1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh

178 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà TĩnhThực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MAI HƯƠNG

THỰC HÀNH VĂN HÓA

CỦA CƯ DÂN VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ Ở KỲ ANH, HÀ TĨNH Ngành: Văn hóa học

Mã số: 9 22 90 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Đặng Thị Diệu Trang2 TS Đoàn Thị Tuyến

Hà Nội, 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả đạt được trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝLUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 10

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 10

1.1.1Những nghiên cứu về tái định cư và văn hóa của các cộng đồng tái định cư 10

1.1.2 Những nghiên cứu về văn hóa của cư dân ven biển và cư dân TĐC Kỳ Anh,

1.2.1.Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu của luận án 26

1.2.2.Quan điểm tiếp cận lý thuyết của luận án 35

1.3.Bối cảnh tái định cư và địa bàn nghiên cứu 39

1.3.1.Bối cảnh chính sách phát triển và sự ra đời của khu kinh tế Vũng Áng 39

1.3.2.Sự hình thành các khu tái định cư 43

Tiểu kết chương 1 51

CHƯƠNG 2 THỰC HÀNH VĂN HOÁ SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TÁIĐỊNH CƯ Ở KỲ ANH, HÀ TĨNH 52

2.1.Thực hành văn hoá sinh kế liên quan tới biển 52

2.1.1Khai thác đánh bắt thủy hải sản 53

2.1.2 Các thực hành văn hoá sinh kế gắn với chế biến thủy hải sản 64

2.2.Các thực hành buôn bán, dịch vụ 69

2.3.Các thực hành sinh kế khác 73

Tiểu kết chương 2 84

Chương 3 THỰC HÀNH VĂN HÓA THƯỜNG NGÀY VÀ VĂN HÓATÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ Ở KỲ ANH, HÀ TĨNH 86

3.1 Văn hoá thường ngày 86

Trang 4

3.1.2Thực hành văn hóa thường ngày gắn với ăn uống và tiêu dùng 90

3.1.3.Thực hành văn hóa thường ngày gắn với ứng xử 94

3.1.4.Một số thực hành văn hóa mới 99

3.2.Thực hành văn hoá tín ngưỡng 103

3.2.1.Thực hành văn hóa tín ngưỡng trong gia đình 103

3.2.2.Thực hành văn hóa tín ngưỡng trong dòng họ 107

3.2.3.Thực hành văn hóa tín ngưỡng trong cộng đồng 111

4.2.Tái trật tự hóa không gian và mối quan hệ cộng đồng 124

4.3.Thực hành văn hoá và sự thích ứng của người dân sau tái định cư 129

4.4.Thực hành văn hoá của cư dân vùng tái định cư: thách thức và cơ hội 139

KẾT LUẬN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Tái định cư (TĐC) là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và chính phủ trên thế giới, trong đó có Việt Nam Đặc biệt trong những thập kỉ gần đây, khi các dự án phát triển được triển khai mạnh mẽ ở một số nước trong khu vực Những tác động lớn của chương trình TĐC bắt buộc đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và các tổ chức trong và ngoài nước Tại Việt Nam, các công trình thủy điện, nhà máy, bến cảng, các khu công nghiệp… được xây dựng với mục đích đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhiều dự án phục vụ cho phát triển được gắn với di dân TĐC Việc TĐC trong các dự án phát triển được hiểu là để tạo ra lợi ích và điều kiện tốt hơn cho cuộc sống của người dân, vì vậy chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình TĐC bắt buộc ở những quy mô khác nhau, và cho dù ở cấp độ nào đều có những tác động rất lớn đến mọi khía cạnh cuộc sống của cộng đồng từ thực hành văn hóa sinh kế, tôn giáo tín ngưỡng đến các quan hệ xã hội

TĐC ở Kỳ Anh được thành lập là kết quả của dự án phát triển Khu Kinh tế Vũng Áng Đây là một chiến lược phát triển về kinh tế biển của vùng biển Hà Tĩnh nói riêng và của cả nước nói chung trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước Người dân phải rời bỏ mảnh đất mà tổ tiên đã trao truyền và gắn bó qua bao nhiêu thế hệ để di dời đến sống ở khu TĐC, nhường đất cho dự án nhà máy khu công nghiệp, các cầu cảng vận tải đường biển ; điều này đã kéo theo những xáo trộn, thay đổi trong đời sống văn hóa sinh kế, không gian văn hóa sinh hoạt cộng đồng, không gian văn hóa tâm linh Theo kế hoạch, khi các hộ dân được di dời đến nơi ở mới, họ được cấp đất đai, được xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo, được quy hoạch dân cư đô thị Sau khi ổn định về đời sống, nhà ở, nguồn nước thì sẽ có chương trình phát triển sản

Trang 7

xuất, thị trường, tạo công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đặc biệt là lao động trẻ Tuy nhiên, thực tế cho thấy quá trình TĐC ở đây đã có nhiều bất cập nảy sinh, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, phục hồi sinh kế chưa thỏa đáng, việc đảm bảo đời sống cho người dân TĐC trong điều kiện quỹ đất hạn hẹp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp hạn chế là một thách thức rất lớn cho người dân TĐC và cho cả các cấp chính quyền ở địa phương Bên cạnh những lợi ích mang lại cho đời sống người dân như quy hoạch xây dựng dân cư theo tiêu chí đô thị, nhà cửa xây dựng cao tầng, vùng TĐC nằm trong địa bàn thị xã Kỳ Anh… thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nảy sinh do khu TĐC chưa phù hợp với quy hoạch, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng; thiếu nguồn nước để sinh hoạt và sản xuất; đất sản xuất vừa thiếu vừa cằn cỗi; thay đổi về sinh kế, về phương thức sản xuất trong không gian sinh tồn; sự bất hợp lý trong chính sách đất đai; xung đột lợi ích; thay đổi tập quán sản xuất Bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề về kinh tế, văn hoá xã hội phức tạp đã xuất hiện; những thay đổi trong hoạt động ngư nghiệp, nông nghiệp, quan hệ cộng đồng, quan hệ dòng họ, phong tục, tập quán, đời sống hằng ngày

Trong bối cảnh thực tiễn được nêu trên về TĐC ở Kỳ Anh, từ góc nhìn văn hoá, có rất nhiều câu hỏi nêu ra cần được giải đáp như: Bức tranh về thực hành văn hóa của người dân TĐC ở Kỳ Anh đang diễn ra như thế nào? Người dân đã gặp những thách thức và thích nghi ra sao trong điều kiện của không gian cư trú mới với những thay đổi về sinh kế, môi trường sống và các thực hành văn hoá hằng ngày? Để trả lời những câu hỏi đó, một nghiên cứu chuyên sâu về tác động của TĐC đối với thực hành văn hoá của người dân TĐC ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh là cần thiết Việc này đồng thời góp phần làm phong phú thêm nhận thức về tác động của TĐC đối với đời sống văn hoá xã hội của người dân, một vấn đề cấp thiết và luôn mang tính thời sự trong bối cảnh phát triển và hiện đại hoá hiện nay Từ những lí do

Trang 8

nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn: “Thực hành văn hóa của cư dân vùngtái định cư ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh” để làm đề tài luận án tiến sĩ.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc mô tả, phân tích các thực hành văn hóa của người dân TĐC ở Kỳ Anh trên các phương diện văn hóa sinh kế, văn hóa thường ngày và văn hoá tín ngưỡng, luận án tập trung làm rõ quá trình thích ứng trong thực hành văn hóa của người dân sau TĐC, chỉ ra cách thức tái cấu trúc văn hoá trong bối cảnh mới – bối cảnh CNH-HĐH ở địa phương.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất, mô tả và phân tích thực trạng các thực hành văn hóa của cư

dân TĐC ở Kỳ Anh trong không gian sinh tồn mới, bao gồm: văn hóa sinh kế, văn hóa thường ngày và văn hóa tín ngưỡng.

Thứ hai: Nhận diện và bàn luận về những thay đổi đặt ra từ thực trạng

các thực hành văn hóa của cư dân TĐC ở Kỳ Anh hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thực hành văn hóa của cộng đồng cư dân TĐC ở Kỳ Anh hiện nay Để phục vụ cho việc tìm hiểu các thực hành văn hoá hiện nay, các thực hành văn hoá trong quá khứ của người dân trước khi họ chuyển tới khu vực TĐC cũng được quan tâm, tìm hiểu.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu một số thực hành

văn hóa tiêu biểu, đây cũng là những thành tố văn hoá nổi bật và bị ảnh hưởng lớn bởi quá trình TĐC, bao gồm: Thực hành văn hóa sinh kế, thực hành văn hóa thường ngày và thực hành văn hoá tín ngưỡng.

Trang 9

Phạm vi thời gian: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu thực hành văn

hóa của cư dân vùng TĐC ở Kỳ Anh, từ năm 2010 (thời điểm bắt đầu thực hiện di dời dự án TĐC) cho đến nay.

Phạm vi không gian: Trước TĐC, xã Kì Lợi thuộc huyện Kỳ Anh, ngày

10/4/2015 Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 903/NQ-UBTVQH về việc thành lập Thị xã Kỳ Anh và xã Kì Lợi trực thuộc Thị xã Kỳ Anh Thực hiện chính sách di dân của Chính phủ, người dân xã Kỳ Lợi chuyển cư sinh sống tại các địa bàn: phường Kỳ Trinh, xã Kỳ Nam, xã Kỳ Phương Xã Kỳ Lợi là địa bàn bị ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp bởi các dự án phát triển CNH-HĐH tại Khu Kinh tế Vũng Áng Trong luận án này, tác giả luận án tập trung nghiên cứu tại địa bàn khu TĐC Kỳ Lợi chuyển cư sinh sống tại phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh gồm 298 hộ dân thôn 1 Tân Phúc Thành và một phần của thôn 2 Tân Phúc Thành Vì vậy, trong luận án tác giả sử dụng cách gọi khu TĐC Kỳ Lợi hoặc TĐC ở Kỳ Anh (Khu TĐC Kỳ Lợi ở phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh) trong những bối cảnh phù hợp.

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Đề tài luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính đó là: (1) Phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó ưu tiên cho điền dã dân tộc học với quan sát tham dự, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm; (2) phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp Các phương pháp được lựa chọn giúp luận án có được thông tin từ thực tế đầy đủ, bao quát và đáng tin cậy.

4.1.Quan sát tham dự

Quan sát tham dự được tác giả luận án sử dụng trong suốt quá trình thu thập tư liệu trên thực địa Tác giả luận án đã sử dụng các kỹ thuật quan sát tham dự để thu thập thông tin liên quan đến các nội dung nghiên cứu, nắm bắt được địa bàn, không gian sống, cảnh quan môi trường, Qua thực hiện quan sát tham dự tại địa bàn nghiên cứu, tác giả luận án có thể nắm bắt được cách

Trang 10

thức tổ chức không gian sống, cuộc sống của người dân TĐC, từ đó có những đánh giá và nhận định sát với thực thế nhất có thể.

Tác giả luận án đã có thời gian lưu trú tại nhà dân, ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt như một thành viên trong gia đình của họ Tác giả luận án cũng đã theo chân các thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động tập thể tại cộng đồng như đánh cầu lông, cổ vũ tinh thần cho giải đấu thể thao, văn nghệ Tác giả luận án cũng tham dự vào các hoạt động sinh kế trước hết là của các thành viên trong gia đình nơi tác giả lưu trú ví dụ cùng tham gia bán hàng, trao đổi nói chuyện về công việc với người chủ gia đình và hàng xóm của họ Mỗi khi có điều kiện, tác giả luận án thường trao đổi sâu hơn về các hoạt động công việc của họ để tìm hiểu về các cách thức làm ăn cũng như những thay đổi mà họ trải qua từ sau khi chuyển cư.

Quan sát tham dự cho phép tác giả luận án có nhiều cơ tìm hiểu đời sống, các mối quan hệ, mạng lưới xã hội và văn hoá giao tiếp của người dân địa phương ; Để tìm hiểu về các thực hành văn hoá tín ngưỡng, tác giả luận án đã dành thời gian tham dự một số lễ cúng của người dân được tổ chức vào ngày rằm, mồng một tại gia đình và đền thờ thần … Ở những sự kiện này, bên cạnh việc quan sát, tác giả luận án còn chụp ảnh, ghi âm, quay video để ghi lại diễn biến của buổi lễ

Có thể nói rằng thực hiện quan sát tham dự trong quá trình nghiên cứu thực địa đã cung cấp cho tác giả luận án có một cái nhìn bao quát hơn về các vấn đề cần tìm hiểu đồng thời cho phép xác định những vấn đề quan trọng cần tiếp tục tìm hiểu ở các cuộc phỏng vấn sâu.

4.2.Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu cũng là phương pháp được tác giả luận án thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu điền dã Nội dung phỏng vấn xoay quanh các nội dung nghiên cứu trọng tâm nghiên cứu của luận án, đó là việc xây dựng và ổn

Trang 11

định cuộc sống mới sau tái định cư, những thách thức và thuận lợi trong quá trình TĐC, Cụ thể với chủ đề sinh kế, tác giả luận án tập trung làm rõ một số câu hỏi như: Các nghề nghiệp mới mà người dân có sau TĐC là gì? Các nghề nghiệp mới này do các thành viên nào trong gia đình đảm nhận? Liệu nó có ảnh hưởng/làm thay đổi nếp sinh hoạt của các thành viên trong gia đình? Cách thức liên kết/tổ chức các hoạt động của các nghề mới xuất hiện này có làm thay đổi mối quan hệ/ứng xử giữa các thành viên trong cộng đồng TĐC? Để có cái nhìn khách quan và đa chiều về các vấn đề trong phạm vi tìm hiểu, tác giả luận án đã tiến hành phỏng vấn nhiều đối tượng khác nhau:

Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ thôn: Đây là kênh quan trọng để

tác giả luận án có được những thông tin về chính sách TĐC Cụ thể là chủ trương và cách thức triển khai TĐC ở địa phương cũng như vai trò của chính quyền địa phương khi tham gia xây dựng cuộc sống mới của người dân tại địa bàn nghiên cứu.

Phỏng vấn người dân trên địa bàn các khu tái định cư: Đây là đối tượng

chiếm đa số trong các cuộc phỏng vấn được tác giả luận án lựa chọn với sự cân nhắc về giới tính, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp Tác giả luận án đã thực hiện phỏng vấn cả nam và nữ ở các độ tuổi khác nhau, từ 18 đến 75 tuổi Các đối tượng được phỏng vấn có nghề nghiệp khác nhau; họ có thể là thành viên cùng trong một gia đình hoặc dòng họ hoặc không Tác giả luận án đã phỏng vấn các ngư dân – những người vẫn còn giữ nghề truyền thống liên quan tới biển và cả những người đã chuyển sang làm nghề dịch vụ buôn bán Bên cạnh đó còn có những đối tượng là người làm nghề tự do, người nhà của những đối tượng đi xuất khẩu lao động, đi làm công nhân ở xa Khi tiến hành phỏng vấn, tác giả luận án ngoài hỏi các thông tin của hiện tại còn đặt những câu hỏi để người được phỏng vấn hồi cố lại quá khứ, nhìn nhận những thay đổi của hiện tại đặt trong sự so sánh với quá khứ trước TĐC, nêu được những khó

Trang 12

khăn và thuận lợi trong cuộc sống hiện nay.

Các tư liệu thu thập được từ quan sát tham dự và phỏng vấn sâu đã được tác giả luận án chuyển thể thành nhật ký thực địa và ở dạng biên bản gỡ băng ghi âm Tất cả các tư liệu này sau đó được sử dụng để phân tích và trích dẫn ở các chương viết của luận án.

Đặc biệt, để tôn trọng ý kiến của những người được phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu và nhằm đảm bảo tính bảo mật cá nhân trong nghiên cứu khoa học, tác giả luận án đã mã hóa tên của người được phỏng vấn bằng những tên nhân vật khác nhau ở tất cả nội dung các chương của luận án.

4.3.Thảo luận nhóm

Trong quá trình khảo sát thực địa, tác giả luận án cũng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tập trung vào các chủ đề đặt ra liên quan tới văn hoá sinh kế, văn hoá thường ngày và văn hoá tín ngưỡng Các cuộc thảo luận nhóm đã thực hiện tại các địa điểm khác nhau như ở hội trường, ở chợ… Đối tượng tham gia thảo luận nhóm đa dạng, ngoài các cán bộ xóm tại khu TĐC còn có các đại diện người dân thuộc thành phần và lứa tuổi khác nhau Các cuộc thảo luận nhóm được thực hiện đã giúp tác giả luận án nhận thức đầy đủ, đa chiều hơn về quan điểm và suy nghĩ của người dân địa phương về cuộc sống sau TĐC.

4.4.Phân tích tài liệu thứ cấp

Tác giả luận án coi việc sử dụng các kết quả nghiên cứu đi trước là nguồn tài liệu rất quan trọng để kế thừa, tiếp thu và làm cơ sở phát triển những ý tưởng mới trong nghiên cứu Việc thu thập tài liệu từ các công trình nghiên cứu đi trước giúp cho tác giả thấy được khoảng trống nghiên cứu về chủ đề luận án quan tâm cũng như cho phép củng cố thêm các nhận định đặt ra.

Trang 13

Các tài liệu thứ cấp được tác giả luận án sử dụng gồm các công trình nghiên cứu về TĐC nói chung và các văn bản báo cáo của một số ban ngành địa phương về TĐC ở Kỳ Anh nói riêng Ví dụ: Báo cáo của Ban quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng, Ủy ban nhân dân xã Kỳ Lợi, Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Kỳ Anh…vv

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Nghiên cứu về thực hành văn hóa sau TĐC ở Kỳ Anh là một nghiên cứu chuyên sâu, góp phần làm phong phú thêm hệ thống các nghiên cứu về TĐC ở Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng đặc biệt là xây dựng khu công nghiệp ven biển.

- Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp các phát hiện hữu ích về sự thay đổi và thích ứng văn hóa trong điều kiện chuyển cư, sinh sống ở một không gian sinh tồn mới, chịu ảnh hưởng của chính sách phát triển và quá trình CNH-HĐH.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án cung cấp tư liệu sinh động và những phân tích khoa học về những thay đổi về đời sống văn hoá của người dân TĐC ở một địa phương cụ thể.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1.Ý nghĩa lý luận của luận án

Thông qua nghiên cứu về các thực hành văn hoá ở khu TĐC mà cụ thể là: thực hành văn hóa sinh kế, thực hành văn hoá thường ngày và văn hoá tín ngưỡng đề tài luận án góp phần làm phong phú thêm các nhận định về TĐC trong bối cảnh phát triển gắn với CNH, HĐH.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề TĐC Đó có thể là các nhà nghiên cứu, các cán bộ dự án (phát triển) hay các các nhà quản lý, hoạch định chính

Trang 14

sách Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án còn cung cấp những cứ liệu cụ thể góp phần gợi mở, giúp các nhà quản lý văn hóa và các ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch chính sách, quản lý phù hợp với các chiến lược trong các dự án phát triển và việc xây dựng các khu TĐC Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của đề tài luận án cũng có thể sử dụng như một tài liệu nhằm nâng cao nhận thức người dân và chính quyền địa phương vùng TĐC ven biển về những giá trị văn hóa truyền thống, giúp phát huy xây dựng đời sống văn hoá ổn định và hài hoà ở khu TĐC trong thực tiễn.

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục luận

án được triển khai với 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn

nghiên cứu

Chương 2: Thực hành văn hóa sinh kế của cư dân tái định cư ở Kỳ Anh,

Hà Tĩnh

Chương 3: Thực hành văn hóa thường ngày và văn hoá tín ngưỡng của

cư dân tái định cư ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Chương 4: Thực hành văn hoá của cư dân tái định cư ở Kỳ Anh, Hà

Tĩnh: Một số vấn đề bàn luận

Trang 15

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về tái định cư và văn hóa của các cộng đồngtái định cư

- Các nghiên cứu chung về tái định cư

Theo cách hiểu thông thường, TĐC là sự di chuyển nơi ở của con người, từ nơi ở cũ đến nơi ở mới Đây là một hiện tượng xã hội diễn ra thường xuyên và phổ biến trong lịch sử phát triển của nhân loại Tuy nhiên TĐC, nhất là TĐC trong các dự án phát triển thì mới chỉ được quan tâm nghiên cứu thời gian gần đây, bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, khi hàng loạt các nước trên thế giới đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH với việc thực hiện những dự án phát triển quy mô lớn.

TĐC được đặt trong mối quan hệ khăng khít với phát triển; nghiên cứu vận dụng các tiêu chí phát triển để định hướng việc hoạch định chính sách TĐC Tiêu biểu nhất trong nhóm này có thể kể đến các nghiên cứu do ngân hàng Thế giới (World Bank) và ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ ở nhiều nước và vùng lãnh thổ trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ

XXI Các nghiên cứu của World Bank gồm:“Operations Policy Issues in theTreatment of Involuntary Resettlement” (Tác động của chính sách trong TĐCkhông tự nguyện), “Sách hướng dẫn về TĐC không tự nguyện - việc hoạchđịnh và thực hiện các dự án phát triển”,“Resettlement and Development”(TĐC và Phát triển) “Chính sách hoạt động đối với vấn đề TĐC không tựnguyện”:“Resettlement and development: The Bankwide review of projects”

(Tái TĐC và phát triển: Việc xem xét các dự án của ngân hàng)… Các nghiên

Trang 16

cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) gồm:“Involuntary ResettlementPolicy Review”,“Involuntary Resettlement, Operational Manual” (TĐCkhông tự nguyện, Sổ tay hoạt động), “Involuntary Resettlement Policy”(Chính sách TĐC không tự nguyện), “TĐC không tự nguyện” và “Sổ tay vềTĐC - hướng dẫn áp dụng vào thực tiễn”… Tất cả các nghiên cứu vừa nhắc

đến ở trên đã tập trung phân tích, đánh giá các chính sách TĐC trong các dự án phát triển và từ đó đưa ra những quan điểm, nguyên tắc, đề xuất khuyến nghị cụ thể để các cơ quan hữu quan thực hiện tốt hơn việc TĐC trong tương lai Từ kết quả nghiên cứu thu được, nhóm các công trình này đã xác lập định hướng chung mang tính nguyên tắc trong hoạch định các dự án TĐC đó là: Nên tránh việc TĐC nếu dự án có thể; những người TĐC phải được đền bù thỏa đáng và công bằng cho những tài sản mà họ mất; TĐC bắt buộc cần được hiểu là cơ hội cải thiện mưu sinh cho những người bị ảnh hưởng bởi dự án; những người bị ảnh hưởng do quá trình TĐC cần được tư vấn, giúp đỡ và tham gia vào quá trình hoạch định TĐC để chắc rằng lợi ích của họ được đảm bảo phù hợp và bền vững Các công trình thuộc nhóm nghiên cứu này rất có ý nghĩa thực tiễn, được coi là những tài liệu cần thiết cho các cơ quan chức năng trong việc xây dựng và thực hiện các dự án TĐC.

Bên cạnh nghiên cứu mang tính ứng dụng nêu trên, TĐC còn được xem xét tìm hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ phương pháp luận cho đến những bất cập/vướng mắc nảy sinh về mặt chính sách hoặc thực tiễn triển khai Theo hướng này có thể kể đến hai công trình nghiên cứu của tác giả

Christopher McDowell (2002) gồm: “Các phương pháp tiếp cận nhân học vềTĐC - Chính sách, thực tiễn và lý thuyết” và “TĐC, nguy cơ nghèo hoá cácvấn đề sinh kế bền vững” Trong hai công trình này, tác giả đã làm rõ những

vấn đề liên quan tới TĐC như quan điểm, bản chất của TĐC, sự khác biệt giữa TĐC tự nguyện và không tự nguyện và mối quan hệ giữa TĐC với biến

Trang 17

đổi kinh tế - xã hội ở những cộng đồng di cư Tác giả cũng đã đề cập đến nguy cơ bần cùng hoá sau TĐC, đồng thời đưa ra những định hướng để xây dựng các mô hình TĐC tốt hơn.

Đi vào tìm hiểu một trường hợp cụ thể, Cao Thị Thu Yên (2003) có đề

tài: Hướng tới sự bền vững của các đập (thuỷ điện) lớn của Việt Nam - Vấnđề TĐC và các dự án thuỷ điện Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy những

bất cập trong công tác TĐC của các dự án thuỷ điện ở Việt Nam và tác động của chúng đến đời sống người dân trong vùng dự án Theo tác giả có sự khác biệt lớn giữa chính sách và triển khai hoạt động TĐC trên thực tiễn và rất khó khăn để có thể khắc phục.

Tương tự, cũng bàn về chính sách tái định cư, các tác giả Ulrika Bladh

và Eva - Lena Nilsson (2005) đã có bài viết với tiêu đề “Xây dựng kế hoạchTĐC không tự nguyện như thế nào - trường hợp dự án thuỷ điện Sơn La ởViệt Nam” Nội dung bài viết đã chỉ rõ những tác động của quá trình TĐC ở

công trình thuỷ điện Sơn La đối với những người dân thuộc diện phải di dời Các tác giả này chỉ ra nhiều vấn đề liên quan tới các chính sách quy định về sở hữu đất đai, đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng, xác định những đối tượng chịu ảnh hưởng của quá trình TĐC…; và qua đó cho thấy sự tham gia của người dân địa phương vào quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch TĐC còn nhiều hạn chế.

Một nghiên cứu khác cũng đưa ra đánh giá chính sách TĐC đó là công

trình: “TĐC trong các dự án phát triển: Chính sách và thực tiễn” của hai tác

giả Phạm Mộng Hoa và Lâm Mai Lan (2000) Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích và chỉ ra ưu/nhược điểm của các chính sách TĐC hiện hành ở Việt Nam; so sánh và chỉ ra những khác biệt giữa chính sách TĐC của Việt Nam và trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Á.

Trang 18

Tương tự, Nguyễn Ngọc Tuấn (2004), cũng có một số bài viết nghiên cứu

về TĐC được trình bày trong cuốn “Một số kinh nghiệm TĐC trong các dự ánphát triển tại một số nước trên thế giới” Ở đây tác giả đã khái quát tình hình

thực hiện chính sách TĐC cho những người bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển, nhất là các dự án thủy điện ở các nước Châu Á Sau khi tổng kết kinh nghiệm và đưa ra các chỉ dẫn trong những dự án phát triển ở khu vực, tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn đã nêu đánh giá thực trạng TĐC ở Việt Nam Cụ thể tác giả đã chỉ ra những thành công và những bất cập trong quá trình thực hiện chính sách TĐC đối với các dự án phát triển ở Việt Nam và từ đó đề xuất những sửa đổi về chính sách nhằm khôi phục và cải thiện các điều kiện sống cho những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án sau TĐC ở Việt Nam.

Cùng đưa ra nhận định về TĐC, Võ Kim Cương (2007), trong bài viết

TĐC- quá trình tất yếu để ổn định phát triển cho rằng: TĐC là một quá trình

tất yếu, phổ biến đáp ứng yêu cầu của phát triển, nhất là trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước hiện nay Tác giả đi sâu phân tích sự phức tạp, đa diện của quá trình TĐC và đưa ra quan niệm rằng thực chất của quá trình phát triển đô thị là quá trình TĐC Tác giả Võ Kim Cương đồng thời khẳng định chính sách TĐC không chỉ là chính sách hỗ trợ đền bù, giải tỏa mà cần phải đươc xem như một phương án phát triển đa ngành, đa cấp.

Ngoài các công trình nêu trên có có rất nhiều các công trình nghiên cứu/ bài viết/chuyên khảo khác thuộc nhóm nghiên cứu thứ hai này chẳng hạn

“Nghiên cứu TĐC thủy điện ở Việt Nam thời kỳ Đổi mới” do Trần Văn Hà

(chủ biên, 2011) Đây là công trình tập hợp những nghiên cứu liên ngành về vấn đề TĐC ở miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên và Trung bộ Các công trình này do tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) thực hiện từ 2006 đến 2011 Các nghiên cứu trong chuyên khảo này đã cung cấp luận cứ về thực tế gắn kết giữa các không gian xã hội, sinh thái và sinh kế đồng thời

Trang 19

nêu tác động của các công trình thuỷ điện đối với môi trường cảnh quan và văn hóa của các tộc người thuộc diện TĐC Hay, một số nghiên cứu về TĐC

ở các dự án thuỷ điện khác của các Đặng Nguyên Anh (2007), Tống Văn

Chung (2005), Trương Thị Ngọc Lan (2004), Khúc Thị Thanh Vân (2007).

Cụ thể tác giả Đặng Nguyên Anh (2007) có nghiên cứu “TĐC cho các côngtrình thủy điện ở Việt Nam”; Tống Văn Chung (2005) có: “Vấn đề TĐCngười dân vùng lòng hồ thủy điện nhìn từ góc độ xã hội học quản lý”;

Trương Thị Ngọc Lan, trong dư án VIE/95/2004 đã chắp bút cho báo cáo

"Chính sách TĐC do kết quả của sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam”; vàKhúc Thị Thanh Vân (2007) có nghiên cứu về “Ảnh hưởng của chính sáchTĐC đối với cuộc sống người dân sau TĐC: Nghiên cứu trường hợp thuỷđiện Bản Vẽ”…v.v Các công trình của các tác giả này đã nêu khái quát các

vấn đề của TĐC, từ thực trạng công tác TĐC ở các dự án thủy điện ở Việt Nam cho đến các vấn đề nảy sinh khi thực hiện chính sách TĐC từ đó đưa ra những gợi ý chính sách để làm tốt hơn công tác TĐC và giúp hiểu đúng về TĐC đặc biệt là các nội dung liên quan tới sách đền bù, giải tỏa khi thực hiện TĐC trong giai đoạn hiện nay.

Tóm lại, có thể nói, các nghiên cứu chung về TĐC đã đề cập đến các vấn đề cơ bản của TĐC, đi từ khái niệm cho đến cách thức triển khai thực hiện TĐC trên thực tế, đặt trong mối liên hệ với chính sách và các dự án TĐC cụ thể ở trong nước Các nghiên cứu này hướng tới mục đích ứng dụng thực tiễn rất cao; một số nghiên cứu được thực hiện theo “đặt hàng” của tổ chức ví dụ các nghiên cứu được tài trợ bởi tổ chức ngân hàng World Bank và ADB Nổi lên trong nhóm nghiên cứu chung về TĐC này là các nghiên cứu đánh giá chính sách TĐC Đây từng là chủ đề nghiên cứu thu hút được nhiều học giả quan tâm, tìm hiểu.

- Những nghiên cứu về thực hành văn hóa gắn với quá trình TĐC

Trang 20

Bàn về mối quan hệ giữa văn hoá và TĐC từ lâu cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập Tuy nhiên, các nghiên cứu này thiên về đánh giá thực trạng Hai công trình tiêu biểu có liên quan đến chủ đề này

đó là các nghiên cứu của Nguyễn Đức Anh (2007): “Bước đầu đánh giáchất lượng cuộc sống người dân TĐC của dự án hồ Tả Trạch (Thừa ThiênHuế)”; và Đoàn Bổng (2009) “Đánh giá chất lượng cuộc sống và tiềmnăng phát triển của người dân TĐC vùng lòng hồ công trình thuỷ điện AVương - Quảng Nam” Ở công trình thứ nhất tác giả đã khảo sát, tìm hiểu

việc thực hiện TĐC theo kế hoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và đưa ra đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân trong các chương trình TĐC này Mục đích của nghiên cứu là để nhận diện/đánh giá những bất cập về môi trường sống ở khu TĐC để từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện tốt hơn cho công tác di dân TĐC của tỉnh.

Bên cạnh hai công trình nêu trên, công trình do Phạm Quang Hoan chủ

biên (2012), “Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng TĐC thủy điệnSơn La” đề cập trực tiếp đến chủ đề văn hoá ở khu vực TĐC Đây là một

công trình nghiên cứu có quy mô, được thực hiện ở nhiều nhóm dân tộc thiểu số vùng lòng hồ thủy điện Sơn La Ở công trình này, các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh của văn hoá bao gồm: Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội, tôn giáo tín ngưỡng và tri thức địa phương Kết quả của công trình nghiên cứu này là nhằm xác định bản sắc đặc trưng của các tộc người ở vùng lòng hồ và vùng TĐC thủy điện Sơn La để trên cơ sở đó đề xuất một giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tộc người tại nơi TĐC.

Lựa chọn nghiên cứu về sinh kế ở các khu TĐC là chủ đề được nhà nghiên cứu đề cập tới Trên thực tế, đã có khá nhiều công trình/dự án được triển khai/thực hiện Trung tâm Dân số, Môi trường và Phát triển có dự

án:“Sinh kế bền vững cho đồng bào TĐC (thực hiện trên khu TĐC dự án thuỷ

Trang 21

điện Bản Vẽ tại huyện Tương Dương” (2008) Kết quả nghiên cứu của dự án

chỉ ra rằng người dân ở vùng TĐC thuỷ điện Bản Vẽ đã thực hiện được những mục tiêu như sử dụng đất dốc, đất vườn hiệu quả và bền vững, tạo ra thu nhập cho gia đình từ việc phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hoá, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sinh học Tương tự, các nhà nghiên cứu đến từ các cơ quan khác nhau như Bùi Văn Đạo (2011), Vi Văn An và Bùi Minh Thuận (2012) đã công bố nhiều bài viết đăng trên Tạp chí Dân tộc học về chủ

đề này Ví dụ:“Tác động của các dự án thủy điện Tây Nguyên đến sinh kế vàvăn hóa của người dân TĐC” và “Tái định cư và thay đổi sinh kế của người

Thái ở bản Mà, xã Thanh Chương, huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An” Trong hai bài viết nêu trên, tác giả đã tập trung trình bày về sinh kế và mối liên hệ giữa sinh kế với TĐC trong bối cảnh xây dựng các thuỷ điện ở Tây Nguyên và Nghệ An Theo các tác giả TĐC đã làm thay đổi cơ bản các phương thức sinh kế của người dân địa phương

Cũng bàn về chủ đề này nhưng ở địa điểm khảo sát là các khu TĐC bị di dời bởi dự án thủy điện Sơn La, Hoàng Thị Thái Vân (2015) có bài viết

“Thực hành văn hóa của người Thái tái định cư ở bản Nà Tân, xã Tân Lập,huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” Tác giả đã lập luận khi chuyển tới địa bàn

sinh sống mới với xu thế phát triển thì các thực hành văn hóa của người Thái sẽ thay đổi và thích ứng, hòa nhập với đời sống mới, tuy nhiên sự thay đổi này vẫn không làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người Tác

giả Phạm Quang Linh (2017) trong công trình “Sinh kế của người Thái táiđịnh cư thủy điện Sơn La“ đã chỉ ra các nguồn vốn sinh kế của người Thái

gồm vốn tự nhiên và vốn con người, sau khi thực hiện TĐC, cả hai nguồn vốn này đã thay đổi và hệ quả là các hoạt động sinh kế của người dân cũng bị thay đổi theo.

Quan tâm tới vấn đề sinh kế của TĐC ở Tuyên Quang, Nguyễn Thị Hoa

Trang 22

Tuyên Quang” cho thấy thực trạng của sinh kế của người Tày sau TĐC đã bị

ảnh hưởng khi xây dựng đập thủy điện, đồng bào dân tộc Tày đã phải di chuyển vùng đất truyền thống Họ phải thích ứng trong đời sống và trong sinh kế khi đến sinh sống tại vùng đất mới Hay, khi đề cập đến sinh kế của người

dân TĐC vùng lòng hồ tỉnh Hoà Bình, Trịnh Thị Hạnh (2017) có nghiên cứu“Biến đổi sinh kế của người Mường vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình ở nơitái định cư” Trong nghiên cứu của mình tác giả chỉ ra các mô hình TĐC, các

nỗ lực nhằm thích ứng với xã hội và môi trường mới của các cộng đồng người Mường TĐC ở Hoà Bình khi họ đến sinh sống ở một nơi hoàn toàn mới Tác giả lập luận các nguồn vốn xã hội (chủ yếu đến từ mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng xóm, thân hữu và quan hệ với thế giới siêu nhiên) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phục hồi sinh kế cho người dân sau TĐC và đó cũng là những nhân tố cần có để đạt được sinh kế bền vững tại nơi ở mới.

Nghiên cứu về sự thay đổi trong đời sống mưu sinh của người Thổ ở

Nghệ An sau TĐC, Bùi Minh Thuận (2017) có bài viết “Tái định cư và sựthay đổi đời sống của nhóm Đan Lai (Thổ) ở Vườn quốc gia Pù Mát (Trườnghợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện ConCuông, tỉnh Nghệ An)” Tác giả cho rằng, hình thức di dân TĐC như một hệ

quả của việc thực hiện các dự án phát triển - xây dựng Vườn quốc gia Pù Mát, đã kéo theo những thay đổi rõ rệt trong phương thức mưu sinh của tộc người.

Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến khía cạnh đời sống văn hoá xã hội của người dân TĐC ở các dự án xây dựng khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương Có thể kể đến nghiên cứu của Phan Huy

Xu (2004): “Đời sống xã hội của người dân thuộc diện Tái định cư ởThành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp”; Võ Hưng (2003): “Vệsinh môi trường và điều kiện sống của người tái định cư ở Thành phố HồChí Minh”; Nguyễn Văn Sen (2008): “Đời sống kinh tế - xã hội tại nơi ở mới

Trang 23

của người dân thuộc diện di dời trong quá trình xây dựng, phát triển các khucông nghiệp ở Bình Dương - Thực trạng và giải pháp” Các công trình nghiên

cứu nêu đã phác hoạ thực trạng đời sống văn hoá xã hội của người dân TĐC trong các dự án cụ thể ở thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Cũng bàn về chủ đề tương tự nhưng ở một địa điểm khác – các tỉnh

thuộc Trung bộ, Nguyễn Hồng Sơn (2010) có nghiên cứu: “Vấn đề tái địnhcư trong các dự án phát triển ở vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ: Thựctrạng và những vấn đề đặt ra trong quản lý phát triển xã hội” và Nguyễn ThịYến (2004) có nghiên cứu: “Một số giải pháp chủ yếu để quản lý quá trình didân trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ” Các nghiên cứu trình bày thực

trạng TĐC ở các khía cạnh: nhà ở, đất ở, đất canh tác, thu nhập, kết cấu hạ tầng, giáo dục và đời sống văn hóa tinh thần Các nghiên cứu này cho biết có sự lệch pha, chưa cân xứng trong phát triển đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng TĐC với sự thỏa mãn nhu cầu vật chất.

Đề cập đến tác động của TĐC tới đời sống văn hoá xã hội tại một làng ở

khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi, Đinh Như Hoài (2016) có đề tài “Biếnđổi văn hóa ở làng người Kinh dưới tác động của tái định cư khu kinh tếDung Quất” Tác giả cho rằng, dưới tác động của TĐC cụ thể là sự tác động

của TĐC để xây dựng khu kinh tế Dung Quất, người dân sống tại ngôi làng này đã phải chuyển đến nơi cu trú mới và kéo theo đó là những thay đổi về mọi mặt từ đời sống vật chất đến tinh thần theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu về thực hành văn hóa gắn với quá trình TĐC được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau trong cả nước, từ Bắc tới Nam Điểm đáng chú ở các nghiên cứu này đó là đã cung cấp môt cái nhìn bao quát ở nhiều góc cạnh về thực hành văn hóa của các người dân vùng TĐC Bên cạnh các nghiên cứu đánh giá về thực trạng đời sống văn hoá xã

Trang 24

hội nói chung ở các khu TĐC còn có các nghiên cứu chuyên sâu về một khía cạnh cụ thể trong đời sống văn hoá xã hội; và nổi bật ở nhóm này là các nghiên cứu về sinh kế Đây có lẽ là chủ đề thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà nghiên cứu Các nghiên cứu về thực hành văn hoá gắn với quá trình TĐC, như đã tổng thuật ở trên, mặc dù đã đề cập/đưa ra những phân tích đối với các thực hành văn hóa hoá khác ví dụ tôn giáo, tín ngưỡng hay lối sống, sinh hoạt thường ngày của người dân song mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu hiện tượng chứ chưa có những phân tích chuyên sâu.

1.1.2 Những nghiên cứu về văn hóa của cư dân ven biển và cư dânTĐC Kỳ Anh, Hà Tĩnh

- Những nghiên cứu về văn hoá của cư dân ven biển

Nghiên cứu về văn hoá của cư dân ven biển đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu Trong các công trình nghiên cứu đã xuất bản, tiêu

biểu có công trình Văn hóa dân gian làng ven biển (2000) của nhóm nghiên

Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian do học giả Ngô Đức Thịnh làm chủ biên Công trình đã lựa chọn giới thiệu 9 làng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; từ tỉnh Quảng Nam đến Thừa Thiên Huế trong đó khảo sát Làng biển Cửa Sót và làng biển Nhượng Bạn ở Hà Tĩnh Cụ thể nhiều khía cạnh của văn hoá biển đã được đề cập ví dụ về chủ thể văn hóa biển, các thành tố văn hóa biển hay tổ chức xã hội, các nghề truyền thống, phong tục tín ngưỡng, lễ hội đến phương thức đánh bắt, các tri thức kinh nghiệm đánh bắt, cơ cấu tổ chức xã hội truyền đều được giới thiệu ở nghiên cứu này.

Một nghiên cứu tổng thể về đời sống văn hóa của cư dân ven biển quy

mô khác cần phải kể đến đó là công trình “Đời sống xã hội- kinh tế- văn hóacủa ngư dân và cư dân vùng ven biển Nam Bộ” của Phan Thị Yến Tuyết

(2016) Công trình nghiên cứu này đã khái quát về đời sống văn hóa tín ngưỡng, văn học, nghệ thuật, tri thức bản địa của vùng ven biển Nam Bộ.

Trang 25

Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến đời sống kinh tế, đời sống xã hội, tâm thế ứng xử với biển và khả năng thích ứng với biển của các cư dân nơi đây.

Bên cạnh hai công trình tiêu biểu nêu trên còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến các vấn đề của các nhóm cư dân ven biển cụ

thể Đặng Thị Thúy Hằng (2021) có công trình Đời sống văn hóa của cưdân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đây là công

trình nghiên cứu một cách hệ thống về đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH- HĐH Thông qua các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội và phong tục tập quán, tác giả nhận diện xu hướng biến đổi trong đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh Tác giả cũng cung cấp thông tin về đặc trưng văn hoá của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh được thể hiện qua các thành tố văn hoá này và cho rằng, dưới tác động của CNH, HĐH, các thành tố văn hoá tinh thần đã có những biến đổi, tuy nhiên sự biến đổi này có sự đan xen giữa yếu tố văn hoá truyền thống với yếu tố văn hoá mới, giữa những quan niệm cũ với những nhận thức hiện đại, có cả sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.

Cũng bàn về biến đổi của đời sống văn hoá nói chung, Lê Thị Hiếu

(2018) có công trình “Biến đổi văn hóa vùng ven biển Nghệ An qua nghiêncứu trường hợp thị xã Cửa Lò” Trong công trình này tác giả đề cập tới biến đổi

văn hóa qua hoạt động kinh tế gia đình và thực hành tín ngưỡng Tác giả cho rằng những biến đổi này được xuất phát từ chính đặc thù nghề nghiệp của cư dân vùng biển, từ kinh tế biển sang kinh tế biển kết hợp với phát triển du lịch và thương mại Công trình nghiên cứu của tác giả cho thấy tính chủ động, linh hoạt của các cư dân vùng biển Nghệ An trong việc duy trì ý nghĩa của các nghi lễ truyền thống khi họ tham gia vào nền kinh tế du lịch.

Luận bàn về những thay đổi của các cộng đồng ngư dân, Nguyễn Duy

Thiệu (2002) có công trình “Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam” Ở nghiên cứu

này tác giả đã giới thiệu những sắc thái mới bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi

Trang 26

nghề nghiệp của ngư dân vùng biển trong đó có các hoạt động của ngư dân trên các mặt cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống thời hợp tác xã và hiện nay Đây là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và chuyên sâu về các mặt đời sống của cộng đồng ngư dân, từ cơ cấu tổ chức xã hội cho đến các phương thức, ngư cụ đánh bắt truyền thống Trong nghiên cứu của mình tác giả giới thiệu ba loại hình tín ngưỡng quen thuộc trong đời sống tinh thần của các ngư dân đó là: thờ cá Ông, thờ Mẫu và thờ Thánh.

Ngoài nghiên cứu vừa nêu, Nguyễn Duy Thiệu còn có một loạt bài viết

công bố trên các tạp chí, như: Các cộng đồng ngư dân thuỷ cư tại vùng biểnViệt Nam (2005); Người Bồ Lô và Vạn Kỳ Xuyên (1984); Nhật trình đi biểncủa người Bồ Lô tại vùng biển Bắc Trung Bộ (2003); Người Việt (Kinh)vùng ven biển miền Trung hội nhập cùng biển cả (2007);… Trong các bài viết

này, tác giả quan tâm chỉ ra đặc điểm của nhóm cư dân chuyên nghề đánh bắt, có thuyền và các ngư cụ trong đó điển hình là nhóm cư dân Bồ Lô – nhóm này rất giỏi đánh bắt thuỷ hải sản ở vùng biển Hà Tĩnh.

Đề cập đến văn hoá của cư dân ven biển thời kỳ Đổi mới có bài viết của

Lê Hồng Lý (2002), “Đôi nét về văn hoá dân gian ven biển trong nền kinh tếthị trường” Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu một số sinh hoạt văn hóa

tiêu biểu của các cộng đồng cư dân ven biển nước ta như: lễ hội cá Ông, lễ hội thờ Thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ tổ tiên và các phong tục tập quán Ngoài, ra tác giả Lê Hồng Lý cũng đề cập đến những tác động của kinh tế thị trường, hội nhập đối với đời sống của cư dân ven biển khi nơi đây trở thành nơi giao lưu buôn bán sầm uất Theo tác giả, nền kinh tế thị trường đã làm cho nhiều yếu tố văn hoá của cư dân biến đổi; các tín ngưỡng truyền thống cư dân ven biển Việt Nam đang dần biến đổi theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực Trong bài viết của mình, tác giả đã nêu một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị tín ngưỡng nói riêng, văn hóa cư dân ven biển nói chung.

Trang 27

Tương tự, bài viết của Trần Thị An (2015) có tiêu đề “Thích ứng vớibiển của người Việt - nhìn từ khía cạnh sinh kế và tín ngưỡng thờ thần biểncủa cư dân ven biển (khảo sát từ một số cộng đồng ngư dân ven biển BắcTrung Bộ, Việt Nam” đã cung cấp một góc nhìn thú vị về sinh kế biển Theo

tác giả sự thích ứng với biển từ phương diện sinh kế của người Việt trong bối cảnh đương đại đã được thể hiện cụ thể bằng sự đa dạng hóa nghề biển và sinh kế biển gắn với tín ngưỡng của các cư dân ven biển như: tục thờ cá ông, lễ cầu ngư…v.v

Riêng về khía cạnh tín ngưỡng của cư dân ven biển, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập, phản ánh một bức tranh toàn diện và đa chiều về đời sống tín ngưỡng của nhóm cư dân này Có thể kể đến các công trình:

Văn hóa cư dân ven biển Quảng Ngãi của Nguyễn Đăng Vũ (2016) Cộngđồng ngư dân Nam Bộ do Trần Hồng Liên chủ biên (2004), Văn hóa biểnmiền Trung Việt Nam của Lê Văn Kỳ (2021), Phong tục - tín ngưỡng dângian làng biển Đông Tác (2011) của Lê Thế Vịnh, Nguyễn Hoài Sơn…

Nói đến tục thờ cá Ông, Nguyễn Thanh Lợi (2006), trong bài viết “Tụcthờ cá Ông ở ven biển Nam Trung Bộ” đã cho biết: Tục thờ cá Voi gắn liền

với nhóm ngư dân vùng biển từ đèo Ngang trở vào Đây cũng là nơi có người Chăm sinh sống từ hơn ngàn năm về trước Trải qua thời gian, tục thờ cá Voi có những biến đổi nhất định…như vậy tác giả khẳng định tục thờ cá Voi/cá Ông mà người Việt tiếp thu được từ người Chăm thông qua khảo sát các lăng thờ cá Voi ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Tiếp tục nghiên cứu về tín ngưỡng của cư dân ven biển ở Việt Nam, Lê

Quang Nghiêm (1987) có chuyên khảo “Tục thờ cúng của ngư phủ KhánhHòa” Công trình đã đưa đến một cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về niềm tin,

nguồn gốc thờ cúng và lễ nghi khấn vái của những người hành nghề đánh bắt cá dọc theo chân các gành đảo ở Khánh Hòa Một số tục thờ cúng được mô tả

Trang 28

chi tiết gồm: Cúng ráp xương queo, cúng Tổ, cúng Tết thuyền, cúng khai sơ, …v.v.

Cũng bàn về tín ngưỡng nhưng tập trung vào khía cạnh biến đổi niềm tin

đối với các thần linh của biển cả, Lê Thị Thu Hiền (2017), có công trình “Biếnđổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa” Tác

giả cho rằng dấu ấn biển ngày càng đậm đặc hơn trong văn hóa, tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng thể hiện qua các nghi lễ; bài cúng; cơ sở thờ tự gần biển … Nói cách khác, các hình thái tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng đã hình thành và tồn tại như một phương thức ứng xử vật chất của con người với môi trường, với biển Đặc biệt, có thể nhận diện rõ nhất các nhân tố chính tác động đến tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa là do chính sách của chính quyền thành phố, sự phát triển của kinh tế và chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.

Tóm lại, đã có rất nhiều công trình và bài viết nghiên cứu về văn hóa

biển nói chung Nghiên cứu về văn hoá biển là một chủ đề được nhiều tác giả quan tâm trong đó phải kể đến một số khía cạnh như tín ngưỡng, những biến đổi của các thực hành tín ngưỡng trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ Có thể nói những nghiên cứu về cư dân ven biển Việt Nam đã được triển khai trên nhiều bình diện, cơ bản tập trung làm rõ được các vấn đề tín ngưỡng, biến đổi văn hóa và ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đã tác động tới văn hóa biển các nghiên cứu công bố còn thể hiện vai trò của phát triển kinh tế và nhận thức tầm quan trọng của biển đối với đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng ngư dân ven biển.

- Những nghiên cứu liên quan tới TĐC ở Hà Tĩnh

Địa bàn TĐC ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nơi chịu tác động rất lớn bởi các dự án phát triển, đang có những thay đổi nhanh chóng Và chính sự thay đổi của vùng đất này đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực

Trang 29

khác nhau trong đó có các nhà nghiên cứu khoa học xã hội Tính đến thời điểm thực hiện nghiên cứu này, tác giả luận án đã tiếp cận được một số nghiên cứu chuyên sâu về TĐC ở vùng đất này Cụ thể như sau:

Về chủ đề biến đổi văn hóa gia đình sau TĐC, Nguyễn Thị Nguyệt

(2015) có bài viết “Sự biến đổi văn hóa gia đình ở vùng tái định cư huyệnKỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh" Theo đánh giá của tác giả, TĐC là nhân tố đã làm thay

đổi cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân huyện Kỳ Anh; nó là nguyên nhân chính của những thay đổi về văn hóa gia đình Trong bối cảnh chuyển đổi do TĐC, tại vùng đất này đã xuất hiện nhiều xu hướng biến đổi (tích cực và tiêu cực) ở phạm vi văn hóa gia đình.

Dưới góc độ Tâm lý học, khi nói về nhu cầu giao tiếp của cư dân TĐC,

Nguyễn Văn Hoà (2017) có đề tài “Nhu cầu giao tiếp của người dân vùng táiđịnh cư của tỉnh Hà Tĩnh” Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã nêu lên

thực trạng nhu cầu giao tiếp và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của người dân vùng TĐC khi họ bắt buộc phải chuyển địa bàn sinh sống mới, nơi mà có nhiều điều kiện khác với nơi ở trước đây Theo tác giả, vấn đề TĐC đã hạn chế sự giao tiếp, nó đã làm ảnh hướng tới tâm lí đời sống xã hội của người dân khi sống trong bối cảnh mới.

Đề cập đến công tác thực hiện TĐC đã có nhiều bài viết được công bố.

Hồ Huy Thành (2010) có bài viết “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ vàTĐC ở một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”; Phan Thiết Dũng, (2013) tậptrung “Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng tại dự án khu tái định cư xãKỳ Long, Huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh”; Nguyễn Ngọc Sơn (2017) luận vănthạc sĩ, “Tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhànước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”; và Hoàng ThịMai Huyền (2015) nêu “Hệ quả xã hội sau tái định cư phục vụ xây dựng khukinh tế Vũng Áng (nghiên cứu trường hợp xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, Hà

Trang 30

Tĩnh)” Các bài viết/báo cáo, công trình kể trên đã nêu ra các nguyên nhân,

các khó khăn khi giải quyết đền bù đất đai ở vùng TĐC, các bài viết/báo cáo này mang tính ứng dụng thực tiễn cao Đây là các bài viết/báo cáo đi vào các vấn đề cụ thể trong công tác thực hiện TĐC.

Qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể nhận thấy:

TĐC là một chủ đề được đặc biệt quan tâm từ trước đến nay Nhiều cuốn sách, bài viết về chủ đề này đã được thực hiện và công bố Đây là những tài liệu quý giá để tác giả luận án tham khảo trong quá trình triển khai luận án Nhìn chung các nghiên cứu về TĐC thiên về đánh giá dự án, chính sách liên quan bên cạnh những nghiên cứu chuyên sâu về biến đổi đời sống văn hoá, xã hội ở một điểm TĐC cụ thể Các công trình nghiên cứu về biến đổi sinh kế ở các khu TĐC được quan tâm đáng kể Đây chắc chắn là những tư liệu có giá trị, cung cấp cho những người quan tâm về TĐC ở Việt Nam hiểu hơn về những vấn đề nảy sinh từ các dự án TĐC, chỉ rõ những mặt hạn chế, khó khăn trong đời sống sinh kế của người dân vùng TĐC Tuy nhiên, qua đây cũng có thể thấy rằng những nghiên cứu liên quan đến TĐC mặc dù đã có nhiều song vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu chuyên sâu và cập nhật về các thực hành văn hoá của người dân TĐC ở một địa bàn cụ thể Đây là một khoảng trống mà đề tài luận án này mong muốn tiếp tục bổ sung.

Từ việc điểm lại những nghiên cứu về TĐC ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, tác giả luận án nhận thấy các nghiên cứu về đời sống văn hoá của cư dân TĐC ở Kỳ Anh cho đến hiện nay chưa thực sự nhận được sự quan tâm nhiều Các nghiên cứu đã thực hiện tại đây mới chỉ dừng lại ở một hoặc một vài khía cạnh nhỏ của văn hoá Từ thực tế này, thiết nghĩ cần có một nghiên cứu chuyên sâu và bao quát hơn đối với đời sống văn hoá của người dân TĐC tại nơi ở mới.

Trang 31

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu của luận án- Thực hành văn hóa

Văn hoá, theo E B Tylor (1871) là “một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được” Trong định nghĩa này Tylor chỉ ra rằng văn hóa là những “phức thể” mà những “phức thể” ấy do chính con người tạo ra Cũng từ góc nhìn nhân học, Gary Ferraro (1995) cho rằng: Văn hóa là tất cả những gì con người có, con người nghĩ và con người làm với tư cách là những thành viên của một xã hội (Dẫn theo Lê Thị Anh 2016) Theo cách hiểu của Gary thì văn hoá bao trùm tất cả những hành vi, biểu hiện hay những suy nghĩ của con người, trong đó có những yếu tố mang tính “cao trào” và tính “đời thường” gắn với cuộc sống hàng ngày của con người Với văn hóa và thực hành, trong Nghiên cứu văn

hoá, Lý thuyết và thực hành, Chris Barker (2011) đã viết: Nói đến văn hóa là

đề cập đến lĩnh vực có cơ sở thực sự của các thực hành, các hình thức biểu đạt, ngôn ngữ và phong tục của bất cứ một xã hội cụ thể nào; văn hóa vừa cấu thành tổng thể xã hội lại vừa thể hiện tổng thể xã hội những mối quan hệ và thực hành của con người Đề cập một cách cụ thể hơn, tác giả Trần Đức Ngôn

(2017: tr.10) cho biết: “Thực hành văn hóa là sự tái hiện các hình thức vănhóa bằng (hoặc thông qua) các hoạt động của con người Thực hành văn hóadiễn ra thường xuyên trong đời sống Mỗi con người, trong cuộc đời mình,đều ít nhiều tham gia các thực hành văn hóa” Cũng theo Trần Đức Ngôn(2017: tr.10), “có ba loại thực hành văn hóa: thực hành văn hóa tâm linh,thực hành văn hóa sinh hoạt và thực hành văn hóa lao động Thực hành vănhóa tâm linh được thể hiện qua các nghi lễ mang tính thiêng Văn hóa sinhhoạt là một lĩnh vực hỗn hợp, bao gồm trong đó nhiều thành phần khác nhau.

Trang 32

Có thể nói, ngoại trừ văn hóa tâm linh và văn hóa lao động, những cái cònlại đều có thể xếp vào văn hóa sinh hoạt Có thể kể ra một số hình thức củavăn hóa sinh hoạt như văn hóa giao tiếp – ứng xử, văn hóa vui chơi, giải trí,nghệ thuật, văn hóa thời trang và ẩm thực v.v… Còn thực hành văn hóa laođộng là thực hành về phương diện kỹ thuật, mỹ thuật để tạo ra sản phẩm”.

Nhắc đến sự biến đổi của các thực hành văn hoá, Maciones (1999) cho rằng nó chịu tác động của các khía cạnh của tính hiện đại Tính hiện đại làm biến đổi đời sống xã hội kéo theo các thay đổi thực hành văn hoá Cụ thể là: Sự suy giảm của các nhóm nhỏ các cộng đồng truyền thống nơi đời sống xã hội xoay quanh gia đình và hàng xóm; sự mở rộng lựa chọn cá nhân nơi các thành viên không còn xem cuộc sống của họ bị định hình bởi các thế lực ngoài con người như các vị thần, linh hồn ; đa dạng xã hội ngày càng tăng, truyền thống mất đi vị thế, thúc đẩy nhiều hơn thế giới quan khoa học, tính duy lý và con người ngày càng có nhiều lựa chọn cá nhân hơn; các thành phố phát triển dẫn đến sự pha trộn xã hội của những người từ nhiều quốc gia khác nhau, thúc đẩy các hành vi đa dạng; con người trong xã hội hiện đại nghĩ nhiều hơn và nhận thức ngày càng tăng về định hướng tương lai Thực hành văn hoá ở đây được coi là hoạt động sáng tạo văn hóa hằng ngày, tạo nên những yếu tố văn hóa mới có giá trị và nó có thể làm biến đổi văn hóa Sự sáng tạo văn hoá ấy dựa trên cơ sở của sự tiếp thu văn hoá, nó thể hiện tính năng động và sức mạnh của đời sống văn hoá mà con người tạo ra Thực hành văn hoá có thể là sáng tạo ra cái mới hoặc cải biên lại cái cũ, trong việc cải biên lại cái cũ nó vẫn giữ lại bản chất cốt lõi thuộc tính vốn có của nó Chính vì vậy, văn hoá luôn luôn có tính kế thừa, bảo lưu những truyền thống cũ để phù hợp với đời sống đang vận hành Nhưng việc sáng tạo ra cái mới lại mang ý nghĩa nhảy vọt, sự cách tân và tiếp cận giữa văn hoá với văn minh và nó tác động trở lại đối với con người làm thoả mãn nhu cầu của con người, làm cho

Trang 33

đời sống văn hoá của con người thêm phong phú (Trần Đức Ngôn, 2017) Trong nghiên cứu này, thực hành văn hóa được hiểu là các thực hành được người dân khu TĐC Kỳ Lợi thực hiện hoặc áp dụng trong cuộc sống hằng ngày với tư cách là một thành viên trong xã hội Các thực hành văn hoá bao gồm những thực hành gắn với hoạt động lao động sản xuất (sinh kế), thực hành văn hoá hàng ngày gắn với không gian gia đình/cộng đồng và thực hành liên quan đến các hình thức thể hiện như nghi lễ, tín ngưỡng gắn với phong tục tập quán Tất cả những yếu tố trên vừa có sự sáng tạo mới, vừa trên cơ sở tiếp thu kế thừa những giá trị văn hoá cũ được con người sử dụng, lựa chọn trước cuộc sống bị pha trộn của xã hội và được vận hành trong đời sống hằng ngày một cách phù hợp, linh hoạt trước cuộc sống di dân TĐC và trong bối cảnh sống mới của đô thị, của CNH-HĐH.

- Văn hoá sinh kế, thực hành văn hoá sinh kế

Theo từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học (2006: tr.95), Sinh kế haymưu sinh là những khái niệm rất gần gũi nhau về mặt nội hàm, và ngữ nghĩađược hiểu là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống Emily A Schultz - Robert H.Lavenda (2000: tr.43) cho rằng khi nói đến sinh kế là hàm ý con người phảilàm gì để có được của cải vật chất như lương thực, quần áo, chỗ ở nhằm duytrì cuộc sống Còn theo định nghĩa trong khung phân tích sinh kế bền vững củaDFID (dẫn theo Nguyễn Văn Sửu, 2010: tr.36) thì “sinh kế bao gồm các khảnăng, các tài sản (bao gồm cả nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt độngcần thiết để kiếm sống” Có thể hiểu, sinh kế là tập hợp tất cả các nguồn lực và

khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ Một cách hiểu khác, sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất…) và các hoạt động cần có để kiếm sống Ở nước ta thuật ngữ sinh kế, văn hoá sinh kế mới chỉ xuất hiện

Trang 34

trong thời gian gần đây Như vậy, từ sinh kế có thể gắn với thực hành văn hoá sinh kế và được hiểu là những phương thức kiếm sống của một cá nhân hay cộng đồng, nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần để duy trì sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng đó.

Thực hành văn hoá sinh kế là phương thức để tồn tại bao gồm những kế hoạch, cách thức, cách triển khai liên quan tới sinh kế để con người có thể tồn tại, sinh sống được Hay có thể nói thực hành văn hoá sinh kế là sự tác động của con người vào các nhóm tài nguyên xung quanh nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân để tồn tại.

Trong luận án này có thể hiểu khái niệm thực hành văn hoá sinh kế hướng tới cách thức kiếm sống của con người và là một thành tố cơ bản trong thực hành văn hóa mà người dân khu TĐC Kỳ Lợi tại phường Kỳ Trinh thực hiện để đảm bảo nhu cầu về đời sống vật chất Thực hành văn hoá sinh kế là các hoạt động tổ chức trong lao động sản xuất, sự phân bố thời gian để tìm kiếm, làm ra các sản phẩm và từ đó các sản phẩm này phục vụ trực tiếp các nhu cầu tiêu dùng hoặc đổi lấy tiền, nguồn tiền này lại được dùng để trao đổi, mua bán lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người (Phạm Quang Linh, 2017) Thực hành văn hoá sinh kế vừa là tìm kiếm sự thích nghi của con người với môi trường sinh thái đặc thù ở vùng TĐC mới, đó là sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên và là sự thích nghi với môi trường xã hội Hay nói cách khác, phương thức sinh kế chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái, văn hóa, tâm lý và xã hội của các nhóm người hay các cộng đồng người (Ngô Thị Lan Phương, 2019).

- Văn hoá thường ngày, thực hành văn hoá thường ngày

Martin (2003) (dẫn theo Phạm Quỳnh Phương, 2014) nêu quan điểm: văn hóa thường ngày là cách con người sống cuộc sống hàng ngày của họ, mà

Trang 35

cách sống ấy phản ánh cách họ nghĩ, nhận thức và cảm nhận, dựa trên những bối cảnh khác nhau; văn hóa thường ngày không phải là văn hóa nhìn dưới góc độ nghệ thuật hay giá trị theo qui ước, mà nó bao trùm lên mọi khía cạnh trong sinh hoạt đời thường của cuộc sống con người; từ những đặc trưng của đời sống thường ngày, văn hóa của đời sống thường ngày biểu hiện một số tính chất: lối sống (lifestyle); là sản phẩm của những bối cảnh lịch sử học thuật và xã hội nhất định; bị qui định bởi những mối quan hệ quyền lực và những dạng thức phản kháng; đặc tính lặp lại, theo chu kỳ, quen thuộc và cảm xúc tự nhiên, mặc dù cũng bị đứt đoạn (bởi những sự bất ngờ) (dẫn lại từ Phạm Quỳnh Phương 2014) Turner & Michaud (2015) cho rằng các khía cạnh của hiện đại hoá mang lại nhiều sự lựa chọn cho người dân tạo nên sự thay đổi các thực hành văn hoá thường ngày; bối cảnh hiện đại hoá không diễn ra một cách suôn sẻ mà luôn gặp nhiều thách thức; đôi khi người dân sử dụng một số chiến lược nhằm lựa chọn, nắm bắt cơ hội và thích ứng với bối cảnh Hay trong nghiên cứu của Karim & Hashim (2010) cũng chỉ ra những thay đổi trong văn hóa xã hội và kinh tế ở các khía cạnh của cuộc sống sau tái định cư của cộng đồng Temuan (Malaysia) đã cho thấy mặc dù họ hài lòng với điều kiện cuộc sống hiện tại song cũng cảm thấy không hài lòng với khả năng các thực hành văn hóa đang dần bị xói mòn, song cũng tìm cách "thiết lập hành vi" mang tính thích ứng với nơi ở mới trên các khía cạnh: nhà ở trong bối cạnh phát triển đô thị, sinh hoạt gia đình, giáo dục, tập quán xã hội

Văn hoá luôn được sản sinh ra trong bối cảnh mới, thực hành văn hoá thường ngày là những hành động được lặp đi lặp lại, nghĩa là những hành động không ngừng được tạo thêm và khi văn hoá thường ngày đã quen thuộc với người dân thì nó có thể kiến tạo nên cái gọi là “bản sắc”, nó sẽ có những biến đổi khi nhận được những yếu tố mới Chính vì vậy, nghiên cứu này coi những hình ảnh trong văn hoá thường ngày chính là đời sống của người dân

Trang 36

TĐC sống trong bối cảnh mới, thông qua: không gian nhà cửa và điều kiện sinh hoạt, thực hành văn hoá thường ngày gắn với ứng xử quan hệ trong gia đình, trong cộng đồng TĐC và một số hình thức thực hành văn hoá như ăn, mặc, ở, văn hoá giải trí…

Văn hoá tín ngưỡng, thực hành văn hoá tín ngưỡng

Patrick B Mullen cho rằng Tín ngưỡng dân gian không chỉ tồn tại ở dạng trừu tượng mà nó còn tồn tại trong thực tiễn và các ứng xử thực tế; văn hoá dân gian không chỉ là sự phản ánh một thế giới quan văn hoá trừu tượng, mà nó còn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày như là một phương tiện sáng tạo văn hoá (dẫn lại từ Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (2005) Cố tác giả

Ngô Đức Thịnh (2010: tr.14) đã đưa ra khái niệm về tín ngưỡng: “Đó là mộtbộ phận của đời sống văn hoá tinh thần con người mà ở đó con người cảmnhận được sự tồn tại của các vật thể, lực lượng siêu nhiên, mà những cái đóchi phối, khống chế con người, nó nằm ngoài giới hạn hiểu biết của conngười hiện tại; sự tồn tại của các phương tiện biểu trưng giúp con ngườithông quan với các thực thể, các sức mạnh siêu nhiên đó; đó là chất kếtdính, tập hợp con người thành một cộng đồng nhất định và phân định vớicộng đồng khác”.

Quốc hội nước CHXHCNVH (2016: tr.1), Theo Luật tín ngưỡng, tôn

giáo của Việt Nam giải thích tín ngưỡng “là niềm tin của con người đượcthể hiện thông qua những lễ nghi gắn với phong tục, tập quán truyền thốngđể mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”.

Văn hoá tín ngưỡng là thuật ngữ được cố GS.TS Ngô Đức Thịnh trình

bày lần đầu ở trong công trình nghiên cứu cấp Bộ Văn hoá tín ngưỡng Then,Tào, Mo của người Tày - Nùng ở miền núi phía Bắc Việt Nam (1999, do TS.Hà Đình Thành chủ biên), cho rằng các thực hành tôn giáo, tín ngưỡng luôn

sản sinh và tích hợp trong nó một hoặc một vài hình thức văn hoá nào đó như:

Trang 37

các huyền thoại, thần tích, bài cúng, lời cầu khấn thần linh; các hình thức diễn xướng với sự tham gia của nhiều loại hình nghệ thuật như âm nhạc, múa, trang trí, tranh thờ, tượng thờ; và các hình thức ứng xử, nghi lễ của con người với thần linh, các quan niệm chuẩn mực về giá trị, v.v… và điều này là cơ sở tạo nên cái gọi là văn hoá tín ngưỡng Cũng theo cố GS.TS Ngô Đức Thịnh, văn hoá tín ngưỡng gồm tất cả các thực hành liên quan đến đời sống tín ngưỡng của (nhóm) tộc người bao gồm cách thức thực hiện lễ thức trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của họ… còn xét theo nghĩa hẹp thì đó có thể gồm các thực hành tín ngưỡng dân gian của một cộng đồng cụ thể Nói tới văn hoá tín ngưỡng là nhằm nhấn mạnh ý nghĩa/tính văn hoá của thực hành tín ngưỡng.

Thông qua nội hàm khái niệm nêu trên ta có thể hiểu văn hoá tín ngưỡng còn là hệ thống những niềm tin và cách thức thể hiện những niềm tin ấy bằng những hành động cụ thể của con người đối với một hiện tượng siêu nhiên, xã hội, thậm chí là một sự vật nào đó, hoặc cá nhân có liên quan đến cuộc sống thực tại của họ đã được thiêng hóa để cầu mong sự che chở, giúp đỡ Trong nghiên cứu này, văn hoá tín ngưỡng được hiểu là tất cả những niềm tin, thực hành và tình cảm tôn giáo, tín ngưỡng sản sinh và tồn tại trong một môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa mà con người đang sống, được định hình theo cách nghĩ và cảm nhận trên cơ sở nền văn hóa đang chi phối Ở đây, tín ngưỡng là một thành tố văn hoá trong tổng thể khối văn hoá của cộng đồng cư dân của khu TĐC Kỳ Lợi, do vậy có thể hiểu, thực hành văn hoá tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng, tưởng niệm và tôn vinh những vị thần có công với nhân dân, các nghi lễ dân gian được lưu truyền phản ánh giá trị lịch sử, giá trị văn hoá và đạo đức của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần của cộng đồng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Các cư dân TĐC thể hiện niềm tin tín ngưỡng thông qua những lễ nghi gắn với phong tục, tập quán truyền thống; họ

Trang 38

tin các thực hành đó có thể tác động đến đời sống, mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

- Tái định cư:

Bahry (2010) trong nghiên cứu của mình đã làm rõ: "Khái niệm tái định cư (resettlement) thường bị nhầm lẫn với khái niệm di dời, dịch chuyển (displacement)” Tuy nhiên, hai khái niệm là khác nhau Di dời đề cập đến hiện tượng di chuyển chung của mọi người từ các khu vực ban đầu sang các khu vực khác vì nhiều lý do khác nhau, theo một cách có kế hoạch (tự nguyện hoặc không tự nguyện) hoặc tự phát (Cernea và McDowell 2000), trong khi tái định cư đề cập đến di chuyển của người dân từ các khu vực ban đầu đến các khu vực khác một cách có kế hoạch và kiểm soát Trong bối cảnh này, sự dịch chuyển (displacement) đề cập rộng hơn đến sự di chuyển của con người bao gồm cả di chuyển có kế hoạch thông qua sự trợ giúp của chính phủ, hoặc di chuyển tự phát (tức là khi mọi người tái định cư đến nơi ở mới thông qua sáng kiến của chính họ) Ví dụ, phong trào tự phát của người dân bao gồm những người di cư trong nước (internally displaced people IDP) và người tị nạn Những người buộc phải trốn khỏi nhà của họ khu vực này sang các khu vực khác trong quốc gia của họ (tức là những người không vượt qua biên giới quốc tế) khi đối mặt xung đột dân sự, thảm họa tự nhiên hoặc kinh tế hoặc các mối đe dọa khác được coi là người di cư trong nước (Hines và Balletto 2002) Những người chạy trốn khỏi một quốc gia vào lãnh thổ của các quốc gia khác trong đối mặt với xung đột dân sự, thảm họa tự nhiên hoặc kinh tế, hoặc các mối đe dọa khác, được coi là người tị nạn (Hines và Balletto 2002) Mặt khác, như Chambers (1969) đã nêu, “tái định cư được đặc trưng bởi hai đặc điểm chính: di chuyển dân cư; và yếu tố lập kế hoạch và kiểm soát” (Chambers 1969 như được trích dẫn trong Pankhurst 1992) Các chương trình tái định cư theo kế hoạch hoặc do chính phủ tài trợ quy mô lớn được thực hiện cho các

Trang 39

mục đích khác nhau với lý do: để ngăn ngừa (hoặc để ứng phó với) các sự kiện thiên tai, để di chuyển người dân khỏi các khu vực dễ bị thiên tai hoặc các khu vực tài nguyên thiên nhiên đã cạn kiệt (tái định cư do môi trường) hoặc để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và sinh thái (tái định cư do phát triển) và cung cấp đất cho người không có đất Ngoài ra, một số chương trình tái định cư được thúc đẩy bởi các quan điểm chính trị không chính thức; các mục tiêu như tăng cường phòng thủ biên giới hoặc thực thi tập thể hóa trên quy mô lớn hơn (Erlichman 2003; Yntiso 2009)" (Dẫn theo Bahry 2010) Có thể nói, TĐC là quá trình trong đó con người tự nguyện hay bị tác động, di chuyển từ địa bàn cư trú này sang địa bàn cư trú khác trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là tạm thời hay vĩnh viễn TĐC là quá trình di chuyển và thay đổi cuộc sống của con người, không chỉ là quá trình chuyển dịch vật chất mà còn là quá trình cắt bỏ các quan hệ cũ và tạo lập các quan hệ mới TĐC tác động và làm thay đổi các mối quan hệ chính như: Công ăn việc làm; Chỗ ở; Nơi học hành; Điều kiện đi lại và sự tiếp cận dịch vụ; Quan hệ láng giềng… Võ Kim Cương (2007) Phạm Quang Linh (2017) nêu quan điểm TĐC được hiểu là quá trình người dân tạo dựng cuộc sống ở nơi cư trú mới sau khi di dời khỏi nơi cư trú cũ TĐC không chỉ đơn thuần là di chuyển chỗ ở mà bao gồm một loạt các hành động nhằm ổn định cuộc sống như sự thích nghi với điều kiện sinh thái cảnh quan nơi ở mới, an ninh lương thực, xây dựng các mối quan hệ xã hội… từ đó, văn hóa bị biến đổi như là kết quả tất yếu khi TĐC.

Như vậy có thể xác định, hình thức TĐC ở khu TĐC Kỳ Lợi tại phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh là hình thức TĐC tập trung Khái niệm trên được sử dụng trong đề tài được xác định không gian nghiên cứu cụ thể trong bối cảnh TĐC là một quá trình quản lý phát triển xã hội, bao gồm từ việc đền bù (bồi thường) các thiệt hại về tài sản và các ảnh hưởng đến đời

Trang 40

sống do dự án phát triển gây ra, hỗ trợ người dân di chuyển, các biện pháp giúp người dân bị ảnh hưởng tạo lập lại nơi ở mới, khôi phục và phát triển mọi mặt đời sống của cư dân tại địa bàn nghiên cứu.

1.2.2 Quan điểm tiếp cận lý thuyết của luận án

Quan điểm lý thuyết thay đổi xã hội (social change) của Veblen (1998) nhấn mạnh rằng thói quen, lối suy nghĩ gắn với môi trường được thể hiện trong các thể chế, theo thời gian sẽ tác động tới nhu cầu vật chất và suy đoán sự vật của con người; môi trường địa phương có mối quan hệ với thế giới quan của người dân địa phương, ghi dấu những trải nghiệm của họ trong phát triển sản xuất, mô hình tiêu thụ tài nguyên và các hình thức quan hệ môi trường, con người và sinh thái khác Theo ông, môi trường đóng một vai trò sâu rộng trong việc mang lại sự thay đổi xã hội; cơ cấu kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường Veblen nhấn mạnh vai trò của yếu tố môi trường trong mối quan hệ với thế giới quan của địa phương, quan điểm này chú trọng rằng khi con người bị tách khỏi môi trường lâu đời của họ, nhiều hệ thống có thể bị thay đổi Nhân sinh quan của người dân địa phương có mối quan hệ gắn kết với môi trường tự nhiên; trong đó có mối quan hệ ba bên giữa sức mạnh siêu nhiên, con người và các nguồn lực tự nhiên; các yếu tố này có mối quan hệ trực tiếp với vũ trụ quan của người dân địa phương (Cernea, 1996; Ellen, Parkes và Bicker, 2000) Lý Thuyết thay đổi xã hội cũng đã được vận dụng trong nhiều nghiên cứu về TĐC, (Rahmato 2003) đã chỉ ra rằng môi trường của những người TĐC gắn với những trải nghiệm biến đổi về phương thức sản xuất, tiêu thụ tài nguyên, con người và các mối quan hệ sinh thái theo mô hình phát triển riêng của họ TĐC không chỉ tác động đến sự thay đổi về nhân khẩu học mà còn tạo nên sự thay đổi về môi trường trên quy mô lớn, thay đổi cách sử dụng đất và tài nguyên, thay đổi ý thức hệ đối với tài nguyên thiên nhiên TĐC thường áp đặt các lực lượng và điều kiện lên người dân, làm

Ngày đăng: 26/04/2024, 17:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w