Biểu Mẫu - Văn Bản - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Kiến trúc - Xây dựng sơ KHẢO Tư LIỆU HỌC GIẢ TRUNG QUÓC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN cúư BÉN ĐẢO vũ VIỆT BẰNG NCS, TS. Viện nghiên cứu Hán nôm VƯƠNG THỊ HƯỜNG Tóm tăt: Những năm gần đây, nghiên cứu về biển đảo từ nhiều góc nhìn và cấp độ khác nhau đã được học giới Trung Quốc quan tâm, chú trọng. Nhờ đó, số lượng nghiên cứu tư liệu biển đảo của nước này đã gia tăng đáng kể. Dưới góc nhìn tổng thuật, bài viết hướng tới đánh giá khách quan tư liệu dùng trong nghiên cứu biển đảo của học giả Trung Quốc trong các công trình đã công bố. Từ đó đối chiếu tư liệu, thư tịch cổ mà học giả Việt Nam dùng để nghiên cứu, chứng minh chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với các đảo, quần đảo trên Biển Đông. Từ khóa: Thư tịch cổ, biển đảo, học giả Trung Quốc, học già Việt Nam Đe dẫn Trong những năm gần đây, vì nhiều lý do khác nhau mà chủ đề Việt Nam được giới học giả Trung Quốc quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện. Trong hệ thống thư viện điện tử của Trung Quốc, mạng học thuật Trung Quốc TBBlM (CNKI)(1) là một trong những địa chỉ đăng tải đầy đủ nhất các nghiên cứu về Việt Nam ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó có các vấn đề về biển đảo liên quan đến Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi trên CNKI, nếu ở thời điểm trước năm 1993, hầu như mỗi năm chỉ xuất hiện 1 đến 2 bài nghiên cứu về Việt Nam, thì đến năm 2000 đã có 29 bàinăm, số lượng các công trình ngày càng tăng: năm 2010 có 173 bàinăm, năm 2020 có 132 bàinăm, riêng năm 2014 có 283 bàinăm. Cùng với nghiên cứu chủ đề Việt Nam nói chung, nghiên cứu biển đảo và mối quan hệ Việt - Trung cũng có xu hướng gia tăng đáng kể. Chủ đề biển đảo được hiểu là các vấn đề về biển và hải đảo. Chủ đề này được nhiều học giả Trung Quốc chú ý từ năm 1975 đến nay với hàng vạn bài nghiên cứu, luận án, luận văn. Tính trên CNKI, với từ khóa “hải đảo” (ỳặ có đến trên 1.5 vạn bài nghiên cứu, chủ yếu là bài tạp chí với trên 1 vạn bài, còn lại là tập san, luận án, luận văn, tham 46 NGHIÊN CƯU TRUNG QUÓC số 2 (246) - 2022 Sơ khảo tư liệu học giả... luận hội thảo, báo giấy... được thực hiện chủ yếu từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay. Những tên gọi liên quan đến biển đảo có sự khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc. “Biển Đông” là cách gọi của Việt Nam để chỉ vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (Biển Nam Trung Quốc). Tên gọi “Nam Trung Quốc” là cách gọi theo thông lệ quốc tế và không mang hàm nghĩa mặc định chủ quyền, cũng như Ấn Độ Dưcmg không phải thuộc chủ quyền Ấn Độ, vịnh Thái Lan không phải thuộc chủ quyền Thái Lan... Biển Đông được Trung Quốc gọi là “Nam Hải”, cách gọi này thống nhất ở tất cả các bài viết công bố tại Trung Quốc về chủ đề liên quan. Trong bài viết này, “Nam Hải” theo cách gọi của Trung Quốc, “Nam Trung Quốc” theo cách gọi quốc tế, được chúng tôi thống nhất cách gọi là “Biển Đông”, chỉ gọi là “Nam Hải” trong một số trường hợp đặc biệt như tên cơ quan, tổ chức của Trung Quốc, như Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Nam Hải... Tương tự, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo cách gọi của Việt Nam, mà Trung Quốc gọi là “Tây Sa”, “Nam Sa”, chúng tôi thống nhất gọi là “Hoàng Sa”, “Trường Sa”. Trường hợp tên những bài viết, vì cần thể hiện rõ ý đồ của tác giả, đồng thời cần có sự phân biệt với những bài viết không gọi là “Tây Sa”, “Nam Sa” mà gọi trực tiếp là “Hoàng Sa”, “Trường Sa”, nên chúng tôi thống nhất trình bày dưới dạng chú thích trong ngoặc vuông: “Tây Sa Hoàng Sa”; “Nam Sa Trường Sa”, Nam Hải Biển Đông. Đồng thời, trong bài viết này, khi nói là “chủ quyền” là chỉ “chủ quyền biển đảo”, không nói chủ quyền ở phạm vi khác. Nghiên cứu về biển đảo có số lượng lớn, được trải rộng theo nhiều hướng nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi tài liệu, phạm vi không gian khảo sát. Các bài viết được chia thành 3 hướng tiếp cận cơ bản: một là lịch sử tranh chấp và luật pháp quốc tế; hai là thực trạng và giải pháp; ba là văn hiến lịch sử. Bài viết này giới hạn phạm vi tổng thuật những nghiên cứu công bố ở Trung Quốc có liên quan đến văn hiến biển đảo. Văn hiến biển đảo chỉ các loại hình tư liệu cổ có nội dung ghi chép về biển đảo hoặc những khía cạnh liên quan đến biển đảo. Trong bài viết này, chúng tôi gọi chung là tư liệu biển đảo. Phạm vi tư liệu mà học giới Trung Quốc quan tâm có tính đa dạng và không giới hạn biên giới, gồm tư liệu lưu trữ ở Trung Quốc và ngoài Trung Quốc, trong đó có tư liệu ở Việt Nam. 1. Bước đầu thống kê các bài viết liên quan tư liệu biển đảo Trên CNKI, với từ khóa “Hoàng Sa”, “Trường Sa” (học giới Trung Quốc gọi là “Nam Sa’7 “Tây Sa”0^) có khoảng trên 70 bài, chủ yếu là bài tạp chí, thực hiện chủ yếu từ năm 1981 đến nay. Trong đó năm 2020 có 4 bài công bố. Với từ khóa NGHIÊN CỨU TRƯNG QUỐC số 2 (246) - 2022------------------------------------------------------ 47 vũ VIỆT BÃNG -VƯƠNG THỊ HƯỜNG “các đảo Biển Đông” (học giới Trung Quốc gọi là các đảo Nam Hải có khoảng 3.000 công bố khoa học thực hiện từ năm 1975 đến nay, bao gồm nhiều loại hình, tập trung là bài tạp chí. Để khẳng định chủ quyền biển đảo của mình, từ thế kỷ XX, đặc biệt là từ năm 1975 đến nay, học giả nhiều ngành khoa học của Trung Quốc đã tích cực nghiên cứu biển đảo từ nhiều góc độ. Dưới góc nhìn khảo cổ học, học giả Trung Quốc cho rằng việc phát lộ đồ gốm sứ Trung Quốc có niên đại thời Nguyên, Minh cho thấy người Trung Quốc đã từng đến quần đảo Hoàng Sa từ thời Nguyên, như: bài viết “Bước đầu tìm hiểu về đồ gốm Thanh Hoa đời Nguyên phát hiện ở hải vực quần đảo Tây Sa Hoàng Sa” của Mạnh Nguyên Triệu đăng trên Trung Quốc quốc gia Bác vật quán san, năm 2011(2); hay luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu đồ gốm Thanh Hoa đời Minh của trấn Cảnh Đức phát hiện ở quần đảo Tây Sa Hoàng Sa” của tác giả Nghiêu Trì Nguyệt, Đại học gốm sứ trấn Cảnh Đức, Giang Tây, năm 2013(3)... Dưới góc nhìn địa chí học, học giả Trung Quốc cho rằng, người Trung Quốc đã đặt tên cho các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, qua đó khẳng định chủ quyền lịch sử của mình đối với các đảo đó, như: bài viết “Căn cứ tên địa danh chứng minh chủ quyền lãnh thổ quần đảo Tây Sa Hoàng Sa, Nam Sa Trường Sa thuộc về Trung Quốc” của Lưu Nam Uy đăng trên Hoa Nam sư phạm Đại học học báo năm 2011(4); bài viết “Quần đảo Tây Sa Hoàng Sa, Nam Sa Trường Sa: Nguồn gốc địa danh và giá trị văn hóa lịch sử” của tác giả Lưu Nam Uy, Trương Tranh Thắng đăng trên Nhiệt đới địa lý năm 2015(5)... Và nhiều bài viết từ các góc nhìn đã được học giả Trung Quốc tận dụng để tuyên truyền và khẳng định chủ quyền “lịch sử” của nhà nước Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn dĩ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Là đối tượng nghiên cứu trực tiếp hoặc là tài liệu tham khảo thường xuyên khi nghiên cứu biển đảo từ các khía cạnh lịch sử, tư liệu biển đảo đã được học giả Trung Quốc tích cực tận dụng như một biện pháp duy nhất. Theo số liệu thống kê được từ CNKI, từ năm 1975 đến năm 2020, học giả Trung Quốc đã công bố khoảng 140 công trình với trên 1.500 trang viết nghiên cứu trực tiếp tư liệu biển đảo hoặc có liên quan đến tư liệu biển đảo, trong đó chủ yếu là các bài tạp chí (gần 90). Trên thực tế, những bài viết này có sự phân khúc rõ nét về nội dung nghiên cứu và số lượng tùy vào từng giai đoạn. Nghiên cứu tư liệu biển đảo tuy đã được thực hiện từ năm 1975, nhưng số lượng công bố chủ yếu từ năm 2010 đến nay (chiếm khoảng trên 60 tống số bài viết) trong bối cảnh nhà nước Trung Quốc đẩy mạnh nghiên cứu biển đảo và có những mục đích riêng ở Biển Đông. Việc đào tạo và nghiên cứu theo hướng chuyên gia được nhà nước Trung Quốc thúc đẩy nên ngoại trừ một số học giả nghiên cứu theo kiểu “lướt sóng” thì đại đa số 48-------------------------------------“------- NGHIÊN CỨU TRUNG QUÓC số 2 (246) - 2022 Sff khảo tư liệu học giả... đều là các học giả chuyên nghiên cứu biển đảo được đào tạo bài bản và công bố không chỉ một công trình đơn lẻ. Học giả Trung Quốc tiêu biểu trong nghiên cứu tư liệu biển đảo có thể kể đến: Hạ Tăng Dân Vương Tiểu Lôi (zEd''''), Vương Thắng (3EHỈ), Lưu Vĩnh Liên (ẰOkìí), Thường Tông Chính (^;Ệ;ĩEỈ), Quách Uyên (7ỉìll). Vương Hiểu Bằng (ĨBOậ), Lý Kim Minh Lưu Nam Uy (£ịJWĩ)... Công bố về nghiên cứu biển đảo được tất cả các tạp chí khoa học xã hội nhân văn Trung Quốc đăng tải nhưng tập trung ở một số tạp chí chuyên ngành, tiêu biểu như: Nam Dương vẩn đề nghiên cứu Hoa Trung quốc học ; Vân Nam sư phạm đại học Học báo Trung Quốc biên cương sử địa nghiên cứu (d’lSiiiiiiOf^): Trung Quốc xã hội khoa học bảo Địa lí nghiên cứu (itfeSISlJt); Lĩnh Nam văn sử ... Những bài viết này đều được học giả và quần chúng Trung Quốc quan tâm với trên 5 vạn lượt tải về nói chung; mỗi bài viết nói riêng đều có hàng trăm lượt tải, cá biệt có nhiều bài đạt đến trên 1.000 lượt tải như Luận án “ứng phó của môi trường sinh thái trước biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người ở quần đảo Tây Sa Hoàng Sa trong 2.000 năm qua” của Từ Lợi Cường, Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc, năm 2012(6) (1.100 lượt tải về); bài viết “Khảo về việc Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo trên Nam Hải Biển Đông” của Hình Quảng Mai, đăng trên Nghiên cứu phương pháp so sánh, năm 2013(7) (1.100 lượt tải về); Luận án “Khảo sát lịch sử chủ quyền, hành sử của Chính phủ Trung Quốc thời Dân Quốc đối với các đảo trên Nam Hải Biển Đông (1912 - 1949)” của Đàm Vệ Nguyên, Đại học Vũ Hán, Hồ Bắc năm 2013(8) (trên 1.200 lượt tải về)... Cá biệt có công bố đạt được trên 1 vạn lượt tải về, như bài viết “Pháp lý quốc tế về vấn đề Nam Hải Biển Đông” của Giả Vũ đăng trên Trung Quốc pháp học, năm 2012(9)... Khảo sát sơ bộ về các nghiên cứu tư liệu biển đảo hoặc có liên quan đến tư liệu biển đảo cho thấy hầu hết các công bố của Trung Quốc từ năm 1975 đến nay đều xuất phát từ góc nhìn liên ngành, sử dụng sử liệu có liên quan đến biển đảo, chỉ có một số rất ít bài viết thuần tủy về văn hiến học. Ngoại trừ một số bài nằm trong chuỗi chuyên đề liên thông, thì hầu hết các bài viết đều rời rạc, đủ các môn loại. Thông qua số lượt tải về cho thấy học giới và người dân Trung Quốc không hoặc ít chú ý đến các bài viết thuần túy văn hiến học. số lượt tải về nhiều thường tập trung ở những bài viết liên quan vấn đề pháp luật quốc tế và chứng cứ pháp lý. Do đó, nghiên cứu của học giả Trung Quốc thuần túy về tư liệu biển đảo từ góc nhìn văn hiến học, văn bản học càng bị thu hẹp và ít được khai thác. Chính vì thế, trong hàng vạn bài viết nghiên cứu về biển đảo thì chỉ có khoảng 140 bài viết nghiên cứu các vấn đề từ tư liệu biển đảo. Và NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 2 (246) - 2022------------------------------------------------------ 49 vũ VIỆT BẰNG -VƯƠNG THỊ HƯỜNG trong số 140 bài viết có liên quan tư liệu biển đảo đó thì có rất ít bài viết nghiên cứu xuất phát từ văn hiến học, văn bản học. 2. Tư liệu cổ về biển đảo được học giói Trung Quốc nghiên cứu hoặc sử dụng làm cứ liệu nghiên cứu 2.1. Tư liệu lịch sử, địa chi lịch đại Hầu hết các bài nghiên cứu của Trung Quốc về Biển Đông và các quần đảo thuộc Biển Đông nói chung (bất kể là nghiên cứu lịch sử hay nghiên cứu kinh tế, chính trị...) đều khẳng định Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các bài viết này đều cho rằng người Trung Quốc đã phát hiện, sinh sống tại đây từ 2.000 năm trước. Sách Trung Quốc Nam Hải chư quần đảo văn hiến vựng biên, Đài Loan học sinh thư cục, xuất bản năm 1974