luận án tiến sĩ kinh tế quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở việt nam hiện nay

15 0 0
luận án tiến sĩ kinh tế quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ------ THÁI VÂN HÀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO HƯỚNG KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

- -

THÁI VÂN HÀ

QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO HƯỚNG KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

- -

THÁI VÂN HÀ

QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO HƯỚNG KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 GS.TS Đinh Văn Tiến

2 TS Nguyễn Quốc Huy

HÀ NỘI - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tư liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào

Hà Nội, ngày tháng năm 20

Tác giả luận án

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án về đề tài “Quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay”, trước hết, tôi xin đặc biệt cảm ơn đến hai

thầy hướng dẫn: GS.TS Đinh Văn Tiến, TS Nguyễn Quốc Huy đã quan tâm, giúp

đỡ tận tình về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận án này

Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Sau đại học, Khoa Quản trị Kinh doanh; các cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên ở trường đại học tư thục mà đề tài tiến hành khảo sát, phỏng vấn, đã tạo điều kiện tốt nhất, tham gia đóng góp ý kiến khoa học, ủng hộ, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn phục vụ đề tài

Xin được bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi giúp nghiên cứu sinh vượt qua các khó khăn để hoàn thành luận án này

Với thời gian và năng lực còn hạn chế, Tác giả luận án rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp để nội dung nghiên cứu của luận án được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày tháng năm 20

Tác giả luận án

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC CÁC HỘP viii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp mới của luận án 7

6 Những kết quả mới đạt được của luận án 8

7 Kết cấu của Luận án 8

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO HƯỚNG KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN 9

1.1 Những nghiên cứu về mô hình các trường đại học tư thục 9

1.2 Những nghiên cứu về chính sách của Nhà nước cho phát triển đại học tư thục, đại học tư thục không vì lợi nhuận 15

1.3 Các nghiên cứu hình thức tư nhân hóa và cơ chế tài trợ cho đại học tư thục 19

1.4 Một số vấn đề kết luận và hướng nghiên cứu của luận án 22

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO HƯỚNG KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN 24

2.1 Lý luận cơ bản về trường đại học tư thục không vì lợi nhuận 24

2.1.1 Một số khái niệm có liên quan 24

2.1.2 Phân loại mô hình trường đại học tư thục 25

2.1.3 Trường đại học không vì lợi nhuận và Trường đại học vì lợi nhuận 26

2.1.4 Vai trò của các trường đại học tư thục 31

2.2 Nội dung quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận 36

2.2.1 Hệ thống thể chế quản trị về cấu trúc quản lý trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận 36

2.2.2 Quản trị về tổ chức và quản lý nhân sự của trường đại học theo hướng không vì lợi nhuận 43

Trang 7

2.2.3 Quản trị về hoạt động đào tạo và chất lượng đào tạo của trường đại học tư

thục theo hướng không vì lợi nhuận 44

2.2.4 Quản lý về khoa học công nghệ của trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận 47

2.2.5 Quản lý về hoạt động tài chính và cơ sở vật chất của trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận 48

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận 51

2.3.1 Các nhân tố bên trong 51

2.3.2 Các nhân tố bên ngoài 55

2.4 Những kinh nghiệm nước ngoài về quản trị đại học tư thục không vì lợi nhuận và bài học cho Việt Nam 58

2.4.1 Thực tiễn đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận tại Hoa Kỳ 58

2.4.2 Thực tiễn đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận tại Malaysia 61

2.4.3 Bài học cho Việt Nam 63

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO HƯỚNG KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 67

3.1 Khái quát sự phát triển trường đại học tư thục và trường đại học tư thục không vì lợi nhuận ở Việt Nam 67

3.1.1 Sự hình thành phát triển các trường đại học tư thục trên thế giới 67

3.1.2 Sự hình thành và phát triển các trường đại học tư thục vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận 69

3.1.3 Sự phát triển trường đại học tư thục và trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam 71

3.2 Phân tích thực trạng hoạt động của đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam 77

3.2.1 Về qui mô số lượng trường, sinh viên 77

3.2.2 Ngành, hình thức đào tạo chủ yếu 81

3.3 Thực trạng quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam 84

3.3.1 Thực trạng về thể chế quản trị đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam 84

3.3.2 Thực trạng quản trị về tổ chức nhân sự trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận 87

3.3.3 Thực trạng quản trị về hoạt động đào tạo và chất lượng đào tạo trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận 93

3.3.4 Thực trạng quản trị về hoạt động khoa học công nghệ 106

Trang 8

3.3.5 Thực trạng quản trị tài chính và cơ sở vật chất 111

3.4 Đánh giá chung về thực trạng quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam 118

3.4.1 Những ưu điểm 118

3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 124

Tiểu kết chương 3 131

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO HƯỚNG KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN Ở VIỆT NAM 133

