1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa Đạo Đức Và Xây Dựng Con Người Mới.pdf

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa Đạo Đức Và Xây Dựng Con Người Mới
Tác giả Nguyễn Duy Long, Trần Xuân Mỹ
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Tấn Tài
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNBÀI TIỂU LUẬN Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đạo đức và xây dựng con người mới GVHD: Ths... LỜI MỞ ĐẦU:

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN

Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đạo đức và

xây dựng con người mới

GVHD: Ths Nguyễn Tấn Tài Lớp: POS 361 D

Thành viên nhóm:

Nguyễn Duy Long - 4419 Trần Xuân Mỹ - 6074

Đà Nẵng, tháng 03 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

A LỜI MỞ ĐẦU: 3

B NỘI DUNG: 3

1 Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh: 3

1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác: 4

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa: 6

1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới: 6

2 Tư tưởng Hồ Chí minh về đạo đức: 6

2.1 Quan điểm Hồ Chí Minh vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng: 7

2.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng: 8

2.3 Quan điểm Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng: 12

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người: 13

3.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người: 13

3.2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người: 15

3.3 Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới: 16

C Vận dụng: 18

1 Thực trạng văn hóa, đạo đức, con người Việt Nam Hiện nay: 18

2 Một số nội dung xây dựng văn hóa, đạo đức con người Việt Nam Hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh: 20

D Kết luận: 22

E Nguồn tham khảo: 22

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU:

Trong cuộc sống hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đểxây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng.Bác nói rất nhiều về đạo đức, văn hóa cũng như về xây dựng con người trong thời chiếncũng như thời bình theo nhiều cách khác nhau Những hành động cử chỉ của Bác, lời nói

đã để lại nhiều bài học cho chúng ta học hỏi Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nhưviệc vận dụng tư tưởng của Người trong mọi lĩnh vực của sự nghiệp cách mạng ViệtNam, với sự đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cách mạng cũng như những con ngườiViệt Nam mới luôn là vấn đề thời sự, thể hiện tính cần thiết, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảngviên phải tiếp tục đào sâu suy nghĩ, kiên trì phấn đấu và noi theo Đó là sự nghiệp củatoàn Đảng, của hệ thống chính trị, nhằm góp phần xây dựng thành công một nước ViệtNam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

Trong giai đoạn hiện nay, một phần cán bộ Đảng viên, các thanh thiếu niên đã sailầm với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa suy đồi gây tác hại không nhỏ đến ngườikhác và sự vững chắc cũng như làm lung lay long tin vào Đảng trong toàn thể nhân dân

Vì vậy giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ và cán bộ Đảng viên đồng thời không ngừng nângcao trình độ văn hóa không nằm ngoài mục đích xây dựng con người mới xã hội mới đưađất nước đi lên dân giàu nước mạnh

Ý nghĩa của bài tiểu luận “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa đạo đức và xâydựng con người mới ” soi rõ con đường mà Đảng và nhân dân ta đã và đang đi, đề caonhiệm vụ xây dựng đất nước, nâng cao tư duy lí luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nângcao đạo đức cách mạng năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng đại của Đảng

và nhà nước ta

B NỘI DUNG:

1 Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng, vì vậy có rất nhiềuđịnh nghĩa khác nhau về văn hóa Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa đượchiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp

Trang 4

Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinhthần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinhtồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người Người viết: “Vì lẽ sinh tồncũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ chosinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo

và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạtcùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầuđời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắcphục được những quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại

Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đềcần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, vănhóa Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng” Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản

là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải

đi học “văn hóa”, xóa mù chữ,…

1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác:

Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, văn hóa được Hồ Chí Minh xác định làđời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng Văn hóa có mối quan hệmật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội

và được nhận thức như sau:

Trong quan hệ văn hóa với chính trị: Dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân

ta bị nô lệ, bị đàn áp, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, không thể phát triển Theo Hồ ChíMinh, phải tiến hành cách mạng chính trị trước mà cụ thể ở Việt Nam là tiến hành cáchmạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội,

từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển Quan điểm của Hồ ChíMinh đã được thực tiễn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chứng minh là hoàn toàn đúngđắn

Để văn hoá phát triển tự do thì phải làm cách mạng chính trị trước Ở Việt Nam, tiếnhành cách mạng chính trị, thực chất là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đểgiành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hoá, mởđường cho văn hoá phát triển

Trang 5

Tuy nhiên, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóaphải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trịphải có hàm lượng văn hóa "Văn hóa ở trong chính trị" tức văn hóa phải tham gia vàonhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội HồChí Minh nêu rõ: "Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa", hoặc đường lốikháng chiến toàn diện, thi đua trên mọi lĩnh vực, là với ý nghĩa như vậy Theo đó, mộtphong trào văn hóa cách mạng, văn hóa kháng chiến đã diễn ra rất sôi động, góp phầnđắc lực vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.

Tóm lại, Hồ Chí Minh cho rằng, nước Việt Nam thuộc địa, trước hết phải giải phóngdân tộc, giành độc lập dân tộc, thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân Đó chính là sựgiải phóng chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển

Trong quan hệ với kinh tế: Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng vănhóa, xây dựng kiến trúc thượng tầng Người cho rằng, "cơ sở hạ tầng xã hội có kiến thiếtrồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được" Trong xây dựng chủnghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã tổng kết: Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải pháttriển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta".Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, văn hóa không hoàn toàn phụthuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế

Tóm lại, sự phát triển của chinh trị, kinh tế, xã hội, sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển;ngược lại, mỗi bước phát triển kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của văn hóa.Quan hệ văn hoá với xã hội: Theo Hồ Chí Minh, xã hội có được giải phóng thì vănhoá mới được giải phóng Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hoá phát triển.Người nói: “xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy” Văn học nghệ thuật của dân tộc Việt Namrất phong phú, nhưng chế độ nô lệ của kẻ áp bức, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tànkhông thể phát triển được Phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền vềtay nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lênđịa vị cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa

Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại: Bản sắc văn hóa dântộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là thành quảcủa quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người Việt Nam Hồ ChíMinh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại Theo Người, mục đích tiếp thu văn

Trang 6

hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp vớitinh thần dân chủ.

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa:

Văn hóa là đời sống tinh thần, thuộc kiến trúc thượng tầng Hồ Chí Minh đặt văn hóangang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xãhội Bốn vấn đề này phải được coi trọng như nhau:

Trong quan hệ với chính trị: Hồ Chí Minh cho rằng chính trị, xã hội có được giải phóngthì văn hóa mới được giải phóng Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa pháttriển

Trong quan hệ kinh tế: Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảngcủa việc xây dựng văn hóa

Nhìn chung, Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phảiphục vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế Văn hóa phải ở trong kinh tế và chínhtrị, có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xâydựng và phát triển kinh tế.Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, điều đó cũng cónghĩa là kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa

1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới:

Theo Hồ Chí Minh, nền văn hóa dân tộc phải được xây dựng trên năm điểm lớn sauđây:

Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường

Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng

Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.Xây dựng chính trị: dân quyền

Xây dựng kinh tế

Theo lý tưởng cao cả của của Người, muốn xây dựng nền văn hóa dân tộc theo tưtưởng Hồ Chí Minh thì phải xây dựng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đạođức, tâm lý con người

2 Tư tưởng Hồ Chí minh về đạo đức:

Trang 7

2.1 Quan điểm Hồ Chí Minh vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng:

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân tộc vớitinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa phương Đông với phương Tây, được hình thành vàphát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam Tư tưởng đạo đức HồChí Minh ngày càng giữ vị trí nổi bật trong công cuộc xây dựng đời sống tinh thần của

xã hội, góp phần quan trọng để điều chỉnh hành vi con người, xây dựng đạo đức mới,con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ đặc biệt quan tâm tới đạo đức cách mạng, Người là hiệnthân của đạo đức cách mạng, nêu gương cho toàn Đảng, toàn dân ta Đạo đức được HồChí Minh xem xét toàn diện bao gồm đạo đức công dân, cán bộ, đảng viên, người đứngđầu, chủ chốt Đạo đức được nhận diện từ môi trường gia đình, công sở, xã hội; trongcác mối quan hệ với mình, với người, với việc Đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị dân tộc

và nhân loại, có ý nghĩa lịch sử, hiện tại và tương lai

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng: Người coi đạođức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn củasông suối Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấycũng không lãnh đạo được nhân dân Người từng nói “Cũng như sông thì có nguồn mới

có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khônglãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người làmột công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủhóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”

Đạo đức là sức mạnh của con người Làm cách mạng là một việc lớn nên càng phải

có sức mạnh Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một

sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rấtphức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cáchmạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cáchmạng vẻ vang” Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủnghĩa xã hội, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợsệt, rụt rè, lùi bước Khi cần, thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc

Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ,chất phác khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ chotốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu

Trang 8

ngạo, không hủ hóa Hồ Chí Minh chỉ rõ "tuy năng lực và công việc của mỗi người khácnhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là ngườicao thượng".

Trên cơ sở xác định vai trò to lớn của đạo đức cách mạng, Người yêu cầu mỗi cán bộđảng viên phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức Theo Người, yêucầu đạo đức người cán bộ cần có là trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính,chí công vô tư; thương yêu con người, sống có tình nghĩa; tinh thần quốc tế trong sáng.Người đặc biệt nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộphải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô

tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy

tớ thật trung thành của nhân dân Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạngcho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa

xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”

Đạo đức là một đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa, là sức mạnh trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, liên quan đến sự thành bại của cách mạng Xác địnhđược vai trò to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnhcuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho toànĐảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị

to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức,phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xãhội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo

vệ vững chắc Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

2.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng:

“Trung với nước, hiếu với dân”

Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với nhân dân,với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất,bao trùm nhất

Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam

và phương Đông, song có nội dung hạn hẹp Trung với vua, hiếu với cha mẹ, phản ánhbổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ Hồ Chí Minh đã vận dụng và đưa vào

Trang 9

nội dung, mới đạo đức cách mạng: Trung với nước hiếu với dân, đồng thời người đã loại

bỏ đi những yếu tố hạn chế của đạo đức cũ

Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước Nước là củadân, còn nhân dân là chủ của đất nước Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợiích đều vì dân Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu Trung vớinước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủnghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nàocũng đánh thắng Bác vừa kêu gọi hành động vừa định hướng chính trị đạo đức cho mỗingười Việt Nam

Đối với cán bộ đảng viên phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là

điều chủ chốt của đạo đức cách mạng Phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với dân,

phải tận trung, tận hiếu, thì mới xứng đáng vừa là đầy tớ trung thành, vừa là người lãnhđạo của dân; dân là đối tượng để phục vụ hết lòng Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dântâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để dân hiểu được quyền và trách nhiệm củangười chủ đất nước

Nội dung chủ yếu của trung với nước là:

Đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết

Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng

Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Nội dung của hiếu với dân là:

Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân

Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lốichính sách của Đảng và Nhà nước

Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Mọi đường lối, chính sách đều phục vụ lợi ích của nhân dân

“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”

Khổng Tử đã từng nêu lên những khái niệm về cần, kiệm, liêm, chính tuy nhiên ôngcho rằng cần, kiệm, liêm, chính là những đức tính do “thiên phú” Tuy nhiên, khi vậndụng những khái niệm này của đạo đức cũ Người lại cho rằng cần, kiệm, liêm, chínhkhông phải do thiên phú mà do sự rèn luyện bền bỉ mà nên, cho nên Người đã khẳngđịnh: đạo đức cách mạng không phải tự trên trời sa xuống mà do sự rèn luyện bền bỉ mànên Theo Người, cần, kiệm, lêm, chính là tứ đức không thể thiếu được đối với mỗi conngười giống như trời có bốn mùa, đất có bốn phương

Trang 10

Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao;lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người.

Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, củađất nước, của bản thân mình Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; Không xa xỉ, không hoangphí, không bừa bãi, theo Hồ Chí Minh Cần phải đi liền với Kiệm, cần mà không kiệmcũng giống như gió vào nhà trống, thùng không đáy, và một dân tộc biết cần, biết kiệm làmột dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ

Liêm là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng

xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiềncủa, danh tiếng, sung sướng Không tâng bốc mình Chỉ có một thứ ham là ham học, hamlàm, ham tiến bộ Hành vi trái với chữ liêm là:… cậy quyền thế mà đục khoét, ăn củadân, hoặc trộm của công làm của riêng Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng củamình là trộm vị Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham uýlạo Cụ Khổng nói: người mà không liêm, không bằng súc vật Cụ Mạnh nói: ai cũngtham lợi thì nước sẽ nguy

Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn Đối với mình, với người, với việc.Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểmđiểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở

Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độchân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc

Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, khôngngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước

Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người Hồ Chí Minh viết:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính

Thiếu một mùa thì không thành trời

Thiếu một phương thì không thành đất

Thiếu một đức thì không thành người.”

Trang 11

Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên Nếu đảng viênmắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng Cần, kiệm,liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minhcủa dân tộc “Nó” là cái cần để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể,phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”.

Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vìĐảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng Thực hành chí công vô tư là

quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng “phải lo trước thiên hạ, vui

sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc) Chủ nghĩa cá nhânchỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình” Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn

cả giặc ngoại xâm Hồ Chí Minh viết: “ Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngàyhôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêumến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” HồChí Minh cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân Chí công vô tư là tính tốt

có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư là để vững vàng qua mọi thử thách : Giàu sang không quyến

rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục

“Yêu thương con người, sống có tình nghĩa”

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa vớichủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ,qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là phẩmchất đạo đức cao đẹp nhất

Tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức,bóc lột Hồ Chí Minh chỉ ham muốn cho đất nước được hoàn toàn độc lập, dân được tự

do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Chỉ có tình yêuthương con người bao la đến như vậy mới có cách mạng, mới nói đến chủ nghĩa xã hội

và chủ nghĩa cộng sản

Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác Phải có tình nhân ái với cả những

ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi conngười Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, trên nguyên tắc

tự phê bình và phê bình chân thành Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè,đồng chí, có thái độ tôn trọng con người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnh đạo

“Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung”

Ngày đăng: 26/04/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN