 TCN)! Cũng có bằng chứng cho thấy ĐNT được con ngườilàm ra và sử dụng vào cuối thời kỳ đồ đá cũ”, đầu thời kỳ đồ đá mới”.
Trong lịch sử DNT, vật liệu được sử dung phd biến nhất để sản xuất ĐNT là
gỗ Tuy nhiên, các phát hiện khảo cổ học đã chỉ ra rằng ở thảo nguyên và những nơi
lạnh giá, vật liệu đá, kim loại và xương động vật, đặc biệt là xương voi ma mút,
cũng đã được sử dụng dé làm PNT Những ngôi nhà đầu tiên được xây dựng hauhết từ xương voi ma mút ở Moravia‘, KostyonkiŸ, khoảng 18 nghìn - 17 nghìn nămTCN”
Ngoài ra, DNT bằng đá độc đáo đã được khai quật ở Skara Brae - một ngôilàng thời kỳ đồ đá mới ở vùng Orkney, Scotland Địa điểm này có niên đại từ năm
3100 - 2500 TCN Con người sử dụng chủ yếu vật liệu có sẵn là đá dé làm DNTdùng trong nhà Vì ở vùng này thời kỳ đó, độ che phủ của rừng thấp, do đó nguồntài nguyên gỗ ít, gỗ được sử dụng làm chất đốt nhiều hơn là nguyên liệu để làmĐNT Bên trong, những ngôi nhà được trang bị DNT bằng đá, từ tủ, giường đến kệ,ghế đá (hình 1.1) Trong đó, tủ bằng đá được coi là quan trọng nhất vì nó tượngtrưng cho lối ra vào trong mỗi ngôi nhà, và đó là vật dụng đầu tiên được nhìn thấykhi bước vào nhà Tủ đá này có thé được dùng dé trưng bày các dé vật quan trọng
' Setkowiez J, 1969.
Thời dai đồ đá cũ: La giai đoạn đầu của thời đại đồ đá trong thời tiền sử, được phân
của các công cụ đá Về cơ bản, nó chiếm gin như toàn bộ lich sử loài người trên Trái
2,5 triệu năm trước.
*Thời kỳ đồ đá mới: Là một giai đoạn của thời đại đồ đá trong lịch sử phát triển công nghệ của loài người, bắt đầu từ khoảng năm 10.200 TCN ở một vài nơi thuộc Trung Đông, và sau đó ở các nơi khác trên thế giới, kết thúc giữa 4500 va 2000 TCN.
* Moravia: Là một vùng thuộc nước Cộng hòa Séc, hiện nằm ở phía đông nam và chiếm khoảng một phần ba diện tích của Cộng hòa Séc ngày nay.
một vùng thuộc nước Nga, noi đây được biết đến là địa điểm khảo cỏ, tập trung nhiều di tích
đồ đá cũ của nhân loại.
© Svoboda, 2004
bang sự phát triển , bat đầu từ khoảng
at
Trang 17Hình 1.1 ĐNT bằng đá trong nhà, tại ngôi làng thời kỳ đô đá mới ở Skara Brae, Scotland:
(a) tt đá, (b) giường đá (Nguôn ảnh: Furniture Design)
Hình thức của các ĐNT có sự thay đổi từ đơn giản đến phức tạp, tùy thuộcvào thời kỳ mà chúng được sản xuất Nhiều DNT lâu đời của con người đã đượcbảo quản và được trưng bày trong các bảo tàng trên thế giới Những ĐNT đó có thểthuộc vùng Lưỡng Hà trước đây, hay PNT trong các cung điện thời cô đại, hoặc các
bộ phận nguyên bản của DNT Ai Cập cô đại mạ vàng được chôn cùng với xác ướp
của các Pharaoh trong các kim tự tháp ở sa mạc.
Phong cách và hình thức của DNT phát triển nhanh hơn so với các hình thứckiến trúc hàng ngày, nó phản ánh những ý tưởng mới và giải pháp sáng tạo của cácnhà thiết kế trong quá khứ Trong nhiều PNT từ xa xưa có thể nhận thấy những cầutrúc DNT đó vẫn nguyên vẹn và t6n tại vượt thời gian Chang hạn ghế được làm bởinhững người thợ Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 2800 TCN có hình thức và chứcnăng sử dụng giống như ghế ngồi hàng ngày của người dân vùng Yamsakoski, Phần
Lan vào khoảng năm 1930 (hình 1.2).
(a)
ưa
Hình 1.2 Sự giống nhau về cấu trúc PNT(a) Ghế từ thời Ai Cập, khoảng năm 2800 TCN (Bảo tang Anh)
(b) Ghế của người dân Phan Lan, khoảng năm 1930 (Bảo tang Di sản Jämsãnkoskj)
(Nguôn ảnh: Furniture Design)Qua quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, đồ vật do con người tạo raphục vụ nhu cầu cuộc sống ngày càng nhiều hơn, ngày càng đa dạng và phong phú,đáp ứng sở thích của con người trong xã hội Thiết kế cơ bản của một số DNTkhông thay đổi, nhưng chất liệu và kỹ thuật được phát triển, tập trung nhiều hơn vào
sự thoải mái, sang trọng phục vụ cuộc sống hiện đại của con người Ghế đã được
Trang 18thiết kế không chỉ là một nơi dé ngồi, mà còn là một nơi dé thư giãn với tiết diệntựa lưng nhiều hơn, và có thể có tính năng bập bênh Giường được thiết kế để giúpcon người thoải mái khi ngủ Dần dan, sự thay đổi thiết kế trong PNT đã cho thay
sự phát triển của xã hội con người, từ sự tồn tại đơn thuần sang cuộc sống sangtrong và thưởng ngoạn Đến giữa thế ky XX, với những vật liệu tổng hợp mới, với
kỹ thuật chế tạo tiên tiến, có sự đột phá mới, từ đó bắt đầu có dầu hiệu của sự thayđổi và phát triển trong quan điểm về thiết kế và sản xuất DNT
i, DNT đã
hiện đại, và phong phú, đa dạng hơn rat nhiều DNT hiện nay đã thỏa mãn day đủ cảNgày nay, với sự phát triển không ngừng của cuộc sống, của xã
về mặt công năng sử dụng và sự sáng tạo không ngừng cả về mặt hình thức thảm
mỹ, đáp ứng cho mọi không gian và mọi nhu cầu sử dụng của con người
1.2 Khái niệm đồ nội thất và thiết kế đồ nội thất
Đồ nội that
DNT dé cập đến các đồ vật có thé di chuyển được nhằm hỗ trợ các hoạt độngkhác nhau của con người như: ngồi (ghế, ghế đâu, ghế sofa), ăn (bàn, ghế) và ngủ(giường), hoặc để giữ đồ vật ở độ cao thuận tiện cho con người (chẳng hạn như bàn
va bàn làm việc), hoặc để chứa dé vật (tủ, kệ) ĐNT có thé là một sản phẩm củathiết kế và được coi là một hình thức nghệ thuật trang trí Ngoài vai trò chức năng
của ĐNT, nó còn phục vụ cho mục dich trang trí, biêu tượng, va tôn giáo DNT
được làm từ nhiều vật liệu, bao gồm gỗ kim loại, nhựa
Đồ nội thất là đồ dùng trong nhà Sản phâm nội thất có nguồn gốc là đồ giadụng, tiếng Anh là Furniture, xuất phát từ tiếng Pháp Fourniture (thiết bị).Nghĩa rộng: Sản phẩm nội thất là đồ dùng trong nội thất không thể thiếu giúpcon người đảm bảo các sinh hoạt hàng ngày, mở rộng hoạt động xã hội và thực tiễnsản xuất
Nghĩa hẹp: Sản phẩm nội thất là dé dùng và thiết bị để ngồi, dé nằm, dé cất
và đựng đồ, để trang trí, dùng phục vụ trong sinh hoạt, làm việc, hoạt động xã hội
của con người”
Thiết kế đồ nội thất
Qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn làm việc, tác giả giáo trình đưa ranhận định về thiết kế đồ
động sáng tạo của người thiết kế, chuỗi hoạt động đó gồm nhiều giai đoạn, nhiều
bước khác nhau, từ nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu đối tượng sử dụng - nhu cầu
của người sử dụng, nghiên cứu ý tưởng, biểu tượng thiết kế, nghiên cứu không gian
7 Nguyễn Thị Hương Giang, Lý Tuấn Trường, 2017
Trang 19đặt sản phẩm nội thất và nghiên cứu vật liệu, giá thành, chi phí sản xuất cho dé nộithất Chuỗi h
sản phẩm cuối cùng là một sản phẩm nội thất hoàn chỉnh, thảo mãn nhu cầu của
+ động này được thé hiện dưới dạng các bản vẽ của nhà thiết kế và
người sử dụng.
1.3 Quá trình phát triển của đồ nội thất
1.3.1 Đồ nội thất thời kỳ cỗ đại
1.3.1.1 Đồ nội thất thời kỳ Ai Cập cổ đại
Nền văn minh ở Ai Cập cỏ đại bat đầu với việc khai khẩn đất và hệ thốngtưới tiêu dọc theo bờ sông Nile, bắt đầu vào khoảng năm 6000 TCN Các hình ảnh
về PNT từ thời kỳ tiền triều đại Ai Cập còn lại rất it, nhưng qua một số hình vẽtrong các ngôi mộ của Vương triều thứ nhất này cho thấy việc sử dụng đồ đạc đã
được dùng trong các ngôi nhà của người dân, trong nơi ở của quan lại, vua chúa thời kỳ đó.
Vào khoảng năm 3200 TCN, nghệ thuật Ai Cập đã phát triển đáng kể, baogồm cả sản xuất ĐNT PNT của Ai Cập chủ yếu được làm bằng gỗ, ngoài ra có cácvật liệu khác cũng được sử dụng như đa, vải Đồ vật của các bậc quan lại, vua chúathường được trang trí, mạ, khảm bằng vàng, bạc, ngà voi và gỗ mun
Thông qua những bức phù điêu vay bức, tranh, trang trí trên tường trong lăng
ly rang, Tine giải phi
những người thợ lành nghề ở Ai Cập cổ đại, đôi khi nhiều giải pháp thiết kế từ thời
mộ của các Pharaoh; người ta tl thiết kế được sử dụng bởi
kỳ đó hiện nay vẫn được sử dụng Các cuộc triển lãm DNT của người Ai Cập cổ đạicòn lưu giữ được đều chứng minh rằng người Ai Cập đã sử dụng nhiều kỹ thuật để
trang trí ĐNT Trong đó, kỹ thuật mạ vàng và khảm ngà là những phương pháp phô
biến để hoàn thiện bề mặt của ĐNT Những phương pháp này, cũng như hình thứcthé hiện chân PNT theo hình dang bàn chan
thức phô biến trên các ĐNT thời ky Ai Cập cổ đại, đặc biệt là ĐNT của tầng lớp
quan lại, vua chúa, người giàu có trong xã hội.
ng vật (chân sư tử), đã trở thành hình
Để làm DNT có giá trị, những người thợ của Ai Cập cổ đại đã sử dụng cácvật liệu từ gỗ mun, gỗ tuyết tùng, thủy tùng, keo, 6 liu, sồi, sung Các chỉ tiết hìnhthức bên ngoài của ĐNT không chỉ được hoàn thiện bằng gỗ mun kết hợp với ngàvoi, mà còn bằng kim loại (đồng thau, bạc, vàng), xà cir, son mài, đá quý nhiêu mausắc” Người Ai Cập cổ đại sử dụng các khớp mộng, mộng, chốt và khớp nối dé kếthợp hầu hết các chỉ tiết cấu trúc của ĐNT Trong thiết kế ghế, rương và bàn trangđiểm, họ cũng sử dụng khớp nối đuôi hoặc khớp vát
* Gostwicka, 1986
` Setkowicz, 1969
Trang 20ĐNT dùng để ngồi được sử dụng sớm nhất trong thời kỳ Ai cập cổ đại là
ghế, nó được sử dụng rộng rãi trong xã hội Ai Cập, từ tầng lớp quan lại, vua chúa
cho đến người dân lao động Ghế có nhiều kiểu đáng khác nhau, bao gồm ghé đầu
có bốn chân thang đứng, ghế dau có chân xép chéo Hầu như tat cả các ghế đều có
mặt ngồi hình chữ nhật Ví dụ như ghế ngồi của người dan lao động, một cấu trúc
ghế có ba chân, hoặc bốn chân đơn giản với mặt ngồi lõm, được thiết kế để tạo sựthoải mái khi ngồi lao động (hình 1.3) Ghế đâu gấp được trang trí công phu hon,với chân gấp chéo, được trang tri bằng đầu sư tử chạm khắc và ngà voi, và có bản lềlàm bằng đồng Bên cạnh đó, có những chiếc ghế bề thế hơn, dành cho những ngườigiàu có và có địa vị trong xã hội (hình 1.4), ghế ngồi là ngai vàng của các vịPharaoh Ai cập cổ đại, hình thức của những chiếc ghế đó được coi như một biểu
tượng địa vị.
Hình 1.3 Ghế déu dan của người lao động, Hình 1.4 Ghế của tang lớp quan lại,
khoảng năm 1991 - 1450 TCN, chất liệu gỗ người giàu, khoảng năm 1492 - 1473
& sậy, cao 13 em TCN, chất liệu gỗ hoàng dương, cây
bách, gỗ mun & dây lanh, cao 53 cm(Nguồn ảnh: Bảo tàng Metropolitan, Hoa Kỳ)
Ngai vàng của vua Tutankhamun có hình thức rất ấn tượng, được trang trílộng lẫy bằng vàng, bạc, đá bán quý và hồ thủy tinh màu (hình 1.5a) Hỗ thủy tỉnh
là một khối thủy tỉnh bao gồm các silicat, được nung chảy dưới lửa, trộn với tỉnh thể
và nhuộm bằng các oxit kim loại Chân của ngai vàng có hình bàn chân sư tử, tayvin là hình ran hỗ mang hai cánh đội mão kép thời Thượng và Hạ Ai Cập Cạnhtrước của ghế được trang trí bằng hai đầu sư tử Phan trang trí của tựa lưng là cảnh
mô tả Tutankhamun ngôi trên ngai vàng bọc nệm mềm với một chiếc gối, giữ một
tay ở phần còn lại và đỡ chân của mình trên giá để chân Một kiều ghế khác được
tìm thấy trong khu phụ của lăng mộ Tutankhamun cũng có thiết kế rất thú vị, nóđược biến đổi từ một chiếc ghế dau bằng cách thêm phan tựa lưng (hình 1.5b) Ghế
Trang 21được làm từ gỗ mun khảm ngà, mô phỏng da của một con báo, trong khi chân cóhình đầu vịt Tựa lưng cũng được làm từ gỗ mun khảm ngà, trang trí bằng đá bánquý.
Hình 1.5a Ngai vàng của vua Tutankhamun, khoảng năm 1336 - 1327 TCN, chất liệu gỗ,
phủ các tắm vàng, bạc, đá quy và các loại đá khác, cao 100 em
(Nguôn ảnh: Bảo tàng Cairo, Ai Cập)
là Nội
Hình 1.5b Ngai vàng dùng trong nghỉ lễ của vua Tutankhamun, khoảng năm 1325 TCN
(Nguôn ảnh: Bảo tàng Cairo, Ai Cập)
Bên cạnh ghế ngôi, còn có các loại ĐNT khác ở Ai Cập cổ đại như bàn,
giường, tủ đựng đồ, rương Bàn được thé hiện nhiều trong các hình thức tranh vẽtrang trí, phù điêu nhưng hầu như không còn tồn tại, có lẽ chúng cũng nhưgiường va tủ đựng dé, đây là những đồ đạc ít hoặc không được dé ở trong lăng mộcủa các Pharaoh cho nên không còn tồn tại đến ngày nay
Hình thức giường sớm nhất được biết đến của người Ai Cập là một thiết kếgiường bao gồm một khung gỗ nằm ngang, đặt trên bốn chân có kích thước dày vàđược chạm khắc bằng ngà voi Các chân được nối với khung giường bằng các khớp
Trang 22bén khác được căng dé giữ liên kết giữa chân với khung giường Giường có thiđộc đáo với chỉ tiết phía trên đầu giường để dựa, nằm, cuối chân giường có một tâmkhung gỗ được cho là chỉ tiết để gác chân Chân giường có hình dạng của bàn chân
sư tử và có hướng quay về phía đầu giường (hình 1.6)
Hình 1.6 Giường nằm của Nữ hoàng Hetepheres IV, triều đại Snefru,
khoảng năm 2575 - 2551 TCN
(Nguôn ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật, Boston, Anh)
Hình 1.7 Hộp trang sức, lăng mộ của Tjuyu, triều đại thứ 18, thời kỳ cai trị của
Amenhotep III, những năm 1387 - 1350 TCN
(Nguôn ảnh: Bảo tàng Cairo ở Ai Cập)
Trang 23Hình 1.8 Tranh đá vôi khắc, cuối thời Trung Vương quốc Ai Cập
(giữa thiên niên ky thứ hai TCN)
(Nguồn ảnh: Bảo tàng Cairo ở Ai Cập)
Hình 1.8 cho thay một bức tranh đá vôi mô ta cảnh một bữa tiệc, trong đó ca
gia đình tham gia Hai cha con ngồi trên một chiếc ghế dài có dạng chân sư tử, hai
bên có hai tắm ván lưng thấp Bên cạnh chiếc ghế đài là một chiếc bàn cột thấp hơn,bày biện các loại thịt và rau.
1.3.1.2 Đồ nội thất thời kỳ Lưỡng Ha
PNT của thời kỳ Lưỡng Hà và các nền văn minh cỗ đại lân cận của Trung
Đông gồm các ĐNT; nh giường, ghé đâu ghế: Payjofing|lé:nhitng hình thức chính
của DNT Lưỡng Hà DNT thời kỳ Lưỡng Hà không còn tồn tại đến ngày nay, các
nghiên cứu về ĐNT Lưỡng Hà đều phụ thuộc vào các bức tranh vẽ, phù điêu, hình trang trí.
Hình thức các DNT Lưỡng Hà được xây dựng theo cách tương tự như DNT
của Ai Cập, ngoại trừ một số ĐNT có kích thước và khối lượng nặng hơn, đườngcong ít sử dụng và các khớp nói nhiều hơn Đồ trang trí được áp dụng phong phúdưới dạng các đồ trang trí bằng đồng đúc và xương chạm khắc ĐNT Lưỡng Hà có
ba đặc điểm thường thấy như sau: Thứ nhất, chân của ĐNT được điêu khắc trang trívới hình dạng của những chiếc vòng kim loại được cắt gọt sắc nét, cái này ở trên cáikhác, giống như nhiều vòng tay trên một cánh tay - đây là nguồn gốc của nhữngchiếc chân gỗ sau này; thứ hai là việc sử dụng các đường viền dày trên vỏ DNT, kếthợp với thiết kế khung và đệm; thứ ba là nhóm PNT điền hình có ảnh hưởng tớiĐNT trong thời Trung cổ của châu Âu: Ghế dài phục vụ việc ăn uống hoặc tròchuyện của con người; bàn nhỏ để đựng đồ uống giải khát, có thể đi chuyền lên trênghế dai ĐNT thời Lưỡng Hà về hình thức có sự phân cấp cho đối tượng sử dung
Hệ thống phân cấp PNT bắt nguồn từ các quy định rườm rà trong triều đình liênquan đến việc ai có thể ngồi trước, ai ngồi sau và ngồi trên ghế có hình thức như
Trang 24nào đã tổn tại nhiều thế ky trong các cung điện và nghỉ lễ của các vị vua vùng
Lưỡng Hà.
1.3.1.3 Đồ nội thất thời kỳ Hy Lạp cổ đại
ĐNT của thời kỳ Hy Lạp cổ đại gần như không còn Thông tin và hình anh
về DNT Hy Lạp ngày nay có được là dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nhưtrong văn học, trong các tác phâm điêu khắc, trong các bức phù điêu trang trí, trong
hệ thống văn bản còn lại từ thời Hy Lạp Hiện nhiều bảo tàng lớn trên thế giới cũngkhông có DNT Hy Lạp cé đại dé trưng bày ĐNT Hy Lạp cô đại nếu còn ton tại thìchủ yếu là những mảnh vỡ của DNT, mảnh vỡ được làm tir kim loại như đồng hoặc
lộc cong nghd uốn và tiện gỗ,
dán và đánh bóng, cũng như hoàn thiện bề mặt gỗ bằng vecni Họ cũng sử dụngthành thạo kỹ thuật nói các chỉ tiết bằng cách sử dụng các đầu nối và keo đán khácnhau Họ biết sử dụng các khớp mộng và chốt, các khớp nối chim và khớp nồi, cũngnhư các cấu trúc khung và ghế dét
Ở Hy Lạp, nhiều dạng DNT mới, có cấu trúc theo khối đã được tạo ra, đặcbiệt là ghế và ghế dau Ghế ngồi thời Hy Lạp có hình dáng thanh lịch với lưng tựa
và chân cong (hình 1.9).
(a) (e)
Hình 1.9 Các hình thức ghế ngôi thời Hy Lạp cổ đại
(Nguồn ảnh: Furniture Design)
Trang 25Ghế thời Hy Lạp cổ đại được đặt những cái tên riêng biệt như: Diphros tức làmột chiếc ghế dau nhỏ và nhẹ; Diphros Okladias là một loại ghế gấp: Klismos,Klinter hoặc Klisja là một chiếc ghế nhẹ có tựa lưng và chân cong về phía trước và
phía sau, chủ yếu dành cho phụ nữ; Kathedra hoặc ngai vàng được thể hiện là một
chiếc ghế nặng có tựa lưng, được thiết kế cho nam giới, có phù hiệu thẻ hiện quyền
lực và vị trí gia đình hoặc xã hội của họ Ghế đầu Diphros tương đối thấp, không có
tựa lưng, với hai chân thắng quay hình quả chùy, thường được đặt vuông góc vớimặt đất (hình 1.10) Vật liệu của những chiếc ghế dau này thường được làm bằngdây đeo, da hoặc vải Một chiếc ghế đầu gấp với hai chân bắt chéo được gọi làDiphros Okladias, tức là Diphros gap Ghế kiểu Klismos có các chỉ tiết được làm từnhững thanh gỗ uốn cong, thanh gỗ uốn cong được làm ra nhờ vào quá trình giacông và uốn gỗ, hoặc được lấy từ những cây có đường cong hình dạng tự nhiên
(Hình 1.11, 1.12)
tường Dai ho
Hinh 1.10 Ghế đẩu Diphros, khoảng năm — Hình 1.11 Ghế kiểu Klismos có chỉ tiết uốn
430 - 420 TCN cong, khoảng năm 430 - 420 TCN (Nguén(Nguôn ảnh: Viện bảo tàng Anh) ảnh: Viện bảo tang Anh)
Trang 26Hình 1.12 Một chiếc ghế có các chân được uốn cong, khoảng năm 50 TCN
(Nguôn ảnh: Bảo tàng khảo cổ hoc Thessaloniki)
Bàn ở Hy Lạp cổ đại được sử dụng chủ yếu cho mục đích ăn uống Trong
một số bức tranh mô tả các bữa tiệc, dường như mỗi người tham gia sẽ sử dụng mộtbàn, thay vì sử dụng nhiều người trong một bàn Những chiếc rương thời Hy Lạpđược sử dụng đề đựng quần áo và vật dụng cá nhân, thường có hình chữ nhật vớinắp bản lề Rương được khắc bằng dat nung có hoa văn và thiết kế tỉnh xảo.DNT của Hy Lạp cỗ đại có thé có niên đại từ thiên niên ky thứ II TCN DNT
Hy Lạp cổ đại thời gian đầu chịu ảnh hưởng từ DNT của người Ai Cập cô đại vớihình dạng hộp, hình chữ nhật Vào thế kỷ thứ IV và thứ V, khi người Hy Lạp pháttriển phong cách riêng của ho, DNT trở nên ít vuông van hon và sử dụng nhiềuđường cong trong thể hiện ĐNT (hình 1.13)
ì Nội
Hình 1.13 Chân dé ngôi có dạng que, dau thé ky thứ VI TCN, chất liệu bằng đông,
kích thước: 75,2 x 44,5 cm
(Nguồn ảnh: Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, Hoa Kỳ)
Những người thợ Hy Lạp cô đại đặc biệt chú ý đến DNT dé nằm Chúngđược làm từ gỗ được trang trí bằng ván mỏng, chạm khảm, khảm kim loại quý hoặcngà voi Những người Hy Lạp giàu có mới được sử dụng những chiếc giường đượclót bằng đa mềm, vải và vải len, trên đó đặt khăn trải giường, gối và đệm bằng len
hoặc lông vũ.
1.3.1.4 Đồ nội thất thời kỳ La Mã cổ đại
au, ĐNT La Mã cổ đại chịu ảnh hưởng từ DNT Hy Lạp cé đại trongphong cách và kỹ thuật thé hiện Sau đó La Mã lớn mạnh, thay thé Hy Lạp trở thành
Ban
Trang 27nền văn hóa quan trọng nhất của châu Âu Vào năm 146 TCN, Hy Lạp trở thànhmột vùng của La Mã La Mã đã tiếp quản việc sản xuất và phân phối ĐNT của Hy
Lạp Ranh giới ĐNT Hy Lạp - ĐNT La Mã bị xóa nhòa, người La Mã với sự phát
triển mạnh mẽ đã có nhiều đổi mới và có phong cách riêng trong việc thiết kế và thể
hiện ĐNT.
DNT La Mã được làm chủ yếu bằng gỗ, kim loại và đá Đá câm thạch và đávôi được sử dụng để trang trí bên ngoài cho ĐNT Hiện nay, rất ít ĐNT bằng gỗ của
La Mã còn tồn tại nguyên vẹn, nhưng có bằng chứng cho thấy nhiều loại gỗ đã được
sử dụng Vật liệu gỗ thường được người La Mã sử dụng làm DNT như gỗ óc chó,
gỗ tần bì, gỗ sồi, gỗ mun Một số loại gỗ nhập khẩu như gỗ sa tanh được sử dụng đểtrang trí Kim loại được sử dụng phổ biến nhất là đồng, nhiều DNT bằng kim loạivẫn còn tổn tại, ví dụ như tựa đầu cho đi văng, ghế đâu bằng kim loại Tương tựnhư người Hy Lạp, người La Mã sử dụng mộng, chốt, đỉnh, và keo để ghép cácmảnh gỗ lại với nhau, họ cũng đã sử dụng kỹ thuật sơn phủ cho một số DNT.Ghế ngồi ở La Mã được làm và sử dụng nhiều nhất Có nhiều loại ghế khácnhau, như ghế dau (hình 1.14), ghế dài có tay vin hay bên (hình 1.15) Hình thứcghế ở La Mã là yếu tố thể hiện cho địa vị và quyền lực Ghế đầu La Mã với hình
ặt ngồi có, đặt một tam lót
Ban uh i nig VU, Vu lộ rằng kim loại kết
hợp khảm ngà voi, thời gian sau chúng được trang trí bằng vàng
Hình 1.14 Ghế đâu; Chất liệu Hình 1.15 Ghế dài và bệ dé chân có chạm khắc, thé kykim loại, khoảng năm 100 TCN 1-2 CN, chất liệu gỗ, xương động vật (Nguén ảnh:
(Nguôn ảnh: Viện bảo tàng Bao tàng Nghệ thuật Metropolitan, Hoa Ky)
Anh)
Mot kiéu ghé khác của La Mã, nó có dang tương tự như ghế của Hy Lạp, có
chân cong ra phía ngoài Ghế của những người có địa vị trong xã hội thì thường cókích thước và hình thức bề thé hon, trang trí cầu kỳ hơn
Trang 28Người La Mã có ba hình thức giường: giường để nghỉ ngơi, giường dé đãitiệc, giường để làm việc Kết cầu của giường La Mã chủ yếu có một khung đỡ, đặt
trên bốn chân Giường thường được chế tạo nhẹ, dé di chuyền, chất liệu có thể một
phan hoặc toàn bộ bằng kim loại Những người giàu có thì sử dụng tắm đệm bằnglen hoặc lông ngỗng, lông thiên nga
Hình 1.16 Giường kiểu La Mã với gối mềm, khoảng 30 TCN
(Nguôn ảnh: Bảo tàng ở Side, Thổ Nhĩ Kỳ)
Bàn của người La Mã tương tự như bàn của người Hy Lạp Bàn có trọng
lượng nhẹ, có thé di chuyên được, chiều cao thấp, chỉ bằn chiêu cao của giường
Bản có ba chân HAY WOKhad, "CHS Mới Ba GAMÍShh Gal nn kế chéo
với nhau để có thể gấp khung lại sau khi sử dụng Ngược lại với thiết kế này, trongnhững ngôi nhà xung quanh khu quảng trường La Mã cổ đại, những chiếc bàn đáđược dựng lên với mặt bàn để làm việc, cột đỡ mặt bàn là cột đá lớn đạng thân cây
Bề mặt của những chiếc bàn này có dang một hình chữ nhật dài bằng đá cảm thạchhoặc bằng gỗ Người La Mã biết đóng tủ bằng gỗ dé chứa đựng đồ Ở giữa của ngôinhà La Mã có rương, rương cất giữ những vật có giá trị trong gia đình Chiếc rươngđược làm bằng gỗ và được trang trí bằng những dải trang trí, được gia cố bằng sắt
và đồng, để bảo vệ khỏi những kẻ trộm cắp.
¡ thất thời kỳ Trung cỗ
1.3.2.1 Đô nội thất thời kỳ Byzantine
Một tính năng đặc trưng của DNT vào dau thời kỳ Trung cô là việc sử dungrộng rãi các kỹ thuật tiện gỗ, bao gồm cả chân, tựa lưng của ghế Thời kỳByzantine, PNT được khảm bằng ngà voi và được lót bằng các loại vai dày, mềmmại Giống như người Hy Lạp và La Mã, những người thợ Byzantine sử dụng chân
đỡ, ở giữa họ lắp khung chéo để đóng mở khi cần sử dụng Một ví dụ điên hình cho
Trang 29kỹ thuật này là ngai vàng của vua Dagobert'” (hình 1.17) DNT Byzantine chịu ảnh
hưởng từ Hy Lạp, La Mã DNT trong các ngôi nhà giàu có va cung điện Byzantine
thường sang trọng, nhiều chỉ tiết trang trí và trang trí tỉnh xảo Đá, đá cẩm thạch,kim loại, gỗ và ngà voi được sử dụng nhiều Bề mặt DNT và đồ trang trí được mạvàng, sơn và phủ đá quý ĐNT Byzantine có nhiều hình thức, đa dạng mẫu mã Bàn
có hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn, được trang trí lộng lẫy, đôi khi đượclàm bằng có khám đồ trang trí bằng đồng, ngà voi hoặc bằng bạc; ghế có lưngcao và có trải chăn len hoặc lông thú, với gối màu sắc; ghế có ghế dài và ghế đầu;
tủ, rương được sử dụng dé lưu trữ sách; vải và các đồ vật có giá trị Tủ rương cókhóa Sắt; giường bắt chước kiểu La Mã, nhưng có một số thiết kế chân khác nhau.1.3.2.2 Đô nội thất thời kỳ Romanesque, Gothic
Trong thời kỳ Romanesque, kỹ thuật sản xuất DNT xuống cấp đáng kể và chỉcòn là những tác phẩm đơn giản, có phần nặng nề của những người thợ mộc Vàothời điểm đó, ở phía bắc của châu Au, DNT được sản xuất cl , trongkhi ở phía nam DNT được làm từ gỗ lá kim ĐNT có các cấu trúc lớn, quá khổ,
ủ yếu từ gỗnặng nề với nhiều chỉ tiết chạm khắc (hình 1.18) Bên cạnh những chiếc ghế có mặtngôi hình chữ nhật được đặt trên bốn chân, thì kết cấu ghế có khung ba chân với
1y2»»+ aan Nđ&¿ LIAN
Hình 1.17 Ghế ngai vàng của vua Hình 1.18 Ghế banh kiểu Romanesque được làm từDagobert, chất liệu: đẳng ma với chân ghế lớn, nhiều chỉ tiết chạm khắc, khoảngvàng, khoảng thé kỷ VII thé kỷ XI - XII
(Nguén ảnh: Furniture Design)
Thời ky Gothic được cho là sử dung các hình thức trang trí trên bề mặt nhiềuhơn Cau trúc DNT Gothic có phần đơn giản, nhưng có nhiều chỉ tiết trang trí chạmkham hơn Giường theo phong cách Romanesque thông qua một số hình ảnh còn lại
''Dagobert (khoảng 603 - 639) là vua của Austrasia trong những năm 623 - 634.
Trang 30có thé thấy rằng yếu tố chính của thiết kế của giường là các trụ góc quay hoặc hìnhkhối được gắn với các hộp (hình 1.19).
Hình 1.19 Giường kiểu Romanesque từ thé lỷ XIV
(Nguồn ảnh: Furniture Design)
ĐNT để lưu trữ, chủ yếu là những chiếc rương được sử dụng có cấu trúckhổng lồ làm bằng gỗ cây linh sam dày hoặc ván gỗ sôi, tạo thành các tắm ván bên
và đáy của chiếc rương, các tam ván được ghép lại bằng các trụ thắng đứng Tủ, dé
thay thế cho rương, bird kỳ! hiển Và "thiết Abia tú xuất Hién ở thé ký XIII,
XIV.
Hình 1.20 ĐNT để ngôi và lưu trữ kiéu Gothic,
khoảng thé kỷ 15, Avignon, Pháp(Nguôn ảnh: Furniture Design)
Trang 31Tủ đựng theo phong cách Romanesque có đặc điểm là bề mặt nhẫn, mặc dù
ám ván bên ngoài dày, được làm bằng gỗ, kết hợp chạm khắc Thời kỳ Gothicbắt đâu một bước đột phá rõ ràng trong việc chế tạo ĐNT của châu Âu Thay cho
ci
những PNT đồ sộ va nặng nề, các ĐNT có khung nhẹ đã xuất hiện Điều này dinđến việc những chiếc rương được sử dụng rộng rãi trong thời kỳ La Mã, bị thay thếbởi những chiếc tủ được cải tiến về hình thức và chức năng, trong đó khung đượcghép bằng các khớp mộng và mộng Phần lớn, chúng phục vụ cho việc lưu trữ, vàphòng nấu ăn dé đựng thức ăn cũng dé trưng bày các món ăn đắt tiền, những thứ đó
chứng tỏ sự sang trọng và giàu có của các thành viên trong gia đình.
Vào thế kỷ XV, tủ nhiều cửa bắt đầu được chế tạo, được trang bị nhiều tủkhóa, ngăn kéo và cánh lật Những đồ đạc này được đặt trên một chân để cao vớikết cấu khung có giá đỡ ở góc Các yếu tố bề mặt được dán bằng các loại ván mỏngquý làm bằng gỗ tần bì hoặc gỗ phong, gỗ của cây thông, cây linh sam, cây tuyết
tùng và đôi khi là gỗ óc chó được sử dụng.
Nhóm ĐNT phục vụ làm việc và ăn uống cũng có sự tiến bộ đáng kê Bànkhông còn đồ sộ, với các lắp trên bản lề xuất hiện Bàn của những chủ nhân giàu cóđược phân biệt bằng những cánh tay chạm khắc kết hợp các dé trang trí khác làm
cho ĐNT đẹp hơn (hình J,21),
khắc trên bề mặt Thời kỳ Trung cổ được coi là một thời kỳ khắc nghiệt, điều đóđược phản ánh trong phong cách nội thất của thời đại đó DNT của thời ky Trung côphản ánh đúng phong cách Đặc điểm đáng chú ý nhất là chạm khắc gỗ trang trícông phu trên đường viền của nhiều PNT, bố cục cấu trúc có phần đơn giản, màu
Trang 32sắc về co bản là xám, be hoặc đen Các hình thức chủ yếu của PNT là hình vuông
hoặc hình chữ nhật với ít đường cong hoặc hình tròn.
1.3.3 Đồ nội thất thời kỳ Phục Hưng
ĐNT ở Ý thời kỳ Phục hưng là một hướng mới trong sáng tạo nghệ thuật đãxuất hiện, hướng sự sáng tạo DNT tới những người dùng tiềm năng, DNT đạt được
những giá trị thâm mỹ và chức năng chưa từng có trước đây Chúng không còn là
đối tượng sử dụng và chuyền đổi thành các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng hấp dẫnnhư tác phẩm điêu khắc hoặc tranh vẽ
Thời kỳ Phục hưng đã sản sinh ra cho nhân loại những nghệ sĩ vĩ đại như Leodardo da Vinci, Michelangelo, Sandro Botticelli Họ là những con người đã tạo ra những tác phâm nghệ thuật tuyệt vời cho nhân loại Nghệ thuật của họ không
chỉ giới han trong các bức tranh, các tác phẩm điêu khắc, mà còn có trong lĩnh vựckiến trúc, nội thất ĐNT thời kỳ Phục hưng không được biết đến nhiều như nghệthuật thị giác, có lẽ vì nó được coi là một khía cạnh của cuộc sống hàng ngày nhiêu
hơn Nhưng ĐNT thời Phục hưng được coi là một cuộc cách mang và đại diện cho
một sự thay đổi quan trọng so với các xu hướng PNT trong các thé kỷ trước.Thời kỳ Phục hưng là thời kỳ có nhiều thay đổi về văn hóa và nhận thứcnghệ thuật đáng kê Nó thường được coi là cầu nối giữa thời Trung cổ và thời kỳ
tiền công nghiệp hié @ niên dai chinh xác, nhưng thời
kỳ Phục hưng được coi là đã bắt đầu trong những năm cuối của thế kỷ XIV ở Ý, cụthé là ở Florence Nghệ thuật thời kỳ Phục hưng kết hợp các yếu tố từ những nềnvăn minh lâu đời trước đó, và các nghệ sĩ thời Phục hưng đã có nhiều nghiên cứu vĩđại về hình dang và tỷ lệ của con người
Trong thời kỳ này, các nghệ sĩ đã chịu ảnh hưởng từ sự phong phú của nềnvăn hóa cổ đại, kết hợp với kỹ thuật chế tác gỗ tương tự như kỹ thuật điêu khắcđược sử dụng bởi các nhà điêu khắc DNT đạt được những giá trị thẩm mỹ và chứcnăng chưa từng có trước đây Trong đó ghế có cau trúc đan chéo và ghế đầu đượctrang trí đa dạng đã được sử dụng rộng rãi trong các tầng lớp của xã hội thời Phục
hưng.
Trong thời kỳ Phuc hưng, những bậc thay trong lĩnh vực sản xuất ĐNT lànhững người Ý đến từ các thành phố của Ý như Florence, Sienna, Lombardy vàVenice Họ chủ yếu sử dụng gỗ của cây óc chó, được trang trí bằng cách nhuộm vàhoàn thiện bằng sáp, được bọc bằng đa, vải gầm hoa, hoặc vải nhung
1.3.3.1 Đô nội thất thời kỳ Phục Hưng ở Ý
ĐNT thời Phục hưng lần đầu tiên được sản xuất ở Ý trong thế kỷ XV Sựphát triển của hoạt động thương mại sam uất đã mang lại sự giàu có cho nước Ý và
Trang 33giai cấp tư sản Họ có cuộc sống giàu sang, có nhu cầu cao về nơi ở của mình Điều
đó dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động xây dựng kiến trúc nhà ở, biệtthự, cung điện, lâu đài và các trang thiết bị nội thất chất lượng cao phục vụ chocuộc sống hàng ngày của ting lớp tư sản ở Ý
ĐNT thời Phục hưng của ¥ mang vẻ đẹp phần nhiều nằm ở hình thức, nhữngngười thợ chế tác DNT Phục hưng sử dụng nhiều hình thức chạm khắc trên bề mặtcủa DNT Việc chạm khắc đó thể hiện đầy đủ tinh thần của sự phục hưng nghệthuật, tỉnh xảo và độc đáo Phong cách nội thất của Ý cũng lan sang các khu vựckhác của châu Âu Thợ thủ công từ các nước khác đã đến Ý đẻ học hỏi hình thức và
kỹ thuật sản xuất DNT Ở nhiều nơi khác, các thiết kế có ảnh hưởng từ Ý đã đượcđiều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của mỗi vùng, mỗi địa phương
Hình 1.22 Ghế dau (Bảo tàng gia đình Radziwill ở Kiejdany)
(Nguồn ảnh: Furniture Design)
Trái ngược với thời Gothic - sử dụng các chủ đề lay tir cudc séng của các vịthánh, chạm khắc thời Phục hưng có các chủ đề thần thoại, ngụ ngôn và lịch sử.Theo các đường nét kiến trúc, các tủ và vách ngăn trước đó mang hình thức của cáccung điện, mặt trước của các tủ thường đại diện cho các tiểu cảnh của mặt tiền của
vương cung thánh đường thời Phục hưng.
Trong suốt thế kỷ XVI, hình thức và số lượng của thiết kế ghế đã tăng lên.Bên cạnh những chiếc ghế hình chữ nhật, lưng cao được chạm khắc là những chiếcghế cong hình chữ X hay còn gọi là ghế có tên gọi Savonarola (hình 1.23) - mộthình thức ghế có kích thước nhỏ và thoải mái Nó được chạm khắc, đôi khi mạvàng, và có thể có một chiếc ghé gỗ với đệm đặt trên mặt ghế Vào cuối thé ky XVI,những chiếc ghế kiểu này đôi khi được bọc bằng lụa, da hoặc khảm trang trí.Hình thức bàn điển hình của thời Phục hưng có bề mặt hình chữ nhật, có cácchân đỡ vững chắc và được chạm khắc Các chân đỡ được kết nối với nhau bằng
Trang 34các thanh gỗ nói với nhau Mặt bàn đôi khi có thé là các phiến đá cẩm thạch hoặckhảm, chân bàn có thể được chạm khắc hoặc mạ vàng.
Rương thời Phục hưng được sử dụng Tất phổ biến, đặc biệt là Tương có têngọi Cassone (hình 1.24) - là loại rương được sử dụng chủ yếu như một chiếc rương,đựng dé quý Hình thức trang trí trên rương đa dạng, tương đối cầu kỳ, có thể đượcchạm khắc, sơn hoặc mạ vàng Hình thức của rương cũng đa dạng, từ hình hộp chữnhật đến hình vuông Tầng lớp giàu có hon sử dụng những chiếc rương được trangtrí xa hoa, lộng lẫy, trong khi đó, rương của tầng lớp nghèo hơn thường trang trí đơngiản hơn nhiều Những nhà trang trí và điêu khắc giỏi nhất ở Ý thường sản xuấtnhững chiếc rương lớn và đẹp cho gia đình quý tộc thời bấy giờ Mặc dù nhữngchiếc rương này thường được sử dụng dé đặt các đồ vật bên trong, nhưng nhiềuchiếc rương chi được sử dụng dé trang trí
(Nguôn ảnh: Renaissance-spell)
ĐNT thời Phục hưng ở Ý chủ yếu được làm bằng gỗ, thường là gỗ óc chó,phong phú về kiểu dang, với nhiều lớp khảm ngà voi, vàng, đá, đá cẩm thạch hoặc
các vật liệu quý khác.
1.3.3.2 Đô nội thất thời Phuc hưng ở Pháp
Sau những chuyến đi thám hiểm trên đất nước Ý của vua Charles VIII'',Pháp, thi ĐNT, thời trang và nghệ thuật của Pháp đều được hồi sinh trên tinh thần
Y Rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật được làm theo phong cách Ý Ghế lấy tinh than từ
Y được làm nhiều hơn, với phan lưng được trang trí công phu hơn Ghế lớn có lưngtựa cao và những chiếc ghế bành được trang trí bằng chạm khắc rất công phu củathời Phục hưng ở Pháp, bên cạnh đó còn được kết hợp với một số yếu tố trang trí từthời Gothic Một thành tựu ban đầu của thời Phục hưng Pháp là chiếc ghế bành có
"Charles VIII I'Affable (1470 - 1498): Là con của của Louis XI, là vua Pháp từ năm 1483 đến khi mất.
Trang 35tựa lưng cao vă tay vịn với mặt ngồi hình thang (hình 1.25) Ghế nhẹ, do đó dễ dăngchuyển vă di chuyển Thiết kế tương tự lă những chiếc ghế dănh cho phụ nữ văđược lăm giống như một chiếc ghế bănh không có tay vịn.
Phong câch nội thất Phâp quan trọng nhất trong thời kỳ Phục hưng lă phongcâch Henry IT’? của nước Anh Câc nhă thiết kế của Phâp đê âp dụng những ý tưởngban đầu của họ văo hình mẫu từ Ý Chẳng hạn tủ có cửa với câc tắm chạm khắcphong phú ở phan trín, khi mở ra, câc ngăn kĩo được chạm khắc tỉnh xảo phíatrước Giường ngủ cũng được trang trí cầu kỳ, tỉnh xảo, chăng hạn giường ngủ của
bă Jeanne d'Albret, mẹ của vua Henri IV, nước Phâp (hình 1.26), được lăm bằng gỗsồi - lă điển hình cho ĐNT thời Phục hưng của Phâp
rong Đại |
Hình 1.25 Ghế Caquetoire ở Phâp, thĩ Hình 1.26 Giường ngủ của ba Jeanne
ky XVI d'Albret - mẹ vua Henri IV, nĩm1562
(Nguôn ảnh: Gostwicka) (Nguĩn ảnh: Renaissance-spell)1.3.4 Đồ nội thất thĩ ky XVI, XVHI
1.3.4.1 Đồ nội thất thời kỳ Baroque
Những món ĐNT đặc trưng nhất của Baroque lă đồ của vua Louis Phâp, ông lă nhă cai trị chuyín chế, người đê tạo ra sự uy nghiím của quyền lực mẵng đại diện Điểm đặc trưng của DNT thời Baroque lă sử dụng gỗ cẩm thạch đểtrang trí trín bề mặt của DNT, trong khi ĐNT có khung (như ghĩ, ghế bănh, băn) sửdụng trang trí chạm khắc gỗ Chđn của PNT ở dang thắng đứng, được có định chắcchắn ở phía dưới bằng câc đầu nối lăm bằng vân cong Nhiều trường hợp gỗ đượcsơn lót vă mạ văng để nhấn mạnh đăng cấp vă sự giău có của người sử dụng Tuynhiín, những người thợ điíu khắc gỗ không phải lă những người được đânh giâ caonhất, mă những người thợ lănh nghề nhất lă những người chế tâc ĐNT bằng gỗ
XIV-" Henry II (1133 - 1189): Lă quốc vương nước Anh từ năm 1154 đến năm 1189.
Trang 36mun, những người thợ mài và đồ gỗ'° ĐNT thời Baroque dé ngồi là một chiếc ghếbành nặng, có đệm với tựa lưng cao (hình 1.27) Phần tựa lưng cao của ghế thườngđược chạm khắc hoặc vải bọc được trang tri băng các hình thức dưới dang dây buộchoặc lá cây Ngoài chỗ ngồi, nó còn được phân biệt bằng một tựa lưng đặt nghiêng,thường cao quá đầu của người ngồi, cũng như một tay vịn uốn cong hình chữ s Vảitrang trí ghế được làm bằng nhung, vải thêu, da ép và mạ vàng.
Dưới thời trị vì của Louis XIV, các loại DNT mới đã x
có ngăn kéo, bàn làm việc, bàn ăn, đồng hồ dé ban, đồng hồ tủ, bàn dé để lọ hoa.Rương ngăn kéo thay thế rương và thường bổ sung thêm chức năng là một tủ cao
Ất hiện, bao gồm tủ
(hình 1.28) Bàn thời Baroque là một biến thể sáng tạo của bàn và tủ từ thời kỳ cuốiPhục hưng Trong phòng ngủ, giường được đặt trong một hốc tường ngăn cách bằnglan can hoặc cột với phần còn lại của căn phòng Chiếc giường được bao phủ phíatrên bởi các tắm vải lớn, được trang trí ở các góc bằng lông vũ hoặc lông chim.Khung của giường ngủ khác so với thời Phục hưng, khung gỗ của giường được bọchoàn toàn bằng vải (hình 1.29) ĐNT kiểu Baroque của Anh được làm bằng gỗ ócchó và dé trang trí chạm khắc bằng gỗ mạ vàng Các loại vải thêu, vải xếp nếp vànhung cũng được sử dụng dé trang trí với các phụ kiện của giường, lót ghế bành vàghế sofa ¬"' xrié Tờ + Dai han MA LIA NAG
Hinh 1.27 Ghé banh kiéu Hình 1.28 Tủ kiểu Baroque phong cách Louis XIV
Baroque phong cách Louis XIV
(Nguồn ảnh: Furniture Design)Vào thời điểm này, DNT của Anh sử dung rất ít phào chi Đặc điểm củatrang trí DNT Anh là trang trí bằng đá cảm thạch, sử dụng sơn mai màu den và đỏtheo thiết kế của Trung Quốc, và sử dụng giá đỡ uốn cong hình chữ s thay cho lan
'Š Setkowicz 1969; Gostwicka, 1986
Trang 37can và giá đỡ dây hiện có'' ĐNT có dạng hộp của thời ky này trong nội thất Anh là
tủ có ngăn kéo, rương có ngăn kéo Tuy nhiên, ở Anh không có tủ đựng quần áolớn, vì quần áo trong thời gian này vẫn được cất trong ngăn kéo
Vào thế kỷ XVII ở Hà Lan, ĐNT được làm chủ yếu là gỗ sồi và gỗ óc chó,mặc dù ván ép từ các loại gỗ khác cũng được sử dụng như: gỗ mun, gỗ trắc vànhững loại khác Đôi khi, bề mặt của ĐNT được lót bằng gạch ngà được đặt trongcác thiết kế hình sao hoặc với các lớp veneer đầy màu sắc Một loại tủ quần áo thiếtyếu của người Hà Lan trong thời kỳ này là tủ quần áo bốn cửa kép Ghế có hìnhthức giống ghế từ cuối thời Phục hưng, nhưng chân, giống như chân bàn, có dạngđường vít ĐNT theo Baroque của Hà Lan chủ yếu được đặt hàng và sản xuất tạiTrung Quốc, do vậy có tác động đáng ké đến hình dang, hình thức và mục đích sửdụng, đặc biệt, hình thức của khung ghế và chân ghế uốn cong của Trung Quốcđược sử dụng nhiều hơn
Vào đầu thế ky XVII và XVII, tủ quần áo của Đức đã phát triển thành mộtmón ĐNT đặc biệt và dé nhận biết của thời kỳ đó Trong văn học Đức, chúng đượcgọi là tủ quần áo ở Hamburg Tủ quần áo từ nửa sau thế kỷ XVII có phần thân haitầng được gắn trên một đề lớn, có khung vững chắc để đỡ tủ Đôi khi tủ đựng quần
áo được sử dụng, thành tủ đựng Bề mit, của tủ quai áo được điêu khắc
nhiều hình trang tr ự phần thản thes chi c the hién bang các đường
phao ở các vị trí trên chân dé, giữa các cấp và phao chỉ Hình thức mặt ngoài của tủ
quần áo được nhân mạnh bởi ba cột ở hai đầu và ở giữa Tủ quần áo được làm bằng
ngàng
gỗ sồi, gỗ cây lá kim, gỗ óc chó Các chỉ tiết trang trí được làm bằng gỗ mun hoặc
gỗ sồi nâu sim (hình 1.30) Vào cuối thế ky XVII, đã có một bước đột phá về hìnhthức và chức năng của tủ quần áo Sự phân chia thành hai khung lớn không cònthịnh hành, và phần bên trong tủ không chỉ phân chia làm hai như trước, có nhiều
đố được ngăn thêm Thiết kế như vậy khiến việc treo quần áo trên các móc treo cốđịnh được rộng rãi và dễ dàng hơn
* Setkowicz, 1969
Trang 38Hình 1.29 Giường hoàng gia của Louis Hình 1.30 Tủ quan áo, đầu thé kỷ XVII
XIV
(Nguôn ảnh: Furniture Design)Thé ky XVII, ở cả Nam va Bac Au, DNT duge dac trưng bởi các thiết kếBaroque sang trọng, thường được ma vàng, é iều kié
và cuộn tròn Từ thế kỷ thử XVÍÏf lát thiết kế SNT bat đầu 'bhầtiển nhanh chónghơn, hình thức, trang trí bắt mắt hơn thời kỳ đầu (hình 1.31, 1.32)
Hình 1.31 Bàn kiểu Baroque ma vàng, với mặt trên Hình 1.32 Tủ quan áo kiểu
bằng đá (có thé là đá cẩm thạch) (Nguôn ảnh: Bao Baroque của Hà Lan, khoảng
tàng Cinquantenaire, Bruxelles, Bi) năm 1625-1650, chất liệu gỗ sôi,
g6 mun, gỗ cẩm lai, kích thước:244,3 x 224,3 x 85,2 cm (Nguén
ảnh: Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, Ohio, Hoa Kỳ)
Trang 391.3.4.2 Đô nội thất thời kỳ Rococo
Những nghệ nhân và thợ thủ công người Pháp đã sáng tạo kỹ thuật mới đểhoàn thiện bề mặt ĐNT Họ khám phá ra một loại sơn đồ gỗ màu đen và đỏ Cácnhà thiết kế đã sáng tạo ra nhiều hình thức mang tính thẩm mỹ và sự đa dạng củaghế để ngồi như: ghế bành, ghế sofa, trường ky Chân của ĐNT được uốn congtỉnh xảo không có đầu nối, các góc tròn và đường nét uyên chuyên tương ứng hàihòa với các loại vải bọc tỉnh tế
Trong thời kỳ này, DNT của Pháp không có bề mặt phăng và đường thăng.Nhờ đó, DNT hình khối đã trở nên sóng động: bằng cách thu hep và đưa các cấutrúc hình xuống phía dưới, chân có hình cong và bề mặt làm theo hình thức sập(hình 1.33) Thay vì gỗ trang trí là gỗ mun sam màu, các loại gỗ trang trí là gỗ ngoạilai màu sáng bat đầu được sử dụng phổ biến, chăng hạn như cây dén, cây chanh, câyhồng mộc, cây ô liu và nhiều loại khác Bề mặt ĐNT được phủ bằng vecni Mức
độ phủ vecni gần như hoàn toàn được phủ kín với các chỉ tiết trang trí như bức tranhđồng cỏ và hoa Hình thức trang trí và phủ vecni này được thực hiện ở nhiều ĐNT
khác như: tủ ngăn kéo, bàn ăn, tủ, tủ trang trí,
Hình 1.33 Tủ rương trang trí của vua Louis XV, khoảng năm 1760 - 1769
(Nguôn ảnh: Bảo tang Victoria & Albert, London)
Tủ ngăn kéo thường có hai ngăn kéo Cùng với sự thay đổi thị hiếu củangười dùng, hình thức của bàn cũng thay đổi, chân bàn theo hình chữ S Ghế ngồikhông chỉ về hình dáng, mà cả kích thước cũng được điều chỉnh theo nhu cầu củangười sử dụng Mặt ngồi của ghế bành được nới rộng ra, tay vịn thấp xòe ra phía
Trang 40ngoài làm tăng bề mặt, mặt ngồi của ghế được lót bằng chất liệu mềm mại, thôngthường, là những tắm đệm nhỏ Khung xương của những món DNT này được làmchủ yếu bằng gỗ sơn hoặc gỗ mạ vàng trên nền keo phan Trong thời ky của Rococo
ở Pháp, các mau ghế ngồi ấn tượng đã được tạo ra, phong phú về tinh năng, đáp ứngcác nhu cầu cụ thể của người sử dụng, như ghế bành với tay vịn hình bán nguyệtđược bọc phan tựa lưng (hình 1.34), ghế dài dành cho hai người với ghế giống nhưtrường kỷ dài, ghế dài với hai tựa lưng, ghế sofa, ghế dài - tức đi văng nhỏ với mặtngồi hình bầu dục, ghế đầu, ghế dài dang giường Trong thời ky Louis XV, lần đầutiên khái niệm về bộ DNT bắt đầu được phân biệt Thông thường trong các cungđiện sử dụng PNT theo một bộ, tức là nhiều PNT được thiết kế cho một phòng, cóchức năng cụ thể và phù hợp với kiến trúc và màu sắc của nội thất đã chọn.ĐNT Anh trong thời kỳ Rococo được phân biệt bằng cách chạm khắc gỗtrang trí phong phú dưới dạng lá cây, hình người và các họa tiết động vật tượnghình, bao gồm đầu sư tử, mặt nạ Đặc điểm của DNT thời ky nay là các ĐNT códang chân cong và dé trang trí bằng sơn mài được cho là do ảnh hưởng từ phươngĐông đối với ĐNT Anh (hình 1.35) Khoảng năm 1725, hình thức tựa lưng trongĐNT để ngồi thay đổi Sự chuyển đổi này là mang lai sự nhẹ nhàng cho món DNTvốn là một giá trị ơ bản trong Ighệ thuật Rococo
được chạm khắc và mạ vàng, phú bằng vải nhựa rudi, và cây sung, khảm sứ, kíchgam, họa tiết hoa màu xanh lam thước 110,1 x 102,9 x 32,7 cm(Nguôn ảnh: Bao tàng Nghệ thuật Metropolitan, Hoa Kỳ)