1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

71 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả Lê Thị Bảo Ngọc
Người hướng dẫn TS. Lê Văn Hải
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

Ngoài việc phân tích tác động của nền kinh tế vĩ mô đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, nghiên cứu còn bổ sung thêm một số biến vi mô, đại diện cho từng chỉ tiêu đặc thù của ngân hàng cũng g

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ BẢO NGỌC

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 7 34 02 01

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ BẢO NGỌC

Mã số sinh viên: 030136200859 Lớp sinh hoạt: DH36TC02

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 7 34 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS LÊ VĂN HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là : Lê Thị Bảo Ngọc

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính chính xác của luận văn

TP Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024

Tác giả

Lê Thị Bảo Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy Cô khoa Tài chính đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em có được nền tảng vững chắc để em có thể hoàn thành tốt quá trình học tại trường

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn TS Lê Văn Hải, thầy đã giúp em có được hướng đi đúng đắn và nhận xét, hướng dẫn để em được hoàn thành khoá luận tốt nghiệp một cách chỉn chu nhất Với tất cả lòng biết ơn, em xin kính chúc TS Lê Văn Hải, Quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công với sứ mệnh cao quý của mình

Cuối cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, hỗ trợ, chia

sẻ và động viên em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận

Mặc dù đã nỗ lực hết sức khi thực hiện nghiên cứu và trình bày bài luận, em vẫn còn bất cập và thiếu sót do kiến thức còn hạn chế Em hy vọng sẽ nhận được những đóng góp quý báu từ Quý Thầy Cô để em có thể hoàn thiện nghiên cứu một cách toàn diện nhất và tích lũy kinh nghiệm cho hành trình học tập sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024

Tác giả

Lê Thị Bảo Ngọc

Trang 5

Nghiên cứu thu thập dữ liệu trong giai đoạn 2010 – 2022 bao gồm 390 mẫu nghiên cứu, dựa trên số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của 30 NHTM Việt Nam và dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nội tại và yếu tố vĩ mô đến RRTD Trong đó, biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) được sử dụng làm biến đại diện cho rủi ro tín dụng Các biến thể hiện yếu tố kinh tế vĩ mô là: tỷ lệ thất nghiêp (UNT), tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF) Ngoài việc phân tích tác động của nền kinh tế vĩ mô đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, nghiên cứu còn bổ sung thêm một số biến vi mô, đại diện cho từng chỉ tiêu đặc thù của ngân hàng cũng góp phần tác động đến nợ xấu NHTM như: khả năng sinh lời trên VCSH (ROE), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR), tăng trưởng tín dụng (CRE), quy mô ngân hàng (SIZE)

Phần mềm thống kê và phân tích dữ liệu STATA 17.0 được tác giả sử dụng để thực hiện quá trình thống kê mô tả và phân tích hồi quy dữ liệu bảng bằng mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM) và mô hình các yếu

tố tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM) Nghiên cứu cũng sử dụng kiểm định F(F – test) và Hausman (Hausman – test) để lựa chọn mô hình OLS, FEM và REM Sau đó, tác giả sử dụng mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục các khuyết tật của mô hình sau khi được tác giả thực hiện kiểm định lựa chọn Kết quả nghiên cứu là căn cứ, cơ sở để tác giả đề xuất một số chính sách để góp phần giảm thiểu RRTD tại các NHTM Việt Nam

3 Từ khoá: yếu tố tác động, rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 6

ABSTRACT

1 Title: "Factors affecting credit risk at Vietnamese commercial banks"

2 Summary

The study "Factors affecting credit risk at Vietnamese commercial banks" was conducted

to identify factors affecting bad debt at commercial banks in Vietnam, thereby providing management implications value helps minimize credit risk in the commercial banking system

Research data was collected from the Financial Reports of 30 Vietnamese commercial banks and data from the General Statistics Office of Vietnam in the period 2010 - 2022 including 390 research samples to evaluate the impact of micro and macro variables to credit risk In particular, the variable bad debt ratio (NPL) is used as a representative variable for credit risk Variables representing macroeconomic factors are: unemployment rate (UNT), economic growth (GDP): inflation rate (INF) In addition to analyzing the influence of the macroeconomic environment on debt bad debt of the bank, the study also adds a number of micro variables, representing internal factors of the bank, which also contribute to seeing the impact of the bank on bad debt of commercial banks such as: profitability on capital owners (ROE), credit risk reserve ratio (LLR), credit growth (CRE), bank size (SIZE)

The author uses Stata 17.0 software to perform descriptive statistics and regression analysis

of panel data using pooled regression model (Pooled OLS), fixed effects model (Fixed Effects Model – FEM) and FEM model Random Effects Model (REM) The study also used F(F – test) and Hausman (Hausman – test) tests to select OLS, FEM and REM models After selecting the model, the author tests the model's defects using the Feasible Generalized Least Squares (FGLS) model

From the research results, the author proposes some management implications to contribute

to limiting credit risks at Vietnamese commercial banks

3 Keywords: impact factors, credit risks, Vietnamese commercial banks

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ··· i

LỜI CẢM ƠN ··· ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN ··· iii

ABSTRACT ··· iv

MỤC LỤC ··· v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ··· vii

DANH MỤC BẢNG ··· viii

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ··· 2

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ··· 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ··· 3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ··· 3

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ··· 3

1.6 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ··· 4

1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ··· 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG ··· 7

2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ··· 12

3.1 Mô hình nghiên cứu ··· 17

3.2 Các giả thuyết nghiên cứu ··· 23

3.3 Phương pháp nghiên cứu ··· 26

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ··· 32

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ··· 32

4.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ··· 34

4.3 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY BẰNG OLS, FEM VÀ REM ··· 35

4.4 KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH ··· 36

4.5 KIỂM ĐỊNH CÁC KHUYẾT TẬT ··· 37

4.6 KHẮC PHỤC CÁC KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH ··· 39

4.7 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ··· 40

Trang 8

5.1 KẾT LUẬN ··· 44

5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ ··· 45

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ··· 47

5.4 MỞ RỘNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ··· 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO ··· i

PHỤ LỤC ··· v

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1: Bảng phân loại các nhóm nợ Error! Bookmark not defined Bảng 2 2: Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo nhóm nợ Error! Bookmark not defined.

Bảng 3 1: Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình 18

Bảng 4 1: Thống kê mô tả các biến 32

Bảng 4 2: Ma trận hệ số tương quan của các biến trong mô hình 34

Bảng 4 3: Tổng hợp kết quả hồi quy OLS, FEM, REM 35

Bảng 4 4: Kết quả lựa chọn mô hình Pooled OLS và FEM 36

Bảng 4 5: Kết quả kiểm định Hausman Test 36

Bảng 4 6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 37

Bảng 4 7: Kết quả kiểm định Wooldridge 38

Bảng 4 8: Kết quả kiểm định Breusch - Pagan 38

Bảng 4 9: Kết quả ước lượng mô hình FGLS 39

Bảng 4 10: Kết quả mô hình REM sau khi khắc phục khuyết tật mô hình 39

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3 1: Quy trình nghiên cứu tổng quát………28

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Ngân hàng thương mại có quan hệ mật thiết với các chủ thể trong nền kinh tế, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn”cho các chủ thể cần, điều này khiến NHTM trở thành một mảnh ghép quan trọng của khối cung tiền tệ trong nền kinh tế đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các chủ thể của nền kinh tế đất nước và có tác động đáng kể đến chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương

“Với thời đại công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, xu hướng toàn cầu hóa len lỏi vào toàn bộ huyết mạch của nền kinh tế, dẫn đến nhu cầu cấp vốn tăng cường mạnh mẽ của các

cá thể trong nền kinh tế Với vai trò là cầu nối cấp vốn, gắn liền với nhịp sống của toàn bộ nền kinh tế, ngân hàng thương mại càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối hoạt động cấp tín dụng, một hoạt động đặc thù và đóng góp phần lớn vào doanh thu của ngân hàng Tuy nhiên, song song với lợi nhuận, hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng Việt Nam và toàn bộ nền kinh tế.”

Bức tranh nợ xấu của Việt Nam giai đoạn 2010 đến nay nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà quản trị, nhà đầu tư và dân chúng Năm 2011, lần đầu tiên tỷ lệ nợ xấu được Ngân hàng Nhà nước công bố với tỷ trọng 3,8% trên tổng dự nợ toàn ngân hàng Đến tháng 9/2012, thời điểm nợ xấu được công khai với mức độ hai con số, mức gia tăng đáng kinh ngạc đối với mức dao động 3% của những năm trước đó Đến cuối năm 2018, với nỗ lực không ngừng của Ngân hàng Nhà nước và toàn hệ thống ngân hàng thương mại, tỷ lệ

nợ xấu của Việt Nam giảm ở mức 2,4%, điểm sáng trong việc xử lí nợ xấu trong những năm trước đó Từ những con số biết nói trên, có thể hình dung về bức tranh nợ xấu của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những dấu hiệu tích cực

Để đạt được mức phục hồi tăng trưởng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã đề ra nhiều kế hoạch, biện pháp

để thông dòng tín dụng, cứu cánh hệ thống ngân hàng sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng

Trang 12

tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 – 2010 Sự ra đời của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam – VAMC, sau Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thu mua và xử lí nợ xấu, đã giúp khởi sắc cho hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Tuy nhiên, với sự vận động không ngừng của nền kinh tế toàn cầu thì câu hỏi được đặt ra là liệu những giải pháp được ban ra

có thật sự phát huy được hiệu quả cho những năm sau đó Câu hỏi ấy một lần nữa lại đặt

ra sau sự xuất hiện của đại dịch Covid toàn cầu, ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới, nhiều quốc gia đóng cửa, tình hình xuất nhập khẩu đóng băng, doanh nghiệp không có khả năng chi trả, góp phần gia tăng nợ xấu ở giai đoạn 2021 – 2022 Thời điểm đó, đã xuất hiện

tỷ lệ nợ xấu ở mức ba con số ở một số ngân hàng Nợ xấu tăng cao có thể làm tắt nghẽn dòng tiền trong hệ thống ngân hàng mà còn làm ảnh hưởng đến dòng tiền của toàn bộ nền kinh tế

Trong những năm gần đây, tỉ lệ nợ xấu và rủi ro trong hoạt động tín dụng nhận được sự đặc biệt quan tâm từ các nhà quản trị cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế Xuất phát

từ thực tiễn đó, tác giả thực hiện đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Xác định cụ thể các nhân tố tác động đến RRTD của NHTM Việt Nam bao gồm các yếu

tố đặc thù của ngân hàng và các yếu tố của môi trường vĩ mô

- Đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến RRTD của NHTM Việt Nam

Trang 13

- Trên cơ sở phân tích dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp và hàm

ý chính sách giúp phòng ngừa và hạn chế RRTD cho các NHTM Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu được định ra, bài nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Các yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô nào ảnh hưởng đến RRTD của NHTM Việt Nam?

- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến RRTD của các NHTM Việt Nam như thế nào?

- Các hàm ý chính sách nàocần được thực hiện nhằm góp phần kiểm soát và hạn chế RRTD đối với các NHTM Việt Nam và NHNN Việt Nam?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm riêng biệt của ngân hàng và nhân tố vĩ mô tác

động đến RRTD của các NHTM Việt Nam

Thời gian nghiên cứu: Tác giả thu thập dữ liệu nghiên cứu của 30 NHTM Việt Nam và các

dữ liệu vĩ mô trong giai đoạn 2010 - 2022

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện nghiên cứu, tác giả hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp định lượng Dựa trên cơ sở lý thuyết về RRTD và dữ liệu được tổng hợp từ BCTC của 30 NHTM Việt Nam

và các số liệu vĩ mô từ Tổng cục Thống kê Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2022, mô hình tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng được tác giả xây dựng nhằm cung

cấp mô hình phục vụ việc phân tích định lượng

Trang 14

Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mô tả và hồi quy dữ liệu bảng để phân tích, đánh giá tác động của các yếu tố Các mô hình được sử dụng bao gồm mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Kiểm định F (F-test) và Hausman (Hausman-test) cũng được áp dụng để tác giả thực hiện kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp nhất giữa OLS, FEM và REM Sau khi lựa chọn mô hình, tác giả sử dụng mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để

kiểm định các khuyết tật (nếu có) của mô hình

1.6 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU

1.6.1 Ý nghĩa khoa học

Rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy tiền tệ và nguồn cung vốn lưu thông trong nền kinh tế, có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của không chỉ riêng các NHTM mà còn đối với toàn bộ chủ thể nền kinh tế Vì vậy tác giả tiến hành thực hiện bài nghiên cứu nhằm giải thích mức độ tác động của các nhân tố đến RRTD của NHTM Việt Nam Dựa trên nền tảng các lý thuyết và các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu trên cơ sở kế thừa có điều chỉnh để nghiên cứu

sự tác động của các yếu tố vĩ mô và nội tại tác động đến rủi ro tín dụng

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Từ kết quả của đề tài nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và giúp các NHTM phát huy tối đa chức năng là nguồn cung vốn cho nền kinh tế, đồng thời đề xuất các hàm ý chính sách nhằm kiểm soát RRTD của NHTM Việt Nam

