Còn trong môitrường gia đình gia giáo thì những bạn trẻ sẽ có những hành vi chuẩn mực hơn, điểm tĩnh và cư xử đúng mực ít khi bị cảm xúc che mờ lí trí và cũng dễ thành công trong cuộc số
Trang 2DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN THEO
NHÓM:
STT Họ và Tên MSSV Nội dung
phân công Thời gian thực hiện thực hiện Kết quả Điểm của Nhóm
(Theo thang điểm 10)
Điểm của
GV (theo thang điểm 10)
1 Ngô Quốc
Thắng 23666271 sơ lược, đưa Viết dàn ý
ra vấn đề, xây dựng ý tưởng, tạo các buổi họp nhóm, đánh giá chất lượng công việc của các thành viên, kiểm tra và sữa chữa một số điểm bất hợp lí trong bài luận Đưa ra nguyên nhân của đề tài.
30/3/2024 Tốt 8,5
19/3/2024-2 Phan Lê Thế
Sơn 23676291 bản cho các Viết biên
buổi họp nhóm.
Tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi họp Xây dựng phần
mở đầu và phần kết luận của đề tài Tạo mẫu khảo sát thực trạng của đề tài.
30/3/2024 Khá 7,5
19/3/2024-3 Đỗ Lê Minh 23724351 Tổng hợp 19/3/2024- Tốt 8
Trang 3Thư nội dung
của các thành viên trong nhóm, tham gia đóng góp ý kiến cho các buổi họp, phụ trách phần word
để hoàn thành bài tiểu luận.
30/3/2024 Khá 7,5
30/3/2024 Khá 7,5
19/3/2024-6 Nguyễn Thị
Cẩm Ly 23641001 đóng góp ý Tham gia
kiến trong các buổi họp Xử lý
số liệu thông
30/3/2024 Khá 7,5
Trang 419/3/2024-qua các bài khảo sát của nhóm, đồng thời tìm kiếm thêm các số liệu khảo sát liên quan đến đề tài.
Trưởng Nhóm
Ngô Quốc Thắng
Trang 5MỤC LỤC
Phần I: MỞ ĐẦU 6
1.1 Lí do chọn đề tài tiểu luận 6
1.2 Mục đích của bài viết 7
1.3 Phương pháp thực hiện 7
PHẦN II NỘI DUNG TIỂU LUẬN 7
1 Trình bày phần lý luận về chủ đề tiểu luận 7
1.1.Các khái niệm cơ bản 7
1.2 Các kiểu hành vi sai lệch 8
1.3 Ý nghĩa của chủ đề đối với bản thân sinh viên hiện nay 12
2 Khảo sát thực trạng trẻ em có hành vi sai lệch 12
2.1 Thông qua các bài báo 12
2.2 Khảo sát online: 15
2.3 Kết luận 16
3.Nguyên Nhân Thực Trạng 17
3.1 Bản thân giới trẻ 17
3.2 Gia đình 17
3.3 Nhà trường 17
3.4 Bạn bè 17
3.5 Xã hội 18
4 Biện pháp khắc phục 18
4.1 Giới trẻ 18
4.2 Gia đình 18
4.3 Nhà trường 18
4.4 Bạn bè 19
4.5 Xã hội 19
Phần 3: KẾT LUẬN 19
PHỤ LỤC: BIÊN BẢN HỌP NHÓM 20
Phần I: MỞ ĐẦU
Trang 61.1 Lí do chọn đề tài tiểu luận.
Môi trường sống xung quanh của chúng ta sẽ quyết định đến suy nghĩ, tư duy và những hành vi của bản thân mỗi người chúng ta “Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn dành nhiều thời gian” đây là một câu nói nổi tiếng, nó phản ánh về môi trường sống tác động đến lối sống của bạn mạnh mẽ đến mức nào Và trong thời đại ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã góp phần giúp cho các bạn trẻ có cơ hội gần gũi để tìm hiểu, khám phá về văn hóa của các vùng miền trong nước và của bạn bè quốc tế và từ đó cũng
dần hình thành nên những hiểu biết và thay đổi về hành vi
Thực tế rằng hiện giờ các trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube, là nhữngcái tên rất quen thuộc với mọi người trong chúng ta Nhất là đối với các bạn trẻ ở thế hệhiện tại Đó là nơi mà mọi người tương tác, chia sẻ với nhau bằng những hình ảnh, video
và tin nhắn mà lại không phải chi trả khoản phí nào Và những công ty chuyên về các ứngdụng mạng xã hội đó họ không ngần ngại chi ra một số tiền lớn, hàng triệu đô mỗi nămchỉ để lấy sự chú ý của bạn, để giữ chân bạn với ứng dụng của họ lâu nhất có thể Và vớicông nghệ và sự phát triển kinh tế của Việt Nam và đủ loại mặt hàng điện tử thông minh,thì ngày nay đa số mỗi gia đình không khó để đầu tư cho con cái những thiết bị thôngminh phục vụ cho mục đích tra cứu, học tập Cũng từ sự tò mò, ham khám phá nên cáccác bạn đã có thể tiếp cận với mạng xã hội rất sớm, một công cụ như một con giao hailưỡi nếu như không có sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm Khi các bạn trẻtiếp xúc với những nội dung số có xu hướng xấu, lệch lạc, vi phạm về mặt đạo đức thì rất
dễ hình thành nên những tư duy, suy nghĩ lệch lạc dẫn đến những hành động, hành vi sailệch Trong thời gian gần đây thì thời sự cũng lên nhiều bản tin liên quan đến những hành
vi sai lệch của giới trẻ khi tiếp xúc với mạng xã hội
Gia đình là nơi mà các bạn sẽ thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, chuyện trò với những ngườithân của mình Điều đó ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách cũng như là hành vi củabạn trẻ Trong môi trường mà gia đình liên tục cãi vả, nói năng thô tục, hay có nhữngcuộc bạo lực gia đình thì những bạn trẻ đó sẽ có xu hướng hành vi kiểu giống như vậysau này nếu không có sự gặp gỡ trao đổi với người khác để thay đổi Còn trong môitrường gia đình gia giáo thì những bạn trẻ sẽ có những hành vi chuẩn mực hơn, điểm tĩnh
và cư xử đúng mực ít khi bị cảm xúc che mờ lí trí và cũng dễ thành công trong cuộc sống.Bạn bè xung quanh cũng là một nhân tố không thể thiếu tác động nên hành vi của giới trẻđây là nơi mà các bạn cũng thường xuyên gặp gỡ trên trường lớp, khi đi chơi, làm việcnhóm, nhắn tin qua mạng xã hội và thường cùng nhau khám phá những điều mới lạ Vìthế việc hình thành nên những hành vi cũng dần hình thành qua những nhóm bạn mà cácbạn tiếp xúc Các bạn sẽ có xu hướng nhậu nhẹt, hút thuốc nếu nhóm của bạn có xuhướng như vậy hoặc là các bạn sẽ để ý đến nhan sắc, hình thể của mình nếu như nhómbạn của mình hay đến phòng tập thể hình, chạy bộ, đạp xe, chơi đá banh
Trong thời gian qua nổi lên những hiện tượng mạng có những hành động trái với chuẩnmực đạo đức như “Khá Bảnh”, “Huấn Hoa Hồng”, và những clip liên quan đến khiêu
Trang 7dâm, mà hiện nay được các bạn trẻ coi là thần tượng trên không gian mạng, và các bạn trẻ
có xu hướng bắt trước theo Vì thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, mà hiện nay các bạnlại bị đầu độc trên không gian mạng, và các mối quan hệ xung quanh dẫn đến có nhữnghành vi sai lệch nên nhóm em đã quyết định chọn đề tài tiểu luận “Tìm hiểu về sự sai lệchhành vi ở giới trẻ hiện nay và cách khắc phục” để làm đề tài nghiên cứu Để hiểu rõ được
cơ chế và từ đó tìm ra những biện pháp để hạn chế những sự sai lệch của hành vi của giớitrẻ hiện nay bằng những phương pháp mềm dẻo mà hiệu quả nhất
1.2 Mục đích của bài viết.
Mục đích của bài viết này để nghiên cứu về hành vi của giới trẻ nó được hình thành xuất phát từ đâu, và tại sao lại xuất hiện nên những sự sai lệch về hành vi của giới trẻ Cũng như là đem đến cho đọc giả và các bạn trong độ tuổi còn trẻ những góc nhìn, nghiên cứu, chắt lọc thông tin để từ đó có được những biện pháp khắc phục tốt nhất
1.3 Phương pháp thực hiện
Phương pháp luận
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp nghiên cứu đinh lượng
PHẦN II NỘI DUNG TIỂU LUẬN
1 Trình bày phần lý luận về chủ đề tiểu luận
1.1.Các khái niệm cơ bản
Hành vi sai lệch thường được sử dụng trong các lĩnh vực như tâm lý học, xã hội học
và hệ thống pháp luật để mô tả những hành động mà một cá nhân thực hiện mà khôngtuân thủ các quy tắc, chuẩn mực hoặc giá trị xã hội chung Hành vi vi phạm cácchuẩn mực xã hội chính là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, là hành vi lệchchuẩn, hành vi không được xã hội chấp nhận Như vậy, có thể hiểu hành vi sai lệchchuẩn mực xã hội là bất kì hành vi nào không phù hợp với sự mong đợi của một nhómhoặc của xã hội Nói cách khác, hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội hay còn gọi là hành
vi lệch chuẩn là hành vi chệch khỏi các quy tắc, chuẩn mực của nhóm hay của xã hội
Ví dụ: Giết người, trộm cắp, tham ô, nghiện ngập, mại dâm
Chuẩn mực xã hội là gì? Là “các quy tắc quy định hành vi có thể chấp nhận đượctrong các tình huống cụ thể” Chuẩn mực xã hội là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòihỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định về tính chất,mức độ, phạm vi, giới hạn của hành vi, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉcương của xã hội Chuẩn mực xã hội có nguồn gốc từ thực tiễn xã hội, được hìnhthành, nảy sinh từ chính nhu cầu thiết yếu cần có phương tiện điều tiết, điều chỉnh cácmối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp trong đời sống xã hội, định hướng cho hành vi
xã hội của các thành viên Chúng được tạo thành từ ý chí chung của các thành viêntrong xã hội, các nhóm xã hội, các giai cấp, nhằm củng cố hay phục vụ cho các nhu
Trang 8cầu, lợi ích của họ Chuẩn mực xã hội phản ánh tính chất, nội dung các quan hệ xãhội, thể hiện bản chất và thực tiễn đời sống xã hội
Để xác định một hành vi có phải là lệch chuẩn hay không Trước hết phải xác định cácquy tắc văn hoá của xã hội (nhóm) mà chủ thể hành vi đang sống Trên cơ sở đó xácđịnh mức độ phù hợp giữa hành vi của cá nhân, nhóm với quy tắc đó Một hành vi cánhân, nhóm bao giờ cũng là một hành vi xã hội Nó có thể là bình thường hay lệchchuẩn, tuỳ thuộc vào giá trị của nó đối với xã hội Nó có thể được thừa nhận là đúngđắn trong nền văn hoá xã hội này nhưng lại bị coi là lệch chuẩn so với văn hoá xã hộikhác
Ví dụ : Đối với người Việt chúng ta ăn thịt heo hay thịt bò không thành vấn đề, nhưng ăn
thịt bò đối với người chăm theo đạo Bàlamôn hay ăn thịt heo đối với người Chăm theođạo Hồi giáo là những hành vi lệch lạc
1.2 Các kiểu hành vi sai lệch
Thực tế chỉ ra rằng, trong tất cả những khu vực hoạt động cơ bản của con người, khôngnơi nào không có những quy định, quy ước được công nhận dưới dạng các chuẩn mực đểđiều chỉnh và kiểm soát các hành vi xã hội Đồng thời, nơi nào tồn tại các chuẩn mực xãhội, nơi đó cũng hàm chứa những vấn đề của sự sai lệch Nói một cách chính xác, sự lệchchuẩn cũng như các tật bệnh xã hội, khi nhiều, khi ít đều có thể nảy sinh và tồn tại ở bất
cứ nơi nào và lĩnh vực nào có những hoạt động của con người Bởi vậy, nếu lấy các dạnghoạt động cơ bản của con người trong xã hội làm nền tảng, chúng ta có thể xếp đặt vàvạch ra được một lược đồ khái quát về những hành vi sai lệch, những tệ nạn xã hội vàtrên cơ sở đó tìm hiểu sự tác động nội sinh giữa chúng
Phân loại theo lĩnh vực chuẩn mực xã hội bị vi phạm: Do nhu cầu điều chỉnh các
quan hệ trong đời sống xã hội, có nhiều loại chuẩn mực xã hội được quan tâm như chuẩnmực pháp luật, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực chính trị, Có những chuẩn mực quyđịnh đối với các cộng đồng nghề nghiệp hoặc nhóm đối tượng cụ thể như chuẩn mực đạođức nhà giáo; chuẩn mực đạo đức của học sinh, sinh viên, Tương ứng có các dạng hành
vi sai lệch như: Vi phạm pháp luật; vi phạm nội quy, quy chế, quy định, đạo đức, Theo
đó, ngành giáo dục cần xây dựng quy chế, quy định về đánh giá đạo đức, điểm rèn luyện
Trang 9của học sinh,sinh viên mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm Những hành vinào không phù hợp với chuẩn mực hành vi xã hội là hành vi sai lệch
Phân loại theo tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại: Căn cứ vào tính chất
của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại có thể phân ra hai loại: Hành vi sai lệch tích cực vàhành vi sai lệch tiêu cực
- Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực
xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội Hành vi sai lệch tíchcực không cần ngăn chặn, nhưng cần được quản lí để không dẫn tới phá vỡ các chuẩnmực khác
- Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực
xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xãhội Theo cách phân loại này, những thay đổi về quan niệm văn hóa cần được cập nhậtthường xuyên Nhà trường cần tổ chức các tọa đàm chuyên đề giúp trao đổi về nhận thức
và định hướng hành vi cho học sinh, đồng thời tạo bầu không khí dân chủ, phù hợp vớimôi trường học đường, để học sinh được bộc lộ quan điểm của mình
Phân loại theo mục đích và ý thức của chủ thể thực hiện hành vi: Dựa vào mục đích
của hành vi, sai lệch chuẩn mực xã hội được phân loại theo hai nhóm cơ bản: Hành vi cóchủ đích và hành vi lầm lạc Những người thực hiện hành vi có chủ đích hiểu rõ việc thựchiện là không đúng chuẩn mực xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện vì ý định, lợi ích.Người thực hiện hành vi lầm lạc không ý thức được việc mình làm là sai trái hoặc không
cố ý thực hiện hành vi Hành vi lầm lạc cũng có thể được thực hiện do các bệnh lí hoặc
do nhận thức Xác định cụ thể các nhóm hành vi theo tiếp cận này giúp nhà giáo dục phânloại các nhóm đối tượng giáo dục để lựa chọn biện pháp giáo dục thích hợp
Phân loại theo mức độ, phạm vi ảnh hưởng của hành vi: Dựa vào mức độ, phạm vi
ảnh hưởng đến xã hội, có các loại hành vi: Vi phạm pháp luật; vi phạm trật tự xã hội; viphạm kỉ luật; vi phạm tệ nạn xã hội; vi phạm lối sống đạo đức; vi phạm truyền thống vănhóa, Cách phân loại này cần được thể hiện trong quy chế, quy định của nhà trường vềđánh giá đạo đức, điểm rèn luyện của học sinh,sinh viên
Phân loại theo chủ thể thực hiện hành vi: Dựa vào chủ thể hành vi, có hành vi sai lệch
của tập thể và hành vi sai lệch của cá nhân Hành vi sai lệch của tập thể là hành vi đượcthực hiện ở cấp độ nhóm Hành vi sai lệch của cá nhân là hành vi do cá nhân thực hiện.Ảnh hưởng của các hành vi sai lệch có tính tập thể thường nghiêm trọng hơn Biện phápcan thiệp đối với hai loại hành vi cũng khác nhau Trong từng nhóm hành vi nêu trên cócác phân nhóm cụ thể hơn Ví dụ, nhóm hành vi sai lệch có chủ đích có thể chia thànhcác hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai lệch thụ động Hành vi sai lệch chủ động làhành vi có ý thức, có tính toán, chủ động, cố ý vi phạm, cố tình phá vỡ hiệu lực của cácchuẩn mực xã hội Hành vi sai lệch thụ động là hành vi sai lệch được thực hiện một cách
bị động hoặc do lôi kéo vào hành động sai phạm Việc tiếp cận phân loại đầy đủ cần quan
Trang 10tâm đến cả tính chất của hành vi, nguyên nhân có hành vi, chủ thể của hành vi và biệnpháp can thiệp.
Hành vi sai lệch xã hội có những đặc điểm cơ bản như sau:
Tồn tại trên một phạm vi, một địa bàn rộng lớn: Hành vi sai lệch xã hội tồn tại ở mọi
quốc gia trên thế giới, có ở mọi ngóc ngách của đời sống xã hội Hành vi này có ở mọitầng lớp, mọi giai cấp – từ một người, nhóm nhỏ 2-3 người, đến cả một tập thể, một cộngđồng, một dân tộc, một đất nước, một khu vực… bởi con người tồn tại với biết bao hoạtđộng xã hội khác nhau, song lại có quan hệ với nhau
Diễn ra ở mọi cấp độ, mức độ khác nhau: Hành vi sai lệch xã hội diễn ra ở mọi cấp độ,
mọi mức độ khác nhau từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ thô
sơ đến tinh vi, từ nhẹ nhàng đến nặng nề…, sai lệch xã hội ở mức độ nhỏ bé – đó có thể
là nói chuyện trong giờ học nên không theo dõi được bài học và không hiểu bài; nói to,gây ồn ào ngoài đường phố làm ảnh hưởng đến trật tự và văn minh đô thị Ở mức độ caohơn, có thể là ăn nói bậy bạ, chửi thề nơi công cộng; ăn mặc hở hang, lố lăng, phản cảmnơi công cộng; nói dối, vô lễ, thất hứa… Mức độ cao nhất của sai lệch xã hội là nhữnghành vi phạm tội như cướp của, đốt nhà, giết người…
Vừa có tính nhất thời, vừa có tính bền vững: Có những sai lệch có tính tạm thời, nhất
thời, song có những sai lệch lại mang tính ổn định, bền vững Chúng có thể mang tínhthuận nghịch, khả hồi, song cũng có thể không thể phục hồi, vãn hồi hay đảo ngược Ví
dụ cho những sai lệch xã hội nhất thời người ta thường nói đến những phản ứng rất khácnhau của trẻ em mới lớn Những phản ứng này thể hiện đặc tính khủng hoảng của lứa tuổigiai đoạn vị thành niên và tạo ra những phức tạp đáng kể cho chính những đứa trẻ, cũngnhư những người xung quanh Bên cạnh đó, những sai lệch xã hội lâu dài như là việc sửdụng rượu bia hay các chất kích thích khác trong nhiều năm liền, thường được gọi lànghiện ngập, và gây nhiều tổn hại cho sức khỏe
Có cả sai lệch mang tính tích cực: Nói đến sai lệch xã hội, người ta thường chỉ nghĩ đến
những vấn đề có tính tiêu cực, xấu xa Song, xét trong một bối cảnh xã hội với những tiêuchuẩn xã hội nhất định, lệch lạc xã hội có cả lệch lạc tích cực Lệch lạc xã hội có tính tíchcực là những hành vi, hành động, việc làm tạo điều kiện cho phát triển nhân cách và tiếnhóa xã hội, ví dụ như sự “vượt trước” trong tư duy và hành động theo chiều hướng tíchcực, sáng tạo… Trong một nhóm bạn, có thể có một cá nhân vượt trội hơn những ngườikhác về các tiêu chuẩn của một nền văn hóa lý tưởng, người đó có vẻ hãnh tiến, ‘lên mặtđạo đức’ với những người khác Như vậy, ít nhiều người đó đã có biểu hiện của hành visai lệch xã hội, song những biểu hiện này trong chừng mực nhất định có tính tích cực bởithể hiện được những ưu điểm nổi trội của cá nhân
Hình thức đa dạng, phong phú: Hành vi sai lệch xã hội rất đa dạng, phong phú, nhiều
hình thức, nhiều kiểu khác nhau, tùy thuộc từng nền văn hóa khác nhau Bởi, hành vi lệchlạc của nền văn hóa này chưa chắc đã là hành vi lệch lạc ở một nền văn hóa khác Ở Ấn
Trang 11Độ ăn bốc bằng tay, song ở nơi khác cách ăn như vậy lại không được chấp nhận; ở ViệtNam sử dụng đũa khi ăn, còn ở đa số các nước Châu Âu, khi ăn uống lại sử dụng dao, nĩaNhiều ví dụ minh chứng cho sự phong phú, đa dạng của hành vi sai lệch xã hội trong sự
so sánh với rất nhiều khác biệt của các nền văn hóa ở các quốc gia, các dân tộc, các cộngđồng khác nhau trên thế giới
Có tính mơ hồ, không rõ ràng: Một đặc điểm nữa của hành vi sai lệch xã hội là rất mơ
hồ, không rõ ràng Đây là một đặc tính rất đáng quan tâm của sai lệch xã hội, khi mộthành vi sai lệch có biểu hiện nước đôi, không rõ ràng, vừa có thể đúng, vừa có thể sai Đó
là những hành vi mà có thể đúng đắn, được cho phép thực hiện ở nơi này, song lại thànhsai trái, lệch lạc, không được phép ở một nơi khác Ở nhiều quốc gia trên thế giới, dichuyển giao thông luôn ở bên tay trái, song ở nhiều nước khác lại quy định phải đi bêntay phải
Thay đổi theo không gian và thời gian: Hành vi sai lệch xã hội luôn biến đổi theo lịch
sử, thay đổi theo không gian và thời gian Nói cách khác, việc xác định hành vi lệch lạctùy thuộc vào địa điểm và thời điểm thực hiện hành vi đó Một hành vi được phép ở chỗnày hoặc lúc này, song nó có thể trở thành hành vi lệch lạc ở chỗ khác, lúc khác Ví dụnhư hút thuốc lá có thể được phép hút ở chỗ này, nhưng không được phép hút ở chỗ khác
Áo dài tứ thân, một chuẩn mực trong ăn mặc của phụ nữ Việt Nam ngày xưa, ngày nay sẽkhông phù hợp và không sử dụng phổ biến
1.3 Ý nghĩa của chủ đề đối với bản thân sinh viên hiện nay.
Với chủ đề này, sẽ giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn một cách cụ thể, trực quan hơn về sựsai lệch trong chuẩn mực xã hội Để từ đó, sinh viên ý thức trong việc điều chỉnh hành vicủa mình cho đúng với chuẩn mực của môi trường, xã hội Việc nắm bắt được nhữnghành vi sai lệch là rất cần thiết giúp sinh viên có thể tạo ra cho mình được các kế hoạchrèn luyện bản thân có bản lĩnh trước những cám dỗ, biết đánh giá được cái đúng cái sai
để không mắc phải, ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xãhội, có ý thức giúp đỡ, giáo dục cho những người xung quanh cùng lên án, phản đốimạnh mẽ những biểu hiện của việc sai lệch hành vi xã hội của bạn bè, người thân và cộngđồng Việc hiểu và tuân thủ các chuẩn mực xã hội không chỉ là một phần quan trọngtrong việc hình thành đạo đức và phẩm chất cá nhân của sinh viên, mà còn giúp tạo ramột môi trường học tập, môi trường sống tích cực và lành mạnh cho cả cộng đồng
2 Khảo sát thực trạng trẻ em có hành vi sai lệch
2.1 Thông qua các bài báo
-Hành vi bạo lực:
Trang 12 Qua biểu đồ trên ta thấy được đa phần các vụ việc xích mích, đánh nhau có
sử dụng hành vi bạo lực chủ yếu xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi thanhthiếu niên do chưa có nhận thức đúng đắn về các hành vi của bản thân, cũngnhư tính hiếu thắng, thích tranh đua, hơn thua với mọi người xung quanh
-Bạo lực học đường: Số liệu mới nhất của Bộ GD&ĐT cho thấy trong một năm học, cả
nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau
VD: Vụ việc nữ sinh lớp 10 tại Trường THPT Chuyên - Trường Đại học Vinh, Nghệ An
tự tử nghi do bị bạo lực đường Nguyên nhân chính xác của vụ việc hiện vẫn đang được
cơ quan công an điều tra làm rõ Tuy nhiên, trên mạng xã hội lan truyền thông tin chorằng nữ sinh bị bạn đánh, ngược đãi, áp đảo tâm lý, xin chuyển trường nhưng chưa đượcthì xảy ra sự việc đau lòng Theo thông tin từ gia đình cung cấp, nữ sinh khóa trái cửa và
tự tử vào ngày 16/4
-Bạo lực qua không gian mạng: Ở Việt Nam theo một cuộc khảo sát vào năm 2023 của
chương trình nghiên cứu internet và xã hội thì có 78% người dùng khẳng định mình từng
là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội, 61,7%từng chứng kiến hoặc là trở thành nạn nhân của những lời phỉ báng, xúc phạm và có46,6% từng bị vu khống, bịa đặt thông tin Và chính những lời nói ác ý, phỉ báng, xúcphạm từ những “anh hùng bàn phím” đã khiến cho không ít người rơi vào trầm cảm thậm