Đặc biệt, trong tháng 12 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tham gia học tập và nghiên cứu tại lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo để hoàn thành bài tiểu luận cũng như khóa học này Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu và các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến các thầy/cô chủ nhiệm lớp; các thầy, cô giáo người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận này
Do thời gian bị hạn chế và kinh nghiệm của bản thân về quản lý nhà nước chưa vững, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung cũng như hình thức Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và các bạn trong lớp.
Sau cùng, tôi xin chúc ban Lãnh đạo, cùng toàn thể các thầy, cô giáo của nhà trường luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt để đào tạo cho đất nước những cán bộ, công chức đầy đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức phục vụ cho nhân dân và cho đất nước.
Xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN
0
Trang 2PHẦN A: MỞ ĐẦU I LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là một phương thức vận chuyển rất phổ biến tại Việt Nam Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam và những cơ hội được tạo ra từ sự hội nhập của đất nước với khu vực và thế giới, nhu cầu vận chuyển nói chung và nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô nói riêng ngày càng lớn Trong cấu thành giá của sản phẩm, có một phần không hề nhỏ là giá vận chuyển hàng hóa Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, các nhà kinh doanh luôn hướng đến việc hạn chế tối đa được các khoản chi phí dịch vụ ví dụ như chi phí vận chuyển để từ đó làm tăng lợi nhuận Cũng chính vì vậy, có không ít cá nhân, doanh nghiệp đã bất chấp quy định của pháp luật, vận chuyển những chuyến hàng quá tải Điều này đã không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân lái xe và những phương tiện tham gia giao thông khác mà còn làm hư hại nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, khiến hằng năm Nhà nước phải bỏ thêm những khoản chi phí không hề nhỏ để sửa chữa, nâng cấp, cải tạo lại.
Những vi phạm liên quan đến tải trọng của hàng hóa đang gia tăng từng ngày, với những vụ việc nghiêm trọng và phức tạp, đã và đang đặt ra cho lực lượng chức năng phải tiến hành thường xuyên, mạnh mẽ và quyết liệt hơn việc kiểm tra, kiểm soát tải trọng hàng hóa Đặc biệt, trong tháng 12 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó đã đặc biệt gia tăng mức xử phạt tiền đối với trường hợp chở hàng vượt quá tải trọng xe, với mục đích phòng ngừa, hạn chế và nâng cao ý thức của các cá nhân, doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tải trọng hàng hóa.
Từ thực tế nêu trên và bản thân đang là một cán bộ công tác trong ngành Công an muốn hiểu biết thêm phần nào về quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý vi phạm liên quan đến tải trọng hàng hóa, tôi lựa chọn đề tài
“Xử lý tình huống trong tiếp công dân về giải quyết vi phạm giao thôngđường bộ”
II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Nhằm phân tích, tìm hiểu, đánh giá tình
huống để từ đó đề xuất đưa ra giải pháp trong quá trình giải quyết vi phạm giao thông đường bộ Qua đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện công tác quản lý quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Sử dụng phương pháp nghiên
cứu, phân tích các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và các quy định khác có liên quan, vận dụng vào
Trang 3IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Các quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và các quy định khác có liên quan.
- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: Trong khoản thời gian 5 năm (từ năm 2016 đến năm 2021).
2
Trang 4PHẦN B: NỘI DUNG I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1 Hoàn cảnh ra đời tình huống
Cùng với thực hiện phong trào toàn dân tham gia làm đường giao thông nông thôn, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, từ một tỉnh có hệ thống giao thông kém phát triển, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã phát triển khá đồng bộ, đa dạng với các loại hình giao thông đường bộ và đường thủy, tạo thuận lợi cho người dân trong giao thương, trao đổi hàng hóa, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, do các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn thiếu hoàn thiện, công tác quản lý và năng lực trong giải quyết các vi phạm còn nhiều sơ hở, yếu kém; trình độ dân trí của nhân dân ở địa phương còn thấp Nên trong thời gian gần đây, khi mà nhu cầu về vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình đang thi công trên địa bàn tỉnh tăng cao, kéo theo tình trạng xe chở vật liệu xây dựng như: cát, sạn, gạch, ngói, xi măng… cũng tăng cao Nhiều chủ phương tiện vì lợi nhuận mà bất chấp chở số lượng hàng hóa vượt mức cho phép.
2 Diễn biến tình huống
Thực hiện văn bản chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Quyết định của Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh và Kế hoạch của Thanh tra sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh về việc “Tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, kiểm soát tải trọng hàng hóa các phương tiện vận tải đường bộ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Đội Thanh tra giao thông - Sở Giao thông vận tải TP” Hồ Chí Minh đã lập phương án kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng hàng hóa các phương tiện vận tải đường bộ trên địa bàn huyện Sông Cần Giờ.
Trên cơ sở phương án đã được phê duyệt, vào hồi 23h00 ngày 20 tháng 04 năm 2021 trên đoạn đường Quốc lộ 12 thuộc địa phân xã Mường Lầm, huyện Sông Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh, tổ công tác số 1 do đồng chí Nguyễn Văn A – Thanh tra viên thuộc Đội Thanh gia giao thông - Sở giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh làm tổ trưởng cùng ba thành viên khác trong tổ phát hiện xe ô tô tải biển kiểm soát 56C-069.69 đang lưu thông theo hướng Cần Giờ – TP Hồ Chí Minh, có dấu hiệu chở vật liệu vượt tải trọng Tổ công tác đã phát tín hiệu yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe để kiểm tra Qua thủ tục kiểm tra giấy tờ, được biết lái xe tên là Trần Văn A, sinh năm 1970, hộ khẩu thường trú tại: xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, là lái xe thuê theo hợp đồng lao động với Công ty TNHH A và đang trên đường vận chuyển cát không phủ bạt che chắn khiến cát rơi ra đường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT Tổ công tác số 1 yêu cầu lái xe thực hiện việc di chuyển xe
Trang 5đến trạm cân để tiến hành kiểm tra tải trọng xe Kết quả kiểm tra trọng tải xe cho thấy, xe chở hàng vượt tải trọng thiết kế 120% Tổ công tác đã tiến hành:
- Lập Biên bản vi phạm hành chính số 0083621 đối với lái xe Trần Văn A với lỗi ''điều khiển xe mà tổng trọng lượng (kh Āi lượng toàn bô =) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 100% đến 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng'' quy định tại Khoản 5, Điều 33 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (sau đây gọi tắt là Nghị định s Ā 100/2019/NĐ-CP).
- Yêu cầu lái xe hạ tải ngay phần hàng vượt quá.
Để đảm bảo việc thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hạnh chính, Tổ công tác đã tạm giữ giấy tờ xe do tài xế xuất trình theo quy định, bao gồm: 01 Giấy phép lái xe ô tô hạng E.
Tại thời điểm kiểm tra xe ô tô Biển kiểm soát 56C-069.09, lái xe không xuất trình được bản gốc Đăng ký xe ô tô và chỉ mang theo bản sao Đăng ký xe và trên bản sao Đăng ký xe thể hiện chủ phương tiện là Công ty TNHH B, địa chỉ tại phường Quyết Thắng, TP Hồ Chí Minh do Ngân hàng TMCP và phát triển Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch TP Hồ Chí Minh cấp (có giá trị sử dụng đến hết ngày 18/01/2022).
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 12, Điều 30 Nghị định số 10/2019/NĐ-CP, cùng với hành vi của người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện xe ô tô sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với lỗi ''Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Điều 33 Nghị định này''.
Để tiến hành xác minh thêm thông tin làm cơ sở cho việc lập Biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện xe ô tô, Đội thanh tra giao thông đã gửi thông báo đề nghị Công ty TNHH A đến làm việc Tại buổi làm việc, đại diện công ty trình bày và cho biết xe ô tô Biển kiểm soát 56C-069.69 là phương tiện thuộc sở hữu của Công ty TNHH B và được Công ty TNHH A thuê theo hợp đồng thuê số 69/HĐ ngày 18/01/2021, thời hạn thuê 01 năm Chiếc xe này cũng đồng thời được công ty TNHH B sử dụng làm tài sản thế chấp để vay tín dụng tại Chi nhánh sở giao dịch TP Hồ Chí Minh - Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam Do đó Bản gốc đăng ký xe ô tô hiện đang do Ngân hàng này lưu giữ.
Sau khi xác minh được thông tin về chủ phương tiện xe, Đội Thanh tra giao thông đã tiến hành thông báo cho Công ty TNHH B, yêu cầu Công ty cử đại diện đến làm việc, lập Biên bản vi phạm hành chính số 0083622 với lỗi ''Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Điều 33 Nghị định
4
Trang 6này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Điều 33 Nghị định này'', và tạm giữ 01 Bản sao Giấy đăng ký xe ô tô Biển kiểm soát 56C-069.69 theo quy định.
Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, trên cơ sở đề xuất của Đội Thanh tra giao thông, Chánh thanh tra Sở giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh đã tiến hành:
- Ra Quyết định số SL 00083621 xử phạt vi phạm hành chính đối với lái xe Trần Văn A, với số tiền 7.500.000 đồng (bảy triệu năm trăm nghìn đồng chẵn).
- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 03 tháng (đ Āi với người điều khiển) kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.
- Ra Quyết định số SL 00083622 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH B, với số tiền 38.000.000 đồng (ba mươi tám triệu đồng chẵn).
Ngày 05 tháng 05 năm 2021, lái xe Trần Văn A và đại diện Công ty TNHH B đã đến trụ sở của Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh để nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Ngày 26 tháng 05 năm 2021, lái xe Trần Văn A đến trụ sở của Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh trình bày lý do hiện nay lái xe và Công ty TNHH A đã chấm dứt hợp đồng lao động, nên đề nghị được chấp hành quyết định xử phạt số SL 0083621 và nhận lại Giấy phép lái xe để lái xe hoàn thiện hồ sơ xin việc tại doanh nghiệp khác Sự việc này khiến việc xử lý vi phạm gặp khó khăn vì:
II PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TINH HUỐNG1 Cở sở lý luận
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 quy định cụ thể về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ;
- Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và
Trang 7- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông đường bộ.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ - Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ.
- Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
- Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông đường bộ; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật giao thông đường bộ.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
1.2 Thanh tra đường bộ
- Thanh tra đường bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ.
- Thanh tra đường bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;
+ Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ;
+ Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới Việc 6
Trang 8thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
+ Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1.3 Xử phạt vi phạm: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân mà có các biện pháp xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự Trong trường hợp các tổ chức này gây thiệt hại thì có trách nhiệm phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
2 Phân tích tình huống
Thứ nhất: Nếu tiến hành xử lý vi phạm trả giấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện thì đối tượng để xử lý lỗi bổ sung (Giấy phép lái xe) không còn Bản sao Giấy đăng ký xe hiện tại đã hết hạn Khả năng doanh nghiệp sẽ không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm vì không còn bị ràng buộc bởi đối tượng đảm bảo thi hành (Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, Sổ kiểm định xe), dẫn đến việc Nhà nước thất thu khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính Ngoài ra, việc này còn tạo ra tiền lệ không tốt, có thể là kẽ hở pháp lý để các doanh nghiệp lợi dụng trong các vụ việc tương tự.
Thứ hai: Nếu không tiến hành việc xử lý lỗi của người điều khiển phương tiện và tiếp tục tạm giữ giấy tờ của lái xe sẽ gây khó khăn cho lái xe trong việc sử dụng Giấy phép lái xe như để ký kết hợp đồng lao động, thi nâng hạng lái xe hoặc cấp đổi giấy phép lái xe
3 Mục tiêu xử lý tình huống
Thứ nhất: Xử lý dứt điểm hồ sơ vi phạm của người điều khiển và chủ phương tiện Không để tồn đọng vụ việc vi phạm Dùng các biện pháp nghiệp vụ và áp dụng các quy định của pháp luật để yêu cầu chủ phương tiện phối hợp giải quyết vi phạm, không để sự việc kéo dài ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước cũng như quyền lợi của các cá nhân có liên quan.
Thứ hai: Đảm bảo tính pháp lý trong quá trình xử lý vi phạm, cũng như xét đến quyền lợi của lái xe, đồng thời cương quyết xử lý đối với chủ phương tiện có thái độ thiếu ý thức tự giác chấp hành quyết định xử phạt.
Thứ ba: Thiết lập trật tự kỷ cương trong vận tải vật liệu xây dựng, đảm bảo tính răn đe, hạn chế và tiến tới việc chấm dứt hoàn toàn hành vi vi phạm về tải trọng hàng hóa.
4 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
4.1 Nguyên nhân
4.1.1 Khó khăn trong việc việc áp dụng quy định của pháp luật và do một s Ā quy định còn chưa phù hợp với thực tiễn
Trang 9Hiện nay, việc đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm chưa có quy định cụ thể trong trường hợp xử lý đối với lỗi hỗn hợp, các cán bộ xử lý vẫn dựa vào các quy định liên quan để xử lý “kép” với trường hợp người điềukhiển phương tiện vi phạm mà không đồng thời là chủ phương tiện Việc tạm giữ giấy tờ của lái xe trong tình huống nêu trên là dựa vào quy định của Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, khoản 6 điều này quy định: ''Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đ Āi với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ sau theo thứ tự: Giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt ''.
Như vậy pháp luật mới chỉ quy định trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm với lỗi của riêng cá nhân hay tổ chức mà chưa quy định cụ thể trong trường hợp lỗi hỗn hợp thì việc tạm giữ được tiến hành như thế nào, gây khó khăn cho cán bộ xử lý trong việc tiếp tục tạm giữ giấy tờ liên quan đến phương tiện vi phạm
để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt.
4.1.2 Thiếu sót trong hoạt động Quản lý Nhà nước
Các vi phạm hành chính trong hoạt động vận tải liên quan đến tải trọng hàng hóa diễn ra ngày càng tăng cả về mức độ nghiêm trọng và số lượng vi phạm, trong khi đó việc tạm giữ giấy tờ, chứng chỉ liên quan để đảm bảo thi hành pháp luật vẫn chưa phát huy hết ''hiệu quả đảm bảo'' Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp sẵn sàng chấp nhận ''thi lại bằng lái'' (hoặc báo mất bằng để làm lại) vì chênh lệch giữa số tiền xử phạt và việc thi lại bằng lái xe quá lớn (điều này được thể hiện ở s Ā biên bản tồn chưa xử lý trong khi đó bằng lái xe của lái xe đã hết hạn sử dụng từ lâu) Hiện nay, Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh đã lập được hệ thống phần mềm quản lý giấy phép lái xe nên trường hợp lái xe muốn thi lại bằng hoặc xin cấp lại bằng, với trường hợp đã từng bị xử lý hình thức tước bằng lái xe đều phải có văn bản của cơ quan giải quyết vi phạm xác nhận lái xe đã hết hạn tước bằng và đã chấp hành đúng quyết định xử phạt để đảm bảo lái xe không vì trốn tránh trách nhiệm tài chính khi bị xử phạt vi phạm hành chính mà khai báo gian dối khi làm hồ sơ xin cấp bằng mới hoặc thi bằng lái mới Tuy nhiên, việc quản lý chỉ thực hiện được với Giấy phép lái xe dạng thẻ PET, với những giấy phép lái xe dạng giấy việc quản lý chưa thực hiện đồng bộ và có khả năng bỏ lọt những trường hợp cố tình trốn tránh việc nộp phạt Đây cũng là điểm dễ bị cán bộ có thẩm quyền lợi dụng để làm sai hoặc tham nhũng, vì vậy một mặt phát huy điểm này, một mặt cũng nên có giải pháp thay đổi triệt để hơn, thành lập hệ thống xử lý thông tin đồng bộ để vừa đảm bảo thi hành quyết định xử phạt nhanh chóng thuận lợi, vừa không tạo cơ hội cho cán bộ phụ trách vi phạm pháp luật.
8
Trang 10Theo quy định của Bộ Tài chính, quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp (Thông tư s Ā 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính) Mặc dù pháp luật đã bổ sung thêm quy định này để nâng cao ý thức trong việc chấp hành quyết định xử phạt đúng thời hạn quy định Tuy nhiên, trường hợp mà người vi phạm không nộp phạt, thì việc quy định như vậy là chưa đủ sức răn đe, gây thất thu một khoản tiền phạt không hề nhỏ Pháp luật hiện nay cũng chưa quy định hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông qua việc trừ trực tiếp vào tài khoản của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Nhất là đối với những trường hợp lỗi hỗn hợp như trên, việc không chấp hành quyết định của doanh nghiệp đã gây ra không chỉ thiệt hại cho nhà nước mà còn gây ra thiệt hại cho cả cá nhân liên quan đến hành vi Hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và đầu tư các tỉnh tiến hành, trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp không yêu cầu doanh nghiệp phải có số tài khoản ngân hàng, việc mở tài khoản tại Ngân hàng chỉ là điều kiện bắt buộc đối với một số trường hợp thành lập với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc bắt buộc theo các quy định của Luật Thuế khi doanh nghiệp muốn phát hành hóa đơn bán hàng Vì vậy, kiến nghị bổ sung quy định của pháp luật liên quan để việc đảm bảo sự chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4.1.3 Sự thiếu hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật của các cá nhân, doanh nghiệp và sự thiếu tôn trọng pháp chế của các bên có liên quan đến tình hu Āng: Theo quy định của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đối với trường hợp xác định ''chủ phương tiện'' để phạt lỗi vi phạm bổ sung ''Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định này'' hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể, gây ra nhiều lúng túng trong việc xử lý Trong tình huống trên, lái xe Trần Văn A là ''người làm công'' của Công ty TNHH A, không phải là ''người làm công'' của Công ty TNHH B, trong khi đó ''chủ phương tiện'' theo đúng quy định là người đứng tên trên đăng ký xe Việc ra quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH B trong trường hợp này là hợp lý, vì suy đến cùng, ''chủ phương tiện'' vẫn là người có trách nhiệm quản lý, sử dụng phương tiện đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Vì vậy, cho dù chủ phương tiện có ủy quyền hoặc cho cá nhân, tổ chức khác thuê phương tiện của mình (thỏa thuận dân sự) thì cũng vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm hành chính Điều này gây ra rủi ro pháp lý cho ''chủ phương tiện'' trong quá trình cho thuê hoặc ủy quyền sử dụng tài sản của mình, khiến cho