BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ kX
DE TAI
TRÁCH NHIEM SAN PHAM CUA DOANH NGHIỆP — CONG CỤ PHAP LY BAO VỆ NGƯỜI TIEU DUNG
BAN CHU NHIEM DE TAI
Chủ nhiệm: GS.TS Lê Hong Hanh Thư ký: ThS Trần Thị Quang Hồng
TRUNG TAM THONG TIN THUVIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HIẬT HÀ NE
PHÒNG OG ——2 E fs 1———- `
Ha Nội, tháng 04/2010
i
Trang 2Chuong I TONG QUAN VE TRACH NHIEM SAN PHAM Các van dé lý luận vẻ trách nhiệm sản phẩm
1.1 Khái niệm, bản chất của chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh
1.2 VỊ trí của chế định trách nhiệm sản pham trong hé thống công cụ
pháp lý bảo vệ người tiêu dùng
Lịch sử hình thành và phát triển của chế định trách nhiệm sản phẩm trên thế giới
Chương II PHAP LUẬT VE TRÁCH NHIEM SAN PHAM CUA MOT SO NƯỚC TREN THE GIỚI
Pháp luật về trách nhiệm sản phâm của các nước khu vực Bắc Mỹ
1.1 Hoa Kỳ1.2 Canada
Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật về trách nhiệm sản phẩmcủa Cộng đồng Châu Âu
Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của các quốc gia khu vực Đông Bắc Á
Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
của một số quốc gia Đông Nam Á
Đánh giá kinh nghiệm quốc tế xây dựng và áp dụng chế định trách
nhiệm sản phẩm
Chương II THUC TRẠNG PHÁP LUAT VE CHE ĐỊNH TRÁCH NHIỆM SAN PHAM Ở VIET NAM VÀ TÌNH HÌNH THUC THI
TRÁCH NHIỆM SẢN PHẢM CỦA DOANH NGHIỆP
Trang 3Thực trang pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của Việt Nam hiện nay 1.1 Các qui định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm sản phẩm 1.2 Các cơ chế hiện hành giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm sản phẩm
Tình hình thực thi pháp luật trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
Việt Nam
2.1 Đánh giá mức độ tuân thủ trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay
2.2 Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến việc thực thi trách nhiệm sản phẩm
2.3 Thực tế giải quyết, khôi phục các quyền lợi của người tiêu dùng bị vi phạm va các van đề liên quan đến trách nhiệm sản phẩm
Chương IV HOÀN THIỆN PHAP LUẬT VE TRÁCH NHIỆM SAN PHAM NHAM NANG CAO HIỆU QUÁ BẢO VỆ NGƯỜI TIỂU DUNG Ở VIET NAM
Yêu câu hoàn thiện chế định vẻ trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam
Các kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định về trách nhiệm sản phẩm ở
Việt Nam
2.1 Định hướng hoàn thiện chế định trách nhiệm sản phẩm ở Việt
Nam hiện nay
2.2 Một số khái niệm cơ bản cần được đưa vào pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
2.3 Các tác động đến hệ thống pháp luật nói chung
2.4 Các kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật
Trang 4Chuyên dé 1: Những khía cạnh xã hội, dao đức và kinh l của tách nhiệm sản phẩm với te cách là công cụ bảo vệ người tiêu ding- TS Dinh Thị My Loan
Chuyên đà 2: Lịch sử hình thành, khái niệm, bản chất, đặc điểm và chức năng của chế định trách nhiệm sản phẩm nhìn góc độ bảo vệ người tiêu dùng- TS Đồng Ngọc Ba
Chuyên đề 3: Các quan điểm lý luận học thuyết trách nhiệm sản phẩm với tư cách là công cụ bảo vệ người tiêu dùng ở một số nước- Ths Nguyễn Văn Cương
Chuyên đề 4: Trách nhiệm sản phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm- TS Hồ Tat Thắng
Chuyên đề 5.1: Thực trạng pháp luật Việt Nam về frách nhiệm sản phẩm đối với người tiêu dùng- TS Hồ Tat Thang
Chuyên đề 5.2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của Việt Nam- Ths Trần Thị Quang Hồng
Chuyên đề 6: Việc thực hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trong sản xuất và tiêu thụ được phẩm xét từ góc độ bảo vệ
người tiêu dùng- Ths Nguyễn Thị Hiệp, Ths Ta Thị Tài
Chuyên đề 7: Việc thực thi các quy định các quy định của pháp luật về
“trách nhiệm sản phẩm ” trong lĩnh vực khám, chữa bệnh xét xử từ góc độ bảo vệ quyên lợi “người tiêu dùng '-Ths Nguyễn Hoàng Phúc Chuyên đề 8: Đánh giá thực trạng cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm sản phẩm và vấn dé nâng cao hiệu quả trong
việc bảo vệ người tiêu dùng- TS Phan Chí Hiếu
Chuyên dé 9: Phân tích một số trường hợp điển hình về giải quyết tranh chap liên quan dé trách nhiém sản phẩm- TS Nguyễn Hữu Huyén
Trang 5Chuyén đè10: Kinh nghiệm xáy dựng và áp dung chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Hoa Kỳ và Canada- khả năng áp dụng ở
Việt Nam- GS.TS Lê Hồng Hanh, CN Trương Hong Quang
Chuyên dé 11.1: Một số vấn dé về pháp luật trách nhiệm sản phẩm
của liên minh Châu Âu- TS Nguyễn Am Hiểu
Chuyên đề 11.2: Một số van dé pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của liên mình Châu Âu- CN Trương Hồng Quang
Chuyên dé 12: Giới thiệu vê chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Nhật Ban, Hàn Quoc và Trung Quéc- Ths Nguyễn Văn Cương
Chuyên đề 13: Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật của một số quốc gia ASEAN- Ths Trần Thị Quang Hồng
Chuyên đề 14: Yêu cẩu hoàn thiện chế định về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam- GS.TS Lê Hồng Hạnh
Chuyên đề 15: Các kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực thi chế định về
trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam- ThS Trần Thị Quang Hồng
Trang 6DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU
CHỦ NHIEMDETAI GS.TS Lê Hồng Hạnh - Viện trưởng Viện Khoa học
ThS Tran Thị Quang Hong - Phó trưởng Ban NCPL Dân sự - Kinh tế, Viện Khoa học Pháp ly - Bộ Tư pháP:.
1 ThS Nguyễn Văn Cương, Phó trưởng Ban NCPL Dân sự - Kinh tế, Viện Khoa học Pháp ly - Bộ Tư pháp.
2 TS Phan Chí Hiếu, Văn phòng Bộ Tư pháp.
3 TS Dinh Thị Mỹ Loan, Ủy viên thường trực Hội ttiêu chuẩn và bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam.
4 TS Hồ Tat Thang, Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và 'bảo
vệ Người tiêu dùng Việt Nam.
5 TS Nguyễn Am Hiểu, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật
Dân sự - Kinh tê, Bộ Tư pháp.
6 TS Đồng Ngọc Ba, Cục phó Cục Kiểm tra VBQPP'L
-Bộ Tư pháp.
7 TS Nguyễn Hữu Huyén, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tư pháp.
8 Ths Tạ Thị Tài, Bộ Tư pháp.
9 Ths Nguyễn Hoàng Phúc, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.
10 Ths Nguyễn Thị Hiệp, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế.
11 CN Lê Thi Hoang Thanh, NCV, Ban NCPL Dan sự
-Kinh tế, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp.
12 CN Phạm Văn Bằng, Nghiên cứu viên, Ban NC PL
Dân sự - Kinh tê, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp.
13 CN Trương Hồng Quang, Viện Khoa học Pháp ly
-Bộ Tư pháp.
14 CN Nguyễn Mai Trang, Viện Khoa học Pháp lý - 36
Tư pháp.
Trang 7_PHẢN I
BAO CÁO PHÚC TRINH
Trang 8PHẢN MỞ ĐẦU
1 TINH CAP THIET CUA DE TÀI
Trước đây trong co chế kinh tế kế hoạch hoá, các doanh nghiệp trong nền kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo kế hoạch chỉ tiêu pháp lệnh, trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp cũng chính là trách nhiệm của nhà nước Trong điều kiện Ấy, vẫn đề trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp hầu như không được đặt ra Mặt khác, ít khi người tiêu dùng quan tâm đến vẫn đề trách nhiệm của người sản xuất do sản phẩm, hàng hoá vừa thiếu, vừa được phân phối nên việc kiện nhà sản xuất về chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc turớc đi quyền được cung cấp và phân phối hàng hoá.
Khi Việt Nam chuyên sang xây dựng nên kinh tế thị trường, các chủ thẻ kinh tế thuộc nhiều thành phan kinh tế khác nhau xuất hiện ngày càng nhiều So với 13.000 doanh nghiệp Nhà nước tôn tại chủ yếu trong nên kinh tế quốc ciân trước đây thì hiện nay đã có hàng trăm nghìn doanh nghiệp thuộc các thành phản
kinh tế khác nhau' Bản thân doanh nghiệp nhà nước cũng được coi là một chủ thé thi trường Kinh tế thị trường với qui luật cung cau, lợi nhuận và cạnh tranh
chắc chan dẫn tới những hệ quả nhất định về kinh tế, xã hội Do để cạnh tranh, do để chiếm lĩnh thị phân hoặc do lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể tung ra thị
trường những sản phẩm có chất lượng thấp với giá rẻ mà không tính đến tác thai
của chúng đối với người tiêu dùng Nhiều doanh nghiệp đã dùng tới biện phiápcạnh tranh không lành mạnh bang việc sản xuất hang giả, hàng nhái, hàng khôngđảm bảo độ an toàn cho người tiêu dùng nhằm thu lợi nhuận, gây thiệt hai cho
người tiêu dùng trong đó có thiệt hại về sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng Trong bối cảnh đó, bảo vệ người tiêu dùng trở thành yêu cầu có tính chất thường trực Kinh nghiệm ở các nước có nên kinh tế thị trường phát triển cho thấy, hoàn thiiện
pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vu
do mình sản xuất, cung ứng là một công cụ pháp lý hữu hiệu.
' Theo Kết quả Điều tra doanh nghiệp của Tông cục Thống kê thì chỉ đến cuối năm 2006 đã có 105.569 doanh ngihi‡p
ngoài quốc doanh, 3.697 doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài và hơn 2.5 triệu hộ kinh doanh trong khi chỉ có 4 016
doanh nghiệp nhà nước.
Trang 9Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển đã quan tâm xây dựng công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng từ những thập kỷ 60 của thê kỷ trước Trong
những năm qua, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam đã và đang dành
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, những người làm chính sách, các cơ
quan truyền thông và toàn xã hội Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng
đang được tích cực soạn thảo để trình Quốc hội.
