Giáo án - Bài giảng - Khoa học xã hội - Kinh Doanh - Business BƯỚC ĐÀU TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ VÀ VẢN CHƯƠNG CỦA THỤY AN TRƯỚC NĂM 1945 NGUYỄN MINH HUỆ''''’ - ĐÀO THỊ HẢI THANH''''’ Tóm tắt: Thụy An Lưu Thị Yến(1916-1989)lànữ nhà báo, nhà văn có vị trí quan trọng trong làng báo, làng vàn Việt Nam trước năm 1945. Bên cạnh tư cách vàn nhân với những tác phẩm được đánh giá vào hàng “xuất sắc của phụ nữ Việt Nam” (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại khi viết về bà), Thụy An còn hoạt động tích cực trong tư cách nhà báo khi làm chủ nhiệm hai tờ Đàn bà mới (1934-1937) tại Sài Gòn vầĐàn bà (1939-1945) tại Hà Nội. Tuy vậy, hoạt động báo chí và văn chuông của bà những năm 1930-1945 lại ít được các nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu. Khảo sát hai tờ báo Đàn bà mới và Đàn bà cũng như các sáng tác văn học tiêu biểu của Thụy An, bài viết bước đầu tái hiện hoạt động báo chí và văn chưong của bà, và thông qua đó đưa ra những đánh giá về đóng góp của Thụy An cho báo chí và văn chưong Việt Nam hiện đại. Từ khóa: Thụy An, Đàn bà mới, Đàn bà, báo chí phụ nữ, văn học nữ. Abstract: Thụy An Lưu Thị Yến (1916-1989) was a female journalist and literalist who held a crucial spot in the development of Vietnamese literacy during the time before the year of 1945. Not only being a writer, whose works have been appraised as “the most excellent ones written by a Vietnamese woman”, as argued by Vũ Ngọc Phan in his research “Nhà văn hiện đại” (Modem Writers); Thụy An is also a delicate journalist, given that she was in charge of two newspapers, which are - “Đàn bà mới” (New Women, 1934 - 1937) in Saigon and “Đàn bà” (Women 1939 - 1945) in Hanoi. However, Thụy An’s writing career from 1930- 1945 has not been paid attention by Vietnamese scholars. In examining her two newspapers and some of her other well-known works, this paper aims to reconstruct her journalist and literary career paths and assert her contribution to modem Vietnamese journalism and literature. Keywords: Thụy An, Đàn bà mới, Đàn bà, female journalism, female literature. 1. Thụy An tên thật là Lưu Thị Yến (1916-1989) quê gốc ở làng Hòa Xá, phủ ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (cũ) nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Thụy An có khiếu thơ văn, từ sớm đã có thơ đăng trên Nam Phong tạp chí. Năm 1934, lúc 18 tuổi, bà kết hôn với ông Bùi Nhung (1907-1987). Bùi Nhung (bút hiệu Băng Dương) là con cụ Tiến sĩ Bùi Thức, người Châu cầu, Phủ Lý, Hà Nam; em Phó bảng Bùi Kỷ và Bùi Thị Tuất (vợ của học giả Trần Trọng Kim). Thời gian này, Thụy An bắt đầu nghề báo, cùng chồng lập tuần báo Đàn bà (’>ThS. - Viện Văn học. Email: huewhgmail.com. (“’ThS. - Viện Văn học. Email: haithanhwhgmail.com. mới (1934-1947) ở Sài Gòn, đồng thời vẫn cộng tác với báo Phụ nữ tân văn và một số tờ báo khác. Năm 1938, bà ra Hà Nội chủ trương tờ Đàn bà (1939-1945). Bà làm nhiều thơ nhưng không in thành tập, chỉ đăng rải rác trên các báo. Bà cũng viết văn xuôi, nổi bật hơn cả là các truyện ngắn và truyện dài. Trong đó truyện dài Một linh hồn, in dài kì trên báo Đàn bà từ năm 1939, xuất bản thành sách năm 1940 1, tác phẩm thành công nhất của bà, được Vũ Ngọc Phan đánh giá là “tiểu thuyết xuất sắc nhất của phụ nữ Việt Nam” cho đến khi ông viết Nhà văn hiện đại 6, tr.205. 2. Từ thập niên 1930, số lượng phụ nữ Việt Nam tham gia vào đời sống báo chí và văn chương ngày càng đông đảo. Phụ Bước đầu tìm hiểu... 111 nữ cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Chính nhờ vào sự tăng tiến vai trò xã hội mà tiếng nói và ý kiến của phụ nữ bắt đầu được lắng nghe, được chú ý. Tuần báo Đàn bà mới (1934-1937) ra đời trong bối cảnh này, khi mà phụ nữ Việt Nam đã ít nhiều làm quen với đời sống xã hội hiện đại, thậm chí đã xuất hiện những phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội, nó khiến cho tờ báo sớm có được sự quan tâm chú ý của bạn đọc. Đàn bà mới ra số 1 ngày 1121934. Báo do Băng Dương sáng lập (directeur politique), Thụy An làm giám đốc kiêm chủ bút (directrice et rédactrice-en-chef), và Bùi Thị Hiến làm quản lí (administratrice). Trên trang nhất số 1, manchette được thiết kế ấn tượng: lồng trong tên báo là hình vẽ khuôn mặt ba phụ nữ đại diện cho nữ giới ba miền; ba chữ Đàn bà mới cũng được kết nối với nhau dưới một hàng dây điện - hình ảnh không chỉ nhấn vào tính chất hiện đại mà còn hàm ý tờ báo sẽ là sợi dây gắn nối phụ nữ ba miền. Đen số 8 - số Xuân 1935, bìa báo mang giao diện khác khi đưa hình vẽ ba khuôn mặt phụ nữ lên trên cùng, tách khỏi khung chữ in ĐÀN BÀ MỚI phía dưới. Từ sổ 25 trở đi, Đàn bà mới sử dụng manchette mới với phần họa tiết chìm do nữ họa sĩ Lê Thị Lựu cộng tác thiết kế. Giá báo đối với người “nước nhà” mồi số thường là 010 (10 xu), giá một năm báo là 500 (5 đồng), sáu tháng là 2.60 (2 đồng 60 xu), ba tháng là 1.35 (1 đồng 35 xu). Trong khi đó, giá với người “ngoại quốc” cao hơn với mức 1 năm 600, sáu tháng 3.50 (3 đồng 50 xu), ba tháng 2.00 (2 đồng). Đàn bà mới còn áp dụng hình thức tích điểm nhận quà đối với những độc giả thân thiết. Người mua báo chỉ cần cắt ô tích điểm có chữ “BON” ở góc dưới cùng bên trái trang 1 mỗi số báo, đủ 50 cái sẽ được bổn báo tặng “một cái vòng ngọc Iris của nhà Bijouterie Parisienne”. Lúc đầu, báo quán Đàn bà mới nằm trên đường Leman1 sau đổi qua số 43 đường Galliéni12. Khi đổi trụ sở qua đường Galliéni, Đàn bà mới cũng đổi ngày ra báo từ thứ Bấy sang thứ Hai hàng tuần. Lúc mới xuất bản, báo có dung lượng 16 trang, sau tăng lên 20 trang, rồi 28 trang, những số đặc biệt thì số trang tăng thêm (như số xuân 1935 có 40 trang). 1 Nay là đường Cao Bá Nhạ (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh). 2Nay là đường Trần Hưng Đạo (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh). Tiếp nối những tờ báo phụ nữ đi trước như Nữ giới chung (1918), Phụ nữ tân văn (1929-1935), Đàn bà mới của Thụy An vừa có những điểm chung vừa mang những dấu ấn riêng trong công cuộc đấu tranh vì quyền phụ nữ và nữ quyền. Trang nhất Đàn bà mới số 1 có hí họa giới nữ gánh, bê gạch vữa và xây tường với lời chú: “Chị em chúng tôi xây nền đắp móng”. Bài xã thuyết in dạng khung nhỏ giữa trang báo chạy nối tiếp suốt 14 trang do Thụy An chấp bút giải thích rõ vì sao lại chọn tên báo là Đàn bà mới. Trong quan niệm của Thụy An: “Đem một vật gì đã có, phá hoại đi, thay cái khác vào tức là làm một sự mới. Đem một vật có sẵn rồi, sửa đi là mới. Tìm được cái lạ là mới... Suy rộng ra tấn bộ tức là mới, mà thoái bộ cũng lại là mới... Đại khái chữ mới như thế, nay đem nó ghép vô người, người Đàn bà Việt Nam, tức là tạo ra Đàn bà mới. Song cái mới chưa hẳn đã phải là cái hay, cái hoàn toàn, thì người Đàn bà mới không nhắm mắt theo điều mới, làm sự mới, tìm cái mới. Trước khi theo, làm, tìm, người Đàn bà phải lựa chọn cái mới thích hiệp với mình, với xã hội mình để điều hòa, gây dựng cuộc đời cua mình 112 NGHIÊN CỬU VĂN HỌC, số 6-2022 và của những người chung quanh mình” (Đàn bà mới, số 1 (1121934), tr. 1,2,3). Theo đuổi mục đích đó, Đàn bà mới “không có ý gây dựng cuộc xung đột giữa đàn ông và Đàn bà” mà chỉ “muốn sửa bỏ những tục hủ bại cũ, phá những cái mới lố lăng...”, từ đó mà “quyết đánh đổ hết sức những phản nghịch, do cái dư luận bất chánh, hoặc cái luân lý thiên vị khư khư đứng một chồ định ngăn cản, không chịu theo sự tiến bộ, trong tư tưởng và cuộc sanh hoạt của Đàn bà mới, người mới, đời mới” (Đàn bà mới, số 1 (1121934), tr. 11,13). Với quan niệm “trời sanh ra hai giống cái, đực, không phải là để phản nghịch nhau, mà chính là để điều hòa với nhau” (Đàn bà mới, số 1 (1121934), tr. 11), Thụy An tin tưởng rằng “cùng cha, anh, chồng, bạn, Đàn bà mới tiến theo lý tánh, sự công bằng và lòng nhân đạo, cái đặc điểm tối cao trong tình cảm của người Đàn bà” (Đàn bà mới, số 1 (1121934), tr, 14). Trong một tuyên ngôn khác, bài “Kính cáo các bạn” in trang trọng ở trang nhất xác định tôn chỉ của tờ báo là: “tán thành, khuyến khích công cuộc tiến thủ của chị em trên đường “hay”, “phải” và vận động cho quyền lợi chị em được xứng đáng, thích hiệp với đời mới”, “suy xét với chị em chỗ hèn kém, chồ thiệt thòi nào cần phải thay đổi, phải phản đối trước” (Đàn bà mới, số 1 (1121934), tr.l). Vì đó, Đàn bà mới ra đời, tự xác định “bổn phận” của nó sẽ là “cái trường để chị em cùng nhau học hỏi và bàn luận ý kiến”. Thậm chí, “tôn chỉ của Đàn bà mới rộng hon nữa, nó là cơ quan ngôn luận chung của tất cả các bạn trai gái” (Đàn bà mới, số 1 (1121934), tr.l). Với tính chất của một tờ báo dư luận, sử dụng “một lối văn giản dị”, Đàn bà mới muốn “bàn luận” “tất cả những vấn đề chỉ, những sự chỉ xảy ra, có can hệ tới cuộc sanh hoạt về tinh thần và vật chất”, nội dung của tờ báo vượt ra ngoài khuôn khổ của một tờ báo của đàn bà, thảo luận các vấn đề của đàn bà. Xu thế này càng ngày càng rõ rệt, thậm chí, trong số Xuân 1937, dưới bài “Cùng ông toàn quyền Brévié”, Đàn bà mới đăng thêm lời tái bút thẳng thắn xác nhận rằng “người ‘đàn bà mới’ cần phải biết chánh trị, và như con một nhà thấy cái nhà bị đổ ai không có nguyện vọng: nâng đỡ, sửa sang lại Bao giờ nguyện vọng chung đạt, ta sẽ nói tới nguyện vọng riêng, có muộn gì” (Đàn bà mới, số Xuân 1937 (1011937), tr.4). Vì thế, các bỉnh bút trên báo, ngoài những cái tên nữ tính: Thụy An, Bích Mai, Diệu Trinh, Thu Vân, Thu Linh, Mỹ Lệ, Như Băng,... thường xuyên viết về vấn đề phụ nữ, còn có sự hiện diện của những người làm báo quen tên như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Ngô Tất Tố, Tế Xuyên,... Tác phẩm Phật giáo của Trần Trọng Kim xuất bản sau này được xuất phát từ chính những bài viết đã đăng dài kì trên Đàn bà mới (từ số 17 (1341935) đến số 27 (171935). Ngoài ra, nhiều biên khảo về tư tưởng, lịch sử, văn hóa xã hội khác cũng xuất hiện thường xuyên trên Đàn bà mới. Tuy vậy, vấn đề phụ nữ Việt Nam vẫn giữ vị trí trọng tâm trong tờ báo, thể hiện ở tần suất bài và nội dung bàn luận bao quát nhiều khía cạnh cuộc sống của chị em. Đàn bà mới sớm có ý thức đòi quyền chính trị cho nữ giới nước nhà, như qua loạt bài Thụy An đòi quyền bầu cử cho chị em: Cuộc tuyến cử Hội đồng Quản hạt sắp tới - Chị em hãy đòi cho được quyền bỏ thăm (số 10), Những điều cản trở không cho chị em quyền bầu cử và ứng cử (số 11), Chúng ta hãy bỏ thăm cách gián tiếp (số 12),... Đàn bà mới không quên quyền sống của người phụ nữ bằng việc đăng tải những phóng sự điều tra phản ánh chân thực đời sống vất Bước đầu tìm hiêu... 113 vả, khổ cực của phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ. Đồng thời, Đàn bà mới cũng dành sự quan tâm cho những phụ nữ may mắn được tiếp cận với văn minh hiện đại. Tờ báo đăng tải nhiều bài viết bổ trợ kiến thức về sức khỏe, thai giáo; các bài viết thường thức thường thức về nữ công gia chánh. Đàn bà mới cũng mở ra chuyên mục “trưng cầu ý kiến” làm diễn đàn cho chị em bày tỏ và trao đối ý kiến cá nhân về những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, cũng như những tâm tư, nguyện vọng thầm kín của chị em. Tờ báo cũng sớm mở ra “Trương nhi đồng” (từ số 2) do Diệu Trinh phụ trách, đăng các câu chuyện cho trẻ em: Em dối anh, anh gạt em (số 3), Cây sảo thần (số 4), Truyện nàng sẻmẻlé (số 6), Lịch sử trái dưa đỏ (số 9),...cùng nhiều thơ ngụ ngôn có ý nghĩa triết lí giáo dục,... như một cách thức bổ trợ tri thức về giáo dục thiếu niên nhi đồng cho các bậc làm cha mẹ. Có một điều đáng chú ý là, như chủ trương được ngầm thể hiện trên manchette số ra mắt, Đàn bà mới dành sự quan tâm cho các hoạt động của phụ nữ khắp ba miền bằng việc mở ra mục “Chuyện Hà thành” (từ số 9) và “Trương Trung Kỳ” (từ số 32). Vì thế mà những vấn đề đang được thảo luận sôi nổi ở Bắc và Trung Kỳ, như nạn phụ nữ tự sát, vấn đề mãi dâm, vấn đề phụ nữ lao động, hay phong trào cải cách y phục phụ nữ, cũng được hiện diện và thảo luận trên Đàn bà mới. Như mọi tờ báo đương thời, Đàn bà mới cũng dành không gian để đăng tải sáng tác văn chương. Thụy An phô bày khiếu thơ với nhiều bài đăng trong mục “Điệu dờn tâm”, còn Băng Dương chuyên về dịch thơ Pháp. Tờ báo cũng đăng truyện dài kì (Tôi làm bồi tàu của Hải Long, từ số 1 đến số 11; Thủy chung của Băng Dương, từ số 1 đến số 68, Cô độc của Thụy An, từ số 38 đến số 69;...). Tuy vậy, mảng văn thơ của báo không đặc sắc. Trong khi đó, hòa vào xu thế hiện đại hóa xã hội theo hình mẫu Âu Tây, Đàn bà mới sớm mở mục “chớp bóng” để giới thiệu về điện ảnh thế giới, trở thành chuyên mục mới mẻ và hấp dẫn trên tờ báo. 3. Những năm cuối thập niên 1930, Thụy An chuyển từ Sài Gòn ra Hà Nội. Ở đây, bà chủ trương tuần báo Đàn bà thế vào chỗ tuần báo Đàn bà mới bị đình bản từ năm 1937. Đàn bà ra số 1 ngày 24 tháng 3 năm 1939, trên manchette không ghi danh bộ biên tập, chỉ ở chân trang cuối, phần thường ghi thông tin nhà in và người chịu trách nhiệm xuất bản, mới có thông tin Thụy An là người quản lí (La Gérante: Lưu Thị Yến dite Thụy An). Trên trang nhất, manchette được thiết kế giản dị, với tên báo Đàn bà để chữ thường in đậm, phía dưới chạy hàng chữ “Tuần báo xuất bản ngày thứ Sáu - Năm thứ Nhất - số 1 - 24 Mars 1939” bằng chữ in hoa. Góc trên cùng bên phải có khung ghi giá báo (008) và địa chỉ tòa soạn, tại số 76 Wiele , Hà Nội; đồng thời cũng thông tin về đại lí đứng ra nhận đăng quảng cáo trên báo ở Nam Kỳ (M. Te Xuyên 85, Boresse, Sài Gòn). Báo dàn trang bốn cột, trình bày phần đầu của Mẩy lời tuyên