1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Ebook chênh lệch giữa kế toán và thuế

40 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chênh lệch giữa kế toán và thuế
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Ebook
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,29 MB

Cấu trúc

  • 1. Nguyên nhân phát sinh các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế (2)
  • 2. Các loại chênh lệch giữa kế toán và thuế (5)
    • 2.1. Chênh lệch giữa kế toán và thuế (5)
    • 2.2. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ (7)
    • 2.3. Chênh lệch tạm thời chịu thuế (8)
  • 3. Xử lý kế toán trong trường hợp phát sinh chênh lệch giữa kế toán và thuế (10)
    • 3.1. Xử lý kế toán trong trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ (10)
      • 3.1.1. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và mối liên hệ với chênh lệch tạm thời được khấu trừ (10)
      • 3.1.2. Tài khoản kế toán và phương pháp kế toán điều chỉnh chênh lệch tạm thời được khấu trừ (11)
      • 3.1.3. Cách xử lý trên tờ khai thuế TNDN khi phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ (13)
    • 3.2. Xử lý kế toán trong trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế (30)
      • 3.2.1. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và mối liên hệ với chênh lệch tạm thời chịu thuế (30)
      • 3.2.2. Tài khoản kế toán và phương pháp kế toán điều chỉnh chênh lệch tạm thời chịu thuế (30)
      • 3.2.3. Cách xử lý trên tờ khai thuế TNDN khi phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế (32)
    • 3.3. Hướng dẫn xử lý kế toán trong trường hợp phát sinh chênh lệch không phải chênh lệch tạm thời (35)
      • 3.3.1. Nhận diện các khoản không được phân loại là chênh lệch tạm thời (35)
      • 3.3.2. Cách xử lý trên tờ khai đối với các khoản không được phân loại là chênh lệch tạm thời trên quyết toán thuế TNDN (37)

Nội dung

Hướng dẫn xử lý chênh lệch giữa kế toán - thuế do hệ thống văn bản pháp lý trong lĩnh vực kế toán và thuế có những quy định khác nhau

Nguyên nhân phát sinh các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế

(2) Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch giữa kế toán và thuế

(3) Minh họa cách lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN khi có các khoản chênh lệch

Chúc các bạn thành công!

Công ty Cổ phần MISA – Viện Đổi mới Doanh nghiệp MIBI

1 Nguyên nhân phát sinh các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế……… ……… ……… 4

2 Các loại chênh lệch giữa kế toán và thuế……… ……… 5

2.1 Chênh lệch giữa kế toán và thuế 5

2.2 Chênh lệch tạm thời được khấu trừ 7

2.3 Chênh lệch tạm thời chịu thuế 8

3 Xử lý kế toán trong trường hợp phát sinh chênh lệch giữa kế toán và thuế……….10

3.1 Xử lý kế toán trong trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ 10

3.1.1 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và mối liên hệ với chênh lệch tạm thời được khấu trừ 10

3.1.2 Tài khoản kế toán và phương pháp kế toán điều chỉnh chênh lệch tạm thời được khấu trừ 11

3.1.3 Cách xử lý trên tờ khai thuế TNDN khi phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ 13

3.2 Xử lý kế toán trong trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế 30

3.2.1 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và mối liên hệ với chênh lệch tạm thời chịu thuế 30

3.2.2 Tài khoản kế toán và phương pháp kế toán điều chỉnh chênh lệch tạm thời chịu thuế 30

3.2.3 Cách xử lý trên tờ khai thuế TNDN khi phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế 32

3.3 Hướng dẫn xử lý kế toán trong trường hợp phát sinh chênh lệch không phải chênh lệch tạm thời……… 35

3.3.1 Nhận diện các khoản không được phân loại là chênh lệch tạm thời 35

3.3.2 Cách xử lý trên tờ khai đối với các khoản không được phân loại là chênh lệch tạm thời trên quyết toán thuế TNDN 37

Hình 1: Chênh lệch giữa kế toán và thuế

1 Nguyên nhân phát sinh các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế

Sự khác biệt trong thuế TNDN giữa kế toán và thuế có thể được giải thích bởi hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh trong lĩnh vực kế toán và thuế có những quy định khác nhau Đối với kế toán, thông tin trên BCTC nhằm đáp ứng cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp trong đó chủ yếu là phục vụ cho các nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước và các đối tác có liên quan… Để thông tin trên BCTC hữu ích và có khả năng so sánh, kế toán cần thực hiện theo các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận, các nguyên tắc kế toán được quy định trong hệ thống Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán Khi ghi nhận chi phí thuế TNDN hay thuế TNDN phải nộp tính theo quy định của kế toán được xác định dựa trên Lợi nhuận kế toán

Trong khi đó, thông tin trên báo cáo thuế của doanh nghiệp được kê khai và trình bày theo quy định của Luật thuế hiện hành nhằm phục vụ cho cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra và quản lý thuế doanh nghiệp Số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật thuế được căn cứ trên thu nhập tính thuế và thuế suất thuế TNDN

Với mục đích quản lý khác nhau, thì các quy định của kế toán và thuế trong văn bản pháp quy về kế toán, về thuế tất nhiên có những điểm khác biệt Việc quy định khác nhau sẽ dẫn đến các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế

Ví dụ: Để phục vụ cho mục đích thuế, tài sản cố định là phương tiện vận tải đường bộ được khấu hao trong khoảng từ 6-10 năm, nhưng về phía đơn vị kế toán, đơn vị muốn thu hồi vốn nhanh nên chỉ khấu hao trong 5 năm Điều này sẽ làm chi phí khấu hao cho mục đích thuế và mục đích kế toán trong các năm khác nhau, dẫn đến lợi nhuận kế toán và lợi nhuận cho mục đích thuế sẽ khác nhau Để quý độc giả hiểu nội dung các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế Tác giả xin giới thiệu qua về 03 cách tiếp cận chênh lệch giữa kế toán và thuế như sau:

Cách 1: Tiếp cận từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và Thu nhập chịu thuế

Cách 2: Tiếp cận từ Bảng cân đối kế toán: Chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và giá trị ghi sổ của Tài sản hoặc nợ phải trả

Cách 3: Tiếp cận từ việc tạo ra các khoản phải trả hay các khoản được khấu trừ về thuế Thu nhập doanh nghiệp trong tương lai - Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Trong phạm vi Ebook này, nhóm tác giả xin tập trung theo hướng tiếp cận từ báo cáo KQHĐKD Trên báo cáo KQHĐKD sẽ có thể xuất hiện chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế TNDN khác nhau.

