1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Tổng Quan Về Đà Nẵng Và Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Của Đà Nằng.pdf

52 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng quan về Đà Nẵng và điều kiện phát triển du lịch của Đà Nẵng
Tác giả Đặng Thị Ái Kim, Võ Hiền, Trần Văn Tiên, Nguyễn Quốc Cường, Lê Nguyễn Thu Hiền
Người hướng dẫn Đinh Ngọc Mai
Trường học Cao Đẳng Thực Hành FPT Polytechnic
Chuyên ngành Tổng quan du lịch nhà hàng khách sạn
Thể loại Assignment
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 4,36 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÀ NẴNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN (5)
    • 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng (5)
    • 1.2 Điều kiện tự nhiên (8)
      • 1.2.1. Vị trí địa lý (8)
      • 1.2.2. Địa hình (10)
      • 1.2.3. Khí hậu (10)
      • 1.2.4. Hệ thống động thực vật (10)
    • 1.3. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng (11)
      • 1.3.1 Các ngành nghề phát triển kinh tế ở Đà Nẵng (12)
      • 1.3.2. Con người (20)
      • 1.3.3. Cơ sở hạ tầng (21)
      • 1.3.4 Giao thông vận tải (22)
      • 1.3.5 An ninh – an toàn (24)
    • 1.4. Tài nguyên du lịch của Đà Nẵng (26)
      • 1.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên (26)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUKhông chỉ là một thành phố lớn của miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng còn là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng cách Đà Nẵng “sống” và “chảy” lại khiến không

TỔNG QUAN VỀ ĐÀ NẴNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN

Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Nẵng

Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập ở vùng Đông Nam Á Lãnh thổ Chăm Pa lúc cực thịnh kéo dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ và Java đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đông Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.Vào thời Minh Mạng, các tiểu quốc Chăm Pa chính thức bị thôn tính và xát nhập vào lãnh thổ Việt Nam Các địa danh từ thời Chăm Pa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay Trong đó nổi bậc là Đà Nẵng với nền văn hóa Mỹ Sơn đạt đến trình độ phát triển đỉnh cao.Đà Nẵng đã có từ dưới thời Chămpa Người Việt đã mượn từ tiếng Chăm Pa mà Việt hóa tài tình, giữ cả âm lẫn nghĩa thành các địa danh dễ gọi Hàn (han) có nghĩa là Bến, còn từ Đà Nẵng có nghĩa là Sông Già, Sông Lớn(Đà (đa) là sông, nước; Nẵng (nak) là già, lớn) Người Hoa Nam phát âm Đà Nẵng làTu-rang, người Bồ Đào Nha khi đến Quảng Nam trong thế kỷ XVI, XVII đã ký âm thành Turan, Turam, Turao, Turơn, Turone, v.v Dù kí âm như thế nào thì tên gọi ĐàNẵng vẫn có nghĩa là của sông lớn chảy ra biển, thể hiện vị trí thuận lợi và điều kiện phát triển sầm uất, trù phú của mảnh đất này.

Hình 1: Đà nẵng thời xưa

Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng Nhất là sau năm 1835, với chỉ dụ của vua Minh Mạng, Cửa Hàn (tên gọi Đà Nẵng khi đó) trở thành thương cảng lớn nhất Miền Trung Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam vào năm 1889, người Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane đánh dấu sự ra đời thành phố.Trải qua quá trình phát triển vượt trội, học tập phương thức xây dựng thành phố hiện đại của châu Âu, Đà Nẵng dần vươn lên trở thành thành phố có chỉ số cạnh tranh phát triển cao nhất cả nước, trở thành thành phố xanh, thành phố đáng sống. Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là trung tâm du lịch lớn của cả nước Phía bắc thành phố được bao bọc bởi núi cao với đèo Hải Vân được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" Phía tây là khu du lịch

Bà Nà nằm ở độ cao trên 1000m với hệ thống cáp treo đạt bốn kỷ lục thế giới (dài nhất, độ chênh lớn nhất, tổng chiều dài cáp dài nhất và sợi cáp nặng nhất) cùng khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất Đông Nam Á và khu làng Pháp lớn nhất Việt Nam Phía đông bắc là bán đảo Sơn Trà với 400 ha rừng nguyên sinh gồm

6 nhiều động thực vật phong phú Phía đông nam là danh thắng Ngũ Hành Sơn Trên địa bàn thành phố còn có một hệ thống các đình, chùa, miếu theo kiến trúc Á Đông, các nhà thờ theo kiến trúc phương Tây như Nhà thờ Con Gà, các bảo tàng mà tiêu biểu nhất là Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đây là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam

Hình 2: Thành phố về đêm

Những địa điểm được du khách trong và ngoài nước thường lựa chọn khi đến Đà Nẵng như: Asia Park (công viên châu Á), Fantasy Park (công viên ảo tưởng), Bãi biển Mỹ Khê, Bãi tắm Non Nước, Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, Thác nước Hòa Phú Thành, Cầu Rồng, Khu làng Pháp trên Bà Nà Hills, Làng hoa tình yêu, Đèo Hải Vân, Cầu Tình Yêu, Cù Lao Chàm, Rạn Nam Ô, Làng Vân, Ghềnh Bàng, Làng cổ Phong Nam, Làng Bích Họa, Rừng ngập mặn nguyên sinh Tam Giang, Giếng trời, Đỉnh Bàn Cờ, Hồ Hòa Trung, Bà Nà Hills, Chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà, Bảo tàng điêu khắc Chăm, Thánh địa Mỹ Sơn Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung quan trọng trên Con đường di sản miền Trung. Ước tính tổng lượng khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng năm 2016 đón5,51 triệu lượt khách, tăng 17,7% so với năm 2015, ước đạt 107,2% kế hoạch Trong

126,2% so với kế hoạch; khách nội địa ước đạt 3,84 triệu lượt (tăng 12,5% so với năm 2015), ước đạt 100,6% so với kế hoạch Tổng thu từ du lịch ước đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2015, đạt 107,1% kế hoạch Tính đến tháng 5 năm

2009, Đà Nẵng có 145 khách sạn với khoảng 4.383 phòng lưu trú,[155] trong đó khoảng trên 700 phòng lưu trú ven biển thuộc các khách sạn 2 đến 5 sao như Furama

(198 phòng), Sandy Beach (123 phòng), Tourane (69 phòng), Công đoàn (125 phòng), cụm ba khách sạn Mỹ Khê (142 phòng), Tính đến đầu năm 2013, Đà Nẵng có 60 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn 4.004 triệu đô la Mỹ Trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1.457 triệu đô la Mỹ và 47 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 2.546 triệu đô la.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hung vĩ, vùng núi cao thuộc huyện Hòa Vang( phía tây bắc của tỉnh)với núi Mang 1.708m núi Bà Naff1.487m phía đông là bán đảo Sơn Trà

Phía nam có núi Ngũ Hành Sơn Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Nhiệt độ trung bình năm từ 28ºC– 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9, 10 hàng năm.

1.2.1 Vị trí địa lý Đà Nẵng nằm ở 15o5520" đến 16o14’10" vĩ tuyến bắc, 107o18’30” đến 108o20’00” kinh tuyến đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông Với vị trí trung độ của cả nước, Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây

Nguyên và nước bạn Lào Các trung tâm kinh doanh - thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000km từ thành phố Đà Nẵng.

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông Đây là một thành phố vừa có núi cao, sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung, thành phố Đà Nẵng được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Động Thiên Đường Chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách.

Thành phố có diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02 huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa.

Dân số: 1.029.000 người (theo điều tra dân số 2015)

Quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ.

Huyện: Hoà Vang, Hoàng Sa

Dân tộc:Việt (Kinh), Hoa, Cờ Tu, Tày

1.2.2 Địa hình Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là đèo Hải Vân với nhữngdãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

1.2.3 Khí hậu Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25oC , cao nhất là vào tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28oC-30oC, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18-23oC, thỉnh thoảng có những đợt rét đậm nhưng không kéo dài. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng 10, 11 trung bình 85,67% -87,67%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,67% - 77,33%.

1.2.4 Hệ thống động thực vật

Nằm ở phía Đông thành phố, Sơn Trà có thảm thực vật tự nhiên với 3 kiểu rừng Hệ thực vật mang tính giao lưu giữa 2 vùng phía Bắc và phía Nam Tại đây đã thống kê được 985 loài thực vật bậc cao, 287 loài động vật Đặc biệt, giá trị bảo tồn nguồn gene có 22 loài thực vật và 15 loài động vật quý hiếm, trong đó quần thể Voọc chà vá chân nâu được coi là biểu tượng bảo tồn của bán đảo Sơn Trà Phía Tây thành

10 phố là Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa có thảm thực vật gồm có 5 kiểu sinh cảnh khác nhau Hệ thực vật và động vật mang tính giao lưu giữa 2 vùng phía Bắc và Nam bao gồm 750 loài, trong đó có 311 loài thực vật thân gỗ với 4 loài đặc hữu Việt Nam và 27 loài đặc hữu Trung bộ Đặc biệt, quần thể Hồng Diệp và quần thể Đào Chuông được xem là biểu tượng bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà

Trong khi đó, vùng biển của thành phố ghi nhận được 3 hệ sinh thái chủ yếu là rạn san hô, thảm cỏ biển và rong biển, đặc biệt đã xác định 191 loài san hô và nhiều loài động vật biển như cá rạn san hô, động vật thân mềm, giáp xác, cầu gai, động thực vật phù du… Đây là những hệ sinh thái quan trọng cho đời sống của nhiều loài sinh vật sống đáy, tạo nên sự ĐDSH và phong phú về loài ở vùng biển Đà Nẵng.Tuy nhiên, hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguồn tài nguyên ĐDSH của thành phố đã và đang bị suy giảm Một số hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng

Đà nẵng là nơi có vị trí chiến lược quan trọng , đồng thời là cầu nối hai đầu

Nam - Bắc nên nhận được nguồn vật liệu sản xuất, vốn đầu tư trong nước từ các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Đà Nẵng phía Đông giáp biển và gần ngư trường lớn nên nhận được nguồn thủy hải sản lớn giúp Đà Nẵng có them nguồnnguyên liệu dồi dào để sản xuất công nghiệp.Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương, có vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước nên được nhà nước đặc biệt quan tâm và đâu tư vào nơi đây

Là thành phố năng động, có lực lượng lao động lớn, lối sống hiện đại tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước và cả vốn đầu tư nước ngoài.

Du lịch Đà Nẵng cũng đang trên đà khai thác và phát triển nên nghành du lịch

1.3.1 Các ngành nghề phát triển kinh tế ở Đà Nẵng

Với chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước để hội nhập với sự phát triển của thế giới , kéo theo phát triển của công nghệ máy móc hiện đại làm cho Đà Nẵng phát triển song song các ngành nghề truyền thống ngày xưa và cách ngành nghề hiện đại hiện nay.

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, da giày, nước uống giải khát, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp phần mềm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Hình 1.3.1.1 Ngành dệt may Đà Nẵng.

Hiện tại trên địa bàn thành phố có các khu công nghiệp:

Khu công nghiệp An Đồn

Khu công nghiệp Hòa Khánh

Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng

Khu công nghiệp Liên Chiểu

Khu công nghiệp Hòa Cầm

Khu công nghiệp Thọ Quang

Khu công nghiệp Công nghệ cao

Khu công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản

Khu công nghiệp Công nghệ Thông tin

Khu công nghiệp Thanh Vinh

Khu công nghiệp Phước Lý

Hình 1.3.1.2.Khu công nghiệp Hòa Khánh Đà Nẵng.

Ngành nông-lâm-ngư ở Đà Nẵng cũng đang phát triển theo hướng hiện đại với những trang thiết bị tối tân, đem lại nguồn kinh tế to lớn cho TP Đà Nẵng.

Hạ tầng thương mại của thành phố Đà Nẵng được đầu tư đồng bộ, hiện đại với

24 Trung tâm thương mại và Siêu thị, 88 chợ các loại theo hướng văn minh, lịch sự, an toàn. Đà Nẵng hiện có 2 chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn; cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Bài Thơ Plaza, Metro, BigC, Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Đệ Nhất Phan Khang, Đại Dương, Nguyễn Kim Sài Gòn, Chợ Lớn.Đó là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng.

Cùng với hàng loạt chi nhánh, đại lý phân phối cấp 1 của các tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước mở ra ở đây, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại hàng đầu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Hình 1.3.1.4 Siêu thị Big C Đà Nẵng.

Tài chính – ngân hàng Đà Nẵng hiện là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực Miền Trung - TâyNguyên, với 60 chi nhánh cấp 1 của các tổ chức tín dụng, tài chính, bao gồm 1 ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh (Việt - Thái, VID Public, Indovina, Việt -Nga và HSBC), 41 ngân hàng thương mại cổ phần (Ngoại thương, Công thương, Kỹ thương, Á Châu, VPBank, Hàng Hải, EximBank, Việt Á, Đông Á, Sài Gòn Thương tín, Sài Gòn Công thương, Phương Nam, Phương Đông, Phương Tây, Quân Đội,Quốc tế, GP.Bank, PGBank, An Bình, SHB, Nam Việt, Gia Định, Đại Tín, KiênLong, ViệtBank, HDBank, OceanBank, Bảo Việt ), 8 ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Nhà nước TP Đà Nẵng, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, MHB ), 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 công ty tài chính, 3 công ty cho thuê tài chính, 01 Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương và hơn 200 phòng giao dịch ngân hàng Cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn.

Hình 1.3.1.5 Logo Ngân hang có mặt ở Đà Nẵng.

Bưu chính – Viễn thông Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu điện lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin,Internet (viễn thông), chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh điện hoa (bưu chính) Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH - 140 Mb/s, mạng cáp quang SDH - 2,5 bb/s tổng đài Toll AXE-10 các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm với các nước tiên tiến có nền kỹ thuật viễn thông phát triển.

Hình 1.3.1.6 Bưu điện Đà Nẵng.

Công nghệ Thông tin Đà Nẵng cũng là trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất của miền Trung, nơi cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin và là đầu mối phân phối linh kiện máy tính cho các tỉnh thành trong khu vực, với các thiết bị công nghệ hiện đại Nói đến công nghệ thông tin, người ta nghĩ ngay đến đường Hàm Nghi, Nguyễn VănLinh là những nơi tập trung nhiều công ty chuyên cung cấp các linh kiện máy tính,laptop lớn nhất Đà Nẵng.

Hình 1.3.1.7 Techcare- cửa hàng máy tính.

Phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng đã đạt nhiều kết quả khả quan Với lượng khách du lịch ngày càng tăng đã cho thấy sức hút du lịch ngày càng mạnh và thành phố Đà Nẵng đã dần khẳng định được vai trò trong phát triển ngành du lịch. Ngành du lịch hiện nay được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, đem lại kinh tế to lớn cho thành phố Đà Nẵng

Những địa điểm du lịch nỗi tiếng :

Hình 1.3.1.8 Quan cảnh Bà Nà Hill

Song song với sự nhộn nhịp của cuộc sống hiện đại, xa hoa, tráng lệ thì hiện nay thành phố Đà Nẵng vẫn đang cố gắng từng ngày giữ gìn và bảo tồn những giá trị xưa cũ, những nét truyền thống đã làm nên một Đà Nẵng của ngày hôm nay Những làng nghề tiêu biểu:

Làng nghề cổ chiếu Cẩm Nê

Làng đá mĩ nghệ Non Nước

Làng bánh khô mè Cẩm Lệ

Hình 1.3.1.9 làng đá mĩ nghệ Non Nước

Dân số Đà Nẵng khoảng 1.143.310 người/ năm 2019.

Nhắc đến con người là Đà Nẵng là ngay lập tức người ta sẽ nhắc đến ngay hình ảnh của những người con xứ biển chân phương, chất phát, bình dị và cũng thật thân thiện, hiền hòa, mến khách đến lạ lùng Cái chất phát của người Đà Nẵng không chỉ đến ngay từ trong lời nói, cách nói chuyện mà nó còn biểu hiện ra trong những cử chỉ, hành động của người dân nơi đây, và chính điều này đã khiến không ít du khách phải nhớ mãi về hình ảnh con người nơi đây

Hình 1.3.2.1 Con người Đà Nẵng 1.3.3 Cơ sở hạ tầng

Hình 1.3.3.1 Cầu Rồng và cầu Sông Hàn ( Đà Nẵng)

Trong khoảng hai thập niên gần đây, Đà Nẵng ưu tiên tập trung nguồn lực lớn cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông Nhờ làm tốt công tác quy hoạch và tập trung huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng nên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được từng bước hoàn thiện khá đồng bộ Tuy nhiên, thực tế quy hoạch đô thị và phát triển hạ tầng giao thông ở Đà Nẵng vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức.Lần theo năm tháng, Đà Nẵng đặt dấu ấn rõ nét về phát triển hạ tầng giao thông tạo nên nhiều diện mạo mới cho phố phường, Hạ tầng công nghệ thông tin được nâng lên tầm cao mới và đang tiệm cận với trình độ phát triển, năng lực phục vụ và chất lượng mạng lưới đa dịch vụ của các nước tiên tiến.Là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển du lịch, Đà Nẵng đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Hàng loạt các dự án du lịch lớn đã đưa vào sử dụng như: Fusion Maia Resort, Hyatt Regency, khu nghỉ mát Vinpearl Luxury, khu vui chơi giải trí Fantasy Park tại Bà Nà, khu du lịch Xuân Thiều, Intercontinental Danang Sun Peninsular Resort… Ngoài ra, việc quy hoạch, xây dựng Khu công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn, quy hoạch chi tiết bán đảo Sơn Trà đã tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước lập các dự án phát triển du lịch Khu đô thị phía tây bắc bao gồm quận Liên Chiểu và một phần quận Cẩm Lệ rộng khoảng 2.200ha được quy hoạch thành khu công nghiệp dịch vụ Khu đô thị tây nam thuộc địa bàn quận Cẩm Lệ và một phần huyện Hòa Vang được coi là hướng phát triển chính của Ðà Nẵng thông qua hạ tầng tuyến đường vành đai phía nam với đường Trường Sa từ phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.

Hình 1.3.4 cầu vượt Ngã Ba Huế (Đà Nẵng)

Quản lý tốt vận tải hành khách đường bộ và đường thủy nội địa, quy hoạch, phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông, phối hợp bảo đảm an toàn giao thông… là những điểm nổi bật mà ngành giao thông vận tải thành phố thực hiện trong 5 năm qua, góp phần thúc đẩy kinh tế Đà Nẵng phát triển toàn diện -Đa dạng các loại hình và mạng lưới vận tải: Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Lê Văn Trung cho biết, 5 năm qua, các loại hình vận tải và mạng lưới vận tải trên địa bàn thành phố phát triển mạnh về quy mô, đáp ứng nhu cầu giao thương, đi lại của nhân dân và du khách.Cụ thể, giai đoạn 2015-2020, khối lượng luân chuyển hàng hóa ước tăng 8,3%/năm, khối lượng luân chuyển hành khách ước tăng 9%/năm và doanh thu vận tải ước tăng 6,6%/năm Sản lượng hàng hóa qua cảng ước đạt 43,1 triệu tấn, tăng bình quân 9,3%/năm “Bên cạnh phát triển quy mô, công tác quản lý vận tải có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần phát triển vận tải, dịch vụ, kiểm soát hoạt động của các phương tiện và duy trì trật tự vận tải trên địa bàn thành phố Song song, ngành đã duy trì công tác kiểm soát tải trọng xe, kiểm tra xử lý “xe dù, bến cóc”, xe trá hình hoạt động trên địa bàn thành phố, đặc biệt là khu vực sân bay, bến xe”, ông Lê Văn Trung nhìn nhận -Hạ tầng giao thông là khâu đột phá: Trong 5 năm qua, ngành GTVT thành phố kiên trì quan điểm lấy phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông làm khâu đột phá, xem đây là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu và đi trước một bước Theo đó, ngành đã chủ trì thẩm định hơn 722 công trình và hạng mục công trình giao thông các loại; thực hiện kiểm tra công tác quản lý chất lượng của 225 công trình/hạng mục công trình; khởi công, đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông quan trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội thành phố và có ý nghĩa động lực cho cả khu vực Mạng lưới đường giao thông nông thôn cũng được quan tâm đầu tư xây dựng góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại Công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông được đẩy mạnh, nhất là trong việc quản lý duy tu, bảo dưỡng, bảo trì kết cấu đường bộ, đường thủy, hệ thống đèn tín hiệu giao thông, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng giao thông và tạo sự an toàn, thuận lợi cho các phương tiện tham gia giao thông Đi đôi với phát triển hạ tầng giao thông, Sở GTVT cũng triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kéo giảm tai nạn giao thông hằng năm.

Tài nguyên du lịch của Đà Nẵng

1.4.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một trong lợi thế lớn của Đà Nẵng chính là bờ biển dài 90km với nhiều bãi biển cát trắng mịn, sóng nước ôn hòa, nước ấm quanh năm, không sâu và có độ an toàn cao như: bãi biển Mỹ Khê (Một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh do Tạp chí Forbes bình chọn), bãi biển Phạm Văn Đồng, bãi tắm Non Nước,… Bên cạnh đó, quanh bán đảo Sơn Trà còn có những bãi san hô lớn thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ du lịch biển.

Ngoài bờ biển dài thì nơi đây còn có hệ thống núi non bao bọc thành phố như: khu vực núi Bà Nà, bán đảo Sơn Trà, các vùng đồi núi phía tây huyện Hòa Vang. Đặc biệt, khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà và khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà cũng là những điểm đến thú vị cho du khách yêu thiên nhiên.

Về khí hậu, Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

1.4.2.Tài nguyên du lịch nhân văn

Về di tích lịch sử, nơi đây có nhiều đình cổ như: đình Đại Nam, đình Hải Châu, đình Túy Loan, đình Bồ Bản Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại hình di tích lịch sử khác như: thành Điện Hải, bảo tàng Khu 5, bảo tàng điêu khắc Champa, lăng mộ Ông Ích Khiêm, chùa Linh Ứng.

Hình 1.4.2.1: Đình cổ Đại Nam

Về công trình kiến trúc, Đà nẵng có rất nhiều loại hình kiến trúc nhưng đặc biệt nhất đó là kiến trúc của những cây cầu bắt qua con sông Hàn Sông Hàn có rất nhiều cây cầu bắt qua nhưng đáng chú ý nhất đó là 5 cây cầu sau: cầu sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi Mỗi cây cầu này đều mang cho mình những nét đặc trưng riêng Ví như cầu sông Hàn, cây cầu này được xem là cây cầu quay to lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam Đây được xem là biểu tượng nổi tiếng, là niềm tự hào to lớn của Đà Nẵng cho khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm Tiếp theo đó là cây cầu mang bao niềm tự hào của người dân Đà Nẵng Cầu Rồng được xây dựng theo lối kiến trúc Rồng thời

Lý khá độc đáo, vươn mình tựa như muốn bay ra biển Đặc biệt cầu Rồng còn có một ưu điểm là phun được cả lửa lẫn nước Bên cạnh đó, cây cầu mang danh cổ nhất bắt qua sông Hàn đó chính là cầu Trần Thị Lý Hình dáng cầu khá độc đáo với dạng cánh buồm, nhìn từ xa trông cầu rất đẹp và vô cùng hiện đại Cầu được xem như biểu tượng của “con thuyền Đà Nẵng” giữa biển khơi bao la Nằm giữa cầu Rồng và vụ cho chiến tranh về sau qua nhiều lần tu sửa nó được người dân nơi đây đưa vào sử dụng Cuối cùng, cầu Thuận Phước, chiếc cầu dây võng treo dài nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại Với biểu tượng như một cánh chim đang giang rộng cánh bay của mình, cầu Thuận Phước như ngụ ý muốn nói rằng Đà Nẵng cũng như vậy, cũng muốn mình ngày một phát triển, ngày một bay cao, bay xa hơn nữa Bên cạnh những cây cầu bắt qua sông Hàn, cầu Vàng là cây cầu được thế giới công nhận là 1 trong những cây cầu có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất thế giới

Về lễ hội, đầu tiên phải kể đến những lễ hội có nguồn gốc lễ nghi nông nghiệp Tức là các lễ hội này thường gắn liền với sinh hoạt nông nghiệp như: lễ hội mục đồng, hội đua ghe (thuyền),… Các lễ hội này diễn ra để bà con nông dân cầu nguyện cho thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu.

Tiếp theo, lễ hội có nguồn gốc lễ nghi tín ngưỡng-tôn giáo như: lễ hội Quan Thế Âm,… Loại hình lễ hội này thường là những ngày lễ để các giáo đồ của các tôn giáo tập trung để kính dâng lòng thành cũng như nguyện vọng lên các vị thần linh.

Và các lễ hội này cũng là chỗ dựa tinh thần, đức tin cho những tín đồ của các tôn giáo.

Hình 1.4.2.3: Lễ hội Quan Thế Âm

Một trong những loại lễ hội không kém phần quan trọng đối với những người bám biển Đó là các lễ hội có nguồn gốc lễ nghi ngư nghiệp như: lễ hội cầu ngư, lễ hội Nghinh Ông,… Trong các lễ hội này bà con ngư dân sẽ cầu cho sóng yên biển lặng, tôm cá đầy khoan.

Hình 1.4.2.4: Lễ hội cầu ngư

Bên cạnh những lễ hội trên, nơi đây còn có những lễ hội thuộc riêng về các làng như: lễ hội làng An Hải, lễ hội làng Túy Loan, lễ hội làng Hòa Mỹ,… Theo cùng năm tháng, các lễ hội đình làng đã trở thành nét đẹp văn hóa khó phai mờ trong tâm thức của cư dân địa phương, và đó cũng là dịp để người dân được đắm mình trong một không gian lễ hội mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Cuối cùng, các lễ hội văn hóa đương đại như: lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng,lễ hội Carnival – Bà Nà Hills,… Các lễ hội này chính là những dịp thu hút khách du lịch đông đảo đến địa phương

Hình 1.4.2.5: Lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng 2019

Về làng nghề, đây cũng là những nơi thu hút khách du lịch yêu vẻ đẹp truyền thống của Việt Nam Đầu tiên, đến với làng đá mỹ nghệ non nước bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những bức tượng điêu khắc hình Đức Phật, các hình tượng anh hùng hay những nhân vật tâm linh với nhiều hình dạng lớn, nhỏ khác nhau, khiến nơi đây trở thành một điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Đà Nẵng Ngoài ra còn có những món đồ trang sức đá quí tinh xảo và đẹp mắt Những món đồ là sự kết hợp của các yếu tố vừa truyền thống vừa mang tính hiện đai, được làm nên từ những bàn tay điêu luyện của những nghệ nhân thuần thục mang trong mình một trái tim yêu nghề.

Hình 1.4.2.6: Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Tiếp theo, ghé thăm làng nghề Nam Ô, du khách không chỉ được tham quan quy trình làm nước mắm bí truyền mà còn được chọn những thành phẩm đặc biệt ấy làm quà cho hoặc có thể để sử dụng trong gia đình Nước mắm Nam Ô được làm từ cá cơm than, chỉ lựa chọn những con cá có kích thước lớn vừa phải, được bắt vào tháng 3 âm lịch để giữ được hàng lượng protein cao trong cá Cá được ngâm trong các chum được làm từ gỗ mít, bảo quản trong môi trường tối và khô ráo, nhiệt độ thấp, tránh xa những nơi có gió để nước mắm đạt được mùi vị ngon nhất

Cuối cùng, làng Chiếu Cẩm Nê cách trung tâm Đà Nẵng tầm 16km về phía Nam, bạn sẽ mất khoảng 40 phút để di chuyển tới địa điểm Làng chiếu Cẩm Nê rất nổi tiếng về những sản phẩm chiếu được làm bằng tay Chiếu Cẩm Nê có rất nhiều kích thước khác nhau, màu sắc và hoa văn cũng có thể tùy theo yêu cầu của khách. Để có thể gìn giữ được làng nghề truyền thống, các nghệ nhân tại Cẩm Nê giúp đỡ, truyền những kinh nghiệm cho nhau để tạo ra những sản phẩm tốt, thực sự có giá trị.

Hình 1.4.2.8: Làng chiếu Cẩm Nê

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÁC DỊCH VỤ DU LỊCH Ở ĐÀ NẴNG

Những năm qua, ngành du lịch Đà Nẵng đã có sự “chuyển động” và phát triển không ngừng Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư, hoàn thiện như cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng được nâng cấp và mở rộng để phục vụ du khách; hệ thống đường giao thông nội đô cũng được chỉnh trang hoàn thiện; cơ sở lưu trú ngày càng tăng cao cả về số lượng và chất lượng, nhiều cơ sở lưu trú do các thương hiệu nổi tiếng thế giới quản lý…

Ngày đăng: 26/04/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w