1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Trong chương 1, tác giả đề ra tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đồng thời đặt ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu mà đề tài thực hiện

Trang 15

Chương 2: Cơ sở lý luận

Ở nội dung chương 2, tác giả sẽ tổng hợp các lý thuyết liên quan đến rủi ro tín dụng, nguyên nhân và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM Đồng thời, tác giả khảo lược các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, xác định các khoảng trống của các nghiên cứu trước

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Trong nội dung chương 3, tác giả sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu dựa trên các khảo lược các nghiên cứu trước Đồng thời trình bày quy trình nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của các hệ số thể hiện

ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trong nội dung chương này, tác giả sẽ trình bày kết quả mô hình nghiên cứu được thu thập thông qua phần mềm thống kê STATA 17.0, ý nghĩa của các hệ số thống kê và kết quả mô hình hồi quy sau khi khắc phục các khuyết tật Từ kết quả trên, tác giả tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu và cho ra kết luận với các giả thuyết nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Ở nội dung chương 5, tác giả sẽ đưa đưa ra kết luận về kết quả nghiên cứu Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị cho các NHTM và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hệ thống NHTM

Trang 16

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 của bài nghiên cứu đề cập đến tầm quan trọng của ngành ngân hàng trong nền kinh tế, và hiện trạng RRTD của hệ thống NHTM Việt Nam Từ đó, tác giả nhận định được vấn đề nghiên cứu là tìm ra các nhân tố tác động đến RRTD của NHTM Việt Nam Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu được đặt ra, tác giả giải quyết các câu hỏi nghiên cứu để cụ thể hoá vấn đề, giúp nhìn nhận rõ hướng đi của bài và các vấn đề cần giải quyết

để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu Thêm vào đó, tác giả xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu cụ thể Từ đó tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu tương ứng và phù hợp với phương pháp tìm kiếm và tổng hợp dữ liệu Và cuối cùng là ý nghĩa của luận văn đóng góp

cả cho khoa học lẫn thực tế đời sống

Trang 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Có nhiều cách hiểu khác nhau về rủi ro tín dụng, nhưng nó thường được hiểu là

“khả năng người vay sẽ không đáp ứng các điều khoản đã thoả thuận, bao gồm cả việc trả gốc và lãi đúng hạn” (Saunders & Cornett, 2008)

Theo (Barnhill và cộng sự, 2002), “rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm năng về thu nhập ròng và giá trị thị trường vốn do khách hàng không thanh toán hoặc thanh toán trễ Rủi ro tín dụng có nghĩa là chi phí bị trì hoãn hoặc không được thanh toán đầy đủ Rủi ro này là rủi ro mà người vay sẽ không thể trả lãi hoặc trả nợ gốc trong thời hạn quy định trong hợp đồng tín dụng”

Hu & Zhang (2021) định nghĩa rủi ro tín dụng: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng chuyển thành tổn thất tiềm ẩn đối với khoản vay cho TCTD hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn

bộ nghĩa vụ của mình Rủi ro tín dụng là khả năng người vay hoặc đối tác sẽ không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận”

Theo Uỷ ban giám sát Basel, rủi ro tín dụng được định nghĩa: “Là khả năng mà người đi vay hoặc đối tác của ngân hàng thất bại trong việc thực hiện theo các điều khoản trả nợ đã thỏa thuận RRTD còn được gọi là rủi ro vỡ nợ, phát sinh từ việc không chắc chắn liên quan đến việc không hoàn trả các khoản nợ từ phía khách hàng cho ngân hàng” Khoản 24 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN giải thích: “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”

Như vậy, có thể hiểu rủi ro tín dụng là những tổn thất xảy ra do khách hàng vay

không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn như

đã cam kết trong hợp đồng tín dụng Đây là rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng, gây ra những tổn thất tài chính như giảm thu nhập ròng của ngân hàng

Trang 18

2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

2.1.2.1 Các yếu tố vĩ mô

Tăng trưởng kinh tế GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh sức khỏe của nền kinh

tế quốc gia, có tương quan trực tiếp với hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Khi chỉ

số GDP tăng, chứng tỏ nền kinh tế đang trong giai đoạn thịnh vượng, các cá thể tư nhân và các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh, từ đó NHTM thể hiện được tầm quan trọng với vai trò cung cấp vốn Ngược lại, khi GDP có xu hướng giảm, phản ảnh nền kinh tế đang trong thời kì suy thoái, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền kinh tế, giảm khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đúng thời hạn theo cam kết trong hợp đồng

Lạm phát: Là hiện tượng tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, được

hình dung là sự mất giá của đồng tiền, có nghĩa là với một số tiền tương đương thì sẽ thu

về một lượng hàng hóa dịch vụ ít hơn Để kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Trung ương gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, từ đó các NHTM bắt buộc phải gia tăng lãi suất để bù đắp lại phần lợi nhuận bị mất đi Khi lãi suất tăng cao, khách hàng giảm thiểu khả năng trả nợ vay, khiến cho tình trạng rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng dễ dàng xảy ra

Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ giữa số người không có việc làm trên tống số

người trong độ tuổi lao động Khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, người vay không thể đảm bảo khả năng trả nợ dẫn đến bộc phát rủi ro tín dụng Ngược lại, khi tỉ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập ổn định, khả năng trả nợ của khách hàng được cải thiện, góp phần hạn chế RRTD của NHTM

Các yếu tố tự nhiên: Bao gồm hiểm họa thiên nhiên như thiên tai, dịch bệnh, Ảnh hưởng

của dịch bệnh đến RRTD được nhận thấy một cách rõ nét nhất sau đại dịch Covid 19, dịch bệnh đã làm gián đoạn tình hình sản xuất, kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế, dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp phá sản, khiến khách hàng giảm hoặc mất khả năng trả nợ Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, nguồn thu nhập của người ở một số vùng miền phần lớn gắn liền với thiên nhiên Vì vậy sự ảnh hưởng của thiên nhiên như bão, lụt, hạn hán,… làm mất đi nguồn thu nhập chính, từ đó gia tăng RRTD

Trang 19

Môi trường pháp lí: Hệ thống pháp lí thiếu đồng bộ, không nhất quán và không mang

tính triệt dẫn đến nhiều bất cập trong đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến nhiều hệ lụy, rủi ro không chỉ cho riêng hệ thống ngân hàng mà còn tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh

tế Việc tồn đọng những khe hở của môi trường pháp lí là thời cơ lí tưởng để tham ô, lợi dụng tính nhiệm để chiếm đoạt tài sản Điều này dẫn đến tình trạng dễ dàng phát sinh rủi

ro tín dụng của NHTM

2.1.2.2 Yếu tố thuộc về ngân hàng

Thứ nhất, năng lực quản trị của ngân hàng Trong một nghiên cứu của Mwaurah (2013),

đã chỉ ra rằng “khủng hoảng ngân hàng thương mại phát sinh chủ yếu do quản lý yếu kém năng lực và năng lực cũng như trách nhiệm quản lý đóng vai trò vai trò quan trọng trong việc quyết định mức độ chấp nhận rủi ro của thị trường tài chính tổ chức” Trong thực tế việc yếu kém trong năng lực quản trị đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM

Thứ hai, các NHTM chưa có thước đo chuẩn mực trong việc đo lường rủi ro Những rủi ro

trong hoạt động cấp tín dụng luôn tiềm ẩn trong từng khoản cấp tín dụng và được phân theo nhiều cấp độ với mức độ ảnh hưởng là khác nhau Quy trình chuẩn hóa trong thang

đo rủi ro giúp NHTM giải quyết kịp thời cũng như gợi mở các giải pháp tương ứng với từng chuẩn mực rủi ro, nhằm giảm thiểu thời gian và nhân lực cũng như hạn chế đến mức tối thiểu mức tác động tiêu cực đối với ngân hàng

Thứ ba, chính sách tín dụng chưa hiệu quả Việc hoạch định chính sách của nhà quản trị

của NHTM chưa phù hợp, không mang tính hiệu quả, đặt nặng vào chỉ tiêu và lợi nhuận dẫn đến mở rộng cho vay quá mức, cấp tín dụng ồ ạt, không chú trọng trong khâu thẩm định và sàng lọc khách hàng, tạo điều kiện gia tăng RRTD

Thứ tư, yếu tố thuộc về trình độ cán bộ ngân hàng

Bao gồm cán bộ thẩm định lẫn quan hệ khách hàng Việc cho vay ồ ạt để đảm bảo thu nhập

ở một số cán bộ quan hệ khách hàng dẫn đến cho vay không kiểm soát, gây khó khăn trong việc phân tích nhu cầu và khả năng trả nợ cũng như mục đích sử dụng vốn vay của khách

Trang 20

hàng Thêm vào đó là thiếu sự theo dõi, giám sát các khoản vay mặc dù đây là yếu tố cần thiết đối với chuyên viên tín dụng Giám sát sau vay nhằm mục đích xem xét khách hàng

sử dụng vốn có đúng với mục đích đề ra ban đầu, hoạt động đầu tư, sản xuất,… có thuận lợi hay khó khăn để từ đó mở rộng khoản vay; nâng hạn mức hoặc thu hẹp khoản vay; yêu cầu nhiều hơn đối với tài sản thế chấp để tận dụng tối đa các lợi nhuận khoản vay mang lại cũng như giảm thiểu các rủi ro

Yếu tố xuất phát từ chuyên viên thẩm định cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định giá tài sản thế chấp của khách hàng, thẩm định cách khoản vay và lịch sử tín dụng của người đi vay một cách thiếu chuyên môn nghiệp vụ cũng như không đúng quy trình cũng những yếu tố làm tăng nguy cơ phát sinh RRTD

2.1.2.3 Yếu tố thuộc về khách hàng

Thứ nhất, xuất phát từ đạo đức khách hàng Cá nhân hay doanh nghiệp đi vay có chủ ý lừa

đảo, chiếm đoạt các khoản vay nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng

Thứ hai, sử dụng vốn sai mục đích Vì điều kiện cấp tín dụng được quy định khá gắt gao,

bao gồm khâu thẩm định muc đích vay vốn Đa phần các mô hình kinh doanh có khả năng phát sinh rủi ro cao hoặc có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường thì sẽ khá khó khăn để được duyệt vay vốn Từ đấy người đi vay kê khai sai mục đích vay vốn, sử dụng vốn sai mục đích để đầu tư vào các ngành nghề rủi ro để được dễ dàng hơn trong khâu xét duyệt Hoặc có trường hợp khách hàng vay kinh doanh, đầu tư nhưng lại dung trong mục đích tiêu sản, dẫn đến mất khả năng trả nợ hoặc trả không đúng cam kết cho ngân hàng

Thứ ba, khả năng quản trị kém hiệu quả Bao gồm năng lực quản trị doanh nghiệp, năng

lực kinh doanh và năng lực pháp lí của người vay Điều này dẫn đến kinh doanh không hiệu quả, ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền của người đi vay Hệ quả là khách hàng không

có khả năng trả nợ theo tính toán ban đầu

2.1.3 Tác động của rủi ro tín dụng

2.1.3.1 Đến hiệu quả hoạt động của NHTM

Thứ nhất, rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của NHTM

Trang 21

Rủi ro tín dụng gia tăng đồng nghĩa với việc khách hàng không trả nợ và gốc đúng hạn Tuy nhiên, ngân hàng phải chi trả một số tiền lớn để trả lãi cho nguồn vốn huy động Điều này dẫn đến NHTM giảm một lượng lớn thu nhập từ lãi cho vay, gây mất cân bằng thu – chi dẫn đến lợi nhuận giảm sút

Thứ hai, rủi ro tín dụng dẫn đến làm giảm khả năng thanh toán của NHTM

Rủi ro tín dụng ở mức cao đồng nghĩa NHTM phải thiết lập khoản dự phòng nhiều hơn cho RRTD, gây sự biến động mạnh trong nguồn vốn Dẫn đến NHTM phải đi vay từ các tổ chức tín dụng khác Rủi ro tín dụng gia tăng liên tục và không ngừng làm cho tình trạng đi vay của NHTM ngày càng nhiều, cộng với việc lợi nhuận bị giảm sút nghiêm trọng do không thu hồi được lãi và gốc đúng thời hạn Điều này tiếp diễn liên tục khiến cho các NHTM giảm khả năng thanh toán, đứng trước nguy cơ phá sản

Thứ ba, rủi ro tín dụng làm giảm năng lực cạnh tranh của NHTM

Tỉ lệ rủi ro tín dụng như một chẩn đoán về sức khoẻ tài chính của NHTM RRTD gia tăng làm cho NHTM đi vay nhiều hơn, điều này đặt ra một dấu chấm hỏi lớn về sự uy tín của NHTM cho khách hàng và các NHTM khác Hệ quả là dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn của NHTM và giảm sút năng lực cạnh tranh với các NHTM khác trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.3.2 Đến nền kinh tế vĩ mô

NHTM đóng vai trò là cầu nối cung cấp vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần lưu thông dòng chảy tiền tệ, có chức năng đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư,… và có mối quan hệ chặt chẽ với các chủ thể khác trong nền kinh tế NHTM có tỷ lệ RRTD tăng cao quá mức sẽ đứng trước bờ vực phá sản Trước tình hình đó, khách hàng sẽ có động thái rút tiền ồ ạt không chỉ ở nơi NHTM đang gặp khủng hoàng mà tình trạng đó còn xảy ra tại các NHTM khác, điều này dẫn đến thiếu hụt vốn tại toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam Chính điều này cũng góp phần gây mất lòng tin của khác hàng đối với NHTM nói riêng và NHNN nói chung Tỷ lệ rủi ro tín dụng quá cao bắt buộc NHTM phải lập một khoản trích lập một khoản dự phòng cao, điều này làm cho nguồn vốn cho vay thiếu hụt Với vai trò là trung gian cấp vốn cho các chủ thể khác

Trang 22

trong nền kinh tế, việc không đủ nguồn cung vốn của NHTM dẫn đến trì trệ kinh doanh, sản xuất, tác động tiêu cực một cách mạnh mẽ đến nền kinh tế quốc gia

2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài

Omri Raiter (2021), đã nghiên cứu các nhân tố kinh tế vĩ mô và nhân tố thuộc về ngân hàng tác động đến RRTD của hệ thống ngân hàng thông qua nghiên cứu phân tích dựa trên dữ liệu của 106 ngân 2014 - 2019 bằng phương pháp ước lượng tác động cố định (FE) và phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM) Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng chịu sự tác động của các yếu tố vĩ mô và yếu tố từ phía ngân hàng Theo kết luận của tác giả, tồn tại quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp với rủi ro tín dụng,

và mối quan hệ tương quan nghịch chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô ngân hàng với rủi ro tín dụng

Tisa Maria Antony và Suresh G (2023), điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTM ở Ấn Độ Nghiên cứu tiến hành hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp Pooled OLS trên tập dữ liệu của 31 NHTM từ năm 2012 đến năm 2020 của các NHTM tại

Ấn Độ Kết quả nghiên cứu thể hiện biến quy mô ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến rủi

ro tín dụng Trong khi đó các biến tốc độ tăng trưởng kinh tế có quan hệ đồng biến và biến

tỷ lệ lạm phát có quan hệ nghịch biến với RRTD

Dessie & Tamrat (2016), nghiên cứu các yếu tố đặc thù của ngân hàng quyết định rủi ro tín dụng của NHTM tại Ethiopia Tác giả áp dụng nghiên cứu định lượng và sử dụng biến nợ xấu để làm thước đo đo lường rủi ro tín dụng Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tác giả thu thập dữ liệu của 7 NHTM có giá trị vốn hoá lớn tại Ethiopia trong giai đoạn

2001 – 2014 Tác giả tiến hành hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp tác động cố định (FEM) và cho ra kết luận: Các yếu tố đặc thù của ngân hàng bao gồm tăng trưởng tín dụng, khả năng sinh lời, quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê và có tác động tiêu cực đến tỷ lệ

nợ xấu của ngân hàng thương mại Tác giả đề xuất các ngân hàng thương mại nên đa dạng

hoá hoạt động cấp tín dụng để phân tán và giảm thiểu rủi ro

Buthiena Kharabsheh (2019), nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2000 - 2017 với

Trang 23

mẫu 13 NHTM ở Jordan Kết quả nghiên cứu thể hiện RRTD tăng lên khi ngân hàng hoạt động chưa thật sự hiệu quả và tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao Trong khi đó, các ngân hàng lớn hơn và có lợi nhuận cao hơn đối mặt với mức RRTD thấp hơn Tuy nhiên, không

có tác động nào được tìm thấy đối với thanh khoản ngân hàng Song song đó, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, RRTD tăng lên đáng kể và hiệu ứng tích cực tương tự cũng được ghi nhận đối với hiệu ứng khủng hoảng Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy RRTD chịu tác động đáng kể từ tăng trưởng GDP và lạm phát Kết quả của nghiên cứu cho ra kết luận rằng RRTD chịu tác động bởi cả yếu tố bên trong và bên ngoài

Marwa và Wendy Grace (2022) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM tại Kenya Phạm vi nghiên cứu bao gồm 11 NHTM tại Kenya từ năm 2016 đến năm 2022 Nghiên cứu kết luận rằng chỉ có hiệu quả quản lý mới có tác động đến rủi ro tín dụng trong khi các biến khác có mối quan hệ không đáng kể đến RRTD Mặt khác, an toàn vốn có mối quan hệ nghịch biến với RRTD trong khi lãi suất, hiệu quả quản lý, lãi suất và GDP có tác động tích cực đến rủi ro tín dụng

2.2.2 Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, tác giả Lê Thị Tuyết Nga

(2018) đã thành lập mô hình tác động của các yếu tố đến RRTD với mẫu 25 NHTM từ năm

2007 đến năm 2016 Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy có tất cả 5 biến có ý nghĩa thống

kê có ảnh hưởng đối với RRTD của các NHTM Việt Nam, bao gồm: quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ nợ xấu năm trước đó, dự phòng rủi ro tín dụng và các biến không có ý nghĩa thống kê: tỷ lệ lạm phát, đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh, Lê Đình Luân, Lê Thị Hương Mai (2020) đã phân tích số liệu 25 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016 Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình Pooled OLS, FEM, REM và phương pháp FGLS để khắc phục khuyết tật của mô hình Nghiên cứu cho ra kết quả tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ nợ xấu Song, chưa tìm thấy tác động của khả năng sinh lời và quy mô ngân hàng đến RRTD trong bài

Trang 24

nghiên cứu

Tác giả Phạm Thế Hiển (2020) đã sử dụng phương pháp GMM với số liệu đến

từ 23 ngân hàng thương mại với số liệu tổng hợp được từ BCTC của các NHTM và số liệu

từ Tổng cục Thống kê Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2019 Bài nghiên cứu của tác giả với kết quả tỷ lệ lạm phát, lợi nhuận ngân hàng có tác động tích cực đến rủi ro tín dụng, trong khi xuất hiện xu hướng giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi

Để nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nợ xấu, tác giả Trần Vương Thịnh và Nguyễn Ngọc Hồng Loan (2021) đã thực hiện bằng phân tích hồi quy dữ liệu bảng với các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM và kiểm định F-test, Hausman Test bộ dữ liệu tổng hợp được từ 22 ngân hàngg thương mại trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2020 Nghiên cứu kết luận rằng nợ xấu của NHTM chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố vi mô như

tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng và các nhân tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát

Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2015) đã tiến hành hồi quy dữ liệu bảng mô hình nghiên cứu với dữ liệu thu thập được từ 32 NHTM trong giai đoạn 2010 – 2013 Nghiên cứu cho thấy RRTD của các NHTM Việt Nam chịu sự ảnh hưởng các yếu tố bao gồm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và quy mô dư nợ tín dụng của các NHTM

Nghiên cứu của tác giả Ôn Quỳnh Như (2017) đã sử dụng không gian nghiên cứu trong giai đoạn 2007 – 2015 của các ngân hàng thương mại Việt Nam Nghiên áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và cho ra kết quả các biến có ảnh hưởng đến RRTD, bao gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng

2.2.3 Khe hở nghiên cứu

Từ tổng quan các nghiên cứu về RRTD của các NHTM Việt Nam, tác giả nhận thấy các khe hở nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, tính đến thời điểm hiện tại thì các nghiên cứu trước (cả trong nước lẫn

nước ngoài) chỉ cập nhật số liệu đến năm 2020 Trong khi giai đoạn 2021 – 2022 có sự biến động mạnh trong nền kinh tế trước sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid 19 Do vậy, các kết quả nghiên cứu có thể không phù hợp với tình hình hiện tại

Trang 25

Thứ hai, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam chỉ nhấn mạnh vào yếu tố vĩ mô:

tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế mà chưa thật sự chú trọng vào yếu tố

vi mô như dự phòng rủi ro tín dụng và quy mô ngân hàng, trong khi đây là những yếu tố quan trọng góp phần giảm thiểu RRTD Theo Madele (2014) khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến RRTD của NHTM, kết quả nghiên cứu cho rằng “quy mô ngân hàng ảnh hưởng đáng kể đến hành vi cho vay và RRTD tại các ngân hàng”

Trang 26

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả đã trình bày những cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, đồng thời cung cấp các nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia khác và Việt Nam, để làm căn cứ cho nghiên cứu của tác giả Ngoài ra, tác giả sử dụng các nghiên cứu thực nghiệm để lựa chọn mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết sẽ được trình bày chi tiết trong chương 3

Trang 27

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình nghiên cứu

3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Ý tưởng chính của mô hình đề xuất xuất phát từ mô hình của tác giả Amit Ghosh (2015) và có sự kế thừa các nghiên cứu trước của Pasha và Khemraj (2009), Salas, V và Saurina, J (2002) và Fofact (2005) và Klein, N (2013); Saba và cộng sự (2012), tác giả chọn biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu (NPL) để đại diện cho rủi ro tín dụng và các biến độc lập bao gồm các biến vi mô như khả năng sinh lời, dự phòng rủi ro tín dụng, tăng trưởng tín dụng và các biến vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát Tác giả có sự điều chỉnh và bổ sung yếu tố tỷ lệ thất nghiệp để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam

Mô hình đề xuất được thể hiện như sau:

NPLi,t = β0 + β1ROEi,t + β2LLRi,t + β3CREi,t + β4SIZEi,t+ β5UNTi,t + β6GDPi,t + β7INFi,t + εi,t

Trong đó:

NPLi,t : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t

ROEi,t : Khả năng sinh lời của ngân hàng i tại thời điểm t

LLRi,t : Dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng i tại thời điểm t

CREi,t : Tăng trưởng tín dụng ngân hàng i tại thời điểm t

SIZEi,t : Quy mô ngân hàng i tại thời điểm t

UNTt : Tỷ lệ thất nghiệp trong năm t

GDPt : Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong năm t

INFt : Lạm phát của nền kinh tế trong năm t

εi,t : Phần dư của mô hình

β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 : hệ số tương quan ứng với các biến

Trang 28

Bảng 3 1: Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình

STT Tên biến Mô tả Dấu kì vọng Nguồn nghiên cứu

Biến phụ thuộc: Tỷ lệ nợ xấu

Biến độc lập: Các yếu tố đặc thù của ngân hàng

2 ROE Khả năng sinh

Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2016), Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự (2018), Nguyễn Kim Quốc Trung (2019)

3 LLR Dự phòng rủi ro

Nguyễn Văn Thuận & Dương Hồng Ngọc (2015), Bùi Đan Thanh (2020), Makri và cộng

sự (2014), Ashour M.O (2011), Gabriel và Saurina (2006), Hasan

Trang 29

Thanh (2020), Ekanayake (2015),

Nikolaidou (2011), Tehulu và Olana (2014), Kurnar và cộng sự (2018)

Suhartono (2012); Quttainah và cộng sự (2013); Hasni Abdullah (2014) và Peterson K Ozili (2018), Zribi và Boujelbene (2011), Megginson (2005), Alkhatib (2012)

Biến độc lập: Các yếu tố môi trường vĩ mô

Baholli, F., Dika, I., & Xhabija, G (2015), Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự (2018), Simper và cộng sự (2019), Louzis

và cộng sự (2010)

Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Nguyễn

Trang 30

Thị Như Quỳnh và cộng sự (2018), Mohanty, A R., Das,

B R., & Kumar, S (2018), Dash và Kabra (2010), Klein (2013)

Bhattarai, S (2015), Baholli, F., Dika, I., & Xhabija, G (2015), Fofack và Hippolyte (2006), Polodoo Seetanah, Samiassee, Seetali Padachi (2015)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.1.2 Phương pháp đo lường các biến

Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Tỷ lệ nợ xấu là thước đo sức khoẻ tín dụng của NHTM Ngân hàng thương mại với tỷ lệ

nợ xấu cao đồng nghĩa phát sinh nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cấp tín dụng Tỷ lệ

nợ xấu gia tăng, không chỉ phát sinh rủi ro tín dụng mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác trong NHTM Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) được dùng để đại diện cho rủi ro tín dụng của NHTM, xác định bởi công thức:

Tỷ lệ nợ xấu = 𝑵ợ 𝒙ấ𝒖

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ∗ 𝟏𝟎𝟎%

Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu là thước đo hiệu quả nhất để phản ánh tình hình sử dụng vốn của NHTM Giá trị ROE càng cao thể hiện NHTM đã sử dụng vốn hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng và một số hoạt động khác của NHTM, mang lại lợi nhuận lớn cho

cổ đông Khả năng sinh lời được tính bằng công thức:

Trang 31

Khả năng sinh lời = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế

𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖 *100%

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)

Các khoản dự phòng rủi ro tín dụng được thiết lập nhằm kiểm soát các khoản mục

nợ có tiềm ẩn tổn thất và rủi ro cao Vì vậy, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh khả năng nhận định rủi ro, tổn thất của các NHTM trong việc nhận định các khoản rủi

ro và phân loại các nhóm nợ, từ đó trích lập các khoản dự phòng tương ứng như một khoản bảo hiểm cho các rủi ro phát sinh, Theo Hasan và Wall (2003), “việc trích lập mức dự phòng càng cao sẽ giảm thiểu sự biến động của thu nhập” Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận và Dương Hồng Ngọc (20150 cho thấy dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan

dương với tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng được tính bằng công thức sau:

“ Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ” = 𝑴ứ𝒄 𝒅ự 𝒑𝒉ò𝒏𝒈 𝒓ủ𝒊 𝒓𝒐 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈

𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 *100%

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (CRE)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng dùng để so sánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của năm nay so với năm trước đó, là chỉ tiêu cụ thể và rõ ràng nhất để đánh giá tình trạng cấp tín dụng của các NHTM Tình hình cạnh tranh giữa các NHTM diễn ra ngày càng gay gắt, làm cho các NHTM chạy đua từng chỉ số tăng trưởng Tăng trưởng tín dụng cao cũng kéo theo nhiều hệ luỵ khi nền kinh tế xảy ra khủng hoảng, các NHTM có nguy cơ gặp phải những khoản vay kém chất lượng, gia tăng nguy cơ tăng mức nợ xấu trong tương lai Tốc

độ tăng trưởng tín dụng được tính bằng công thức:

Tốc độ tăng trưởng tín dụng = 𝑫ư 𝒏ợ 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈 𝒏ă𝒎 𝒏𝒂𝒚−𝑫ư 𝒏ợ 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈 𝒏ă𝒎 𝒕𝒓ướ𝒄 đó

𝑫ư 𝒏ợ 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈 𝒏ă𝒎 𝒕𝒓ướ𝒄 * 100%

Quy mô ngân hàng (SIZE)

Lập luận cho rằng các ngân hàng lớn trích dự phòng RRTD cao hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn được nhiều nghiên cứu trước đây ủng hộ Cụ thể Anandarajan và cộng sự (2003) cho rằng “các ngân hàng lớn có mức độ hoạt động kinh doanh cao hơn so với các ngân hàng nhỏ hơn và sẽ giữ nhiều khoản dự phòng để bù đắp cho mức độ tăng hoạt động kinh doanh” Suhartono (2012); Quttainah và cộng sự (2013); Hasni Abdullah (2014) và Peterson K Ozili (2018) đều tìm thấy kết quả về mối quan hệ đồng biến giữa quy

Trang 32

mô và dự phòng rủi ro tín dụng Lý giải cho tác động cùng chiều là những NHTM lớn có khả năng tiếp cận nguồn vốn dồi dào do đó sẵn sàng dự phòng RRTD cao hơn các ngân hàng vừa và nhỏ Bên cạnh đó các NHTM lớn có mức dư nợ tín dụng cao hơn, mạnh tay hơn các ngân hàng nhỏ trong việc cấp tín dụng dẫn tới tăng RRTD nên việc trích lập dự phòng RRTD cao hơn Quy mô ngân hàng được xác định:

Quy mô ngân hàng = log(Tổng tài sản)

Tỷ lệ thất nghiệp (UNT)

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp trên tổng số người trong độ tuổi lao động Tỷ lệ thất nghiệp càng cao đồng nghĩa số người không có việc làm, không tạo rat hu nhập càng nhiều Như vậy, khả năng hoàn trả gốc và lãi vay của người đi vay càng khó khăn hơn, dẫn đến nguy cơ nợ xấu hoặc gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tăng trưởng kinh tế phản ánh tác động của chu kỳ kinh tế lên tỷ lệ nợ xấu ngân hàng, xem xét các ảnh hưởng của hoạt động kinh tế đến chất lượng tín dụng Nghiên cứu của Klein (2013) đã tìm thấy “tác động ngược chiều của tăng trưởng kinh tế đến rủi ro tín dụng” Khi tình hiền kinh tế tăng trưởng tốt là môi trường thuận lợi cho chủ thể đi vay, môi trường hoạt động tốt nên khả năng hoàn trả vốn vay của các chủ thể đối với ngân hàng cũng tốt hơn, khi đó rủi ro tín dụng giảm

 Tỷ lệ lạm phát (INF)

Lạm phát phi mã cũng là yếu tố quyết định đến rủi ro tín dụng vì mức giá chung của nền kinh tế tăng cao sẽ tương ứng với giá trị thực của khoản vay cũng bị sụt giảm Klein (2013) cho rằng: “Tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của vốn chủ sở hữu của các ngân hàng và làm tăng nợ xấu” Theo Polodoo Seetanah, Samiassee, Seetali Padachi (2015): “Lạm phát làm giảm thu nhập thực tế, lãi suất tăng cao làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng trong khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để giảm phát nền kinh tế”

Trang 33

3.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Khả năng sinh lời có tương quan nghịch chiều với nợ xấu

Đây là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá mức độ sinh lời của ngân hàng Đã có nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng “khả năng sinh lời của ngân hàng tác động nghịch chiều với tỷ lệ nợ xấu” như nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2016), Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự (2018), Nguyễn Kim Quốc Trung (2019) Rõ ràng, lợi nhuận ngân hàng thu về chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, chỉ số ROE cao chứng

tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả cao, ngân hàng có thể thu hồi cả vốn và lãi một cách nhanh chóng và đầy đủ theo như cam kết, tỷ lệ nợ xấu theo đó cũng giảm xuống

Giả thuyết H2: Dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan cùng chiều với nợ xấu

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được NHTM trích lập xem như là một khoản “bảo hiểm” cho những tổn thất tiềm ẩn do người đi vay không hoàn thành nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng tín dụng Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Thuận & Dương Hồng Ngọc (2015), Hoàng Thị Thanh Hằng, Đoàn Thanh Hà, Bùi Đan Thanh (2020), Makri và cộng sự (2014), Ashour M.O (2011), Gabriel và Saurina (2006), Hasan và Wall (2003), Chaibi & Ftiti (2015)chỉ ra rằng: “Dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan cùng chiều với nợ xấu, nghĩa là khi NHTM trích lập dự phòng cao chứng tỏ tỷ lệ nợ xấu cũng cao” Kết quả này được giải thích ngân hàng trích lập dự phòng cao là do trình độ nghiệp vụ của ngân hàng chưa cao, năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng còn yếu, công tác giám sát hoạt động tín dụng và quản lý nợ của ngân hàng chưa tốt dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Dương Phương Thảo, Nguyễn Linh Đan (2018) chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa dự phòng rủi ro tín dụng và nợ xấu, nhóm tác giả giải thích rằng: “Khi ngân hàng có khoản dự phòng cao chứng tỏ ngân hàng chú trọng vào công tác kiểm soát sau cho vay nhờ đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu”

Giả thuyết H3: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng có tương quan nghịch chiều với nợ xấu

Trang 34

Nghiên cứu của Keeton (1999) cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa tăng trưởng tín dụng và

nợ xấu Cụ thể, Keeton cho rằng: “Tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng tiêu chuẩn tín dụng thấp sẽ góp phần làm gia tăng nợ xấu ở một số bang của Mỹ”

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngân hàng dẫn đến tình trạng ngân hàng chạy theo số lượng mà không đảm bảo chất lượng tín dụng, từ đó quy trình thẩm định hồ sơ được thực hiện một cách sơ sài, qua loa, nhiều khoản tín dụng chứa đựng rủi ro tiềm ẩn được duyệt, gây ra các khoản nợ xấu Hầu hết các nghiên cứu trước đây theo tác giả thống kê đều cho

ra kết quả quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng với nợ xấu Cụ thể, có thể kể đến các nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự (2018), Hoàng Thị Thanh Hằng, Đoàn Thanh Hà, Bùi Đan Thanh (2020), Ekanayake (2015), Vogiazas và Nikolaidou (2011), Tehulu và Olana (2014), Kurnar và cộng sự (2018)

Giả thuyết H4: Quy mô ngân hàng có tương quan nghịch chiều với nợ xấu

Các nghiên cứu cho rằng các ngân hàng lớn trích dự phòng RRTD cao hơn các ngân hàng

có quy mô nhỏ hơn được nhiều nghiên cứu trước đây ủng hộ Cụ thể Anandarajan và cộng

sự (2003) cho rằng: “Các ngân hàng lớn có mức độ hoạt động kinh doanh cao hơn so với các ngân hàng nhỏ hơn và sẽ giữ nhiều khoản dự phòng để bù đắp cho mức độ tăng hoạt động kinh doanh” Suhartono (2012); Quttainah và cộng sự (2013); Hasni Abdullah (2014)

và Peterson K Ozili (2018), Zribi và Boujelbene (2011), Megginson (2005), Alkhatib (2012) đều tìm thấy kết quả về mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và dự phòng RRTD

Lý giải cho tác động cùng chiều là những ngân hàng lớn thường có khả năng tiếp cận nguồn vốn dồi dào do đó sẵn sàng dự phòng RRTD cao hơn các ngân hàng vừa và nhỏ Bên cạnh

đó các NHTM lớn có dư nợ tín dụng cao hơn, mạnh tay hơn các ngân hàng nhỏ trong việc cấp tín dụng dẫn tới tăng RRTD nên việc trích lập dự phỏng RRTD cao hơn Theo Zribi và Boujelbene (2011), các ngân hàng có quy mô lớn hơn có tỷ lệ rủi ro tín dụng thấp hơn vì

có nhiều cơ hội nắm giữ các danh mục cho vay hơn, từ đó có thể đa dạng hoá danh mục cho vay, giảm thiểu rủi ro hơn

Giả thuyết H5: Tỷ lệ thất nghiệp có tương quan cùng chiều với nợ xấu

Trang 35

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ đồng biến với nợ xấu Điều này được thể hiện qua các nghiên cứu của Baholli, F., Dika, I., & Xhabija,

G (2015), Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự (2018), Simper và cộng sự (2019), Louzis

và cộng sự (2010) đã khẳng định “tỷ lệ thất nghiệp đồng biến với nợ xấu” Lý giải cho mối quan hệ này, có thể hiểu như sau: Khi tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với việc số lao động

bị mất việc tăng lên, khi những đối tượng này không có thu nhập thì họ không có khả năng trả các khoản nợ vay trước đó, điều này khiến cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng gia tăng

Giả thuyết H6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tương quan nghịch chiều với nợ xấu

Louzis và cộng sự (2011) tiến hành đánh giá các tác động của các yếu tố đến nợ xấu của

hệ thống ngân hàng Hy Lạp Dữ liệu được tổng hợp từ 9 ngân hàng lớn nhất Hy Lạp trong giai đoạn từ Q1/2003 đến Q3/2009 Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP có quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ nợ xấu, trong khi tỷ lệ thất nghiệp có quan

hệ đồng biến với tỷ lệ nợ xấu Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu khả quan, tình hình đầu tư, kinh doanh,… trở nên thuận lợi, phát triển, từ đó các khoản lãi và gốc được chi trả đúng hạn Ngược lại, khi nền kinh tế xảy ra khủng hoảng, làm gia tăng các khoản

nợ xấu bởi khách hàng mất khả năng chi trả cho các khoản vay Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự (2018), Mohanty, A R., Das,

B R., & Kumar, S (2018), Dash và Kabra (2010), Klein (2013) cũng cùng quan điểm với nhận định trên

Giả thuyết H7: Tỷ lệ lạm phát có tương quan cùng chiều với nợ xấu

Thực tế cho thấy, khi lạm phát phi mã xảy ra, đồng tiền mất giá, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng cao làm giảm sức mua trên thị trường, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh khi giá nguyên vật liệu và chi phí tăng cao, hàng hóa bị ứ đọng khiến doanh nghiệp không thu hồi được vốn, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ Do đó khi lạm phát xảy ra, tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM cũng sẽ tăng Trong nghiên cứu Bhattarai, S (2015), Baholli, F., Dika, I., & Xhabija, G (2015), Nguyễn Thị

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3. 1: Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình - các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Bảng 3. 1: Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình (Trang 28)
Bảng 4. 1: Thống kê mô tả các biến - các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Bảng 4. 1: Thống kê mô tả các biến (Trang 42)
Bảng 4. 3: Tổng hợp kết quả hồi quy OLS, FEM, REM - các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Bảng 4. 3: Tổng hợp kết quả hồi quy OLS, FEM, REM (Trang 45)
Bảng 4. 6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến - các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Bảng 4. 6: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (Trang 47)
Bảng 4. 10: Kết quả mô hình REM sau khi khắc phục khuyết tật mô hình - các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Bảng 4. 10: Kết quả mô hình REM sau khi khắc phục khuyết tật mô hình (Trang 49)
Bảng 4. 9: Kết quả ước lượng mô hình FGLS - các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Bảng 4. 9: Kết quả ước lượng mô hình FGLS (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN