Đồng thời cũng là một cơ hội tốt để mỗi sinh viên có cơ hội được hoàn thiện những kĩ năng “mềm” của bản thân.Từ những trải nghiệm thực tế trong thời gian qua tại môi trường làm việc chuy
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ
BÁO CÁO KIẾN TẬP
Họ và tên SV: Nguyễn Thị Ngọc Ngân
Mã sinh viên: 2151050103
Lớp: Truyền thông đại chúng K41A2
Cơ quan kiến tập: Báo Giao Thông
Ngày đến kiến tập: 13/11/2023
Ngày kết thúc kiến tập: 10/12/2023
Hà n , 2023 ội
Trang 21
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN KIẾN TẬP 3
1.1 Về báo Giao thông 3
1.2 Về Ban Kinh tế Xã hội 10 -
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP 11
2.1 Nhật kí kiến tập 11
2.2 Quá trình nghiên cứu và thực hành sáng tạo sản phẩm 13
2.3 Thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn kiến tập 14
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 17
3.1 Bài học kinh nghiệm 17
3.2 Tổng hợp sản phẩm được đăng tải 18
LỜI KẾT 21
Trang 32
MỞ ĐẦU
Truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và là công cụ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước thể hiện qua các khía cạnh về tuyên truyền, giáo dục; thúc đấy sự phát triển kinh tế, xã hội định ; hướng dư luận và giải trí, thư giãn
Là sinh viên của ngành Truyền thông đại chúng, em nhận thức rõ được những vai trò ấy trong bối cảnh xã hội hiện nay Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận đi đôi với thực tiễn, kiến tập nghề nghiệp là vô cùng quan trọng cho sinh viên ngành này để trang bị được những kiến thức thức thực tiễn cho quá trình làm nghề sau này Một người làm truyền thông đại chúng không chỉ phải nắm bắt được các vấn đề đang được quan tâm trong xã hội mà còn phải thành thạo nhiều kĩ năng, phải trở thành người “đa nhiệm” để có thể tham gia vào thực hiện các tác phẩm thuộc nhiều loại hình báo chí, truyền thông khác nhau như: sản phẩm in ấn, nghe nhìn, truyền thông số,…
Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Viện Báo chí đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em có cơ hội kiến tập nghề nghiệp ngay từ kì I năm 3 Việc được tiếp cận đến những môi trường chuyên nghiệp như tòa soạn báo, cơ quan thông tấn, cơ quan truyền thông,… sẽ là cách tốt nhất để sinh viên chúng em có thể học hỏi được những bài học kinh nghiệm quý giá, không chỉ là những bài học về lý thuyết nền tảng mà còn là thái độ, tác phong làm việc của các bậc tiền bối Đồng thời cũng là một cơ hội tốt để mỗi sinh viên có cơ hội được hoàn thiện những kĩ năng “mềm” của bản thân
Từ những trải nghiệm thực tế trong thời gian qua tại môi trường làm việc chuyên nghiệp, cụ thể là phòng ban Kinh tế Xã hội của tòa soạn Báo Giao - thông – cơ quan ngôn luận của Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, chắc chắn đây sẽ là hành trang vững chắc cho quá trình làm nghề của em sau này
Trang 43
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN KIẾN TẬP
1.1 Về báo Giao thông
1.1.1 Giới thiệu chung
• Vị trí và chức năng
Báo Giao thông là cơ quan ngôn luận của Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia Báo thực hiện các chức năng thông tin, tuyên truyền, góp ý xây dựng về chủ trương, chính sách của Nhà nước và mọi hoạt
động của ngành giao thông vận tải
• Nhiệm vụ và quyền hạn
Thông tin về tình hình trong nước, quốc tế và hoạt động trong ngành Giao thông vận tải phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân và ngành
Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước, của thế giới và của ngành Giao thông vận tải theo đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí
Tuyên truyền, phố biến thành tựu khoa học công nghệ, sáng kiến, kinh
nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận tải
Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội, làm diễn đàn thực hiện quyền tự
do ngôn luận của nhân dân, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông vận tải
Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác
Trang 5
4
Thực hiện việc cải chính trên báo chí theo quy định của pháp luật
Tổ chức sản xuất, phát hành báo in, báo điện tử theo quy định của pháp luật; được tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực in ấn, chế bản, phát hành ấn phẩm, quảng cáo, quay phim, nhiếp ảnh và kinh doanh thiết bị vật
tư liệu liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật Việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ ở các lĩnh vực khác liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ báo chí vần phải được sự đồng ý của Bộ giao thông vận tải và phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về báo chí để biết Được liên kết trong hoạt động báo chí với các tổ chức, cá nhân có đăng kí kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết theo quy định của pháp luật Được thực hiện các hoạt động xã hội từ thiện theo quy định của pháp luật
Được nhận và sử dụng các khoản tài trợ hợp pháp, tự nguyện của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật để phục
vụ hoạt động của báo
Quan hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan có liên quan và phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thực tập nghiệp vụ thường xuyên cho đội ngũ biên tập viên, phóng viên và cộng tác viên Thực hiện đúng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, số lượng người làm việc, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ giao thông vận tải
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Bộ trưởng
• Phương châm: “Nhanh nhạy, Chính xác và Nhân văn”
• Đối tượng độc giả đích của báo: Người hoạch định chính sách giao
thông vận tairm hàng chục triệu người tham gia giao thông và người dân trên cả nước
• Hình thức: Báo giấy, báo điện tử
Trang 65
• Trang thông tin điện tử: https://www.baogiaothong.vn
• Địa chỉ trụ sở chính: Số 2, Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ra đời từ năm 1962, Báo Giao thông là một trong những tờ báo ngành có tuổi đời thuộc diện lâu nhất ở Việt Nam Trải qua hành trình 60 năm phát triển, Báo không ngừng lớn mạnh, luôn làm tốt nhiệm vụ chính trị là cơ quan ngôn luận của Bộ Giao thông vận tải; diễn đàn của người lao động toàn ngành, đồng hành cùng bạn đọc với phương châm “Nhanh nhạy, Chính xác và Nhân văn”
• Giai đoạn 1962 – 2012: Khoảng thời gian hoạt động đầu tiên và bước đầu xây dựng
Báo Giao thông vận tải (nay là Báo Giao thông) được cấp phép xuất bản
từ ngày 27 tháng 12 năm 1962, theo quyết định 3461 của Phó Thủ tướng trên cơ
sở hợp nhất một số tờ báo trong ngành như Báo Hỏa xa thuộc Tổng cục Đường sắt, báo Xe hơi thuộc quốc doanh vận tải Trung ưng, bản tin Bưu điện thuộc ngành Bưu điện
Tuần Báo Giao thông vận tải ra số đầu tiên vào ngày 31 tháng 1 năm
1963, xuất bản mỗi tuần 1 số, 8 trang, khổ 29x42cm
Năm 1990, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Bưu điện được thành lập,
để đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền của ngành, Báo đổi tên là Báo Giao thông Vận tải và Bưu điện
Từ tháng 11/1992, Báo trở lại với tên Báo Giao thông vận tải, xuất bản thêm số cuối trang, với diện mạo thu hút hơn, số trang tăng lên từ 8 lên 12 trang Đến đầu tháng 7 năm 2001, Báo tăng kì xuất bản lên 2 kì/tuần với 12 trang Năm 2004, Báo cho ra đời Báo Giao thông vận t là một trong số các tờ ải báo có trang điện tử đầu tiên của cơ quan báo chí Bộ, ngành
Từ 1/7/2005, Báo giao thông vận tải tăng từ 2 kì/tuần lên 3 kì/tuần, xuất bản lần thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu Sau đó đến tháng 1/2010, Báo tiếp tục tăng lên
4 kì/tuần
Trang 76
Năm 2012, theo QĐ 438/QĐ – BGTVT, Báo Bạn Đường (thuộc Ủy ban ATGT Quốc gia) chuyển vào Báo GTVT
• Giai đoạn 2013 – 2022: Bước ngoặt để đổi mới, phát triển vượt bậc
Từ tháng 5/2013, Báo Giao thông giấy đổi mới măng séc, hình thức và nội dung, tăng từ 12 trang lên 16 trang Với phương châm truyền thông mới:
“Nhanh nhạy, Chính xác và Nhân văn” Nội dung có nhiều chuyên mục mới, tiếp cận trực diện những vấn đề đời sống dân sinh liên quan đến lĩnh vực giao thông và những vấn đề khác như: Bạn hỏi – Giao thông trả lời, kể chuyện cảnh sát giao thông, nhật kí hàng không, giao thông,…
Tháng 1/2015, từ 1 trang thông tin điện tử, Báo được cấp phép hoạt động Báo Giao thông điện tử (baogiaothong.vn) Từ đây, Báo đã xây dựng CMS mới, giao diện mới hiện đại và phù hợp hơn với các nền tảng mạng xã hội Đây là bước ngoặt quan trọng giúp cho Báo Giao thông điện tử có sự phát triển vượt bậc, tính đến nay mỗi ngày Báo có lượng truy cập trung bình khoảng 500 nghìn view, đứng top đầu các tờ báo của Bộ, ngành tại Việt Nam
Tháng 3/2015, thực hiện QĐ số 10166/QĐ – BGTVT ngày 26/3/2015, các cơ quan báo chí thuộc bộ GTVT bao gồm: Báo Đường sắt, Tạp chí Hàng hải
Vn, Đường thủy nội địa VN, Hàng không VN, Đường bộ VN, Đăng kiểm VN sáp nhập vào Báo Giao thông
Tháng 8/2015, tiếp tục thực hiện Đề án Đổi mới Báo Giao thông tầm nhìn 2013-2025, năm 2015, chào mừng sự kiện 70 năm ngành GTVT (28/8), báo giấy được đổi mới, tăng kì xuất bản lên 5 kì/tuần, phủ kín các ngày làm việc với nhiều chuyên trang, chuyên mục mới hấp dẫn
Tháng 12, 2015, trong giai đoạn này, tổ chức Đảng phát triển Trước đó, Chi bộ Báo Giao thông chỉ có gần 20 đảng viên, tháng 12/2015 được nâng cấp thành Đảng bộ cơ sở với 4 chi bộ trực thuộc là: Chi bộ Phóng viên, Chi bộ Thư
ký tòa soạn, Chi bộ Hành chính – Truyền thông và Chi bộ Văn phòng đại diện miền Nam
Trang 8Ngoài trụ sở chính tại Ba Đình – Hà Nội, Báo Giao thông đã phát triển 5 văn phòng Đại diện tại các khu vực trọng điểm, kinh tế quan trọng: Tp.Hồ Chí Minh, Bắc miền Trung, miền Trung, Tây Nguyên và Cần Thơ Đây là những cánh tay nối dài và đắc lực giúp Báo Giao thông ngày càng vươn lên mạnh mẽ
và có độ phủ sóng rộng rãi khắp mọi miền Tổ quốc
1.1.4 Những thành tựu đạt được
Báo chí luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước, đặc biệt là nền báo chí cách mạng Việt Nam đã ghi dấu ấn sâu sắc trong những trang sử hào hùng của dân tộc Là thành viên trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, những năm qua, hoạt động báo chí của Báo Giao
Trang 9Báo Giao thông giấy xuất bản 1 tuần 2 kì, mỗi kì 15 nghìn bản Báo điện
tử cập nhật thông tin thời sự 24/7 tại địa chỉ www.baogiaothong.vn với lượt truy cập bình quân trên 20 triệu lượt/tháng Báo phát hành đến các thành viên chính phủ, thành viên 63 ban An toàn giao thông trên toàn quốc, 500 đại biểu quốc hội, chủ tịch UBND kiêm trưởng ban ATGT các tỉnh thành phố, lãnh đạo các
Bộ, ban ngành trung ương
Không chỉ có năng lực tổ chức các chiến dịch tuyên truyền đề trên các ấn phẩm của Báo Giao thông như báo in, báo điện tử, truyền hình, Báo còn thường xuyên tổ chức các sự kiện lớn, hội thảo quốc gia, hội thảo kĩ thuật nhằm xây dựng chính sách, góp phần thúc đẩy phát triển ngành Giao thông vận tải bền vững
Đặc biệt, báo đã tổ chức nhiều tọa đàm trực tiếp, trực tuyến, tọa đàm 3D với sự tham dự của các nhà quản lý, đại biểu quốc hội, chuyên gia nổi tiếng, đại diện người dân chia sẻ quan điểm và thống nhất nhiều giải pháp sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật như: Các hội thảo về các quy định trong Luật GTĐB, Nghị định quản lý vận tải, thông tư quản lý về tốc độ…
Báo phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức giải thưởng thường niên “Vô lăng vàng” nhằm tôn vinh những cá nhân, doanh nghiệp vận tải lái xe
an toàn, tổ chức các chương trình xã hội nhằm tuyên truyền thông điệp “Không lái xe khi đã uống rượu bia”… Từ các phong trào này đã dấy lên sự đồng thuận của người dân với Nghị định 100 và sửa Luật Phòng chống tác hại rượu bia, cấm hoàn toàn người đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông có lượng cồn trong máu, trong khí thở
Trang 109
Bên cạnh đó, Báo Giao thông tổ chức xuất bản nhiều ấn phẩm tuyên truyền ATGT như sách, truyện hay giáo dục kĩ năng tham gia giao thông cho học sinh, cẩm nang lái xe an toàn, sổ tay hướng dẫn phòng chống rượu bia… Quỹ Chung tay vì An toàn giao thông do Báo khởi xướng đã quyên góp và hỗ trợ xây cầu, xây nhà và trao hàng chục nghìn phần quà, học bổng tới các hoàn cảnh khó khăn do tai nạn giao thông
Nhìn lại 60 năm xây dựng và phát triển, Tổng biên tập Nguyễn Bá Kiên nhấn mạnh: “ Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng tập thể những người làm Báo Giao thông nhận thức sâu sắc rằng, cần phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa để không bị bỏ lại phía sau Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin quyết liệt và nhu cầu ngày càng cao của độc giả hiện nay, đòi hỏi Báo Giao thông phải có những cách làm mới, tư duy và chiến lược phát triển mới cũng như hành động thiết thực để có thể thích nghi, tồn tại và phát triển.”
1.2 Về Ban Kinh tế Xã hội-
Trang 11- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thủ -
đô và các tỉnh, thành phố trong cả nước
Ban Kinh tế Xã hội được thành lập từ năm 1962, với đội ngũ phóng viên, - biên tập viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao Ban hiện có các chuyên mục chính như: Thị trường, Tài chính, Bảo hiểm, Bất động sản, Doanh nghiệp Ban Kinh tế Xã hội của Báo Giao thông đã có nhiều đóng góp quan - trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và các tỉnh, thành phố trong -
cả nước Ban đã cung cấp nhiều thông tin, phân tích, đánh giá chính xác, kịp thời về các vấn đề kinh tế xã hội, góp phần định hướng dư luận xã hội và thúc - đẩy các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước.-
Trang 1211
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP
2.1 Nhật kí kiến tập
Quá trình kiến tập của em diễn ra từ ngày 13/11/2023 10/12/2023 – dưới
sự hướng dẫn của giảng viên Lê Thị Phương Diệp và anh Nguyễn Bá Chiêm, cán bộ hướng dẫn tại phòng ban Kinh tế Xã hội- , Báo Giao thông
Trong vai trò là Phóng viên kiến tập, nhật kí công việc của em cụ thể như sau:
hướng dẫn 13-14/11 Liên hệ với anh Thắng – Trưởng ban Hành
chính – Trị sự Báo Giao thông để chào hỏi
và đến tòa soạn
Được nghe giới thiệu và tham quan tìm
hiểu về tòa soạn, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ
các phòng ban
Giới thiệu, trình bày về kế hoạch thực tập
của đoàn sinh viên Viện Báo chí Bày tỏ
mong muốn, nguyện vọng của bản thân
Được lắng nghe gợi ý và trao đổi về phòng ,
ban để có vị trí làm việc phù hợp
Đã xác nhận
15/11 Suy nghĩ và quyết định xin đăng kí thực
hành kiến tập tại ban Kinh tế Xã hội do -
anh Nguyễn Bá Chiêm làm cán bộ hướng
dẫn
Nghe anh Chiêm phổ biến và hướng dẫn về
nội dung công việc tiếp thu những gợi ý ,
mà anh Chiêm đưa ra
Đã xác nhận
16-19/11 Quan sát, nghiên cứu các đề tài có thể viết Đã xác nhận
Trang 1312
tin
20/11 Phát hiện đề , xây dựng kế hoạchtài , tham
khảo ý kiến cho tin bài đầu tiên
11h cùng ngày, tin bài được đăng
Tối 22/11, phát hiện đề tài và lên kế hoạch
chuẩn bị
Đã xác nhận
23/11 Đi tác nghiệp, lấy tin cho đề tài
Chỉnh sửa, viết bài và gửi duyệt
Tin bài được đăng
Đã xác nhận
24-29/11 Phát hiện đề tài về dự án thiện nguyện; thu
thập thông tin, tham khảo ý kiến viết bài
Liên hệ nhân vật phỏng vấn, xin cung cấp
thêm thông tin, tư liệu hình ảnh
Viết bài và gửi duyệt
Đã xác nhận
30/11 - 1/12 Tìm kiếm đề tài và thu thập, chắt lọc thông
tin
Viết bài và gửi duyệt
Tin bài được đăng vào 1/12
Đã xác nhận
4/12 Sửa đổi và bổ sung tin bài về dự án thiện
nguyện
Đã xác nhận
10/12 Kết thúc kì kiến tập, hoàn thành giấy tờ và
xin xác nhận
Đã xác nhận