Nghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt NamNghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt Nam
Trang 1VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN THUẦN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÂY THẠCH ĐEN Ở VÙNG ĐÔNG BẮC
VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9 62 01 10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI, NĂM 2024
Trang 2VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học 1: HD1: PGS.TS Nguyễn Viết Hưng Người hướng dẫn khoa học 2 HD2: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng Phản biện 2: PGS.TS Trần Văn Quang Phản biện 2: PGS.TS Lê Tất Khương
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại:
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Vào lúc giờ, ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu Luận án tại:
1 Thư viện Quốc gia Việt Nam
2 Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Trang 3CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Nguyễn Văn Thuần, Nguyễn Viết Hưng, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Trang,
Nguyễn Thùy Giang, (2020) “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương pháp nhân giống vô tính đến khả năng sinh trưởng, phát triển cây Thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh
Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Thái Nguyên 225 (8): 330 – 335
ngày 31/7/2020
2 Nguyễn Văn Thuần, Nguyễn Viết Hưng, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Duy Đăng,
Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Thùy Giang, (2020) “Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp
phân bón đến sinh trưởng và năng suất cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”
Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Thái Nguyên.225 (8): 403– 408 ngày 31/7/2020.
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Cây thạch đen, tên gọi khác Tiên nhân đông, Tiên thảo hoặc Sương sáo, tên khoa
học là Mesona chinensis Benth Có nguồn gốc từ khu vực phương Đông, cây thạch đen
được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia và Việt Nam) Cây thạch đen là cây thân thảo, lá màu xanh đậm và hệ thống rễ phát triển mạnh Chiều dài của cây khoảng 40 - 60 cm, thân phân thành nhiều nhánh, lan ra trên mặt đất Lá mọc đối, dày, màu xanh đậm, hình trứng và mép lá có răng cưa Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành, nở vào cuối mùa Thu, đầu mùa Đông
Hiện nay, cây thạch đen được trồng ở nhiều nơi tại vùng Đông Bắc Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo, cung cấp nguồn thực phẩm và dược liệu cho cộng đồng dân tộc thiểu số ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, cây trồng này cho năng suất không cao so với với tiềm năng của nó Nguyên nhân chủ yếu là do người nông dân vẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật
cũ, trồng và chăm sóc dựa vào kinh nghiệm, giống tận dụng bằng thân vụ trước không chọn lọc Vì vậy, cần có những nghiên cứu khoa học về đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật tối ưu cho cây trồng này để nâng cao năng suất, chất lượng nguồn thực phẩm, dược liệu khi người dân sử dụng hoặc đưa ra thị trường, mang lại thu nhập kinh tế cao cho vùng sản xuất
Với nhận thức trên, tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu Đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở vùng Đông Bắc Việt Nam" làm Luận án Tiến sĩ Khoa học Cây trồng
2 Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây thạch đen ở một số vùng Đông Bắc Việt Nam nhằm đánh giá thực trạng sản xuất và xác định được các giải pháp kỹ thuật canh tác thạch đen phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, phục vụ sản xuất thạnh đen hàng hóa bền vững
2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được thực trạng trồng và chăm sóc cây thạch đen tại một số tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc
Trang 5Xác định được một số giải pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây thạch đen
Xây dựng được mô hình thâm canh thạch đen áp dụng những giải pháp kỹ thuật tại Cao Bằng và một số tỉnh miền núi phía Bắc phục vụ sản xuất hàng hoá
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Xác định được mẫu giống thạch đen có năng suất và chất lượng tốt, một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật canh tác góp phần cho nghiên cứu chọn tạo giống, canh tác, phát triển đa dạng hóa sản phẩm thạch đen
Xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm nông sinh học, giống tuyển chọn và biện pháp kỹ thuật nhân giống canh tác cây thạch đen là cơ sở khoa học để khai thác phát triển cây thạch đen hàng hóa tại vùng Đông Bắc Việt Nam
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đưa ra quy trình nhân giống, kỹ thuật thâm canh quản lý dịch hại tổng hợp, thu hoạch, sơ chế cây thạch đen phục vụ sản xuất hàng hoá phát huy thế mạnh điều kiện
tự nhiên sẵn có (cây trồng đặc sản bản địa) Ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân và các doanh nghiệp vùng thực hiện đề tài nghiên cứu cũng như các vùng có điều kiện sản xuất tương tự
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cây thạch đen và biện pháp kỹ thuật nhân giống, canh tác
- Cây thạch đen ở Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn phục vụ nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, quy trình kỹ thuật thâm canh, quản lý dịch hại tổng hợp
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Trên cơ sở thu thập các mẫu giống thạch đen tại vùng Đông Bắc Việt Nam, đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp kĩ thuật canh tác cho các giống được tuyển chọn tại xã Vũ Loan (nay là xã Văn Vũ), huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn;
xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và xã Kim Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
- Thời gian nghiên cứu: Các nội dung nghiên cứu của để tài được tiến hành từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2021
Trang 65 Những đóng góp mới của đề tài luận án
- Cung cấp những thông tin về hiện trạng tình hình sản xuất tiêu thụ, cơ hôi phát triển cây thạch đen cho vùng đông bắc Việt Nam làm cơ sở đề xuất hướng nghiên cứu, phát triển nguồn gien thạch đen
- Đánh giá đặc điểm thực vật, nông học và tuyển chọn giống thạch đen có năng suất và chất lượng cao phục vụ sản xuất thạch, thích hợp với vùng sinh thái tại 3 tỉnh đông bắc Việt Nam (Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn)
- Xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp, kỹ thuật nhân giống thạch đen bằng hom thân, mật độ trồng 100.000 cây/ha trong điều kiện vụ Xuân và vụ Hè thu Sử dụng lượng phân bón là 2,5 tấn hữu cơ vi sinh + 26 kgN + 40 kg P205 + 45kg K2O cây thạch đen cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất
6 Bố cục của luận án
Luận án có 139 trang, gồm : Mở đầu, chương tổng quan tài liệu, vật liêu nội dung
và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận và đề nghị, với 44 bảng
số liệu, 7 hình Có 77 tài liệu tham khảo, gồm 12 tài liệu tiếng việt, 65 tài liệu tiếng
nước ngoài
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Nguồn gốc và phân loại cây thạch đen
Cây thạch đen có tên khoa học: Mesona chinesis Benth, là một loài thực vật có
hoa trong họ Hoa môi Chúng mọc mạnh tại các khu vực Đông Á như đông nam Trung Quốc, Đài Loan và khu vực Đông Nam Á trên những vùng đất cỏ, đất cát và đất khô Ở Việt Nam, cây thạch đen mọc hoang dại ở vùng rừng núi và sau này được trồng nhiều ở một số tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lâm Đồng, Đồng Tháp và An Giang… [3], [4], [7], [59]
1.2 Đặc điểm hình thái và sinh sản của cây thạch đen
Cây thạch đen là loài cây thân thảo, có mùi thơm và có hệ thống rễ phát triển tốt Thân hình đứng mềm, bên ngoài thân có phủ một lớp lông thô, rậm Cây có chiều dài trung bình từ 40 - 60 cm, tùy điều kiện chăm sóc và thổ nhưỡng có thể dài tới 1m Cây thạch đen có khả năng phân nhánh nhiều từ gốc, nhánh tỏa ra phủ kín trên mặt đất
Trang 71.3 Điều kiện sinh thái của cây thạch đen
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng, phát triển của cây thạch đen là nhiệt độ và ẩm độ Cây thạch đen phát triển tốt ở nhiệt độ từ 200 - 250C, lượng mưa bình quân từ 1.500 – 2.000 mm, độ ẩm không khí là 80 - 85%, độ ẩm đất là
từ 70 - 80%
1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây thạch đen ở Việt Nam
Cây thạch đen là một loại cây được trồng phổ biến ở vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam Thân lá của cây được sử dụng trong sản xuất thạch đen, đây là một nguyên liệu dược phẩm tự nhiên lý tưởng Cây thạch đen có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có những chức năng y học đặc biệt, điều này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Thạch đen được coi là một nguồn tài nguyên quý giá trong lĩnh vực y học, với khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng và chức năng y học có lợi cho sức khỏe Sự phát triển và khai thác cây thạch đen tại Việt Nam được đánh giá cao vì khả năng mang lại giá trị kinh tế và giải quyết vấn đề đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng trồng cây này
1.5 Kết quả nghiên cứu cây thạch đen trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1 Kết quả nghiên cứu về giống
Với nhu cầu ngày càng tăng về thạch đen, việc sản xuất thương mại quy mô lớn loại cây trồng này đang được thúc đẩy Tuy nhiên, một trong những vấn đề phải đối mặt với việc thuần hóa rộng rãi loại thảo mộc này là thiếu giống cây trồng ưu việt cho các vùng trồng khác nhau Việc lựa chọn giống đối với cây thạch đen là việc quan trọng trong quá trình sản xuất cây thạch đen Có giống khỏe và sạch bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển mạnh, giảm chi phí chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh Do vậy, việc nghiên cứu các biện pháp giữ và tạo nguồn giống cho sản xuất đối với cây thạch đen là rất cần thiết
1.5.2 Kết quả nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật canh tác cây thạch đen
Kỹ thuật canh tác cây thạch đen yêu cầu các bước chuẩn bị đất trước khi trồng Đầu tiên, đất cần được cày bừa kỹ và làm sạch cỏ dại Đối với đất nương rẫy và đất đồi, cần tạo hốc theo đường đồng mức Đối với đất bằng, đất ruộng thì làm rãnh thoát nước xung quanh khu đất, lên luống rộng 1 - 1,5 m, cao 15 - 20 cm Làm rãnh ngang
Trang 8luống có kích thước rộng 5 -7 cm, sâu 7 -10 cm hoặc bổ hốc trồng có kích thước dài
15 cm, rộng 5 - 10 cm, sâu 7 - 10 cm
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Vật liệu cây giống
- Vật liệu nghiên cứu là các mẫu giống thạch đen Mesona chinesis Benth thu
thập được tại các địa bàn nghiên cứu Trong nghiên cứu này chọn 04 mẫu giống được sản xuất chính tại 03 địa phương để tiến hành nghiên cứu đặc điểm nông sinh học cây thạch đen: Giống thạch đen Na Rì thân trắng [giống Na Rì (NR)]; Giống thạch đen Cao Bằng thân trắng [giống Cao Bằng (CB)]; Giống thạch đen Lạng Sơn thân trắng [giống Lạng Sơn trắng (LST)]; Giống thạch đen Lạng Sơn thân đỏ [giống Lạng Sơn đỏ (LSĐ)] Mẫu giống thạch đen Cao Bằng được lựa chọn cho các nội dung nghiên cứu
2.1.2 Phân bón, các vật liệu có liên quan đến quá trình thực hiện đề tài
- Phân bón hữu cơ vi sinh Sông gianh, Phân Urea (46% N), Super Lân (16 - 20%
P2O5), Kali Clorua (60% K2O)
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Điều tra, đánh giá, thực trạng sản xuất và tiêu thụ cây thạch đen
Điều tra đánh giá thực trạng về sản xuất (điều kiện đất đai, quy mô diện tích, năng suất, giống và kỹ thuật canh tác hiện tại của người dân), chế biến và thị trường tiêu thụ thạch đen tại điểm triển khai, từ đó xác định được những khó khăn trở ngại chính và nhu cầu cần thiết của địa phương làm căn cứ lựa chọn ưu tiên các giải pháp
kĩ thuật triển khai thực hiện nghiên cứu
2.2.2 Đánh giá đặc điểm thực vật học, nông học của cây thạch đen
Đánh giá đặc điểm thực vật học (màu sắc, hình dạng thân, cành, lá, hoa, quả…); đặc điểm nông học (theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển của cây thạch đen như
chiều dài cây, động thái ra lá, khả năng phân cành, năng suất thân lá) để lựa chọn
giống có triển vọng cho năng suất cao
2.2.3 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh cây thạch đen
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến khả năng sinh trưởng của cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
Trang 9+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng đến năng suất, chất lượng thạch đen tại tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất, chất lượng thạch đen tại tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng thạch đen tại tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn
2.2.4 Xây dựng mô hình thâm canh Thạch đen
+ Xây dựng 03 mô hình thâm canh cây thạch đen được áp dụng từ kết quả nghiên cứu ở trên được lựa chọn tại các điểm nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Điều tra đánh giá thực trạng về giống, tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ thạch đen
Thu thập số liệu thứ cấp về quá trình chọn giống, sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ cây thạch đen tại các huyện Thạch An (Cao Bằng); Tràng Định (Lạng Sơn) và
Na Rì (Bắc Kạn) Sử dụng phương pháp SWOT để đánh giá những thuận lợi, khó khăn,
triển vọng phát triển cây thạch đen trên địa bàn thực hiện nghiên cứu
Điều tra nông dân trên địa bàn: xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng;
xã Kim Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn và xã Văn Vũ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn bằng phương pháp “đánh giá nhanh nông thôn” (RRA) phát phiếu điều tra tới các
hộ dân trồng thạch kết hợp phỏng vấn trực tiếp, thu thập số liệu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Tổng số hộ đã điều tra 270, cơ cấu 90 hộ/huyện Kết quả điều tra được
xử lý bằng phần mềm Excel 2010
2.3.2 Phương pháp mô tả, đánh giá đặc điểm nông sinh học của cây thạch đen
Mô tả các đặc điểm thực vật học bằng phương pháp quan sát trực tiếp trên đồng ruộng
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các mẫu giống thạch đen được chọn tại Na Rì, Bắc Kạn vụ Xuân và vụ Hè Thu 2018
+ Theo dõi đặc điểm thực vật học, sinh trưởng và phát triển của cây thạch đen + Theo dõi năng suất thân lá, hệ số nhân giống
+ Theo dõi chỉ tiêu chất lượng: phân tích hàm lượng polysacarit, hàm lượng
pectin, độ brix, độ nhớt, hàm lượng tro tổng số
Trang 102.3.3 Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cây thạch đen
- Thông qua các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp nhân giống, mật độ , lựa chọn mẫu giống trồng là giống thạch trắng Cao Bằng
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom giống đến khả năng sinh trưởng,
hệ số nhân giống cây thạch đen tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn vụ Xuân năm 2019 Thí nghiệm gồm 3 công thức ( CT1- phương pháp nhân giống bằng hom đoạn gốc, CT2 - đoạn thân và CT3 - đoạn ngọn) với 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh Diện tích ô thí nghiệm 15 m2 (3 x 5 m), tổng diện tích 135 m2, không tính dải bảo vệ
Thời vụ trồng: tháng 3 năm 2019, thu hoạch tháng 7 năm 2019
Mật độ trồng: 100.000 cây/ha (hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 20 cm)
Lượng phân bón cho 1 ha: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 35 kg N + 32kg P2O5 + 60 kg K2O
* Theo dõi sự sinh trưởng của cây thạch đen
+ Tỷ lệ sống (%); Tốc độ tăng trưởng chiều dài cây (cm/ngày); Tốc độ ra lá (lá/ngày); Hệ số nhân giống
* Theo dõi chiều dài cây cuối cùng, số cành, tổng số lá trên thân chính và năng suất thân lá cây thạch đen
Theo dõi một lần khi thu hoạch
+ Chiều dài cây cuối cùng (cm): Tổng chiều dài của cây đo được khi thu hoạch + Số cành (cành): Đếm tổng số cành trên cây
+ Tổng số lá trên thân chính (lá): Đếm tổng số lá trên thân chính
+ Năng suất thân lá lý thuyết (tấn/ha) = Khối lượng trung bình của 1 cây x mật độ cây/ha
* Đánh giá tính chống chịu sâu, bệnh
- Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata); Bệnh sương mai (Phytopthora infestans):
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng đến năng suất, chất lượng Thạch đen tại tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2019
Vụ Xuân gồm 3 công thức trồng: Công thức 1 (15/2); Công thức 2 (1/3) và công thức 3 (15/3)
Vụ Hè thu gồm 3 công thức trồng: Công thức 1 (10/7), Công thức 2 (25/7) và Công thức 3 (10/8)
Trang 11Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích
ô thí nghiệm 30 m2 (6 x 5 m), mật độ 100.000 cây/ha (50 x 20 cm) Giống sử dụng là giống Cao Bằng Phân bón: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 35 kg N + 32 kg P2O5 + 60 kg
K2O/ha
* Theo dõi chiều dài cây cuối cùng, số cành, tổng số lá trên thân chính và năng suất thân lá cây thạch đen
* Theo dõi một lần khi thu hoạch
+ Chiều dài cây cuối cùng (cm): Tổng chiều dài của cây đo được khi thu hoạch + Số cành (cành): Đếm tổng số cành trên cây
+ Tổng số lá trên thân chính (lá): Đếm tổng số lá trên thân chính
+ Năng suất thân lá lý thuyết (tấn/ha) = Khối lượng trung bình của 1 cây x mật độ cây/ha
* Đánh giá tính chống chịu sâu, bệnh
- Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata); Bệnh sương mai (Phytopthora infestans):
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất, chất lượng cây thạch đen tại tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2019
Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 30 m2 (6 x 5 m), mức phân bón 2 tấn phân vi sinh Sông Gianh + 35 kg N + 32 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha Giống sử dụng là giống thạch trắng Cao Bằng Mật độ được chia làm 6 công thức (CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6), trồng trên 2 loại đất (Đ1
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
+ Phân tích mẫu đất khu thí nghiệm
+ Chỉ tiêu sinh trưởng, sâu bệnh phương pháp theo dõi như thí nghiệm 2 ở trên
Trang 12Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón và đất đai đến năng suất, chất lượng Thạch đen tại tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2019
Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích
ô thí nghiệm 30 m2 (6 x 5 m), mật độ 100.000 cây/ha (50 x 20 cm) Giống sử dụng là giống thạch trắng Cao Bằng Phân bón được chia làm 4 mức (P1, P2, P3, P4), loại đất trồng gồm có 2 loại (Đ1 và Đ2), trong đó:
P1: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 35 kg N + 32 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha (đối chứng) P2: 2,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 26 kg N + 24 kg P2O5 + 45 kg K2O/ha
P3: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 18 kg N + 16 kg P2O5 + 30 kg K2O/ha
P4: 3,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 9 kg N + 8 kg P2O5 + 15 kg K2O/ha
Đ1: đất đồi; Đ2: đất ruộng
Công thức phân bón đối chứng được xây dựng dựa trên quy trình tạm thời về kỹ thuật nhân giống và canh tác cây thạch đen của Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cao Bằng
+ Chỉ tiêu sinh trưởng, sâu bệnh phương pháp theo dõi như thí nghiệm 2
2.3.4 Xây dựng mô hình thâm canh Thạch đen
Xây dựng 03 mô hình thâm canh Thạch đen, áp dụng từ kết quả nghiên cứu của nội dung 2 với quy mô 03 ha (01ha/tỉnh)
- Giống được lựa chọn sử dụng trong xây dựng mô hình thâm canh cây thạch đen
là 02 mẫu giống thạch đen Cao Bằng và giống thạch đen Na Rì, cụ thể:
+ Tỉnh Bắc Kạn: Sử dụng giống thạch đen Na Rì (01 ha)
+ Tỉnh Cao Bằng: Sử dụng giống thạch đen Cao Bằng (01 ha)
+ Tỉnh Lạng Sơn: Sử dụng giống thạch đen Na Rì (01 ha)
2.4 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
- Số liệu thí nghiệm được tổng hợp và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel
- Phân tích xử lý thống kê được tiến hành trên phần mềm thống kê xử lý số liệu SAS
Trang 13CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng về giống cây thạch đen tại Cao Bằng và các một số tỉnh miền núi phía Bắc
3.1.1 Thực trạng sản xuất cây thạch đen
- Đa số các hộ trồng thạch đen đều chưa được tập huấn về kỹ thuật sản xuất thạch đen Trong sản xuất hầu như không bón phân hoặc bón rất ít và không cân đối; không
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc sử dụng nhưng không đúng thời điểm, không đúng chủng loại, không đủ liều lượng Vậy nên, năng suất thạch đen tại vùng điều tra tương đối thấp, cụ thể như sau:
Tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, năng suất thạch đen khô trung bình cao hơn so với hai địa phương khác, do người dân có kinh nghiệm trồng thạch đen lâu năm
và áp dụng kỹ thuật mới Cụ thể, tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn năng suất cây thạch đen khô trung bình đạt 31,5 tạ/ha Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng có năng suất thạch đen khô trung bình đạt 41,3 tạ/ha Huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn có năng suất thạch đen khô trung bình 58,3 tạ/ha
3.1.2 Đặc điểm thực vật học của một số mẫu giống ở vùng nghiên cứu
Cây thạch đen ở Bắc Kạn, Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn đều một số đặc điểm
chung mô tả ban đầu của cây thạch đen Các địa điểm khác nhau có thể có những khác biệt nhỏ về màu sắc của thân, nguồn thạch giống và kích thước lá của cây thạch đen Tuy nhiên, các đặc điểm chung như chùm hoa, quả và kích thước thân không có sự khác biệt đáng kể giữa các địa điểm
Sự khác biệt giữa các đặc điểm của cây thạch đen tại các địa điểm có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Mỗi địa điểm có thể có điều kiện môi trường khác nhau, bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và đất Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thạch đen, gây ra sự khác biệt trong kích thước, màu sắc và hình dạng của lá, thân, hoa và quả Phương pháp quản lý và chăm sóc cây thạch đen cũng có thể gây ra sự khác biệt trong các đặc điểm của cây Điều này bao gồm việc điều chỉnh lượng nước, phân bón, kiểm soát côn trùng và bệnh hại, và các biện pháp khác để tạo ra môi trường tốt nhất cho cây thạch đen phát triển
3.1.3 Tình hình thu hoạch và tiêu thụ thạch đen tại các địa bàn nghiên cứu