TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÝ 10 CƠ BẢN

89 0 0
TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÝ 10 CƠ BẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Kỹ thuật i UBND TỈNH QUẢNG NAM TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC CHƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÝ 10 CƠ BẢN Sinh viên thực hiện VÕ THỊ LY MSSV: 2112010222 CHUYÊN NGÀNH: S PHẠM VẬT LÝ KHÓA: 2012-2016 Cán bộ hƣớng dẫn ThS. VÕ HOÀNG TRÂN CHÂU MSCB:…….. Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trƣờng Đại học Quảng Nam, các thầy cô giáo trong khoa Lý – Hóa – Sinh trƣờng Đại học Quảng Nam. Đặc biệt gửi lời biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.s. Võ Hoàng Trân Châu, giảng viên khoa Lý – Hóa – Sinh, Trƣờng Đại học Quảng Nam ngƣời tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong khoa Lý – Hóa – Sinh, Trƣờng Đại học Quảng Nam và các thầy, cô giáo cùng các em học sinh lớp 10 của Trƣờng THPT Duy Tân đã tạo điều kiện giúp đỡ, cộng tác để tôi hoàn thành tốt đề tài. Đồng thời tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè, những ngƣời đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này. Quảng Nam, tháng 05 năm 2016 Ngƣời thực hiện Võ Thị Ly ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong các công trình nào khác. Quảng Nam, tháng 05 năm 2016 Ngƣời thực hiện Võ Thị Ly iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BĐKH Biến đổi khí hậu DH Dạy học GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa BGH Ban giám hiệu GD Giáo dục THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng GDQD Giáo dục quốc dân GDPT Giáo dục phổ thông PPDH Phƣơng pháp dạy học DHTH Dạy học tích hợp iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Lớp thực nghiệm, đối chứng, giáo viên dạy ...............................................50 Bảng 3.2: Bảng phân phối tần số ( ni ) các điểm số ( Xi ) của các bài kiểm tra .........51 Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất của các bài kiểm tra sau thực nghiệm. ................52 Bảng 3.4: Bảng phân phối tần suất lũy tích của bài kiểm tra sau thực nghiệm...........53 Bảng 3.5: Bảng xếp loại học lực của học sinh. ...........................................................53 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các thông số. .......................................................................54 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố điểm số của hai nhóm TN và ĐC. .............................................52 Biểu đồ 3.2: Phân bố học lực của học sinh các lớp TN và ĐC. ..................................53 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Phân phối tần suất của các lớp TN và ĐC.................................................52 Đồ thị 3.2: Phân phối tần suất lũy tích. .......................................................................53 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Các bƣớc biên soạn giáo án tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH. ............9 Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc nội dung chƣơng “ Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”..16 Hình 5.1: Bản đồ chụp lại khu vực Việt Nam và các nƣớc lân cận. ......................... Plx Hình 5.2: Cơ chế hình thành mƣa axit. ...................................................................... Plx Hình 5.3: Hoạt động phá rừng gây ra BĐKH. ........................................................... Plx Hình 5.4: Hiện tƣợng sạt lở, xói mòn, lũ quét. .......................................................... Plx v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... iiii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH .................... iv MỤC LỤC ....................................................................................................................v 1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................2 1.5. Lịch sử nghiên cứu ...............................................................................................2 1.6. Giả thuyết khoa học..............................................................................................3 1.7. Cấu trúc đề tài ......................................................................................................3 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ ........4 1.1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................................4 1.1.1. Cơ sở lý luận về dạy học tích hợp ....................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp .......................................................4 1.1.1.2. Mục đích của dạy học tích hợp ......................................................................4 1.1.2. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu............................................................5 1.1.2.1. Biến đổi khí hậu ..............................................................................................5 1.1.2.2. Vai trò của giáo dục phổ thông trƣớc những thách thức của biến đổi khí hậu .................................................................................................................................7 1.1.2.3. Mục đích của việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu ở trƣờng trung học phổ thông ...............................................................................................................8 1.1.3. Các phƣơng thức tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý ......................................................................................................................8 1.1.3.1. Tích hợp toàn phần ........................................................................................8 1.1.3.2. Tích hợp bộ phận ............................................................................................8 1.1.3.3. Hình thức liên hệ.............................................................................................9 1.1.4. Nguyên tắc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý .............................................................................................................................9 1.1.5. Phƣơng pháp dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý ...............................................................................................................9 1.1.5.1. Thiết kế một đơn vị giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu .......................9 vi 1.1.5.2. Triển khai hoạt động thiết kế một đơn vị giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua chƣơng trình giảng dạy bộ môn Vật lý....................................12 1.1.5.3. Mẫu giáo án khai thác nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu 13 1.2. Nghiên cứu thực trạng thực hiện giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý .............................................................................................................14 Kết luận chƣơng 1......................................................................................................14 Chƣơng 2. THIẾT KẾ GIÁO ÁN MỘT SỐ BÀI HỌC CHƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ ” VẬT LÝ 10 CƠ BẢN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ..............................................15 2.1. Khái quát nội dung kiến thức chƣơng “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lý 10 cơ bản .........................................................................................................15 2.2. Thiết kế giáo án cho một số bài cụ thể ..............................................................17 2.2.1. Thiết kế giáo án dạy học có tích hợp nội dung kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu vào bài “ Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình ” Vật lý 10 cơ bản ...............................................................................................................................17 2.2.2. Thiết kế giáo án dạy học có nội dung kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong bài “ Các hiện tƣợng bề mặt của chất lỏng ” Vật lý 10 cơ bản ....30 2.2.3. Thiết kế giáo án dạy học có nội dung kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong bài “ Độ ẩm của không khí” Vật lý 10 cơ bản ................................41 Kết luận chƣơng2.......................................................................................................48 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM S PHẠM ................................................................49 3.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc của thực nghiệm sƣ phạm ..........................49 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ..............................................................49 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm .............................................................49 3.1.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.................................................49 3.2. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm ..........................................................................49 3.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................49 3.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ..............................................................49 3.3. Chuẩn bị cho thực nghiệm sƣ phạm .................................................................50 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm ...........................................................50 3.4.1. Đánh giá định tính ...........................................................................................50 3.4.2. Đánh giá định lƣợng ........................................................................................50 3.4.3. Đánh giá chung về thực nghiệm sƣ phạm .....................................................54 3.4.4. Kết quả điều tra thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh ................................55 3.4.4.1. Kết quả điều tra thăm dò ý kiến giáo viên .................................................55 3.4.4.2. Kết quả điều tra thăm dò ý kiến học sinh ..................................................56 Kết luận chƣơng 3......................................................................................................56 vii C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................57 1. Những kết quả đạt đƣợc .......................................................................................57 2. Một số kiến nghị .....................................................................................................57 3. Hƣớng phát triển đề tài .........................................................................................58 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................59 E. PHỤ LỤC 1 A. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Bƣớc sang thế kỉ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trƣờng. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm nhƣ bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con ngƣời và vật chất. Theo dự báo của ủy ban liên hiệp quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC) đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1.4 0C lên tới 5.8 0C. Sự nóng lên của bề mặt Trái Đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao làm cho mực nƣớc biển dâng thêm khoảng 90 cm, sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp dẫn đến thiếu nƣớc ngọt trầm trọng trên toàn thế giới, hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng… Việt Nam cũng là một trong năm quốc gia chịu nhiều thiệt hại do biến đổi khí hậu đem lại. Biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm những nguy cơ sẵn có đối với tài nguyên thiên nhiên, nông nghệp, an ninh lƣơng thực, cơ sở hạ tầng, sức khỏe và đặt ra những mối đe dọa lớn cho phát triển kinh tế. Nhận thức rõ những ảnh hƣởng to lớn và nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đƣa ra các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chƣơng trình giáo dục và đào tạo với mục đích nâng cao nhận thức cho học sinh, tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trƣờng... Vì vậy để đáp ứng những yêu cầu đề ra cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy Vật lý việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề không thể thiếu. Vì Vật lý là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, hầu hết các quá trình liên quan tới môi trƣờng sống trên Trái Đất, biến đổi khí hậu đều liên quan trực tiếp đến môi trƣờng Vật lý. Chúng ta có thể đƣa ra những biện pháp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh giúp cho học sinh không những lĩnh hội đƣợc kiến thức lý thuyết mà còn vận dụng ngay vào thực tiễn, hình thành thói quen tự nghiên cứu. Việc dạy học tích hợp sẽ giúp học sinh tích cực chủ động, trở thành chủ thể của hoạt động học tập, chính điều này sẽ có tác dụng kích thích óc tò mò, hứng thú học tập, nắm bài một cách hiệu quả, giờ học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn, rèn đƣợc kỹ năng, đặt biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập vào trong thực 2 tiễn, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về mối quan hệ tác động qua lại giữa con ngƣời với thiên nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất làm cho học sinh có nhu cầu giải đáp đƣợc những thắc mắc phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng, góp phần hình thành ý thức, đạo đức, có thái độ và hành động đúng đắn để ứng phó với biến đổi khí hậu khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn. Tuy nhiên việc làm này còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống học sinh. Với những lý do trên tôi thấy rằng phải nghiên cứu, nâng cao hơn nữa việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý nhằm nâng cao ý thức cho học sinh. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật Lý 10 cơ bản”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý. - Thiết kế đƣợc một số bài giáo án chƣơng “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể ” Vật lý 10 cơ bản có tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Kiến thức về biến đổi khí hậu. - Nội dung kiến thức chƣơng “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lý 10 cơ bản. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Tổng hợp và phân tích lý thuyết về dạy học tích hợp. - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm, điều tra, quan sát. - Phƣơng pháp thực nghiệm. - Phƣơng pháp thống kê toán học: Vận dụng lý thuyết thống kê và thống kê toán học để xử lý, phân tích các kết quả thu đƣợc sau khi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm. 1.5. Lịch sử nghiên cứu Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong dạy học nói chung và trong dạy học Vật lý nói riêng là một trong những nội dung từ lâu Bộ Giáo dục hết sức chú trọng. Đã có một số công trình nghiên cứu về tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong dạy học Vật lý nhƣ “Giáo trình giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Vật lý” của Nguyễn Văn Khải, “Dạy học về đề tài biến đổi khí hậu trong môn Vật lý ở trƣờng THPT” của PGS.TS Nguyễn Văn Biên hay các bài nghiên 3 cứu khoa học, luận văn …song chƣa có đề tài nào đề cập sâu đến tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý, đặc biệt là thiết kế bài giảng cụ thể trong chƣơng “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể ” Vật lý 10 cơ bản. 1.6. Giả thuyết khoa học Nếu việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học chƣơng “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lý 10 cơ bản đƣợc tiến hành một cách khoa học thì sẽ giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, tạo ra động cơ, hứng thú học tập. Qua đó học sinh vận dụng những hiểu biết Vật lý vào giải quyết các tình huống thực tiễn, có hành động cụ thể để ứng phó với biến đổi khí hậu, tuyên truyền, vận động mọi ngƣời cùng chung tay giảm nhẹ biến đổi khí hậu. 1.7. Cấu trúc đề tài Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý Chƣơng 2. Thiết kế giáo án một số bài học chƣơng “ Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lý 10 cơ bản có tích hợp giáo dục với ứng phó biến đổi khí hậu Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm 4 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Cơ sở lý luận về dạy học tích hợp 1.1.1.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp - Khái niệm tích hợp Tích hợp (tiếng Anh: Integration) có nguồn gốc tiếng La tinh: Integration với nghĩa: Xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, theo Dƣơng Tiến Sỹ (2001) 24; 25 : Tích hợp là sự kết hợp hữu cơ, có hệ thống kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn đƣợc đề cập trong các môn học đó. Theo chúng tôi trong dạy học tích hợp đƣợc hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: Lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trƣờng, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống. - Khái niệm dạy học tích hợp Dạy học tích hợp là định hƣớng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hƣớng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. 1.1.1.2. Mục đích của dạy học tích hợp Đối với HS: Hình thành và phát triển những kiến thức, kĩ năng mới, rèn luyện đƣợc những năng lực cần thiết cho HS trong học tập cũng nhƣ trong thực tiễn. Dạy học tích hợp (DHTH) giúp HS có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm tạo nên bầu không khí thân thiện, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau. Thúc đẩy thái độ học tập tích cực, chủ động, độc lập hơn đối với HS. 5 Đối với GV: Thông qua DHTH không những tiết kiệm thời gian dạy học cho GV mà còn có tác dụng bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sƣ phạm cho GV, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ GV có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thông qua DHTH giáo viên có thể lồng ghép đƣợc những vấn đề thời sự của cuộc sống vào các môn học góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục. Giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. 1.1.2. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu 1.1.2.1. Biến đổi khí hậu  Khái niệm biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tƣơng lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Theo công ước chung của LHQ về BĐKH: Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trƣờng Vật lý hoặc Sinh học gây ra những ảnh hƣởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và đƣợc quản lý hoặc đến hoạt động của hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con ngƣời.  Tác nhân gây ra biến đổi khí hậu - Quá trình tự nhiên do tƣơng tác và vận động giữa Trái Đất và vũ trụ - Những yếu tố không phải khí hậu nhƣng ảnh hƣởng tới khí hậu: Tác động của CO2 , bức xạ mặt trời, động đất và núi lửa. - Tác động của hoạt động con ngƣời: Sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng phân bón, sử dụng hóa chất phục vụ cho trồng trọt và sinh hoạt, thuốc trừ sâu, khai thác sử dụng đất rừng, chăn nuôi gia súc, khai thác sử dụng tài nguyên nƣớc, chiến tranh.  Những biểu hiện của biến đổi khí hậu - Sự nóng lên của bầu khí quyển và Trái Đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí quyển có hại cho môi trƣờng sống của con ngƣời và sinh vật. - Sự dâng cao của mực nƣớc biển do băng tan làm cho các đảo nhỏ và các vùng đất thấp ven biển bị ngập chìm trong nƣớc. 6 - Sự thay đổi cƣờng độ hoạt động của quá trình hoàn lƣu khí quyển, chu trình tuần hoàn nƣớc trong tự nhiên. - Sự di chuyển của các đới khí hậu bất thƣờng đe dọa đến sự sống của các sinh vật, các hệ sinh thái và cuộc sống của con ngƣời. Ở Việt Nam, theo thông tin của cục Khí tƣợng thủy văn và BĐKH - Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng (năm 2009), BĐKH có những biểu hiện sau: - Lƣợng mƣa gia tăng vào mùa mƣa. - Lũ đặc biệt lớn xảy ra thƣờng xuyên hơn ở miền Trung và miền Nam. - Lƣợng mƣa giảm vào mùa khô. - Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nƣớc. - Đƣờng đi của bão có xu thế chuyển về phía Nam và mùa bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm. - Số ngày mƣa phùn giảm đi rõ rệt. - Tần số hoạt động của không khí lạnh ở miền Bắc giảm rõ rệt trong 3 thập kỷ qua. - Số ngày rét đậm, rét hại trung bình giảm nhƣng có năm lại xảy ra đợt rét đậm kéo dài với cƣờng độ mạnh kỉ lục nhƣ đầu năm 2008. - Số ngày nắng nóng trong thập kỉ 1991- 2000 nhiều hơn, nhất là ở Trung Bộ và Nam Bộ. - Mƣa trái mùa và mƣa lớn dị thƣờng xảy ra nhiều hơn, nổi bật là các đợt mƣa tháng 11 ở Hà Nội và lân cận trong các năm 1984, 1996, 2008.  Các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Khi BĐKH là thách thức thực sự cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tƣơng lai, th ì công tác ứng phó với BĐKH đƣợc đánh giá là hoạt động ƣu tiên của bất kì địa phƣơng, quốc gia trên toàn thế giới. Ứng phó với BĐKH bao gồm hai mảng: - Thích ứng: Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hay con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do các tác động của BĐKH và tận dụng cơ hội mà mỗi khí hậu mang lại. Các biện pháp thích ứng: 1. Thích ứng nƣớc biển dâng: Phục hồi và bảo vệ vùng đất ngập nƣớc ven biển, đầm lầy, rừng ngập mặn, bảo vệ bờ biển và xây kè, cân nhắc biến đổi khí hậu trong quy hoạch cơ ở hạ tầng. 7 2. Thích ứng hạn hán: Hứng nƣớc mƣa, bảo vệ nguồn nƣớc và giảm thất thoát, phục hồi hệ sinh thái, thay đổi tập quán canh tác, cây trồng chịu hạn, xen canh, dự trữ giống, đa dạng hóa kinh tế. 3. Thích ứng lũ lụt: Phục hồi hệ thực vật ven bờ, nâng cao nền nhà (trƣờng, bệnh viện), đƣờng vƣợt lũ, thay đổi thời vụ, cây trồng, quy hoạch sử dụng đất, hệ thống cảnh báo sớm. 4. Thích ứng nhiệt độ cao: Điều chỉnh thời gian và khu vực chăn thả, trồng cây bóng mát, chuyển sang giống cây chịu nắng, cải thiện y tế công cộng, quản lí và thanh toán dịch bệnh. 5. Thích ứng gió mạnh, bão: Nhà và công trình chịu đƣợc gió mạnh, trồng và phục hồi rừng, trồng cây chắn gió, hệ thống cảnh báo sớm. - Giảm nhẹ: Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ phát thải nhà kính và tăng bề hấp thụ, bề chứa khí nhà kính nhƣ: Sử dụng năng lƣợng hiệu quả và tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng năng lƣợng carbon thấp hoặc năng lƣợng không carbon (mặt trời, thủy điện, năng lƣợng gió…), thu và lƣu trữ carbon (biogas) hoặc tăng bề hấp thu carbon (cây xanh, rừng), lối sống và lựa chọn tiêu dùng carbon thấp (chuyển sang khí đốt tự nhiên, nhiên liệu sinh học…, đi tàu hỏa, xe bus). 1.1.2.2. Vai trò của giáo dục phổ thông trƣớc những thách thức của biến đổi khí hậu Giáo dục trong nhà trƣờng đóng vai trò quyết định đối với việc hình thành tƣ cách công dân, cách ứng xử đối với xã hội, đối với môi trƣờng, trong đó có cách ứng xử trƣớc hiện tƣợng BĐKH của mỗi cá nhân. Một khi HS có đƣợc hiểu biết về hiện tƣợng BĐKH, nguyên nhân cũng nhƣ tác động trực tiếp của nó đối với cuộc sống của ngƣời dân, với sự tồn vong của đất nƣớc Việt Nam thì trong mọi hành động của các em sẽ cân nhắc để hạn chế nguy cơ dẫn đến BĐKH, chọn lối sống thân thiện với môi trƣờng vì mục tiêu phát triển biền vững. Học sinh phổ thông là lực lƣợng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH trong và ngoài nhà trƣờng. Mọi hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội, do đó có tác động góp phần làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi ngƣời trong xã hội trƣớc hiện tƣợng BĐKH. Vì vậy việc đầu tƣ cho hệ thống giáo dục ứng phó với BĐKH trong hệ thống GDPT nói riêng, hệ thống GDQD nói chung là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và bền vững nhất. 8 1.1.2.3. Mục đích của việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu ở trƣờng trung học phổ thông Giáo dục ứng phó với BĐKH giúp cho HS có hiểu biết về hiện tƣợng BĐKH, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con ngƣời và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến BĐKH, có đƣợc những kĩ năng cần thiết để ứng phó với tác động do sự biến đổi khí hậu nói riêng, với thiên tai nói chung. Học sinh có đƣợc ý thức trách nhiệm cao và có các hành động cụ thể, sáng tạo để cải thiện môi trƣờng, ứng phó với BĐKH. Chuẩn bị cho HS tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại hạn chế BĐKH. Nâng cao trình độ học vấn, phát triển năng lực của mỗi cá nhân và hình thành lối sống văn hóa. 1.1.3. Các phƣơng thức tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý 1.1.3.1. Tích hợp toàn phần Tích hợp toàn phần đƣợc thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về giáo dục ứng phó với BĐKH. Ví dụ: Trong chƣơng trình SGK Vật lý 10 (cơ bản) có bài “Độ ẩm của không khí”. Trong trƣờng hợp này GV chỉ cần đề cập tới khía cạnh mối liên hệ giữa khí hậu với độ ẩm của không khí và ảnh hƣởng của BĐKH đối với độ ẩm của không khí. Tích hợp toàn phần cũng có thể đƣợc thực hiện khi ta xây dựng đƣợc đề tài thích hợp, cho phép HS giải quyết trên cơ sở vận dụng kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực liên quan. 1.1.3.2. Tích hợp bộ phận Tích hợp bộ phận đƣợc thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH. Ví dụ: Trong sách giáo khoa Vật lý 10 (nâng cao), trong bài “Thuyết động học phân tử chất khí. Cấu tạo chất” có mục “Cấu trúc của chất khí”. Từ đặc điểm của thể khí GV có t hể hƣớng dẫn HS tìm hiểu và so sánh giữa không khí ô nhiễm và không khí không bị ô nhiễm, cách giảm thiểu ô nhiễm đó. Đồng thời GV cũng giúp cho HS tìm hiểu tác dụng của khí quyển Trái Đất, của tầng ôzôn trong việc ổn định nhiệt độ của Trái Đất. 9 1.1.3.3. Hình thức liên hệ Liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan tới nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, song không nêu rõ trong nội dung bài học. Trong trƣờng hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH. Ví dụ: Trong bài “Cơ năng” Vật lý 10 (cơ bản), không thể hiện rõ các nội dung liên quan đến ứng phó với BĐKH, trong trƣờng hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học để liên hệ với thực tế sự thay đổi vị trí hoặc tăng các hồ chứa nƣớc ảnh hƣởng đến môi trƣờng khí hậu. Sự biến đổi năng lƣợng thế năng thành động năng trong các hiện tƣợng nhƣ lũ quét và cách ứng phó và cách khắc phục. 1.1.4. Nguyên tắc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý - Nguyên tắc 1 : Tích hợp nhƣng không làm thay đổi đặc trƣng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài giáo dục ứng phó với BĐKH. - Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH có chọn lọc, có tính tập trung vào chƣơng, mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện. - Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ tích cực hoạt động nhận thức của HS và kinh nghiệm thực tế của các em. 1.1.5. Phƣơng pháp dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý 1.1.5.1. Thiết kế một đơn vị giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu Để thực hiện một đơn vị giáo dục về ứng phó với BĐKH cần thực hiện đầy đủ bốn bƣớc sau: Bước 1: Xác định bài dạy tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH Bước 2: Biên soạn giáo án có nội dung tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH Hình 1.1: Các bƣớc biên soạn giáo án tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH. Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án Xác định thời gian cho mỗi nội dung giáo án Xác định phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học Xác định mục tiêu bài học Xác định nội dung bài học Xác định các hoạt động dạy học của GV và HS 10  Xác định mục tiêu bài học Kiến thức: - Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, BĐKH, nguyên nhân và hậu quả, mối quan hệ giữa con ngƣời, thiên nhiên và những cơ sở khoa học Vật lý của các hiện tƣợng đó. - Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về BĐKH, ứng phó với BĐKH và cơ sở Vật lý của các quá trình đó. Kĩ năng: - Trang bị và phát triển những kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lý để giải thích cơ sở khoa học của các hiện tƣợng khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, nguyên nhân và hậu quả, mối quan hệ giữa con ngƣời và thiên nhiên. - Trang bị và phát triển những kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lý để giải thích cơ sở khoa học về BĐKH, ứng phó với BĐKH trên cơ sở phát triển các kĩ năng thuyết phục, tuyên truyền về BĐKH và ứng dụng BĐKH trong cộng đồng. Thái độ: - Học sinh có thái độ tích cực: + Hứng thú học tập và yêu thích bộ môn Vật lý. + Ý thức trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng. Có ý thức vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu đƣợc qua học tập môn Vật lý để tham gia các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH, tham gia các hoạt động nhằm ứng phó với BĐKH. - Giáo dục cho HS ý thức vận dụng kiến thức Vật lý trong giải thích các hiện tƣợng BĐKH, môi trƣờng và ứng phó với BĐKH (giảm nhẹ và thích ứng).  Xác định nội dung bài học - Dựa vào mục tiêu sẽ chọn lọc nội dung trình bày ngắn gọn, súc tích, tránh đƣa vào bài quá nhiều kiến thức mà không cần phân biệt đƣợc kiến thức chính yếu với kiến thức thứ yếu hoặc ngƣợc lại làm cho bài dạy tích hợp, sơ lƣợc, thiếu trọng tâm. - Ngoài ra dựa vào mục tiêu để biết cách sắp xếp, trình bày nội dung kiến thức một cách dễ hiểu, mạch lạc, logic, chặt chẽ, giúp HS hiểu bài và ghi bài một cách dễ dàng. - Nội dung giáo dục về BĐKH phải chú trọng các vấn đề thực tiễn, gắn với địa phƣơng, đất nƣớc, trên cơ sở đó hình thành các kĩ năng, phƣơng pháp hành động cụ 11 thể để HS có thể tham gia một cách hiệu quả vào các hoạt động phòng chống thiên tai do BĐKH gây ra ở địa phƣơng, đất nƣớc phù hợp với lứa tuổi HS.  Xác định các hoạt động dạy - học của GV và HS - Hoạt động dạy và học tập trung hƣớng tới mục tiêu. - Học sinh phải hình thành và phát huy năng lực hợp tác. - Để HS nêu cao trách nhiệm trong quá trình học. - Học sinh phải học cách tìm kiếm thông tin. - Học sinh bộc lộ năng lực, rèn luyện.  Xác định các phương pháp và phương tiện dạy học Đối với giáo dục về ứng phó với BĐKH, phƣơng pháp dạy học (PPDH) dùng lời là không đủ, cần có những PPDH tác động trực tiếp tới ngƣời học, lôi cuốn ngƣời học cùng tham gia ngay trong quá trình học tập cũng nhƣ tham gia các hoạt động thực hành tìm hiểu về BĐKH. Ngoài các phƣơng pháp giảng giảigiải thích – minh họa, phƣơng pháp thảo luận, phƣơng pháp trò chơi…nên chú ý sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: + Phương pháp hoạt động thực tiễn : Hoạt động thực tiễn giúp HS ý thức đƣợc giá trị của lao động, rèn luyện kĩ năng, thói quen ứng phó với những tác động xấu của BĐKH cũng nhƣ rèn luyện khả năng tham gia vào các hoạt động ứng phó với diễn biến phức tạp của BĐKH ở địa phƣơng. + Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng : Mỗi cộng đồng địa phƣơng có thể chịu những tác động khác nhau của BĐKH. Ví dụ địa phƣơng ở vùng biển thấp, ngập lụt đe dọa; vùng ven sông ở đồng bằng bị xóa lở, lụt; vùng đồi núi thƣờng có lũ, sạt lở đất,… GV cần khai thác tình hình thực tiễn ở địa phƣơng để giáo dục HS, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. Phƣơng pháp này đòi hỏi GV phải thu thập số liệu, sự kiện và tìm hiểu tình hình địa phƣơng, tổ chức các hoạt động để các em biết, hiểu thực tiễn và học cách ứng phó thích hợp. + Phương pháp tham quan, đều tra, khảo sát, nghiên cứu địa phương: Giúp HS kiểm nghiệm các kiến thức về tác động của BĐKH đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế, phát triển kĩ năng quan sát, phân tích hiện tƣợng thiên nhiên và rèn luyện kĩ năng ứng phó với những thiên tai do BĐKH gây ra. + Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục : Khai thác những hiểu biết, kinh nghiệm của HS về những hiện tƣợng liên quan đến BĐKH tác động đến địa 12 phƣơng, giúp HS hiểu vấn đề xung quanh môi trƣờng sống của các em và tạo cho các em thói quen trong việc tìm cách ứng phó với những tác động xấu của BĐKH. + Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống: Kĩ năng sống ứng phó với những tác động của BĐKH là khả năng ứng xử một cách chủ động tích cực đối với thiên tai do BĐKH gây ra. Một số kĩ năng quan trọng cần phát triển trong lĩnh vực này bao gồm: Kĩ năng nhận biết và phát hiện tác động của BĐKH tới cuộc sống, sản xuất của con ngƣời, kĩ năng thực hiện các hoạt động ứng phó với thiên tai do BĐKH gây ra. Từ các mục tiêu và phƣơng pháp dạy học mà GV lựa chọn các phƣơng tiện dạy học nhằm tổ chức hoạt động dạy học.  Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án: Trong việc xác định thời gian thực hiện giáo án cần chú trọng thời gian dạy học tiểu kĩ năng.  Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án: Công tác chuẩn bị, quá trình thực hiện, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ HS lĩnh hội đƣợc. Bước 3: Thực hiện bài dạy tích hợp ứng phó với BĐKH Bước 4: Kiểm tra, đánh giá - Đối với HS : Thực hiện bài kiểm tra về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ theo mục tiêu bài học đề ra. - Đối với GV : Từ kết quả kiểm tra mà HS đạt đƣợc, GV sẽ điều chỉnh nội dung, thay đổi phƣơng phƣơng pháp dạy học để chất lƣợng dạy học ngày một tốt hơn. 1.1.5.2. Triển khai hoạt động thiết kế một đơn vị giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua chƣơng trình giảng dạy bộ môn Vật lý Để hoàn thành một đơn vị giáo dục ứng phó với BĐKH tích hợp đối với bộ môn Vật lý có thể triển khai thông qua hai hình thức: - Hình thức thứ nhất : Thông qua các bài dạy trên lớp. Trong trƣờng hợp này GV thực hiện các phƣơng thức tích hợp với ba mức độ khác nhau: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, mức độ liên hệ. Các hoạt động của GV có thể bao gồm: Hoạt động 1 : Nghiên cứu chƣơng trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có các mục tiêu giáo dục ứng phó với BĐKH. Hoạt động 2: Xác định các nội dung ứng phó với BĐKH + Căn cứ vào mối liên hệ kiến thức môn học và các nội dung ứng phó với BĐKH, từ đó GV lựa chọn tƣ liệu và phƣơng án tích hợp phù hợp với kiến thức bài 13 học và khi tiến hành dạy học, GV cần phải cần phải xác định rõ tích hợp nội dung nào là hợp lí, thời lƣợng dành cho nội dung đó là bao nhiêu? + Nội dung kiến thức về BĐKH đƣợc lồng ghép vào trong bài học phải nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với từng lứa tuổi, kiến thức lồng ghép phải gần gũi, gắn với thực tiễn cuộc sống học tập, sinh hoạt hằng ngày của HS. Hoạt động 3: Lựa chọn phƣơng án dạy học và phƣơng tiện phù hợp, cần quan tâm sử dụng các phƣơng tiện dạy học tích cực, các phƣơng tiện dạy học có hiệu quả cao để tăng cƣờng tính trực quan và hứng thú học tập của HS. Hoạt động 4 : Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. Ở đây GV cần nêu cụ thể các hoạt động của HS, các hoạt động trợ giúp của GV. - Hình thức thứ hai : Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cũng có thể triển khai nhƣ một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức môn học. Các hoạt động có thể nhƣ: Tham quan, ngoại khóa, tổ chức các nhóm ngoại khóa chuyên đề, tổ chức thực hiện dự án, nghiên cứu một đề tài. Với các hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học với các nội dung giáo dục ứng phó BĐKH sẽ đạt cao nhất. Trong các hoạt động này, HS học cách vận dụng kiến thức môn học trong các t́nh huống gần gũi với cuộc sống hơn , huy động kiến thức từ nhiều môn học hơn. 1.1.5.3. Mẫu giáo án khai thác nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu Cấu trúc một giáo án có khai thác nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH cơ bản cũng giống cấu trúc của giáo án bình thƣờng. Tuy nhiên ở giáo án có khai thác nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH có một số điểm khác biệt sau: + Về mục tiêu: Bao gồm cả mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ giáo dục ứng phó với BĐKH đã đƣợc tích hợp. + Về các khâu chuẩn bị: Ngoài các chuẩn bị của GV, HS, thiết bị và phƣơng tiện dạy học, gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin nếu có thể; ở phần này còn nêu thêm sơ đồ logic xây dựng kiến thức có tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH. + Về tiến trình dạy học: Các hoạt động dạy học đƣợc phân làm các hoạt động nhỏ tƣơng ứng với các nội dung hoặc mục nhỏ của bài. Ở mỗi hoạt động có lồng ghép cả nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH. Cấu trúc một giáo án có khai thác giáo dục ứng phó với BĐKH đƣợc tôi trình bày ở phần phụ lục 4. 14 1.2. Nghi ên cứu thực trạng thực hiện giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã khảo sát trƣờng THPT Duy Tân, thành phố Tam Kỳ và nhận thấy việc lồng ghép GD ứng phó với BĐKH vào trong dạy học Vật lý đã đƣợc nhiều GV thực hiện. Tuy nhiên việc làm này còn chƣa thƣờng xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống HS, do nhiều nguyên nhân nhƣ: + Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu, sách báo cho GV v à HS tham khảo chƣa đƣợc phong phú, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và chƣa hấp dẫn đƣợc HS. + Kĩ năng sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại của GV còn hạn chế. Nhƣ việc sử dụng máy vi tính để chuẩn bị bài, cập nhật lƣu trữ thông tin, sử dụng máy chiếu Powerpoint để giảng dạy, sƣu tầm các tƣ liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quan đến BĐKH. + Thời lƣợng của một tiết học còn hạn chế (45 phút) do đó GV giảng dạy không đủ thời gian đi sâu vào việc tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH. Kết luận chƣơng 1 Trong chƣơng này, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vấn đề dạy học có sử dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH. Từ cơ sở lý luận về dạy học tích hợp, chúng tôi đã thiết kế đƣợc quy trình tổ chức dạy học tích hợp có sử dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH vào trong dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng. Qua phân tích, chúng tôi nhận thức tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH vào trong dạy học. Với hoạt động dạy học có tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức về BĐKH mà còn góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, để mỗi HS trở thành tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trƣờng và địa phƣơng về BĐKH, đồng thời có ý thức tham gia đóng góp vào các hoạt động ở địa phƣơng làm giảm thiểu tác động của BĐKH khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng cũng nhƣ trong tƣơng lai. 15 Chƣơng 2. THIẾT KẾ GIÁO ÁN MỘT SỐ BÀI HỌC CHƠNG “ CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ ” VẬT LÝ 10 CƠ BẢN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1. Khái quát nội dung kiến thức chƣơng “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lý 10 cơ bản Chƣơng “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể ” là một trong ba chƣơng nằm trong phần Nhiệt học. Chƣơng này khảo sát đặc tính, cấu trúc chuyển động nhiệt, một số tính chất vĩ mô của chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể và độ ẩm của không khí. Nội dung chƣơng có 7 bài gồm 6 bài lý thuyết và một bài thực hành đƣợc thực hiện giảng dạy trong 10 tiết gồm 8 tiết lý thuyết, 1 tiết bài tập và 1 tiết thực hành. Trong bài “Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình ” ta phải phân biệt đƣợc thế nào là chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng. Trong bài này giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy đƣợc cấu trúc tinh thể là yếu tố có ảnh hƣởng quyết định đối với tính chất của các chất rắn. Trong bài “Biến dạng cơ của vật rắn” ta chỉ xét những tính chất và đặc điểm vĩ mô của biến dạng cơ, tức là biến dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực gây ra. Không đi sâu vào cơ chế vi mô của các biến dạng. Trong bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn” ta đi khảo sát định lƣợng sự nở vì nhiệt của vật rắn, tức là xác định độ biến dạng của vật rắn do tác dụng của nhiệt độ khi vật rắn bị nung nóng hoặc làm lạnh. Giáo viên cần giúp cho HS nắm đƣợc công thức của sự nở dài và sự nở khối, biết cách vận dụng chúng để giải một số bài tập và tính toán một số trƣờng hợp thực tế đơn giản. Biết đƣợc vai trò của sự nở vì nhiệt trong đời sống và trong kĩ thuật. Trong bài “Các hiện tƣợng bề mặt của chất lỏng” để hiểu những tính chất đặc biệt của bề mặt chất lỏng ta cần khảo sát lần lƣợt các hiện tƣợng liên quan nhƣ: Hiện tƣợng căng bề mặt của chất lỏng, hiện tƣợng dính ƣớt và không dính ƣớt, hiện tƣợng mao dẫn. Trong bài “Sự chuyển thể của các chất” biết đƣợc khái niệm chung về sự chuyển qua lại giữa ba thể rắn, lỏng, khí khi thay đổi nhiệt độ và áp suất ngoài. Phân biệt các đặc điểm của quá trình nóng chảy và đông đặc đối với chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. Hiểu đƣợc nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ nóng chảy riêng. Hiểu đƣợc thí 16 Đông đặc Nóng chảy Sôi Ngƣng tụ nghiệm về sự ngƣng tụ, trong đó chú ý tới quá trình ngƣng tụ, hơi bão hòa và áp suất hơi bão hòa. Trong bài “Độ ẩm của không khí ” giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu thực tế của việc hình thành các khái niệm về độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tỉ đối . Từ nội dung chƣơng trình và sự phân bố kiến thức trong SGK đã đƣợc nêu trên có thể xây dựng sơ đồ kiến thức chƣơng nhƣ sau: Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc nội dung chƣơng “ Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”. Chƣơng VII Chất rắn Chất lỏng Độ ẩm của không khí Biến dạng cơ Biến dạng nhiệt Các hiện tƣợng bề mặt của chất lỏng Hiện tƣợng dính ƣớt và không dính ƣớt Hiện tƣợng mao dẫn Hiện tƣợng căng bề mặt Biến dạng của vật rắn Chất khí Độ ẩm tuyệt đối a (gm3) Độ ẩm cực đại A (gm3) Độ ẩm tỉ đối f = hay f = Biến dạng không đàn hồi Biến dạng đàn hồi Nở khối với 3 Nở dài - Định luật Húc: hay - Lực đàn hồi: 17 2.2. Thiết kế giáo án cho một số bài cụ thể 2.2.1. Thiết kế giáo án dạy học có tích hợp nội dung kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu vào bài “ Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình ” Vật lý 10 cơ bản Bài 34: CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân biệt đƣợc chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa vào hình dạng bên ngoài, hiện tƣợng nóng chảy và cấu trúc vi mô của chúng. - Biết đƣợc thế nào là vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể. - Có khái niệm sơ bộ về mạng tinh thể. - Hiểu đƣợc chuyển động nhiệt ở vật rắn kết tinh và vô định hình. - Diễn đạt đƣợc các khái niệm: Tính dị hƣớng và đẳng hƣớng của tinh thể và chất vô định hình. 2. Kĩ năng - Nhận biết và phân biệt chất rắn kết tinh và vô định hình; đơn tinh thể và đa tinh thể. - Kể ra đƣợc những ứng dụng của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống. - Giải thích đƣợc tính dị hƣớng và đẳng hƣớng của các vật rắn. - Giáo dục ứng phó với BĐKH: + Tìm hiểu đƣợc hiện tƣợng băng tan ở Nam cực, băng ở Bắc cực và các nguyên nhân gây ra hiện tƣợng băng tan ở Bắc cực. + Tìm hiểu đƣợc ảnh hƣởng của hiện tƣợng băng tan đến sự BĐKH. + Tìm ra các phƣơng án giảm thiểu và cách ứng phó với băng tan và nƣớc biển dâng. 3. Thái độ - Hứng thú, yêu thích môn Vật lý. - Có tinh thần tham gia phát biểu, xây dựng và đóng góp bài học. - Phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu. - Có ý thức với sự ảnh hƣởng của băng tan và nƣớc biển dâng do tác động của BĐKH đối với môi trƣờng và đời sống con ngƣời. 18 II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị sẵn các tranh ảnh hoặc mô hình tinh thể muối ăn, kim cƣơng, than chì...... - Chuẩn bị cho hoạt động nhóm trong phần giáo dục ứng phó với BĐKH. - Chuẩn bị bài giảng điện tử bằng Powerpoint. 2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức về cấu tạo chất. 3. Gợi ý sử dụng CNTT - Sử dụng hình ảnh vật rắn có cấu trúc tinh thể và vật rắn vô định hình. - Sử dụng phần mềm hổ trợ việc lập bảng phân loại chất rắn. III. Phƣơng pháp dạy học - Phƣơng pháp trực quan. - Phƣơng pháp diễn giảng. - Phƣơng pháp vấn đáp. IV. Sơ đồ xây dựng kiến thức Chất rắn kết tinh CHẤT RẮN Chất rắn vô định hình Giáo dục ứng phó với BĐKH - Tìm hiểu sự ảnh hƣởng của hiện tƣợng băng tan ở Bắc cực tới khí hậu, tới con ngƣời. - Phƣơng án giảm thiểu và cách ứng phó với nƣớc biển dâng. Chất rắn đa tinh thểChất rắn đơn tinh thể Có tính dị hƣớng Có tính đẳng hƣớng Có tính đẳng hƣớng 19 V. Tổ chức hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp (2 phút): Kiểm tra sĩ số, nền nếp, tác phong… 2. Bài mới (3 phút) Đặt vấn đề: - Trong chƣơng trƣớc chúng ta đã nghiên cứu các tính chất của chất khí về mặt hiện tƣợng và năng lƣợng. Hôm nay chúng ta sang một chƣơng mới, chƣơng này nghiên cứu tính chất của chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể của các chất. - Ở lớp 6 chúng ta đã tìm hiểu một số tính chất của chất khí, chất rắn và chất lỏng cũng nhƣ một số đặc điểm của sự chuyển thể nhƣng mới chỉ dừng lại ở mặt hiện tƣợng, chƣa đi sâu về mặt cơ chế của hiện tƣợng. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn về cơ chế của một số tính chất của chất rắn, lỏng cũng nhƣ cơ chế của sự chuyển thể. Ta đi vào tìm hiểu chƣơng VII “ Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể ”. - Có phải tất cả các chất rắn đều có cấu trúc và tính chất Vật lý giống nhau hay không các em? (không) - Ta phân biệt các chất rắn khác nhau dựa trên những dấu hiệu nào? - Để trả lời đƣợc câu hỏi này chúng ta đi vào tìm hiểu bài 34 “Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình”. Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu Chất rắn kết tinh Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung chính - GV cho HS quan sát ảnh chụp của bốn chất rắn: Muối ăn, thạch anh. - GV hỏi: Từ các hình ảnh trên các em hãy cho cô nhận xét chung về hình dạng của các tinh thể? - GV hỏi: Vậy nhờ đâu mà muối và thạch anh lại có hình dạng hình học xác định các em? - GV hỏi: Vậy cấu trúc - HS quan sát. - HS quan sát hình ảnh chụp của muối ăn, thạch anh và nhận xét: Muối và thạch anh có dạng hình học tự nhiên xác định. - HS trả lời: Do chúng có cấu trúc tinh thể. I. Chất rắn kết tinh 1. Cấu trúc tinh thể 20 tinh thể là gì? Để trả lời câu hỏi này các em hãy quan sát ví dụ sau. - GV chiếu cấu trúc tinh thể muối NaCl cho HS quan sát. - GV hỏi: Từ hình ảnh trên các em hãy cho biết cấu trúc tinh thể muối đƣợc cấu tạo từ đâu? - GV hỏi: Vậy các ion này liên kết đƣợc là nhờ đâu các em? - GV hỏi: Vậy lực tƣơng tác ở đây là lực gì? - GV hỏi: Trật tự sắp xếp của chúng nhƣ thế nào? Có đứng yên một chỗ không các em? - GV dẫn: Đối với tinh thể muối NaCl thì đƣợc cấu tạo từ các ion, nhƣng kim cƣơng hay than chì thì nó lại đƣợc cấu tạo từ nguyên tử cacbon và chúng liên kết đƣợc với nhau cũng nhờ lực tƣơng tác, các hạt này luôn dao động quanh vị trí cân bằng của chúng. - HS quan sát. - HS trả lời: Cấu trúc tinh thể muối NaCl đƣợc cấu tạo từ ion Na+ và Cl-. - HS trả lời: Do có lực tƣơng tác. - HS trả lời: Liên kết ion. - HS trả lời: Chúng sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định và các hạt luôn dao động quanh vị trí cân bằng của chúng. - HS lắng nghe và ghi nhận. 21 - GV hỏi: Vậy từ ví dụ trên các em hãy cho cô biết cấu trúc tinh thể là gì? - GV kết luận: Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh. - GV hỏi: Vậy muối có phải là chất rắn kết tinh không các em? - GV dẫn: Kích thƣớc của một tinh thể tùy thuộc vào quá trình kết tinh diễn ra nhanh hay chậm. Nếu tốc độ kết tinh càng lớn thì tinh thể đó càng nhỏ. Ngƣợc lại. - GV hỏi: Vậy theo các em tinh thể của một chất đƣợc hình thành trong quá trình nóng chảy hay đông đặc của - HS trả lời: Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt ( nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tƣơng tác khác nhau và sắp xếp theo trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó các hạt luôn dao động quanh vị trí cân bằng của chúng. - HS lắng nghe và ghi nhận. - HS trả lời: Phải - HS lắng nghe. - HS trả lời: Tinh thể của một chất đƣợc hình thành trong quá trình đông đặc của chất đó. - Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tƣơng tác khác nhau và sắp xếp theo trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó các hạt luôn dao động quanh vị trí cân bằng của chúng. - Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh. 22 chất đó? - GV dẫn: Vậy chất rắn kết tinh này nó có tính chất Vật lý gì? Để biết ta đi vào tìm hiểu 2. Các đặt tính của chất rắn kết tinh. - GV trình chiếu cấu trúc tinh thể của kim cƣơng và than chì cho HS quan sát. - GV hỏi: Từ cấu trúc tinh thể trên các em hãy cho biết kim cƣơng và than chì đƣợc cấu tạo từ cái gì? - GV hỏi: Vậy cấu trúc tinh thể của chúng có giống nhau không? - GV hỏi: Cấu trúc tinh thể của chúng không giống nhau, vậy tính chất Vật lý của chúng có giống nhau không? - GV dẫn: + Kim cƣơng: Mỗi nguyên tử cacbon đƣợc bao bọc bởi bốn nguyên tử cacbon xung quanh, khoảng cách giữa chúng - HS ghi tiêu mục vào vở. - HS quan sát. - HS trả lời: Kim cƣơng và than chì đều đƣợc cấu tạo từ nguyên tử cacbon. - HS trả lời: Cấu trúc tinh thể của chúng không giống nhau. - HS trả lời: Tính chất vật lý của chúng không giống nhau: + Kim cƣơng rất cứng và không dẫn điện. + Than chì rất mềm và dẫn điện. - HS lắng nghe và ghi nhận. 2. Các đặt tính của chất rắn kết tinh 23 rất đều nhau, hình thành một lực tƣơng tác giống nhau nên kim cƣơng rất cứng và không dẫn điện. + Than chì: Một nguyên tử cacbon nằm khá xa so với các nguyên tử cacbon lân cận, khoảng cách giữa chúng không đều nhau, nên lực tƣớng tác rất yếu dẫn đến than chì rất mềm và không dẫn điện. Đó cũng là tính chất thứ nhất của chất rắn kết tinh.