Các loại chênh lệch giữa kế toán và thuế

Chênh lệch giữa kế toán và thuế

Khái niệm chênh lệch giữa kế toán và thuế: Dựa theo góc độ kết quả kinh doanh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì khi xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN theo luật thuế và luật kế toán có sự chênh lệch thì khoản chênh lệch này được gọi là chênh lệch giữa kế toán và thuế

Và khoản chênh lệch này có thể phân loại thành 2 loại nhỏ hơn như sau:

Lo ạ i 1- Chênh l ệ ch t ạ m th ờ i : Khái niệm chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả đó (căn cứ theo quy định tại đoạn số 3, 4 trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 17 (VAS 17))

+ Cơ sở tính thuế của tài sản là giá trị sẽ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản Nếu thu nhập không phải chịu thuế thì cơ sở tính thuế của tài sản bằng giá trị ghi sổ của tài sản đó

+ Cơ sở tính thuế thu nhập của nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi thanh toán nợ phải trả trong các kỳ tương lai

Chênh lệch tạm thời được chia làm 2 loại: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ và chênh lệch tạm thời chịu thuế

Hình 2: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ và chênh lệch tạm thời chịu thuế Lo ạ i 2 - Chênh l ệ ch không ph ả i là chênh l ệ ch t ạ m th ờ i : Các khoản chênh lệch này phát sinh do các khoản chi phí phát sinh nhưng không được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế Ví dụ như chi phí không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, các khoản chi do vi phạm hành chính, các khoản chi vượt mức quy định theo quy chế tài chính Các khoản chênh lệch này sẽ không được điều chỉnh ghi nhận ở kỳ hiện tại hay tương lai mà phải trực tiếp điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm để xác định thuế TNDN hiện hành theo quy định của Luật thuế

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Khái niệm: chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán

Có thể phát hiện “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ” thông qua khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế < thu nhập tính thuế

(Hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp sẽ nộp thuế trước phát sinh từ chênh lệch trên, sau này số thuế này sẽ được khấu trừ, mang tính chất tài sản)

Cụ thể trường hợp này xảy ra khi:

+ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho doanh thu, thu nhập theo kế toán nhỏ hơn () chi phí tính thuế

Ví dụ minh họa về khái niệm chênh lệch tạm thời được khấu trừ: ĐVT: triệu đồng

– Ví d ụ 1: Một doanh nghiệp có tính chi phí khấu hao (trong đó, giả sử toàn bộ giá trị của tài sản sẽ được trích khấu hao vào chi phí tính thuế) trong kỳ như sau:

Chi phí khấu hao được tính theo kế toán là 300, trong khi theo luật thuế thì kế toán doanh nghiệp xác định chi phí này được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là 220

→ Do đó, khi chi phí được trừ chỉ tính là 220, sẽ bị loại ra 80 → chi phí được trừ giảm xuống 80, dẫn đến thu nhập tính thuế TNDN sẽ tăng lên 80

Khi đó doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN nhiều hơn ở hiện tại, dẫn đến tương lai là những năm sau doanh nghiệp sẽ được khấu trừ (tương lai thu hồi lại)

Ngược lại, thì vào những năm sau cũng với tài sản này, nếu chi phí khấu hao của kế toán nhỏ hơn (hoặc bằng 0), trong khi chi phí khấu hao của thuế (chi phí được trừ) lớn hơn thì đây chính là chênh lệch tạm thời được khấu trừ (hoàn nhập)

– Ví d ụ 2: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc ghi nhận doanh thu trong các năm sau nhưng thuế thu nhập được tính trong năm hiện tại Cụ thể như trường hợp doanh nghiệp có khoản doanh thu nhận trước về tiền cho thuê nhà hoặc

8 cơ sở hạ tầng trong nhiều năm Khoản doanh thu nhận trước này được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một năm bằng số tiền nhận trước chia cho tổng số thời gian thuê nhưng doanh nghiệp thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn bộ số tiền nhận trước ngay trong năm thu được tiền.

Chênh lệch tạm thời chịu thuế

Khái niệm: chênh lệch tạm thời chịu thuế là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh khoản thuế thu nhập phải trả khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán

Có thể phát hiện “Chênh lệch tạm thời chịu thuế” thông qua khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế lớn hơn (>) thu nhập tính thuế

(Hiểu đơn giản doanh nghiệp sẽ được giữ lại khoản thuế phát sinh từ chênh lệch trên, sau này sẽ nộp khoản thuế này, mang tính chất nợ phải trả)

*Cụ thể để dễ nhận biết chúng ta có thể liên hệ đến một số trường hợp xảy ra chênh lệch tạm thời chịu thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh như sau:

+ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho doanh thu, thu nhập theo kế toán lớn hơn (>) doanh thu, thu nhập tính thuế;

+ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho chi phí theo kế toán nhỏ hơn (

Ngày đăng: 26/04/2024, 09:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w