BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƯƠNG VĂN PHƯỚC ĐÁNH GIÁ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG, PROTEIN VÀ ACID AMIN TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ ÁC ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯƠNG VĂN PHƯỚC
ĐÁNH GIÁ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG, PROTEIN
VÀ ACID AMIN TRONG KHẨU PHẦN LÊN
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ ÁC
ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CHĂN NUÔI
2021
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CHĂN NUÔI
MÃ NGÀNH: 62 62 01 05
ĐÁNH GIÁ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG, PROTEIN
VÀ ACID AMIN TRONG KHẨU PHẦN LÊN
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ ÁC
ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINH THỰC HIỆN
PGS TS NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNG TRƯƠNG VĂN PHƯỚC
PGS TS LƯU HỮU MÃNH
2021
Trang 3XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận án với tựa đề “Đánh giá các mức năng lượng, protein và acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của gà ác đẻ trứng thương phẩm”
do nghiên cứu sinh Trương Văn Phước thực hiện theo sự hướng dẫn của PGS.TS Lưu Hữu Mãnh và PGS.TS Nguyễn Nhựt Xuân Dung đã được báo cáo và được Hội đồng thông qua ngày tháng … năm …
Thư ký Chủ tịch Hội đồng
Cán bộ hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Nhựt Xuân Dung PGS.TS Lưu Hữu Mãnh
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện trên bốn nội dung gồm có năm thí nghiệm (TN)
để đánh giá ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh sản, chất lượng trứng và sử dụng nitơ của gà Ác
đẻ trứng
TN 1 và 2 xác định thành phần hóa học (TPHH), tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất (TLTHDC), giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến (AME) và hiệu chỉnh nitơ (AMEn) của 17 thực liệu trên gà Ác đẻ Thực liệu được chia là 2 nhóm, thức ăn năng lượng (TĂNL) và bổ sung protein Bắp có TLTH chất khô (DMD), chất hữu cơ (OMD) và nitơ tích lũy (NR) cao nhất, kế đến là tấm Các loại khô dầu (KD) như KD cải, KD cọ và KD dừa có DMD, OMD và NR thấp hơn KD nành Bắp có giá trị AME và AMEn cao nhất và thấp nhất là cám mì viên Đối với nhóm protein, bột cá có 65% protein có AMEn cao nhất và thấp nhất là KD cọ; AMEn có quan hệ cao với DMD, OMD và TPHH của chúng Đối với thức ăn protein động vật, AMEn có tương quan thuận với DMD, nhưng nghịch với hàm lượng tro Đối với nhóm KD, quan hệ tuyến tính giữa AMEn với thành phần hóa học rất cao Đối với thức ăn năng lượng, AMEn có quan hệ rất cao với DMD và OMD
TN 3 đánh giá ảnh hưởng các mức AMEn và CP trong KP lên năng suất sinh sản của gà mái Ác, được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố, nhân
tố 1 là 3 mức độ AMEn (2750, 2850 và 2950), nhân tố 2 là 3 mức protein (16,
17 và 18%) Lượng ăn vào (LĂV) hàng ngày của gà giảm có ý nghĩa khi mức AMEn tăng từ 2750 lên 2950 kcal/kg, nhưng không ảnh hưởng lên tỷ lệ đẻ trứng (TLĐ), sản lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) của gà Các mức CP không ảnh hưởng lên LĂV, khối lượng trứng/ngày (KLT/ngày) và HSCHTĂ của gà Có sự tương tác giữa AMEn*CP lên LĂV, TLĐ, KLT/ngày
và HSCHTĂ TLĐ tương tự nhau ở gà nuôi các KP có mức AMEn và CP là 2750*17, 2850*17 và 2950*18 Đơn vị Haugh và chỉ số lòng trắng cao hơn ở
KP có AMEn 2750 and 2850 kcal/kg Protein KP không ảnh hưởng lên chất lượng trứng Kết quả TN chỉ rằng, KP có mức AMEn 2750 kcal/kg và CP 17% đảm bảo được năng suất trứng, tăng TLTH và tích lũy, giảm nitơ bài thải
TN 4 được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của các tỷ số khác nhau giữa lysine (Lys, mg) và AMEn (kcal/kg) lên năng suất sinh sản, hiệu quả sử dụng nitơ, các chỉ tiêu sinh hóa máu, chất lượng trứng và chi phí để sản xuất một quả trứng Gà được bố trí theo 2 mô hình nhân tố (AMEn và Lys/AMEn) phân nhánh (nested model), giá trị AMEn lần lượt là 2750 (AMEn1) và 2850 kcal/kg (AMEn2), cả hai nghiệm thức có mức CP là 16% và chứa 6 mức
Trang 5ii
lysine khác nhau để cho 6 tỷ số Lys/AMEn lần lượt là 0,32; 0,35; 0,37; 0,39; 0,41 và 0,43 mg/kcal; có tổng cộng 12 NT Tỷ số Lys/AMEn đã ảnh hưởng lên số lượng DC và AMEn ăn vào của gà TLĐ cao nhất và HSCHTĂ thức ăn thấp nhất ở tỷ số Lys/AMEn 0,41 so với các nghiệm thức khác Gà nuôi KP AMEn1 sản xuất quả trứng lớn hơn mức AMEn2 NR tăng tuyến tính với mức tăng Lys/AMEn KP Gà nuôi KP có AMEn 2750kcal/kg, 16% CP với tỷ lệ Lys/AMEn bằng 0,41 (1,12% Lys) có TLĐ cao, sản xuất quả trứng to, tích lũy được nhiều nitơ hơn, giảm bài thải acid uric và giảm chi phí sản xuất trứng
TN 5 đánh giá ảnh hưởng tỷ số các mức acid amin có lưu huỳnh (TSAA) đối với Lysine lên năng suất trứng của gà Ác đẻ trứng Gà Ác mái được bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên với 5 NT KP cơ sở có 16% protein; AMEn là 2755 kcal; 0.482% Met; 0,925% TSAA (A); 1,12% Lys và tỷ số TSAA: Lys của A
là 0,85 Năm khẩu phần thí nghiệm được thiết kế với 2 mức nhỏ hơn A (-10
và - 20%) hoặc 2 mức cao hơn A (+ 10 và + 20%), năm tỷ số lần lượt là 0,762; 0,857; 0,952; 1,047 và 1,142% TSAA Việc tăng TSAA từ 0,952 lên 1,12% không ảnh hưởng lên thức ăn tiêu thụ của gà và tỷ lệ đẻ trứng, ngược lại giảm TSAA xuống từ 0,857 đến 0,762% dẫn đến giảm KLT, chỉ tiêu này tăng theo quan hệ phi tuyến tính với mức tăng TSAA của KP Tỷ số TSAA ảnh hưởng lên NR theo quan hệ hàm bậc hai Gà nuôi KP có mức TSAA là 0,952 và 1,047% tích lũy nhiều nitơ hơn các KP khác Tỷ số TSAA: Lys 0,85 giúp tăng KLT và tích lũy nhiều nitơ cho gà Ác đẻ Trong thực tế sản xuất có thể sử dụng các giá trị DMD, OMD hoặc thành phần hóa học của các thực liệu để ước tính AME và AMEn cho gà Ác đẻ trứng KP có mức AMEn là 2750 kcal/kg, 16% CP, 1,12% lysine và tỷ số TSAA/lysine là 0,85 giảm chi phí chăn nuôi và nitơ bài thải
Từ khóa: Acid uric, gà Ác, khối lượng trứng, lysine, methionine, nitơ tích
lũy, TSAA, tỷ lệ đẻ trứng
Trang 6ASTRACT
This study consisted of four contents, including five experiments to evaluate the effect of dietary energy, protein and amino acids on reproductive performance, egg quality and nitrogen utilization of Ac layers
The 1st and 2rd experiments were carried out to determine the composition, nutrient digestibility, AME and AMEn values of 17 feedstuffs, which were divided into two groups, the energy and protein feeds The DMD, OMD and NR were highest in maize, and the next was broken rice Canola, palm kernel and coconut were high in fiber (CF and NDF) resulted in lower nutrient digestibility and NR as compared to the soybean meal The highest AME and AMEn values obtained on maize and the lowest was on wheat bran pellet For protein feeds, the highest and lowest values of AMEn were found
in fish meal 65% CP and palm kernel meal; AMEn values were highly correlated with DMD, OMD and their composition For animal protein feeds, the AMEn was positively related to DMD, but strong negative correlation to the ash content For oil meals, a very high linear relationship was found between AMEn values with their composition For energy feeds, the AMEn values were highly related with DMD and OMD
The 3 rd experiment was done to evaluate the effects of dietary AMEn and CP levels on egg production (EP), quality (EQ) and NR of Ac layers, birds were randomly allocated in a 3 x 3 factorial design, factor one consisted of three AMEn levels (2750, 2850 and 2950 kcal/kg) and two included 3 CP levels (16, 17 and 18%) The ADFI decreased as dietary AMEn level increased from 2750 to 2950 kcal/kg, but did not influence the EP, egg mass (EM) and feed conversion ratio (FCR) Dietary CP levels did not affect the EP and reperformance of hens There was an interaction between AMEn*CP on ADFI, EP, EM and FCR A similar in EP was found in the hens fed diets of 2750*17, 2850*17 and 2950*18 Haugh unit, albumen index were higher in hens fed diets of AMEn 2750 and 2850 kcal/kg than those fed AMEn of 2950 kcal/kg Dietary CPs did not influence on EQ The results indicated that the diet of 2750*17 had good EP, high in N digestibility and retention and reduced
N excretion
Trang 7iv
The 4 th experiment was carried out to evaluate the effects of the amino acid lysine to energy ratios (mg Lys/kcal ME) on reproductive performance, nitrogen utilization, chemical plasma parameters, EQ and cost per egg of Ac layers Birds were allocated according to a nested model with 2 factors (AMEn and Lys/AMEn), factor one consisted of two AMEn levels, 2750 (AMEn1) and 2850 (AMEn2) kcal/kg, both had six different lysine levels to give 6 Lys/AMEn ratios of 0.32; 0.35; 0.37; 0.39; 0.41 and 0.43 All diets were formulated in isogenous protein level (16%) There was a total of 12 treatments The Lys/AMEn ratios affected the intake of nutrient and energy Hens fed the diet of 0.41 ratio had higher EP and lower FCR than those of the other treatments Hens fed AMEn1 gave heavier eggs as compared to those of AMEn2 There was a linearly increasing on NR by accretion of dietary Lys/AMEs Hens fed AMEn (2750kcal/kg), 16% CP and Lys/AMEn (0,41, 1,12% Lys) had higher in EP, produced heavier EW, retained more N, reduced
in plasma uric acid and cost to produce an egg
The 5 th experiment was taken to access the effects of dietary total sulfur amino acids (TSAA) to lysine ratio of performance of Ac layers Birds were allocated according to a completely randomized design with five treatments The basal diet contained 16% CP, 2755 kcal/kg AMEn, 0.482% Met, 0.925% TSAA (A), 1.12% Lys and the TSAA: Lys ratio of A was 0.85 Five experimental diets was designed with lower (-10 and -20%) and upper of
A at + 10 or + 20% increments as follows: 0.762; 0.857; 0.952; 1.047 and 1.142% TSAA Decreasing or increasing TSAA from 0.952% did not affect FI
or EP However, further TSAA decreases from 0.857 to 0.762% led to reduced
EW, which was increased with a curvilinear trend as level of dietary TSAA increased The TSAA influenced on NR in a quadratic trend, the hens fed diets containing 0.952 and 1.047 % TSAA deposited more nitrogen than the others
Ac hens fed the TSAA: Lys ratio of 0.85 improved EP and NR For practical purposes, it could be used the values of DMD, OMD or composition of feedstuffs to estimate the AMEn values for Ac layers Dietary AMEn of 2750 kcal/kg, 16% CP, 1.12% lysine and TSAA/Lys ratio of 0.85 (with a Met level
of 0.482% ) had lower feed cost and reduced nitrogen excretion
Keywords: Ac hen, egg production, egg weight, lysine, methionine, nitrogen,
quality, retention, TSAA, uric acid
Trang 8LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm tạ PGS.TS Nguyễn Nhựt Xuân Dung và PGS.TS Lưu Hữu Mãnh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn thực hiện luận án này
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô bộ môn Chăn Nuôi, Văn Phòng Khoa và Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp Trường Đại học Cần Thơ đã giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tiền Giang, các anh (chị) đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, cùng tất cả các anh, chị, em đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận án
Trương Văn Phước
Trang 9vi
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS Lưu Hữu Mãnh và PGS.TS Nguyễn Nhựt Xuân Dung Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa được công bố bởi tác giả khác trong bất cứ luận án cùng cấp nào trước đây
Cán bộ hướng dẫn Tác giả luận án
PGS.TS Nguyễn Nhựt Xuân Dung Trương Văn Phước
PGS.TS Lưu Hữu Mãnh
Trang 10MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang xác nhận của Hội đồng
Tóm Tắt i
Abstract iii
Lời cảm tạ v
Lời cam kết vi
Mục lục vii
Danh sách bảng xi
Danh sách hình xiii
Danh mục từ viết tắt xiv
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu 2
1.3 Điểm mới của nghiên cứu 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Gà Ác 3
2.2 Vai trò của dưỡng chất 5
2.2.1 Vai trò protein 5
2.2.2 Protein lý tưởng 11
2.2.3 Sự tiêu hóa hấp thu của các acid amin có chứa lưu huỳnh 15
2.2.3.3 Acid amin và tín hiệu trao đổi protein 17
2.2.4 Nghiên cứu nhu cầu acid amin trên gà đẻ 20
2.2.5 Các nghiên cứu về nhu cầu acid amin, tối ưu hóa năng suất và cải thiện ô nhiễm môi trường 22
2.3.1 Các hệ thống đánh giá năng lượng của thức ăn 27
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng lên giá trị của ME 27
2.3.3 Các kỹ thuật in vivo đánh giá giá trị ME của thức ăn 34
Phương pháp thu thập tổng số 35
2.3.4 Phương pháp xác định nhanh 37
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
Trang 11viii
3.1 Nội dung 1: Thí nghiệm 1 A: Xác định thành phần hóa học và tỷ lệ
tiêu hóa của một số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng 43
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 43
3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm 43
3.1.3 Động vật thí nghiệm và chăm sóc nuôi dưỡng 44
3.1.4 Thực liệu và khẩu phần thí nghiệm 44
3.1.5 Cách cho ăn và thu mẫu 45
3.1.6 Phân tích thức ăn 45
3.1.7 Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán 46
3.2 Nội dung 1: Thí nghiệm 1 B: Xác định giá trị năng lượng trao đổi của một số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng và phương pháp ước tính năng lượng 47
3.2.1 Động vật thí nghiệm, thực liệu, khẩu phần và phương pháp thí nghiệm 47 3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán 47
3.2.3 Phân tích thống kê 48
3.3 Nội dung 2: Ảnh hưởng các mức năng lượng và protein trong khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả sử dụng nitơ của gà Ác đẻ trứng 48
3.3.1 Địa điểm, chuồng trại và động vật thí nghiệm 48
3.3.2 Khẩu phần thí nghiệm 48
3.3.3 Bố trí thí nghiệm 49
3.3.4 Phương pháp lấy mẫu trứng 49
3.3.5 Thí nghiệm cân bằng nitơ 49
3.3.6 Phân tích hóa học 51
3.3.7 Các chỉ tiêu theo dõi 51
3.3.8 Phân tích thống kê 52
3.4 Nội dung 3: Ảnh hưởng các tỷ số lysine/năng lượng trong khẩu phần lên năng suất sinh sản, chất lượng trứng và tích lũy nitơ của gà Ác đẻ trứng 53
3.4.1 Thời gian và địa điểm 53
3.4.2 Chuồng trại và động vật thí nghiệm 53
3.4.3 Khẩu phần thí nghiệm 53
Trang 123.4.4 Bố trí thí nghiệm nuôi dưỡng 54
3.4.5 Các chỉ tiêu theo dõi cho thí nghiệm nuôi dưỡng 55
3.4.6 Thí nghiệm cân bằng nitơ 56
3.4.7 Phân tích hóa học 56
3.4.8 Phân tích thống kê 56
3.5 Nội dung 4: Ảnh hưởng các tỷ số acid amin có lưu huỳnh so với lysine trong khẩu phần lên năng suất sinh sản, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả sử dụng nitơ của gà Ác đẻ trứng 57
3.5.1 Thời gian và địa điểm 57
3.5.2 Chuồng trại và động vật thí nghiệm 57
3.5.3 Khẩu phần thí nghiệm 57
3.5.4 Bố trí thí nghiệm 59
3.5.5 Lấy mẫu trứng 59
3.5.6 Thí nghiệm cân bằng nitơ 59
3.5.7 Phân tích hóa học 60
3.5.8 Các chỉ tiêu theo dõi 60
3.5.9 Phân tích thống kê 60
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 62
4.1 Nội dung 1 62
4.1.1 Thí nghiệm 1 A: Xác định thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa của một số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng 62
4.1.1.1 Thành phần hóa học của các thực liệu 62
4.1.1.2 Tỷ lệ tiêu hóa và nitơ tích lũy của các thực liệu thí nghiệm 67
4.1.1.3 Kết luận 70
4.1.2 Thí nghiệm 1 B: Xác định giá trị năng lượng trao đổi của một số thực liệu dùng cho gà Ác đẻ trứng và phương pháp ước tính năng lượng 70
4.1.2.1 Giá trị năng lượng trao đổi của thực liệu thí nghiệm 70
4.1.2.1.2 Nhóm thức ăn protein 72
4.1.2.2 Hiệu năng sử dụng các giá trị ME của khẩu phần tinh khiết 74
4.1.2.3 Quan hệ giữa giá trị năng lượng trao đổi với tỷ lệ tiêu hóa và thành phần hóa học của thực liệu 74