1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

tạo ra cơ hội góp phần phát triển các doanh nghiệp niêm yết thành các doanh nghiệp có thương hiệu quốc tế lớn trong và ngoài nước, đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và phát triể

Trang 1

NGUYỄN TRƯỜNG THỌ

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨYĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Trang 2

NGUYỄN TRƯỜNG THỌ

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨYĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàngMã số: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS,TS DƯƠNG ĐĂNG CHINH

2 TS NGUYỄN THẾ THỌ

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và tài liệu trong Luận án là trung thực Tất cả những nội dung tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.

Hà Nội, ngàythángnăm 2018

Tác giả

Nguyễn Trường Thọ

Trang 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án3

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu4

4.3 Đánh giá chung về các nghiên cứu có liên quan và hướng nghiên cứu của luận án15

5 Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài16

Chương 1 LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY

1.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư chứng khoán và thị trường chứng khoán18

1.2 Chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán35

Trang 5

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về chính sách351.2.2 Những chính sách tác động đến đầu tư chứng khoán41

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán52

1.3.3 Nguồn cung hàng hóa và vấn đề xác định giá trị hàng hóa trên thị trường chứng khoán 55

1.4 Kinh nghiệm quốc tế trong chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán và bài học đối với

1.4.1 Kinh nghiệm của các nước về các chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán, phát triển thị

Chương 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Ở

2.1 Thực trạng đầu tư và phát triển thị trường chứng khoán65

2.1.1 Phát triển của thị trườngchứng khoán và quy mô đầu tư652.1.2 Tình hình thực hiện chức năng huy động vốn của thị trường chứng khoán80

2.2 Thực trạng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán87

2.2.2 Chính sách cổ phần hóa, tái cấu trúc doanh nghiệp1002.2.3 Chính sách thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài và kiều hối cho đầu tư chứng khoán102

2.3 Nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng quyết định của nhà đầu tư trên thị

2.4 Tồn tại, hạn chế của chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam thời gian qua

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CHỨNG

Trang 6

3.1 Định hướng và các quan điểm chính sách phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam142

3.1.1 Các quan điểm phát triển thị trường chứng khoán1423.1.2 Định hướng chính sách phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam144

3.2 Đề xuất hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán145

3.2.1 Hoàn thiện chính sách tăng cường nguồn vốn cho đầu tư chứng khoán1463.2.2 Hoàn thiện chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước1513.2.3 Hoàn thiện chính sách đối với các công ty chứng khoán và trung gian chứng khoán1543.2.4 Hoàn thiện chính sách thông tin trong đầu tư chứng khoán1553.2.5 Hoàn thiện chính sách đa dạng hoá đầu tư và chia sẻ rủi ro1583.2.6 Tăng cường quốc tế hoá thị trường tài chính trong nước và phát hành quốc tế1593.2.7 Hoàn thiện chính sách đối với công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm162

3.3 Điều kiện và lộ trình áp dụng các giải pháp162

3.3.1 Các điều kiện đầu tư và thị trường chứng khoán1623.3.2 Dấu hiệu hình thành các điều kiện và lộ trình áp dụng giải pháp170

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ175

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

APM (APT) Mô hình (lý thuyết) định giá chênh lệch (Arbitrage Pricing model hoặc Arbitrage Pricing Theory)

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

DNNN Doanh nghiệp nhà nước ETF Quỹ hoán đổi danh mục

FCFE Chiết khấu các dòng tiền tự do đối với vốn chủ sở hữu FCFE Dòng tiền tự do đối với vốn chủ sở hữu

FCFF Dòng tiền tự do đối với doanh nghiệp FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 7

IOSCO Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứngkhoán NAV Giá trị tài sản ròng (Net asset value)

OTC Giao dịch phi tập trung (over -the-counter)

Bảng 2.3- Mô hình hồi quy đầy đủ 12 biến độc lập (mô hình 1) 130 Bảng 2.4- Mô hình hồi quy sau khi đã loại bỏ ba biến rủi ro chính trị, rủi ro chính sách và rủi ro do tác động của thị trường chứng khoán quốc

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Biểu đồ 2.1- Số lượng công ty niêm yết (2007-2017) 65 Biểu đồ 2.2- Số lượng công ty niêm yết và giá trị vốn hóa 2007-2017 66 Biểu đồ 2.3 - Tương quan giữa số lượng công ty niêm yết và giá trị vốn hóa

Biểu đồ 2.4 - Số lượng tài khoản đầu tư chứng khoán 2007-2017 68 Biểu đồ 2.5- Số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước và nước

Biểu đồ 2.6- Số lượng tài khoản đầu tư tổ chức trong nước và nước ngoài 71 Biểu đồ 2.7- Số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài 72 Biểu đồ 2.8- Tổng giá trị giao dịch trên TTCK Việt nam 2009-2017 73 Biểu đồ 2.9- Chỉ số chứng khoán VN Index và HNX Index 75 Biểu đồ 2.10- Giá trị vốn hóa một số TTCK thế giới và Việt năm 2017 76 Biểu đồ 2.11- Tỷ lệ vốn hóa của TTCK Việt nam 2007-2017 77 Biểu đồ 2.12- Giá trị vốn hóa và VN Index TTCK Việt Nam 2007-2017 78 Biểu đồ 2.13- Giá trị vốn hóa và VN Index TTCK Việt Nam 2007-2017 78 Biểu đồ 2.14- Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài 2007-2017 79 Biểu đồ 2.15- Tổng vốn huy động trên TTCK và GDP (2007-2017) 80 Biểu đồ 2.16- Tương quan giữa tổng vốn huy động trên TTCK và GDP 81 Biểu đồ 2.17- Tỷ lệ lãi suất và VN Index 88 Biểu đồ 2.18- Tương quan giữa tỷ lệ lãi suất và VN Index 2007-2017 88 Biểu đồ 2.19 - Tỷ lệ tăng lượng cung tiền M2 và VN-Index 90 Biểu đồ 2.20- Tương quan giữa giá trị vốn hóa và tổng lượng cung tiền 92 Biểu đồ 2.21- Tương quan giữa tỷ lệ tăng cung tiền và VN Index 92 Biểu đồ 2.22- Tương quan chi NSNN và VN Index (2007-2017) 93 Biểu đồ 2.23- Chi đầu tư phát triển và VN Index (2007-2017) 94 Biểu đồ 2.24 - Tương quan chi đầu tư phát triển và Vn Index 95 Biểu đồ 2.25- Tương quan giữa mức chi và tỷ lệ chi trả nợ với VN Index 96 Biểu đồ 2.26- Tỷ giá bình quân và chỉ số VN-Index năm 2007-2017 98

Trang 9

Biểu đồ 2.27- Tỷ lệ tăng trưởng và lạm phát ở Việt nam 2007-2017 99 Biểu đồ 2.28- Số lượng DNNN cổ phần hóa giai đoạn 2011-2017 102 Biểu đồ 2.29- Tổng hợp giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài 103 Biểu đồ 2.30- Lượng kiều hối và VN Index 2007-2017 104 Biểu đồ 2.31- Tương quan giữa lượng kiều hối và Vn Index 105 Biểu đồ 2.32- Giá trị sản lượng công nghiệp và VN-Index 107 Biểu đồ 2.33- Tương quan giữa tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân năm và VN

Biểu đồ 2.34- Số lượng công ty chứng khoán 114

Trang 10

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 - Tổng số và cơ cấu tài khoản đầu tư chứng khoán

Phụ lục 2 - Một số chỉ tiêu chủ yếu của ttck việt nam 2007-2017 186 Phụ lục 3 - Tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt

Phụ lục 4 - Dự toán chi ngân sách trung ương theo lĩnh vực 188

Phụ lục 6 - Tổng mức vốn huy động trên thị trường chứng khoán

Phụ lục 7 - Chỉ số vn index, tỷ lệ lãi suất và lượng kiều hối

Phụ lục 8 - Số lượng các quỹ đầu tư trên TTCK đến 05/2018 192 Phụ lục 9 - Mục tiêu và thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế 193 Phụ lục 10 - Bảng câu hỏi điều tra đối với các nhà đầu tư 194

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Huy động tối đa các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay là một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách tài chính quốc gia Đồng thời, việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư nhằm phát huy các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cũng là một trong những chính sách quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đầu tư chứng khoán vừa là một hình thức huy động vốn, vừa là một hình thức đầu tư năng động và có hiệu quả.

Tổng giá trị vốn huy động qua thị trường chứng khoán (TTCK) giai đoạn 2007 - 2017 đạt mức 2.666 nghìn tỷ đồng Giá trị vốn đầu tư huy động trên TTCK đã đạt bình quân 6,7% GDP và đóng góp bình quân 23,6% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm, góp phần huy động nguồn vốn đầu tư gián tiếp tương đương với khoảng 124 tỷ USD, với mức huy động vốn đầu tư bình quân là 11,3 tỷ USD/ năm cho phát triển kinh tế ở Việt nam [Phụ lục 6].

Đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn nhằm cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm, TTCK đã trở thành kênh phân phối chính của hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) Tổng số vốn huy động trên TTCK thông qua đấu thầu trái phiếu chính phủ vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2017 đạt mức 2.010,3 nghìn tỷ đồng, đóng góp hàng năm với tỷ lệ 26,64% trong tổng chi NSNN [Phụ lục 6].

Một vai trò quan trọng nữa là việc TTCK đã thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đặc biệt là tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn ngân sách tại các DNNN và nâng cao tính công khai, minh bạch và làm tăng hiệu quả quản trị công ty Theo số liệu thống kê đến năm 2017, nhà nước đã tiến

Trang 12

đồng, trong đó, giai đoạn 2007-2017, TTCK đã tiến hành cổ phần hóa khoảng 3.378 DNNN, với số vốn thu về qua đấu giá cổ phần hóa trên TTCK là 223,4 nghìn tỷ đồng Thông qua TTCK, việc đấu thầu cổ phần hóa DNNN bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, đặc biệt đối với DNNN niêm yết với tổng tài sản tăng bình quân 12%/năm, tổng vốn chủ sở hữu tăng 16%/năm, lợi nhuận tăng khoảng 8,6% năm Tính minh bạch, quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết đã được tăng lên do áp dụng các chuẩn mực quản lý tài chính khi niêm yết, góp phần nâng cao tính minh bạch của cả nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang làm tốt vai trò là kênh thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) rất quan trọng cho đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế Toàn thị trường đã có 2.865 nhà đầu tư có tổ chức và 19.696 nhà đầu tư cá nhân tham gia, với trên 1,5 triệu tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài Hầu hết, các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân nước ngoài đều xuất phát từ các TTCK phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ tạo ra cơ hội góp phần phát triển các doanh nghiệp niêm yết thành các doanh nghiệp có thương hiệu quốc tế lớn trong và ngoài nước, đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững.

Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường của Việt nam đã có bước phát triển tăng trưởng nhanh và bền vững, theo đó, đầu tư chứng khoán và TTCK đã đạt đến mức độ phát triển mới Nhằm tạo định hướng cho việc đề ra các chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020 Đây được coi là chủ trương quan trong trong việc thiết lập bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống chính sách khuyến khích thu hút và thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt nam

Trang 13

Tuy nhiên, các chính sách hình thành và phát triển TTCK, chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư chứng khoán, chính sách tạo môi trường và hành lang pháp lý đầu tư, chính sách khuyến khích và thúc đẩy đầu tư, các quy định trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ với sự phát triển của đầu tư chứng khoán và TTCK trong giai đoạn đầu phát triển của TTCK đã bắt đầu bộc lộ những bất cập, cần được xem xét, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện, đảm bảo phù hợp với các quy luật vận động của thị trường Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán nhằm gia tăng nguồn vốn ổn định, dài hạn cho phát triển kinh tế và giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng là đòi hỏi hết sức cần thiết và cấp bách đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và phát triển TTCK trong giai đoạn hiện nay Để góp phần đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy đầu tư để đầu tư chứng khoán và TTCK đóng vai trò tương xứng của nó là huy động và thu hút và điều hòa các nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế

của đất nước, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu "Hoàn thiện chính sáchthúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam".

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư chứng khoán, phát triển thị trường chứng khoán và thực trạng chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán, đưa ra các đề xuất hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt nam.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

a) Tổng quan lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán

b) Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của thị trường chứng

Trang 14

giai đoạn 2007-2017, rút ra các vấn đề cần đề xuất hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt nam

c) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu đầu tư và chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán, thị trường chứng khoán và các giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

a) Phạm vi về đối tượng và nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi luận án này, tác giả chỉ đề cập đến các hình thức đầu tư thông qua các công cụ là các hàng hoá trên thị trường chứng khoán Các hình thức đầu tư trực tiếp, các hình thức tín dụng thu lãi suất và các hình thức đầu tư tài chính khác không thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận án.

b) Phạm vi không gian: Thị trường chứng khoán Việt Nam.

c) Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu phân tích, đánh giá hoạt động hoạt động đầu tư chứng khoán trong giai đoạn 2007 - 2017 Một số phân tích cần nhấn mạnh thể hiện tính quy luật có minh họa số liệu từ giai đoạn trước năm 2007.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp triết học biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch quy nạp để xử lý các số liệu, kết quả nghiên cứu.

Trang 15

b) Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp định tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư chứng khoán.

c) Luận án sử dụng các sơ đồ, bảng biểu và đồ thị để minh họa cho các số liệu để tăng tính trực quan và sức thuyết phục của luận án.

4 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư chứng khoán và chính sách tác động thúc đẩy đầu tư chứng khoán dưới nhiều khía cạnh khác nhau dưới dạng các bài báo, tạp chí, luận án nhưng có thể thấy có hai hướng chính là (1) Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư chứng khoán (2) Các chính sách kinh tế tác động tới đầu tư chứng khoán Cụ thể:

4.1.1 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư chứng khoán

Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư chứng khoán được các nhà nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau như hành vi cá nhân của nhà đầu tư, các yếu tố kinh tế vĩ mô, khả năng thanh khoản chứng khoán, giá và mức sinh lời của chứng khoán

Manuela Tvaronaviciene and Julija Michailova (2006) cho rằng giá chứng khoán là một trong yếu tố quyết định nhà đầu tư mua chứng khoán trên thị trường và bị tác động bởi các biến số kinh tế vĩ mô như: đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu chi ngân sách nhà nước, tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số giá hàng tiêu dùng và dịch vụ, lượng cung tiền M2, trung bình lợi nhuận của trái phiếu chính phủ và lạm phát [65].

Nghiên cứu của Shivangi Arora (2018) xác định có 4 nhân tố có tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán là: khả năng thị trường; an toàn; kỳ hạn; thuế Nghiên cứu cho rằng các nhà đầu tư chứng khoán tham gia trên thị trường chứng khoán sẽ lựa chọn mua bán những loại chứng khoán có kỳ hạn

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w