ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VIỆT THIÊN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SÂM NGỌC LINH Ở TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUẾ - 2017... ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VIỆT THIÊN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
SÂM NGỌC LINH Ở TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUẾ - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VIỆT THIÊN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
SÂM NGỌC LINH Ở TỈNH QUẢNG NAM
Mã số: 62 62 01 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS PHAN VĂN HOÀ
HUẾ - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài: “Nghiên cứu phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam” là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án này hoàn toàn trung thực và chính xác Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc
Tác giả
Nguyễn Việt Thiên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến tất cả các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận án này
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Khoa kinh tế và Phát triển, Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp –TN&MT, Phòng Đào tạo Sau Đại học và tập thể các nhà khoa học kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến khoa học quý giá trong quá trình hoàn thiện luận án tiến sĩ Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Tài Phúc, Phó hiệu trưởng; PGS.TS Phan Văn Hòa, Phó trưởng Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận án
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân, gia đình và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua
Tác giả
Nguyễn Việt Thiên
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Những đóng góp mới của luận án 4
PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SÂM NGỌC LINH 6
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững 6
1.2 Phát triển bền vững nông nghiệp 9
1.2.1 Khái niệm 9
1.2.2 Mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp 12
1.2.3 Nội dung phát triển bền vững nông nghiệp 12
1.2.4 Sự cần thiết phát triển bền vững trong nông nghiệp 17
1.3 Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh 18
1.3.1 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây sâm Ngọc Linh 18
1.3.2 Quan niệm về phát triển bền vững sâm Ngọc Linh 22
1.3.3 Nội dung phát triển bền vững sâm Ngọc Linh 25
1.3.4 Những yếu tố tác động tới phát triển bền vững sâm Ngọc Linh 29
1.4 Cơ sở thực tiễn về phát triển bền vững sâm Ngọc Linh 33
1.4.1 Tình hình phát triển cây sâm trên thế giới 33
1.4.2 Các công trình nghiên cứu sâm trên thế giới 38 1.4.3 Kinh nghiệm phát triển bền vững sâm ở một số Quốc gia trên thế giới 42
Trang 61.5 Phát triển sản xuất sâm Ngọc Linh ở Việt Nam 43
1.5.1 Tình hình phát triển sâm ở Việt Nam 43
1.5.2 Các công trình nghiên cứu về sâm và dược liệu ở Việt Nam 46
1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam 48
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam 51
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Nam 51
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam 57
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam 66
2.1.4 Đánh giá tiềm năng phát triển sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam 68
2.2 Phương pháp nghiên cứu 68
2.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 68
2.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 71
2.2.3 Thu thập thông tin tài liệu, số liệu thứ cấp, sơ cấp 72
2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 73
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 77
2.2.6 Phương pháp tổng hợp và phân tích 77
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SÂM NGỌC LINH Ở TỈNH QUẢNG NAM 81
3.1 Thực trạng phát triển sâm Ngọc Linh 81
3.1.1 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất 81
3.1.2 Các hình thức tổ chức sản xuất sâm Ngọc Linh 84
3.1.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất sâm NL ở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam 85
3.1.4 Sinh kế và phát triển cộng đồng vùng trồng sâm Ngọc Linh 101
3.1.5 Môi trường sinh thái vùng trồng sâm Ngọc Linh 106
3.1.6 Thực trạng Bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu sâm Ngọc Linh 109
Trang 73.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh
Quảng Nam 111
3.2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái 111
3.2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 112
3.2.3 Chính sách Nhà nước và chính quyền địa phương 113
3.2.4 Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh 115
3.2.5 Yếu tố thị trường và cạnh tranh 116
3.3 Những thành công, tồn tại trong phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam 117
3.3.1 Những thành công trong quá trình phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam 117
3.3.2 Những mặt tồn tại trong quá trình phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam 118
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SÂM NGỌC LINH Ở TỈNH QUẢNG NAM 120
4.1 Quan điểm phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam 120
4.1.1 Bối cảnh phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam 120
4.1.2 Phân tích SWOT về phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam 121
4.1.3 Quan điểm phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam 123
4.2 Định hướng, mục tiêu phát triển bền vững sâm Ngọc Linh 124
4.2.1 Định hướng 124
4.2.2 Mục tiêu 135
4.3 Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam 127
4.3.1 Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trồng sâm Ngọc Linh của hộ 127
Trang 84.3.2 Mở rộng thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh,
nâng cao khả năng cạnh tranh 128
4.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trồng, chế biến sâm Ngọc Linh 130 4.3.4 Quy hoạch vùng nguyên liệu, hoàn thiện công tác giao khoán và quản lý tài nguyên đất, rừng phát triển bền vững sâm Ngọc Linh 133
4.3.5 Chính sách tín dụng dài hạn cho phát triển bền vững sâm Ngọc Linh 134 4.3.6 Khoanh nuôi, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái cho PTBVSNL 134
4.3.7 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sâm Ngọc Linh 135
4.3.8 Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh 136
4.3.9 Đầu tư cơ sở hạ tầng 138
4.3.10 Đầu tư nghiên cứu dược liệu sâm Ngọc Linh 139
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 140
1 Kết luận 140
2 Kiến nghị 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
PHỤ LỤC 156
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Ý nghĩa
2 DRC Chi phí nội nguồn (Domestic Resource Cost)
4 FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp (Food Agriculture
Organization)
5 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Production)
6 GO Tổng giá trị sản xuất(Gross Output)
7 IRR Tỷ suất nội hoàn (Internal Rate of Return)
10 NPV Hiện giá thuần thu nhập (Net Present Value
12 PTBVSNL Phát triển bền vững Sâm Ngọc Linh
14 SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
16 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình đất đai của huyện Nam Trà My giai đoạn 2010-2014 60
Bảng 2.2 Kết quả phát triển nông –lâm – thủy sản huyện Nam Trà My năm 2010–2014 63
Bảng 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng các sản phẩm sâm NL ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014 82
Bảng 3.2 Giá trị sản xuất sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014 83
Bảng 3.3 Các hình thức tổ chức sản xuất sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My giai đoạn 2010-2014 84
Bảng 3.4 Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra 86
Bảng 3.5 Chi phí đầu tư trồng sâm Ngọc Linh thời kỳ kiến thiết cơ bản 87
Bảng 3.6 Chi phí sản xuất sâm Ngọc Linh thời kỳ kinh doanh 88
Bảng 3.7 Kết quả và hiệu quả kinh tế trồng sâm Ngọc Linh ở các xã điều tra 90
Bảng 3.8 Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb- Douglas của các hộ trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 92
Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế sản xuất sâm Ngọc Linh với diễn biến của giá cả với các mức chiết khấu khác nhau 96
Bảng 3.10 Sản lượng chế biến và tiêu thụ các sản phẩm sâm Ngọc Linh giai đoạn 2010-2014 ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 97
Bảng 3.11 Chi phí sản xuất và giá trị gia tăng của sâm Ngọc Linh củ tươi trên thị trường năm 2014 99
Bảng 3.12 Chi phí sản xuất và giá trị gia tăng của sâm Ngọc Linh củ tươi chế biến trên thị trường năm 2014 100
Trang 11Bảng 3.13 Biến động lao động trong sản xuất nông lâm nghiệp, ngành trồng
sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My giai đoạn 2010 2014 102 Bảng 3.14 Tình hình giảm nghèo ở huyện Nam Trà My
giai đoạn 2010 -2014 103 Bảng 3.15 Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập từ hộ trồng sâm Ngọc
Linh được điều tra năm 2014 104 Bảng 3.16 Kết quả điều tra tình hình vay vốn của hộ trồng sâm Ngọc Linh
năm 2014 106 Bảng 3.17 Tình hình khoanh nuôi bảo vệ rừng từ năm 2010 – 2014 ở huyện
Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 107 Bảng 3.18 Tình hình khoanh nuôi, bảo vệ rừng 108 Bảng 3.19 Số chốt, số cây sâm Ngọc Linh, diện tích đang được bảo tồn và
phát triển ở các xã ở huyện Nam Trà My 110 Bảng 3.20 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên
đến PTBVSNL ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 112 Bảng 3.21 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện kinh tế xã
hội đến PTBVSNL ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 113 Bảng 3.22 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách Nhà nước và chính
quyền địa phương đến PTBVSNL ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 114 Bảng 3.23 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của áp dụng các tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh đến PTBVSNL 115 Bảng 3.25 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố thị trường và cạnh tranh
đến PTBVSNL ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 116 Bảng 4.1 Các chỉ tiêu chủ yếu nhằm PTBV sâm Ngọc Linh phân theo giai
đoạn đầu tư 126
Trang 12DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
Số hiệu Tên sơ đồ, đồ thị, hình Trang
Sơ đồ 1.1 Tính bền vững là giao điểm của hiệu quả 3 trụ cột 9
Sơ đồ 2.1 Khung phân tích phát triển bền vững sâm Ngọc Linh 70
Đồ thị 2.1 Tình hình sử dụng đất tại huyện Nam Trà My năm 2014 59
Hình 1.2 Vườn sâm Ngọc Linh tại Trạm dược liệu Trà Linh- Quảng Nam 43
Hình 2.1 Bản đồ địa lý tỉnh Quảng Nam 51
Hình 2.2 Vị trí các xã được điều tra, khảo sát vùng sâm Ngọc Linh 71
Trang 13
PHẦN 1
MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây sâm Ngọc Linh (danh pháp khoa học: Panax vietnamensis) là một loài
cây thuộc họ Cam tùng (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm
K5), sinh trưởng và phát triển ở khu vực Núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh - huyện
Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, trên độ cao 1.200 đến 2.100m Sâm Ngọc Linh là loài cây hoang dã, có hàm lượng saponin (có tác dụng chống lão hóa, chữa bệnh tiểu đường, bảo vệ tim mạch, chống stress, ngừa ung thư ) cao hơn nhiều lần so với các loại sâm khác trên thế giới Trên thị trường hiện nay giá 1kg sâm Ngọc Linh cao gấp từ 5 đến 6 lần giá sâm Hàn Quốc và 7 đến 8 lần giá sâm Mỹ [11] [31] Cây sâm Ngọc Linh là cây dược liệu rất có giá trị trong việc phòng và điều trị bệnh cho con người Với sự phân bố tự nhiên của cây sâm Ngọc Linh trong điều kiện môi trường sinh thái đặc biệt đã tạo ra sự quý hiếm và đặc hữu; cung hiện tại luôn thấp hơn cầu nên giá cả thị trường tăng cao, giá sâm củ bình quân 20 triệu đồng/kg, có lúc lên đến 45 triệu đồng/kg Trong một thời gian dài chưa có sự quản
lý chặt chẽ và khai thác tự do quá mức, không đi đôi với công tác bảo tồn và phát triển, đã làm cho cây sâm Ngọc Linh hoang dã giảm mạnh về số lượng trong rừng
tự nhiên, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng Hiện tại cây sâm Ngọc Linh chủ yếu là sâm trồng theo phương thức truyền thống ở quy mô hộ gia đình, giống do Trạm Dược liệu Trà Linh và một số vườn sâm lưu giữ của dân xã Trà Linh cung cấp
Nhận thức được tầm quan trọng của cây sâm Ngọc Linh, trong những năm qua Chính phủ đã có những nỗ lực cứu loài cây này ra khỏi nguy cơ tuyệt chủng bằng biện pháp thành lập vùng cấm quốc gia khu vực có sâm Ngọc Linh trong tự nhiên tại hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, đưa sâm Ngọc Linh vào trong sách đỏ Việt Nam với mức độ đe dọa ở bậc E, là loài thực vật có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế, nghiêm cấm khai thác, sử dụng [18] [22]
Tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các chính sách của Chính phủ về bảo tồn và phát triển cây dược liệu nói chung và sâm Ngọc Linh nói
Trang 14riêng, cụ thể hóa bằng những chính sách đầu tư và hỗ trợ nguồn lực trực tiếp, như
dự án xây dựng Trạm Dược liệu Trà Linh từ năm 2004, thành lập Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam, xây dựng cơ chế khuyến khích, quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh giai đoạn 2014 -2020 vv UBND huyện Nam Trà My cũng đã xây dựng “Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện giai đoạn 2013-2020” và phê duyệt phương án thành lập Trại sâm giống Tắc Ngo, hỗ trợ giống cho nhân dân để phát triển bảo tồn nguồn gen,.v.v Bên cạnh đó tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện các giải pháp lâm sinh như: khoanh nuôi, làm giàu rừng, khoán nông dân quản
lý và bảo vệ rừng, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm
Mặc dù trong những năm qua, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương
đã có nhiều biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, nhưng thực tế vùng trồng sâm Ngọc Linh chưa có những bước phát triển bền vững như mong đợi Với nguồn kinh phí hạn chế, núi rừng hiểm trở, đi lại rất khó khăn, công nghệ - kỹ thuật bảo tồn nguồn gen còn hạn chế, hiệu quả thấp Chính vì thế, mô hình tổ chức quản lý bảo tồn sâm Ngọc Linh ở đây đã qua nhiều lần thay đổi, đến nay vẫn chưa
ổn định Việc phát triển sản xuất sâm Ngọc Linh hiện tại vẫn chủ yếu dựa vào hộ nông dân nhưng hoàn toàn tự phát, do chạy theo lợi nhuận, nên khai thác và sử dụng rừng và đất rừng vào trồng sâm không tuân theo quy hoạch Quy mô sản xuất manh mun, trình độ quản lý và thâm canh còn hạn chế làm suy giảm các nguồn lực phục
vụ cho sản xuất Hơn thế nữa, sâm Ngọc Linh là cây có giá trị lớn nhưng là cây dài ngày, công nghệ chế biến ở Quảng Nam còn lạc hậu, thị trường đầu ra thiếu ổn định Người trồng sâm phần lớn là hộ có thu nhập trung bình và nghèo, họ thiếu nhiều nguồn lực đầu tư dài hạn… chính những lý do này làm cho nhiều hộ không mặn mà với cây sâm Ngọc Linh Hộ trồng sâm xem như là sản xuất phụ, hy vọng thu nhập trong tương lai Điều đó cho thấy sâm Ngọc Linh hiện nay phát triển còn mang tính tạm thời, phát triển còn nhiều bất cập trên nhiều khía cạnh: sản xuất, chế biến, thị trường, hình thức tổ chức quản lý và sản xuất… Bên cạnh đó, cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển yêu cầu môi trường tự nhiên khá nghiêm ngặt