Trong quá trình hoàn thiện các công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng, chế định trách nhiệm sản phẩm đã ra đời như một sự tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng một cách day đủ và hữu hiệu hơn Chế định pháp luật này được áp dụng đầu tiên ở Hoa Kỳ, sau đó được tiếp nhận bởi các quốc gia ở Châu Âu (ở cấp độ Cộng đồng Châu Âu và quốc gia thuộc Liên minh), ở Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các quốc gia ASEAN) Tuy nhiên, nhiều quốc gia ASEAN chỉ mới chú ý đến chế định trách nhiệm sản phẩm trong thời gian gần đây Chăng hạn như Thái Lan mới ban hành Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm không an toàn vào năm 2008 Ngay cả ở quốc gia khai sinh ra pháp luật về trách nhiệm sản phẩm là Hoa Kỳ thì cuộc tranh cãi về chế định pháp luật này vẫn chưa bao giờ kém sôi động Những quan niệm khác nhau về phạm vi trách nhiệm, về căn cứ xác định trách nhiệm có những điểm khác nhau nhất định tuỳ theo điều
kiện, hoàn cảnh và hệ thống pháp luật của từng nước mặc dù bản thân chế định
này được coi như là một hiện tượng pháp lý phổ biến Có thể nói, những tranh luận về vấn đề trách nhiệm sản phẩm chính là sự thể hiện một cách rõ rệt nhất
mỗi quan hệ giữa lợi ích của doanh nghiệp, yêu cầu phát triển kinh tế với lợi ích của công chúng, lợi ích của người tiêu dùng Tuy nhiên, dù có bất kỳ cuộc tranhluận nao xung quanh chế định pháp luật này thì vẫn có được một sự thừa nhậnchung: trách nhiệm sản phẩm là một công cụ pháp lý không thể thiếu dé bảo vệlợi ích người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại Đầu năm2010, Toyota mở đợt thu hồi kỷ lục 8,5 triệu chiếc trên toàn cau, Nissaan thu hồi500.000 chiếc, Huyndai thu hồi 500.000 chiếc, GM thu hồi 1,3 triệu chiếc vaHonda cũng thu hồi 500.000 chiếc Con địa chan này của thị trường ô tô còn chưa
Trang 10lắng xuống thì nhà sản xuất ô tô Nhật Bản lại đứng trước nguy cơ phải thông báo thu hồi 218.000 xe Tundra Theo Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ
(NHTSA), các xe Toyota Tundra sản xuất trong hai năm 2000 và 2001 có thể bị
ảnh hưởng bởi hiện tượng ăn mòn khung xe Tiếp đó, Bộ Dat đai, Giao thông và
Hàng hải Hàn Quốc đã yêu cầu Toyota tiến hành thu hồi 13.000 xe tại nước này do nguy cơ thảm san chet vào chân ga khiến xe tăng tốc ngoài kiểm soát Những đợt thu hồi xe như này cho thấy sự cần thiết và tác động to lớn của vấn đề trách nhiệm sản phẩm.
Là một chế định pháp luật tương đối mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam, việc nghiên cứu các vấn đẻ lý luận về chế định này là rất cần thiết Chính vì vậy, dé tài khoa học “Trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp — công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu ding” rat có giá trị déi với việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta.
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Từ trước đến nay, ở nhiều quốc gia, sự tồn tại của chế định này có tầm quan trọng đến mức mà mỗi phán quyết của Toà án về các vụ kiện về bảo vệ người tiêu
dùng luôn trực tiếp ảnh hưởng tới cách ứng xử của doanh nghiệp Nhiều cuộckhảo sát tại Hoa Kỳ cho thấy, không ít doanh nghiệp đã từ bỏ việc phát triển và
tung ra thị trường những loại sản phẩm mới chỉ vì nỗi e ngại về khả năng gặp rắc
rỗi với chế định về trách nhiệm sản phẩm” Việc nhà sản xuất Toyta buộc phải thu
hồi xe ô tô với số lượng lớn và qui mô toàn cầu đồng thời đối mặt với những khoản phát sinh lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ, với những thiệt hại hàng trăm
tỷ đô la cho thấy tính chất nghiêm trọng của van dé trách nhiệm sản phẩm trong
thời đại hiện nay Đã từng có những trường hợp vì phải bồi thường cho các nạnnhân trong các vụ kiện tập thể liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp mà
? Khái niệm “đoanh nghiệp " được sử dụng trong Báo cáo phúc trình này bao gồm các loại hình doanh nghiệp theo
Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các cá nhân có đăng ký kinh doanh Do đó, khái niệm này bao hàm một sô thuậtngữ ' ‘nha sản xuất”, “nhà cung cấp” ở trong Báo cáo này.
* Robert Cooter and Thomas Ulen, Law and Economics, Addison-Wesley, 1997, p 318.
Trang 11doanh nghiệp bị kiện lâm vảo tình trạng phá sản” Chính vì thế, đã có thời kỳ thị trường bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm được hình thành Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, do các phán quyết của toà án liên quan đến trách nhiệm sản phẩm
hầu như luôn không thé mang lại những kết quả bất ngờ nên một số doanh nghiệp
bảo hiểm ở Hoa Kỳ đã từ bỏ việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm này” Điểm lại các bài nghiên cứu trên các tạp chí luật chuyên ngành xuất bản ở Anh, Mỹ, Canada hoặc Úc, chúng ta có thể thấy chủ đề trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp luôn được coi là một trong những chủ đề được quan tâm của các nhà nghiên cứu. Hầu như năm nao, các bài nghiên cứu về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp cũng được đăng tải Trong số đó, nhiều bài nghiên cứu đề cập tới chế độ trách nhiệm sản phâm ở nhiều quốc gia trên thé giới trong đó có Hoa Ky, Anh Quốc, Nhật Bản Dưới đây là một số nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu đẻ tài tiếp cận được:
- Bài viết “The future of products liability in America (Tương lai của phap luật trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Ky)” của ba luật su của Hoa Ky là Gary
Wilson, Vincent Moccio và Daniel O Fallon đăng trên tạp chi William MitchellLaw Review (năm 2000) đã ban về chế độ trách nhiệm sản phâm ở Hoa Kỳ hiện
tại, những tôn tại, bât cập và đê xuât một sô hướng cải cách, đôi mới.
- Công trình “The Evolution of Products Liability Law (Quá trình phát
triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm) "của Giáo sư Luật David G Owen
(Đại hoc South Carolina - Hoa Ky) đăng trên tạp chí “The Review of Litigation
(Symposium 2007)” đã nghiên cứu khá tỉ mi quá trình phát sinh, phát triển của
chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ, nguồn gốc, những ý tưởng cơ bản của chế độ trách nhiệm ay.
- “Products Liability — Why the EU does not need the restatement (third)
(Chế định trách nhiệm sản phẩm ~ Vì sao Cộng đồng Châu Âu không cân theo
(mô hình của Hoa Ky])” của Giáo su Rebekah Rollo (Đại học Maryland - Đức)
trong bài viết đăng trên tạp chí “Brooklyn Law Review, Spring, 2004” đã nghiên
; Robert Cooter and Thomas Ulen, Law and Economics, Addison-Wesley, 1997, p 318.
Robert Cooter and Thomas Ulen, Law and Economics, Addison-Wesley, 1997, p 318.
Trang 12cứu chế độ trách nhiệm sản phẩm theo quy định của Cộng đồng Châu Âu (EU) và tác động của những thay đổi trong chính sách trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ
tới chính sách tương tự của Cộng đồng Châu Âu.
- Bài viết “The Japanese Product Liability Law (Pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản) " của Jason F Cohen (Nghiên cứu sinh Đại học Fordham —
Hoa Kỳ) đăng trên tap chi “Fordham International Law Journal, November 1997” đã làm rõ co sở chính sách và những đặc điểm cơ bản của chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Nhật Bản.
- “Products Liability in the United Kingdom (Chế định trách nhiệm sản phẩm ở Vương quốc Anh)” Giáo sư Jane Stapleton (Đại học quốc gia Australia), đăng trên tap chi “Texas International Law Journal, Winter 1999” đã dé cap kha chi tiết về nguồn gốc, chức năng va các đặc điểm co bản trong chế định trách nhiệm sản phẩm ở Anh Quốc Trong năm 2000, cũng chính giáo sư Jane Stapleton đã đăng tải bài viết “Products Liability, an Anglo-Australian Perspective (Chế định trách nhiệm sản phẩm - từ cách nhìn của Úc châu) " trên tạp chí “Washburn Law Joumal, Spring, 2000” trong đó ông làm rõ quan niệm của Úc về chế độ
trách nhiệm sản phẩm.
- Chuyên khảo “Product liability’ của giáo sư D.Cray, trường đại học
Carleton, Otawa, Canada, đã xem xét vấn trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật
của các quôc gia dưới cách nhìn luật học so sánh.
Có thể thấy rằng, quan điểm chung của các nhà nghiên cứu thê hiện trong
các bài viết vừa nêu đều cho rang, trách nhiệm sản phẩm là một trong những công
cụ pháp lý quan trọng dé bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị
trường Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia, thời điểm bắt đầu áp
dụng chế định trách nhiệm sản phẩm nên nhiều nội dung của chế định này trong
từng nước có những sự khác nhau nhất định, nhất là về phạm vi của chế định trách
nhiệm sản phẩm, cơ chế đảm bảo thực thi chế định trách nhiệm sản phẩm của
doanh nghiệp.
Trang 13Một điểm cũng rất đáng lưu ý là trong những năm gần đây, với hướng tiếp
cân về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhiều học giả đã xem xét van dé trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp cũng như các yêu cầu bảo vệ người tiêu
dùng từ góc độ đạo đức kinh doanh Nhiều học giả cho rằng, tuân thủ đúng yêu
cầu trong chế độ trách nhiệm sản phẩm cũng như các quy định khác bảo vệ người tiêu dùng là góp phần xây dựng một nền kinh tế có luân lý, nền kinh tế dựa trên
trật tự pháp luật và trật tự đạo đức, nên kinh tế của sự hài hoà và phát triển bền vững” Có thể nói, các kết quả nghiên cứu về chế độ trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp, nhất là thực tiễn xây dựng và áp dụng các quy định vẻ chế độ trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp ở các nước, nhất là các quốc gia có nền kinh tế thị trường lâu đời như Hoa Kỳ, Anh, Nhật, Úc rất hữu ích cho việc triển khai đề tài nghiên cứu “Trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp - công cụ pháp lý bảo
vệ người tiêu dung”.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Có thể nói rằng, việc nghiên cứu trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
với tư cách là một trong những công cụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam chưa phải là chủ đề được giới nghiên cứu Việt Nam quan tâm Cho đến nay,
trên thị trường chưa có đầu sách nào về vấn đề này Bên cạnh đó, khi tra cứu một
số tạp chí nghiên cứu chuyên ngành luật như Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, tạp chí Dân chủ và Pháp luật (từ năm 1990 trở lại
đây), cũng hiếm có bài nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này Trên các tạp chí
luật của các nước trên thé giới, chủ đề về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
ở Việt Nam cũng chưa được nghiên cứu và đăng tải.
