Nghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt NamNghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt Nam
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
Ngô Quý Tuấn
NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ UỐN DẦM CẦU DỰ ỨNG LỰC SỬ DỤNG BÊ TÔNG CHẤT LƯỢNG SIÊU CAO (UHPC) TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – Xây dựng Cầu Hầm
Mã số: 62580205-1
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Hà Nội – Năm 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
Ngô Quý Tuấn
NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ UỐN DẦM CẦU DỰ ỨNG LỰC SỬ DỤNG BÊ TÔNG CHẤT LƯỢNG SIÊU CAO (UHPC) TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông– Xây dựng Cầu Hầm
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng đượccông bố ở bất kỳ nơi nào
Tác giả luận án
Ngô Quý Tuấn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau đạihọc trước đây và nay là Phòng Quản lý đào tạo Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội nơi
em học tập, đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm– Đại học Huế nơi em đang công tác đã tạo điều kiện để em hoàn thành tốt luận ánTiến sỹ này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Bình Hà, TS Lê BáDanh đã hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong thờigian em thực hiện và hoàn thành luận án
Em xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Cầu Đường, tập thể cán bộ Bộ môn Cầu vàCông trình ngầm, Bộ môn Vật Liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đãtận tình giúp đỡ, dành nhiều thời gian trao đổi, đóng góp những ý kiến quý báu trongquá trình em thực hiện luận án
Em xin gửi lời cảm ơn đến chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệcấp Bộ: “Nghiên cứu ứng dụng bê tông chất lượng siêu cao trong xây dựng cầu quy
mô nhỏ và trung bình” do PGS.TS Phạm Duy Hòa làm chủ nhiệm đã tạo điều kiệncho em tham gia chương trình và hỗ trợ em trong quá trình thực hiện nghiên cứu
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cácchuyên gia đã dành nhiều thời gian trao đổi, đóng góp những ý kiến quý báu cho luận
án trong quá trình thực hiện
Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên, chia sẻ của giađình đã hết sức giúp em có hậu phương vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi, khích lệ vàđộng viên tinh thần để em hoàn thành luận án Tiến sỹ này
Tác giả luận án
Ngô Quý Tuấn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC CÁC HÌNH VI DANH MỤC CÁC BẢNG IX DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT X
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VẬT LIỆU BÊ TÔNG CHẤT LƯỢNG SIÊU CAO CHO KẾT CẤU NHỊP CẦU 7
1.1 Tổng quan về vật liệu UHPC 7
1.1.1 Khái niệm vật liệu UHPC 7
1.1.2 Các nguyên tắc chế tạo và ưu, nhược điểm của UHPC 7
1.1.3 Sự hình thành và phát triển của vật liệu UHPC 8
1.1.4 Thành phần vật liệu chế tạo UHPC 10
1.2 Tổng quan nghiên cứu về vật liệu UHPC trên thế giới 12
1.3 Tổng quan nghiên cứu về vật liệu UHPC ở Việt Nam 13
1.4 Tổng quan về ứng dụng vật liệu UHPC trong xây dựng công trình cầu trên thế giới và ở Việt Nam 15
1.4.1 Ứng dụng vật liệu UHPC trong xây dựng cầu trên thế giới 15
1.4.2 Tổng quan về ứng dụng vật liệu UHPC cho công trình cầu tại Việt Nam 20
1.5 Tổng quan nghiên cứu phương pháp xác định sức kháng uốn dầm UHPC 23
1.6 Tổng quan nghiên cứu các dạng đường quan hệ ứng suất – biến dạng áp dụng cho thiết kế uốn dầm UHPC 32
1.6.1 Hiệp hội kỹ sư dân dụng Nhật Bản (JSCE) 32
1.6.2 Hướng dẫn thiết kế K-UHPC của Hàn Quốc 33
1.6.3 Hiệp hội đường bộ Hoa Kỳ (FHWA) 34
1.6.4 Chỉ dẫn thiết kế dầm UHPC DƯL của Ductal 35
1.6.5 Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu UHPC của Hiệp hội xây dựng Pháp 36
1.7 Nghiên cứu phương pháp phân tích ứng xử dầm UHPC bằng mô hình số 42
1.8 Nhận xét rút ra từ nghiên cứu tổng quan và đề xuất nghiên cứu 43
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
Trang 62.1 Nghiên cứu thực nghiệm 46
2.2 Cơ sở khoa học và phương pháp xây dựng đường quan hệ ứng suất – biến dạng vật liệu UHPC tại Việt Nam 50
2.2.1 Đường quan hệ ứng suất - biến dạng nén 51
2.2.2 Đường quan hệ ứng suất - biến dạng kéo 52
2.3 Cơ sở khoa học và phương pháp xây dựng công thức tính toán sức kháng uốn dầm cầu UHPC DƯL 57
2.3.1 Các giả thiết tính toán 57
2.3.2 Phương pháp xây dựng biểu đồ ứng suất khối chữ nhật tương đương trên tiết diện ngang và lập công thức xác định sức kháng uốn 58
2.4 Phương pháp mô hình số PTHH mô phỏng sự làm việc của dầm cầu UHPC DƯL 59 2.4.1 Mô hình hóa vật liệu UHPC 60
2.4.2 Mô hình hóa vật liệu cốt thép dự ứng lực 65
2.4.3 Phần tử sử dụng để mô hình hóa kết cấu UHPC 65
2.4.4 Phần tử sử dụng để mô hình hóa cốt thép dự ứng lực 66
2.4.5 Phần tử sử dụng để mô hình hóa liên kết giữa cốt thép dự ứng lực và UHPC .66
2.4.6 Mô hình hóa lực dự ứng lực .67
2.4.7 Thu thập kết quả từ mô hình số 67
2.5 Nhận xét Chương 2 67
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG ĐƯỜNG QUAN HỆ ỨNG SUẤT – BIẾN DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG THỨC TÍNH TOÁN SỨC KHÁNG UỐN DẦM CẦU UHPC DƯL 69
3.1 Xử lý số liệu thí nghiệm uốn để xây dựng đường quan hệ ứng suất – biến dạng69 3.2 Xây dựng đường quan hệ ứng suất – biến dạng UHPC phục vụ thiết kế 73
3.2.1 Quan hệ ứng suất – biến dạng nén UHPC 73
3.2.2 Quan hệ ứng suất – biến dạng kéo UHPC 74
3.3 Xác định sức kháng uốn dầm UHPC DƯL bằng phương pháp phân tích mặt cắt 76 3.3.1 Sức kháng uốn dầm UHPC DƯL tiết diện chữ I 76
3.3.2 Sức kháng uốn dầm UHPC DƯL tiết diện chữ T 80
Trang 73.4 Xây dựng công thức xác định vị trí trục trung hoà và sức kháng uốn danh định
của dầm UHPC DƯL 85
3.5 Nhận xét Chương 3 92
CHƯƠNG 4 MÔ HÌNH SỐ KẾT CẤU UHPC BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN 93
4.1 Kết quả mô hình số mẫu hình trụ thí nghiệm nén vật liệu UHPC 94
4.2 Kết quả mô hình số mẫu dầm thí nghiệm uốn vật liệu UHPC 96
4.3 Mô hình mẫu dầm UHPC DƯL tiết diện chữ I 99
4.3.1 Mô hình kết cấu dầm I – UHPC DƯL 99
4.3.2 Kết quả dầm sau khi cắt cáp dự ứng lực 100
4.3.3 Kết quả dầm khi gia tải thí nghiệm 101
4.4 Mô hình mẫu dầm UHPC DƯL tiết diện chữ T 104
4.4.1 Kết quả dầm sau khi cắt cáp dự ứng lực 105
4.4.2 Kết quả dầm khi gia tải thí nghiệm 105
4.5 Nhận xét Chương 4 108
CHƯƠNG 5 ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG THIẾT KẾ UỐN DẦM CẦU BẰNG VẬT LIỆU UHPC DƯL 110
5.1 Chọn kết cấu cầu phục vụ nghiên cứu 110
5.2 Kết quả tính toán sức kháng uốn dầm bằng công thức đề xuất 113
5.3 Kết quả phân tích khả năng chịu uốn dầm bằng mô hình số đề xuất 116
5.3.1 Kết quả mô hình hóa dầm I42 116
5.3.2 Kết quả mô hình số DƯL dầm I42 117
5.3.3 Kết quả phân tích độ võng và khả năng chịu uốn của dầm I42 118
5.3.4 Kết quả phân tích biến dạng và vị trí trục trung hòa tại giữa nhịp dầm I42 120 5.4 Đánh giá kết quả từ công thức và mô hình số dầm UHPC DƯL I42 122
5.5 Nhận xét Chương 5 124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
Trang 8Hình 1.3 Sự phân bố ứng suất – biến dạng ở trạng thái giới hạn cường độ cho mặt cắt ngang
25
Hình 1.4 Sự phân bố ứng suất, biến dạng trên tiết diện ngang dầm I-UHPC chịu uốn ở trạng thái giới hạn cường độ, (a) Trường hợp trục trung hòa qua sườn; (b) Trục trung hòa qua bản
26
Hình 1.5 Sự phân bố ứng suất, biến dạng trên tiết diện ngang (a) trạng thái giới hạn sử
27
Hình 1.6 Các ví dụ điển hình về sự phân bố ứng suất, biến dạng ở sức kháng uốn danh nghĩa [60]
28
Hình 1.7 Các mô hình ứng suất khối điển hình cho đơn giản hóa phân tích: (a) biểu đồ biến dạng tuyến tính; (b) khối ứng suất nén dạng parabol, ứng suất kéo phân bố đều; (c) khối ứng suất nén dạng chữ nhật theo ACI, ứng suất kéo phân bố đều; (d) khối ứng suất nén dạng chữ nhật theo ACI, ứng suất kéo dạng hình tam giác; (e) khối ứng suất nén dạng hình tam giác, ứng suất kéo phân bố đều [60]
29
Hình 1.8 Sơ đồ phân bố ứng suất và biến dạng: (a) tiết diện, (b) biểu đồ phân bố biến dạng, (c) biểu đồ phân bố ứng suất [87]
30
Hình 1.9 Mô hình phân tích tiết diện nhiều lớp: (a) phân lớp tiết diện lý tưởng, (b) biểu đồ phân bố biến dạng lý tưởng, (c) biểu đồ phân bố ứng suất lý tưởng, (d) sự cân bằng lực trên tiết diện [87]
30
Hình 1.10 Lưu đồ tính toán sức kháng uốn dầm UHPC [93] 31 Hình 1.11 Đường cong ứng suất - biến dạng theo JSCE [18] 32 Hình 1.12 Biểu đồ ứng suất - biến dạng theo K-UHPC 33
Trang 9Hình 1.13 Biểu đồ ứng suất - biến dạng UHPC [49] 35
Hình 1.14 Đường quan hệ ứng suất – biến dạng khi nén [47] 36
Hình 1.15 Đường quan hệ ứng suất – biến dạng khi kéo [47] 36
Hình 1.16 Quan hệ ứng suất – biến dạng khi nén cho phân tích phi tuyến [42] 37
Hình 1.17 Quan hệ ứng suất – biến dạng nén cho thiết kế uốn TTGH cường độ [42] 38
Hình 1.18 Xác định cường độ chịu kéo sau nứt khi có xuất hiện cực đại cục bộ [42] 40
Hình 1.19 Xác định cường độ chịu kéo sau nứt khi không xuất hiện cực đại cục bộ [42] 40
Hình 1.20 Quan hệ ứng suất – biến dạng khi kéo UHPC cấu kiện dày nhóm T1* và T2* [42] 41
Hình 1.21 Quan hệ ứng suất – biến dạng khi kéo UHPC cấu kiện dày nhóm T3* [42] 41
Hình 1.22 Quan hệ ứng suất – biến dạng khi kéo UHPC cấu kiện mảnh dạng 1 [42] 41
Trang 10Hình 1.23 Quan hệ ứng suất – biến dạng khi kéo UHPC cấu kiện mảnh dạng 2 [42] 42
Hình 1.24 Sơ đồ cấu trúc luận án 45
Hình 2.1 Cát quắc 48
Hình 2.2 Cốt sợi thép 50
Hình 2.3 Dạng biểu đồ đường quan hệ ứng suất – biến dạng nén [42] 51
Hình 2.4 Dạng biểu đồ đường quan hệ ứng suất – biến dạng kéo [42] 52
Hình 2.5 Sự phân bố biến dạng và ứng suất trên chiều cao nứt và không nứt [41] 54
Hình 2.6 Sự phân bố biến dạng và ứng suất trên tiết diện ngang dầm ở trạng thái giới hạn khả năng chịu uốn dầm UHPC .
58 Hình 2.7 Bề mặt giới hạn Drucker – Prager và Rankine trong không gian hai chiều [25] 60
Hình 2.8 Tổ hợp bề mặt giới hạn Drucker – Prager trong không gian ba chiều [25] 63
Hình 2.9 Mô hình HSD hàm số mũ (HSD2) 63
Hình 2.10 Mô hình HSD cốt thép gia cường (HSD4) 64
Hình 2.11 Mô hình HSD năng lượng phá hủy (HSD5) 64
Hình 2.12 Mô hình HSD năng lượng phá hủy (HSD6) 64
Hình 2.13 Hình dạng phần tử SOLID185 [25] 66
Hình 2.14 Hình dạng phần tử LINK180 [25] 66
Hình 2.15 Hình dạng phần tử COMBIN39 và đường cong lực – chuyển vị [25] 67
Hình 3.1 Đường quan hệ tải trọng – độ võng thí nghiệm uốn 4 điểm [7] 70
Hình 3.2 Đường quan hệ tải trọng – độ võng thí nghiệm uốn 3 điểm [7] 70
Hình 3.3 Cường độ chịu kéo sau nứt thí nghiệm uốn 3 điểm 72
Hình 3.4 Quan hệ ứng suất – độ mở rộng vết nứt thí nghiệm uốn 3 điểm 72
Hình 3.5 Đường quan hệ ứng suất – biến dạng nén UHPC 74
Hình 3.6 Đường quan hệ ứng suất – biến dạng kéo UHPC 75
Hình 3.7 Quan hệ ứng suất – biến dạng kéo và nén UHPC 76
Hình 3.8 Sự phân bố biến dạng và ứng suất trên tiết diện ngang dầm I - UHPC 77
Hình 3.9 Biểu đồ mô men – độ cong trên tiết diện ngang dầm I - UHPC 79
Hình 3.10 Phân bố biến dạng, ứng suất trên tiết diện ngang dầm I - UHPC 79
Hình 3.11 Phân bố biến dạng, ứng suất trên tiết diện ngang dầm I - UHPC 80
Hình 3.12 Sự phân bố biến dạng và ứng suất trên tiết diện ngang dầm T - UHPC 81
Hình 3.13 Biểu đồ mô men – độ cong trên tiết diện ngang dầm T - UHPC 83
Hình 3.14 Phân bố biến dạng, ứng suất trên tiết diện ngang dầm T - UHPC 83
Hình 3.15 Phân bố biến dạng, ứng suất trên tiết diện ngang dầm T - UHPC 84
Hình 3.16 Sự phân bố ứng suất khối tương đương trên tiết diện dầm T - UHPC 85
Hình 3.17 Mối quan hệ giữa hệ số 𝛼1 và cường độ chịu nén 𝑓𝑐′ 88
Trang 11Hình 3.18 Mối quan hệ giữa hệ số 𝛽1 và cường độ chịu nén 𝑓𝑐′ 89
Hình 3.19 Mối quan hệ giữa hệ số 𝛽2 và cường độ chịu nén 𝑓𝑐′ 89
Hình 4.1 Kết quả mô phỏng số phân tích biến dạng đàn hồi của mẫu 95
Hình 4.2 Kết quả phá hoại mẫu theo mô hình số và thực nghiệm 95
Hình 4.3 So sánh đường quan hệ ứng suất – biến dạng nén giữa mô hình số và thực nghiệm 96
Hình 4.4 Mô hình 3D kết cấu dầm 97
Hình 4.5 Ứng suất trong bê tông khi chịu tải 97
Hình 4.6 Sự hình thành vết nứt và phá hoại dầm thí nghiệm 98
Hình 4.7 Quan hệ Tải trọng – độ võng từ mô hình số và thực nghiệm 99
Hình 4.8 Mô hình hoá kết cấu dầm I-UHPC 100
Hình 4-9 Kết quả độ vồng dầm I-UHPC sau khi cắt cáp 101
Hình 4.10 Kết quả mô hình biến dạng dẻo dầm I-UHPC trước khi phá hoại 102
Hình 4.11 So sánh sự hình thành vết nứt giữa mô hình số và thực nghiệm 102
Hình 4.12 Kết quả độ võng dầm I-UHPC khi gia tải 103
Hình 4.13 So sánh quan hệ tải trọng – độ võng dầm I-UHPC 103
Hình 4.14 Mô hình hoá kết cấu dầm T-UHPC 104
Hình 4.15 Kết quả độ vồng dầm T-UHPC sau khi cắt cáp 105
Hình 4.16 Kết quả mô hình biến dạng dẻo dầm T-UHPC trước khi phá hoại 106
Hình 4.17 So sánh sự hình thành vết nứt giữa mô hình số và thực nghiệm 107
Hình 4.18 Kết quả độ võng dầm T-UHPC khi gia tải 107
Hình 4.19 So sánh quan hệ tải trọng – độ võng dầm T-UHPC 108
Hình 5.1 Mặt cắt ngang cầu 111
Hình 5.2 Mặt cắt ngang dầm I42 111
Hình 5.3 Phân bố ứng suất khối chữ nhật 113
Hình 5.4 Bố trí gia tải phân tích thí nghiệm dầm I42 116
Hình 5.5 Mô hình hoá kết cấu dầm I42-UHPC 117
Hình 5.6 Độ vồng dầm I42-UHPC cao 1,1m sau khi cắt cáp 118
Hình 5.7 Độ võng dầm I42-UHPC cao 1,1m khi gia tải cực đại 119
Hình 5.8 Quan hệ Tải trọng - độ võng dầm I42-UHPC ứng với các chiều cao dầm khác nhau 119
Hình 5.9 Biến dạng dầm I42-UHPC cao 1,1m khi gia tải cực đại 120
Hình 5.10 Biến dạng dầm I42-UHPC khi gia tải cực đại 121
Hình 5.11 Vị trí trục trung hòa 122
Hình 5.12 So sánh sức kháng uốn dầm 123
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần vật liệu UHPC [50, 67, 76] 11
Bảng 1.2 Tổng hợp ứng dụng UHPC cho công trình cầu trên thế giới [96] 16
Bảng 1.3 Tổng hợp ứng dụng UHPC trong mối nối cầu [96] 18
Bảng 1.4 Tổng hợp ứng dụng UHPC cho lớp phủ mặt cầu [96] 20
Bảng 1.5 Tổng hợp ứng dụng UHPC cho công trình cầu ở Việt Nam [16] 21
Bảng 2.1 Thành phần vật liệu NUCE-UHPC [6] 47
Bảng 2.2 Tính chất cơ lý của cát quắc [14] 47
Bảng 2.3 Thành phần hạt cát quắc [14] 48
Bảng 2.4 Tính chất cơ lý của xi măng [14] 48
Bảng 2.5 Tính chất của GGBFS sử dụng trong nghiên cứu [14] 49
Bảng 2.6 Tính chất và thành phần hạt của SF [14] 49
Bảng 2.7 Thông số kỹ thuật của cốt sợi thép [14] 50
Bảng 3.1 Kết quả xác định cường độ chịu kéo đàn hồi từ thí nghiệm uốn 4 điểm 71
Bảng 3.2 Kết quả xác định cường độ chịu kéo sau nứt từ thí nghiệm uốn 3 điểm 72
Bảng 3.3 Các thông số đường quan hệ ứng suất – biến dạng nén UHPC 73
Bảng 3.4 Các thông số đường quan hệ ứng suất – biến dạng kéo UHPC 74
Bảng 3.5 Kết quả phân tích ứng xử uốn dầm chữ I UHPC 78
Bảng 3.6 Kết quả điều chỉnh cốt thép dầm chữ I - UHPC 80
Bảng 3.7 Kết quả phân tích ứng xử uốn dầm chữ T UHPC 82
Bảng 3.8 Kết quả điều chỉnh cốt thép dầm chữ T - UHPC 84
Bảng 3.9 Kết quả xác định 𝛼1, 𝛽1, 𝛽2 theo cấp cường độ chịu nén UHPC 88
Bảng 3.10 So sánh kết quả tính toán sức kháng uốn dầm UHPC DƯL với các kết quả nghiên cứu đã công bố
91 Bảng 4.1 Tham số vật liệu UHPC sử dụng cho mô hình Drucker – Prager 93
Bảng 5.1 Vật liệu sử dụng cho dầm và bản mặt cầu [73] 111
Bảng 5.2 Kết quả xác định hệ số phân bố ngang 112
Bảng 5.3 Bảng kết quả tính toán nội lực mô men dầm 113
Bảng 5.4 Bảng kết quả tính toán sức kháng uốn và độ võng 115
Bảng 5.5 Độ vồng dầm sau khi cắt cáp DƯL 118
Bảng 5.6 Kết quả khả năng chịu uốn từ phân tích mô hình số 120
Bảng 5.7 Kết quả vị trí trục trung hòa 121
Bảng 5.8 Kết quả so sánh giá trị vị trí trục trung hòa 122
Bảng 5.9 Kết quả so sánh giá trị sức kháng uốn Mn 124
Trang 13DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACI American Concrete Institute Viện bê tông Mỹ
AFNOR Association Française deNormalisation
American Association of StateAASHTO Highway and Transportation
Officials
Hiệp hội tiêu chuẩn Pháp
Hiệp hội Đường cao tốc và Giao thông Hoa Kỳ
LRFD Load and Resistance FactorDesign
ASTM American Society for Testingand Materials
Association Française de Génie
Hệ số tải trọng và sức kháng thiết kế
Tiêu chuẩn của Mỹ về thí nghiệm Vật liệu
CRC Compact Reinforced Composite Hỗn hợp gia cường đặc chắc
FHWA Federal Highway Administration Cục quản lý đường bộ liên bang
MỹFRC Fiber Reinforced Concrete Bê tông cốt sợi
GGBFS Ground Granulated BlastFurnace Slag Xỉ lò cao hạt hóa nghiền mịnHPC High Performance Concrete Bê tông chất lượng cao
Trang 14Chữ viết tắt Tiếng Anh/Pháp Tiếng Việt
HSD Hardening, Softening andDilatation Hóa cứng, hóa mềm và độ nởJSCE Japan Society of Civil Engineers Hiệp hội kỹ sư xây dựng Nhật
Bản
PCE Polycarboxylate Ether Phụ gia siêu dẻo gốc
Polycarboxylate
RPC Reactive Powder Concrete Bê tông bột phản ứng
SCC Self Compacting Concrete Bê tông tự đầm
UHPC Ultra High Performance
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bê tông chất lượng siêu cao (Ultra-high performance concrete - UHPC) là mộtsản phẩm bê tông thế hệ mới, thành phần vật liệu chính bao gồm xi măng Poóc lăng,cát nghiền mịn, bột quắc, silica fume, phụ gia siêu dẻo, sợi thép và nước [86, 95].UHPC thể hiện tính chất cơ học vượt trội với cường độ chịu nén lớn hơn 120 MPa[29], cường độ chịu kéo khi uốn lên đến 50 MPa [50], cường độ chịu kéo dọc trục từ 6
÷ 12 MPa [41], mô đun đàn hồi từ 42 ÷55 GPa [1, 50] Ngoài ra, UHPC có độ đặcchắc, tính dẻo dai cao, khả năng chống ăn mòn tốt giúp tăng độ bền và tuổi thọ côngtrình
UHPC được nghiên cứu và ứng dụng đầu tiên vào những năm cuối thập niên
90 của thế kỷ XX Trong hơn hai thập kỷ qua, UHPC đang thu hút sự quan tâm ởnhiều quốc gia khác nhau trong việc ứng dụng cho kết cấu công trình xây dựng dândụng và công nghiệp, công trình cầu, cảng biển, công nghiệp dầu khí, kết cấu ngoàikhơi, kết cấu thủy lực, sửa chữa và phục hồi kết cấu [77] Trong tất cả những ứng dụngnày thì ứng dụng UHPC trong lĩnh vực cầu đường được xem là phổ biến nhất [26].Ứng dụng UHPC cho kết cấu công trình cầu đã được thực hiện ở nhiều quốc gia khácnhau bao gồm Úc, Áo, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản,Malaysia, Hà Lan, New Zealand, Slovenia, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ [77]
Ở Việt Nam, nghiên cứu về UHPC được thực hiện trong khoảng 10 năm gầnđây Các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào thành phần cốt liệu và hướng đến sửdụng các vật liệu địa phương để chế tạo UHPC[2, 10-12, 15] Nhiều công trình đã tiếnhành nghiên cứu ứng dụng UHPC cho kết cấu nhằm nâng cao khả năng chịu lực, độbền trong môi trường đặc biệt và tải trọng nổ [4, 7, 8, 17, 53] Việc áp dụng UHPC chocông trình cầu là một trong những hướng đi mới, mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu về các dạng ứng
xử kết cấu khi tham gia chịu lực phục vụ công tác tính toán, thiết kế loại vật liệu nàyvẫn còn hạn chế Điều này đã gây cản trở rất lớn trong việc ứng dụng loại vật liệu mớinày cho kết cấu công trình cầu ở Việt Nam hiện nay Cụ thể, đến nay mặc dù chúng ta
đã có một số ứng dụng loại vật liệu này cho công trình cầu nhưng chỉ mới thử nghiệmđối với cầu quy mô nhỏ Đồng thời, cũng chưa ban hành bất cứ tiêu chuẩn nào về thiết
kế, thi công và nghiệm thu công trình sử dụng UHPC
UHPC có cường độ chịu kéo cao, vì vậy khi thiết kế uốn, cường độ chịu kéocủa UHPC không bỏ qua như đối với bê tông thông thường Sự lý tưởng hóa đườngquan hệ ứng suất – biến dạng khi kéo và nén phục vụ thiết kế kết cấu UHPC là đề tài
Trang 16Nhìn chung, các nghiên cứu đã xác định rằng mối quan hệ ứng suất – biếndạng cho UHPC trong kéo có ảnh hưởng đến mô men kháng uốn danh định lớn hơnquan hệ ứng suất – biến dạng trong nén Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
mô tả đặc trưng kéo của UHPC sử dụng phương pháp thí nghiệm phù hợp hoặc xâydựng đường quan hệ ứng suất – biến dạng đơn giản hóa phải dựa trên kết quả thínghiệm Các phương pháp thiết kế uốn đã trình bày cho đến nay bao gồm biến dạngnén lớn nhất bằng hoặc cao hơn so với 0,003 [24, 47, 49, 70] Giới hạn biến dạng kéođược lấy trong hầu hết các nghiên cứu là 0,007 [49, 70], tương ứng với 70% biến dạngkéo thu được khi kéo tụt sợi trong dầm ngay trước khi nứt lớn, biến dạng cục bộ vàphá huỷ dầm
Trên thế giới, đã có các tiêu chuẩn và khuyến nghị thiết kế uốn dầm UHPC,trong đó đáng chú ý là tiêu chuẩn của Pháp NF P18-710 (AFNOR), Thuỵ Sĩ SIA 2052(SIA) và Canada CSA S6: 19 (CSA) Trong các tiêu chuẩn này, phương pháp thiết kếuốn dựa trên phân tích mặt cắt sử dụng nguyên lý cân bằng và tương thích biến dạng,đồng thời sử dụng các biểu đồ đường cong UHPC để xác định ứng suất trên tiết diệnngang Trong tiêu chuẩn thiết kế của Pháp và Canada, khả năng chịu mô men uốn củadầm UHPC cốt thép được tính toán từ điều kiện cân bằng lực trên tiết diện ngang vớibiểu đồ biến dạng tuyến tính gồm biên giới hạn biến dạng nén tương ứng với biếndạng phá vỡ UHPC và biên giới hạn biến dạng kéo tương ứng với kéo đứt cốt thép
Tóm lại, để tính toán sức kháng uốn của dầm UHPC DƯL, cần phải có các môhình cơ học vật liệu được suy ra từ kết quả thí nghiệm cơ học vật liệu phù hợp vớinhóm vật liệu UHPC, các mô hình cơ học vật liệu này cần được lý tưởng và đơn giảnhoá để phục vụ tính toán Đồng thời, cần phải có một phương pháp tính toán sức khánguốn cụ thể, thuận lợi bằng các công thức lập sẵn tương tự như các công thức tính toánđược ban hành trong tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ TCVN 11823:2017 để áp dụngchung cho kết cấu UHPC DƯL chịu uốn phục vụ thiết kế dầm cầu ở Việt Nam Ngoài
ra, trong điều kiện nghiên cứu bằng thực nghiệm gặp nhiều khó khăn, việc ứng dụng
mô hình số phù hợp để mô phỏng ứng xử vật liệu UHPC cũng rất cần thiết hiện nay
Trang 17Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn cung cấp thêm các cơ sởkhoa học phục vụ thiết kế uốn dầm cầu UHPC DƯL tại Việt Nam, nghiên cứu sinh đã
thực hiện đề tài nghiên cứu Tiến sĩ là: “Nghiên cứu ứng xử uốn dầm cầu dự ứng lực
sử dụng bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) trong điều kiện Việt Nam”.
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu khả năng chịu uốn của dầm UHPC DƯL sửdụng vật liệu sẵn có trong nước, phục vụ ứng dụng cho kết cấu nhịp cầu tại Việt Nam
3 Mục tiêu nghiên cứu
(1) Nghiên cứu tính chất cơ học UHPC sử dụng thành phần vật liệu và côngnghệ trong nước được chế tạo và ứng dụng tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các đườngquan hệ ứng suất – biến dạng khi kéo và khi nén phục vụ thiết kế uốn
(2) Xây dựng cơ sở khoa học tính toán sức kháng uốn dầm cầu UHPC DƯL,
từ đó đề xuất phương pháp và công thức tính toán sức kháng uốn dầm cầu UHPCDƯL
(3) Xây dựng mô hình số dầm cầu UHPC DƯL chịu uốn và so sánh với kếtquả thực nghiệm, từ đó đề xuất phương pháp mô hình số phù hợp để mô phỏng ứng xửvật liệu UHPC Có thể sử dụng mô hình số này để khảo sát các kết cấu nhịp UHPCDƯL
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: dầm cầu UHPC DƯL chịu uốn được chế tạo từ các vậtliệu thành phần sẵn có trong nước
Phạm vi nghiên cứu:
(1) Các tính chất cơ học bao gồm cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo, môđun đàn hồi, hệ số Poisson và ứng xử khi kéo, nén của UHPC được chế tạo tại TrườngĐại học Xây dựng Hà Nội
(2) Nghiên cứu về sức kháng uốn của dầm UHPC DƯL ở trạng thái giới hạncường độ
(3) Phương pháp mô hình số mô phỏng ứng xử uốn dầm đơn sử dụng phươngpháp PTHH trong không gian 3 chiều
5 Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng để nghiên cứu tổng quan tài liệunhằm kế thừa, tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước về vật liệuUHPC đã được công bố thời gian gần đây Đồng thời, phương pháp này cũng phục vụnghiên
Trang 18cứu cơ sở lý thuyết tính toán sức kháng uốn dầm UHPC DƯL
(2) Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: sử dụng để xác định các tính chất
cơ học vật liệu UHPC và đánh giá ứng xử khi uốn và sức kháng uốn của dầm UHPCDƯL
(3) Phương pháp mô hình số PTHH: sử dụng để mô hình hoá các ứng xử vậtliệu UHPC cho các mẫu thí nghiệm cơ học vật liệu và mẫu dầm UHPC DƯL
(4) Phương pháp xử lý thông tin: các thông tin định tính và định lượng được
xử lý nhằm tìm ra các quy luật và các mối quan hệ phục vụ phân tích, so sánh kết quảnghiên cứu
6 Nội dung chính nghiên cứu
(1) Nghiên cứu tổng quan về UHPC DƯL trên thế giới và ở Việt Nam
(2) Nghiên cứu xây dựng biểu đồ đường quan hệ ứng suất – biến dạng kéo vànén cho UHPC sử dụng thành phần vật liệu ở Việt Nam để phục vụ tính toán sứckháng uốn của dầm cầu
(3) Nghiên cứu xây dựng biểu đồ phân bố ứng suất dạng khối chữ nhật tươngđương, từ đó đề xuất công thức tính sức kháng uốn dầm cầu UHPC DƯL
(4) Nghiên cứu mô hình số bằng phương pháp PTHH để mô phỏng sự làmviệc của dầm cầu UHPC DƯL chịu uốn và so sánh với kết quả kết quả thực nghiệm
Từ đó, có thể sử dụng mô hình số để nghiên cứu ứng xử uốn của dầm trong điều kiệnhạn chế về số liệu thực nghiệm
(5) Ứng dụng các kết quả nghiên cứu để thiết kế uốn cho một dạng kết cấudầm cầu UHPC DƯL cụ thể
7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Luận án đã cung cấp cơ sở dữ liệu về các chỉ tiêu cơ học vật liệu UHPC phục
vụ thiết kế chịu uốn dầm UHPC DƯL trên cơ sở vật liệu thành phần ở Việt Nam
Trang 19- Đề xuất cơ sở lý thuyết về tính toán sức kháng uốn, cơ sở lý thuyết về môhình số dầm UHPC DƯL phục vụ thiết kế nhịp cầu qua đó góp phần thúc đẩy việc ứngdụng loại vật liệu này cho kết cấu cầu tại Việt Nam
8 Những đóng góp mới của luận án
1 Luận án đã xây dựng mô hình đường quan hệ ứng suất – biến dạng nén vàkéo cho UHPC có sử dụng thành phần vật liệu trong nước chế tạo tại Trường Đại họcXây dựng Hà Nội để xác định khả năng chịu uốn của dầm cầu UHPC DƯL tại ViệtNam
2 Luận án đề xuất và xây dựng biểu đồ phân bố ứng suất khối hình chữ nhậttương đương để tính sức kháng uốn của dầm cầu UHPC DƯL, với cạnh hình chữ nhậtđược thể hiện thông qua các hệ số quy đổi hình khối ứng suất (𝛼1, 𝛽1, 𝛽2) được biểudiễn bằng các công thức dưới đây:
9 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị và phần phụ lục, luận án được bốcục thành 5 chương với cấu trúc và nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bê tông chất lượng siêu cao cho kết cấu nhịp cầu.
Gồm các nội dung chính: Tổng quan về vật liệu UHPC; Tổng quan tình hìnhnghiên cứu, ứng dụng vật liệu UHPC trên thế giới và ở Việt Nam; Tổng quan nghiêncứu phương pháp xác định sức kháng uốn dầm UHPC; Tổng quan nghiên cứu các
Trang 206dạng
Trang 21đường quan hệ ứng suất – biến dạng áp dụng cho thiết kế uốn dầm UHPC; Nghiên cứuphương pháp phân tích ứng xử dầm UHPC bằng mô hình số Trên cơ sở đó, đề xuấtnội dung cần nghiên cứu của luận án.
Chương 2: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu.
Gồm các nội dung chính: Cơ sở lý thuyết và phương pháp xây dựng biểu đồđường quan hệ ứng suất – biến dạng kéo và nén cho vật liệu UHPC; Cơ sở lý thuyết vàphương pháp xây dựng công thức tính toán sức kháng uốn dầm cầu UHPC DƯL;Phương pháp mô hình số PTHH để mô phỏng sự làm việc của dầm cầu UHPC DƯLchịu uốn và so sánh với kết quả tính toán sức kháng uốn, kết quả nghiên cứu thựcnghiệm Kết quả nghiên cứu của chương này làm cơ sở cho nghiên cứu các chươngtiếp theo
Chương 3: Xây dựng đường quan hệ ứng suất – biến dạng và đề xuất công thức tính toán sức kháng uốn dầm cầu UHPC DƯL.
Gồm các nội dung chính: Xử lý số liệu thí nghiệm uốn để xây dựng đườngquan hệ ứng suất – biến dạng; Xây dựng đường quan hệ ứng suất – biến dạng UHPCphục vụ thiết kế; Xác định sức kháng uốn dầm UHPC DƯL bằng phương pháp phântích mặt cắt; Xây dựng công thức xác định vị trí trục trung hoà và sức kháng uốn danhđịnh của dầm UHPC DƯL Kết quả nghiên cứu của chương này là xây dựng đườngquan hệ ứng suất – biến dạng UHPC, xây dựng công thức tính toán sức kháng uốn vàđược kiểm chứng thông qua các nghiên cứu thực nghiệm được công bố trong thời giangần đây
Chương 4: Mô hình số kết cấu uhpc bằng phương pháp phần tử hữu hạn.
Gồm các nội dung chính: Kết quả mô hình số mẫu hình trụ thí nghiệm nén vậtliệu UHPC; Kết quả mô hình số mẫu dầm thí nghiệm uốn vật liệu UHPC; Mô hìnhmẫu dầm UHPC DƯL tiết diện chữ I và chữ T Kết quả nghiên cứu mô hình số được
so sánh với kết quả thực nghiệm, qua đó đề xuất áp dụng mô hình số phù hợp khi phântích kết cấu bằng vật liệu UHPC
Chương 5: Áp dụng kết quả nghiên cứu trong thiết kế uốn dầm cầu bằng vật liệu UHPC DƯL.
Gồm các nội dung chính: Chọn kết cấu cầu phục vụ nghiên cứu; Kết quả tínhtoán sức kháng uốn dầm bằng công thức đề xuất; Kết quả phân tích khả năng chịu uốndầm bằng mô hình số đề xuất; Đánh giá kết quả từ công thức và mô hình số dầmUHPC DƯL
Phụ lục: Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên các mẫu thí nghiệm
UHPC
Trang 22CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VẬT LIỆU BÊ TÔNG CHẤT LƯỢNG SIÊU CAO CHO KẾT CẤU
NHỊP CẦU
1.1.1 Khái niệm vật liệu UHPC
Vật liệu UHPC là một sản phẩm bê tông thế hệ mới, thành phần vật liệu chínhbao gồm xi măng Poóc lăng, cát nghiền mịn, bột quắc, silica fume, phụ gia siêu dẻo,sợi thép và nước [86, 95] UHPC thể hiện tính chất cơ học vượt trội với cường độ chịunén lớn hơn 120 MPa [29], cường độ chịu kéo khi uốn lên đến 50 MPa [50], cường độchịu kéo dọc trục từ 6 ÷ 12 MPa [41], mô đun đàn hồi từ 42 ÷ 55 GPa [1, 50] Ngoài
ra, UHPC có độ đặc chắc, tính dẻo dai cao, khả năng chống ăn mòn tốt giúp tăng độbền và tuổi thọ công trình
1.1.2 Các nguyên tắc chế tạo và ưu, nhược điểm của UHPC
Cường độ, độ bền và tính dẻo dai cao của UHPC đạt được dựa trên các nguyêntắc sau [78, 79]:
1 Tỷ lệ N/CKD rất thấp, thường khoảng từ 0,15 đến 0,25, giúp giảm thiểu độrỗng và tạo tính gián đoạn giữa các lỗ rỗng Nhờ đó, hạn chế quá trình xâm thực củamôi trường vào bên trong bê tông
2 Độ đặc chắc cao nhờ vào sử dụng các cốt liệu mịn, lượng nước trong thànhphần UHPC giảm
3 Sử dụng vật liệu đồng nhất, cường độ cao và đường kính cốt liệu giảm đểchế tạo UHPC, trên nguyên tắc số lượng các vết nứt vi mô xuất hiện giữa các bề mặtcốt liệu và cường độ chịu nén tỷ lệ với đường kính cốt liệu
4 Việc sử dụng chất phụ gia trước hết để cung cấp khả năng tự đầm chặt với
tỷ lệ N/CKD thấp, sau đó hầu hết lượng nước sẽ tham gia vào phản ứng thủy hóa ximăng, làm giảm rất nhiều thể tích lỗ rỗng và làm tăng cường độ chịu nén UHPC
5 Sử dụng cốt sợi thép để kiềm chế sự phát triển của cả vết nứt vi mô và vết
Trang 23nứt vĩ mô, sau đó làm tăng độ dẻo dai, độ bền kéo, uốn và cường độ chịu cắt choUHPC.
6 Sử dụng nguyên tắc bảo dưỡng nhiệt ẩm để đạt được giá trị cường độ cao.Các ưu điểm đáng chú ý nhất của UHPC là độ bền uốn, cường độ chịu nén, độdẻo dai, độ cứng và khả năng chịu nhiệt, chống va đập cao, bền với môi trường Ngoài
ra UHPC cũng cung cấp chất lượng bề mặt cao cho các cấu kiện đúc sẵn [79] Khảnăng tự đầm cũng là điểm quan trọng ở trạng thái mới trộn, nó cho phép điều khiểnhướng cốt sợi trong suốt quá trình đổ bê tông
Nhược điểm chính của UHPC là chi phí đầu tư ban đầu tính trên một mét khốiUHPC cao hơn nhiều so với bê tông thông thường, nhưng đối với nhiều ứng dụng trởnên cạnh tranh được do khối lượng vật liệu yêu cầu cho các cấu kiện kết cấu nhỏ hơnnhiều so với bê tông thông thường [78] Việc giảm khối lượng vật liệu sử dụng vìnhững lý do sau đây: không sử dụng cốt thép cấu tạo nên có thể giảm được chiều dàybảo vệ cốt thép dẫn đến tiết diện mảnh hơn và có thể mở rộng nhiều loại mặt cắt kếtcấu tối ưu hơn Ngoài ra, chiều dày lớp bảo vệ cốt thép dự ứng lực được giảm nhờ vàokhả năng chống thấm của vật liệu, đồng thời khả năng chịu kéo – nén cao cho thấykhối lượng vật liệu cần thiết ít hơn Điều này làm giảm trọng lượng bản thân kết cấu,
và trong nhiều trường hợp có thể giảm một phần ba tĩnh tải [31] Bên cạnh đó, các tiêuchuẩn, lý thuyết tính toán UHPC hiện vẫn chưa được thống nhất rộng rãi trên thế giới
1.1.3 Sự hình thành và phát triển của vật liệu UHPC
UHPC là loại vật liệu hỗn hợp chất kết dính xi măng, được xem là sản phẩmcông nghệ bê tông sáng tạo nhất trong vòng 30 năm qua [96] UHPC gia cường cốt sợiđược xem là tổ hợp của ba công nghệ bê tông: bê tông tự đầm (self-compactingconcrete
- SCC), bê tông cốt sợi (fiber reinforced concrete - FRC) và bê tông chất lượng cao(high-performance concrete - HPC) như trình bày ở Hình 1.1 [33]
Trang 24Hình 1.1 Các loại bê tông đặc biệt [33]
Thế hệ đầu tiên của UHPC là vật liệu CRC (Compact Reinforced Composite)[96], được nhà nghiên cứu người Đan Mạch Hans Hendrik Bache công bố vào năm
1981 [28] CRC sử dụng bô xít thiêu kết làm cốt liệu và cốt sợi thép được trộn vào đểcải thiện tính bền dai cho vật liệu Tuy nhiên, do vấn đề về tính năng của phụ gia siêudẻo tại thời điểm đó, CRC khó đạt được tính đồng nhất vì độ sệt của nó
Trên cơ sở vật liệu CRC của Bache, vào năm 1993 tại phòng thí nghiệmBouygues ở Pháp, hai nhà nghiên cứu Richard và Cheyrezy đã chế tạo thành công vậtliệu RPC (Reactive Powder Concrete) và được xem là một trong những loại thuộcnhóm vật liệu UHPC [66] RPC có cường độ chịu nén trên 150 MPa và được chiathành 2 cấp: RPC200 có cường độ dưới 200 MPa và RPC800 có cường độ từ 200 MPađến 800 MPa
Ngay sau sự phát triển của vật liệu CRC và RPC, việc nghiên cứu vật liệu mớiUHPC được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, nhưng để cải thiện tính chất chịukéo của UHPC vẫn còn là thách thức Trong trường hợp này, cốt sợi thép được đề nghị
sử dụng để đạt độ bền kéo cao hơn cho vật liệu UHPC
Vào năm 2009, tại hội thảo quốc tế về vật liệu UHPC “Ultra-HighPerformance Fiber Reinforced Concrete International Conference”, tổ chức tại Pháp,các tác giả Batoz
J.F và Behloul M [30] đã lưu ý rằng công nghệ vật liệu UHPC sẽ mở ra một ứngdụng mới trong bảo vệ môi trường và tính năng siêu bền
Trong hai thập kỷ qua, UHPC đang thu hút sự quan tâm ở nhiều quốc gia khácnhau trong việc ứng dụng cho kết cấu công trình xây dựng dân dụng, cầu, sửa chữa vàphục hồi kết cấu, công nghiệp dầu khí, kết cấu ngoài khơi, các kết cấu thủy lực, lớpphủ vật liệu [77] Trong tất cả những ứng dụng này thì ứng dụng UHPC trong lĩnh vựccầu
Trang 25đường được xem là phổ biến nhất [26] Ứng dụng vật liệu UHPC cho kết cấu côngtrình cầu đã được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Úc, Áo, Canada,Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan, New Zealand,Slovenia, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ [77].
Lĩnh vực nghiên cứu vật liệu UHPC ở Việt Nam đang được quan tâm từ một
số viện nghiên cứu, trường Đại học và các nhà khoa học trong nước Mặc dù nhữngnghiên cứu này đã đạt được một số thành tựu bước đầu, tuy nhiên hầu hết mới chỉ tậptrung vào hướng thành phần vật liệu và các ứng xử cơ học của loại vật liệu này Tácgiả Hà N.B và các cộng sự [5] đã tiến hành nghiên cứu phân tích và đánh giá xuhướng ứng dụng vật liệu UHPC trong xây dựng cầu quy mô nhỏ và trung bình ở ViệtNam Kết quả nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp khi ứng dụng vật liệu UHPC chocông trình cầu, đồng thời kiến nghị tăng cường nghiên cứu và xây dựng thí điểm cácdạng kết cấu cầu bằng vật liệu UHPC để chứng minh tính hiệu quả của loại vật liệunày
1.1.4 Thành phần vật liệu chế tạo UHPC
Thành phần vật liệu chế tạo UHPC bao gồm [96]: xi măng, cát nghiền mịn, cátquắc (quartz sand), silica fume và các hỗn hợp phụ gia khoáng khác, sợi thép, phụ giasiêu dẻo Việc loại bỏ cốt liệu thô có thể cải thiện độ đồng nhất và cấu trúc bên trongcủa UHPC Độ đặc chắc cao của UHPC được cải thiện nhờ sử dụng cát nghiền mịn,cát quắc và silica fume làm giảm độ rỗng trong UHPC Ngoài ra, sợi thép chịu ứngsuất kéo có tác dụng làm chậm sự xuất hiện các vết nứt trong bê tông Để giảm lượngnước và tăng cường độ, một lượng lớn phụ gia siêu dẻo được thêm vào, nhưng cần sửdụng hàm lượng hợp lý tránh làm chậm quá trình đông kết của bê tông [96]
Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mụcđích tối ưu hóa thành phần vật liệu UHPC [35, 46, 62, 83, 95] Dựa trên các thành tựu
đã đạt được thông qua kết quả nghiên cứu, các sản phẩm UHPC thương mại đã đượcsản xuất và cung cấp có thành phần thể hiện ở Bảng 1.1
Trang 26Bảng 1.1 Thành phần vật liệu UHPC [50, 67, 76]
Trang 27Từ kết quả tổng hợp thành phần vật liệu UHPC có thể thấy rằng một lượng lớn
xi măng, silica fume, cát và cốt sợi thép được sử dụng trong UHPC Điều này làm chogiá trị ban đầu của UHPC vượt xa hơn so với bê tông thông thường Và hiện nay, đang
có những nỗ lực rất lớn để giảm thiểu chi phí vật liệu mà không làm mất đi các đặctính lợi thế của UHPC
1.2 Tổng quan nghiên cứu về vật liệu UHPC trên thế giới
UHPC ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào đặc tính cơ học vượt trội của nó,cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào thành phần chế tạo và tính chất
cơ học, một số thành tựu nghiên cứu có thể kể đến như sau:
(1) Các loại sợi thép, hàm lượng sợi, chiều dài sợi L f và tỷ lệ hình dạng khácnhau được sử dụng trong hỗn hợp UHPC Các tham số trên được xem xét mức độ ảnhhưởng đến các tính chất vật liệu như: độ lưu động, cường độ chịu nén, mô đun đàn hồi,cường độ chịu uốn, cường độ chịu kéo và năng lượng phá huỷ [22, 58, 71, 80, 82-84,
86, 89, 91, 92, 94, 95]
(2) Các công nghệ trộn, tỷ lệ thành phần hỗn hợp, quá trình đổ và bão dưỡng
bê tông được nghiên cứu để đề xuất một quy trình công nghệ thi công phù hợp tại côngtrường và tại nhà máy sản xuất cấu kiện đúc sẵn mà không cần bất cứ biện pháp xử lýtiên tiến nào [22, 58, 71, 80, 82, 86, 89, 91, 95]
(3) Ảnh hưởng của cốt sợi đến độ bền của UHPC, các sợi đóng góp vào cáctính chất cơ học và không mang lại bất cứ nhược điểm nào trong suốt vòng đời của kếtcấu UHPC UHPC sử dụng 2% hàm lượng cốt sợi cho kết quả độ bền sau nứt và khảnăng chịu tải trọng của dầm UHPC cốt thép cao hơn [22, 45, 58, 71, 82, 86, 92, 95]
(4) Khi sử dụng UHPC chứa 2,5 % hàm lượng cốt sợi cho kết quả cường độchịu cắt cao hơn 250 % so với trường hợp không sử dụng cốt sợi [27] Cường độ chịucắt cũng giảm khi giảm hàm lượng cốt sợi sử dụng Nhờ vào tính chất cầu nối tuyệtvời của cốt sợi tại vị trí bề mặt vết nứt, nên sự phá hoại do cắt trong dầm UHPC ít độtngột hơn so với dầm bê tông thông thường Ngoài ra, cả hai khuyến nghị AFGC-SETRA [19] và JSCE [20] đều đã cung cấp các công thức dự báo chính xác cường độchịu cắt của dầm UHPC [88]
Trang 28(5) Việc sử dụng cốt sợi sẽ cung cấp hiệu quả chống nứt tốt hơn, khả năng chịu
mô men xoắn cao hơn và cải thiện độ cứng chống xoắn Mô men chống xoắn cũngđược cải thiện bằng cách tăng tỷ lệ cốt đai và cốt dọc Góc nghiêng của vết nứt cũng bịảnh hưởng bởi hàm lượng cốt đai và cốt dọc mà không chịu ảnh hưởng bởi hàm lượngcốt sợi [39]
(6) Khả năng chống va đập của dầm UHPC sẽ tốt hơn khi sử dụng từ 2% hàmlượng cốt sợi kết hợp với một lượng lớn cốt dọc, khả năng còn lại sau phá hoại va đậpcũng được cải thiện khi sử dụng loại cốt sợi có chiều dài sợi dài hơn Các cột UHPC
có khả năng chống nổ cao hơn đáng kể như ít biến dạng hơn, khả năng chịu phá hoạiđược cải thiện hơn so với cột bê tông cốt thép và bê tông thông thường Vì vậy, việcứng dụng UHPC trong kết cấu chịu nổ là rất hiệu quả [85]
1.3 Tổng quan nghiên cứu về vật liệu UHPC ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu về vật liệu UHPC được thực hiện trong khoảng 10năm gần đây Các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào thành phần vật liệu và hướngđến sử dụng vật liệu địa phương để chế tạo UHPC [2, 10-12, 15]
Tác giả Nguyễn Công Thắng và các cộng sự [11] đã nghiên cứu chế tạo UHPC
sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng silica fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam Kết quảnghiên cứu cho thấy, hoàn toàn có thể sử dụng tro bay ở Việt Nam thay thế một phần
xi măng để chế tạo UHPC, khi sử dụng kết hợp tro bay và silica fume sẽ làm tăng tínhcông tác của hỗn hợp UHPC, tổng lượng dùng phụ gia khoáng có thể thay thế xi măngđến 40% mà cường độ nén của UHPC vẫn đạt theo yêu cầu (>150 MPa) Điều này gópphần quan trọng trong việc phát triển và ứng dụng UHPC trong công nghiệp xây dựng
ở Việt Nam
Tác giả Văn Viết Thiên Ân và các cộng sự [2, 3] đã chế tạo thành công UHPC
sử dụng hỗn hợp phụ gia tro trấu – xỉ lò cao Tác giả Nguyễn Công Thắng và các cộng
sự [12] đã sử dụng silica fume và xỉ lò cao hạt hoá nghiền mịn để chế tạo UHPC Kếtquả nghiên cứu cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng xỉ lò cao hạt hoá nghiền mịn ở ViệtNam thay thế một phần xi măng để chế tạo UHPC
Trang 29Tác giả Nguyễn Văn Tuấn và các cộng sự [15] đã nghiên cứu chế tạo UHPC
sử dụng phụ gia khoáng thay thế một phần xi măng ở Việt Nam hướng tới phát triểnbền vững Nghiên cứu đã sử dụng một số phụ gia khoáng sẵn có ở Việt Nam như silicafume, tro bay, tro trấu, bột đá vôi, cũng như một số tổ hợp phụ gia này trong việc chếtạo UHPC Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng các phụ gia khoáng sẵn có khácnhau ở Việt Nam cải thiện và phát triển cường độ chịu nén so với mẫu đối chứng vớihiệu quả khác nhau tùy thuộc vào loại phụ gia khoáng và điều kiện bảo dưỡng, trong
đó việc cải thiện cường độ nén lớn nhất khi sử dụng phụ gia khoáng tro trấu, silicafume và xỉ lò cao hoạt hóa nghiền mịn khoảng 150 % và 125 % so với cường độ chịunén mẫu đối chứng tương ứng ở điều kiện bảo dưỡng thường và nhiệt ẩm
Tác giả Phạm Duy Hữu và các cộng sự, Trường Đại học Giao thông Vận tải[10] đã thực hiện nghiên cứu bê tông cường độ siêu cao sử dụng bột quắc được nghiền
từ đá quắc và trong hỗn hợp bê tông này còn có thành phần là các sợi thép cường độcao Một số ít các nghiên cứu về UHPC tập trung vào hướng nghiên cứu thí nghiệm,tính toán và ứng dụng vật liệu này vào các công trình cầu, nhà cao tầng và các côngtrình biển [4, 8, 13, 15]
Sau khi nghiên cứu chế tạo thành công vật liệu UHPC trong nước, các nghiêncứu tiếp tục tập trung vào tính chất cơ học vật liệu
Tác giả Nguyễn Công Thắng và các cộng sự [13] đã tiến hành nghiên cứu ảnhhưởng của sợi thép phân tán đến khả năng chống nứt do co ngót của UHPC Kết quảnghiên cứu cho thấy, việc sử dụng sợi thép phân tán không những nâng cao được khảnăng chống nứt do co ngót mà còn hạn chế sự phát triển vết nứt trong UHPC
Tác giả Văn Viết Thiên Ân và các cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của nanocarbon và tro bay đến co ngót và khả năng kháng nứt [3] Kết quả nghiên cứu cho thấy,việc sử dụng tro bay thay thế một phần xi măng trong chế tạo UHPC đã cải thiện tínhcông tác và co ngót của bê tông Với hàm lượng thay thế 20 % tro bay theo thể tích ximăng thì cường độ chịu nén ở 28 ngày tuổi đạt cao nhất Nano carbon cũng góp phầncải thiện cường độ chịu nén của UHPC, đồng thời Nano carbon đã cải thiện rõ rệt khảnăng kháng nứt của UHPC
Trang 30Tác giả Cù Việt Hưng và các cộng sự đã nghiên cứu dự báo sức kháng uốn củadầm UHPC [8] và ứng dụng tấm ván khuôn UHPC trong thi công bản mặt cầu bê tôngcốt thép [9] Nghiên cứu đã tổng hợp các lý thuyết dự báo sức kháng uốn dầm UHPCtheo các tài liệu hướng dẫn, khuyến nghị thiết kế Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sửdụng cốt sợi phân tán đã làm tăng đáng kể khả năng chịu kéo của UHPC, do vậy khitính toán sức kháng uốn phải kể đến sự làm việc chịu kéo này Nghiên cứu tiến hànhphân tích kết quả và so sánh với số liệu thí nghiệm về sức kháng uốn của dầm UHPC
sử dụng cốt thép thường
Tác giả Lê Bá Danh và các cộng sự đã nghiên cứu thực nghiệm khả năng chịutác động tải trọng nổ của vật liệu UHPC [4] Kết quả nghiên cứu cho thấy, UHPC cókhả năng chịu tải trọng nổ tốt hơn so với bê tông thông thường Việc sử dụng cốt sợiphân tán trong UHPC làm giảm xuất hiện vết nứt và hạn chế phát triển vết nứt dưới tảitrọng nổ
Tác giả Trần Bá Việt và các cộng sự đã nghiên cứu thiết kế cầu cho xe thô sơ
và cầu nhỏ chịu hoạt tải xe 0,5HL-93 ở Việt Nam bằng vật liệu UHPC [74, 75] Ngoàinghiên cứu áp dụng UHPC cho công trình cầu, tác giả Trần Bá Việt và các cộng sựcũng đã tiến hành nghiên cứu giải pháp kết cấu lắp ghép sử dụng UHPC cho công trìnhxây dựng trên đảo [17]
Tác giả Phạm Duy Hòa và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu Đề xuất một
số tiết diện chữ I định hình cho dầm cầu dự ứng lực căng trước sử dụng vật liệu UHPCsản xuất tại Việt Nam [6] Nghiên cứu đã đề xuất 3 mặt cắt ngang dầm UHPC DƯLdạng chữ I cho các chiều dài nhịp định hình phổ biến tại Việt Nam bao gồm 18,6 m,24,5 m và 33 m Sử dụng vật liệu UHPC đã giảm chiều cao trung bình của dầm UHPCDƯL tiết diện chữ I 20 %; đồng thời trọng lượng của phiến dầm giảm trung bình từ 1,3– 1,7 lần so với dầm BTCT DƯL Ngoài ra, trong dầm UHPC DƯL không cần dùngcốt thép thường, đây cũng là một lợi thế khi áp dụng UHPC
1.4 Tổng quan về ứng dụng vật liệu UHPC trong xây dựng công trình cầu trên thế giới và ở Việt Nam.
1.4.1 Ứng dụng vật liệu UHPC trong xây dựng cầu trên thế giới.
Trang 31Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng vật liệu UHPC cho công trình cầungày càng phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới Vật liệu UHPC ứng dụng vào côngtrình cầu chủ yếu tập trung vào kết cấu nhịp như dầm cầu, các mối nối liên kết dầmcầu, bản mặt cầu để tăng tính toàn khối và liên tục hóa kết cấu nhịp, tăng chiều dàinhịp, giảm chiều cao kết cấu
1.4.1.1 Ứng dụng UHPC cho cấu kiện dầm cầu.
Bảng 1.2 dưới đây tổng hợp các công trình cầu điển hình trên thế giới ứng dụngUHPC cho kết cấu chịu lực, đồng thời cũng là bảng phân tích ngắn gọn về xu hướng
và mục đích ứng dụng UHPC trong kết cấu cầu
Bảng 1.2 Tổng hợp ứng dụng UHPC cho công trình cầu trên thế giới [96]
TT Tên cầu Quốc gia Năm Cấu kiện ứng dụng Mục đích ứng dụng
1 Mars Hill Mỹ 2006 Dầm chữ I DƯL Quảng bá vật liệu UHPC và
khảo sát các thuộc tính vật liệu
2 Cat Point
Creek
Mỹ 2008 Dầm chữ I DƯL Sử dụng đặc tính chịu kéo để
đơn giản hóa việc xây dựng
3 Jakway Park Mỹ 2008 Dầm chữ PI DƯL Cung cấp hướng dẫn thiết kế
trong tương lai sử dụng kết cấudầm chữ PI - UHPC
7 Pinel Pháp 2007 Dầm chữ T DƯL Phát huy độ bền UHPC và đẩy
nhanh tiến độ thi công
8 Pont du
Diable
Pedestrian
Pháp 2008 Dầm chữ U DƯL Tăng chiều dài nhịp và tạo tính
thanh mảnh cho cầu
9 Friedberg Đức 2007 Dầm chữ PI DƯL Sử dụng các đặc tính độ bền cao
để thay thế kết cấu cũ
Trang 32TT Tên cầu Quốc gia Năm Cấu kiện ứng dụng Mục đích ứng dụng
10 Shepherds
Gully Creek
Úc 2005 Dầm chữ I DƯL Cầu thử nghiệm để cải thiện
khả năng chịu lực và thay thếcác cầu gỗ quá tuổi
11 WILD Úc 2010 Kết cấu vòm Phù hợp môi trường, kết cấu
2005 Dầm chữ PI DƯL Giảm chiều cao dầm, giảm chi
phí móng và chi phí lắp dựng
Quốc
2002 Dầm chữ PI DƯL Kỷ niệm quan hệ ngoại giao
với Pháp và cải thiện chấtlượng vòm
15 Office
Pedestrian
Hàn Quốc
2009 Cầu dây văng Kết cấu nhẹ và ứng suất hợp lý
16 Kampung
Linsum
Malaysia 2010 Dầm chữ U DƯL Loại bỏ các thành phần chịu cắt
và tận dụng khả năng chịu uốn
và chịu cắt đáng kể của UHPC
17 Celakovice
Pedestrian
Cộng hòa Séc
2013 Bản phân đoạn Chi phí bảo trì và chi phí vòng
2006 Dầm chữ T DƯL Cải thiện chất lượng và độ bền
suốt đời của cầu
19 Fuzhou
University
Landscape
TrungQuốc
2015 Kết cấu vòm Cầu thử nghiệm nhằm thúc đẩy
ứng dụng UHPC
20 Yuan Jiahe Trung
Quốc
2017 Dầm chữ PI DƯL Giảm trọng lượng kết cấu, thi
công thuận tiện
21 Batu 6 Malaysia 2016 Dầm chữ U DƯL Tăng chiều dài nhịp giản đơn
Malaysia 2023 Dầm chữ I DƯL Giảm trọng lượng kết cấu, thi
công thuận tiện
Trang 33Kết quả tổng hợp trên cho thấy, xu hướng ứng dụng UHPC cho kết cấu dầmchịu lực đang trở nên phổ biến với các mục tiêu chính: cải thiện chất lượng và độ bềnkết cấu, giảm chiều cao dầm để kết cấu trở nên thanh mảnh, giảm trọng lượng kết cấu
và phát huy tính hiệu quả của vật liệu, tăng khả năng chống chịu với thời tiết và môitrường, giảm chi phí phần móng, chi phí lắp dựng, chi phí bảo trì và chi phí vòng đờicông trình
1.4.1.2 Ứng dụng UHPC trong các mối nối cầu
Để đảm bảo độ an toàn lâu dài cho hệ thống giao thông, cần phải quan đến tất
cả các bộ phận của cầu bao gồm các mối nối (như các mối nối ướt theo phương dọc vàphương ngang, khe co giãn, ) Bảng 1.3 tổng hợp ứng dụng UHPC cho các mối nốicầu
Bảng 1.3 Tổng hợp ứng dụng UHPC trong mối nối cầu [96]
1 State Route 31 Mỹ 2009 Mối nối các bản dầm chữ T
2 Fingerboard Road Mỹ 2011 Mối nối các bản dầm chữ T
3 U.S Route 6 Mỹ 2011 Mối nối dọc và ngang giữa các dầm
4 State Route 42 Mỹ 2012 Mối nối giữa các tấm panel mặt cầu và khóa
10 Eagle River Canada 2009 Mối nối giữa các dầm hộp liền kề và gờ lan
can đúc sẵn và liên tục hóa kết cấu
Trang 3416 Nipigon River Canada 2016 Liên kết giữa các phân đoạn đúc sẵn và
phân đoạn đúc tại chỗ và mối nối dọc,ngang cầu với dầm thép
Trong công trình cầu, để đảm bảo hiệu quả liên kết, phương pháp liên kết thôngthường của các cấu kiện đúc sẵn đỏi hỏi kết cấu cốt thép chi tiết, phức tạp, làm tăngkhó khăn trong thi công và khó đạt tính chất cơ học cần thiết ở khu vực liên kết Vậtliệu UHPC cung cấp một trong những giải pháp cho thiết kế và thi công mối nối liênkết các cấu kiện cầu đúc sẵn, với cường độ chịu nén cao, cường độ chịu kéo cao, từbiến thấp và độ bền rất tốt Sử dụng UHPC cho phép các chi tiết cốt thép ở vùng liênkết đơn giản hơn, vì vậy quá trình thi công trở nên dễ dàng UHPC có thể sử dụng ởnhững vị trí liên kết nhỏ và cung cấp hiệu quả tổng thể tốt hơn Từ đó, xu thế ứng dụngloại vật liệu này cũng là một ưu thế lựa chọn và ngày càng trở nên phổ biến ở các nước
Mỹ và Canada
1.4.1.3 Ứng dụng UHPC trong lớp phủ mặt cầu
Lớp phủ mặt cầu là bộ phận chịu mài mòn trực tiếp của công trình cầu, chúngkhông chỉ bị tác động bởi lực ma sát bánh xe mà còn chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, khíhậu và sự giãn nở do nhiệt độ
Ở Trung Quốc, tuổi thọ lớp phủ mặt cầu truyền thống giảm đáng kể do quátrình tăng lưu lượng giao thông liên tục trong những năm gần đây, vì vậy, một số nhànghiên
Trang 35Bảng 1.4 Tổng hợp ứng dụng UHPC cho lớp phủ mặt cầu [96]
1 Ma Fang 2011 Quảng Đông Cầu dầm hộp giản đơn
2 Buddha Chen 2014 Quảng Đông Cầu dầm hộp thép liên tục tiết diện
thay đổi
5
Dong Ting Lake
Second
2015 Hồ Nam Cầu treo
6 Rong Jiang 2016 Quảng Đông Cầu dây văng
1.4.1.4 Ứng dụng UHPC cho cầu nhịp lớn
Hiện nay, đang tồn tại một số vấn đề trong cầu nhịp lớn: (1) Độ võng và vết nứttrong dầm hộp liên tục bê tông ứng suất trước; (2) Vết nứt ở lớp phủ mặt cầu thép vàkết cấu mặt cầu; (3) Vết nứt bê tông ở khu vực mô men âm của dầm thép liên hợp bêtông cốt thép
Ảnh hưởng của độ võng và vết nứt trong cầu dầm bê tông nhịp lớn là một vấn
đề rất nghiêm trọng Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã đề xuất sử dụng dầm hộp liêntục UHPC ứng suất trước thành mỏng một phương để giải quyết vấn đề này Nghiêncứu cho thấy loại kết cấu UHPC mới này có hiệu quả giảm vết nứt và độ võng dầmcầu Việc sử dụng UHPC với cường độ chịu kéo lớn để thay thế cho bê tông thôngthường có thể tăng đáng kể độ cứng bản mặt cầu, cải thiện ứng suất trong lớp phủ mặtcầu, giảm ứng suất mỏi cho kết cấu thép và giảm vết nứt hiệu quả Vì vậy, UHPC làvật liệu có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực xây dựng cầu nhịp lớn
1.4.2 Tổng quan về ứng dụng vật liệu UHPC cho công trình cầu tại Việt Nam
Hiện nay, việc nghiên cứu và ứng dụng UHPC cho công trình cầu ở Việt Nam
Trang 36đang rất được quan tâm Năm 2016 nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Công nghệXây dựng có ứng dụng đầu tiên về việc sử dụng UHPC để chế tạo cầu cho người đi bộvới nhịp chính cầu Đập Đá tại khu vực 4, Phường III, thành phố Vị Thanh, tỉnh HậuGiang Cầu có chiều dài nhịp là 18m, chiều rộng 2,2 m, hoạt tải phân bố 300 Kg/cm2
Năm 2019, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã nghiên cứu, thiết kế, xây dựng
và chuyển giao thành công cầu An Thượng tại tỉnh Hưng Yên bằng vật liệu UHPC [9].Cầu có 3 dầm tiết diện chữ I và tấm ván khuôn cho thi công bản mặt cầu làm bằng vậtliệu UHPC Cầu An Thượng có tổng chiều dài (tính đến đuôi mố) là 31 m với tổng bềrộng mặt cắt ngang là 5 m, được thiết kế 1 nhịp 21 m (kết cấu UHPC có chiều dài lớnnhất lại Việt Nam tính đến thời điểm này) với hoạt tải thiết kế 0,5HL93
Bảng 1.5 Tổng hợp ứng dụng UHPC cho công trình cầu ở Việt Nam [16]
Trang 3724 Cầu Bai Quan Thanh Hóa 2020 (3x15)x2,0
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, tiềm năng sử dụng vật liệu UHPC đã vàđang được khẳng định trong xây dựng công trình cầu trên thế giới và ở Việt Nam.Trong đó, việc ứng dụng UHPC cho công trình cầu ở Việt Nam có tính khả thi cao nhờvào nguồn trữ lượng vật liệu chế tạo rất dồi dào và đa dạng Hiện nay, đã có một sốdoanh nghiệp trong nước được chuyển giao công nghệ và bước sản xuất thương mạisản phẩm UHPC, có thể kể đến là Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng,Công ty TNHH một thành viên bê tông Xuân Mai, Công ty Cổ phần BETON6, Công
ty cổ phần bê tông ly tâm Thủ Đức 1 Tuy vậy, việc phát triển ứng dụng chưa được mởrộng do thiếu lý thuyết tính toán kết cấu, chưa ban hành các tiêu chuẩn về thiết kế, thicông và nghiệm thu đồng thời chưa có định mức vật liệu
Trang 38Khi nghiên cứu thiết kế uốn dầm UHPC DƯL, tác giả Graybeal [49] trình bày
“Cho đến khi hoàn thành một số lượng đáng kể các thí nghiệm uốn mô hình thực, thìkhông thể đưa ra một tập hợp các tham số chuẩn để sử dụng trong thiết kế uốn dầmUHPC DƯL” Sau đó một số nhà nghiên cứu đã thực hiện các nghiên cứu thiết kế uốnkết cấu UHPC Khi tính toán sức kháng uốn dầm UHPC, ứng suất khối Whitmey quenthuộc sử dụng cho kết cấu BTCT thông thường là không còn phù hợp và được thay thếbằng đường tuyến tính hoặc đường hai đoạn thẳng cho các cấu kiện UHPC Nhìnchung, các nghiên cứu đã xác định rằng mối quan hệ ứng suất – biến dạng cho UHPCkéo có ảnh hưởng đến khả năng chịu mô men uốn hơn quan hệ ứng suất – biến dạngnén Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mô tả đặc trưng kéo của UHPCthông qua việc sử dụng phương pháp thí nghiệm và xây dựng quan hệ ứng suất – biếndạng kéo phải dựa trên kết quả thí nghiệm đáng tin cậy
Đường quan hệ ứng suất – biến dạng khi kéo của UHPC có sự khác biệt cơ bản
so với bê tông thông thường Trong các cấu kiện bê tông thông thường, cường độ chịukéo của bê tông bị bỏ qua Cường độ chịu kéo của UHPC tùy thuộc vào lượng cốt sợi
sử dụng Với một số hỗn hợp, cường độ chịu kéo cực đại lớn hơn cường độ xuất hiệnvết nứt đầu tiên thể hiện tính chất tăng bền cơ học Ngoài ra, cường độ chịu kéo có thểvượt quá 15 MPa, đây là một đóng góp rất đáng kể cho khả năng chịu kéo của kết cấu
Sự lý tưởng hóa đường quan hệ ứng suất – biến dạng chịu kéo trong các cấu kiệnUHPC tiếp tục là đề tài nghiên cứu với một số nhà nghiên cứu đề xuất một đường haiđoạn thẳng (dạng hình thang) và một số nhà nghiên cứu đề xuất một hình xấp xỉ dạngchữ nhật
Các phương pháp thiết kế uốn đã trình bày cho đến nay bao gồm biến dạng nénlớn nhất bằng hoặc cao hơn so với 0,003 [24, 47, 49, 70] Giới hạn biến dạng kéo đượclấy trong hầu hết các nghiên cứu là 0,007 [49, 70], tương ứng với 70% biến dạng kéothu được khi kéo tuột cốt sợi trong dầm ngay trước khi nứt lớn, biến dạng cục bộ vàphá huỷ dầm
Trên thế giới, đã có các tiêu chuẩn và khuyến nghị thiết kế uốn dầm UHPC,
Trang 39trong đó đáng chú ý là tiêu chuẩn của Pháp NF P18-710 (AFNOR), Thuỵ Sĩ SIA 2052(SIA) và Canada CSA S6: 19 (CSA) Trong các tiêu chuẩn này, phương pháp thiết kếuốn dựa trên phân tích mặt cắt sử dụng nguyên lý cân bằng và tương thích biến dạng,đồng thời sử dụng các biểu đồ đường cong vật liệu UHPC để xác định ứng suất trêntiết diện ngang Trong tiêu chuẩn thiết kế của Pháp và Canada, khả năng chịu mô menuốn của dầm UHPC được xác định từ điều kiện cân bằng lực trên tiết diện ngang vớibiểu đồ biến dạng tuyến tính gồm biên giới hạn biến dạng nén tương ứng với biếndạng vỡ UHPC và biên giới hạn biến dạng kéo tương ứng với kéo đứt cốt thép Đối vớikhuyến nghị thiết kế của Thuỵ Sĩ, khả năng chịu mô men uốn được tính toán khi biếndạng kéo trong tiết diện đạt đến giới hạn biến dạng kéo của UHPC (𝜀𝑡,𝑙𝑖𝑚), thu được từkết quả thí nghiệm vật liệu
Các tác giả Gowripalan và Gilbert [47] đã phát triển bộ chỉ dẫn thiết kế chodầm UHPC DƯL của DUCTAL Khi ước tính khả năng chịu mô men uốn của dầmUHPC DƯL, đề nghị sử dụng sự phân bố ứng suất và biến dạng trên tiết diện ngangvới trường hợp có cốt thép dính bám và không dính bám như trình bày ở Hình 1.2, 1.3
Với tiết diện ngang có dính bám cốt thép, biến dạng nén lớn nhất được giới hạn ε o,u =0,0035 Cường độ chịu uốn thiết kế thu được bằng cách nhân mô men lý thuyết với hệ
số giảm cường độ 𝜙 Hệ số giảm cường độ lấy bằng 0,8 cho trường hợp mặt cắt có cốtthép bó cáp dính bám và 0,7 cho trường hợp mặt cắt có cốt thép bó cáp không dínhbám
Hình 1.2 Sự phân bố ứng suất – biến dạng ở trạng thái giới hạn cường độ cho
mặt cắt ngang chứa bó cáp dính bám [47]
Trang 4025
Hình 1.3 Sự phân bố ứng suất – biến dạng ở trạng thái giới hạn cường độ cho
mặt cắt ngang chứa bó cáp không dính bám [47]
Tác giả Graybeal [49] đã đề nghị sử dụng các chỉ tiêu sau cho thiết kế uốn dầm UHPC DƯL:
(1) Cường độ chịu nén lớn nhất bằng 165 MPa, tương ứng với 0,85𝑓′ khi dưỡng
hộ nhiệt ẩm
(2) Cường độ chịu kéo bằng 10,3 MPa, tương ứng với 0,5 lần khả năng chịu kéodọc trục trước và sau nứt
(3) Giá trị mô đun đàn hồi bằng 52,4 GPa
(4) Giới hạn biến dạng kéo 0,007, tương ứng với 70% biến dạng kéo thu đượckhi kéo tụt sợi trong dầm ngay trước khi nứt lớn, biến dạng cục bộ và phá huỷ dầm
Tác giả Almansour và Lounis [24] đã sử dụng một đường hai đoạn thẳng ở phíanén và bỏ qua sự đóng góp độ bền kéo khi ước tính sức kháng uốn của cấu kiện UHPCDƯL Sự phân bố ứng suất, biến dạng của dầm tiết diện chữ I – UHPC DƯL và bảnmặt cầu được trình bày ở Hình 1.4