4.1 Xu hướng phát triển đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam 133

4.1.1 Cơ sở pháp lý 133

4.1.2 Cơ sở thực tiễn 133

4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam 134

4.2.1 Nhóm giải pháp về thể chế 134

4.2.2 Nhóm giải pháp tổ chức bộ máy 136

4.2.3 Nhóm giải pháp về nguồn lực con người 140

4.3 Nhóm các giải pháp về quản trị các hoạt động đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam 142

4.3.1 Giải pháp về hoạt động đào tạo 142

4.3.2 Giải pháp về hoạt động quản lý giảng viên, người học 151

4.3.3 Giải pháp về tài chính và cơ sở vật chất 152

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Khác biệt của mô hình ĐHDL và Mô hình đại học tư thục 26

Bảng 2.2: So sánh Trường đại học tư thục KVLN và VLN 28

Bảng 2.3: So sánh mô hình quản trị của các loại hình trường đại học 38

Bảng 3.1: Những dấu mốc sự phát triển của GDĐH tư thục trên thế giới 68

Bảng 3.2: Đánh giá về quản trị chất lượng giảng viên 90

Bảng 3.3: Tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên 91

Bảng 3.4: Đánh giá của sinh viên về nội dung giảng dạy 94

Bảng 3.5: Đánh giá của giảng viên về nội dung giảng dạy 96

Bảng 3.6: Đánh giá của giảng viên về quản lý phương pháp giảng dạy 97

Bảng 3.7: Đánh giá của sinh viên về phương pháp giảng dạy 99

Bảng 3.8: Đánh giá của cựu sinh viên về chất lượng dịch vụ giáo dục tại các trường ĐHTT KVLN 102

Bảng 3.9: Đánh giá về mức độ đáp ứng công việc sau khi tốt nghiệp của cựu sinh viên 103

Bảng 3.10: Đánh giá của nhà tuyển dụng vế mức độ đáp ứng của sinh viên ĐHTT theo hướng KVLN 104

Bảng 3.11: Đánh giá về hoạt động HTQT của các trường ĐHTT theo hướng KVLN 110

Bảng 3.12: Tóm tắt kết quả tài chính các trường trong năm 2016 113

Bảng 3.13: Thư viện các trường NCL 116

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Số lượng trường đại học qua các năm 77

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng số trường công lập và ngoài công lập qua các năm 79

Biểu đồ 3.3: Số lượng sinh viên trường ĐHTT qua các năm 79

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ sinh viên trường ĐHTT qua các năm 80

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ giảng viên trường ĐHTT qua các năm 81

Biểu đồ 3.6: Số sinh viên tuyển mới, tốt nghiệp và quy mô sinh viên giai đoạn 2012-2016 100

Biểu đồ 3.7: Kiến thức, kỹ năng cần bồi dưỡng cho sinh viên đại học NCL 106

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ các trường ĐHTT có chương trình HTQT với một số nước 109

Trang 10

DANH MỤC CÁC HỘP

ĐHTT theo hướng KVLN 87

Hộp 3.2: Đáng giá của sinh viên về nội dung giảng dạy 94

Hộp 3.3: Đóng góp của trường đại học ngoài công lập 102

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Đánh giá về quản trị chất lượng giảng viên 91

Hình 3.2: Đánh giá của sinh viên về nội dung giảng dạy 95

Hình 3.3: Đánh giá của giảng viên về nội dung giảng dạy 96

Hình 3.4: Đánh giá của giảng viên về phương pháp quản lý giảng dạy 98

Hình 3.5: Đánh giá của sinh viên về phương pháp giảng dạy 99

Hình 3.6: Đánh giá của cựu sinh viên về chất lượng dịch vụ giáo dục tại các trường ĐHTTKVLN 103

Hình 3.7: Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ đáp ứng công việc 104

Hình 3.8: Đánh giá của nhà tuyển dụng về mức độ đáp ứng của sinh viên ĐHTT theo hướng KVLN 105

Hình 3.9: Cơ cấu thu của các trường tư thục 2016 114

Hình 3.10: Cơ cấu chi các trường tư thục 2016 115

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục đại học (GDĐH) có vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao - lực lượng tiên quyết đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước; đội ngũ này đóng vai trò nòng cốt trong quá trình chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Loại hình đại học tư thục (ĐHTT) phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu học tập ở trình độ cao ngày càng tăng của nhân dân vừa góp phần cung ứng đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển đất nước

Trong thập kỷ qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật với phạm vi điều chỉnh bao quát rộng rãi, góp phần từng bước thể chế hoá các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục nói chung và về phát triển giáo dục đại học NCL nói riêng như Nghị quyết 4 BCH TW Đảng khóa VII, Nghị quyết 2 BCH TW Đảng khóa VIII, Quy chế đầu tiên về trường đại học tư thục của Thủ tướng Chính phủ, Luật Giáo dục (2005, Sửa đổi bổ sung 2009), Luật Giáo dục đại học (2012), đặc biệt Nghị quyết 29/NQ-TW Khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh quan điểm về xã hội hóa giáo dục, về phát triển giáo dục ngoài công lập: “Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền”