Trong khuôn khổ Đề tài khoa học về tác hại của chất độc da cam, một số
nghiên cứu về trách nhiệm sản phẩm cũng đã được tiến hành nhằm góp phan xácđịnh trách nhiệm pháp lý của các công ty Mỹ đối với những hậu quả do chất độc
* Jerome Ballet va Francoise De Bry, Doanh nghiệp va Đạo đức (ban dich tiếng ViệU NXB Thể giới 2005, tr 5 tr
206-207, Cũng xem: Thorne Mcalister, Ferrell & Ferrell, Business and Society: a strategic approach to social
responsibility, 2"4 edition, Houghton Mifflin Company, 2005, pp 191-225; Bộ Thuong mại Hoa Ky: Dao đức kinh
Trang 14màu da cam để lại cho các nạn nhân đang khởi kiện chống lại các công ty này.
Một trong những nghiên cứu đó do GS.TS Lê Hồng Hạnh thực hiện.
Tuy nhiên, có thể khăng định rằng, việc nhận diện, làm rõ bản chất của chế
độ trách nhiệm sản phẩm trong thực tiễn xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Việt
Nam, nhất là pháp luật kinh doanh và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng dé từ đó
đề ra các giải pháp hoàn thiện vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức Ngay
bản thân khái niệm “trách nhiệm sản phẩm” (product liability) vẫn còn xa lạ đối với đại đa số người tiêu dùng và thậm chí giới luật gia Cho đến nay, “trách nhiệm sản phẩm” chưa được coi là thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính thức trong các văn bản pháp luật của Việt Nam Việc phân biệt hoặc giải quyết mối quan hệ giữa khái niệm “trách nhiệm sản phẩm” với nhiều khái niệm có liên quan khác như “trách nhiệm pháp lý”, “trách nhiệm dân sự”, “trách nhiệm bồi thường thiệt hại”, “trách nhiệm của doanh nghiệp”, cũng chưa được đầu tư, luận giải thoả đáng.
Thực hiện kế hoạch nghiên cứu năm 2007, Viện Khoa học Pháp lý đã phối
hợp với Dự án Hỗ trợ cải cách pháp luật của Canada tại Việt Nam (dự án Lerap) tô chức Hội thảo “Cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng: thực tiên Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” (tô chức tại Khách sạn Melia trong 3 ngày từ ngày 14-16/8/2007) với sự tham gia của gần 70 đại biểu là đại điện các cơ quan bảo vệ
người tiêu dùng (Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Thương mại, Cục quản lý thị
trường - Bộ Thương mại, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế ), đại diện
Bộ Tư pháp, Toà Dân sự - TAND Tối cao, Toà Dân sự - TAND thành phố HàNội, đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, đại diện HộiTiêu chuân và Bảo vệ người tiêu dùng một số tỉnh, thành phố, các chuyên giapháp lý, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện một số
hiệp hội doanh nghiệp, đại diện của một số doanh nghiệp, các cơ quan truyền
thông, báo chí, một số chuyên gia của Canada Với hơn 10 bài tham luận tại Hộithảo, các đại biểu đã nêu rõ những khoảng trống pháp lý trong công tác bảo vệ
doanh: Cam nang quản lý doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm trong các nén kinh tế thị trường mới nỗi (benđịch tiếng Việt), NXB Trẻ, 2007, tr 25.
Trang 15người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, trong đó có khoảng trống về chế định trách
nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp Nhiều ý kiến tham luận tại Hội thảo đã đề
xuất việc hoàn thiện chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp ở Việt
Nam (chăng hạn tham luận “Vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt Nam” của Thạc sỹ Nguyễn Văn Cương (đã đăng tải trên Thông tin khoa học pháp lý số 4+5/2007 của Viện Khoa học Pháp lý)) Tuy nhiên, đó mới chỉ là các nghiên
cứu bước đầu vé chế định trách nhiệm sản phâm với tư cách một công cụ pháp lý
bảo vệ người tiêu dùng.
Một điều rất đáng nói là trong khi vấn đề trách nhiệm sản phẩm là một trong các chủ đề được nhiều cơ sở đảo tạo luật ở nước ngoài đưa vào chương trình giảng dạy (thường nam trong các phan về luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng), thì các chương trình đào tạo luật ở Việt Nam hầu như không đề cập Các giáo trình về luật dân sự hoặc luật thương mại của khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội, trường DH Luật Hà Nội, Khoa Luật DH Kinh tế quốc dân và trường DH Luật thành phố Hồ Chí Minh đều nằm trong tinh trạng chung đó Xuất phat từ những thực tế như thé có thé nói rằng, việc nghiên cứu sâu hơn về bản chất, đặc điểm của chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp, luận giải mô hình chế định trách nhiệm sản phâm phù hợp với trình độ, đặc điểm kinh tế-xã hội-pháp lý
của Việt Nam, đánh giá các tác động kinh tế-xã hội có thể xảy ra khi áp dụng chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp từ đó có các đề xuất hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết Ngay cả Ban soạnthảo Luật Bảo vệ Quyên lợi người tiêu dùng hiện nay cũng chưa có được cách
tiếp cận đầy đủ đối với chế định trách nhiệm sản phẩm.
3 MỤC TIEU NGHIÊN CỨU CUA DE TÀI
Mục tiêu tổng quát của Đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp pháp lý
nhăm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Việt
1 š z h
Kỷ yêu Hội thảo đã được tông hợp và xuất bản thành 2 sô Thông tin khoa học pháp lý của Viện Khoa học Pháp
lý - Bộ Tư pháp (số 4+5/2007).
Trang 16Nam, qua đó góp phan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, kịp
thời xử lý những nhà sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ kém chất lượng, góp
phần hoàn thiện thẻ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
- Làm rõ các vấn để lý luận về chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp với tư cách là một công cụ bảo vệ người tiêu dùng trong điều kiện xây
dựng nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; - Đánh giá đúng thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành chế định trách
nhiệm sản phẩm ở Việt Nam hiện nay trong việc bảo vệ quyên, lợi ích của người
tiêu dùng, nâng cao trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức của nhà sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ; nghiên cứu so sánh pháp luật và thực tiễn thi hành của một số nước về trách nhiệm sản phẩm;
- Đề xuất và luận giải các giải pháp xây dựng và hoàn thiện chế định trách nhiệm sản phẩm với tư cách là một công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta hiện nay trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Do khuôn khổ thời gian va nguồn lực có hạn, trên cơ sở kế thừa một số kết
quả của Hội thảo “Cơ chế pháp lý bảo vệ Người tiêu dùng: Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc té” do Viện Khoa học Pháp lý và Dự án Lerap phối hợp tô chức
tháng 8/2007, dé tài tập trung làm rõ các nội dung nghiên cứu cơ bản sau:
(i) Nghiên cứu khái niệm, ban chất, chức năng của chế định trách nhiệm sản phẩm với những tiếp cận khác nhau:
+ Nhận diện và phân tích nội hàm khái niệm “trách nhiệm sản phẩm”;
+ Làm rõ bản chất của chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp (mục đích, chức năng, phạm vi tác động của chế định này đối với các loại chủ thể
có liên quan như: doanh nghiệp, người tiêu dùng, hệ thống tòa án, );
Trang 17+ Làm rõ mối quan hệ giữa khái niệm “trách nhiệm sản phẩm” va một số
khái niệm có liên quan được dùng trong khoa học pháp lý như “trách nhiệm pháp
lý”, “trách nhiệm dân sự”, “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”,
“trách nhiệm của doanh nghiệp”,
+ Làm rõ vị trí của chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp trong hệ thống các công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng.
(ii) Lịch sử hình thành và phát triển của chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp trên thế giới;
(iii) Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của một số nước trên thé giới (tập trung vào nghiên cứu kinh nghiệm của Hoa Kỳ,
Canada, Cộng đồng Châu Âu, các nước Châu A);
(iv) Đánh giá thực trang pháp luật về chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và các thiết chế thực thi;
(v) Kiến nghị hoàn thiện chế định về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
ở Việt Nam trong thời gian tới (đưa ra những kiến nghị cụ thể về ban hành mới hoặc
sửa đôi, bổ sung văn bản hiện hành, các biện pháp áp dụng có tính khả thì).
Bên cạnh đó đề tài cũng xây dựng hệ các chuyên đề để phục vụ cho việc
nghiên cứu, hình thành Báo cáo phúc trình.
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của Mác-Lênin, dé tai sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để giải quyết các van dé cụ thé trong nội dung nghiên cứu Đề tài sử dụng phương
pháp phân tích, tổng hợp và so sánh để giải quyết các van dé lý luận, phương
pháp khảo sát, dự báo để đánh giá các van đề liên quan đến thực trạng thi hành
pháp luật, thực trạng vi phạm pháp luật liên quan đến người tiêu dùng Trong các
chuyên đề nghiên cứu về kinh nghiệm của nước ngoài, phương pháp nghiên cứu
chủ đạo sẽ là phương pháp nghiên cứu so sánh luật.
Trang 18Ngoài ra, các phương pháp trừu tượng hóa, mô tả, thống kê cũng được sử
dụng trong quá trình nghiên cứu dé tài này.
Đề tài cũng tô chức các hình thức lấy ý kiến (thông qua tọa đàm, phỏng
vấn sâu) với các chuyên gia về van đề hoàn thiện pháp luật quy định trách nhiệm
sản phẩm của doanh nghiệp.
Đề tài cũng té chức các cuộc điều tra xã hội học ở quy mô nhỏ như đã đề cập ở phần trên.
6 CÁC DẠNG HOAT ĐỘNG THUC TIEN ĐÃ ĐƯỢC DE TÀI TRIEN KHAI
Để triển khai nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, Ban chủ nhiệm Đề tài đã phối hợp với các chuyên gia thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Y tế và các chuyên gia ở cơ sở nghiên cứu, đào tạo tiến hành các hoạt động nghiên cứu mà Đề tài đặt ra Các chuyên gia tham gia nghiên cứu Đề tài đã tiến hành thu thập thông tin từ báo, tạp chí, trang tin điện tử trên Internet để làm tài liệu tham khảo cho quá trình nghiên cứu.
Ban chủ nhiệm Đề tài cũng đã phối hợp với Ban soạn thảo Luật Bảo vệ Quyên lợi người tiêu dùng tổ chức các hoạt động khảo sát tại các địa bàn Hà Nội, Phú Thọ, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Kiên Giang và trực tiếp làm việc với Cục quản lý thị trường, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục quản lý dược và
các Sở Y tế, Chi cục Tiêu chuẩn - Do lường - Chất lượng và Hội Tiêu chuẩn va
bảo vệ người tiêu dùng tại các địa bàn khảo sát; làm việc với Câu lạc bộ Chống
hàng giả và Bảo vệ người tiêu dùng Báo Sài Gòn Giải Phóng để thu thập thông
tin thực tiễn liên quan đến vấn đề trách nhiệm sản phẩm Dé có thêm thông tinmang tính thực tiễn, Ban chủ nhiệm Đề tài cũng đã triển khai một cuộc điều traxã hội học quy mô nhỏ với 250 đối tượng người tiêu dùng với nghé nghiệp, trìnhđộ văn hoá khác nhau về những van dé thuộc phạm vi nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, Ban chủ nhiệm Đề tài cũng đã làm việc với
một số công ty bảo hiểm có cung cấp sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
như Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, Công ty bảo hiểm AIG Việt Nam để tìm
Trang 19hiểu về việc tình hình thực thi trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp trên thực té Các thành viên trong Ban chủ nhiệm Dé tài cũng đã cộng tác chặt chẽ với Tô
thường trực Ban soạn thảo Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng và tích cực
đóng góp ý kiến vào Dự thảo trong quá trình soạn thảo.
7 KET CÁU CUA BAO CÁO PHÚC TRÌNH
Trên cơ sở các chuyên đề nghiên cứu, các thông tin thu thập được từ quá trình triển khai đề tài, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, Ban chủ nhiệm đề tài đã xây dựng Báo cáo phúc trình của Đề tài với kết cấu gồm 4 chương giải quyết các van đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành và các đề xuất kiến nghị cụ thể như sau:
- Chương I: “Tổng quan về trách nhiệm sản phẩm” Trong chương này, các van dé lý luận cơ bản về trách nhiệm sản phẩm như khái niệm, bản chất, vai
trò, vị trí của trách nhiệm sản phẩm, lịch sử hình thành chế định trách nhiệm sản phẩm, được quan tâm giải quyết Những nội dung lý luận của chương I trở
thành tiền đề để nghiên cứu, đánh giá và tiến hành các nhiệm vụ của các chương
tiếp theo.
- Chương II: “Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của một số nước trên thế giới” Nội dung của chương này tập trung làm rõ những nỗ lực quốc tế
trong việc xây dựng, hoàn thiện chế định trách nhiệm sản phẩm của một số quốcgia, khu vực trên thế giới bao gồm: Hoa Kỳ, Canada, Cộng đồng Châu Âu, NhậtBản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước Asean Chương II cũng đưa ra một
số nhận xét, đánh gia kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng và áp dụng pháp
luật trách nhiệm sản phẩm để làm tiền dé cho việc tham khảo, hoc tập kinh
nghiệm trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chế định này tại Việt Nam.
- Chương III: “Thực trạng pháp luật chế định trách nhiệm sản phẩm ở
Việt Nam và tình hình thực thi trách nhiệm sản phẩm của các doanhnghiệp” Nội dung của chương này tập trung đánh giá thực trạng pháp luật hiện
hành của Việt Nam về trách nhiệm sản phẩm và thực tiễn thực thi trách nhiệm sản
Trang 20phẩm của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, nêu rõ các thành tựu cũng
như những bắt cập và rút ra các nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Chương IV: “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm nhằm
nâng cao hiệu quả bảo vệ Người tiêu dùng ở Việt Nam” Nội dung của chương này tập trung làm rõ bối cảnh hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm 0
nước ta trong điều kiện xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đồng thời đưa ra các dé xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trách nhiệm sản
phẩm và các giải pháp thực thi những đề xuất này.
Trang 21CHUONG I
TONG QUAN VE TRACH NHIEM SAN PHAM
L CAC VAN DE LÝ LUẬN VE TRÁCH NHIEM SAN PHAM
1.1 Khai niém, ban chất của chế định trách nhiệm sản phẩm của
doanh nghiệp
1.1.1 Khải niệm trách nhiệm sản phẩm
Trách nhiệm sản phẩm (product liability) được giải thích là trách nhiệm của người sản xuất hoặc người bán hàng trong việc bôi thường cho các thiệt hại gây ra bởi khuyết tật của hàng hoá mà họ đã cung cấp cho người tiêu dùng trong quá trình kinh doanh.
Với cách hiểu này, trách nhiệm sản phâm có những đặc điểm sau:
- Trách nhiệm sản phẩm là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tức là
một loại trách nhiệm dân sự theo đó người gây thiệt hại có trách nhiệm phải bù
đắp theo những hình thức và mức độ phù hợp những thiệt hại đã gây ra cho người khác dựa trên căn cứ pháp luật hoặc dựa trên những thoả thuận theo hợp đồng.
- Chủ thể của trách nhiệm sản phẩm là người sản xuất hoặc người bán
hàng, tức là phải là một chủ thể nhất định tham gia vao quy trình đưa một san
phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng Chủ thể đó có thể có mối liên hệ trực tiếp với người tiêu dùng hoặc không có mối liên hệ trực tiếp Điều kiện cần để
xác định một chủ thể có thuộc diện phải chịu trách nhiệm chỉ phụ thuộc vào việcngười đó trực tiếp có mối liên hệ đối với sản phẩm mà người tiêu dùng đã sử dụng hay không Mối liên hệ trực tiếp đối với sản phẩm có thể là một trong các hình thức sau: (i) là người sản xuất ra sản phẩm: người sản xuất ra sản phẩm bao
gồm cả người sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc là người sản xuất ra một phân, một bộ phận trong sản phẩm hoàn chỉnh đó; (ii) là người thực hiện vai trò
Attp://egal-dictionary thefreedictionary.com/Product+ Liability
Trang 22phân phối trung gian đối với sản phẩm hoặc (iii) là người cung cấp sản phẩm đến
tay của người tiêu dùng Như vậy, vê mặt nguyên tắc, trong bât kỳ trường hợp
nao, déi với một san phẩm xuất hiện trên thị trường luôn tồn tại chủ thé chịu trách
nhiệm đối với sản phẩm này.
- Cơ sở để xác định trách nhiệm phát sinh trên thực tế là việc sản phẩm có
khuyết tật và khuyết tật đó gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng: khuyết tật của
sản phẩm có thê bắt nguồn từ thiết kế, từ chất liệu được sử dụng, từ kết hợp giữa các bộ phận, thành phần hay cách thức sử dụng, vận hành mà có khả năng gây ra thiệt hại cho người sử dụng nó trong điều kiện thông thường Có thể nói một
cách khác là một sản phẩm được coi là có khuyết tật khi sản phẩm đó không đảm
bảo an toàn Tất nhiên, yêu cầu vẻ tính an toàn đối với sản phẩm không phải là không có giới hạn và thường được xác định ở mức độ mà công chúng có thể
trông đợi một cách hợp lý: có nghĩa là không có khả năng gây ra thiệt hại khi
được tiêu dùng bởi một người tiêu dùng có nhận thức thông thường, trong điều kiện thông thường Đối với một số sản phẩm nhất định, khả năng gây thiệt hại trong điều kiện thông thường có thể không bị coi là khuyết tật của sản phẩm nêu
nhà sản xuất hay cung ứng đã có cảnh báo về khả năng gây nguy hiểm cũng như đưa ra phương pháp mà người tiêu dùng có thể phòng tránh mà không ảnh hưởng đến sự tiêu dùng bình thường cũng như là tính năng của sản phẩm Ngoài ra, tính
an toàn cũng được giới hạn ở phạm vi mà điều kiện phát triển khoa học, kỹ
thuật tại mỗi giai đoạn cho phép nhận biết Nếu khả năng nhận biết về tínhkhông an toàn vượt quá mức độ mà sự phát triển khoa học, kỹ thuật tại thời điểmđó cho phép nhận biết thì sự không an toàn vượt quá khả năng nhận biết đó không
bị coi là khuyết tật.
Tuy nhiên, giống như bat kỳ chế định bồi thường thiệt hại nào, sự tổn tại
thực tế của khuyết tật có thể sẽ không phát sinh trách nhiệm nếu như không có
thiệt hại thực tế xảy ra Chỉ khi có một thiệt hại thực tế xảy ra và thiệt hại đó thực
sự là do khuyết tật của sản phẩm gây ra thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại và phạm vi trách nhiệm cũng sẽ năm trong phạm vi, mức độ thiệt hại xảy
15
Trang 23ra trên thực tế gây ra bởi khuyết tật của sản phẩm đó Như vậy, cơ sở xác định
trách nhiệm phải bao gôm sự ton tại của khuyết tật của sản phẩm, có thiệt hại
thực tế xảy ra và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế Xảy ra với khuyết
tật của sản phâm.
- Trách nhiệm sản phẩm là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà
căn cứ phát sinh là trách nhiệm pháp lý của người sản xuất, người cung ứng sản phâm hang hoá đối với an toàn về sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng Việc xác định trách nhiệm đối với sản phẩm không nhất thiết chỉ dựa vào quan hệ hợp đồng giữa người bị thiệt hại và nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm Như đã phân tích, mối liên hệ giữa người phải chịu trách nhiệm và người được xác định thông
qua một sản phẩm mà người phải chịu trách nhiệm là người sản xuất hoặc cung
ứng và người được bồi thường thiệt hại là người tiêu dùng nó, giữa họ có thể có
quan hệ hợp đồng, giao dịch trực tiếp hoặc không có quan hệ hợp đồng”.
1.1.2 Bản chất và các học thuyết cơ bản của chế định trách nhiệm sản phẩm
Về bản chất, trách nhiệm sản phẩm chính là sự ràng buộc về mặt pháp luật
trách nhiệm của các nhà sản xuất, phân phối cũng như người bán lẻ đối với công chúng khi cung ứng sản phẩm trên thị trường Trách nhiệm đó thẻ hiện ở việc khi một sản phẩm được nhà cung cấp đưa ra thị trường, sản phẩm đó đương nhiên phải được coi là an toàn, không phụ thuộc vào việc người sản xuất hay cung ứng có công bố là sản phẩm đó có an toàn hay không Với sự ràng buộc trách nhiệm này, để tránh hoặc giảm thiểu những hậu quả pháp lý mà sản phẩm khuyết tật gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng, nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm khi đưa sản phẩm ra thị trường sẽ phải nỗ lực để loại trừ khuyết tật của sản phẩm, từ đó đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo an toàn Trong trường hợp sự
an toàn không được đảm bảo và người tiêu dùng phải gánh chịu thiệt hại thì họ sẽ
được bồi thường, do vậy lợi ích của người tiêu dùng sẽ được đảm bao ở mức độ
” Một số ví dụ về các tình huống làm phát sinh trách nhiệm này có thể kể đến như phanh xe bị lỗi khiến người điều
khiển không điều khiển được xe và bị tai nạn; thức ăn cho trẻ em bị nhiễm ban gây ngộ độc; bia chai gây nô gây rathương tích cho người mở bia; ôn áp không, hoạt động được lam hong thiết bị điện; không có cảnh báo cần thiết vẻtác dụng tương tác của thuốc khiến người uống thuốc bị phản ứng phụ
Trang 24cao nhất Với hệ thống quy định của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm, người tiêu dùng đương nhiên được bảo vệ và không đòi hỏi phải có bất kỳ khả năng đàm phán, thuyết phục nào và không một nhà sản xuất hay cung ứng nào có thể sử dụng ưu thế của mình trong quan hệ với người tiêu dùng để loại trừ trách
nhiệm này.
Dé xác định liệu nhà sản xuất hay người bán có phải chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng về các thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm gây ra hay không, pháp luật về trách nhiệm sản phẩm dựa trên ba chuân pháp lý cơ bản là học thuyết về sự bất cần (negligence), học thuyết vé sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm (warranty) và học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability).
Học thuyết về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm đưa ra những căn cứ đề người tiêu dùng khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp người sản xuất, cung ứng vi phạm nghĩa vụ bảo đảm Theo học thuyết về sự bảo đảm, người sản xuất, cung ứng khi đưa sản phâm ra thị trường thì cũng có nghĩa là đưa ra những bảo đảm nhất định về sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng Khi sản phẩm đó có khuyết tật và gây thiệt hại cho người tiêu dùng tức là người sản xuất, cung ứng đã vi phạm nghĩa vụ bảo đảm và vì vậy họ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng Các hình thức bảo đảm bao gồm bảo đảm công khai (express warranty); bảo đảm ngầm định, bao gồm bảo đảm ngầm định về tính thương mại (implied warranty of merchantability) và đảm bảo ngầm định về tính phù hợp về công dụng của sản phẩm (implied warranty of fitness).
(i) Bảo đảm công khai được xác định bởi tuyên bố hay giới thiệu của người bán hay người cung cấp sản phẩm rằng sản phẩm A hoặc X của họ có những công
dụng nhất định Ví dụ, nhà sản xuất dược phẩm Y ghi trên toa thuốc rang dược phẩm này chữa được bệnh hen Với đảm bảo này, nhà sản xuất cam kết rang duoc phâm có công dụng chữa hen Bảo đảm công khai cũng có thé thé hiện bang lời nói
đưa ra trong quá trình thương lượng hoặc được đưa vào các bản hợp đồng mua bán,
vào mẫu thử, trong lần mua trước đối với cùng một loại sản phẩm, hoặc khăng định trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc những thứ đi kèm theo sản phâm.
TRI ¿§ Tit TRU VIÊN —
TRI HOC LUAT,HA ND! tii
PH( eae 6 oly ae `
17
Trang 25(ii) Bảo đảm ngâm định xuất hiện khi nha sản xuất hay cung ứng không
đưa ra sự thay đổi hoặc sự khước từ nào đối với tính thương mại của sản phẩm Trong trường hợp đó, sản phẩm được coi là mang tính thương mại và phải đáp ứng những tiêu chuân chung đối với sản phâm cùng loại, bao gồm cả những yêu
cau vê mức độ an toàn hợp lý.
(iii) Bảo dam về công dụng (sự phù hợp với một mục dich cụ thể) xuất hiện
khi người bán biết hoặc có lý do để biết về mục đích cụ thể mà người mua sản
phẩm mong đạt được Khi đó, người bán được coi là bảo đảm rằng sản phẩm sẽ là phù hợp cho mục đích mà vì thế người mua đã mua nó Ví dụ, trong trường hợp
khách hàng nói với người bán máy vi tính rằng anh ta cần một chiếc máy vi tính tốc độ cao để quản lý kho dữ liệu và các hoạt động thu chỉ trong hoạt động kinh
doanh của mình và người bán đã khuyên người mua mua một chiếc máy tính cụ
thể để xử lý các yêu cầu này Điều này có nghĩa là người bán đang đưa ra một
bảo đảm ngầm định Nếu người mua chiếc máy đó phát hiện thấy máy đã mua không đáp ứng được yêu cầu quản lý kho dữ liệu và các khoản thu chỉ của mình thì có thể kiện.
Bảo đảm ngầm định được thiết lập theo quy định của pháp luật, và đi kèm
với việc chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa, trừ trường hợp bảo đảm ngầm định bị hạn chế hoặc loại trừ một cách rõ ràng bởi hợp đồng Tuy nhiên,
trong trường hợp thiệt hại gây ra là thương tích về thân thể, Luật mẫu về thương mại của Hoa Kỳ không cho phép bất kỳ sự hạn chế hay loại trừ trách nhiệm nào trong hợp đồng Những hạn chế và loại trừ như vậy đều đương nhiên vô hiệu (Điều 2-719 (3)).
Trong thực tiễn toà án Mỹ liên quan đến trách nhiệm sản phẩm, người tiêu
dùng ít sử dụng nghĩa vụ đảm bảo để làm cơ sở khởi kiện Lý do là để áp đặt
trách nhiệm trên cơ sở nghĩa vụ đảm bảo, cần phải chứng minh bản chất mối quan hệ giữa người bán, người cung ứng và người mua Việc chứng minh mối liên hệ
này không đơn giản Hơn nữa, mức bôi thường được châp nhận trong các vụ kiện
Trang 26bảo vệ người tiêu dùng thường thấp hơn mức bồi thường có được nếu khởi kiện
trách nhiệm sản phâm dựa trên những cơ sở khác.
Su bất cẩn là học thuyết gắn với việc xem xét hành vi của con người Bat can được hiểu một cách đơn giản là hành động sai được đánh giá dựa trên quan niệm chung về sự hợp lý hay không hợp lý Nếu một hành vi được coi là không
hợp lý thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm về thiệt hại mình đã gây ra.
Nếu hành vi của một người là hợp lý thì người đó sẽ không phải chịu trách nhiệm, ké cả khi hành vi đó dẫn đến thiệt hại Một hành vi được coi là hợp lý khi
người có hành vi đó đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết tương xứng
với mức độ hậu quả được đo lường từ trước Trong trường hợp biện pháp phòng
ngừa thấp hơn mức độ hậu quả có thé xảy ra thì hành vi đó sẽ bị coi là bat cẩn.
Trong việc áp dụng trách nhiệm sản phẩm, bất cân được coi là một cơ sở quan trọng Sự bat can (tắc trách) là việc nhà sản xuất không quan tâm ở mức độ
cần thiết, tức là mức độ mà một nhà sản xuất hay cung ứng bình thường cần có khi
sản xuất hay cung ứng sản phẩm của mình ở trong điều kiện và hoàn cảnh tại thời điểm sản xuất Đề xác định việc nhà sản xuất, cung ứng có bất cân hay không, cần phải chứng minh được sự hiểu biết của bên gây thiệt hại về khả năng xảy ra thiệt
hại Tuy nhiên, không phải bất cứ sự thiếu hiểu biết nào cũng tạo ra được cơ sở
để miễn trách nhiệm Công thức: biết và cần phải biết luôn được áp dụng ở đây.
Vi dụ, néu nhà sản xuất sữa sử dụng nguyên liệu từ những vùng bị dịch thì phải biết
rằng sản phâm của mình có thé tác động xấu đến sức khoẻ của người tiêu dùng.
Điểm quan trọng khác khi xác định trách nhiệm do bất cần là sự tôn tại của
nghĩa vụ quan tâm của người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại Bên bị thiệt hại phải chứng minh được là giữa hai bên có một liên hệ về nghĩa vụ cuan tâm Hai người không có mối liên hệ nào với nhau thì không thể phát sinh nghĩa vụ.
Mỗi liên hệ nghĩa vụ này phát sinh căn cứ vào các tình huống cụ thé.
Điểm quan trọng khác khi xác định trách nhiệm sản phẩm đó chírh là việc
người có sản phâm vi phạm nghĩa vụ quan tâm đên sức khoẻ và tính nạng của
Trang 27người sử dụng sản phẩm Người bị thiệt hại phải chứng minh được là người bán sản phâm đã vi phạm nghĩa vụ của mình và chính sự vi phạm này đã làm phát sinh thiệt hại Trong chừng mực nhất định có thể áp dụng tương tự mối quan hệ nhân quả được sử dụng rộng rãi trong các nước theo truyền thống luật dân sự khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tóm lại, dé có cơ sở cho việc khởi kiện dựa trên sự bất cần từ phía người
sản xuất, người bị hại phải chứng minh được: (1) Nghĩa vụ của người sản xuất;
(2) Sự vi phạm nghĩa vụ đó; (3) Thiét hai; (4) Mối liên hệ giữa vi phạm đó với thiệt hại Học thuyết về sự bất cần là căn cứ dé người tiêu dùng khởi kiện nhà sản
xuất khi nhà sản xuất có lỗi.
Học thuyết về sự bất cân đặt gánh nặng chứng minh lên người tiêu dùng Nếu một sản phâm có lỗi thiết kế và gây ra thương tích cho người tiêu dùng, người tiêu dùng phải chứng minh rằng hành vi của nhà sản xuất khi thiết kế ra sản
phẩm là không hợp lý Đương nhiên, thông tin về việc nhà sản xuất thiết kế sản
phẩm như thế nào lại nằm trong tay của nhà sản xuất, vì vậy rất khó cho người tiêu dùng để có thể có các thông tin này Chính sự bất cập trong thực hiện trách nhiệm chứng minh đã đưa đến việc hình thành học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt - một học thuyết đang có xu hướng chiếm ưu thế trong việc vận dụng chế
định trách nhiệm sản phâm ở các quôc gia.
Học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt không quan tâm đến hành vi của các bên mà chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm gây ra thiệt hại Người tiêu dùng không còn bị buộc phải chứng minh hành vi của nhà sản xuất khi thiết kế sản phâm là không hợp lý mà chỉ cần chỉ ra rằng bản thân sản phẩm là có khuyết
tật Để yêu cầu trách nhiệm nghiêm ngặt, người tiêu dùng phải chứng minh ba yếu tố cơ bản: (i) nguyên nhân, (ii) thiệt hại và (iii) khuyết tật Nguyên nhân và thiệt hại được chứng minh giống như trường hợp áp dụng học thuyết về sự bat
cân và vì vậy, sự khác biệt sẽ thể hiện ở chứng minh về khuyết tật Để xác định
khuyết tật, có bảy yếu tố có thể được phân tích: 1) tính hữu ích của sản phẩm, 2)
sự tôn tại của các sản phâm đáp ứng cùng một nhu câu nhưng an toàn hơn, 3) khả
Trang 28năng xảy ra thiệt hại và mức độ nghiêm trọng của thiệt hại, 4) mức độ rõ ràng của
mối nguy hiểm, 5) khả năng nhìn thấy nguy hiểm của công chúng, 6) khả năng người sử dụng tránh được nguy hiểm bằng sự cần trọng, có tính đến cả tác dụng của các hướng dẫn và cảnh báo, 7) khả năng loại trừ các mỗi nguy hiểm của sản phẩm bởi người sản xuất hoặc người bán mà không làm cho sản phẩm mất đi tác dụng hoặc làm tăng giá thành của sản phẩm một cách quá mức Đối với các sản phâm có thiết kế lý tưởng thì các khuyết tật được loại trừ Trong trường hợp khuyết tật không được loại trừ, người ta có thể đưa ra các biện pháp để khắc phục trong chính sản phẩm Còn trong trường hợp không thê khắc phục thì biện pháp cuối cùng cần được thực hiện là cảnh báo cho người sử dụng về nguy cơ của rủi ro mà
sản phẩm có thê mang lại Khi không có biện pháp nào trong số các biện pháp nêu trên được áp dụng thì sản phẩm sẽ được coi là có khuyết tật và người sản
xuất hay bán hàng sẽ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại và khuyết tật đó gay ra cho người tiêu dùng Phân tích việc thu hồi hang triệu 6 tô của Toyota trong mấy tháng đầu năm 2010 có thể cho chúng ta thấy rõ bản chất của trách nhiệm sản phẩm Toyota đã sản xuất ô tô và tiêu thụ với số lượng lớn, dưới nhiều chủng loại trên khắp thế giới Tính đến thời điểm thu hồi, các sự cỗ xảy ra với xe ô tô của hãng này so với số lượng ô tô là chưa nhiều Thực tế, là Toyota cũng chưa đối mặt với những vụ kiện lớn về thiệt hại do việc sử dụng ô tô của hãng gây ra đối
với người tiêu dùng Tuy nhiên, Toyota buộc phải tuyên bố thu hồi xe vì có
những chỉ tiết kỹ thuật đã không đáp ứng được yêu cau an toàn Ví dụ, như thảm sản ép chân ga khiến ô tô chạy với tốc độ ngoài sự kiểm soát; lỗi dính chân ga hoặc khung xe có hiện tượng bị ăn mòn Mỗi dòng xe bị vấp một trong những lỗi kỹ thuật như vậy và đây là điều mà nhà thiết kế, sản xuất ô tô phải nhận thấy Bỏ
qua những sự kiện này chính là sự bất cân Toyota sẽ đối mặt với những thiệt hại lớn hơn nếu không thu hồi xe và khắc phục các lỗi kỹ thuật như vậy.
Việc lựa chọn học thuyết về sự bất cần hay học thuyết về trách nhiệm
nghiêm ngặt cũng là yếu tố cơ bản làm nên sự khác biệt giữa các hệ thống pháp
luật về trách nhiệm sản phâm trên thê giới.
2I
Trang 291.1.3 Các cơ sở và vai trò của chế định trách nhiệm sản phâm
Việc phát triển chế định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm phat sinh trên nhiều cơ sở khác nhau bao gồm không chỉ cơ sở kinh tế, chính trị, pháp lý mà cả
đạo đức xã hội.
- Về mặt kinh tế: Sự phân công lao động xã hội trong một nền kinh tế phát triển là cơ sở quan trọng của chế định trách nhiệm sản phẩm Trong một xã hội với lao động được chuyên môn hoá, không một doanh nghiệp nào có thé tổn tại
độc lập và tự mình cung cấp các sản phẩm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của bản thân Các doanh nghiệp luôn phải sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác và đồng thời lại cung ứng cho các doanh nghiệp này sản phẩm của chính minh Tính
phụ thuộc lẫn nhau này đặc biệt phát triển trong nền kinh tế thị trường, với sự
phát triển mạnh mẽ của các kênh phân phối sản phẩm Mặt khác, sản phẩm của một nhà sản xuất có thể được tiêu dùng bởi bất kỳ một người tiêu dùng nao trên
phạm vi toàn cầu Sự phụ thuộc lẫn nhau trong khi không có bat kỳ mối liên hệ
trực tiếp nào đòi hỏi pháp luật phải có cơ chế nhất định ràng buộc trách nhiệm giữa những người mà mối liên hệ duy nhất giữa họ là sản phẩm đang được tiêu dùng.
Bên cạnh đó, người sản xuất, cung ứng là người chủ động đưa sản phẩm ra thị trường Vì ở thế chủ động và với các thế mạnh về kỹ thuật, phương tiện, cán bộ chuyên môn, khả năng tài chính, các doanh nghiêp ở vị thế tốt hơn rất nhiêu so
với người tiêu dùng trong việc đánh giá khả năng gây hại của sản phẩm Do vậy, yêu cầu nhận biết khả năng có thể gây thiệt hại này và đưa ra các biện pháp chuyên môn nhằm ngăn ngừa khả năng này đối với nhà sản xuất, cung ứng là phù hợp Hơn nữa, người sản xuất, cung ứng là người được thu lợi từ việc đưa sản phẩm ra thị trường Do do vậy, họ có thể và có trách nhiệm phải bù đắp các thiệt hại mà sản phâm của họ gây ra cho người tiêu dùng Các nhà sản xuất, cung ứng cũng ở vị trí chủ động trong việc giảm thiểu các rủi ro về kinh tế do các thiệt hại mà sản phâm gây ra bằng việc chia sẻ rủi ro với những người tiêu dùng: họ có thé
mua bảo hiêm trách nhiệm san phâm và chi phí bảo hiém được đưa vào giá thành.
Trang 30Trong trường hợp thiệt hại xảy ra, nhà bảo hiểm sẽ thực hiện trách nhiệm thay cho nhà sản xuất.
Cũng ở góc độ kinh tế, khi cung cấp các sản phẩm an toàn tới tay người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ không phải bỏ ra chi phí để xử lý các trường hợp thiệt hại phát sinh, đồng thời củng cố lòng tin và sự tín nhiệm của người tiêu dùng va đó là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Về mặt đạo đức: có được lợi ích nhưng không làm tốn hại đến lợi ích của những người xung quanh là một nguyên tắc đạo đức tồn tại trong bất kỳ xã lhội
nào Nguyên tắc này đặt ra những đòi hỏi biệt nghiêm khắc đối với các doanh
nghiệp Rõ ràng, doanh nghiệp đã thu lợi từ việc người tiêu dùng sử dụng sản
phẩm của họ Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm, không thể có đủ thời gian cũng như khả năng chuyên môn, phương tiện để kiểm tra về độ an toàn của sản phẩm Họ gan như lệ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp ở khía cạnh này Nihà cung cấp không thé lạm dụng sự lệ thuộc, sự yếu thế này dé đưa ra những sản phẩm với chi phí rẻ, thu lợi cao do không phải đầu tư nhân lực và cơ sở vật clhất cho việc nghiên cứu cũng như kiểm định về mức độ an toàn của sản phâm IDo vậy, trong phạm vi mà họ có thể biết và cần phải biết, nhà cung cấp cần loại trừ các mối nguy hiểm tôn tại trong sản phẩm của mình gây mat an toàn cho người tiêu dùng Nói một cách khác, đảm bảo an toàn của các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng chính là yêu cầu đạo đức mà bất kỳ một nhà kinh doanh nào cũng
phải tuân thủ.
- Về mặt xã hội: mỗi quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng là một trong những quan hệ phô biến nhất trong xã hội Có thé nói rằng tat cả các thành
viên trong xã hội, hàng ngày dù với mức độ khác nhau đều tham gia vào mỗi quan hệ này Khi tham gia vào các mối quan hệ này, người tiêu dùng luôn tin rằng sản phẩm mà họ tiêu dùng là an toàn, trừ khi có những cảnh báo từ chính nhà sản xuất, cung ứng Điều này có nghĩa là luôn tồn tại một sự uỷ nhiệm chung của xã hội đối với nhà cung cấp về việc đảm bảo tính an toàn khi cung cấp cc sản phẩm ra cho xã hội Thực hiện tốt sự uỷ nhiệm này cũng là trách nhiệm cua
23
Trang 31các nhà cung câp, và đó cũng là yêu câu tât yêu đê đảm bảo trật tự xã hội và sự ônđịnh của các môi quan hệ xã hội.
Khi yêu câu nhà sản xuât, cung ứng phải chịu trách nhiệm về các thiệt hạimà sản phâm của họ gây ra cho người tiêu dùng, pháp luật vê trách nhiệm sản
phẩm sẽ thực hiện được các vai trò sau đây:
- Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng là mục đích đầu tiên và là mục đích
cao nhất của chế định trách nhiệm sản phẩm Với chế định trách nhiệm này,
quyền của người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm an toàn được bảo vệ ở mức độ cao nhất Khi gan trách nhiệm của nhà cung ứng với sản phẩm của họ, cho dù sản
phâm đó được cung cấp cho người tiêu dùng bằng bất kỳ phương thức nào, doanh
nghiệp đương nhiên sẽ phải thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo sản phẩm được đưa ra thị trường là sản phẩm an toàn'° Trong trường hợp người cung
cấp sản phẩm không thực hiện đầy đủ trách nhiệm này, hay vì một lý do nào đó mà
sản phẩm của họ không an toàn và gây thiệt hại cho người tiêu dùng, họ sẽ có trách
nhiệm bồi thường các thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng.
- Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội: bất kỳ thành viên nào trong xã hội cũng
đều là người tiêu dùng và vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng cũng
là đảm bảo an toàn cho các thành viên trong xã hội nói chung Khi đặt ra yêu cầu
về tính an toàn của sản pham, pháp luật về trách nhiệm sản phâm đồng thời cũng
đóng vai trò ngăn ngừa các sự cố về mất an toàn sản phẩm, ngăn ngừa các hậu quả xã hội do các sự cố này gây ra như mất niềm tin của người tiêu dùng, sự phan
ứng của xã hội, các hoạt động khác trong xã hội bị đình trệ
'° Ở khía cạnh này, Vargo, John F so sánh công việc của những người sản xuất sản phẩm cũng giống như công
việc của những người áp dụng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm Nếu như khi áp dụng pháp luật về trách nhiệmsản phẩm, người ta sẽ xem xét liệu khả năng gây ra thiệt hại trong san phẩm có thé nhìn thay trước được không,nhà sản xuất đã áp dụng các biện pháp can thiết dé loại trừ khả năng này chưa (bao gồm việc đưa ra thiết kế phủ
hợp, có cách khắc phục trong chính bản thân sản phẩm hoặc đưa ra cảnh báo) thì nhà sản xuất, khi chế tạo sản
phẩm cũng phải xem xét liệu sản phẩm có khả năng gay ra thiệt hại hay không, có thể áp dụng biện pháp nào dé
loại trừ khả năng này (bằng việc sửa đổi dé đưa ra thiết kế phù hợp, đưa cách thức ngăn ngừa khả năng gây hại
vào sản phâm hoặc nếu không thể thì đưa ra cảnh báo cho người tiéu dùng) Sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai quátrình xem xét này chỉ là ở chỗ thời điểm thực hiện khác nhau: nha sản xuất thi thực hiện những xem xét mang tinhdự báo (nhìn trước vấn đề) trong khi người áp dụng pháp luật thì chỉ thực hiện các phân tích này khi thiệt hại đãxảy ra, với mục đích xem xét liệu có phát sinh trách nhiệm trên thực tế hay không Xem: Vargo, John F.;Understanding product liability; Mechanical Engineering-CIME ; October 1, 1995
Trang 32- Bảo vệ nền kinh tế nói chung: cùng với việc bảo vệ lợi ích của người tiều
dùng, pháp luật về trách nhiệm sản phẩm bảo vệ những nha sản xuất chân chính và có lương tâm trong cuộc cạnh tranh không lành mạnh với những nhà cung cấp không muốn bỏ chi phí để áp dung các biện pháp đảm bảo an toàn cho người tiều dùng Đông thời khi ngăn ngừa các sự cỗ mat an toàn do sản phẩm gây ra, pháp luật về trách nhiệm sản phẩm đã đóng vai trò giảm thiểu các chi phí phải bỏ ra dé khắc phục các sự cố Trong một nền kinh tế có sự ràng buộc rất lớn giữa các doanh nghiệp và sự ton tại, vận hành bình thường của một doanh nghiệp này là cơ sở cho sự tồn tại và vận hành bình thường của một doanh nghiệp khác thì việc
ngăn ngừa các sự cô đối với mỗi doanh nghiệp cũng sẽ giúp bảo vệ sự ôn định
của nên kinh tê nói chung.
- Trách nhiệm sản phẩm có tác dụng thúc day doanh nghiệp sản xuất hướmg
tới sự phát triển bền vững Việc áp dụng chế định trách nhiệm sản phẩm buộc doanh nghiệp luôn luôn chú ý đến chất lượng, độ an toàn của sản phẩm và vì thế uy tín, thương hiệu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển Ổn định, bền vững Dưới tác động của trách nhiệm sản phẩm, các doanh nghiệp luôn luôn phải thể hiện sự quan tâm tối đa đối với độ an toàn của sản phẩm Ví dụ việc
thu hồi xe khuyết tật của Toyota là một ví dụ về ảnh hưởng của trách nhiệm sản
phẩm đối với sự phát triển của doanh nghiệp Đầu tháng tư năm 2010, Cơ quan An toàn giao thông đường bộ Mỹ (NHTSA) đã quyết định phạt Toyota số tiền 16,4 triệu USD do đã cố tình giấu những rắc rối ở chân ga mà hãng đã biết từ tháng 9/2009 và đấy chính là lỗi khiến Toyota phải thu hồi hơn 8,3 triệu xe trên
toàn cầu Theo luật pháp liên bang, các công ty sản xuất xe hơi có trách nhiệm
phải báo cáo lên NHTSA bắt kỳ sự cố nao liên quan đến vấn dé an toàn của sản
phâm trong thời gian 5 ngày kể từ khi phát hiện được sự cé đó Tuy nhién, Toyota đã không thực hiện nghĩa vụ này Toyota phải đối mặt với khoản tiền phạt 16,4 triệu USD do NHTSA phán quyết đối với Toyota Tuy nhiên, nếu không chịu giới hạn của pháp luật, thì với 6.000 USD tiền phạt cho mỗi xe vi phạm bị thu hồi thì tông số tiền phạt mà Toyota phải gánh chịu có thể lên tới hàng chục
25
Trang 33tỷ USD Bên cạnh những thiệt hại vật chất này là sự tàn phá thương hiệu và các
giá trị của Toyota được công ty này xây dựng hàng thập ký qua Cũng tương tự là
tác động của vụ thu hồi 4,1 triệu laptop Dell sử dụng pin khuyết tật của Sony năm 2006 Rac rỗi trong vụ thu hồi laptop sử dụng pin của Sony sản xuất đã làm tốn hại đến danh tiếng của Sony tại Nhật Bản rất nhiều Với một nước luôn tự hào về sự phát triển công nghệ như Nhật Bản, laptop cháy nỗ và việc thu hồi sản phẩm lớn nhất trong lịch sử nước này luôn luôn vẫn là nỗi ám ảnh đối với người tiêu dùng về độ tin cậy của các thiết bị điện tử do Sony sản xuất.
1.1.4 Trách nhiệm xã hội và mối quan hệ giữa trách nhiệm sản phẩm và
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Theo như các phân tích ở phân trên, trách nhiệm sản phẩm là một dạng của
trách nhiệm pháp lí (legal responsibility) Bên cạnh đó, đây còn là một trách nhiệm
dân sự bồi thường thiệt hại chứa đựng những nội dung tương tự với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, ví dụ như vấn đề bảo đảm và bảo hành của thương nhân, doanh nghiệp Trách nhiệm sản phẩm là van dé rất mới ở Việt Nam
hiện nay.
(i) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự can thiết điều chỉnh trách
nhiệm này ở Việt Nam hiện nay.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility)'' không phải là vấn đề mới trên thế giới Nó là việc doanh nghiệp cam kết đóng
góp vào sự phát triển bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và bảo vệ môi trường cộng đồng Đổi lại, doanh nghiệp nhận được thiện cảm, sự quan tâm, tin tưởng của xã hội Điều này làm cho tên tuổi của doanh nghiệp càng nỗi tiếng hơn, qua đó doanh nghiệp có thê thu hút được những lao động giỏi, tâm huyết với nghề Người lao động có trách nhiệm cao hơn với doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể Nói cách khác, trách nhiệm xã hội không chỉ
l ' Theo website cpv org vn
Trang 34mang lại lợi ích cho người lao động hay môi trường xã hội mà còn giúp doanh
nghiệp tự quảng bá, nâng cao thương hiệu và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mình Theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới: "Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung dễ cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ, sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển" Vấn đề cốt lõi của khái niệm này là mỗi doanh nghiệp: tự quyết định một cách tự nguyện về thực hiện Trách nhiệm xã hội của mình và
doanh nghiệp đó có được lợi ích trong kinh doanh thông qua các hoạt động đó.Theo Nigel Twose, lợi ích cơ bản của doanh nghiệp là:
- Đối với bên mua:
+ Bảo vệ thương hiệu không bị xã hội chỉ trích;
+ Nâng cao uy tín của sản phẩm một cách bền vững; mở rộng thị trường
và ưu thé về giá cả;
+ Được tham gia các chương trình đầu tư vì Trách nhiệm xã hội ;
- Đối với bên bán:
+ Duy trì hoặc ký thêm hợp đồng:
+ Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; + Giảm số công nhân bỏ việc;
+ Tăng uy tín xã hội để dễ dàng hoạt động hơn.
Nếu như trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về các vấn dé liên quan đến doanh nghiệp như đăng kí kinh doanh, hoạt động, tổ chức quản lí, kinh doanh, tranh chấp, hậu quả pháp lí của hoạt động kinh doanh, thì trách nhiệm xã hội đặt doanh nghiệp vào những yêu cầu quan trọng phải thực hiện như: trách nhiệm đối
'? Mr NiGel Twose - WB tại Washington DC USA - Hội thảo quốc gia về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
và khả năng cạnh tranh quốc gia, Ha Nội, 16-17/12/2002.
a7
Trang 35với người lao động, môi trường và cộng đồng Có thể nhận thấy việc thực hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp có nhiều tác động đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt trong mỗi quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao
động trong doanh nghiệp.
Hiện nay, tại Việt Nam, trách nhiệm xã hội là điều còn mới mẻ đối với
cộng đồng doanh nghiệp Có thể nhận thấy rang trong kinh doanh, lợi nhuận được đặt lên hàng đầu song bên cạnh lợi nhuận, cần xem xét tới lợi ích của cộng đồng và xã hội Qua thực tiễn những năm qua cho thấy trách nhiệm xã hội của
cộng đồng nói chung và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói riêng đã được
quan tâm và đang được khơi dậy ở Việt Nam Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp của Việt Nam đôi khi chưa quan tâm đúng mức đến trách nhiệm xã hội, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ '
Đường lối đổi mới và mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã đưa lại những thành tựu day ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội nước ta, làm thay đôi căn bản của hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
' Từ năm 2005, nước ta đã có giải thưởng "CSR hướng tới sự phát triển bên vững" được tô chức bởi Phòng
thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương cùng các hiệp hộiDa giày, Dệt may tô chức, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong béi cảnh hội nhập.
Năm 2006 đã có 50 doanh nghiệp ngành dệt may và da giày tham dự Theo tiền sỹ Đoàn Duy Khương - Phó Chủ
tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, "CSR trở thành một trong những yêu cầu đối với doanh
nghiệp, nêu doanh nghiệp không tuân thủ CSR sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thé giới." Tuy nhiên Ở
Việt Nam việc thực hiện CSR còn tương đối khó khăn Trước hết đó là Sự hiểu biết của doanh nghiệp về CSRchưa đầy đủ, doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là làm từ thiện mà chưa hiểu rằng việc thực hiện CSR là từ ngaytrong DN Việc làm thứ hai tác động đến việc thực hiện CSR là do DN thiểu nguôn tài chính, và kỹ thuật để thực
hiện các chuan mực CSR đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, mà phan lớn DN Việt Nam là DN nhỏ và vừa Việc đánh
giá thực hiện CSR quy định trong các quy tắc của Bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct hay Code of Ethics) và cáctiêu chuẩn như SA8000, WRAP, ISO 14000, GRI › tuy nhiên các tiêu chuẩn này không phải la thoả thuận giữa
các chính phủ hay quy định của các công ước quốc té, vì vậy, ràng buộc chỉ là giữa các nhà xuất nhập khâu hoặcdo chính DN tự đặt ra Chúng ta đã có các doanh nghiệp san xuất sạch: sản xuất rau sạch, nuôi trồng thủy sảnsạch, sản xuất than sạch Nhưng những việc làm này mang nhiều tính bắt buộc hoặc là tự phát hơn là một việc
làm tự nguyện gắn liền với hoạt động kinh doanh và hình ảnh của doanh nghiệp.
'* Một sô thể hiện như: Tỷ lệ mua bảo hiểm xã hội cho người lao động còn thấp Theo kết quả điều tra khảo sát
120 DNNVV trong khu vực nông thôn ở 2 tinh Hà Tây (cũ) và Vĩnh Phúc, các DNNVV mới chỉ dành 7, 1 triệu
đồng để mua bảo hiểm xã nội cho người lao động, (bằng 0,12% tông doanh thu của doanh nghiệp) Thực tế trong
các doanh nghiệp được điều tra, mỗi doanh nghiệp sử dụng từ 7 đến 10 lao động thường xuyên và khoảng 20 lao
động thời vụ (khi có việc, hoặc đến thời vụ thì doanh nghiệp triệu tập lao động), nhưng các doanh nghiệp chỉ mua
bảo hiểm cho một số rất ít người lao động (khoảng 3 - 4 suất bảo hiêm/doanh nghiệp), cho lao động chủ chốt như
kế toán trưởng, các thợ và công nhân lành nghề Một bộ phận lớn người lao động và đặc biệt là các lao động thời
vụ thường không được mua bảo hiểm xã hội; Các loại quỹ hỗ trợ người lao động còn rat hạn hẹp Các DNNVV ởnông thôn mặc dù đã ít nhiều quan tâm đến phúc lợi xã hội cho người lao động thông qua việc xây dựng các loại
quỹ hỗ trợ người lao động, trong đó có quỹ thưởng vẻ sáng kiến, thưởng năng suất lao động hay quỹ dé tô chức
nghi hè tham quan Tuy nhiên, các quỹ này chưa lớn và không phải doanh nghiệp nao cũng có.
Trang 36Toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng khách quan tạo nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, nhất là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu qua mọi nguồn lực, trước hết là nguồn nhân lực, tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống nhân dân Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội và không ít thách thức Cùng với việc ban hành Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài và một loạt các văn bản pháp luật hỗ trợ quá trình hội nhập, Việt Nam đã cam kết thực hiện AFTA trong khối ASEAN, gia nhập diễn đàn APEC, mở rộng quan hệ
thương mại và đầu tư với EU, Nhật Bản, kí hiệp định Thương mại Việt Nam
-Hoa kỳ và đặc biệt đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Điều này đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức
mới cùng với những "luật chơi" mới Một trong những luật chơi mới đó là thực
hiện "Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp" liên quan đến một số nội dung chủ yếu thuộc lĩnh vực lao động và môi trường, thông qua những "Bộ Quy tắc ứng
xử" (Code of Conduct).
Van dé nâng cao kha năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua thực hiện tốt "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" kết hợp hài hoà giữa việc thực hiện các quy định của luật pháp lao động Việt Nam và yêu cầu của bạn hàng,
giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích xã hội, giữa quyên lợi của người lao động
và người sử dụng lao đông, đáp ứng các yêu cầu chung của Bộ Quy tắc ứng xử
(CoC) thi chắc chắn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện, luật pháp lao động quốc gia được thực hiện tốt hơn và quyền lợi của các bên liên quan
cũng được bảo đảm Đó cũng chính là một trong những nội dung quan trọng của
"xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam" trong thời đại mới.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến môi trường xã hội trong công việc sản xuất kinh doanh của mình Ngày nay xu hướng trên toàn thé giới là người ta ngày càng chú ý nhiêu hơn tới những nhân tố khuyến khích doanh nghiệp đối xử có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm trong cải
thiện quan hệ xã hội, môi trường và đạo đức, văn hoá ở doanh nghiệp Các nhà
29
Trang 37đầu tư nước ngoài (bên mua) thường quan tâm tới những yếu tố cơ bản như kinh tế vĩ mô, quản trị đất nước và uy tín của doanh nghiệp họ trên những thị trường với những tiêu chuẩn cao Từ đó thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với động lực của thị trường trên cơ sở nâng cao tiéu chuẩn lao động có thể mang lại lợi ích kinh tế, sự cân bằng hài hoà giữa mục tiêu kinh tế và xã hội và như vậy sẽ nâng cao được thương hiệu của mình Còn đối với các nhà cung cấp (bên bán) lợi ích trong thực hiện trách nhiệm xã hội là duy trì được các hợp đồng hoặc thu hút thêm được các hợp đồng mới.
Hiện nay, tác động của cuộc suy thoái kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp đang giảm thiểu hoặc thậm chí rủ bỏ hoàn toàn trách nhiệm xã hội của minh Ngay cả trong môi trường kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình vì những lý do cơ bản sau đây `:
(1) Các vấn đề toàn cầu then chốt giữa các quốc gia đòi hỏi các công ty đa quốc gia và các CEO của họ phải tìm kiếm các giải pháp xã hội cho dù đó là giai đoạn nên kinh tế suy thoái hay thịnh vượng.
(2) Hậu quả của cuộc suy thoái là tình trạng nghèo đói hơn và làm trầm
trọng thêm các vấn đề mà chính phủ quốc gia và các tổ chức phi chính phủ không
thể tự giải quyết.
(3) Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin kinh doanh Các doanh nghiệp, tổ chức đã cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc các trách nhiệm xã hội nên cố gắng giữ vững lời cam kết và tìm cách cắt giảm chỉ
phí qua các điều chỉnh nội bộ khác.
(4) Người lao động bị thu hút và luôn mong muốn làm việc với các công ty có trách nhiệm xã hội và mong muốn được chứng kiến doanh nghiệp tiếp tục thực
hiện cam kết trách nhiệm xã hội trong suốt khoảng thời gian khó khăn.
'S Xem: Đưa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vượt qua suy thoái, nguồn:
http://tuanvietnam net/2009-
Trang 3810-08-dua-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-vuot-qua-suy-thoai-(5) Số lượng người tiêu dùng sẵn sang trả giá cao cho những sản phẩm và
dịch vụ được cung cấp bởi các công ty có hồ sơ được chứng minh đã làm việc rất
tốt, giữ vững cam kết trách nhiệm xã hội đang ngày càng gia tăng không ngừng (ii) Mỗi quan hệ giữa trách nhiệm sản phẩm và trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp
Trách nhiệm sản phẩm là một dạng trách nhiệm pháp lí đặc biệt và khi đặt trong mỗi tương quan với trách nhiệm xã hội thì lại càng đặc biệt hơn Đối với
doanh nghiệp, khi thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm, có thé thay những
vân đê liên quan đên trách nhiệm xã hội như sau:
- Không có doanh nghiệp nào mong muốn bị áp dụng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trong các vụ việc liên quan Lý do đơn giản là nếu rơi vao trường hợp này, sản phẩm của họ có khuyết tật thực sự thì sẽ bị áp dụng các chế tài theo quy định Tất nhiên, khi đó doanh nghiệp đã thực hiện sai các cam kết ban đầu về sản phẩm của mình Việc đưa ra các sản phẩm khuyết tật gây ra các thiệt hại, tổn thất cho người tiêu dùng trong một chừng mực nào đó đã làm mất đi sự ổn định trong cuộc sống, sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, khi đó, các
doanh nghiệp đã tự chối bỏ “trách nhiệm xã hội” Bên cạnh đó cũng phải loại trừ các trường hợp các doanh nghiệp bị kiện liên quan đến trách nhiệm sản phẩm nhưng được miễn trừ trách nhiệm (đáp ứng được một trong các trường hợp miễn
trừ do pháp luật quy định) bởi trong trường hợp này, thực chất họ đã chứng minh
được rằng sản phẩm của họ không có khuyết tật, thiệt hại không xuất phát từ
khuyết tật của sản pham mà ho dua ra, va vì vậy, họ đã không thực hiện sai
những cam kết về sản phẩm ban đầu.
- Trách nhiệm xã hội đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất sản phẩm phải chú ý đến vẫn đề thực hiện đúng các cam kết
liên quan đến an toàn, bảo đảm, cho người sử dụng (người tiêu dùng) Khi các
sản phẩm khuyết tật gây ra các tổn thất lớn trực tiếp cho người tiêu dùng sẽ gây
ảnh hưởng gián tiép dén xã hội nói chung Nêu mức độ vi phạm ở phạm vi và
31
Trang 39mức độ rộng lớn thì doanh nghiệp đó đã không thực hiện được mục tiêu phát triển
bền vững trong hoạt động kinh doanh cũng như thực hiện trách nhiệm xã hội.
Như vậy, có thể khăng định rằng ở một góc độ nhất định, trách nhiệm xã hội sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của họ Ngược lại, nếu như trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp được cải thiện, tuân thủ đúng pháp luật thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng đồng thời được khẳng định và phát triển.
1.2 Vị trí của chế định trách nhiệm sản phẩm trong hệ thống công cụ
pháp lý bảo vệ người tiêu dùng
Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng đã được hình thành với mục đích bảo vệ
người tiêu dùng - bên được coi là yếu thé trong mối quan hệ với các nhà sản xuất, những người phân phối, cung ứng dịch vụ Bên cạnh chế định trách nhiệm sản phẩm, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng thông qua các chế định đặc thủ sau:
- Chế định về quyên của người tiêu dùng: Các quy định về quyền của
người tiêu dùng chính là nền tảng của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng bởi các chế định pháp luật khác về bảo vệ người tiêu dùng sẽ hình thành trên cơ sở các
chế định này với tư cách là những biện pháp pháp lý đảm bảo thực thi các quyền của người tiêu dùng Hiện nay, 8 quyền của người tiêu dùng đã được ghi nhận trong Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng (năm 1985), theo đó người tiêu dùng có 8 quyền cơ bản là (i) Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản; (ii) Quyền được an toàn; (iii) Quyền được thông tin; (iv) Quyền được lựa
chọn; (v) Quyền được lắng nghe; (vi) Quyền được khiếu nại và bồi thường; (vii)
Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng; (viii) Quyền được có môi trường
sống lành mạnh và bền vững '.
- Chế định về hành vi thương mại không lành mạnh: chế định về hành vi
thương mại không lành mạnh là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật
về bảo vệ người tiêu dùng Chế định này xác định những dạng hành vi mà thông
` Cục quản lý cạnh tranh, Số tay công tác bảo vệ người tiêu dùng, NXB Chính trị quốc gia, 2006, tr 33.
Trang 40qua đó, người kinh doanh được coi là lạm dụng vị thế của mình đẻ làm hạn chế khả năng định đoạt một cách hợp lý của người tiêu dùng, từ đó người kinh doanh có thể thu lợi từ thiệt hại của người tiêu dùng Từ việc xác định các hành vi được coi là hành vị thương mại không lành mạnh, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
đưa ra những cơ chế nhất định để ngăn ngừa hoặc giúp người tiêu dùng khôi phục
quyền lợi khi bị thiệt hại bởi các hành vi thương mại không lành mạnh từ phía những nhà kinh doanh.
- Chế định về hợp dong tiêu dùng: ché định hợp đồng tiêu dùng không nằm ngoài các quy định chung của pháp luật về hợp đồng Tuy nhiên, xuất phát từ mối
quan hệ đặc thù giữa những người kinh doanh và người tiêu dùng, trong đó người
tiêu dùng có thé ở những vị thé nhất định cản trở họ thực hiện các quyền tự do
thoả thuận, tự do định đoạt, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng đưa ra những
quy định nhất định để trong trường hợp người tiêu dùng không có điều kiện thực
hiện đầy dủ quyền thoả thuận và định đoạt của mình thì các nội dung của hợp
đồng tiêu dùng vẫn sẽ được giải thích theo hướng đảm bảo một cách hợp lý lợi
ích chính đáng của người tiêu dùng.
- Chế định bảo hành cũng là một chế định tương đối đặc trưng trong hệ thông pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng Chế định này đòi hỏi người sản xuat, cung ứng san phẩm là hàng hoá trong một thời gian nhất định kẻ từ khi cung ứng
hàng hoá cho người tiêu dùng phải có trách nhiệm đổi hàng mới hoặc sửa chữa
nếu hàng hoá được mua không vận hành đúng theo yêu cầu mà sản phẩm phải
đáp ứng Để đảm bảo người kinh doanh tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ này, các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng sẽ đưa ra những ràng buộc để hạn chế
nhà kinh doanh đưa ra những biện pháp nhất định nhằm giảm thiểu hoặc lảng
tránh trách nhiệm bảo hành đối với hàng hoá đã cung cấp cho người tiêu dùng.
Mỗi ché định trong hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng đều thực
hiện vai trò bảo vệ người tiêu dùng ở các mức độ khác nhau Điểm chung của các chế định này là đều thực hiện vai trò bảo vệ người tiêu dùng trong mối quan hệ
trực tiếp với người cung cấp hàng hoá, dịch vụ Đây là điểm khác biệt cơ bản
33