1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bài tập điện li Dành cho lớp 11 + Ôn thi ĐH CĐ

2 2,1K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 45,5 KB

Nội dung

Hóa học 11 Bài 1: DUNG DỊCH VÀ SỰ ĐIỆN LI VÍ DỤ : Viết phương trình điện li : a. CaF 2 ; HBrO 4 ; K 2 CrO 4 ; HBrO ; HCN b. Tính nồng độ các ion trong dung dịch sau : + NaClO 4 0,02M + KOH 0,03M + HCl 0,025M + KMnO 4 0,015M Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau dưới dạng phân tử và ion thu gọn a). HNO 3 + Fe 2 O 3 → b). HCl + AgNO 3 → c). HNO 3 + CaCO 3 d). KOH + H 2 SO 4 e). NaOH + FeCl 3 → f). Cu + HNO 3 → …+ NO +Bài 2: Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn khi cho dung dịch KHCO 3 tác dụng với từng dung dịch sau: H 2 SO 4 , NaOH, Ba(OH) 2 dư. Trong mỗi phản ứng đó, ion HCO − 3 đóng vai trò là axit hay bazơ? Bài 3: Hoà tan Al và Zn vào mỗi dung dịch sau: HNO 3 ; KOH; Ba(OH) 2 . Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn. Bài 4: Hoà tan hỗn hợp gồm Al, Al 2 O 3 vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch B và khí D. hấp thụ một lượng khí CO 2 vào B thấy tạo kết tủa E. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn. Bài 5: Hoà tan hỗn hợp Zn và ZnO vào dung dịch KOH dư thu được dung dịch A và khí B. Thêm từ từ dung dịch HNO 3 vào dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa D, sau đó thêm tiếp dung dịch HNO 3 thấy kết tủa tan. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn. Bài 6: Trộn V 1 lít dung dịch HCl 0,6M với V 2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6lít dung dịch A. Tính V 1 , V 2 biết rằng 0,6lít dung dịch A có thể hoà tan 1,02g Al 2 O 3 . Bài 7: Chia 19,8g kẽm hiđroxit làm hai phần bằng nhau. Tính khối lượng muối tạo thành khi cho: a). Phần 1 vào 150ml dung dịch H 2 SO 4 1M b). Phần 2 vào 150ml dung dịch NaOH 1M Bài 8: Thêm từ từ 200ml dung dịch HCl vào 200ml dung dịch NaAlO 2 0,4M thu được dung dịch A và một kết tủa. Nung kết tủa này đến khối lượng không đổi thu được 3,06g chất rắn. a). Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl đã dùng. b). Tính nồng độ mol/lít của các ion có trong dung dịch A (coi thể tích dung dịch không thay đổi). Bài 9: Dung dịch A chứa hỗn hợp các muối MgSO 4 ; Al 2 (SO 4 ) 3 ; ZnSO 4 . Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: a). Cho vào dung dịch A một lượng dư dung dịch NaOH, lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi. b). Cho vào dung dịch A một lượng dư dung dịch NH 3 , lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi. Bài 10: Hoà tan một lượng nhôm hiđroxit vào dung dịch KOH dư thu được dung dịch A. Chia dung dịch A thành hai phần: a). Sục từ từ cho đến dư khí CO 2 vào dung dịch A. b). Thêm từ từ cho đến dư một lượng axit HCl vào dung dịch A. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Hóa học 11 Bài 1: DUNG DỊCH VÀ SỰ ĐIỆN LI Bài 11: Cho 150ml dung dịch NaHCO 3 0,1 M vào 250ml dung dịch HCl 0,2M được khí A và dung dịch D. a). Tính thể tích khí A ở đktc b). Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Ba(OH) 2 , biết 50ml dung dịch Ba(OH) 2 phản ứng vừa đủ với dung dịch D. Bài 12: Cho 150ml dung dịch NaOH 7M vào 100ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 1M. Hãy cho biết: a). Những phản ứng hoá học nào đã xảy ra? Dạng phân tử và ion. b). Tính nồng độ mol/lít của những chất có trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. Bài 13: Khi cho 130ml dung dịch AlCl 3 0,1M tác dụng với 20ml dung dịch NaOH, thu được 0,936g kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH. Bài 14: Hoà tan 2,67g AlCl 3 và 9,5g MgCl 2 vào nước được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,4M để khi cho vào dung dịch A thì: a). Thu được lượng kết tủa lớn nhất, tính khối lượng kết tủa đó. b). Thu được lượng kết tủa nhỏ nhất, tính khối lượng kết tủa đó. Bài 15: Hoà tan hết 10,2g Al 2 O 3 vào 1lít dung dịch HNO 3 0,8M thu được dung dịch A. Hoà tan hết m gam Al vào 1lít dung dịch KOH 0,8M thấy thoát ra 20,16lít khí H 2 ở đktc và thu được dung dịch B. Trộn lẫn hai dung dịch A và B được kết tủa C và 2lít dung dịch D. Nung C đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. a). Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn. b). Tính m c). Tính khối lượng chất rắn E thu được Bài 16: a). Hòa tan a gam oxit của một kim loại hóa trị 2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định kim loại trên? b). Cho 100ml dung dịch NaOH 0,19M vào dung dịch chứa Vml HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng có thể hoà tan được 1,6 g Fe 2 O 3 . Tính V? Bài 17: Hoà tan 12,5g CuSO 4 .5H 2 O vào vào 87,5ml nước được dung dịch A. Tính nồng độ mol/lít của các ion có trong dung dịch A (biết rằng khối lượng riêng của H 2 O là 1g/ml). Bài 18: Cho các dung dịch: - Dung dịch A: KOH 14% (d = 1,12g/ml) - Dung dịch B: HNO 3 1% (d = 1,2g/ml) - Dung dịch C: Ba(OH) 2 0,05M - Dung dịch D: H 2 SO 4 0,08M a). Tính nồng độ mol/lít của mỗi chất tan trong các dung dịch A, B b). Để trung hoà hết 7g dung dịch A cần dùng bao nhiêu ml dung dịch B? c). Để tạo ra 9,32g kết tủa cần trộn lẫn ít nhất bao nhiêu ml dung dịch C và bao nhiêu ml dung dịch D? Bài 19: Tính nồng độ mol/lít của các ion có trong dung dịch CH 3 COOH 1,2M, biết độ điện li của axit axetic là α = 1,4%. Bài 20: Dung dịch của một axit yếu một nấc có nồng độ 0,01M và độ điện li là 31,7%. Xác định nồng độ ion H + trong dung dịch axit trên. . Hóa học 11 Bài 1: DUNG DỊCH VÀ SỰ ĐIỆN LI VÍ DỤ : Viết phương trình điện li : a. CaF 2 ; HBrO 4 ; K 2 CrO 4 ; HBrO ; HCN b. Tính nồng độ. D? Bài 19: Tính nồng độ mol/lít của các ion có trong dung dịch CH 3 COOH 1,2M, biết độ điện li của axit axetic là α = 1,4%. Bài 20: Dung dịch của một axit yếu một nấc có nồng độ 0,01M và độ điện. lượng axit HCl vào dung dịch A. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Hóa học 11 Bài 1: DUNG DỊCH VÀ SỰ ĐIỆN LI Bài 11: Cho 150ml dung dịch NaHCO 3 0,1 M vào 250ml dung dịch HCl 0,2M được khí

Ngày đăng: 27/06/2014, 08:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w