Để định hướng cho hoạt động của cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học Tư thục tại Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/1/2005, sau đó Quy chế này được thay thế bằng quy chế mới ban hành tại Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng và được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 63/2011/QĐ-TTg ngày 10/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ Tuy nhiên trong cả 2 quy chế trên, trường ĐH tư thục chỉ mới được hiểu theo mô hình công ty cổ phần, điển hình cho kiểu trường đại học tư thục đi theo cơ chế vì lợi nhuận

Sự tồn tại trong hơn 10 năm các quy chế 14 và 61 đã tạo thuận lợi cho những người nhiều tiền có hội chiếm đoạt một trường đại học dễ hơn chiếm đoạt một doanh nghiệp (bởi vì chỉ cần thỏa mãn điều kiện sở hữu 51% góp vốn) Mô hình

Trang 12

trên cũng đang đưa tới tình trạng “mua bán trường” ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí không ít trường đang rơi vào tình cảnh cùng quẫn, rất không phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước hiện nay

Điều lệ trường đại học mới ban hành gần đây tại Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã dành mục 4 chương 3 quy định về tổ chức và quản lý của trường đại học tư thục không vì lợi nhuận Điều 29 khẳng định Hội đồng quản trị đại diện cho quyền sở hữu chung của cộng đồng nhà trường là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà trường Ngoài ra, đại diện cho các thành viên góp vốn sẽ không chiếm tỉ lệ cao mà chỉ chiếm không quá 20% tổng số thành viên của Hội đồng quản trị

Như vậy, từ năm 2005 cho đến năm 2012, có một khoảng lặng của pháp luật đối với các trường đại học không vì lợi nhuận Do đó, những trường đại học chọn phương hướng không vì lợi nhuận trên cơ sở Nghị quyết 05 (năm 2005) thì người ta không có cơ sở pháp lý nào khác để thực hiện cơ chế quản trị, thực hiện công thức chia cổ tức theo tiêu chuẩn pháp luật hiện nay

Trên con đường phát triển của mình các trường đại học tư thục ở Việt Nam gặp không ít khó khăn, trở ngại về cơ chế, sự ràng buộc của một số văn bản luật và dưới luật, các thông tư hướng dẫn vẫn còn thiếu, chưa hợp lý, chưa đồng bộ và chưa đảm bảo sự phát triển vững chắc, chưa tạo được sự bình đẳng giữa trường công và trường tư; chưa tạo động lực cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào giáo dục đại học

Phần lớn các trường ĐHTT quy mô đào tạo còn nhỏ, điều kiện đảm bảo chất lượng khó khăn, chất lượng sinh viên tốt nghiệp chưa cao, các hoạt động của trường chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung vào đào tạo, chưa quan tâm nhiều đến hoạt động khoa học và công nghệ, kết nối với doanh nghiệp, kiểm định chất lượng trường và chương trình đào tạo Đội ngũ giảng viên tỷ lệ tiến sỹ chưa cao, số giảng viên trình độ đại học còn chiếm tỷ lệ cao, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo Đội ngũ làm công tác quản trị chưa được đào tạo bài bản, cách quản lý gò bó, thiếu tính chuyên nghiệp; nhận thức về hình thức sở hữu, vấn đề lợi nhuận, phi lợi nhuận còn nhiều tranh luận, … Những khó khăn, trở ngại đó đòi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ, để giáo dục đại học nói chung và các trường đại học tư thục ở nước ta bứt phá

Trang 13

khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu, vượt qua khó khăn và thách thức hiện nay, phát triển bền vững trong tương lai, làm cho giáo dục đại học nước ta vươn lên theo kịp giáo dục đại học khu vực và thế giới, hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ của cách mạng công nghiệp 4.0 Xuất phát vấn đề chính sách, những vướng mắc trong thực tế quản trị của các trường đại học tư thục

theo hướng không vì lợi nhuận, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị trường đại học tư

thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay” với hi vọng sẽ làm rõ

được thực trạng quản trị ĐHTT theo hướng KVLN từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích giúp quản trị hiệu quả các trường ĐHTT theo hướng KVLN

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1.Mục tiêu của đề tài

Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về quản trị trường đại học tư thục tác giả đề xuất những giải pháp nhằm quản trị các trường đại học theo hướng không vì lợi nhuận

2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án nhằm tìm ra khoảng trống khoa học và xác định các vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu, phát triển

- Luận giải cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế quản trị các trường đại học tư thục nói chung và quản trị các trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị của các trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận trong thời gian vừa qua

- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận ở Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các khía cạnh quản

trị trường đại học tư thục theo hướng không vì lợi nhuận Trong đó tác giả tập trung

Ngày đăng: 28/04/2024, 20:31

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan