1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài kiểm tra thường kỳ pháp luật đại cương

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Kiểm Tra Thường Kỳ Môn: Pháp Luật Đại Cương
Tác giả Lê Anh Dũng, Nguyễn Phi Tiến Dũng, Hồ Đặng Bảo Hân, Bùi Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Hoàng Ánh Ngân, Đỗ Phương Kiều, Nguyễn Lê Kim Phụng, Trịnh Thị Như Quỳnh, Y Riên, Châu Đức Tín, Nguyễn Hồ Thảo Trang, Nguyễn Lê Anh Tuấn, Lê Bùi Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hoàng Yến
Người hướng dẫn ThS. Lê Thị Xuân Phương
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Luật
Thể loại bài kiểm tra thường kỳ
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Người đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền...13IV... Người đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA LUẬT

BÀI KIỂM TRA THƯỜNG KỲ MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

NHÓM: 1

GVTH: ThS Lê Thị Xuân Phương

Trang 2

MỤC LỤC

I Danh sách thành viên: 3

II ĐỀ 1: 5

Câu 1: Anh (chị) hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp sau: 5

Câu 2: Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm Lấy ví dụ minh họa? 5

Câu 3: Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao? 5

III Bài làm: 6

Câu 1: Anh (chị) hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp sau: 6

1 Xác định được hình thức mở thừa kế? 6

2 Đối tượng được hưởng thừa kế? 6

3 Tính đúng số tiền thừa kế mà các đối tượng được hưởng? 7

Câu 2: Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm Lấy ví dụ minh họa? 7

1 Vi phạm hành chính: 7

2 Tội phạm: 9

Câu 3: Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao? 12

1 Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, người đứng đầu nhà nước là Tộc trưởng 12

2 Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau 12

3 Người đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền 13

IV Nguồn tham khảo: 14

Trang 3

I Danh sách thành viên:

ST

T

T

Tỷ lệ đóng góp

Trang 5

II ĐỀ 1:

Câu 1: Anh (chị) hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp sau:

Năm 1970, Ông James kết hôn với bà Jennie Ông bà sinh được 3 con là Robert, Beckham và Lisa Năm 1995, Robert chết để lại một người con là Neymar Lisa lấy chồng sinh được 2 người con là Jimin và Jungkook Tháng 3/2021 Ông James chết do dương tính với Covid 19 và để lại di chúc cho vợ là bà Jennie và con trai là Beckham Qua quá trình điều tra cơ quan điều tra xác định di chúc của ông James không hợp pháp do luật sư riêng của Ông James là fan ruột của bà Jennie và Beckham nên đã làm giả di chúc để lại tài sản cho 02 người này Biết rằng tài sản riêng của ông James là căn biệt thự liền kề tại Khu Nam Long, Quận 7, Tp HCM trị giá 50 tỷ đồng Tài sản chung của Ông James và bà Jennie là khu trang trại tại Đà Lạt, Lâm Đồng trị giá 20 tỷ đồng

Bà Jennie mai táng cho ông James tại khu công viên nghĩa trang Phúc An Viên Quận

9, TPHCM hết 4 tỷ đồng

Yêu cầu:

1 Xác định được hình thức mở thừa kế?

2 Đối tượng được hưởng thừa kế?

3 Tính đúng số tiền thừa kế mà các đối tượng được hưởng?

Câu 2: Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm Lấy ví dụ minh họa? Câu 3: Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, người đứng đầu nhà nước là Tộc trưởng.

2 Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.

3 Người đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự có thể đăng

ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền

Trang 6

III Bài làm:

Câu 1: Anh (chị) hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp sau:

Tóm tắc mối quan hệ gia đình ông James và bà Jennie

1 Xác định được hình thức mở thừa kế?

Hình thức mở thừa kế: Di chúc không hợp pháp nên vô hiệu Vì vậy, hình thức sẽ

là chia thừa kế theo pháp luật

2 Đối tượng được hưởng thừa kế?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 về người thừa kế theo pháp luật thì đối tượng được hưởng thừa kế là: Jennie, Robert, Beckham, Lisa Nhưng Robert chết để lại con là Neymar nên căn cứ tại Điều 652 BLDS 2015 về thừa kế thế vị thì Neymar sẽ là người thừa kế di sản của James Như vậy, đối tượng thừa kế di sản là: Jennie, Neymar, Beckham, Lisa

Trang 7

3 Tính đúng số tiền thừa kế mà các đối tượng được hưởng?

Theo quy định tại khoản 2 điều 66 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi: 20 tỷ : 2 = 10 tỷ

Tổng tài sản mà James để lại để chia thừa kế: 10 tỷ + 50 tỷ (tài sản riêng của James) – 4 tỷ (chi phí bà Jennie mai táng cho ông James) = 56 tỷ

Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 651 và điều 152 BLDS 2015 thì tài sản của ông James sẽ được chia đều cho Jennie, Neymar, Beckham, Lisa, mỗi người sẽ được: 56 tỷ : 4= 14 tỷ

Vậy Jennie, Neymar, Beckham, Lisa mỗi người sẽ được hưởng di sản từ James, mỗi người 14 tỷ đồng

Riêng Jennie nhận đc 10 tỷ(Tài sản chia đôi của vợ chồng) + 14 tỷ(Tài sản để lại của ông James) = 24 tỷ

Câu 2: Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm Lấy ví dụ minh họa?

1 Vi phạm hành chính:

1.1 Khái niệm:

Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính

1.2 Các dấu hiệu cấu thành:

a Mặt khách quan:

Có mức độ nguy hiểm thấp

b Mặt chủ quan:

Chỉ quy định hai hình thức lỗi là cố ý và vô ý, không có sự phân biệt cố

ý trực tiếp hay gián tiếp, vô ý vì quá tự tin hay do cẩu thả

c Chủ thể:

Cá nhân và tổ chức

d Khách thể:

Là những quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng bị vi phạm hành chính xâm hại, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại

Trang 8

1.3 Cơ quan có thẩm quyền xử lý:

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, vụ việc sẽ được giao cho rất nhiều cơ quan và người có thẩm quyền, trong đó chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước

Việc xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án chỉ được áp dụng trong phạm

vi rất hẹp

1.4 Chế độ xử phạt:

Nhẹ Chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt tiền…)

1.5 Ví dụ vi phạm hành chính:

Chị B bán trái cây trên vỉa hè, tại nơi có quy định cấm bán hàng rong Việc chị B bán trái cây là hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hành vi của chị B sẽ bị phạt tiền theo quy định pháp luật

Hành vi vi phạm điều luật quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

Về mức độ chịu phạt căn cứ theo Điều 12 Nghị định 100/2019 / NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường có thể lên đến 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân – cụ thể là chị B bán trái cây trên vỉa hè

Hình ảnh minh họa về hành vi lấn chiếm lề đường

Trang 9

2 Tội phạm:

2.1 Khái niệm:

Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người

có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách

cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự

2.2 Các dấu hiệu cấu thành:

a Mặt khách quan:

Có mức độ nguy hiểm cao Mức độ gây thiệt hại biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như: Giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng hóa vi phạm, mức độ thương tật…

b Mặt chủ quan:

+ Cố ý trực tiếp: là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình

là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra

+ Cố ý gián tiếp: là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình

là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

+ Vô ý vì quá tự tin: là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được

+ Vô ý do cẩu thả: là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó

Trang 10

c Chủ thể:

Cá nhân và pháp nhân thương mại

d Khách thể:

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại

Ví dụ: Hành vi cướp tài sản vừa xâm hại đến quan hệ nhân thân vừa xâm hại đến quan hệ sở hữu Bản chất nguy hiểm của hành vi cướp tài sản chỉ được thể hiện đầy đủ qua cả việc xâm hại quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu Chính vì thế, cả hai khách thể đều là khách thể trực tiếp của tội phạm

2.3 Cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Chỉ có thể do Tòa án xét xử

2.4 Chế độ xử phạt:

Nặng Chủ yếu là hình phạt liên quan đến việc tước tự do của người phạm tội

2.5 Ví dụ phạm tội:

Anh T sau nhiều ngày thăm dò thì phát hiện nhà ông D có chứa một số lượng tiền mặt rất lớn nên anh T nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền này Vào lúc nửa đêm, anh T lẻn vào nhà ông D để thực hiện hành vi phạm tội của mình, nhưng không may bị ông D phát hiện, quá hoảng hốt nên anh T dùng dao xiên thẳng vào vùng bụng và cổ khiến ông D tử vong rồi phi tang hung khí và bỏ trốn Hành vi của anh T được xếp vào tội trộm cắp tài sản và giết người

Trang 11

Về trộm cắp:

Trộm cắp sẽ bị truy cứu về trách nhiệm hình sự Trộm cắp tài sản của người khác theo điều 173 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp : Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại , và gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến

03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Về giết người:

Hành vi giết người theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự , và là hành

vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng con người – cụ thể là ông D Hành vi giết người lỗi cố ý là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội Hành vi này xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người khác Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc chung thân theo quy định cụ thể tại điều 123

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Hình ảnh minh họa về hành vi trộm cắp giết người

Trang 12

Câu 3: Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, người đứng đầu nhà nước là Tộc trưởng.

Sai Vì xã hội cộng sản nguyên thủy không có nhà nước

2 Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.

Sai Vì năng lực hành vi (NLHV) là khả năng của một người bằng hành vi của chính bản thân tự tạo ra cho mình quyền và nghĩa vụ hoặc tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý

Năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi công dân đã đến độ tuổi nhất định và đạt được những điều kiện nhất định Nhìn chung PLVN lấy độ tuổi 18 và tiêu chuẩn lý trí ( khả năng nhận thức được hậu quả việc mình làm) làm điều kiện công nhận năng lực hành vi cho chủ thể của đa số các nhóm QHPL Tuy nhiên do tính đặc thù, một số ngành Luật lại được quy định độ tuổi có năng lưc hành vi khác nhau

→ Vì vậy, những người bị mất khả năng nhận thức ( mắc bệnh tâm thần) là những người không có năng lực hành vi, còn trẻ em có những lĩnh vược được coi

là không có năng lực hành vi, có lĩnh vực thì có năng lực hành vi hạn chế Để có thể thực hiện được hành vi, làm chủ được hành đó khi tham gia các quan hệ dân

sự, cá nhân (với tư cách chủ thể của quan hệ dân sự) phải bảo đảm một số yếu tố nhất định về: độ tuổi, tình trạng tâm thần, kinh nghiệm sống( tùy trường hợp đặc thù )…

Trang 13

3 Người đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự có thể đăng

ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

Sai Dựa theo luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014 quy định, theo đó Điều kiện để

đăng kí kết hôn như sau:

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định

+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này

+ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Vì vậy việc Cá nhân đã đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự chưa đủ điều kiện để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền Vì cá nhân đã đủ tuổi kết hôn còn phụ thuộc vào giới tính, theo đó thì độ tuổi kết hôn của Nam là 20 tuổi trở lên và Nữ là 18 tuổi trở lên Vậy nên cá nhân đã đủ 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự có thể đăng kí kết hôn là chưa chính xác

Trang 14

IV Nguồn tham khảo:

1 So sánh vi phạm hành chính và tội phạm :

(https://hilaw.vn/so-sanh-vi-pham-hanh-chinh-va-toi-pham/#:~:text=Vi%20ph

%E1%BA%A1m%20h%C3%A0nh%20ch%C3%ADnh%20c%C3%B3%20hai

%20h%C3%ACnh%20th%E1%BB%A9c%20l%E1%BB%97i%20l%C3%A0,c

%E1%BB%91%20%C3%BD%20do%20c%E1%BA%A9u%20th%E1%BA

%A3)

2 Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm:

( thuvienphapluat.vn)

3 Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, người đứng đầu nhà nước là Tộc trưởng.

( Giáo trình pháp luật đại cương)

4 Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.

(https://luatminhkhue.vn/nang-luc-hanh-vi-dan-su-cua-ca-nhan-mat-nang-luc-hanh-vi-dan-su.aspx#:~:text=%22M%E1%BB%8Di%20c%C3%A1%20nh

%C3%A2n%20%C4%91%E1%BB%81u%20c%C3%B3,tu%E1%BB

%87%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20b%C3%ACnh%20th

%C6%B0%E1%BB%9Dng.)

5 Người đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự có thể đăng ký

kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền

Trang 15

(https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/nguoi-mat-nang-luc-hanh-vi-dan-su-co- duoc-dang-ky-ket-hon-khong-dieu-kien-ket-hon-duoc-phap-luat-qu-253828-5058.html )

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w