1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tiểu vùng văn hóa bình trị thiên học phần văn hóa vùng và tiểu vùng ở việt nam

34 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Vùng Văn Hóa Bình - Trị - Thiên
Tác giả Trần Diệu Tường Vỹ, Lê Thị Diệu Trà, Đinh Thị Hà, Nguyễn Thị Diệu Linh, Ngô Bùi Thu Hà, Võ Thị Tú Trinh
Người hướng dẫn Tăng Chánh Tín
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Văn Hóa Vùng Và Tiểu Vùng Ở Việt Nam
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 7,52 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG VĂN HÓA XỨ HUẾTiểu vùng văn hoá Bình – Trị - Thiên xứ Huế nằm trong khu vực của vùng văn hoá Duyên hải Bắc Trung Bộ ở vị trí trung tâm của đất nước và trong v

Trang 1

Đề tài: Tiểu vùng văn hóa Bình - Trị - Thiên

Học phần: Văn hóa vùng và tiểu vùng ở Việt Nam

Giảng viên: Tăng Chánh Tín Lớp: 21CVNH01

Nhóm 5

Trang 2

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2024

Trang 3

Thành viên nhóm

1 Trần Diệu Tường Vỹ

2 Lê Thị Diệu Trà

3 Đinh Thị Hà

4 Nguyễn Thị Diệu Linh

5 Ngô Bùi Thu Hà

6 Võ Thị Tú Trinh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG VĂN HÓA XỨ HUẾ 5

1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 5

1.1 Tọa độ 5

1.2 Giới hạn, diện tích 5

1.3 Khí hậu, thời tiết 6

1.4 Đặc điểm địa hình 6

1.5 Giao thông: 6

1.6 Hệ thống sông ngòi 7

1.7 TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 7

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA XỨ HUẾ 13

2.1 Văn hóa vật chất 13

2.1.1 Lăng Khải Định 13

2.1.2 Trường Quốc học Huế 17

2.2 Văn hóa tinh thần 23

2.2.1 Ẩm thực Huế( bánh bột lọc) 23

2.2.2 Ca Huế 24

CHƯƠNG 3: TÁI HIỆN GIAI THOẠI NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU 28 KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

MỞ ĐẦUHuế là một mảnh đất lãng mạn, mộng mơ, đậm chất thơ, một di sản có mộtkhông hai về vẻ đẹp rất riêng biệt, rất ngọt ngào mà lại tĩnh lặng, đây có thể coi

là những mỹ từ để giới thiệu về Huế Hiện nay, thành phố Huế là một trong bavùng du lịch lớn của cả nước, có bề dày lịch sử văn hóa lâu năm Đây là nơiphát triển, bảo tồn nhiều danh lam thắng cảnh cùng quần thể di tích lịch sửđược thế gới công nhận

Để có được như ngày hôm nay, Huế đã trải qua hơn 7 thế kỉ hình thành vàphát triển, từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và cuối cùng là Huế ngày nay, cố đôvẫn giữ trong mình nét đẹp trầm mặc, cổ kính mà du khách không thể tìm thấyđược ở bất cứ nơi nào trên dải đất hình chữ S Được hình thành trên nền đất SaHuỳnh, Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu tạonên một bản sắc riêng cho mảnh đất xứ Huế Cố đô Huế hiện nay là một trongnhững địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam hàng năm thu hút rất nhiều dukhách trong và ngoài nước tới tham quan

Trang 6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG VĂN HÓA XỨ HUẾ

Tiểu vùng văn hoá Bình – Trị - Thiên (xứ Huế) nằm trong khu vực của vùngvăn hoá Duyên hải Bắc Trung Bộ ở vị trí trung tâm của đất nước và trongvùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Huế đã được Trung ương xác định là đôthị loại I, là Thành phố di sản văn hóa thế giới, một trung tâm văn hóa, du lịchđặc sắc, là thành phố Festival của Việt Nam Thành phố Huế là kinh đô phongkiến cuối cùng của Việt Nam, vốn có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đờivới những giá trị và bản sắc độc đáo Các giá trị di sản văn hóa nơi đây thể hiệnnhững nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa, vừa mang tính đặc thù - bảnđịa, vừa mang tính dân tộc - phổ biến, vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của cácnền văn hóa Á Âu