Trang 1

UBND TỈNH QUẢNG NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài:

TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Quảng Nam, các thầy cô giáo trong khoa Lý – Hóa – Sinh trường Đại học Quảng Nam

Đặc biệt gửi lời biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.s Võ Hoàng Trân Châu, giảng viên khoa Lý – Hóa – Sinh, Trường Đại học Quảng Nam người tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin gửi lời chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong khoa Lý – Hóa – Sinh, Trường Đại học Quảng Nam và các thầy, cô giáo cùng các em học sinh lớp 10 của Trường THPT Duy Tân đã tạo điều kiện giúp đỡ, cộng tác để tôi hoàn thành tốt đề tài

Đồng thời tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này

Quảng Nam, tháng 05 năm 2016

Người thực hiện

Võ Thị Ly

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nào khác

Quảng Nam, tháng 05 năm 2016

Người thực hiện

Võ Thị Ly

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Lớp thực nghiệm, đối chứng, giáo viên dạy 50

Bảng 3.2: Bảng phân phối tần số ( ni ) các điểm số ( Xi ) của các bài kiểm tra 51

Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất của các bài kiểm tra sau thực nghiệm 52

Bảng 3.4: Bảng phân phối tần suất lũy tích của bài kiểm tra sau thực nghiệm 53

Bảng 3.5: Bảng xếp loại học lực của học sinh 53

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp các thông số 54

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố điểm số của hai nhóm TN và ĐC 52

Biểu đồ 3.2: Phân bố học lực của học sinh các lớp TN và ĐC 53

DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Phân phối tần suất của các lớp TN và ĐC 52

Đồ thị 3.2: Phân phối tần suất lũy tích 53

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Các bước biên soạn giáo án tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH 9

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “ Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” 16 Hình 5.1: Bản đồ chụp lại khu vực Việt Nam và các nước lân cận Plx Hình 5.2: Cơ chế hình thành mưa axit Plx Hình 5.3: Hoạt động phá rừng gây ra BĐKH Plx Hình 5.4: Hiện tượng sạt lở, xói mòn, lũ quét Plx

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iiii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH iv

MỤC LỤC v

1.1.Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Lịch sử nghiên cứu 2

1.6 Giả thuyết khoa học 3

1.7 Cấu trúc đề tài 3

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Cơ sở lý luận về dạy học tích hợp 4

1.1.1.1 Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp 4

1.1.1.2 Mục đích của dạy học tích hợp 4

1.1.2 Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu 5

1.1.2.1 Biến đổi khí hậu 5

1.1.2.2 Vai trò của giáo dục phổ thông trước những thách thức của biến đổi khí

Trang 7

1.1.5.2 Triển khai hoạt động thiết kế một đơn vị giáo dục ứng phó với biến đổi

khí hậu thông qua chương trình giảng dạy bộ môn Vật lý 12

1.1.5.3 Mẫu giáo án khai thác nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu 131.2 Nghiên cứu thực trạng thực hiện giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý 14

Kết luận chương 1 14

Chương 2 THIẾT KẾ GIÁO ÁN MỘT SỐ BÀI HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÝ 10 CƠ BẢN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 15

2.1 Khái quát nội dung kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” Vật lý 10 cơ bản 15

2.2 Thiết kế giáo án cho một số bài cụ thể 17

2.2.1 Thiết kế giáo án dạy học có tích hợp nội dung kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu vào bài “ Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình ” Vật lý 10 cơ bản 17

2.2.2 Thiết kế giáo án dạy học có nội dung kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong bài “ Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng ” Vật lý 10 cơ bản 30

2.2.3 Thiết kế giáo án dạy học có nội dung kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong bài “ Độ ẩm của không khí” Vật lý 10 cơ bản 41

Kết luận chương2 48

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 49

3.1 Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc của thực nghiệm sư phạm 49

3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 49

3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 49

3.1.3 Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm sư phạm 49

3.2 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 49

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 49

3.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 49

3.3 Chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm 50

3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 50

3.4.1 Đánh giá định tính 50

3.4.2 Đánh giá định lượng 50

3.4.3 Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm 54

3.4.4 Kết quả điều tra thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh 55

3.4.4.1 Kết quả điều tra thăm dò ý kiến giáo viên 55

3.4.4.2 Kết quả điều tra thăm dò ý kiến học sinh 56

Kết luận chương 3 56

Trang 9

A MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Bước sang thế kỉ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất

Theo dự báo của ủy ban liên hiệp quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC) đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1.4 0C lên tới 5.8 0C Sự nóng lên của bề mặt Trái Đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao làm cho mực nước biển dâng thêm khoảng 90 cm, sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp dẫn đến thiếu nước ngọt trầm trọng trên toàn thế giới, hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng…

Việt Nam cũng là một trong năm quốc gia chịu nhiều thiệt hại do biến đổi khí hậu đem lại Biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm những nguy cơ sẵn có đối với tài nguyên thiên nhiên, nông nghệp, an ninh lương thực, cơ sở hạ tầng, sức khỏe và đặt ra những mối đe dọa lớn cho phát triển kinh tế Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục và đào tạo với mục đích nâng cao nhận thức cho học sinh, tăng cường tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường

Vì vậy để đáp ứng những yêu cầu đề ra cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy Vật lý việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề không thể thiếu Vì Vật lý là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, hầu hết các quá trình liên quan tới môi trường sống trên Trái Đất, biến đổi khí hậu đều liên quan trực tiếp đến môi trường Vật lý Chúng ta có thể đưa ra những biện pháp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh giúp cho học sinh không những lĩnh hội được kiến thức lý thuyết mà còn vận dụng ngay vào thực tiễn, hình thành thói quen tự nghiên cứu Việc dạy học tích hợp sẽ giúp học sinh tích cực chủ động, trở thành chủ thể của hoạt động học tập, chính điều này sẽ có tác dụng kích thích óc tò mò, hứng thú học tập, nắm bài một cách hiệu quả, giờ học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn, rèn được kỹ năng, đặt biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập vào trong thực

Trang 10

tiễn, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thiên nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất làm cho học sinh có nhu cầu giải đáp được những thắc mắc phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng, góp phần hình thành ý thức, đạo đức, có thái độ và hành động đúng đắn để ứng phó với biến đổi khí hậu khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn Tuy nhiên việc làm này còn chưa được thường xuyên đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống học sinh

Với những lý do trên tôi thấy rằng phải nghiên cứu, nâng cao hơn nữa việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý nhằm nâng cao ý thức cho học

sinh Đó là lý do tôi chọn đề tài “Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong

dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” Vật Lý 10 cơ bản”

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý

- Thiết kế được một số bài giáo án chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể

” Vật lý 10 cơ bản có tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Kiến thức về biến đổi khí hậu

- Nội dung kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” Vật lý 10

cơ bản

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tổng hợp và phân tích lý thuyết về dạy học

tích hợp

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, điều tra, quan sát - Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thống kê toán học: Vận dụng lý thuyết thống kê và thống kê toán

học để xử lý, phân tích các kết quả thu được sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm

1.5 Lịch sử nghiên cứu

Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong dạy học nói chung và trong dạy học Vật lý nói riêng là một trong những nội dung từ lâu Bộ Giáo dục hết sức chú trọng Đã có một số công trình nghiên cứu về tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong dạy học Vật lý như “Giáo trình giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Vật lý” của Nguyễn Văn Khải, “Dạy học về đề tài biến đổi khí hậu

Trang 11

cứu khoa học, luận văn …song chưa có đề tài nào đề cập sâu đến tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý, đặc biệt là thiết kế bài giảng cụ thể

trong chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể ” Vật lý 10 cơ bản

1.6 Giả thuyết khoa học

Nếu việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” Vật lý 10 cơ bản được tiến hành một cách khoa học thì sẽ giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, tạo ra động cơ, hứng thú học tập Qua đó học sinh vận dụng những hiểu biết Vật lý vào giải quyết các tình huống thực tiễn, có hành động cụ thể để ứng phó với biến đổi khí hậu, tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay giảm nhẹ biến đổi khí hậu

1.7 Cấu trúc đề tài

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý

Chương 2 Thiết kế giáo án một số bài học chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” Vật lý 10 cơ bản có tích hợp giáo dục với ứng phó biến đổi khí hậu

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 12

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Cơ sở lý luận về dạy học tích hợp

1.1.1.1 Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp

- Khái niệm tích hợp

Tích hợp (tiếng Anh: Integration) có nguồn gốc tiếng La tinh: Integration với nghĩa: Xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ

Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, theo Dương Tiến Sỹ (2001) [ 24; 25 ]: Tích hợp là sự kết hợp hữu cơ, có hệ thống kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó

Theo chúng tôi trong dạy học tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: Lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống

- Khái niệm dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống

1.1.1.2 Mục đích của dạy học tích hợp Đối với HS:

Hình thành và phát triển những kiến thức, kĩ năng mới, rèn luyện được những năng lực cần thiết cho HS trong học tập cũng như trong thực tiễn

Dạy học tích hợp (DHTH) giúp HS có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm tạo nên bầu không khí thân thiện, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau

Trang 13

Đối với GV:

Thông qua DHTH không những tiết kiệm thời gian dạy học cho GV mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho GV, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ GV có đủ năng lực dạy học

kiến thức liên môn, tích hợp

Thông qua DHTH giáo viên có thể lồng ghép được những vấn đề thời sự của cuộc sống vào các môn học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp,

hỗ trợ nhau trong dạy học

1.1.2 Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu 1.1.2.1 Biến đổi khí hậu

 Khái niệm biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo

Theo công ước chung của LHQ về BĐKH: Biến đổi khí hậu là những biến đổi

trong môi trường Vật lý hoặc Sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người

 Tác nhân gây ra biến đổi khí hậu

- Quá trình tự nhiên do tương tác và vận động giữa Trái Đất và vũ trụ

- Những yếu tố không phải khí hậu nhưng ảnh hưởng tới khí hậu: Tác động của CO2 , bức xạ mặt trời, động đất và núi lửa

- Tác động của hoạt động con người: Sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng phân bón, sử dụng hóa chất phục vụ cho trồng trọt và sinh hoạt, thuốc trừ sâu, khai thác sử dụng đất rừng, chăn nuôi gia súc, khai thác sử dụng tài nguyên nước, chiến tranh

 Những biểu hiện của biến đổi khí hậu

- Sự nóng lên của bầu khí quyển và Trái Đất nói chung

- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và sinh vật

- Sự dâng cao của mực nước biển do băng tan làm cho các đảo nhỏ và các vùng đất thấp ven biển bị ngập chìm trong nước

Trang 14

- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên

- Sự di chuyển của các đới khí hậu bất thường đe dọa đến sự sống của các sinh vật, các hệ sinh thái và cuộc sống của con người

Ở Việt Nam, theo thông tin của cục Khí tượng thủy văn và BĐKH - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (năm 2009), BĐKH có những biểu hiện sau:

- Lượng mưa gia tăng vào mùa mưa

- Lũ đặc biệt lớn xảy ra thường xuyên hơn ở miền Trung và miền Nam - Lượng mưa giảm vào mùa khô

- Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nước

- Đường đi của bão có xu thế chuyển về phía Nam và mùa bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm

- Số ngày mưa phùn giảm đi rõ rệt

- Tần số hoạt động của không khí lạnh ở miền Bắc giảm rõ rệt trong 3 thập kỷ qua

- Số ngày rét đậm, rét hại trung bình giảm nhưng có năm lại xảy ra đợt rét đậm kéo dài với cường độ mạnh kỉ lục như đầu năm 2008

- Số ngày nắng nóng trong thập kỉ 1991- 2000 nhiều hơn, nhất là ở Trung Bộ và Nam Bộ

- Mưa trái mùa và mưa lớn dị thường xảy ra nhiều hơn, nổi bật là các đợt mưa tháng 11 ở Hà Nội và lân cận trong các năm 1984, 1996, 2008

 Các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

Khi BĐKH là thách thức thực sự cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai, thì công tác ứng phó với BĐKH được đánh giá là hoạt động ưu tiên của bất kì địa phương, quốc gia trên toàn thế giới Ứng phó với BĐKH bao gồm hai mảng:

- Thích ứng:

Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hay con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do các tác động của BĐKH và tận dụng cơ hội mà mỗi khí hậu mang lại

Các biện pháp thích ứng:

1 Thích ứng nước biển dâng: Phục hồi và bảo vệ vùng đất ngập nước ven biển, đầm lầy, rừng ngập mặn, bảo vệ bờ biển và xây kè, cân nhắc biến đổi khí hậu trong quy hoạch cơ ở hạ tầng

Trang 15

2 Thích ứng hạn hán: Hứng nước mưa, bảo vệ nguồn nước và giảm thất thoát, phục hồi hệ sinh thái, thay đổi tập quán canh tác, cây trồng chịu hạn, xen canh, dự trữ giống, đa dạng hóa kinh tế

3 Thích ứng lũ lụt: Phục hồi hệ thực vật ven bờ, nâng cao nền nhà (trường, bệnh viện), đường vượt lũ, thay đổi thời vụ, cây trồng, quy hoạch sử dụng đất, hệ thống cảnh báo sớm

4 Thích ứng nhiệt độ cao: Điều chỉnh thời gian và khu vực chăn thả, trồng cây bóng mát, chuyển sang giống cây chịu nắng, cải thiện y tế công cộng, quản lí và thanh toán dịch bệnh

5 Thích ứng gió mạnh, bão: Nhà và công trình chịu được gió mạnh, trồng và phục hồi rừng, trồng cây chắn gió, hệ thống cảnh báo sớm

- Giảm nhẹ: Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường

độ phát thải nhà kính và tăng bề hấp thụ, bề chứa khí nhà kính như: Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng carbon thấp hoặc năng lượng không carbon (mặt trời, thủy điện, năng lượng gió…), thu và lưu trữ carbon

(biogas) hoặc tăng bề hấp thu carbon (cây xanh, rừng), lối sống và lựa chọn tiêu dùng

carbon thấp (chuyển sang khí đốt tự nhiên, nhiên liệu sinh học…, đi tàu hỏa, xe bus)

1.1.2.2 Vai trò của giáo dục phổ thông trước những thách thức của biến đổi khí hậu

Giáo dục trong nhà trường đóng vai trò quyết định đối với việc hình thành tư cách công dân, cách ứng xử đối với xã hội, đối với môi trường, trong đó có cách ứng xử trước hiện tượng BĐKH của mỗi cá nhân Một khi HS có được hiểu biết về hiện tượng BĐKH, nguyên nhân cũng như tác động trực tiếp của nó đối với cuộc sống của người dân, với sự tồn vong của đất nước Việt Nam thì trong mọi hành động của các em sẽ cân nhắc để hạn chế nguy cơ dẫn đến BĐKH, chọn lối sống thân thiện với môi trường vì mục tiêu phát triển biền vững

Học sinh phổ thông là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH trong và ngoài nhà trường Mọi hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội, do đó có tác động góp phần làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội trước hiện tượng BĐKH

Vì vậy việc đầu tư cho hệ thống giáo dục ứng phó với BĐKH trong hệ thống GDPT nói riêng, hệ thống GDQD nói chung là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và bền vững nhất

Trang 16

1.1.2.3 Mục đích của việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu ở trường trung học phổ thông

Giáo dục ứng phó với BĐKH giúp cho HS có hiểu biết về hiện tượng BĐKH, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con người và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến BĐKH, có được những kĩ năng cần thiết để ứng phó với tác động do sự biến đổi khí hậu nói riêng, với thiên tai nói chung

Học sinh có được ý thức trách nhiệm cao và có các hành động cụ thể, sáng tạo để cải thiện môi trường, ứng phó với BĐKH

Chuẩn bị cho HS tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại hạn

Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về giáo dục ứng phó với BĐKH

Ví dụ: Trong chương trình SGK Vật lý 10 (cơ bản) có bài “Độ ẩm của không khí” Trong trường hợp này GV chỉ cần đề cập tới khía cạnh mối liên hệ giữa khí hậu với độ ẩm của không khí và ảnh hưởng của BĐKH đối với độ ẩm của không khí

Tích hợp toàn phần cũng có thể được thực hiện khi ta xây dựng được đề tài thích hợp, cho phép HS giải quyết trên cơ sở vận dụng kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực liên quan

1.1.3.2 Tích hợp bộ phận

Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học có nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH

Ví dụ: Trong sách giáo khoa Vật lý 10 (nâng cao), trong bài “Thuyết động học phân tử chất khí Cấu tạo chất” có mục “Cấu trúc của chất khí” Từ đặc điểm của thể khí GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu và so sánh giữa không khí ô nhiễm và không khí không bị ô nhiễm, cách giảm thiểu ô nhiễm đó Đồng thời GV cũng giúp cho HS tìm hiểu tác dụng của khí quyển Trái Đất, của tầng ôzôn trong việc ổn định nhiệt độ của Trái Đất

Trang 17

1.1.3.3 Hình thức liên hệ

Liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan tới nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, song không nêu rõ trong nội dung bài học Trong trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH

Ví dụ: Trong bài “Cơ năng” Vật lý 10 (cơ bản), không thể hiện rõ các nội dung liên quan đến ứng phó với BĐKH, trong trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học để liên hệ với thực tế sự thay đổi vị trí hoặc tăng các hồ chứa nước ảnh hưởng đến môi trường khí hậu Sự biến đổi năng lượng thế năng thành động năng trong các hiện tượng như lũ quét và cách ứng phó và cách khắc phục

1.1.4 Nguyên tắc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý

- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học,

không biến bài học bộ môn thành bài giáo dục ứng phó với BĐKH

- Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH có chọn lọc, có

tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện

- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ tích cực hoạt động nhận thức của HS và kinh

nghiệm thực tế của các em

1.1.5 Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý

1.1.5.1 Thiết kế một đơn vị giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

Để thực hiện một đơn vị giáo dục về ứng phó với BĐKH cần thực hiện đầy đủ bốn bước sau:

Bước 1: Xác định bài dạy tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH

Bước 2: Biên soạn giáo án có nội dung tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH

Hình 1.1: Các bước biên soạn giáo án tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH Rút kinh nghiệm sau

khi thực hiện giáo án

Trang 18

 Xác định mục tiêu bài học

Kiến thức:

- Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, BĐKH, nguyên nhân và hậu quả, mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên và những cơ sở khoa học Vật lý của các hiện tượng đó

- Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về BĐKH, ứng phó với BĐKH và cơ sở Vật lý của các quá trình đó

Kĩ năng:

- Trang bị và phát triển những kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lý để giải thích cơ

sở khoa học của các hiện tượng khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, nguyên nhân và hậu quả, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

- Trang bị và phát triển những kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lý để giải thích cơ sở khoa học về BĐKH, ứng phó với BĐKH trên cơ sở phát triển các kĩ năng thuyết phục, tuyên truyền về BĐKH và ứng dụng BĐKH trong cộng đồng

Thái độ:

- Học sinh có thái độ tích cực:

+ Hứng thú học tập và yêu thích bộ môn Vật lý

+ Ý thức trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng Có ý thức vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được qua học tập môn Vật lý để tham gia các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH, tham gia các hoạt động nhằm ứng phó với BĐKH

- Giáo dục cho HS ý thức vận dụng kiến thức Vật lý trong giải thích các hiện tượng BĐKH, môi trường và ứng phó với BĐKH (giảm nhẹ và thích ứng)

 Xác định nội dung bài học

- Dựa vào mục tiêu sẽ chọn lọc nội dung trình bày ngắn gọn, súc tích, tránh đưa vào bài quá nhiều kiến thức mà không cần phân biệt được kiến thức chính yếu với kiến thức thứ yếu hoặc ngược lại làm cho bài dạy tích hợp, sơ lược, thiếu trọng tâm

- Ngoài ra dựa vào mục tiêu để biết cách sắp xếp, trình bày nội dung kiến thức một cách dễ hiểu, mạch lạc, logic, chặt chẽ, giúp HS hiểu bài và ghi bài một cách dễ dàng

- Nội dung giáo dục về BĐKH phải chú trọng các vấn đề thực tiễn, gắn với địa phương, đất nước, trên cơ sở đó hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ

Trang 19

thể để HS có thể tham gia một cách hiệu quả vào các hoạt động phòng chống thiên tai do BĐKH gây ra ở địa phương, đất nước phù hợp với lứa tuổi HS

 Xác định các hoạt động dạy - học của GV và HS

- Hoạt động dạy và học tập trung hướng tới mục tiêu - Học sinh phải hình thành và phát huy năng lực hợp tác - Để HS nêu cao trách nhiệm trong quá trình học

- Học sinh phải học cách tìm kiếm thông tin - Học sinh bộc lộ năng lực, rèn luyện

 Xác định các phương pháp và phương tiện dạy học

Đối với giáo dục về ứng phó với BĐKH, phương pháp dạy học (PPDH) dùng lời là không đủ, cần có những PPDH tác động trực tiếp tới người học, lôi cuốn người học cùng tham gia ngay trong quá trình học tập cũng như tham gia các hoạt động thực hành tìm hiểu về BĐKH Ngoài các phương pháp giảng giải/giải thích – minh họa, phương pháp thảo luận, phương pháp trò chơi…nên chú ý sử dụng các phương pháp như:

+ Phương pháp hoạt động thực tiễn: Hoạt động thực tiễn giúp HS ý thức được

giá trị của lao động, rèn luyện kĩ năng, thói quen ứng phó với những tác động xấu của BĐKH cũng như rèn luyện khả năng tham gia vào các hoạt động ứng phó với diễn biến phức tạp của BĐKH ở địa phương

+ Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng: Mỗi cộng đồng địa phương có thể

chịu những tác động khác nhau của BĐKH Ví dụ địa phương ở vùng biển thấp, ngập lụt đe dọa; vùng ven sông ở đồng bằng bị xóa lở, lụt; vùng đồi núi thường có lũ, sạt lở đất,… GV cần khai thác tình hình thực tiễn ở địa phương để giáo dục HS, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả Phương pháp này đòi hỏi GV phải thu thập số liệu, sự kiện và tìm hiểu tình hình địa phương, tổ chức các hoạt động để các em biết, hiểu thực tiễn và học cách ứng phó thích hợp

+ Phương pháp tham quan, đều tra, khảo sát, nghiên cứu địa phương: Giúp HS

kiểm nghiệm các kiến thức về tác động của BĐKH đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế, phát triển kĩ năng quan sát, phân tích hiện tượng thiên nhiên và rèn luyện kĩ năng ứng phó với những thiên tai do BĐKH gây ra

+ Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục: Khai thác những hiểu

biết, kinh nghiệm của HS về những hiện tượng liên quan đến BĐKH tác động đến địa

Trang 20

phương, giúp HS hiểu vấn đề xung quanh môi trường sống của các em và tạo cho các em thói quen trong việc tìm cách ứng phó với những tác động xấu của BĐKH

+ Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống:

Kĩ năng sống ứng phó với những tác động của BĐKH là khả năng ứng xử một cách chủ động tích cực đối với thiên tai do BĐKH gây ra

Một số kĩ năng quan trọng cần phát triển trong lĩnh vực này bao gồm: Kĩ năng nhận biết và phát hiện tác động của BĐKH tới cuộc sống, sản xuất của con người, kĩ năng thực hiện các hoạt động ứng phó với thiên tai do BĐKH gây ra

Từ các mục tiêu và phương pháp dạy học mà GV lựa chọn các phương tiện dạy học nhằm tổ chức hoạt động dạy học

 Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án: Trong việc xác định thời

gian thực hiện giáo án cần chú trọng thời gian dạy học tiểu kĩ năng

 Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án: Công tác chuẩn bị, quá trình thực

hiện, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ HS lĩnh hội được

Bước 3: Thực hiện bài dạy tích hợp ứng phó với BĐKH Bước 4: Kiểm tra, đánh giá

- Đối với HS: Thực hiện bài kiểm tra về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ theo

mục tiêu bài học đề ra

- Đối với GV: Từ kết quả kiểm tra mà HS đạt được, GV sẽ điều chỉnh nội dung,

thay đổi phương phương pháp dạy học để chất lượng dạy học ngày một tốt hơn

1.1.5.2 Triển khai hoạt động thiết kế một đơn vị giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua chương trình giảng dạy bộ môn Vật lý

Để hoàn thành một đơn vị giáo dục ứng phó với BĐKH tích hợp đối với bộ môn

Vật lý có thể triển khai thông qua hai hình thức:

- Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài dạy trên lớp Trong trường hợp này GV

thực hiện các phương thức tích hợp với ba mức độ khác nhau: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, mức độ liên hệ Các hoạt động của GV có thể bao gồm:

Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu dạy

học, trong đó có các mục tiêu giáo dục ứng phó với BĐKH

Hoạt động 2: Xác định các nội dung ứng phó với BĐKH

+ Căn cứ vào mối liên hệ kiến thức môn học và các nội dung ứng phó với

Trang 21

học và khi tiến hành dạy học, GV cần phải cần phải xác định rõ tích hợp nội dung nào là hợp lí, thời lượng dành cho nội dung đó là bao nhiêu?

+ Nội dung kiến thức về BĐKH được lồng ghép vào trong bài học phải nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với từng lứa tuổi, kiến thức lồng ghép phải gần gũi, gắn với thực tiễn cuộc sống học tập, sinh hoạt hằng ngày của HS

Hoạt động 3: Lựa chọn phương án dạy học và phương tiện phù hợp, cần quan

tâm sử dụng các phương tiện dạy học tích cực, các phương tiện dạy học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của HS

Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể Ở đây GV cần nêu cụ thể các

hoạt động của HS, các hoạt động trợ giúp của GV

- Hình thức thứ hai: Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cũng có thể triển khai

như một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức môn học Các hoạt động có thể như: Tham quan, ngoại khóa, tổ chức các nhóm ngoại khóa chuyên đề, tổ chức thực hiện dự án, nghiên cứu một đề tài Với các hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học với các nội dung giáo dục ứng phó BĐKH sẽ đạt cao nhất Trong các hoạt động này, HS học cách vận dụng kiến thức môn học trong các t́nh huống gần gũi với cuộc sống hơn , huy động kiến thức từ nhiều môn học hơn

1.1.5.3 Mẫu giáo án khai thác nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

Cấu trúc một giáo án có khai thác nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH cơ bản cũng giống cấu trúc của giáo án bình thường Tuy nhiên ở giáo án có khai thác nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH có một số điểm khác biệt sau:

+ Về mục tiêu: Bao gồm cả mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ giáo dục ứng phó với BĐKH đã được tích hợp

+ Về các khâu chuẩn bị: Ngoài các chuẩn bị của GV, HS, thiết bị và phương tiện dạy học, gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin nếu có thể; ở phần này còn nêu thêm sơ đồ logic xây dựng kiến thức có tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH

+ Về tiến trình dạy học: Các hoạt động dạy học được phân làm các hoạt động nhỏ tương ứng với các nội dung hoặc mục nhỏ của bài Ở mỗi hoạt động có lồng ghép cả nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH

Cấu trúc một giáo án có khai thác giáo dục ứng phó với BĐKH được tôi trình bày ở phần phụ lục 4

Trang 22

1.2 Nghiên cứu thực trạng thực hiện giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Vật lý

Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã khảo sát trường THPT Duy Tân, thành phố Tam Kỳ và nhận thấy việc lồng ghép GD ứng phó với BĐKH vào trong dạy học Vật lý đã được nhiều GV thực hiện Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống HS, do nhiều nguyên nhân như:

+ Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu, sách báo cho GV và HS tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa hấp dẫn được HS

+ Kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại của GV còn hạn chế Như việc sử dụng máy vi tính để chuẩn bị bài, cập nhật lưu trữ thông tin, sử dụng máy chiếu Powerpoint để giảng dạy, sưu tầm các tư liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quan đến BĐKH

+ Thời lượng của một tiết học còn hạn chế (45 phút) do đó GV giảng dạy không đủ thời gian đi sâu vào việc tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH

Kết luận chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vấn đề dạy học có sử dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH Từ cơ sở lý luận về dạy học tích hợp, chúng tôi đã thiết kế được quy trình tổ chức dạy học tích hợp có sử dụng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH vào trong dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng

Qua phân tích, chúng tôi nhận thức tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH vào trong dạy học Với hoạt động dạy học có tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức về BĐKH mà còn góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, để mỗi HS trở thành tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về BĐKH, đồng thời có ý thức tham gia đóng góp vào các hoạt động ở địa phương làm giảm thiểu tác động của BĐKH khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như trong tương lai

Trang 23

Chương 2 THIẾT KẾ GIÁO ÁN MỘT SỐ BÀI HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN

VÀ CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÝ 10 CƠ BẢN CÓ TÍCH HỢP

GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.1 Khái quát nội dung kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể” Vật lý 10 cơ bản

Chương “Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể ” là một trong ba chương nằm trong phần Nhiệt học Chương này khảo sát đặc tính, cấu trúc chuyển động nhiệt, một số tính chất vĩ mô của chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể và độ ẩm của không khí

Nội dung chương có 7 bài gồm 6 bài lý thuyết và một bài thực hành được thực hiện giảng dạy trong 10 tiết gồm 8 tiết lý thuyết, 1 tiết bài tập và 1 tiết thực hành

Trong bài “Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình ” ta phải phân biệt được thế nào là chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng Trong bài này giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy được cấu trúc tinh thể là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đối với tính chất của các chất rắn

Trong bài “Biến dạng cơ của vật rắn” ta chỉ xét những tính chất và đặc điểm vĩ mô của biến dạng cơ, tức là biến dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực gây ra Không đi sâu vào cơ chế vi mô của các biến dạng

Trong bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn” ta đi khảo sát định lượng sự nở vì nhiệt của vật rắn, tức là xác định độ biến dạng của vật rắn do tác dụng của nhiệt độ khi vật rắn bị nung nóng hoặc làm lạnh Giáo viên cần giúp cho HS nắm được công thức của sự nở dài và sự nở khối, biết cách vận dụng chúng để giải một số bài tập và tính toán một số trường hợp thực tế đơn giản Biết được vai trò của sự nở vì nhiệt trong đời sống và trong kĩ thuật

Trong bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” để hiểu những tính chất đặc biệt của bề mặt chất lỏng ta cần khảo sát lần lượt các hiện tượng liên quan như: Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng, hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn

Trong bài “Sự chuyển thể của các chất” biết được khái niệm chung về sự chuyển qua lại giữa ba thể rắn, lỏng, khí khi thay đổi nhiệt độ và áp suất ngoài Phân biệt các đặc điểm của quá trình nóng chảy và đông đặc đối với chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình Hiểu được nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ nóng chảy riêng Hiểu được thí

Trang 24

Đông đặc Nóng chảy

Sôi Ngưng tụ

nghiệm về sự ngưng tụ, trong đó chú ý tới quá trình ngưng tụ, hơi bão hòa và áp suất hơi bão hòa

Trong bài “Độ ẩm của không khí ” giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu thực tế của việc hình thành các khái niệm về độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tỉ đối

Từ nội dung chương trình và sự phân bố kiến thức trong SGK đã được nêu trên có thể xây dựng sơ đồ kiến thức chương như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “ Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể”

Trang 25

2.2 Thiết kế giáo án cho một số bài cụ thể

2.2.1 Thiết kế giáo án dạy học có tích hợp nội dung kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu vào bài “ Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình ” Vật lý 10 cơ bản

Bài 34: CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH I Mục tiêu

1 Kiến thức

- Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa vào hình dạng bên ngoài, hiện tượng nóng chảy và cấu trúc vi mô của chúng

- Biết được thế nào là vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể - Có khái niệm sơ bộ về mạng tinh thể

- Hiểu được chuyển động nhiệt ở vật rắn kết tinh và vô định hình

- Diễn đạt được các khái niệm: Tính dị hướng và đẳng hướng của tinh thể và chất

+ Tìm hiểu được hiện tượng băng tan ở Nam cực, băng ở Bắc cực và các nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan ở Bắc cực

+ Tìm hiểu được ảnh hưởng của hiện tượng băng tan đến sự BĐKH

+ Tìm ra các phương án giảm thiểu và cách ứng phó với băng tan và nước biển dâng

3 Thái độ

- Hứng thú, yêu thích môn Vật lý

- Có tinh thần tham gia phát biểu, xây dựng và đóng góp bài học - Phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu

- Có ý thức với sự ảnh hưởng của băng tan và nước biển dâng do tác động của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người

Trang 26

II Chuẩn bị 1 Giáo viên

- Chuẩn bị sẵn các tranh ảnh hoặc mô hình tinh thể muối ăn, kim cương, than chì

- Chuẩn bị cho hoạt động nhóm trong phần giáo dục ứng phó với BĐKH - Chuẩn bị bài giảng điện tử bằng Powerpoint

2 Học sinh: Ôn lại các kiến thức về cấu tạo chất 3 Gợi ý sử dụng CNTT

- Sử dụng hình ảnh vật rắn có cấu trúc tinh thể và vật rắn vô định hình - Sử dụng phần mềm hổ trợ việc lập bảng phân loại chất rắn

III Phương pháp dạy học

- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của hiện tượng băng tan ở Bắc cực tới khí hậu, tới con người

- Phương án giảm thiểu và cách ứng phó với nước biển dâng Chất rắn đa tinh thể

Chất rắn đơn tinh thể

Có tính dị hướng Có tính đẳng hướng Có tính đẳng hướng

Trang 27

V Tổ chức hoạt động dạy và học

1 Ổn định lớp (2 phút): Kiểm tra sĩ số, nền nếp, tác phong… 2 Bài mới (3 phút)

Đặt vấn đề:

- Trong chương trước chúng ta đã nghiên cứu các tính chất của chất khí về mặt hiện tượng và năng lượng Hôm nay chúng ta sang một chương mới, chương này nghiên cứu tính chất của chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể của các chất

- Ở lớp 6 chúng ta đã tìm hiểu một số tính chất của chất khí, chất rắn và chất lỏng cũng như một số đặc điểm của sự chuyển thể nhưng mới chỉ dừng lại ở mặt hiện tượng, chưa đi sâu về mặt cơ chế của hiện tượng Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn về cơ chế của một số tính chất của chất rắn, lỏng cũng như cơ chế của sự chuyển

thể Ta đi vào tìm hiểu chương VII “ Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể ”

- Có phải tất cả các chất rắn đều có cấu trúc và tính chất Vật lý giống nhau hay không các em? (không)

- Ta phân biệt các chất rắn khác nhau dựa trên những dấu hiệu nào?

- Để trả lời được câu hỏi này chúng ta đi vào tìm hiểu bài 34 “Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình”

Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu Chất rắn kết tinh

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung chính

- GV hỏi: Vậy nhờ đâu mà muối và thạch anh lại

Trang 28

tinh thể là gì? Để trả lời câu hỏi này các em hãy quan sát ví dụ sau

- GV chiếu cấu trúc tinh thể muối NaCl cho HS quan sát

- GV hỏi: Từ hình ảnh trên các em hãy cho biết cấu trúc tinh thể muối được cấu tạo từ đâu? - GV hỏi: Vậy các ion cấu tạo từ các ion, nhưng kim cương hay than chì thì nó lại được cấu tạo từ

- HS trả lời: Cấu trúc tinh thể muối NaCl được cấu

Trang 29

- GV hỏi: Vậy từ ví dụ trên các em hãy cho cô biết cấu trúc tinh thể là của một tinh thể tùy thuộc vào quá trình kết tinh diễn ra nhanh hay chảy hay đông đặc của

- HS trả lời: Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt ( nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau

- Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi

Trang 30

trúc tinh thể của kim cương và than chì cho HS quan sát

- GV hỏi: Từ cấu trúc tinh thể trên các em hãy cho biết kim cương và than chì được cấu tạo từ cái gì?

- GV hỏi: Vậy cấu trúc tinh thể của chúng có giống nhau không? - GV hỏi: Cấu trúc tinh bao bọc bởi bốn nguyên tử cacbon xung quanh,

- HS ghi tiêu mục vào vở

- HS quan sát

- HS trả lời: Kim cương và than chì đều được cấu tạo từ nguyên tử cacbon

- HS trả lời: Cấu trúc tinh

Trang 32

- GV dẫn: Dựa vào cấu tạo mà người ta chia chất đa tinh thể được cấu tạo từ vô số tinh thể nhỏ nên

Trang 33

trong toàn bộ khối chất nên chất rắn đa tinhthể

+ Kim cương dùng trong các mũi khoan, dao mài, trang sức

+ Kim loại hợp, hợp kim có nhiều ứng dụng trong công nghiệp như: Luyện kim, đóng tàu, các máy

- Kim cương dùng trong các mũi khoan, dao mài, trang sức

- Kim loại hợp, hợp kim có nhiều ứng dụng trong công nghiệp như: luyện kim, đóng tàu, các máy móc…

Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu chất rắn vô định hình Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung chính

Trang 35

nhanh nên lưu huỳnh như thế nào trong kĩ thuật và đời sống, ta đi vào 3

- Ưu việt: Dễ tạo hình, không gỉ, không bị ăn

Hoạt động 3 (5 phút): Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung chính

- GV hỏi: Vậy băng là trên toàn cầu, cùng với đó băng tan nhanh khiến diện tích của biển Bắc Cực đang ngày một thu

- HS trả lời: Băng là chất rắn kết tinh

- HS trả lời: Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chìm trong biển nước nếu băng trên Trái Đất tan chảy hết

Trang 36

hẹp Câu hỏi được đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra đối với Việt Nam khi toàn bộ băng ở hai cực Trái Đất

tan hết?

- Vậy các em hãy cho biết các nguyên nhân làm cho băng ở hai cực tan? Từ đó thấy rõ tác hại khi băng ở hai cực tan chảy

biển miền Trung cũng bị nước biển lấn sâu

- HS trả lời: Các nguyên nhân gây ra băng ở hai cực tan: Nhiệt độ Trái đất tăng lên, phát thải quá nhiều khí nhà kính và những thay đổi trong hoạt động canh tác, sử dụng đất của con người

- Biện pháp giảm nhẹ hữu hiệu: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên và môi trường biển như:

+ Vệ sinh làm sạch bãi biển, khai thông cống rãnh, trồng cây xanh ven nguyên liệu phát sinh nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính

+ Xây dựng ý thức bảo tồn đa dạng sinh học biển

Trang 37

+ Chuyển đổi cây trồng chịu hạn sang cây chịu lụt

3 Củng cố (3 phút): GV cho HS so sánh cấu trúc của chất rắn kết tinh và chất rắn vô

định hình để nắm bài kĩ hơn

4 Dặn dò (2 phút)

- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trang 249 SGK - Xem trước bài mới “ Biến dạng cơ của vật rắn ”

VI Rút kinh nghiệm

………

Ngày…tháng…năm…

Giáo viên

Trang 38

2.2.2 Thiết kế giáo án dạy học có nội dung kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong bài “ Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng ” Vật lý 10 cơ bản

BÀI 37: CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG (tiết 2) Tiết 2: HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT VÀ KHÔNG DÍNH ƯỚT

- Hiểu được hiện tượng mao dẫn và nguyên nhân của nó

- Mô tả được sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa trong trường hợp dính ướt, không dính ướt

2 Kĩ năng

- Giải thích được hiện tượng mao dẫn đơn giản gặp trong thực tế

- Biết sử dụng công thức tính độ chênh lệch mực chất lỏng của hiện tượng mao dẫn trong những trường hợp không phức tạp

- Rèn được kĩ năng quan sát và nhân xét kết quả thí nghiệm

- Hoạt động nhóm để tìm hiểu hiện tượng mao dẫn trong rễ cây và tác dụng của cây xanh đến việc bảo vệ môi trường, nhằm ứng phó với BĐKH

3 Thái độ

- Hứng thú, yêu thích môn Vật lý

- Có tinh thần tham gia phát biểu, xây dựng và đóng góp bài học - Phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu

- Có ý thức với sự ảnh hưởng của sự sống nhờ hiện tượng mao dẫn, các hiện tượng Vật lý do tác động của BĐKH đối với môi trường và đời sống con người

II Chuẩn bị 1 Giáo viên

- Một số thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt

Trang 39

- Chuẩn bị bài giảng điện tử bằng Powerpoint

2 Học sinh: Ôn lại các kiến thức về cấu tạo chất 3 Gợi ý sử dụng CNTT

- GV có thể biên soạn câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 1 – 3 SGK - Chuẩn bị hình ảnh về hiện tượng mao dẫn

- Chuẩn bị các hình ảnh trong giáo dục tích hợp ứng phó với BĐKH

III Phương pháp dạy học

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp phát hiện và giải quyêt vấn đề - Phương pháp diễn giảng

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng

IV Sơ đồ xây dựng kiến thức

V Tổ chức hoạt động dạy và học

1 Ổn định lớp (1 phút): Kiểm ta sĩ số, nề nếp, tác phong… 2 Kiểm tra bài cũ (5 phút )

- Câu hỏi: Nêu đặc điểm của lực căng bề mặt của chất lỏng? - Trả lời: Đặc điểm của lực căng bề mặt của chất lỏng: + Xuất hiện ở bề mặt chất lỏng

+ Điểm đặt: Trên đường giới hạn của bề mặt + Phương: Tiếp tuyến với bề mặt của chất lỏng

Tìm hiểu hiện tượng mao dẫn trong các rễ cây từ đó tìm hiểu các lợi ích trong việc trồng cây để bảo vệ môi trường, ổn định khí hậu

Trang 40

+ Độ lớn: F = l trong đó: là hệ số căng bề mặt, l là độ dài đường giới hạn bề mặt

3 Bài mới (4 phút)

Đặt vấn đề:

- Nước thì chảy từ chỗ cao đến chỗ thấp Vậy tại sao chiếc đèn dầu có thể cháy sáng liên tục nhờ dầu thấm được từ phía dưới lên phía trên của bấc đèn? Hay rễ cây có thể hút nước và các chất dinh dưỡng từ dưới đất lên thân cây?

- Để giúp các em trả lời câu hỏi này chúng ta đi vào tìm hiểu tiết 2 của bài 37

“Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng”

Hoạt động 1 (10 phút ): Hiện tượng dính ướt và không dính ướt Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung chính

- Đặt vấn đề: Lực căng bề

mặt gây ra một số hiện tượng đặt biệt ở bề mặt của chất lỏng Vậy khi cho chất lỏng tiếp xúc với bề mặt của chất rắn thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Để trả lời câu hỏi này ta đi vào II Hiện tượng dính nghiệm: Bây giờ cô nhỏ giọt nước lên mặt thủy tinh các em hãy quan sát

Ngày đăng: 24/04/2024, 23:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan