THAM LUẬNCỦA THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAIMột số kết quả nổi bật trong tổ chức thực hiện chức năng quyết định và giám sát tại địa phươngThưa toàn thể Hội nghị !Tham dự Hội n
Trang 1THAM LUẬN CỦA THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Một số kết quả nổi bật trong tổ chức thực hiện chức năng quyết định
và giám sát tại địa phương
Thưa toàn thể Hội nghị !
Tham dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, thay mặt Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai xin gửi lời chúc sức khỏe tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Trung ương, các đồng chí Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố cùng toàn thể quý vị đại biểu tham dự Hội nghị Chúc hội nghị thành công tốt đẹp
Kính thưa quý vị đại biểu!
Trước tiên, tôi hoàn toàn thống nhất với Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024 do đồng chí Trưởng Ban công tác đại biểu vừa trình bày
Về phía địa phương, qua tổng kết các mặt công tác năm 2023 và tình hình thực tiễn hoạt động của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh, thay mặt Thường trực HĐND
tỉnh Gia Lai xin báo cáo với hội nghị “Một số kết quả nổi bật trong tổ chức thực hiện chức năng quyết định và giám sát tại địa phương”.
Thưa quý vị đại biểu!
Năm 2023, tỉnh Gia Lai mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo hỗ trợ kịp thời của Trung ương; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy; các quyết sách phù hợp, chủ động và giám sát có hiệu quả của HĐND tỉnh; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của UBND tỉnh; sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của các cấp và các ngành; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị do đó tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai duy trì được
sự ổn định; nhiều ngành khôi phục và tăng trưởng hơn so với cùng kỳ; các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội đều cơ bản đạt và vượt so với kế hoạch mà Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra; thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách cho các đối tượng thụ hưởng Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh giữ vững ổn định
Trong thành tựu chung đó, có một phần đóng góp quan trọng của HĐND tỉnh,
với tinh thần "đồng hành cùng UBND tỉnh" quyết định các vấn đề quan trọng của địa
phương, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai
Trang 2thực hiện các cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý quan trọng giúp UBND tỉnh thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Cụ thể:
Trong năm 2023, HĐND tỉnh Gia Lai đã tổ chức 07 kỳ họp (gồm: 05 kỳ họp
chuyên đề; 02 kỳ họp thường lệ), ban hành 119 nghị quyết thuộc thẩm quyền (22 nghị quyết QPPL, 97 nghị quyết không QPPL), trong đó có nhiều nghị quyết quan
trọng có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là việc thực hiện
3 Chương trình mục tiêu quốc gia theo phân cấp thẩm quyền của Chính phủ, HĐND tỉnh đã ban hành 17 nghị quyết quy phạm pháp luật (năm 2023 ban hành 06 nghị quyết) đảm bảo các nhiệm vụ theo thẩm quyền, tạo tính thống nhất, đồng bộ giữa quy
định của Trung ương và địa phương, qua đó đã tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
Các hoạt động giám sát tại kỳ họp được duy trì và thực hiện thông qua việc tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, thảo luận, góp ý những nội dung quan trọng, làm rõ những vấn đề còn hạn chế trong báo cáo hoạt động của Thường trực, các Ban HĐND, UBND tỉnh và các cơ quan tư pháp
Hoạt động giám sát, khảo sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh, tổ đại biểu và cá nhân đại biểu HĐND tỉnh được thực hiện ngày càng chất lượng và mang lại hiệu quả thiết thực Sau giám sát, HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh đã có 368 kiến nghị gửi các cơ quan
Trung ương, các cấp, các ngành địa phương (Đến nay đã có 242/368 kiến nghị được giải quyết (đạt 65,7%), còn 126/368 kiến nghị (chiếm 34,3%) đang được giải quyết)
Đặc biệt, thông qua kết quả giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về “Về tình hình thực hiện và triển khai các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018
- 2022”, Thường trực HĐND tỉnh nhận thấy: Quá trình triển khai thực hiện các dự án
kêu gọi đầu tư vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc giữa các luật, nghị định của Chính phủ, thông tư của một số Bộ, ngành và đã kiến nghị cấp có thẩm quyền nghiên cứu,
đề xuất sửa đổi, bổ sung, điển hình như: Quy định về kinh phí tài trợ để lập quy hoạch giữa các Luật: Xây dựng, Quy hoạch đô thị và Luật Phòng chống tham nhũng chưa có
sự thống nhất, đồng bộ; mẫu thuẫn giữa luật và một số nghị định cũng chưa thống
nhất như: Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các văn bản QPPL
có liên quan không quy định cụ thể các bước lập và công bố danh mục dự án thu
Trang 3hút đầu tư; Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP chưa thống nhất với quy
định tại Luật Đầu tư năm 2020; Luật Đất đai 2013 và Điều 15 Nghị định số
43/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ có quy định cụ thể về thời gian gia hạn sử dụng đất, chậm sử dụng đất, thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ không quy định cụ thể về thời gian thực hiện cho từng loại hình dự án đầu tư;
Đồng thời, căn cứ nhiệm vụ đề ra của Chính phủ và HĐND tỉnh, kết quả thực hiện dự án đầu tư công năm 2023 của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng hiệu quả công việc triển khai chưa cao, còn nhiều dự án chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân vốn của tỉnh theo đánh giá của trung ương đạt thấp (9,98%), nhất là các dự án thuộc chương trình phục hồi phát triển kinh tế- xã hội sau đại dịch Covid-19 và các dự án trọng điểm của địa phương; việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc;… Do đó, để kịp
thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khơi thông những "điểm nghẽn" trong thực hiện
và triển khai các dự án đầu tư công của tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức
phiên giải trình về “Các dự án đầu tư công chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh từ năm
2021 đến năm 2023”, nhằm đánh giá tình hình, nguyên nhân chậm tiến độ triển khai
các dự án đầu tư công, nhất là những nguyên nhân chủ quan, từ đó xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan Qua phiên giải trình, Thường trực HĐND tỉnh đã kịp thời kiến nghị UBND tỉnh có giải pháp cụ thể và lộ trình thực hiện; đồng thời giám sát kết quả thực hiện của UBND tỉnh thông qua báo cáo hằng tháng cho Thường trực HĐND tỉnh Đến nay những bất cập, vướng mắc điểm nghẽn cơ bản đã được khơi thông, tiến độ giải ngân đạt yêu cầu, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2023 và những năm tiếp theo
Hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp thường lệ được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định Năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh đã xây dựng kế hoạch
và thực hiện thí điểm tổ chức tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn ứng cử theo hướng phát huy vai trò của đại biểu chuyên trách, theo đó tổ chức cho 36 đại biểu HĐND tỉnh đang công tác tại các cơ quan của tỉnh tham gia tiếp xúc cử tri trong và ngoài địa bàn ứng cử Kết quả thực hiện thí điểm cho thấy: Các đại biểu đã nắm bắt thêm thông tin, nguyện vọng của cử tri ngoài địa bàn ứng cử đối với HĐND và các cơ quan nhà nước
có liên quan để phản ánh tại kỳ họp tiếp theo của HĐND tỉnh, kịp thời giải quyết những khó khăn, bất cập cho cử tri và chính quyền địa phương các cấp Ngoài ra, Thường trực HĐND tỉnh còn tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa Thường trực HĐND tỉnh
và đại biểu HĐND tỉnh chuyên trách với viên chức, người lao động ngành y tế, với
Trang 4doanh nghiệp và hợp tác xã Qua hoạt động tiếp xúc chuyên đề đã tiếp nhận các kiến nghị phù hợp với quy định của pháp luật, qua đó đề nghị UBND tỉnh, các cơ quan hữu quan xem xét giải quyết theo thẩm quyền, đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định
Qua những kết quả hoạt động nổi bật của HĐND tỉnh Gia Lai trong năm 2023 khái quát nêu trên, tiếp tục khẳng định vai trò, uy tín, chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND trong việc quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, góp phần cùng cả nước hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm
2023
Kính thưa các vị đại biểu!
Bên cạnh, những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hoạt động của HĐND, vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế đó là: Một số quy định tại Luật Hoạt động
giám sát của Quốc hội và HĐND chưa có hướng dẫn như: Chưa có hướng dẫn cụ thể về công tác thi đua, khen thương đối với hệ thống các cơ quan dân cử, nhất là quy định, tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng, xếp loại đối với đại biểu HĐND; hướng dẫn chung thống nhất về công tác cán bộ liên quan HĐND các cấp; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 và Điều 24, Điều 26 Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa quy định cụ thể biện pháp chế tài đối với việc không thực hiện kết luận sau giám sát hoặc các đối tượng chịu sự giám sát chấp hành không nghiêm yêu cầu của đoàn giám sát, dẫn đến việc thực hiện chức năng giám sát gặp khó khăn, hiệu quả hạn chế, …
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp, tại Hội nghị này, thay mặt Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, tôi xin đề xuất các cấp có thẩm quyền một số kiến nghị như sau:
- Đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, nhất là quy định hướng dẫn cụ thể chế tài đối với các cơ quan, đơn vị và cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban Hội đồng nhân dân; quy định cụ thể quy trình thực hiện “hậu giám sát” để tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện hiệu quả
và chất lượng hơn hoạt động giám sát
- Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cần có quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác thi đua, khen thưởng đối với hệ thống các cơ quan dân cử, nhất là quy định, tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng, xếp loại mức độ thực hiện nhiệm vụ đối với
Trang 5đại biểu HĐND theo từng năm và cả nhiệm kỳ nhằm đảm bảo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 1206/NQ-UBTVQH13 ngày 13/5/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội “Quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND”.
- Để các địa phương triển khai dự án phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đồng bộ, liên thông từ HĐND tỉnh đến HĐND cấp huyện, cấp xã trong thời gian thực hiện
từ năm 2023 đến năm 2025 theo Kế hoạch số 389/KH-UBTVQH15 ngày 26/12/2022 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức triển khai thực hiện Đề án“Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, hướng dẫn của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của HĐND” Đề nghị Ban Công tác đại biểu sớm triển khai
dự án phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đồng bộ, liên thông từ Quốc hội đến HĐND cấp tỉnh và hướng dẫn các địa phương thực hiện phần mềm liên thông từ HĐND tỉnh đến HĐND cấp huyện đảm bảo tính đồng bộ với phần mềm liên thông từ Quốc hội đến HĐND cấp tỉnh
- Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện các đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức mới, đặc biệt là các chính sách, chế độ về công tác quản lý vốn, tài chính, đất đai, tài sản, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
Kính thưa Hội nghị, trên đây là một số kết quả nổi bật trong tổ chức thực hiện chức năng quyết định và giám sát tại địa phương năm 2023 Một lần nữa kính chúc
quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc; chúc hội nghị thành công tốt đẹp Xin trân trọng cảm ơn./