1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

1.1 Tọa độ

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đấtliền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông Phần đất liền Thừa ThiênHuế có tọa độ địa lý như sau:

- Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp Tây,

xã Điền Hương, huyện Phong Điền

- Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cựcnam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông

- Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xãHồng Thủy, huyện A Lưới

- Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía Đôngđảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc

1.2 Giới hạn, diện tích

Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam,thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên giớivới Lào) và giáp biển Đông Diện tích: 5.048,2 km², Dân số: 1163500 (2018)

- Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671

km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

- Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km

- Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phíaBắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dânchủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnhQuảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km

- Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km

Trang 7

- Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 5025,30 km2, kéo dài theo hướngTây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km(phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vớinơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), phường Tứ Hạ(thị xã Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất làkhối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.

- Vùng nội thủy: rộng 12 hải lý

- Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở

- Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gầnnhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ anninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng

- Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trụchành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9 ThừaThiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triểnnhất nước ta Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ ChíMinh 1.080 km

- Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu

18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàngkhông Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọctheo tỉnh

1.3 Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ

4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đônggió rét Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ Mùa

du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau

1.4 Đặc điểm địa hình

Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt

- Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dàiđến thành phố Đà Nẵng

- Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m,

có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, vớichiều rộng vài trăm mét

- Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ,

có cồn cát, đầm phá Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2

1.5 Giao thông:

Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy đều thuận lợi.ThừaThiên-Huế cách Hà Nội 654km, Tp Hồ Chí Minh 1.051km, Đà Nẵng

Trang 8

85km Tỉnh cósân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việtchạy qua tỉnh.

1.6 Hệ thống sông ngòi

Tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.055km, tổng diện tích lưu vựctới 4.195km2 Mật độ sông suối dao động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nơitới 1,5-2,5 km/km2

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào gặp các sông chính sau:

Ngoài các sông thiên nhiên, xung quanh thành phố Huế còn gặp nhiều sông đàonhư:

- Sông An Cựu (có tên là Lợi Nông) dài 27km nối sông Hương với đầm CầuHai ở Cống Quan thông qua sông Đại Giang;

- Sông Đông Ba dài khoảng 3km là sông đào từ cầu Gia Hội đến Bao Vinh;

- Sông Kẻ Vạn dài 5,5km nối sông Hương (cầu Bạch Hổ) với sông Bạch Yến

và sông An Hòa, vòng ngoài kinh thành Huế rồi lại đổ vào sông Hương ở BaoVinh

Trên đồng bằng duyên hải còn có hói Bảy Xã, hói Hàng Tổng nối sông Hươngvới sông Bồ, hói Phát Lát, hói Như Ý, hói Chợ Mai

1.7 TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với

25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đóchiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại vànhóm vật liệu xây dựng

Trang 9

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, trữ lượng các mỏ than bùn

ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối

- Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc

- Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm cótriển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét,

đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng

- Tài nguyên nước (bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng) được phân bốtương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng

đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ngày

- Bảy nguồn nước khoáng nóng

có thể sử dụng để uống và chữabệnh (đáng chú ý nhất trong sốnày là ba điểm Thanh Tân, Mỹ

1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân để đổi lấyhai châu Ô - Rí Năm sau vua Trần cho đổi thành châu Thuận, châu Hóa và đặtchức quan cai trị Thành Hóa châu (nằm cách Huế 9 km về phía hạ lưu sôngHương) là trị sở và trung tâm chính trị kinh tế hành chính và quân sự của châuHóa Sau hơn hai thế kỷ mở mang khai khẩn, đến giữa thế kỷ thứ XVI, lộThuận Hóa đã thành nơi "đô hội lớn của một phương" Năm 1636 chúa NguyễnPhúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóatrong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này Hơn nửa thế

kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi,đổi là PHÚ XUÂN, ở vị trí tây nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xâydựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ ĐàngTrong Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712-1738) phủ chúa dời ra BÁC VỌNG,song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở

"bên tả phủ cũ", tức góc đông nam Kinh thành Huế hiện nay Sự nguy nga bềthế của Đô thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát đã được LêQuý Đôn mô tả trong sách Phủ biên tạp lục năm 1776 Đó là một đô thị pháttriển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long - DươngXuân đến Bao Vinh - Thanh Hà Tiếp đó, Phú Xuân là kinh đô của nước ĐạiViệt thống nhất dưới triều Tây Sơn (1788-1801) và là kinh đô của nước ViệtNam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945)

Ngày 20-10-1898, dụ của Vua Thành Thái lập thị xã Huế, ngày 30-8-1899Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y đạo dụ và ngày 12-12-1929

Trang 10

được nâng thành thành phố Huế (địa giới hành chính chỉ gồm 9 phường nằmngoài Kinh thành, từ phường đệ nhất đến phường đệ cửu, đến năm 1934 đượcsắp xếp thành 11 phường)

Sau Cách mạng Tháng Tám, thị xã Huế bao gồm cả khu vực nội ngoại thành,

là tỉnh lỵ của Thừa Thiên

Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm cải cách hành chính, Huế là thànhphố (về sau là thị xã) ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, nhưng tỉnh lỵ Thừa Thiênvẫn đặt tại Huế

Sau năm 1975, Huế là thành phố, tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) gồm

18 phường và 22 xã, đến năm 1989, Thừa Thiên tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên,Huế là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên Huế

Thành phố Huế xây dựng và phát triển trong thời kỳ đổi mới

Từ năm 1990 đến 2010, thành phố Huế đã thực hiện nhiều lần chia táchcác phường, xã trực thuộc:

Ngày 29-9-1990, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 345/HĐBT về việcđiều chỉnh lại các địa giới hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó thànhphố Huế có 18 phường, 5 xã Ngày 29-7-1992, Huế được nâng cấp là thành phốloại 2 Ngày 22-11-1995, Chính phủ ban hành Nghị định 80/CP Theo đó: Chiaphường Vĩnh Lợi thành 2 phường là Phú Hội và Phú Nhuận; chia phường PhúHiệp thành 2 phường Phú Hiệp và Phú Hậu (thành phố Huế gồm 20 phường, 5xã)

Tháng 9-2005, Huế tiếp tục được nâng cấp thành đô thị loại 1 trực thuộctỉnh Thừa Thiên Huế Đến ngày 27-3-2007, Chính phủ ban hành Nghị định44/2007/NĐ-CP Theo đó: chia xã Hương Sơ thành 2 phường là An Hòa vàHương Sơ; chia xã Thủy An thành 2 phường An Đông và An Tây Ngày 25-3-

2010, chuyển 3 xã: Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều thành 3 phường cótên tương ứng Đến đầu năm 2021, thành phố Huế có 27 phường: An Cựu, AnĐông, An Hòa, An Tây, Hương Long, Hương Sơ, Kim Long, Phú Bình, PhúCát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thuận, PhướcVĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, ThủyBiều, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Xuân Phú

Trang 11

Song, dù là Thủ phủ - Đô thành - Thị xã hay Thành phố, thì Huế vẫn luônluôn một TRUNG TÂM quan trọng về nhiều mặt Ngày nay, sau Thủ đô HàNội và Thành phố Hồ Chí Minh, Huế là một trung tâm chính trị, trung tâm vănhóa du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học kỹ thuật quan trọng của đất nướcViệt Nam Với độ dày về văn hóa, lịch sử của quá trình hình thành và pháttriển, thành phố Huế đã xác lập cho mình một bản sắc riêng, đó là “bản sắcHuế” cùng với những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của Huế đã tạo ra sứchấp dẫn, thu hút và thuyết phục sâu rộng đối với trong nước và cả quốc tế.Ngày nay Huế là Thành phố Anh hùng, Thành phố sở hữu 7 Di sản thế giớiđược UNESCO công nhận Thành phố văn hóa ASEAN; Thành phố bền vững

về môi trường ASEAN, thành phố xanh quốc gia, thành phố du lịch sạchASEAN, thành phố Festival,… một trong những đô thị cấp quốc gia

3 CON NGƯỜI, DÂN CƯ

Văn hóa, đạo đức, lối sống và cốt cách của người Huế là “đặc sản” làm nên bảnsắc riêng có của vùng đất cố đô Nhịp sống chậm rãi, từ tốn của Huế giúp conngười trầm tư, chiêm nghiệm, không vội vàng chạy theo cái mới, giúp họ giữnhững nét đẹp xưa Người Huế sống nặng lòng với tổ tiên, quyến luyến với vănhóa truyền thống Người Huế vốn coi trọng văn hóa, lễ giáo, hiếu học, tôn sưtrọng đạo trong mỗi gia đình; sống khoan dung, hòa thuận; mẫu mực, nhẹnhàng, gần gũi với thiên nhiên Chính các giá trị đặc sắc nêu trên là nền tảngquan trọng cho sự phát triển của Thừa Thiên Huế ngày nay Tất cả đã tạo nêncốt cách con người Huế, văn hóa Huế đặc trưng, phát triển trong sự hài hòa vớithiên nhiên

3.1 Dân tộc

Tỉnh Thừa Thiên Huế có các dân tộc thiểu số đó là:

- Dân tộc Bru-Vân Kiều

- Dân tộc Cơ tu

Trang 12

- Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (Trung tâm BTDTCĐ Huế);

- Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung (Sở Khoa học và Công nghệ);

- Bảo tàng Văn hóa Huế (Ủy quyền UBND thành phố Huế quản lý)

Tư nhân

- Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu Triều Nguyễn (86 Mai Thúc Loan - Huế của Nhànghiên cứu Trần Đình Sơn)

4.2 Nhà trưng bày: 03

- Nhà trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị,

- Nhà trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng (Sở VHTT&DL);

- Nhà trưng bày nông cụ Thủy Thanh (Hương Thủy)

4.3 Thư viện

Thư viện Tổng hợp tỉnh, Thư viện 8 huyện, thị xã

Thư viện của khối trường học

4.4 Nhà văn hóa

Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh

Nhà văn hóa thông tin 9 huyện, thị xã, thành phố

4.5 Nhà hát: 02

Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế (Trung tâm BTDTCĐ Huế),Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế (Sở VHTT&DL)

4.6 Di tích

Trang 13

Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á

có 7 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 5 di sản của riêng Huế baogồm: quần thể di tích cố đô Huế (1993 - di sản vật thể), nhã nhạc - âm nhạccung đình Việt Nam (2003 - di sản phi vật thể), mộc bản triều Nguyễn (2009 -

di sản tư liệu), châu bản triều Nguyễn (2014 - di sản tư liệu), thơ văn trên kiếntrúc cung đình Huế (2016 - di sản tư liệu) Hai di sản chung với các địa phươngkhác là nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam và thực hành tín ngưỡng thờMẫu Tam phủ của người Việt

Ngoài ra ở Huế còn có các điểm tham quan như là:

- Di tích lịch sử, văn hoá:

Ðàn Nam Giao, Ðan viện Thiên An, Ðiện Hòn Chén, Ðiện Thái Hoà và sânÐại Triều Nghi, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, Cầu ngói ThanhToàn, CửuÐỉnh, Cửu vị thần công, Chùa Diệu Ðế, Chùa Từ Ðàm, Chùa Từ Hiếu,ChùaThiên Mụ, Duyệt Thị Ðường, Hổ Quyền, Hiển Lâm Các, Kỳ Ðài, KinhthànhHuế, Lăng Đồng Khánh, Lăng Dục Ðức, Lăng Gia Long (Thiên ThọLăng), Lăng Khải Định (Ứng Lăng), Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Ðức (KhiêmLăng), Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng), Ngọ Môn, Nhà thờ Chính tòa Phú Cam,Nhà thờ dòng chúa Cứu Thế, Phân viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, Phu Văn Lâu,Thế Miếu, Trường Quốc học Huế, Văn Miếu Huế,…

- Thắng cảnh: Ðồi Vọng Cảnh, Bãi biển Cảnh Dương, Bãi biển Lăng Cô, Bãibiển Thuận An, Khu nghỉ dưỡng suối nước khoáng nóng Thanh Tân, Núi Bạch

Mã, Núi Ngự Bình, Phá Tam Giang, Sông Hương, Suối nước khoáng Mỹ An,Vườn Quốc GiaBạch Mã,…

- Du lịch văn hoá: Cồn Ràng - khu mộ chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh, Hội đìnhlàng Phú Xuân, Hội An Truyền, Hội làng Cổ Bi, Hội làng Chí Long, Hội MinhHương, Hội Thái Dương, Hội Thanh Phước, Hội vật võ làng Sình, Hội xuânGia Lạc, Làng cổ PhướcTích, Làng Dương Nỗ, Làng làm nón bài thơ Tây Hồ,Làng nón Phú Cam, Lễ hội điện Hòn Chén, Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ,

Lễ tế Phong Sơn, Lễ Thu tế làng Dương Nỗ, Phường đúc đồng, Tranh làngSình

- Khu du lịch sinh thái: Nhà vườn An Hiển

5 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Tỉnh Thừa Thiên – Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá nhấtViệt Nam Ðến nay, không còn một vùng nào trên cả nước có một số lượng lớncác di tích giữ được hình dạng nguyên bản của nó như ở cố đô này Ở bờ phíaBắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theokiểuphòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km Công trình qúy giá nàygồm hơn 100 tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của vuaquan nhà Nguyễn Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăngtẩm rất đẹp của các vua Nguyễn Trong số đó nổi tiếng nhất là bốn lăng tẩm màmỗi lăng được biết đến với cái tên phù hợp với tính cách của mỗi vua và kiểukiến trúc của mỗi lăng Ðó là lăng Gia Long uy nghi, lăng Minh Mạng oaiphong, lăng Tự Ðức thơ mộng và lăng Khải Ðịnh tráng lệ.Thừa Thiên – Huế

Trang 14

đồng thời còn là một trung tâm quan trọng của Ðạo Phật Ở Huế và những vùnglân cận vẫn còn tồn tại hàng chục chùa đã được xây dựng cách đây trên 300năm và hàng trăm đền, chùa được xây dựng đầu thế kỷ 20 Ngoài ra, Huế cònđược xem như là nơi bắt nguồn của nhạc cung đình, là nơi có nhiều mónăntruyền thống nổi tiếng và nghề thủ công tinh xảo Là thành phố duy nhấttrong nướcvẫn còn giữ được dáng vẻ của một thành phố thời phong kiến vànguyên vẹn kiếntrúc của một nền quân chủ Huế đã trở thành một bảo tàng lớn

và vô giá Chính vìvậy, chính phủ đã xếp hạng các di tích ở cố đô Huế như làmột tài sản vô cùng quígiá Tháng 12/1993 quần thể các di tích văn hóa cố đôHuế đã được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa thế giới Đến tháng11/2003, UNESCO công nhận nhã nhạcHuế là di sản văn hóa phi vật thể củanhân loại

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA XỨ HUẾ

Ai đã từng đến Huế một lần đều thương nhớ khôn nguôi mảnh đất cố đô này.Khám phá 3 nét đẹp trong 6 nét đẹp văn hóa Huế đặc trưng với kiến trúc, ẩmthực và ca Huế

2.1 Văn hóa vật chất

2.1.1 Lăng Khải Định

Vua Khải Định (1885 – 1925) – vị vua thứ 12 triềuNguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là contrưởng của vua Đồng Khánh và là thân sinh củavua Bảo Đại Ông lên ngôi năm 1916 và trị vì tớikhi mất – năm 1925 Mặc dù ở ngôi chưa tới 10năm nhưng ông đã cho xây rất nhiều cung điện,dinh thự cho bản thân và hoàng tộc như điện KiếnTrung, cung An Định, cửa Hiển Nhơn, cửaChương Đức Cũng như nhiều vị vua tiền nhiệm,vua Khải Định đã cho xây Ứng Lăng – lăng mộcủa chính mình từ khi còn sống Lịch sử hìnhthành Sau khi tham khảo nhiều tấu trình của cácthầy Địa, Khải Định chọn triền núi Châu Chữ (còngọi là Châu Ê) làm vị trí để xây cất lăng mộ Tọalạc tại vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồithấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung

và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có kheChâu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường” Nhà vua đổitên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành ỨngSơn và gọi tên lăng theo tên núi: Ứng Lăng Lăng khởi công ngày 4-9-1920 vàkéo dài trong 11 năm mới hoàn tất Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá làngười chỉ huy với sự trưng tập nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cảnước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng… Để cókinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ôngtăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng Hành động naycủa Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt Kiến trúc Lăng Khải Định có bố cục

Trang 15

đối xứng theo một trục thần đạo, trải dài từ thấp lên cao trên sườn dốc của ngọnđồi Diện tích xây dựng của lăng nhỏ nhưng mật độ xây dựng dày đặc, không

có mặt nước, diện tích cây xanh rất khiêm tốn Từ dưới lên trên, các công trìnhđược bố trí trên 5 cấp sân với 127 bậc thang Công trình Ứng Lăng hoàn toànkhác biệt với các lăng và hệ thống kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở cả hìnhthức kiến trúc và sử dụng vật liệu Nếu như phần lớn vật liệu xây dựng 6 lăngvua Nguyễn tiền nhiệm là gỗ, đá, vôi gạch khai thác và sản xuất trong nướcthì hầu hết vật liệu xây dựng lăng Khải Định phải nhập ngoại: Sắt, thép, ximăng, kính, ngói ardoise mua từ Pháp, sành sứ phải đặt ở Giang Tây (TrungQuốc) Hệ thống kết cấu là bê tông cốt thép – một loại vật liệu và kỹ thuật xâydựng du nhập từ phương Tây Bên cạnh đó, công trình còn có hệ thống điện, hệthống chống sét

Hình thức kiến trúc công trình là một sự pha trộn nhiều trường phái, phản ánhrất rõ lịch sử - văn hóa trong buổi giao thời và phần nào cả tính cách của vuaKhải Định – khá “ăn chơi”, vọng ngoại Có thể thấy điều đó qua những trụcổng hình tháp mang phong cách kiến trúc Ấn Độ; trụ biểu dạng phù đồ(stoupa) của Phật giáo; hàng rào như những cây thánh giá của Thiên Chúa giáo,nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể Tuyvậy, các kiến trúc này được xử lý khá khéo léo, ăn nhập và hòa hợp với nhautrong tổng thể Đặt chân tới lăng Khải Định, khách thăm quan sẽ vô cùng ấn

Trang 16

tượng với cổng chào đầy uy nghiêm với 37 bậc với rồng cuộn từ trên xuốngdưới Và trụ cổng được xây dựng theo phong cách Ấn Độ giáo Phần cổng vàoỨng Lăng rất bề thế với rồng cuộn tại 37 bậc thang.

Qua phần cổng chào, các bạn sẽ đến với sân chầu Bái Đình với những photượng đá hình binh lính đứng canh gác hướng mặt vào giữa sân

Bia đá ghi lại cuộc đời cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước vua Khải Định

Trang 17

Cung Thiên Định – công trình chính của lăng nằm ở vị trí cao nhất, được chiathành 5 không gian: Hai bên là tả, hữu trực phòng; chính giữa phía trước làđiện Khải Thành – nơi đặt án thờ vua; bên trong là chính tẩm (nơi đặt mộ vua),bên trên mộ có bức tượng đồng dát vàng vua Khải Định được đúc theo tỷ lệ1:1; trong cùng là khám thờ đặt long khám, long vị và các đồ tế khí CungThiên Định được trang trí nội thất tinh xảo bằng nghệ thuật khảm sành sứ.Những nghệ nhân giỏi đã dùng hàng vạn mẩu sành sứ và thủy tinh đủ màu sắcđắp nổi thành hàng ngàn hình ảnh sinh động, như bộ tranh tứ thời, ngũ phúc,bát bửu, bộ đồ trà, mâm ngũ quả Đặc biệt, trên trần 3 gian giữa điện KhảiThành có bức tranh “Cửu long ẩn vân” do nghệ nhân Phan Văn Tánh vẽ rất cầu

kỳ Lăng Khải Định có những hạn chế về cảnh quan nhưng lại có nét độc đáo

Ngày đăng: 26/04/2024, 05:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức kiến trúc công trình là một sự pha trộn nhiều trường phái, phản ánh rất rừ lịch sử - văn húa trong buổi giao thời và phần nào cả tớnh cỏch của vua Khải Định – khá “ăn chơi”, vọng ngoại - đề tài tiểu vùng văn hóa bình trị thiên học phần văn hóa vùng và tiểu vùng ở việt nam
Hình th ức kiến trúc công trình là một sự pha trộn nhiều trường phái, phản ánh rất rừ lịch sử - văn húa trong buổi giao thời và phần nào cả tớnh cỏch của vua Khải Định – khá “ăn chơi”, vọng ngoại (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w