bố, thông báo với độc giả về chủ trương ra báo và phần đàu bài Trở lại làm nghiêm, nhắc nhở chị em không nên sa đà vào phong trào “vui vẻ, trẻ trung” mà nên quay lại với chức phận của mình. Còn lại là hình vẽ thiếu nữ thổi sáo và in bài thơ Dở dang của Phi Yến . Trong năm đầu 1 1 1 Từ số thứ 2, mục thơ không xuất hiện ở trang nhất mà được in rải rác kèm các bài thuộc chuyên mục khác. Trang đầu chi còn 1 hoặc 2 bài tin tức thời sự hoặc xã luận. Trong số thứ 2, trang 6 có giới thiệu bút danh của một số cây viết: Mmes Lư Khê tức Nguyễn Thị Kiêm, Nguyễn Đức Nguyên tức Phan Thị Nga, Băng Dương tức Thụy An. 114 NGHIÊN CỬU VĂN HỌC, SỐ 6-2022 tiên (1939), báo in 16 trang. Từ năm 1940, do tình hình giấy in khó khăn, báo giảm còn 12 trang, có số còn có 8 trang (số 63, 571940), về sau có thời gian báo trở lại in 16 trang và có sự điều chỉnh về cách dàn trang. Giá báo một năm ban đầu là 400, ngoại quốc và chính phủ đồng giá 800, về sau có tăng thêm nhiều lần, đến tháng 111944, giá báo tăng đến 050 mồi số. số cuối cùng (số 302-302, 791945) - số đặc biệt chào mừng “ngày Độc lập” gồm hai trang khổ rộng, đăng tin Báo Đàn bà tạm nghỉ để “dọn một đường đi, định một tôn chỉ rộng rãi hcm cho tờ Đàn bà để có thể dự phần đào tạo một tinh thần mới cho phụ nữ Việt Nam ta” cho phù hợp với tình thế hiện thời của nước nhà. So với Đàn bà mới, tôn chỉ của tờ Đàn bà đột ngột có thay đổi, khi Thụy An nhấn mạnh vào việc tờ báo này sẽ chủ yếu riêng dành cho phụ nữ. Trong Mấy lời tuyên bổ, được in trên cả ba số đầu tiên, Thụy An tin tưởng rằng tờ báo ra đời lúc này là “rất họp với nguyện vọng của phần đông phụ nữ”. Bởi vì theo bà, “các chị ấy đang cần có một tờ báo riêng cho mình. Một tờ báo mà khi đọc tới, các chị tưởng nhận được cả tâm tư mình, một tờ báo các chị có thể tin yêu được như một người bạn thân tín trung thành” (Đàn bà, số 1 (2431939), tr.l). Vì sao vậy? Bà giải thích, bởi “không phải bất cứ tờ báo nào mệnh danh là báo Phụ nữ cũng có thể làm thỏa mãn được những điều yêu sách rất chính đáng ấy của các chị, vì một lẽ rất giản dị là phần nhiều chủ trương bởi những nhà viết báo đàn ông, những tờ báo ấy không ‘hiểu’ người đàn bà mấy”, còn bởi “chỉ tấm lòng của một người đàn bà mới hiểu được lòng người đàn bà với tất cả những nồi ưu tư, những điều mong ước mà thôi” (Đàn bà, số 1 (2431939), tr.l). Rõ ràng, sự trưởng thành của phụ nữ và sự nở rộ của phong trào phụ nữ Việt Nam lúc này đã tác động đến quan niệm đấu tranh cho quyền phụ nữ và nữ quyền. Nó lí giải cho bước ngoặt trong chủ trương báo chí của Thụy An, khi muốn gây dựng tờ báo như là một cơ quan ngôn luận, đại diện cho tâm tư tình cảm, nói lên nguyện vọng của phụ nữ - tiếng nói xuất phát từ bản thể nữ giới, khác biệt với những tiếng nói “giả giọng” từ những tờ báo đương thời. Vì vậy, với Đàn bà, Thụy An “đã có ý lập một tòa soạn do các chị em viết báo chủ trương”, “nếu có vài bạn bên nam giới giúp việc thì chỉ là để giúp những mục thông thường” và quan trọng hơn “những bạn ấy xưa nay cũng đã có suy nghĩ và kinh nghiệm về nhiều vấn đề phụ nư” (Đàn bà, so 1 (2431939), tr.l). về việc tổ chức bài vở, trang đầu của báo Đàn bà thường dành riêng cho mục xã luận đăng tải những bàn luận về những vấn đề gần gũi với chị em, tuy nhiên cũng có nhiều bài mang tính thời sự, nhất là trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ Hai đang đến gần. Từ số 8 (1251939), trang 2 được dành riêng cho mục Chuyện riêng do Thu Linh phụ trách. Mục này ban đầu chỉ gồm những lời khuyên ngắn, sau chuyển sang hình thức hỏi - đáp về những vấn đề thường gặp trong đời sống hàng ngày, cách ứng xử, giải quyết mâu thuẫn vợ chồng, con cái, bạn bè,... Các mục liên quan đến việc nữ công cũng chiếm dung lượng đáng kể và khá phong phú: Việc trong nhà chuyên đăng những mẹo vặt giúp ích cho chị em trong công việc hàng ngày; Đường kim mũi chỉ trình bày các kĩ thuật may vá, từ thô sơ nhất như khâu, đột,... cho đến cách làm một sản phẩm hoàn chỉnh: quần, áo, váy hay cả rèm cửa; Gia chánh hướng dẫn cách làm thế nào để có được một bữa Bước đầu tì...
Trang 1BƯỚC ĐÀU TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ VÀ
NGUYỄN MINH HUỆ'*’ - ĐÀO THỊ HẢI THANH'**’
Tóm tắt: Thụy An Lưu Thị Yến(1916-1989)lànữ nhà báo, nhà văn có vị trí quan trọng trong làng báo, làng vàn Việt Nam trước năm 1945 Bên cạnh tư cách vàn nhân với những tác phẩm được đánh giá vào hàng “xuất sắc của phụ nữ Việt Nam” (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại khi viết về bà), Thụy An còn hoạt động tích cực trong tư cách nhà báo khi làm chủ nhiệm hai tờ Đàn
bà mới (1934-1937) tại Sài Gòn vầĐàn bà (1939-1945) tại Hà Nội Tuy vậy, hoạt động báo chí và văn chuông của bà những năm 1930-1945 lại ít được các nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu Khảo sát hai tờ báo Đàn bà mới và Đàn bà cũng như các sáng tác văn học tiêu biểu của Thụy An, bài viết bước đầu tái hiện hoạt động báo chí và văn chưong của bà, và thông qua đó đưa ra những đánh giá về đóng góp của Thụy An cho báo chí và văn chưong Việt Nam hiện đại.
Từ khóa: Thụy An, Đàn bà mới, Đàn bà, báo chí phụ nữ, văn học nữ.
Abstract: Thụy An Lưu Thị Yến (1916-1989) was a female journalist and literalist who held
a crucial spot in the development of Vietnamese literacy during the time before the year of 1945 Not only being a writer, whose works have been appraised as “the most excellent ones written by
a Vietnamese woman”, as argued by Vũ Ngọc Phan in his research “Nhà văn hiện đại” (Modem Writers); Thụy An is also a delicate journalist, given that she was in charge of two newspapers, which are - “Đàn bà mới” (New Women, 1934 - 1937) in Saigon and “Đàn bà” (Women 1939 - 1945) in Hanoi However, Thụy An’s writing career from 1930- 1945 has not been paid attention by Vietnamese scholars In examining her two newspapers and some of her other well-known works, this paper aims
to reconstruct her journalist and literary career paths and assert her contribution to modem Vietnamese journalism and literature.
Keywords: Thụy An, Đàn bà mới, Đàn bà, female journalism, female literature.
1 Thụy An tên thật là Lưu Thị Yến
(1916-1989) quê gốc ở làng Hòa Xá, phủ
ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (cũ) nhưng sinh
ra và lớn lên tại Hà Nội Thụy An có khiếu
thơ văn, từ sớm đã có thơ đăng trên Nam
Phong tạp chí Năm 1934, lúc 18 tuổi, bà
kết hôn với ông Bùi Nhung (1907-1987)
Bùi Nhung (bút hiệu Băng Dương) là con
cụ Tiến sĩ Bùi Thức, người Châu cầu,
Phủ Lý, Hà Nam; em Phó bảng Bùi Kỷ và
Bùi Thị Tuất (vợ của học giả Trần Trọng
Kim) Thời gian này, Thụy An bắt đầu
nghề báo, cùng chồng lập tuần báo Đàn bà
(’>ThS - Viện Văn học.
Email: huewh@gmail.com.
(“’ThS - Viện Văn học.
Email: haithanhwh@gmail.com
mới (1934-1947) ở Sài Gòn, đồng thời vẫn cộng tác với báo Phụ nữ tân văn và một
số tờ báo khác Năm 1938, bà ra Hà Nội chủ trương tờ Đàn bà (1939-1945) Bà làm nhiều thơ nhưng không in thành tập, chỉ đăng rải rác trên các báo Bà cũng viết văn xuôi, nổi bật hơn cả là các truyện ngắn
và truyện dài Trong đó truyện dài Một
linh hồn, in dài kì trên báo Đàn bà từ năm
1939, xuất bản thành sách năm 1940 [1], tác phẩm thành công nhất của bà, được Vũ Ngọc Phan đánh giá là “tiểu thuyết xuất sắc nhất của phụ nữ Việt Nam” cho đến khi ông viết Nhà văn hiện đại [6, tr.205].
2 Từ thập niên 1930, số lượng phụ nữ Việt Nam tham gia vào đời sống báo chí
và văn chương ngày càng đông đảo Phụ
Trang 2Bước đầu tìm hiểu 111
nữ cũng tích cực tham gia các hoạt động
xã hội Chính nhờ vào sự tăng tiến vai trò
xã hội mà tiếng nói và ý kiến của phụ nữ
bắt đầu được lắng nghe, được chú ý Tuần
báo Đàn bà mới (1934-1937) ra đời trong
bối cảnh này, khi mà phụ nữ Việt Nam đã
ít nhiều làm quen với đời sống xã hội hiện
đại, thậm chí đã xuất hiện những phụ nữ
tham gia các hoạt động xã hội, nó khiến
cho tờ báo sớm có được sự quan tâm chú
ý của bạn đọc
Đàn bà mới ra số 1 ngày 1/12/1934
Báo do Băng Dương sáng lập (directeur
politique), Thụy An làm giám đốc kiêm chủ
bút (directrice et rédactrice-en-chef), và
Bùi Thị Hiến làm quản lí (administratrice)
Trên trang nhất số 1, manchette được thiết
kế ấn tượng: lồng trong tên báo là hình vẽ
khuôn mặt ba phụ nữ đại diện cho nữ giới
ba miền; ba chữ Đàn bà mới cũng được
kết nối với nhau dưới một hàng dây điện -
hình ảnh không chỉ nhấn vào tính chất hiện
đại mà còn hàm ý tờ báo sẽ là sợi dây gắn
nối phụ nữ ba miền Đen số 8 - số Xuân
1935, bìa báo mang giao diện khác khi đưa
hình vẽ ba khuôn mặt phụ nữ lên trên cùng,
tách khỏi khung chữ in ĐÀN BÀ MỚI phía
dưới Từ sổ 25 trở đi, Đàn bà mới sử dụng
manchette mới với phần họa tiết chìm do
nữ họa sĩ Lê Thị Lựu cộng tác thiết kế
Giá báo đối với người “nước nhà” mồi
số thường là 0$10 (10 xu), giá một năm
báo là 5$00 (5 đồng), sáu tháng là 2.60 (2
đồng 60 xu), ba tháng là 1.35 (1 đồng 35
xu) Trong khi đó, giá với người “ngoại
quốc” cao hơn với mức 1 năm 6$00, sáu
tháng 3.50 (3 đồng 50 xu), ba tháng 2.00
(2 đồng) Đàn bà mới còn áp dụng hình
thức tích điểm nhận quà đối với những
độc giả thân thiết Người mua báo chỉ cần
cắt ô tích điểm có chữ “BON” ở góc dưới
cùng bên trái trang 1 mỗi số báo, đủ 50 cái
sẽ được bổn báo tặng “một cái vòng ngọc Iris của nhà Bijouterie Parisienne” Lúc đầu, báo quán Đàn bà mới nằm trên đường Leman1 sau đổi qua số 43 đường Galliéni12 Khi đổi trụ sở qua đường Galliéni, Đàn bà
mới cũng đổi ngày ra báo từ thứ Bấy sang thứ Hai hàng tuần Lúc mới xuất bản, báo
có dung lượng 16 trang, sau tăng lên 20 trang, rồi 28 trang, những số đặc biệt thì
số trang tăng thêm (như số xuân 1935 có
40 trang)
1 Nay là đường Cao Bá Nhạ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) 2Nay là đường Trần Hưng Đạo (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Tiếp nối những tờ báo phụ nữ đi trước như Nữ giới chung (1918), Phụ nữ tân văn (1929-1935), Đàn bà mới của Thụy
An vừa có những điểm chung vừa mang những dấu ấn riêng trong công cuộc đấu tranh vì quyền phụ nữ và nữ quyền Trang
nhất Đàn bà mới số 1 có hí họa giới nữ
gánh, bê gạch vữa và xây tường với lời chú: “Chị em chúng tôi xây nền đắp móng” Bài xã thuyết in dạng khung nhỏ giữa trang báo chạy nối tiếp suốt 14 trang
do Thụy An chấp bút giải thích rõ vì sao lại chọn tên báo là Đàn bà mới Trong
quan niệm của Thụy An: “Đem một vật
gì đã có, phá hoại đi, thay cái khác vào tức là làm một sự mới Đem một vật có sẵn rồi, sửa đi là mới Tìm được cái lạ là mới Suy rộng ra tấn bộ tức là mới, mà thoái bộ cũng lại là mới Đại khái chữ mới như thế, nay đem nó ghép vô người, người Đàn bà Việt Nam, tức là tạo ra Đàn
bà mới. Song cái mới chưa hẳn đã phải
là cái hay, cái hoàn toàn, thì người Đàn
bà mới không nhắm mắt theo điều mới, làm sự mới, tìm cái mới Trước khi theo,
làm, tìm, người Đàn bà phải lựa chọn cái
mới thích hiệp với mình, với xã hội mình
để điều hòa, gây dựng cuộc đời cua mình
Trang 3112 NGHIÊN CỬU VĂN HỌC, số 6-2022
và của những người chung quanh mình”
(Đàn bà mới, số 1 (1/12/1934), tr 1,2,3)
Theo đuổi mục đích đó, Đàn bà mới
“không có ý gây dựng cuộc xung đột giữa
đàn ông và Đàn bà” mà chỉ “muốn sửa bỏ
những tục hủ bại cũ, phá những cái mới lố
lăng ”, từ đó mà “quyết đánh đổ hết sức
những phản nghịch, do cái dư luận bất
chánh, hoặc cái luân lý thiên vị khư khư
đứng một chồ định ngăn cản, không chịu
theo sự tiến bộ, trong tư tưởng và cuộc
sanh hoạt của Đàn bà mới, người mới,
đời mới” (Đàn bà mới, số 1 (1/12/1934),
tr 11,13) Với quan niệm “trời sanh ra hai
giống cái, đực, không phải là để phản
nghịch nhau, mà chính là để điều hòa với
nhau” (Đàn bà mới, số 1 (1/12/1934),
tr 11), Thụy An tin tưởng rằng “cùng cha,
anh, chồng, bạn, Đàn bà mới tiến theo lý
tánh, sự công bằng và lòng nhân đạo, cái
đặc điểm tối cao trong tình cảm của người
Đàn bà” (Đàn bà mới, số 1 (1/12/1934),
tr, 14) Trong một tuyên ngôn khác, bài
“Kính cáo các bạn” in trang trọng ở trang
nhất xác định tôn chỉ của tờ báo là: “tán
thành, khuyến khích công cuộc tiến thủ
của chị em trên đường “hay”, “phải” và
vận động cho quyền lợi chị em được xứng
đáng, thích hiệp với đời mới”, “suy xét
với chị em chỗ hèn kém, chồ thiệt thòi nào
cần phải thay đổi, phải phản đối trước”
(Đàn bà mới, số 1 (1/12/1934), tr.l) Vì
đó, Đàn bà mới ra đời, tự xác định “bổn
phận” của nó sẽ là “cái trường để chị em
cùng nhau học hỏi và bàn luận ý kiến”
Thậm chí, “tôn chỉ của Đàn bà mới rộng
hon nữa, nó là cơ quan ngôn luận chung
của tất cả các bạn trai gái” (Đàn bà mới,
số 1 (1/12/1934), tr.l)
Với tính chất của một tờ báo dư luận,
sử dụng “một lối văn giản dị”, Đàn bà
mới muốn “bàn luận” “tất cả những vấn
đề chỉ, những sự chỉ xảy ra, có can hệ tới
cuộc sanh hoạt về tinh thần và vật chất”, nội dung của tờ báo vượt ra ngoài khuôn khổ của một tờ báo của đàn bà, thảo luận các vấn đề của đàn bà Xu thế này càng ngày càng rõ rệt, thậm chí, trong số Xuân
1937, dưới bài “Cùng ông toàn quyền Brévié”, Đàn bà mới đăng thêm lời tái bút thẳng thắn xác nhận rằng “người ‘đàn bà mới’ cần phải biết chánh trị, và như con một nhà thấy cái nhà bị đổ ai không có nguyện vọng: nâng đỡ, sửa sang lại! Bao giờ nguyện vọng chung đạt, ta sẽ nói tới nguyện vọng riêng, có muộn gì” (Đàn bà
mới, số Xuân 1937 (10/1/1937), tr.4) Vì thế, các bỉnh bút trên báo, ngoài những cái tên nữ tính: Thụy An, Bích Mai, Diệu Trinh, Thu Vân, Thu Linh, Mỹ Lệ, Như Băng, thường xuyên viết về vấn đề phụ
nữ, còn có sự hiện diện của những người làm báo quen tên như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Ngô Tất Tố, Tế Xuyên, Tác
phẩm Phật giáo của Trần Trọng Kim xuất
bản sau này được xuất phát từ chính những bài viết đã đăng dài kì trên Đàn bà mới (từ
số 17 (13/4/1935) đến số 27 (1/7/1935) Ngoài ra, nhiều biên khảo về tư tưởng, lịch sử, văn hóa xã hội khác cũng xuất hiện thường xuyên trên Đàn bà mới.
Tuy vậy, vấn đề phụ nữ Việt Nam vẫn giữ vị trí trọng tâm trong tờ báo, thể hiện
ở tần suất bài và nội dung bàn luận bao quát nhiều khía cạnh cuộc sống của chị
em Đàn bà mới sớm có ý thức đòi quyền chính trị cho nữ giới nước nhà, như qua loạt bài Thụy An đòi quyền bầu cử cho chị em:
Cuộc tuyến cử Hội đồng Quản hạt sắp tới - Chị em hãy đòi cho được quyền bỏ thăm (số
10), Những điều cản trở không cho chị em quyền bầu cử và ứng cử (số 11), Chúng ta hãy bỏ thăm cách gián tiếp (số 12), Đàn
bà mới không quên quyền sống của người phụ nữ bằng việc đăng tải những phóng sự điều tra phản ánh chân thực đời sống vất
Trang 4Bước đầu tìm hiêu 113
vả, khổ cực của phụ nữ Việt Nam lúc bấy
giờ Đồng thời, Đàn bà mới cũng dành sự
quan tâm cho những phụ nữ may mắn được
tiếp cận với văn minh hiện đại Tờ báo đăng
tải nhiều bài viết bổ trợ kiến thức về sức
khỏe, thai giáo; các bài viết thường thức
thường thức về nữ công gia chánh Đàn bà
mới cũng mở ra chuyên mục “trưng cầu ý
kiến” làm diễn đàn cho chị em bày tỏ và
trao đối ý kiến cá nhân về những vấn đề nảy
sinh trong cuộc sống hàng ngày, cũng như
những tâm tư, nguyện vọng thầm kín của
chị em Tờ báo cũng sớm mở ra “Trương
nhi đồng” (từ số 2) do Diệu Trinh phụ trách,
đăng các câu chuyện cho trẻ em: Em dối
anh, anh gạt em (số 3), Cây sảo thần (số
4), Truyện nàng sẻmẻlé (số 6), Lịch sử trái
dưa đỏ (số 9), cùng nhiều thơ ngụ ngôn
có ý nghĩa triết lí giáo dục, như một cách
thức bổ trợ tri thức về giáo dục thiếu niên
nhi đồng cho các bậc làm cha mẹ Có một
điều đáng chú ý là, như chủ trương được
ngầm thể hiện trên manchette số ra mắt,
Đàn bà mới dành sự quan tâm cho các hoạt
động của phụ nữ khắp ba miền bằng việc
mở ra mục “Chuyện Hà thành” (từ số 9) và
“Trương Trung Kỳ” (từ số 32) Vì thế mà
những vấn đề đang được thảo luận sôi nổi
ở Bắc và Trung Kỳ, như nạn phụ nữ tự sát,
vấn đề mãi dâm, vấn đề phụ nữ lao động,
hay phong trào cải cách y phục phụ nữ,
cũng được hiện diện và thảo luận trên Đàn
bà mới.
Như mọi tờ báo đương thời, Đàn bà
mới cũng dành không gian để đăng tải
sáng tác văn chương Thụy An phô bày
khiếu thơ với nhiều bài đăng trong mục
“Điệu dờn tâm”, còn Băng Dương chuyên
về dịch thơ Pháp Tờ báo cũng đăng truyện
dài kì (Tôi làm bồi tàu của Hải Long, từ số
1 đến số 11; Thủy chung của Băng Dương,
từ số 1 đến số 68, Cô độc của Thụy An, từ
số 38 đến số 69; ) Tuy vậy, mảng văn
thơ của báo không đặc sắc Trong khi đó, hòa vào xu thế hiện đại hóa xã hội theo hình mẫu Âu Tây, Đàn bà mới sớm mở
mục “chớp bóng” để giới thiệu về điện ảnh thế giới, trở thành chuyên mục mới mẻ và hấp dẫn trên tờ báo
3 Những năm cuối thập niên 1930, Thụy An chuyển từ Sài Gòn ra Hà Nội
Ở đây, bà chủ trương tuần báo Đàn bà
thế vào chỗ tuần báo Đàn bà mới bị đình bản từ năm 1937 Đàn bà ra số 1 ngày 24 tháng 3 năm 1939, trên manchette không ghi danh bộ biên tập, chỉ ở chân trang cuối, phần thường ghi thông tin nhà in và người chịu trách nhiệm xuất bản, mới có thông tin Thụy An là người quản lí (La Gérante: Lưu Thị Yến dite Thụy An) Trên trang nhất, manchette được thiết kế giản dị, với tên báo Đàn bà để chữ thường in đậm, phía dưới chạy hàng chữ “Tuần báo xuất bản ngày thứ Sáu - Năm thứ Nhất - số 1 - 24 Mars 1939” bằng chữ in hoa Góc trên cùng bên phải có khung ghi giá báo (0$08) và địa chỉ tòa soạn, tại số 76 Wiele , Hà Nội; đồng thời cũng thông tin về đại lí đứng ra nhận đăng quảng cáo trên báo ở Nam Kỳ (M Te Xuyên 85, Boresse, Sài Gòn) Báo dàn trang bốn cột, trình bày phần đầu của
Mẩy lời tuyên bố, thông báo với độc giả về chủ trương ra báo và phần đàu bài Trở lại làm nghiêm, nhắc nhở chị em không nên
sa đà vào phong trào “vui vẻ, trẻ trung” mà nên quay lại với chức phận của mình Còn lại là hình vẽ thiếu nữ thổi sáo và in bài thơ Dở dang của Phi Yến Trong năm đầu
1
1
1 Từ số thứ 2, mục thơ không xuất hiện ở trang nhất
mà được in rải rác kèm các bài thuộc chuyên mục khác Trang đầu chi còn 1 hoặc 2 bài tin tức thời sự hoặc xã luận Trong số thứ 2, trang 6 có giới thiệu bút danh của một số cây viết: Mmes Lư Khê tức Nguyễn Thị Kiêm, Nguyễn Đức Nguyên tức Phan Thị Nga, Băng Dương tức Thụy An.
Trang 5114 NGHIÊN CỬU VĂN HỌC, SỐ 6-2022
tiên (1939), báo in 16 trang Từ năm 1940,
do tình hình giấy in khó khăn, báo giảm
còn 12 trang, có số còn có 8 trang (số 63,
5/7/1940), về sau có thời gian báo trở lại
in 16 trang và có sự điều chỉnh về cách dàn
trang Giá báo một năm ban đầu là 4$00,
ngoại quốc và chính phủ đồng giá 8$00,
về sau có tăng thêm nhiều lần, đến tháng
11/1944, giá báo tăng đến 0$50 mồi số số
cuối cùng (số 302-302, 7/9/1945) - số đặc
biệt chào mừng “ngày Độc lập” gồm hai
trang khổ rộng, đăng tin Báo Đàn bà tạm
nghỉ để “dọn một đường đi, định một tôn
chỉ rộng rãi hcm cho tờ Đàn bà để có thể
dự phần đào tạo một tinh thần mới cho phụ
nữ Việt Nam ta” cho phù hợp với tình thế
hiện thời của nước nhà
So với Đàn bà mới, tôn chỉ của tờ
Đàn bà đột ngột có thay đổi, khi Thụy
An nhấn mạnh vào việc tờ báo này sẽ chủ
yếu riêng dành cho phụ nữ Trong Mấy
lời tuyên bổ, được in trên cả ba số đầu
tiên, Thụy An tin tưởng rằng tờ báo ra đời
lúc này là “rất họp với nguyện vọng của
phần đông phụ nữ” Bởi vì theo bà, “các
chị ấy đang cần có một tờ báo riêng cho
mình Một tờ báo mà khi đọc tới, các chị
tưởng nhận được cả tâm tư mình, một tờ
báo các chị có thể tin yêu được như một
người bạn thân tín trung thành” (Đàn bà,
số 1 (24/3/1939), tr.l) Vì sao vậy? Bà
giải thích, bởi “không phải bất cứ tờ báo
nào mệnh danh là báo Phụ nữ cũng có thể
làm thỏa mãn được những điều yêu sách
rất chính đáng ấy của các chị, vì một lẽ
rất giản dị là phần nhiều chủ trương bởi
những nhà viết báo đàn ông, những tờ báo
ấy không ‘hiểu’ người đàn bà mấy”, còn
bởi “chỉ tấm lòng của một người đàn bà
mới hiểu được lòng người đàn bà với tất
cả những nồi ưu tư, những điều mong ước
mà thôi” (Đàn bà, số 1 (24/3/1939), tr.l).
Rõ ràng, sự trưởng thành của phụ nữ và
sự nở rộ của phong trào phụ nữ Việt Nam lúc này đã tác động đến quan niệm đấu tranh cho quyền phụ nữ và nữ quyền Nó
lí giải cho bước ngoặt trong chủ trương báo chí của Thụy An, khi muốn gây dựng
tờ báo như là một cơ quan ngôn luận, đại diện cho tâm tư tình cảm, nói lên nguyện vọng của phụ nữ - tiếng nói xuất phát từ bản thể nữ giới, khác biệt với những tiếng nói “giả giọng” từ những tờ báo đương thời Vì vậy, với Đàn bà, Thụy An “đã có
ý lập một tòa soạn do các chị em viết báo chủ trương”, “nếu có vài bạn bên nam giới giúp việc thì chỉ là để giúp những mục thông thường” và quan trọng hơn
“những bạn ấy xưa nay cũng đã có suy nghĩ và kinh nghiệm về nhiều vấn đề phụ nư” (Đàn bà, so 1 (24/3/1939), tr.l)
về việc tổ chức bài vở, trang đầu của báo Đàn bà thường dành riêng cho mục
xã luận đăng tải những bàn luận về những vấn đề gần gũi với chị em, tuy nhiên cũng
có nhiều bài mang tính thời sự, nhất là trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ Hai đang đến gần Từ số 8 (12/5/1939), trang 2 được dành riêng cho mục Chuyện riêng do Thu Linh phụ trách Mục này ban đầu chỉ gồm những lời khuyên ngắn, sau chuyển sang hình thức hỏi - đáp về những vấn đề thường gặp trong đời sống hàng ngày, cách ứng xử, giải quyết mâu thuẫn vợ chồng, con cái, bạn bè, Các mục liên quan đến việc nữ công cũng chiếm dung lượng đáng kể và khá phong phú: Việc trong nhà chuyên đăng những mẹo vặt giúp ích cho chị em trong công việc hàng ngày; Đường
kim mũi chỉ trình bày các kĩ thuật may vá,
từ thô sơ nhất như khâu, đột, cho đến cách làm một sản phẩm hoàn chỉnh: quần,
áo, váy hay cả rèm cửa; Gia chánh hướng dẫn cách làm thế nào để có được một bữa
Trang 6Bước đầu tìm hiểu 115
ăn ngon, đủ dinh dưỡng và đẹp mắt;
Từ món Tây đến món ta, từ những món
ăn giới thượng lưu chuyên thưởng thức
cho đến những món bình dân, rẻ tiền đều
được giới thiệu chi tiết; Nhi đồng, Thưa bà
ông đốc tờ/ bác sĩ khuyên nêu các vấn đề
liên quan đến việc nuôi dạy con cái, chăm
sóc sức khỏe cho các thành viên trong
gia đình, chủ yếu là những bệnh tật liên
quan đến chị em và trẻ con; Trang nhã/
Tôi muốn đẹp/ Trả lời đẹp, chủ trương Đẹp
gắn liền với Khỏe, trình bày các mẹo làm
đẹp và hướng dẫn cách tập thế dục, thế
thao, ăn uống một cách khoa học để có cơ
thề khỏe mạnh, cân đối thay vì cổ xúy chị
em chạy theo những mẹo truyền miệng
Cùng với chùm bài “Quý bà quý cô trang
điểm bằng cách nào?”, Đàn bà hẳn đã góp
phần không nhỏ trong việc định hình xu
hướng làm đẹp của chị em phụ nữ thành
thị đương thời
Sáng tác thơ văn được giới thiệu đều
đặn, chủ yếu là thơ, văn xuôi (truyện dài,
truyện ngắn), kịch Những tác giả xuất
hiện thường xuyên có Thu Thu (bút danh
của Thụy An), Duyên Hà, Vân Đài, Hằng
Phương, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính,
Phạm Ngọc Điên, Trúc Đường, Băt đâu
từ số 68 (9/8/1940), báo có thêm chuyên
mục Đàn bà đọc sách do bà Mộng Sơn
phụ trách với mong muốn góp phần khẳng
định và nâng cao vị thế/ uy tín của nữ giới
trong lĩnh vực phê bình - vốn từ trước nay
hầu như chỉ là diễn đàn độc quyền của nam
giới Trong số đó, đáng kể nhất là những
ý kiến xoay quanh tiểu thuyết của Nhất
Linh: Lạnh lùng (số 68, số 70) hay phản
ứng với loại sách được cho là “khiêu dâm”
như cuốn Làm đì của Vũ Trọng Phụng từ
góc nhìn nữ giới (số 72, số 98),
Sang đầu thập niên 1940, Đàn bà dành
sự chú ý nhiều hơn đến “sự tiến hóa của
phụ nữ Việt Nam và bổn phận của họ trước tình thế hiện thời” như chủ đề được nêu lên trong một số đặc biệt của tờ báo (số 130, 21/11/1941) Trong hình dung của tờ báo
về “người đàn bà kiểu mẫu của thời đại”
có thể thấy, họ chủ trương dung hòa, vừa trở lại con đường xưa cũ, học lại những điều tốt đẹp của các bà mẹ xưa vừa phải
“tiến hóa”, học hỏi thêm những điều hay
từ quá trình năm mươi năm tiếp xúc với văn minh, học thuật Pháp để “tự đào tạo nên một hạng đàn bà thích hợp với tình thế hiện thời Một hạng đàn bà có thế làm cái giây liên lạc xứng đáng cho cái thế hệ đàn bà trước và cái thế hệ đàn bà mai sau”
(Đàn bà, số 130 (21/11/1941), tr.l) Hơn
thế, Đàn bà còn đặt người phụ nữ vào tình thế hiện thời để nhìn nhận vai trò và bổn phận của họ, không chỉ với gia đình mà còn cả với xã hội Trong đó, vấn đề “nữ
tử giáo dục” là điều được quan tâm trước nhất Coi sự học chính là bước tiến bộ đầu tiên của bạn gái, báo Đàn bà lí giải những quan niệm sai lầm về việc học của
nữ sinh, khẳng định sự cần thiết phải gây dựng nền giáo dục của/dành cho phụ nừ, thông qua việc nhìn nhận lại lịch sử nền
nữ học xứ Bắc Kỳ để nêu bậc thực trạng cùa việc giáo dục hiện thời Bên cạnh đó,
để rộng đường dư luận, những bài viết, bài dịch về vấn đề nữ học ở nước ngoài cũng từng bước được giới thiệu Báo còn tích cực xiển dương những tấm gương phụ
nữ mới giỏi giang, thành đạt, những tấm gương giáo dục con cái tiêu biểu Tiến xa hơn một bước, nhiều bài viết tập trung vào vấn đề chức nghiệp của phụ nữ, khuyến khích phụ nữ đảm đương một nghề nghiệp
cụ thể, không chỉ thi đua tranh tài với đàn ông mà quan trọng hơn, từng bước tiến ra ngoài phạm vi gia đình, tham gia vào các hoạt động bên ngoài (số 122, 123, 255)
Có thể nói, thoát khỏi không gian chật hẹp
Trang 7116 NGHIÊN CỬU VĂN HỌC, số 6-2022
của gia đình với những công việc nội trợ,
báo đặt người phụ nữ trong bối cảnh hiện
thời để khẳng định vai trò, sức ảnh hưởng
và cổ động phụ nữ tham gia phát huy vai
trò xã hội của mình
Đấu tranh cho nữ quyền, báo Đàn bà
không chỉ trình bày quan điểm của họ mà
còn thẳng thắn đối thoại với những quan
điểm của đàn ông về vấn đề phụ nữ (số 9,
36) Đồng thời, báo cũng nhắc đến những
vấn đề (được cho là) bị lãng quên hoặc
chưa được quan tâm, như sự cần thiết của
việc ghi nhận công sức chính đáng của
người phụ nữ khi làm nội trợ hay khi đi
làm công ở ngoài xã hội Ở phạm vi sinh
hoạt đời thường, báo Đàn bà cũng không
ngại ngần chê trách những thói hư tật xấu
của phái mạnh, đề xuất cách ứng xử nên
có của giới mày râu đối với phụ nữ, bênh
vực cho nhu cầu thầm kín nhưng chính
đáng của cá nhân người phụ nữ, Bước ra
ngoài ngưỡng cửa gia đình, Đàn bà cũng
quan tâm đến những vấn đề nhạy cảm, mặt
trái của xã hội đương thời như nạn mãi
dâm, chửa hoang, thanh niên tự từ Vì vậy,
có thể nói, với nỗ lực của Thụy An và cộng
sự, Đàn bà đã trở thành một diễn đàn phụ
nữ quan trọng, có đóng góp lớn cho phong
trào phụ nữ Việt Nam vào nửa đầu thập
niên 1940
4. Bên cạnh sự nghiệp báo chí, Thụy
An cũng có sự nghiệp văn học sôi nổi và
đa dạng Bà viết khá nhiều, cộng tác với
nhiều báo như Nam Phong, Phụ nữ tân
văn trước khi đăng trên hai tờ báo do bà
làm chủ bút Trên Đàn bà mới và Đàn bà,
Thụy An đăng hơn hai chục bài thơ, một
ít tản văn, còn lại là truyện dài và truyện
ngắn Bút danh Thụy An chỉ dùng để kí
dưới các sáng tác thơ và tản văn, còn lại
với truyện ngắn, truyện dài, bà hầu hết đều
kí bút danh Thu Thu
Thơ Thụy An chủ yếu đăng trên Đàn
bà mới Nhìn chung, thơ Thụy An mới về nội dung nhưng cũ về hình thức Dù xuất hiện sau giai đoạn bùng nổ của phong trào Thơ mới, nhưng những sáng tác thơ những năm 1934-1938 của Thụy An hầu như không thể hiện sự cách tân về hình thức thể loại Chủ đề chính trong thơ Thụy
An là nữ quyền với nội dung cổ động cho phong trào phụ nữ Đó là tiếng lòng thiết tha của một người đồng giới nhắn gửi tới các bạn nữ lưu ý thức về cuộc đời bị “giam hãm mãi trong lồng” của những tư tưởng
cổ hủ, lạc hậu, “chẳng được tự do đem hoạt động/ Mỏi mòn già tới, thế là xong!”
{Đàn bà mới, số 1; bài Cao bay) Đe thoát
khỏi cuộc sống “tuy an nhàn nhưng buồn tẻ” ấy, chị em “đừng ngại ngùng, lưỡng lự”, mau mau “đem trí, đem tài lực tuổi xuân/ Làm tổ, kiếm mồi, vui hoạt động/ Đua nhau cất tiếng hót vang lừng” {Đàn
bà mới, số 2; bài Rủ bạn phiêu lưu) Thơ
Thụy An giàu tính hiện thực khi phản ánh chân xác tình cảnh khổ cực của kiếp người trong cõi hồng trần, đặc biệt là thân phận người phụ nữ, từ những người bán sức lao động “lấy cơm thô vài bát để cầm hơi cho hết đời mình”, “suốt đời chịu tối tăm lem luốc” {Đàn bà mới, số 6; bài Lòng quên)
đến những cô gái lầu xanh “sống nhơ, sống hổ” đến mức buông xuôi mặc kệ cái chết của bao người vì “những bịnh xấu xa, ghê gớm” {Đàn bà mới, số 8; bài Xuân hận).
Neu thơ Thụy An chủ yếu đăng ở Đàn
bà mới thì văn xuôi của bà đa phần được
đăng trên Đàn bà Các truyện dài đăng trên
Đàn bà của Thụy An gồm: Một linh hồn
(từ số 1 đến số 45), Cô độc (từ số 46 đến số 76) và Nước trong nguồn (bắt đầu đăng từ
số 226, đến số 302-302, báo tuyên bổ tạm ngừng thì vẫn còn dở dang) Một linh hồn [1] là tác phẩm nổi tiếng nhất của Thụy
An Trong Nhà văn hiện đại (quyển Tư
Trang 8Bước đầu tìm hỉêu 117
tập Hạ), Vũ Ngọc Phan xếp Thụy An vào
nhóm nhà văn viết tiểu thuyết xã hội và
lựa chọn giới thiệu duy nhất tác phẩm này
Đánh giá về tác phẩm, Vũ Ngọc Phan cho
rằng đây là một tiểu thuyết tình cảm hiếm
hoi của phụ nữ viết về phụ nữ: “Hiểu đàn
bà sao bằng đàn bà [ ] nên người ta vẫn
mong chờ những tập tiểu thuyết tình cảm
giá trị của phái đẹp” [6, tr 1202], Trong
quan sát của Vũ Ngọc Phan, bên cạnh tính
chất tình cảm, màu sắc tôn giáo là một
trong những điểm đặc sắc của tác phẩm
Sự mộ đạo làm nên sự khác biệt trong tính
cách của các nhân vật, giúp họ tránh khỏi
sự “sôi nổi, điên cuồng Họ là những tâm
hồn bình thản, chịu đựng được đau đớn và
sẵn lòng hy sinh” [6, tr 1207], Vì thế, với
những đặc sắc đó, ông cho rằng “Một linh
hồn cũng đáng kể là một tiểu thuyết xuất
sắc nhất của phụ nữ Việt Nam từ trước đến
nay” [6, tr 1205], Đánh giá về nghệ thuật
tiểu thuyết này, Từ điển văn học (bộ mới)
cũng ghi nhận rằng, dù chỉ xoay quanh
cuộc sống của hai mẹ con Bảy Thanh và
Tường Vân nhưng tác giả đã “tổ chức các
chi tiết, đã mở rộng nhiều mối quan hệ,
nhiều chiều không gian, thời gian, với rất
nhiêu biến cố hấp dẫn và việc “soi chiếu
nhân vật Bảy Thanh từ nhiều chiều, nhiều
điểm nhìn khác nhau” cho thấy “ngòi bút
Thụy An đã rất hiện đại so với các cây
bút cùng thời đại với bà” [5, tr.1010]
Truyện dài còn lại - Cô độc xoay quanh
câu chuyện tình yêu và hôn nhân của hai
thanh niên tân thời là Văn và Lê1 Vượt
lên định kiến của xã hội, tình cảm sôi nổi,
chân thành, lòng kiên định và sự chăm sóc
của Văn đã khiến sức khỏe của Lê dần hồi
1 Truyện từng được đãng trên Đàn bà mới, từ số 38
đến số 69 So với bản này, bản in trên Đàn bà có
khác một chút ở một vài chi tiết nhò nhung không
ảnh hưởng nhiều đến nội dung của truyện.
phục, thậm chí gần như khỏi hẳn bệnh ho lao Bên cạnh việc tạo nên một câu chuyện tình lãng mạn hợp thời, đề cao sức mạnh
kì diệu của tình ái, giá trị của truyện còn nằm ở khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, nhất là khi tác giả đi sâu vào những
ám ảnh, day dứt, tự ti vì bệnh tật, những suy nghĩ khi đứng giữa lằn ranh giữa sự sống và cái chết của Lê cũng như diễn tả những chiêm nghiệm về trạng thái cô độc của các nhân vật Mỗi người, không chỉ
Lê mà cả Văn luôn tự giam mình trong thế giới riêng, dù cố gắng thấu hiểu bạn đời
Họ sống với nhau, yêu thương nồng nàn,
có thế chết vì nhau nhưng ngược lại, nhiều khi sự ích kỉ khiến họ chỉ nghĩ đến mình, cho mình Chính điều đó đã đẩy họ ra xa, mỗi người cô độc trên hành trình yêu và sống của mình
Những truyện ngắn đăng trên Đàn
bà của Thụy An hầu hết xoay quanh đề
tài gia đình, các nhân vật được đặt trong những mối quan hệ rất đồi đời thường: vợ
- chồng, cha mẹ - con cái, anh chị em, với rất nhiều tình huống khó xử, những khác biệt về tính cách, quan niệm sống, lối sống Trong đó, có những bức tranh gia đình đầm ấm, cảm động, đầy ắp tình yêu thương, trìu men giữa các thành viên
{Mớ tóc dài, Gối run mà vẫn ra mầu trẻ trung, Có con thì gả chồng gần, Bức thư nửa chừng, Một già một trẻ, ), cũng có
không ít những bi kịch, mâu thuẫn cay đắng phơi bày sự phản trắc, bạc bẽo của lòng người (như người đàn ông ngoại tình,
về nhà phụ rầy vợ để đến với người tình trong Một người chồng; như người đàn bà lấy chồng như lòng vần hướng về người yêu cũ trong Hồn bướm; như những đứa con coi vật chất là trên hết, bỏ mặc người
mẹ trong căn nhà tan hoang với nỗi thương nhớ người chồng đã qua đời trong truyện
Tìm lẩy bóng ) Nhìn chung, truyện
Trang 9118 NGHIÊN CỬU VĂN HỌC, số 6-2022
ngắn Thụy An có cốt truyện khá đơn giản,
không có những xung đột gay cấn hay tình
tiết giật gân hay những cảnh huống éo le
mà chủ yếu đi sâu miêu tả những chuyến
biến tâm lí để làm tiền đề lí giải cho lựa
chọn và hành xử của mỗi cá nhân tnrớc
biến cố đời sống
Mối quan hệ vợ chồng có lẽ là điều
mà Thụy An bận tâm nhiều nhất Đọc
truyện của bà, ta thường hay gặp những
cặp vợ chồng không có sự thấu hiểu, đồng
cảm Có thể nhìn nhận mâu thuẫn, khoảng
cách giữa họ xuất phát từ sự bất mãn về
đối phương hoặc hủ tục cho phép người
chồng được “năm thê bảy thiếp” nhưng
nguyên nhân chính theo Thụy An là sự
bạc bẽo, thay lòng đổi dạ của đàn ông
Điều đó thể hiện dưới nhiều hình thức và
ở nhiều mức độ khác nhau: mua chuộc
vợ để lấy lẽ (Chiếc váy sồi), đưa người
tình về nhà công khai đòi li hôn với vợ
(Một người chồng), sa ngã trong lúc cô
đơn, lừa vợ nhận con riêng của mình làm
con nuôi (Mười sáu năm sau), lấy hết tiền
bạc của vợ để nuôi vợ lẽ (Chính tôi đã
giết hắn), Trong hoàn cảnh đó, người
VỢ CÓ thể hoàn toàn không biết (cô Lan
trong Mười sáu năm sau, cô Thúy trong
Ba người quân tử), hay thản nhiên chấp
nhận, coi đó là chuyện tất nhiên (chị Bính
trong Chiếc vảy sồi), hoặc phẫn nộ trừng
trị kẻ lừa gạt (bà Mão trong Chính tôi đã
giết hắn), hay dốc hết tâm trí vào canh bạc
cuối cùng giành chồng lại từ tay kẻ thứ ba
(Mỵ trong Một người chồng) Dầu vậy,
dù lựa chọn cách hành xử như thế nào thì
trong những tình huống đó, người phụ nữ
vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi Vì
thế, ngoài việc nêu lên một thực trạng phổ
biến đương thời, Thụy An lên tiếng bày tỏ
sự cảm thông, bênh vực cho những chị em
đồng giới của mình
Thụy An còn có nhiều truyện ngắn cảm động về tình mẫu tử Những người
mẹ hiện lên với nhiều tính cách khác nhau, cũng không thiếu những tật xấu vụn vặt nhưng đều có tấm lòng yêu chồng thương con vô hạn, hết lòng vun vén cho gia đình Đó là bà Liên trong Mẹ ơi! Mẹ
hời! Mẹ thương con nào? chỉ mong đám con được hòa thuận, yêu thương nhau, là Nghi trong Bức thư nửa chừng biết nén nồi
bực bội, tự ái để thay chồng yêu thương
chăm sóc mẹ chồng, là Bích trong Con
anh, con em, gác nồi buồn bị phụ tình,
nhận lời chăm sóc hai đứa con của người anh họ nuôi cũng là người yêu cũ Tác giả có xu hướng đề cao sức mạnh của tình yêu thương, đặc biệt là sự trong sáng, bao dung của con trẻ, Vì thế, trong nhiều hoàn cảnh, sự yêu thương vô điều kiện như thế
có thể hồi sinh trái tim đã chai sạn (Lại
sống), có thể níu giữ những tâm hồn chực
sa ngã, lầm lạc (Ba tồi lắm, Mong chờ,
Truyện một nữ sĩ)
Một số truyện viết về đề tài tình ái, đặt ra vấn đề xung đột giữa tình ái và tình
thân (Tập nhật ký của người mẹ, Con anh con em), giữa tỉnh ái và tôn giáo (Tâm
sự một nhà tu hành) Tuy nhiên, thay vì
để nhân vật đưa ra các lí lẽ để biện minh cho sự lựa chọn của mình hoặc đặt họ vào những tình huống éo le, đẩy lên đến cao trào buộc phải lựa chọn, Thụy An thường dựa trên những chi tiết nhỏ, lấy đó là yếu
tố tác động làm chuyển hướng dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, từ đó đưa ra lựa chọn khác Đó là cuốn nhật kí ghi lại
kỉ niệm của mẹ khiến Dung cảm động nhận ra tình yêu của mẹ, để nàng quyết định từ bỏ kế hoạch đi trốn cùng người yêu; là đôi mắt thẳng thắn và vẻ mặt hằn nếp đau khổ mới mẻ của Hưng khiến Bích “tắt ngay” ý nghĩ thay người đã mất để chăm sóc cha con Hưng; là tiếng
Trang 10Bước đầu tìm hiểu 119
chuông chùa thỉnh trước bàn thờ Phật và
cuốn kinh tụng hàng đêm đã khiến nhà
sư ngộ ra “chỉ duy diệt tính diệt tâm ấy
là lòng được bình thản” dù trước đó lòng
đã dậy sóng vì được mời đi niệm cho tình
địch cũ Song trong một số trường hợp,
cách giải quyết mâu thuẫn như vậy khiến
nhiều truyện có kết thúc giáo điều, gượng
ép, chưa phù hợp với diễn biến tâm lí
của nhân vật, như sự thay đối thái độ đột
ngột của người dì ghẻ đối với hai đứa con
chồng trong Em ơi, cởi áo giả dì, hay việc
người đàn ông ngoại tình bỗng dưng thấy
chán ghét người tình và quay trở về với
vợ trong Một người chồng
5 Tóm lại, trong giai đoạn 1930-1945,
Thụy An đã là người phụ nữ sớm tham dự
sâu sắc vào quá trình hiện đại hóa văn
chương và xã hội Việt Nam, trực tiếp tham
gia và có tác động lớn đến phong trào phụ
nữ Việt Nam nhằm đấu tranh cho quyền
phụ nữ và nữ quyền thông qua các hoạt
động báo chí và văn chương Với báo chí,
bằng việc chủ trương và điều hành hai tời
báo Đàn bà mới và Đàn bà, Thụy An đã
tạo lập nên những diễn đàn phụ nữ nổi bật
trong đời sống dư luận đương thời Với
sáng tác văn chương, Thụy An cũng xác
lập cho mình một phong cách riêng khi
đặc biệt chú trọng tới các vấn đề phụ nữ
Không khó để nhận ra Thụy An dành sự ưu
ái cho phụ nữ và trẻ em vì trong sáng tác
của bà, những nhân vật này thường được
xây dựng với những đường nét tươi sáng,
nhẹ nhàng Nữ chính trong những truyện
ngắn của Thụy An phần đông có ngoại
hình xinh đẹp, tính cách dịu dàng, khéo
léo, đảm đang nữ công gia chánh, một số
người còn có nghề nghiệp riêng, Có
thể xem đó là một cách mà Thụy An hình
dung và tô vẽ hình tượng “người đàn bà
kiểu mẫu” như bà và các đồng sự ở báo
Đàn bà vẫn chủ trương và cổ động chị em
noi theo Tất nhiên, điều này phần nào tác động đến sự đa dạng, phong phú trong hệ thống nhân vật, nhất là nhân vật nữ của Thụy An, nó khiến cho những truyện ngắn của Thụy An đa phần xoay quanh cuộc sống, cách sinh hoạt, cách nghĩ của những phụ nữ tân thời, thuộc tầng lớp trung lưu trở lên, chưa vươn tới được với đông đảo phụ nữ bình dân, phụ nữ lao động hay phụ
nữ ở các vùng nông thôn nghèo, về mặt nghệ thuật, Thụy An sở hữu khả năng phân tích tâm lí sắc sảo, nó khiến cho sáng tác của bà thường gợi cảm xúc chân thành và
để lại dư âm sâu sắc trong lòng độc giả Với tất cả những thành công và đóng góp
ấy, không khó để thấy Thụy An thực sự đã
có được một vị trí quan trọng trong dòng chảy văn học nữ Việt Nam hiện đại Theo
đó, nghiên cứu về hoạt động báo chí và văn chương của Thụy An trước năm 1945
là một công việc cần thiết để bổ khuyết một khoảng trống văn học sử Đồng thời qua đó, cũng góp phần giúp thế hệ sau có những đánh giá khách quan, công tâm về đóng góp của bà đối với hoạt động báo chí, văn học và phong trào phụ nữ Việt Nam trước năm 1945
Tài liệu tham khảo
[1] Thụy An (1940), Một linh hồn, Nxb Đàn bà,
Ha Nội.
[2] Đặng Thị Vân Chi (2008), vẩn đề phụ nữ
trên báo chỉ tiếng Việt trước năm 1945, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[3] Đàn bà (1939 - 1945), Sưu tập số hóa của
Thư viện Quốc gia Pháp.
[4] Đàn bà mới (1934 - 1937), Sưu tập số hóa của Thư viện Quốc gia Pháp.
[5] Phạm Thị Thu Hương (2000), “Một linh
hổn”, trong Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế
giới, Hà Nội.
[6] Vũ Ngọc Phan (1945), “Thụy An (Lưu Thị
Yen)”, trong Nhà vẫn hiện đại (Phê bình văn học) (Quyển tư, tập Hạ), Nxb Tân Dân Hà Nội.