1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa Dừa cạn rũ (Catharanthus roseus) trồng tại Tam Kỳ
Tác giả Đoàn Thị Thu Thủy
Người hướng dẫn Th.S Phan Thị Thanh Diễm
Trường học Trường Đại học Quảng Nam
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2020
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,53 MB

Cấu trúc

  • I. MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (10)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
    • 1.3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cưu (11)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (12)
  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (12)
    • 1.1. Tình hình sản xuất hoa kiểng (12)
      • 1.1.1. Trên thế giới (12)
      • 1.1.2. Trong nước (13)
      • 1.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc trồng hoa ở Việt Nam (16)
    • 1.2. Giới thiệu sơ lược về hoa Dừa cạn rũ (17)
      • 1.2.1. Phân loại (17)
      • 1.2.2. Nguồn gốc (17)
      • 1.2.3. Đặc điểm thực vật học (18)
      • 1.2.4. Tác dụng của cây Dừa cạn rũ (19)
    • 1.3. Điều kiện ngoại cảnh (20)
      • 1.3.1. Nhiệt độ (20)
      • 1.3.2. Thời gian chiếu sáng (20)
      • 1.3.3. Đất trồng (20)
      • 1.3.4. Tưới nước (20)
    • 1.4. Kỹ thuật trồng hoa Dừa cạn rũ (21)
      • 1.4.1. Thời vụ gieo trồng (21)
      • 1.4.2. Giống (21)
      • 1.4.3. Ươm cây con (21)
      • 1.4.4. Cấy cây con ra chậu (22)
      • 1.4.5. Chăm sóc (22)
      • 1.4.6. Phòng trừ sâu bệnh (22)
    • 1.5. Giới thiệu về phân bón lá (23)
      • 1.5.1. Đặc điểm của phân bón lá (23)
      • 1.5.2. Ưu điểm của phân bón lá (23)
      • 1.5.3. Các điểm lưu ý khi sử dụng phân bón lá (24)
    • 1.6. Các loại phân bón trong thí nghiệm (24)
      • 1.6.1. Phân bón lá sea weed Rong biển 95% (24)
      • 1.6.2. Phân bón lá grow more 20 – 20 -20 + TE (25)
      • 1.6.3. Phân bón lá đầu trâu MK 501 (26)
    • 1.7. Tình hình nghiên cứu cây hoa Dừa cạn rũ (27)
  • Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.19 2.1. Thời gian và địa điểm bố trí thí nghiệm (28)
    • 2.2. Vật liệu nghiên cứu (28)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (28)
      • 2.3.1. Bố trí thí nghiệm (28)
      • 2.3.2. Phương pháp theo dõi (30)
    • 2.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu (30)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN (31)
    • 3.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của hoa Dừa cạn rũ (31)
      • 3.1.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỉ lệ sống của cây hoa Dừa cạn rũ (31)
      • 3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian hoàn các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa Dừa cạn rũ (32)
      • 3.1.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây hoa Dừa cạn rũ (34)
      • 3.1.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số cành cấp 1, cấp 2 của cây hoa Dừa cạn rũ (37)
      • 3.1.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra lá mới của cây hoa Dừa cạn rũ 30 3.1.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số nụ trên cây hoa Dừa cạn rũ (39)
      • 3.1.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số hoa trên cây hoa Dừa cạn rũ (41)
    • 3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng hoa của hoa Dừa cạn rũ (42)
    • 3.3. Hiệu quả kinh tế (44)
    • 3.1. Kết luận (47)
    • 3.2. Kiến nghị (47)
    • IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO (49)
    • V. PHỤ LỤC (50)

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Nông - Lâm - Ngư - Nông - Lâm - Ngư TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH ---------- ĐOÀN THỊ THU THỦY NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (Catharanthus roseus) TRỒNG TẠI TAM KỲ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 6 năm 2020 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (Catharanthus roseus) TRỒNG TẠI TAM KỲ Sinh viên thực hiện ĐOÀN THỊ THU THỦY MSSV: 2116270117 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH HỌC KHÓA 2016 - 2020 Cán bộ hướng dẫn Th.S PHAN THỊ THANH DIỄM MSCB: ..... Quảng Nam, tháng 6 năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Đoàn Thị Thu Thủy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa Dừa cạn rũ (Catharanthus roseus) trồng tại Tam Kỳ” này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên tinh thần, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất của các thầy cô giáo khoa Lý – Hóa – sinh, gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Ths. Phan Thị Thanh Diễm là người cô tâm huyết đã hướng dẫn tận tình, chu đáo, động viên khích lệ, quan tâm giúp đỡ và những ý kiến đóng góp nhận xét quý báu của cô trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo trong trường và trong khoa Lý – Hóa – sinh đã truyền đạt lại cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại nhà trường. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè là những người luôn cổ vũ, động viên và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống, trong học tập và nhất là trong quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn DANH MỤC VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 CT Công thức 2 CT I Công thức I 3 CT II Công thức II 4 CT III Công thức III 5 CT IV Công thức IV 6 LLL Lần lặp lại 7 ĐC Đối chứng 8 NST Ngày sau trồng 9 BRHX Bén rễ hồi xanh 10 RNR Ra nụ rộ 11 RHR Ra hoa rộ 12 TGRLM Thời gian ra lá mới 13 PBL Phân bón lá 14 VNĐ Việt Nam đồng 15 GT Giá thể 16 CP Chi phí 17 SL Số lượng DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1 Tỉ lệ sống của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 22 Bảng 3.2 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 23 Bảng 3.3 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 26 Bảng 3.4 Số cành cấp 1 và cành cấp 2 của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 29 Bảng 3.5 Thời gian ra lá mới của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 30 Bảng 3.6 Số nụ trên cây của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 31 Bảng 3.7 Số hoa trên cây của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 32 Bảng 3.8 Đường kính và độ bền của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 33 Bảng 3.9 Tổng chi phí đầu tư thí nghiệm 60 chậu hoa Dừa cạn rũ 35 Bảng 3.10 Tổng thu bình quân tính theo phẩm cấp hoa Dừa cạn rũ trong thí nghiệm. 36 Bảng 3.11 Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế hoa Dừa cạn rũ trong thí nghiệm 36 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Số hiệu hình biểu đồ Tên hình (biểu đồ) Trang Hình 1.1 Hoa và lá của cây Dừa cạn rũ 9 Hình 1.2 Quả và hạt của cây Dừa cạn rũ 9 Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ sống của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 22 Biểu đồ 3.2 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm. 23 Biểu đồ 3.3 Động thái tăng trưởng chiều cao của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 26 Biểu đồ 3.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm) 28 Biểu đồ 3.5 Số cành cấp 1 và cánh cấp 2 của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 29 Biểu đồ 3.6 Thời gian ra lá mới của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 30 Biểu đồ 3.7 Số nụ trên cây của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 31 Biểu đồ 3.8 Số hoa trên cây của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm 32 Biểu đồ 3.9 Đường kính của cây hoa Dừa cạn ở các công thức thí nghiệm 34 Biểu đồ 3.10 Độ bền của cây hoa Dừa cạn ở các công thức thí nghiệm 34 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cưu................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. Tình hình sản xuất hoa kiểng ........................................................................ 3 1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................ 3 1.1.2. Trong nước .................................................................................................. 4 1.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc trồng hoa ở Việt Nam............................ 7 1.2. Giới thiệu sơ lược về hoa Dừa cạn rũ ............................................................ 8 1.2.1. Phân loại ...................................................................................................... 8 1.2.2. Nguồn gốc ................................................................................................... 8 1.2.3. Đặc điểm thực vật học ................................................................................. 9 1.2.4. Tác dụng của cây Dừa cạn rũ .................................................................... 10 1.3. Điều kiện ngoại cảnh ................................................................................... 11 1.3.1. Nhiệt độ ..................................................................................................... 11 1.3.2. Thời gian chiếu sáng ................................................................................. 11 1.3.3. Đất trồng .................................................................................................... 11 1.3.4. Tưới nước .................................................................................................. 11 1.4. Kỹ thuật trồng hoa Dừa cạn rũ ...................................................................... 12 1.4.1. Thời vụ gieo trồng ...................................................................................... 12 1.4.2. Giống .......................................................................................................... 12 1.4.3. Ươm cây con .............................................................................................. 12 1.4.4. Cấy cây con ra chậu.................................................................................... 13 1.4.5. Chăm sóc .................................................................................................... 13 1.4.6. Phòng trừ sâu bệnh ..................................................................................... 13 1.5. Giới thiệu về phân bón lá .............................................................................. 14 1.5.1. Đặc điểm của phân bón lá .......................................................................... 14 1.5.2. Ưu điểm của phân bón lá............................................................................ 14 1.5.3. Các điểm lưu ý khi sử dụng phân bón lá .................................................... 15 1.6. Các loại phân bón trong thí nghiệm .............................................................. 15 1.6.1. Phân bón lá sea weed Rong biển 95 ....................................................... 15 1.6.2. Phân bón lá grow more 20 – 20 -20 + TE .................................................. 16 1.6.3. Phân bón lá đầu trâu MK 501..................................................................... 17 1.7. Tình hình nghiên cứu cây hoa Dừa cạn rũ .................................................... 18 Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.19 2.1. Thời gian và địa điểm bố trí thí nghiệm ........................................................ 19 2.2. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 19 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 19 2.3.1. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 19 2.3.2. Phương pháp theo dõi................................................................................. 21 2.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ......................................................... 21 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN ............................... 22 3.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của hoa Dừa cạn rũ ............................................................................................................ 22 3.1.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỉ lệ sống của cây hoa Dừa cạn rũ .......... 22 3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian hoàn các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa Dừa cạn rũ ........................................................................................ 23 3.1.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây hoa Dừa cạn rũ ........................................................................................ 25 3.1.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số cành cấp 1, cấp 2 của cây hoa Dừa cạn rũ ............................................................................................................ 28 3.1.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra lá mới của cây hoa Dừa cạn rũ 30 3.1.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số nụ trên cây hoa Dừa cạn rũ ................ 31 3.1.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số hoa trên cây hoa Dừa cạn rũ .............. 32 3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng hoa của hoa Dừa cạn rũ ........... 33 Biểu đồ 3.9. Đường kính của cây hoa Dừa cạn ở các công thức thí nghiệm ....... 34 3.3. Hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 35 3.1. Kết luận ......................................................................................................... 38 3.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 38 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 40 V. PHỤ LỤC ....................................................................................................... 41 1 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Nói đến cảnh đẹp của thiên nhiên không thể không nói đến vẻ đẹp của các loài hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp mà còn là biểu hiện tình cảm, bởi vậy mà người ta thường tặng hoa cho nhau mỗi dịp lễ, tết hoặc chưng hoa trong nhà, làm tăng vẻ đẹp của căn phòng. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái, thư giãn khi thưởng thức vẻ đẹp của nó mà còn xua tan mệt mỏi và những căng thẳng của cuộc sống hàng ngày. Chỉ cần mỗi sáng thức giấc nhìn những cánh hoa lung linh đón nắng ta cũng cảm thấy vui vẻ, khỏe khoắn, tự tin hơn cho một ngày làm việc mới. Hoa kiểng không chỉ làm đẹp thêm cho cuộc sống mà nó còn đem lại cho những người sản xuất hoa giá trị kinh tế cao 7. Bên cạnh những giống hoa kiểng đã có trong nước hiện nay như: mai, đào, cúc, vạn thọ…các trung tâm, nhà vườn đã tiến hành nghiên cứu, lai tạo, nhập nội cho ra nhiều giống mới đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc như tulip, hướng dương, hồng, lan,…Riêng giống hoa Dừa cạn trước đây chỉ là một giống hoa dân dã, thân đứng, thông thường chỉ có màu trắng tuyền hay hồng nhạt nhưng ngày nay đã được lai tạo cho ra nhiều giống mới với nhiều màu sắc sặc sỡ hơn như: hồng đào, đỏ, cam đỏ, tím nâu…được trồng để trang trí sân vườn trong nhà, văn phòng rất đẹp. Đặc biệt loại thân rũ trồng treo trong giỏ, hoa rũ xuống như thác đổ nhìn rất đẹp, tận dụng được không gian và lạ mắt. Trong việc trồng hoa Dừa cạn rũ để cây có nhiều hoa và có màu sắc sặc sỡ thì ngoài kỹ thuật canh tác, yếu tố dinh dưỡng cũng rất quan trọng đặc biệt là phân bón lá. Hiện nay thị trường có nhiều loại phân bón lá rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra các sản phẩm phân bón lá phù hợp là rất cần thiết, góp phần giúp nông dân lựa chọn đúng sản phẩm, nhằm tạo ra những chậu hoa có chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực 7. Để tìm hiểu ảnh hưởng của phân bón lá đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa Dừa cạn rũ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa Dừa cạn rũ (Catharanthus roseus) trồng tại Tam Kỳ”. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa Dừa cạn rũ (Catharanthus roseus) trồng tại Tam Kỳ. Tìm ra loại phân bón lá thích hợp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa Dừa cạn rũ nhằm mang lại năng suất và chất lượng cao cho nhà vườn. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá đôí với cây hoa Dừa cạn rũ. 1.3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cưu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hoa Dừa cạn rũ (Catharanthus roseus). - Phân bón lá + Phân bón lá sea weed Rong biển 95. + Phân bón lá grow more 20 – 20 -20 + TE. + Phân bón lá đầu trâu MK 501. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Chỉ tiến hành thí nghiệm trên 3 loại phân bón lá. - Chỉ tiêu theo dõi trên giống dừa cạn rũ. - Đề tài được thực hiện: tại hộ gia đình thôn 5, xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 1.3.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 11 năm 2019 – tháng 4 năm 2020. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu. 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sản xuất hoa kiểng 1.1.1. Trên thế giới Sản xuất hoa kiểng là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh, năng động và mang tầm quốc tế. Nó mang lại một nguồn lợi lớn cho nền kinh tế các nước bởi vậy mà ngày nay diện tích hoa kiểng trên thế giới ngày càng được mở rộng và không ngừng tăng lên. Năm 1995 sản lượng hoa kiểng trên thế giới đạt khoảng 31 tỉ USD, riêng hoa hồng chiếm tới trên 80 sản lượng hoa của thế giới, xấp xỉ 25 tỉ USD. Đến nay sản lượng hoa đã tăng lên xấp xỉ 100 tỉ USD và tăng 10 mỗi năm 12. Theo Wijnands (2005) trên thế giới hiện nay có 3 trung tâm tiêu thụ hoa chính là Mỹ, Nhật và Châu Âu. Nghiên cứu của Mitiambo (2007) các nước xuất khẩu hoa chính trên thế giới đó là Hà Lan 54, Colombia 16, Ecuado 6, Kenya 6, Ý 2, Israel 1, còn lại là các quốc gia khác. Các nước nhập khẩu hoa chính trên thế giới bao gồm Đức 18, Anh 17, Mỹ 16, Hà Lan 9, Pháp 9, Nhật 4, Ý 4, Thụy Sỹ 3 và phần còn lại là của các quốc gia khác12. Hà Lan, năm 1991 đã có 33.000 ha hoa kiểng trong đó hơn nửa được trang bị hệ thống nhà kính, tổng doanh thu xuất khẩu đạt 4,6 tỉ USDnăm với các loại hoa chủ lực như tulip, hồng, cẩm chướng, cúc. Ngoài việc sản xuất và xuất khẩu hoa, Hà Lan còn nhập khẩu hoa của các nước khác, sử dụng công nghệ bảo quản tiên tiến làm tăng giá trị hoa xuất khẩu. Do đó mà công nghiệp hoa ở Hà Lan ngày càng phát triển mạnh mẽ 4. Vườn hoa Keukenhof nằm ở thị trấn Lisse, phía Tây Nam thành phố Amsterdam của đất nước Hà Lan xinh đẹp. Với diện tích hơn 32 ha, Keukenhof là công viên hoa lớn nhất thế giới. Từ đó đến nay, những nhà làm vườn tài ba bậc nhất. Hà Lan đã trồng được hơn 7 triệu cây hoa đủ loại và mỗi năm Keukenhof lại có một chủ đề hoa khác nhau. Lễ hội hoa Keukenhof được mở cửa vào cuối tháng 3 đến cuối tháng 5 mỗi năm. Trong số vô vàn các loại hoa với nhiều sắc màu sặc sỡ như hoa hồng, nghệ tây, thủy tiên, huệ dạ hương, tulip là loài hoa 4 được chú ý nhất vì nó chính là biểu tượng của đất nước Hà Lan. Tại đây mỗi năm có hàng ngàn người tới tham quan cũng như rất nhiều hợp đồng mua bán hoa được ký kết càng làm nổi tiếng cho lễ hội Keukenhof. Đây cũng là một ưu điểm rất lớn cho việc quảng bá ngành công nghiệp sản xuất hoa của Hà Lan 4. Trung Quốc, trước năm 1984 công nghiệp sản xuất hoa tươi hầu như không có tên trên bản đồ thế giới. Sau 20 năm nghề trồng hoa công nghệ cao ở nước này phát triển vượt bậc, có đến 636.000 ha trồng hoa, sản xuất 9 tỷ cành hoanăm, trở thành nước sản xuất hoa lớn nhất thế giới. Riêng ở tỉnh Vân Nam, nghề trồng hoa đã làm thay đổi rõ rệt đời sống của 10 triệu hộ nông dân, thu nhập cao hơn nhiều lần so với các nghề truyền thống là trồng thuốc lá, chè, rau, cây lương thực 4. Ấn Độ, với tổng diện tích trồng hoa đạt 116.000 ha với các loại hoa như hồng, cúc, vạn thọ, cẩm chướng. Sản lượng năm 2006 đạt 654.000 tấn, được đánh giá là nước có tiềm năng xuất khẩu hoa lớn trên thị trường quốc tế 4. Thái Lan là nước trồng và trong suốt một thập kỷ qua vẫn giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu hoa lan với sản lượng lớn nhất trên thế giới đã xuất khẩu 610 loài hoa lan khác nhau trong số hơn 1.000 giống lan hiện có, trở thành một trung tâm phân phối và sưu tập hoa lan ở khu vực Đông Nam Á 4. 1.1.2. Trong nước Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha nhưng diện tích trồng hoa ở Việt Nam chỉ chiếm 0,02 diện tích đất đai. Hoa được trồng lâu đời và tập trung một số vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng An, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn (Thanh hoá), Gò Vấp, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh)…với tổng diện tích trồng khoảng 3500 ha 13. Phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được chú ý phát triển, diện tích hoa tăng nhanh. Điều kiện khí hậu và đất đai đa dạng đã tạo điều kiện để trồng nhiều loại hoa, trong đó phát triển hệ thống trồng hoa thâm canh đã được nhà nước quan tâm và hỗ trợ. Theo Viện Nghiên cứu Rau - Quả thì hiện nay lợi nhuận thu được từ 1 ha trồng hoa cao hơn 10 - 15 lần so với trồng 5 lúa và 7 - 8 lần so với trồng rau. Gần 90 các loài hoa được trồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở trong nước, tuy nhiên thị trường xuất khẩu cũng đang tăng nhanh với 1 số loại hoa đặc thù của Việt Nam (hoa sen, hoa nhà và một số loài hoa mà các nước ôn đới trồng khó khăn trong mùa Đông (hồng, cúc…). Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2003 cả nước có 9430 ha hoa và cây cảnh các loại với giá trị sản lượng 482,6 tỷ đồng 13. Ở Việt Nam đã hình thành 3 vùng hoa lớn sau: Vùng hoa đồng bằng sông Hồng: với khí hậu 4 mùa và nhiều vùng khí hậu đặc thù nên rất thích hợp cho trồng nhiều loại hoa. Hoa được trồng ở hầu hết các tỉnh của vùng trong đó tập trong nhiều ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… Hoa ở vùng này chủ yếu phục vụ tiêu thụ trong nước và một số chủng loại nhỏ đã xuất khẩu sang Trung Quốc (hồng, cúc..). Hồng là loài hoa phổ biến nhất chiếm 35, tiếp đến là hoa cúc (30), hoa đồng tiền (10), còn lại là các loài hoa khác (25) 13. Vùng hoa Đà Lạt: Đà Lạt có điều kiện khí hậu thời tiết rất phù hợp cho trồng các loại hoa, mặc dù diện tích không lớn nhưng đây là nơi sản xuất các loại hoa cao cấp với chất lượng tốt: phong lan, địa lan, lấy, hồng, đồng tiền. Diện tích trồng các loài hoa tăng 1,74 lần so với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 1996 - 2000, chỉ riêng năm 2000 đã thu hoạch được 25,5 triệu cành hoa 13. Vùng hoa đồng bằng sông Cửu Long: Đây là vùng có khí hậu ấm, nóng quanh năm nên thích hợp với các loài hoa nhiệt đới: hoa lan, đồng tiền… TP Hồ Chí Minh là nơi phát triển hoa lan nhiệt đới nhanh nhất trong cả nước, nhiều trang trại hoa lan đã được thành lập, kinh doanh và phát triển theo mô hình trang trại hoa lan tại Thái Lan 13. Diện tích hoa ngày càng tăng cao đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, nhất là ở các thành phố lớn. Tính riêng ở Hà Nội có khoảng 300 cửa hàng bán các loại hoa chất lượng cao, đó là chưa kể các hàng hoa nhỏ và cả những người bán rong. Ước tính, lượng hoa tiêu thụ từ các nguồn trên ở mức hơn 1 triệu cành các loại trong một ngày. Tại Đà Lạt diện tích hoa cắt cành của vùng này năm 1996 chỉ có 174ha, đến năm 2000 đã tăng lên 853ha và hiện nay có 6 khoảng 1467ha (hoa cúc chiếm khoảng 24 , với sản lượng khoảng 10 - 13 triệu cành, với khoảng 84 tỷ đồng) 13. Những năm gần đây, nghề trồng hoa phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương. Theo số liệu điều tra của Viện Di truyền Nông nghiệp, tại một số địa phương, hoa là cây trồng cho thu nhập khá. Chẳng hạn, có vùng ở Hà Nội, so với sản xuất 2 lúa 1 màu trong cùng thời điểm, trên cùng một đơn vị diện tích thì trồng hoa có lợi nhuận cao hơn gần 12 lần. Ở Thái Bình, có doanh nghiệp trồng hoa đã thu lãi tới 160 triệu đồnghanăm, hay ở Lâm Đồng, bình quân cho mức lãi 250 – 300 triệu đồnghanăm từ sản xuất hoa 13. Trước đây, nông dân các xã Mê Linh, Tiền Phong, Đại Thịnh, Văn Khê, Tráng Việt trồng hoa hồng Đà Lạt, nhưng gần đây giống hoa hồng Đà Lạt bị thoái hóa, hoa nhỏ, chóng tàn, màu sắc không đẹp, nên nông dân Mê Linh đã mạnh dạn trồng những giống hoa hồng nhập ngoại như hoa hồng Pháp, Italia thay thế cho hoa hồng Đà Lạt. Những giống hoa hồng nhập ngoại được trồng trên đất Mê Linh đã đem lại giá trị thu nhập cao hơn so với trồng hoa hồng Đà Lạt, vì hoa hồng ngoại rất thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở đây, nên hoa hồng ngoại vừa to, vừa đẹp và lâu tàn hơn so với hoa hồng Đà Lạt. Mới đây, vùng hoa Mê Linh còn nhập giống hoa đồng tiền của Trung Quốc vào trồng đã cho kết quả cao. Hoa đồng liền với nhiều màu sắc và được khách hàng chơi hoa ở Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng ưa chuộng. Bên cạnh những giống hoa trên, vùng hoa Mê Linh còn trồng nhiều giống hoa như: hoa cúc Nhật Bản, hoa phăng Pháp, hoa tay Hà Lan, hoa huệ, hoa thược dược và làm cây cảnh phục vụ đủ các loại khách hàng chơi hoa và cây cảnh ở khắp mọi miền đất nước 13. Hoa của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu, riêng lượng hoa xuất khẩu của công ty sản xuất hoa Hasfarm 100 vốn nước ngoài ở Đà Lạt đã đem lại doanh thu trên 4 triệu USDnăm. Theo phân tích của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ hoa sẽ ngày càng tăng cả ở thị trường trong nước lẫn quốc tế. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, Việt Nam có kế hoạch phát triển diện tích trồng hoa lên khoảng 10.000 ha, với sản lượng 3,5 tỷ cành và đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD vào năm 2010. Theo đó, một số vùng sản xuất chính đã được quy 7 hoạch, gồm Hà Nội, TP.HCM, Sapa (Lào Cai), Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình 13. Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường lớn. Năm 2004, diện tích hoa kiểng của thành phố mới chỉ 591,5 ha, năm 2007 là 1.192 ha tăng 101,5. Diện tích trồng hoa lan cắt cành năm 2007 là 86,5 ha. Nhiều mô hình trồng hoa lan cắt cành Mokara đã đạt giá trị từ 700 - 800 triệuhanăm. Ngoài ra mai vàng ghép cũng tăng rất nhanh, năm 2003 là 190 ha; năm 2007 là 347,6 ha tăng 82,9. Tại thành phố, cây kiểng chủ yếu được xuất khẩu nhiều hơn là nhập khẩu 14. Theo báo cáo mới nhất của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh diện tích trồng hoa kiểng trong năm 2010 của thành phố là 1.910 ha, tăng 14,5 so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, diện tích trồng hoa mai là 525 ha, hoa lan 190 ha, số còn lại là hoa nền và kiểng, bonsai 14. Thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) có hơn 1.500 hộ trồng hoa, cây cảnh với trên 1.000 chủng loại hoa cảnh khác nhau, tạo nên một nét riêng độc đáo rực rỡ sắc màu bên con sông Tiền. Bình quân mỗi ha trồng hoa kiểng thu lãi hơn 200 triệu đồngnăm, lãi gấp 5 - 10 lần trồng lúa. Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam 13012011 tại phường Tân Qui Đông hiện nay diện tích trồng hoa là 312 ha với mức tăng bình quân mỗi năm 20 ha. Các loại hoa phổ biến như hồng, cúc, mai, vạn thọ, xương rồng…. 14. 1.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc trồng hoa ở Việt Nam ❖ Những thuận lợi Việt Nam là nước có khí hậu đa dạng nên có nguồn trên cây hoa phong phú, đồng thời có thể trồng trọt nhiều loại hoa với nhiều vụ trong năm. Nước ta là một nước nông nghiệp, diện tích đất tự nhiên lớn, nông dân có truyền thống cần cù, ham học hỏi, giàu kinh nghiệm sản xuất, nghề trồng hoa có từ lâu đời. Thị trường hoa ngày càng được mở rộng từ nội địa đến tiềm năng xuất khẩu hoa ra nước ngoài. Nhà nước khuyến khích trồng hoa, mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất hoa ở những nơi có điều kiện phù hợp 16. 8 ❖ Những khó khăn Miền Bắc mùa Hè nóng ẩm, nhiệt độ lên tới 30 C, mùa Đông lạnh số ngày nhiệt độ dưới 15 C cao, miền Nam quanh năm nóng ẩm, mùa Đông khô, mùa mưa ẩm độ cao không thích hợp cho nhiều giống hoa có nguồn gốc ôn đới chất lượng cao. Các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, cách bảo quản hoa chưa được áp dụng rộng rãi, thiếu phương tiện, thiết bị bảo quản khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi. Việc sử dụng đất nông nghiệp còn lãng phí, kém hiệu quả trong khi đó chưa dành quỹ đất cho phát triển hoa, cây kiểng một cách thỏa đáng. Có ít giống hoa chất lượng cao thích nghi với điều kiện của từng vùng. Sản xuất hoa còn nhỏ, lẻ, tiến bộ kỹ thuật chưa đồng đều, chưa cao. Thiếu trang thiết bị nhà lưới, nhà kính, nhà bảo quản. Thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các nhà nghiên cứu về cây hoa. Nhà nước chưa có bản quyền về giống cây trồng. Hoa nhập nội còn nhiều, hoa trong nước chưa đủ để đáp ứng 16. 1.2. Giới thiệu sơ lược về hoa Dừa cạn rũ 1.2.1. Phân loại Giới (regnum): Plantae Bộ (ordo): Gentianales Họ (familia): Apocynaceae Chi (genus): Catharanthus Loài (species): C.roseus Tên khoa học: Catharanthus roseus Tên tiếng Anh: Vinca, Madagascar periwinkle. Tên tiếng Việt: Trường xuân hoa, Hải đăng rũ, cây bông dừa rũ 9. 1.2.2. Nguồn gốc Dừa cạn có nguồn gốc ở đảo Madagasca, phổ biến ở miền nam Carolina, mọc hoang và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới. Ở nước ta dừa cạn mọc hoang và trồng làm cảnh ở An Giang, đảo Phú Quốc và Côn Đảo, có nhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên. Trồng bằng hạt, thu hái cảnh mang lá và hoa về phơi sấy khô 11. 9 1.2.3. Đặc điểm thực vật học Dừa cạn rũ là cây hằng năm, thân thảo, cao khoảng 20 – 80 cm tùy theo loài, có nhựa trắng, vỏ cây màu nâu đỏ hay màu xanh trắng tùy vào màu củ hoa, có khả năng tự phân nhánh từ các nách lá thật, cành nhánh nhiều, cành đứng, thân gỗ ở phía gốc, phần mềm ở phía ngọn, mọc thành bụi đầy, có bộ rễ rất phát triển 5. Lá đơn, mọc đối, bong loáng, có hình bầu dục, đầu lá hơi nhọn, phía cuống hẹp nhọn, mép nguyên không có răng cưa, dài 3 – 8 cm, rộng 1,2 – 5 cm 6. Hoa mọc thành cặp ở nách lá, hoa gồm 5 cánh mỏng, tiểu nhụy gắn với phần trên của ống vành, tâm bì rời noãn sào. Hoa mọc đơn hoặc 2 – 3 cái ở nách lá gần ngọn thân, ở đầu cành. Hoa hình tròn phẳng, đường kính từ 2 – 2,5 cm gồm 5 cánh mỏng mịn, hợp thành mùi hương hơi hắt. Dừa cạn rũ có nhiều loại màu sắc: trắng, hồng, tím hồng, đỏ…hoa nở rộ vào tháng 6 – 8, những tháng khác cũng có hoa 6. Hình 1.1. Hoa và lá của cây Dừa cạn rũ Quả là một cặp quả đại dài 2 – 4 cm, rộng 3 mm chứa 12 – 20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, quả mọc thẳng đứng, hơi ngả sang hai bên, vỏ có vạch dọc, đầu tù 6. Hình 1.2. Quả và hạt của cây Dừa cạn rũ 10 Dừa cạn rũ dễ trồng, sinh trưởng mạnh, ưa ánh sáng, gây giống bằng hạt, giâm cành hoặc từ cây invitro, chịu mọc trên cát ven biển. Cây chịu hạn tốt, rất cần nắng (các giống mới sau này chịu hạn kém hơn so với giống cũ) nên trồng trên bồn hoa, trên ban công khá thích hợp, nếu ở vị trí thiếu ánh nắng thì cây phát triển chậm, không ra hoa và tàn lụi dần. Cây sợ ngập úng, thích hợp đất tơi xốp, thông thoáng, pH thích hợp từ 5,5 – 5,8. Cây rất ít sâu bệnh, tuy nhiên vẫn bị một số sâu bệnh như: bệnh tàn lụi, bệnh thối mục cành non hay chồi non do côn trùng phá hoại hoặc nấm bệnh trên lá 10. Dừa cạn rũ được trồng phổ biến làm hoa nền hiện nay vẫn là các giống truyền thống với các màu tím, trắng, hồng nhạt dạng, với nguồn giống được lấy từ hạt của những cây Dừa cạn rũ đã có sẵn trong nước và cùng với thời gian trồng khá lâu nên các cây Dừa cạn rũ hiện nay đã có hiện tượng thoái hóa giống, làm cho thân cây vươn cao hơn, ít hoa, hoa nhỏ, màu sắc hoa nhạt hơn. Đối với các giống nhập nội phong phú hơn về màu sắc, cho nhiều hoa, có dạng thân rũ, được trồng dưới dạng hoa treo đã làm phong phú thêm về chủng loại hoa Dừa cạn rũ và cũng được ưa chuộng hơn 10. 1.2.4. Tác dụng của cây Dừa cạn rũ + Cây Dừa cạn rũ vị hơi đắng, tính mát có tác dụng bình can, giáng hỏa và trấn tĩnh an thần, dung chữa huyết áp cao. + Các nhà khoa học đã nghiên cứu chiết xuất từ cây Dừa cạn rũ hai alkaloid Vinblastin và Vincristin, là những chất ức chế mạnh sự phân bào có tác dụng tốt trong chữa các ung thư về máu. + Dừa cạn rũ, trong nhân dân ta đã dùng để chữa các bệnh về nội tiết như đái tháo đường, thông tiểu, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện có máu, ít nước tiểu và trong bế kinh. Rễ và lá dùng rất tốt trong hạ huyết áp, nếu cần ta cho thêm cây hoa đại (bông sứ), cỏ mầm trầu và lá lạc tiên mỗi thứ khoảng 20g sắc nước uống liên tục trong nhiều tháng liền đối với huyết áp cao ở giai đoạn 1 dù có nguyên nhân hay không có nguyên nhân vẫn rất tốt 8. 11 1.3. Điều kiện ngoại cảnh 1.3.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố của các họ cây hoa trên trái đất. Nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết định đến sinh trưởng và phát triển của hoa từ sự nảy mầm, sinh trưởng, ra hoa kết quả và chất lượng của hoa. Các loại hoa khác nhau yêu cầu các mức biên độ khác nhau 7. Cây hoa Dừa cạn rũ là thực vật vùng nhiệt đới nên cây thích nơi khô ráo, nhiệt độ cao và có ánh nắng mặt trời 7. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của hoa Dừa cạn rũ là từ 27 đến 36 độ C. Điều này cũng có nghĩa là trong mùa xuân hè, cây sẽ sinh trưởng cực thuận. Vào mùa thu hay đông giá, nếu nhiệt độ xuống thấp hơn 15 độ, đưa Dừa cạn rũ vào nơi ấm áp hoặc tưới nước ấm 7. 1.3.2. Thời gian chiếu sáng Dừa cạn rũ là giống cây mùa hè, nằm trong top các loài hoa “càng nắng hoa càng đẹp”, chế độ sáng trực xạ với thời gian chiếu sáng tối thiểu 6 đến 7 tiếng mỗi ngày. Muốn vậy ta cần trồng Dừa cạn rũ ở nơi thoáng đãng như hiên nhà, trên ban công đầy nắng. Với kết cấu cành lá mềm mại, buông rủ nhẹ nhàng, những giỏ treo mang tên Dừa cạn rũ sẽ khiến ban công nhà bạn thêm bừng sáng 7. 1.3.3. Đất trồng Để trồng cây hoa Dừa cạn rũ thì cần chọn đất thoáng, không bị ngập úng, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Cách tốt nhất là khi gieo chọn loại chậu có độ sâu lớn nên hãy cho đất vào trong chậu. Khi làm đất thì cần trộn thêm hỗn hợp cát đen với xơ dừa, thêm trấu để giúp tăng cường dinh dưỡng cho cây 3. 1.3.4. Tưới nước Nước dùng để tưới cho Dừa cạn rũ là nước ngọt, không nên dùng nước nhiễm phèn hay nước nhiễm mặn tưới cho cây. Nước càng ngọt dễ làm cho cây tươi tốt hơn. Với hoa Dừa cạn rũ trồng trong mùa nắng nên tưới đủ ẩm bằng vòi phun sương ngày 2 lần sáng và chiều mát. Người trồng chỉ nên tưới cây với một lượng nước thích hợp, đảm bảo cây phát triển tốt nhưng cũng không rơi vào tình trạng ngập úng. Có thể phun nước ở phần lá, thân cây để tạo điều kiện cho cây trồng thoát nước tốt hơn 3. 12 1.4. Kỹ thuật trồng hoa Dừa cạn rũ 1.4.1. Thời vụ gieo trồng Cây hoa Dừa cạn rũ có thể trồng quanh năm nhưng vụ chính là vào dịp Tết Nguyên Đán. 1.4.2. Giống Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống hoa Dừa cạn rũ được bán ở các nơi. Nên ta cần chọn mua hạt giống chuẩn, hạt có độ chắc, mẩy, đảm bảo chất lượng nhất, để cây con có thể nảy mầm nhanh chóng, đồng thời có sức chống chịu tốt, khỏe mạnh. Mặc dù là loại hoa Dừa cạn rũ có sức sống tốt và tương đối dễ trồng. Thế nhưng, nếu muốn sở hữu những chậu hoa tươi tốt, rạng rỡ thì cần khâu chọn hạt giống hoa Dừa cạn rũ là khá quan trọng. 1.4.3. Ươm cây con ❖ Ươm hạt Cách 1: Bỏ hạt vào trong một miếng vải sáng màu, túm lại và bỏ vào nước ấm ngâm khoảng 3 – 4 giờ. Cách 2: Để hạt lên giấy ăn, phun ẩm rồi bỏ giấy ăn và hạt vào túi nilon buộc chặt để chỗ mát khoảng 3 – 4 giờ. ❖ Chuẩn bị đất Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. (Giá thể trồng hoa bao gồm có cát đen, bột sơ dừa, trấu hun hoặc sơ dừa trộn lẫn với trấu hun tỉ lệ 1:1). ❖ Gieo hạt Gieo hạt vào khay gieo hoặc cốc gieo và tạo cho chúng khoảng cách nhất định. Sau khi gieo ta phủ lên trên một lớp đất mỏng. ❖ Tưới nước Tưới nước ngày 2 lần bằng vòi phun sương vào sáng sớm và chiều mát. Lưu ý: Từ lúc bắt đầu gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng, lúc này cây bé, lớn rất chậm. Còn khi đã bứng cây ra chậu trồng, cây lớn rất nhanh và đẻ nhiều nhánh. Giai đoạn ươm cây ta nên để giá ươm ở chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để có thể kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ vừa đủ, giúp cây phát triển tốt hơn 15. 13 1.4.4. Cấy cây con ra chậu Sau 1 tháng cây ở trong khay, cốc ươm, cây đã có từ 4 tới 5 cá thể, ta có thể bứng cây ra trồng riêng. Mỗi chậu nhựa treo có thể trồng từ 1 – 3 cây con. Sau 1 tuần có thể phun B1 để kích thích bộ rễ phát triển, sau 10 ngày thì có thể bắt đầu dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá. Phải tưới nước đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát 15. 1.4.5. Chăm sóc ❖ Tưới nước: Là công đoạn quan trọng nhất trong cách chăm sóc hoa để bạn có được những bông hoa tươi tốt nhất: Tưới đủ ẩm bằng vòi phun sương ngày 2 lần sáng và chiều mát. Từ lúc gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng, lúc này cây bé và lớn rất chậm. Còn tới khi bứng ra chậu cây lớn rất nhanh và đẻ nhiều nhánh. Giai đoạn ươm cây ta nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để dễ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ, giúp cây phát triển tốt hơn. ❖ Bón phân: Sử dụng phân bón dưỡng hoa có tác dụng dưỡng hoa, làm cho hoa có màu sắc sặc sỡ và lâu tàn. Liều lượng sử dụng muỗng cafe nhỏ, dùng phân bón này khi thấy cây vừa ra nụ hoa, pha 0,5-1 muỗng cafe1lít nước phun. Định kỳ 7-10 ngày phun một lần. ❖ Lưu ý: Không phun dính vào bông hoa, phun lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây được tưới đầy đủ nước và đợi khô ráo tán lá. Nên phun phân dưỡng hoa kết hợp với phun Vitamin B1và phân bón lá 20-20-20 TE để tăng tính đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ 15. 1.4.6. Phòng trừ sâu bệnh Khi cây hoa Dừa cạn rũ phát triển thì thường sẽ có một số loại sâu bệnh hại cây luôn cố gắng tấn công cây, hoặc trong quá trình chăm sóc, chăm hơi quá tay, vì vậy mà bạn cần phải nhận biết sớm các biểu hiện của cây để giúp cây có thể phát triển tốt hơn. 14 Nếu toàn bộ cây hoặc một vài cành bị héo rũ từ gốc lên: Kiểm tra gốc sẽ thấy gốc bị thâm và da cây ở gốc hơi sun lại. Nếu dùng móng tay cậy lên thì thấy phần thịt của cây ở gốc không còn xanh mà thâm lại thì cây đã bị thối gốc hoặc bị nấm ở gốc. Biểu hiện này thì cây không thể sống được. Khi cành bị nấm thì tốt nhất cắt cành bị nấm đi, nếu cắt lửng lơ thì bệnh sẽ bị lây lan sang các cành khác. Một điều không kém phần quan trọng nữa là phải cách ly cây bị bệnh, tránh việc dùng tay, kéo vừa cắt cành bị bệnh xong lại cắt cành của cây khỏe là bị lây sang cây khác. Dừa cạn rũ là cây có thể phát triển đến kích thước dài và xum xuê, nên tốt nhất trồng vào chậu chứa được nhiều đất để cây phát triển nhanh và đỡ công chăm sóc 15. 1.5. Giới thiệu về phân bón lá 1.5.1. Đặc điểm của phân bón lá Phân bón lá là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hòa tan trong nước và được phun lên cây để cây hấp thu 2. Bón phân qua lá phát huy hiệu quả nhanh. Tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt mức cao, cây sử dụng đến 95 chất dinh dưỡng bón qua lá, trong khi bón qua đất cây chỉ sử dụng được 45-50 chất dinh dưỡng được bón. Bón qua lá tốt nhất là các đợt bón bổ sung, bón thúc có thể đáp ứng nhanh nhu cầu dinh dưỡng của cây. Đặc biệt giúp cây phục hồi nhanh chóng sau khi bị sâu bệnh hoặc cần cung cấp chất dinh dưỡng nhanh chóng cho cây 1. 1.5.2. Ưu điểm của phân bón lá Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng còn thiếu mà đất và phân bón đa lượng không thể cung cấp đủ. Giúp cây trồng khắc phục các hạn chế khi việc cung cấp dinh dưỡng qua đất bị ảnh hưởng của nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, phản ứng của đất, hoặc xuất hiện các yếu tố dinh dưỡng đối kháng. Cung cấp các chất dinh dưỡng theo hướng tăng cường chức năng, nhất là trong các giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây trồng (hình thành quả, củ, chỉ tiêu chất lượng...). Hạn chế mất chất dinh dưỡng trong đất do bị cố định hoặc bị rửa trôi. 15 Đáp ứng nhanh nhu cầu dinh dưỡng của cây. Ít hao tốn hơn so với bón vào đất, do dùng với lượng ít nên hiệu quả kinh tế cao nhất là với các chất vi lượng. Một số phân bón lá có phối trộn thêm chất điều hòa sinh trưởng nên có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây rất mạnh, thúc đẩy sự ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả làm tăng sản lượng thu hoạch và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh. Làm tăng năng suất, phẩm chất, mẫu mã nông sản, giảm công và chuyển công bón phân và phun thuốc 1. 1.5.3. Các điểm lưu ý khi sử dụng phân bón lá Hòa loãng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì. Phân bón lá không thể thay thế phân bón qua rễ mà chỉ có tác dụng bổ sung khi bón phân qua rễ không đầy đủ và không thuận lợi. Không nhầm lẫn giữa phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng. Bởi vì chất kích thích sinh trưởng chỉ phát huy tác dụng tốt khi cây có đầy đủ chất dinh dưỡng, nếu không cây có thể bị thiếu chất dinh dưỡng gây nên những hậu quả xấu. Phân bón lá cũng cần sử dụng đúng nồng độ, liều lượng, thời gian và số lần phun như hướng dẫn, không nên lạm dụng quá mức có thể sẽ gây hại cho cây hoặc ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang ra hoa, lúc trời đang nắng. Vì như vậy sẽ làm hoa rụng và làm giảm hiệu quả của phân bón lá. Không phun khi trời mưa, nắng to do bay hơi, tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao. Không phun sau mưa do cây đã no nước. Nên sử dụng phân bón lá vào sáng sớm hoặc chiều mát để làm tăng khả năng hấp thu của lá tăng hiệu quả của phân. Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu dinh dưỡng của cây 2. 1.6. Các loại phân bón trong thí nghiệm 1.6.1. Phân bón lá sea weed Rong biển 95 Chế phẩm Seaweed được chiết xuất từ loại rong biển tươi, xuất xứ từ Canada. Sản phẩm được xem như kho chứa tự nhiên của 60 loại dinh dưỡng, Carbonhydrates, Aminoacids và các chất điều hòa sinh trưởng. 16 ❖ Thành phần: Chất hữu cơ: 36.0, đạm tổng số (Nts): 0.63., lân hữu hiệu (P2O5hh): 0.18, kali hữu hiệu (K2Ohh): 15.3, magie (Mg): 0.18, canxi ( Ca): 0.18. pHH2O : 10, độ ẩm: 10 ❖ Công dụng: Ra hoa, đậu trái, chắc hạt, tăng khả năng ra đọt và phát triển bộ rễ. Tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Sử dụng cho: Rau sạch, hoa quả, lúa, bắp, đậu, tiêu, trà, điều, cà phê, thuốc lá, bông vải, các loại hoa kiểng. ❖ Cách sử dụng: Cây ăn trái, cây nông nghiệp (cà phê, tiêu, trà, nho, cam, chanh, bưởi, nhãn, xoài,...): pha 10g cho 12-32 lít nước. Phun vào thời kỳ ra hoa, đậu trái. Các loại hoa, rau (các loại đậu, các loại rau ăn củ, rau ăn trái, rau ăn lá; các loại hoa kiểng): pha 10g cho 12-32 lít nước. Phun vào thời kỳ cây con, trước lúc ra hoa, đậu trái và nuôi trái. Cây lúa (lúc có dòng, trổ bông, ngậm sữa): pha 10g cho 16-32 lít nước. Xử lý hạt giống, nhúng rễ (xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Nhúng rễ vào dung dịch trước khi cấy trồng): pha 3g cho 10 lít nước. Lượng nước sử dụng cho 1000m3 từ 50-100 lít nước. Phun cách 7-10 ngày. 1.6.2. Phân bón lá grow more 20 – 20 -20 + TE Sản phẩm được phân phối bởi công ty TNHH Grow more, sản xuất tại Grow more CA 90248, U.S.A. ❖ Thành phần: Đạm tổng số (Nts): 20, lân hữu hiệu (P2O5hh): 20., kali hữu hiệu (K2Ohh): 20, Bo (B): 200 ppm, đồng (Cu): 500 ppm, sắt (Fe): 1.000 ppm, kẽm (Zn): 500 ppm, độ ẩm: 1 ❖ Công dụng: Phân bón lá Grow more giúp tăng trưởng bộ rễ, làm cho cây khỏe mạnh. Gia tăng sức đề kháng của cây, chống hạn, bệnh, sự khủng hoảng lúc cây sinh sản và sau khi thu hoạch. 17 Giúp huy động các mầm hoa ở giai đoạn chuẩn bị kích thích cho ra hoa, trổ nhiều và trổ đồng loạt, làm dai cuống, chống rụng hoa và trái non, tăng tỉ lệ đậu quả, sự hình thành trái, làm chắc hạt lúa, trổ đều, tăng kích thước hạt, thân đứng không bị ng...

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Sản xuất hoa kiểng là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh, năng động và mang tầm quốc tế Nó mang lại một nguồn lợi lớn cho nền kinh tế các nước bởi vậy mà ngày nay diện tích hoa kiểng trên thế giới ngày càng được mở rộng và không ngừng tăng lên Năm 1995 sản lượng hoa kiểng trên thế giới đạt khoảng 31 tỉ USD, riêng hoa hồng chiếm tới trên 80% sản lượng hoa của thế giới, xấp xỉ 25 tỉ USD Đến nay sản lượng hoa đã tăng lên xấp xỉ 100 tỉ USD và tăng 10% mỗi năm [12]

Theo Wijnands (2005) trên thế giới hiện nay có 3 trung tâm tiêu thụ hoa chính là Mỹ, Nhật và Châu Âu Nghiên cứu của Mitiambo (2007) các nước xuất khẩu hoa chính trên thế giới đó là Hà Lan 54%, Colombia 16%, Ecuado 6%, Kenya 6%, Ý 2%, Israel 1%, còn lại là các quốc gia khác Các nước nhập khẩu hoa chính trên thế giới bao gồm Đức 18%, Anh 17%, Mỹ 16%, Hà Lan 9%, Pháp 9%, Nhật 4%, Ý 4%, Thụy Sỹ 3% và phần còn lại là của các quốc gia khác[12]

Hà Lan, năm 1991 đã có 33.000 ha hoa kiểng trong đó hơn nửa được trang bị hệ thống nhà kính, tổng doanh thu xuất khẩu đạt 4,6 tỉ USD/năm với các loại hoa chủ lực như tulip, hồng, cẩm chướng, cúc Ngoài việc sản xuất và xuất khẩu hoa, Hà Lan còn nhập khẩu hoa của các nước khác, sử dụng công nghệ bảo quản tiên tiến làm tăng giá trị hoa xuất khẩu Do đó mà công nghiệp hoa ở Hà Lan ngày càng phát triển mạnh mẽ [4]

Vườn hoa Keukenhof nằm ở thị trấn Lisse, phía Tây Nam thành phố Amsterdam của đất nước Hà Lan xinh đẹp Với diện tích hơn 32 ha, Keukenhof là công viên hoa lớn nhất thế giới Từ đó đến nay, những nhà làm vườn tài ba bậc nhất Hà Lan đã trồng được hơn 7 triệu cây hoa đủ loại và mỗi năm Keukenhof lại có một chủ đề hoa khác nhau Lễ hội hoa Keukenhof được mở cửa vào cuối tháng 3 đến cuối tháng 5 mỗi năm Trong số vô vàn các loại hoa với nhiều sắc màu sặc sỡ như hoa hồng, nghệ tây, thủy tiên, huệ dạ hương, tulip là loài hoa

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.19 2.1 Thời gian và địa điểm bố trí thí nghiệm

Vật liệu nghiên cứu

- Giống hoa Dừa cạn rũ

- Giá thể gồm: xơ dừa, phân đen, cát, tro theo tỉ lệ 1:1:1:1

- Phân bón: phân chuồng, phân tổng hợp NPK

+ Phân bón lá sea weed Rong biển 95%

+ Phân bón lá grow more 20 - 20 - 20 + TE

+ Phân bón lá đầu trâu MK 501

- Chậu nhựa: 60 chậu, có đường kính 15cm.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố gồm 4 công thức, mỗi công thức 3 lần lặp lại

- Mỗi công thức gồm 5 chậu, mỗi chậu trồng 1 cây Tổng số chậu thí nghiệm là 60 chậu (4CT * 3LLL * 5chậu/CT) Tổng số cây thí nghiệm là 60 cây

- Tổng diện tích ô thí nghiệm: 100m 2

- Khoảng cách chậu cách chậu: 20 - 30cm

Ghi chú: a,b,c là lần nhắc lại

CT I (ĐC): Phun nước lã (không phun phân bón lá)

CT II: Phun phân bón lá sea weed Rong biển 95%

CT III: Phun phân bón lá grow more 20 – 20 -20 + TE

CT IV: Phun phân bón lá đầu trâu MK 501

Giá thể gồm: xơ dừa, phân đen, cát, tro

Cách phun phân bón lá

Số lượt phun phân bón lá: 10 ngày phun 1 lần phun đến ra hoa, thời gian phun: Sau 4 lá thật đem ra chậu trồng rồi cách 10 ngày bắt đầu phun

Lượng phân bón lá sử dụng phun:

Phun phân bón lá sea weed Rong biển 95%: 0,5g/ 1 lít nước

Phun phân bón lá grow more 20 – 20 -20 + TE: 1g/ 1 lít nước

Phun phân bón lá đầu trâu MK 501: 1,5g/ 1 lít nước

CT Ic(ĐC) CT IIIc CT IIc

2.3.2.1 Giai đoạn sinh trưởng và phát triển

Chọn ngẫu nhiên các cây trên mỗi công thức để theo dõi định kỳ 10 ngày một lần và sau khi trồng 10 ngày thì tiến hành theo dõi

* Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây hoa Dừa cạn rũ (ngày): Được tính từ khi cây trồng ra chậu đến khi cây phân cành cấp 1, phân cành cấp 2, bắt đầu ra nụ, ra nụ rộ, ra hoa rộ

* Thời gian ra lá mới sau trồng (ngày): Được tính từ lúc cây bắt đầu trồng vào chậu cho đến khi có 50% số cây có lá mới

* Chiều cao cây (cm): Được tính từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của thân chính

* Số cành trên thân (cành): Đếm số cành cấp 1 khi ngắt ngọn lần 1 và đếm số cành cấp 2 bắt đầu phân ra cho đến khi hoa nở

* Thời gian ra nụ, ra nụ rộ (ngày sau trồng): khi 50% số cây ra nụ

* Thời gian ra hoa rộ (ngày sau trồng): khi 50% số cây đã nở hoa

* Số nụ (nụ/ cây): đếm số nụ rộ vào các ngày 50% số cây của từng công thức ra nụ rộ

* Số hoa (hoa/ cây): đếm số hoa vào các ngày 50% số cây của từng công thức ra hoa rộ

* Đường kính hoa nở (cm): đo khi hoa đã nở hoàn toàn

* Độ bền hoa (ngày): thời gian từ lúc nở đến lúc tàn của 1 hoa

- Tổng thu nhập (đồng) = (tổng số cây đạt thương phẩm của từng công thức x giá bán theo từng loại)

- Tổng lợi nhuận (đồng) = (tổng thu nhập – tổng chi phí).

Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

- Các số liệu được thu thập, xử lý bằng máy tính, phần mềm Microsoft excel 2010, phần mềm Statistix 10.0

CT I CT II CT III CT IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN

Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của hoa Dừa cạn rũ

3.1.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỉ lệ sống của cây hoa Dừa cạn rũ

Theo dõi từ khi trồng cho đến khi cây ra hoa tỷ lệ sống của cây hoa Dừa cạn rũ thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1

Bảng 3.1 Tỉ lệ sống của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm

Công thức Số cây trồng

CT II (Sea weed Rong biển 95%) 15 11 73.33

CT III (Grow more 20 – 20 -20 + TE) 15 11 73.33

CT IV (Đầu trâu MK 501) 15 12 80

Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ sống của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm

Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy tỉ lệ sống của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức dao động từ 73.33 – 80% Trong đó, công thức 4 (Phân bón lá Đầu trâu MK 501) có tỉ lệ sống cao nhất là 80% Như vậy, các loại phân bón lá khác nhau không ảnh hưởng lớn lắm đến tỉ lệ sống của cây hoa Dừa cạn rũ

3.1.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian hoàn các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa Dừa cạn rũ

Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây hoa Dừa cạn rũ theo dõi từ khi trồng đến khi cây bén rễ hồi xanh, phân cành cấp 1, phân cành cấp 2, bắt đầu ra nụ, ra nụ rộ, ra hoa rộ ở các công thức thí nghiệm kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.2 và biểu đồ 3.2

Bảng 3.2 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm Đơn vị tính: ngày

Thời gian từ trồng đến …

BRHX PCC1 PCC2 Bắt đầu ra nụ Ra nụ rộ Ra hoa rộ

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột chỉ sự sai khác trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê với p

Ngày đăng: 28/04/2024, 08:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1  Hoa và lá của cây Dừa cạn rũ  9 - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Hình 1.1 Hoa và lá của cây Dừa cạn rũ 9 (Trang 7)
Hình 1.2. Quả và hạt của cây Dừa cạn rũ - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Hình 1.2. Quả và hạt của cây Dừa cạn rũ (Trang 18)
Hình 1.1. Hoa và lá của cây Dừa cạn rũ - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Hình 1.1. Hoa và lá của cây Dừa cạn rũ (Trang 18)
Bảng 3.1. Tỉ lệ sống của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Bảng 3.1. Tỉ lệ sống của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm (Trang 31)
Bảng 3.2. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa Dừa  cạn rũ ở các công thức thí nghiệm - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Bảng 3.2. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm (Trang 32)
Bảng 3.3. Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây hoa Dừa  cạn rũ ở các công thức thí  nghiệm - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Bảng 3.3. Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm (Trang 35)
Bảng 3.4. Số cành cấp 1 và cành cấp 2 của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức  thí nghiệm - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Bảng 3.4. Số cành cấp 1 và cành cấp 2 của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm (Trang 38)
Bảng 3.5. Thời gian ra lá mới của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm  Công thức  Thời gian ra lá mới (ngày) - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Bảng 3.5. Thời gian ra lá mới của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm Công thức Thời gian ra lá mới (ngày) (Trang 39)
Bảng 3.6. Số nụ trên cây của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Bảng 3.6. Số nụ trên cây của hoa Dừa cạn rũ ở các công thức thí nghiệm (Trang 40)
Bảng 3.8. Đường kính và độ bền của cây hoa Dừa cạn ở các công thức  thí nghiệm - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Bảng 3.8. Đường kính và độ bền của cây hoa Dừa cạn ở các công thức thí nghiệm (Trang 42)
Bảng 3.9. Tổng chi phí đầu tư thí nghiệm 60 chậu hoa Dừa cạn rũ - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Bảng 3.9. Tổng chi phí đầu tư thí nghiệm 60 chậu hoa Dừa cạn rũ (Trang 44)
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế hoa Dừa cạn rũ  trong thí nghiệm - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế hoa Dừa cạn rũ trong thí nghiệm (Trang 45)
Bảng 3.10. Tổng thu bình quân tính theo phẩm cấp hoa Dừa cạn rũ trong  thí nghiệm - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Bảng 3.10. Tổng thu bình quân tính theo phẩm cấp hoa Dừa cạn rũ trong thí nghiệm (Trang 45)
Hình 4. Xác định thời gian ra lá mới  Hình 5. Đo đường kính hoa - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Hình 4. Xác định thời gian ra lá mới Hình 5. Đo đường kính hoa (Trang 50)
Hình 6. Đo chiều cao cây  Hình 7. Chăm sóc cây - NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA DỪA CẠN RŨ (CATHARANTHUS ROSEUS) TRỒNG TẠI TAM KỲ
Hình 6. Đo chiều cao cây Hình 7. Chăm sóc cây (Trang 51)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w