Liên hệ tới Đà Lạt, là một ‘’thành phố trẻ’’ của tỉnh Lâm Đồng, thuộc khu vực Tây Nguyên, từ lâu, ‘’ Đà Lạt ngàn hoa’’ được biết đến như một địa điểm du lịch tiêu biểu của đất nước Việt
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DU LỊCH & LỮ HÀNH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHAN THANH VỊNH
TP.HCM, Tháng 5 năm 2023.
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN VĨNH KHANG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ 1 NĂM 2023
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở
ĐÀ LẠT VÀ GIẢI PHÁP
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DU LỊCH & LỮ HÀNH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHAN THANH VỊNH
TP.HCM, Tháng 5 năm 2023
Trang 4PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Điểm chấm: ……… Điểm làm tròn: ………… Điểm chữ : ………….
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu và phát triển của riêng cá nhân tôi.Các nội dung nghiên cứu trong đề tài là trung thực, tuyệt đối không sao chép hay sử dụngthông tin từ các đề tài tiểu luận tương tự Nếu có sự trùng lặp, tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm Mọi thông tin trích dẫn có trong bài đã được trích dẫn rõ ràng
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023 Tác giả nghiên cứu đề tài
Trần Vĩnh Khang
LỜI CẢM ƠN
Trang 6Để có thể làm được bài tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Phan Thanh Vịnh
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, nội dung liên quan và giúp đỡ tôi trong quá trìnhnghiên cứu để hoàn thành bài tiểu luận
Theo đó, tôi xin cảm ơn những nhà học vị, chuyên gia đã nổ lực tìm kiếm, phát triển vàhoàn thiện công trình nghiên cứu của mình Cảm ơn nhà nước, các bộ phận lãnh đạo trongcông tác điều hành nền kinh tế về chủ đề liên quan giúp tôi có thêm tư liệu để hoàn thànhnhiệm vụ
Mặc dù bài tiểu luận này còn nhiều sai sót, song kính mong các quý thầy/ cô phụ tráchxem xét, đóng góp ý kiến nhằm cho công trình nghiên cứu này được trọn vẹn hơn
Trang 71.1.2.4 Nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch
1.1.3 ý nghĩa của phát triển du lịch
1.1.3.1 Ý nghĩa về kinh tế
1.1.3.2 Ý nghĩa về xã hội
1.1.3.3 Ý nghĩa về văn hóa
1.1.3.4 Ý nghĩa về môi trường
1.2.Quy hoạch du lịch
1.2.1 Khái niệm về quy hoạch du lịch
1.2.2 Phân loại, đặc điểm về quy hoạch phát triển du lịch
1.2.3 Nội dung về quy hoạch du lịch
1.2.4 Nguyên tác quy hoạch du lịch
1.3.Du lịch bền vững
1.3.1 Điều kiện phát triển du lịch
1.3.2 Phát triển du lịch bền vững
1.3.2.1 Khái niệm phát triển du lịch bền vững
1.3.2.2 Lợi ích của phát triển du lịch bền vững
1.3.2.3 Nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững
1.3.2.4 Các mô hình phát triển du lịch bền vững
1.4.Tính thời vụ trong du lịch
1.4.1 Khái niệm, đặc điểm và sự tác động của thời vụ trong du lịch
Trang 81.4.1.1 Khái niệm tính thời vụ trong du lịch
1.4.1.2 Đặc điểm của tính thời vụ
1.4.1.3 Sự tác động của thời vụ trong du lịch
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch
1.4.3 Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA ĐÀ LẠT TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Tổng quan về Đà Lạt
2.2 Đặc điểm về kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa
2.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.2 Đặc điểm tự nhiên
2.2.3 Đặc điểm văn hóa
2.3 Thực trạng phát triển du lịch của Đà Lạt qua các năm
3.2 Chiến lược phát triển du lịch của Đà Lạt
3.3 Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt trong thời gian tới
3.3.1 Giải pháp về môi trường trong du lịch
3.3.2 giải pháp về nguồn nhân lực
Trang 93.3.3 giải pháp về vốn đầu tư nước ngoài
3.4 Các kiến nghị
Kết Luận
Danh mục tham khảo
DANH MỤC CÁC BẢNG CHƯƠNG 1.
Bảng 1.1 : Sự quan hệ tương tác 4 nhóm nhân tố
Bảng 1.2 : Sơ đồ phân loại các loại hình du lịch
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại phát triển về mọi mặt, nhu cầu của con người dần tăng theo dòng chảy
của nền khoa học, công nghệ hiện đại Đi theo là xu hướng hội nhập toàn cầu, kéo theo tất
cả lĩnh vực kinh tế liên quan đến con người cùng nhau phát triển Trong bài tiểu luận này,tôi xin phép nghiên cứu về nghành du lịch Du lịch được biết đến như ‘’nghành côngnghiệp không khói’’, là một trong những nghành kinh tế tiêu biểu, có sự đóng góp rất lớnđến nền kinh tế của một quốc gia Du lịch là một ngành công nghiệp đa dạng và năngđộng, mang lại nhiều lợi ích và thách thức Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh
Trang 11tế toàn cầu, thúc đẩy trao đổi văn hóa và làm phong phú thêm cuộc sống của những cánhân tham gia vào nó Vì thế, ngành này trở thành một trong những ngành trọng yếu,được quan tâm bởi các quốc gia Liên hệ tới Đà Lạt, là một ‘’thành phố trẻ’’ của tỉnh LâmĐồng, thuộc khu vực Tây Nguyên, từ lâu, ‘’ Đà Lạt ngàn hoa’’ được biết đến như một địađiểm du lịch tiêu biểu của đất nước Việt Nam, mang tới du khách những trải nghiệm đángnhớ qua vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hội tụ đa dạng các loại hình du lịch Thế nên điểmđến này luôn thu hút du khách ở trong và ngoài nước, Tuy nhiên, nó cũng có những tácđộng tiêu cực cần được giải quyết thông qua các hoạt động du lịch bền vững , bởi đó nótrở thành đề tài bất hủ trong mắt các nhà du lịch học nhằm nghiên cứu, khám phá các giảipháp nhằm ‘’ phát triển du lịch bền vững ở Đà Lạt’’
2 Mục tiêu nghiên cứu và bố cục của đề tài
Mục tiêu chung của tiểu luận là nghiên cứu về thực trạng du lịch ở Đà Lạt, từ đó hiểu
được những mặt tích cực, tiêu cực và đưa ra giải pháp xử lý những vấn đề hiện có Đượcthể hiện rõ qua 3 chương :
Tìm hiểu những phạm trù cơ bản nhằm tạo cơ sở lý luận ở Chương 1 Cơ sở lý thuyết,
từ những khái niệm được nêu trên đi sâu vào thực trạng du lịch ở Đà Lạt qua chương 2.Thực trạng, và đưa ra những giải pháp ở chương 3 Giải pháp Ngoài ra có bổ sung nhữngkiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền và đưa ra kết luận
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nền kinh tế du lịch ở Đà Lạt.
Phạm vi nghiên cứu là địa bàn thành phố Đà Lạt từ năm 2019- 2022.
4 Phương pháp nghiên cứu
Được sử dụng chủ yếu là phương pháp tổng hợp Các nội dung được trích dẫn rõ ràng
từ những cơ quan có thẩm quyền, và những tài liệu nghiên cứu của học giả chuyên ngành Thêm phương pháp so sánh, thống kê nhằm củng cố thông tin, làm cho đề tài mangtính xác thực Các số liệu thống kê được trích dẫn từ các trang thông tin điện tử uy tínthuộc quyền kiểm soát của nhà nước và Sở Du Lịch
Trang 12Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổng quan về du lịch
1.1.1 Khái niệm du lịch, khách du lịch, đặc điểm du lịch, các loại hình du lịch
1.1.1.1 Khái niệm du lịch
Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội : ‘’Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyêntrong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp phápkhác.’’
Trang 13Một số khái niệm do ông Michael Coltrman (mỹ) thì du lịch được định nghĩa nhưsau : ‘’Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ dukhách bao gồm : (1) Du khách, (2) Nhà cung ứng dịch vụ du lịch, (3) Cư dân sở tại và (4)Chính quyền nơi đón khách du lịch Mối quan hệ đó thể hiện ở sơ đồ 1.1 : Sự quan hệtương tác 4 nhóm nhân tố
Sơ đồ 1.1 : Sự quan hệ tương tác 4 nhóm nhân tố
Tại Hội nghị quốc tế về Thống tê du lịch ở Otawa, Canada vào tháng 6/1991, thuật ngữ
du lịch được định nghĩa như sau : ‘’Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơingoài môi trường thường xuyên, trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đãđược các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiếnhành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm’’
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (United Nations World TourismOrganization - UNWTO), du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hànhtạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc nghỉ ngơi, giảitrí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa
Theo Leiper (1989), Parroco, A.M và cộng sự (2012), du lịch là việc di chuyển của mộtngười từ một điểm khởi hành tới một điểm đến
1.1.1.2 Khái niệm khách du lịch :
Trang 14Theo luật du lịch 2017, Luật số 09/2017/QH14, khách du lịch được định nghĩa là
‘’ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làmviệc để nhận thu nhập ở nơi đến.’’
Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài Cụ thể, các loại khách du lịch này được định
nghĩa như sau:
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi
du lịch trong lãnh thổ Việt Nam
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch
- Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam đi du lịch nước ngoài
Nhà kinh tế người Anh – Olgilvi khẳng định rằng: “Để trở thành khách du lịch cần có haiđiều kiện sau: thứ nhất phải xa nhà một thời gian dưới một năm; thứ hai là phải dùngnhững khoản tiền kiếm được ở nơi khác”
1.1.1.3 Khái niệm điểm đến du lịch :
Theo Cooper và cộng sự (2004) : điểm đến du lịch được xem là một vùng địa lý đượcxác định bởi du khách, nơi có các cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ đáp ứng nhu cầucủa họ
Theo Giuseppe Marzano (2007), “Điểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, khu vựckhác của nền kinh tế trong số đó phụ thuộc đến mức độ tích lũy đáng kể từ các khoản thu
từ du lịch; nó có thể chứa một hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn”
Theo cách tiếp cận của UNWTO thì “Điểm đến du lịch là một nơi cụ thể, ở đó khách dulịch lưu lại ít nhất một đêm; bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp và tàinguyên du lịch thu hút khách du lịch; có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhậndiện về hình ảnh để xác định năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch trên thị trường”
Tổ chức du lịch Thế giới (World Tourism Organisation, 2007) đưa ra khái niệm đầy đủ
và toàn diện nhất về điểm đến như sau: “Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý, nơi khách
du lịch lưu lại ít nhất một đêm Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ,các nguồn lực du lịch và các điểm tham quan có thể đi và về trong vòng một ngày, có
Trang 15ranh giới vật chất và hành chính xác định các hình ảnh, quan điểm, quản lý và lợi thế cạnhtranh trên thị trường”.
1.1.1.4 Các loại hình du lịch
Có rất nhiều loại hình du lịch được phân chia một cách cụ thể, căn cứ vào mục đích chuyến đi, hình thức tổ chức, đặc điểm địa lý, lãnh thổ hoạt động, …
Bảng 1.2 : Sơ đồ phân loại các loại hình du lịch
Để cụ thể hóa phạm trù này, Luật du lịch Việt Nam (2017) đã đưa những khái niệm về các loại hình du lịch, bao gồm 3 loại hình :
Du lịch sinh thái : “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.”
Du lịch văn hóa : “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.”
Trang 16Du lịch cộng đồng : “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.”
do nhiều loại dịch vụ và hàng hóa hợp thành với mục đích cơ bản là thỏa mãn nhu cầutiêu thụ của khách du lịch trong quá trình đi du lịch’’
Để định nghĩa lại một cách đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa của sản phẩm du lịch, Tổ chức
Du lịch Thế giới (UNWTO) đã cho rằng: “ Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhómnhân tố cấu thành bao gồm Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành, Tài nguyên du lịch, Hệthống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.”
Đặc điểm của sản phẩm du lịch có 4 đặc điểm : tính vô hình, tính không tách rời, tínhdiễn ra trong cùng một không gian, cùng một thời điểm, tính mau hỏng, không dự trữđược, tính không chuyển giao, sở hữu được
1.1.2.2 Tài nguyên du lịch
Tại khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch 2017 “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu dulịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”
Cụ thể, theo bộ luật, tài nguyên du lịch gồm 2 loại :
Trang 171 Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất,địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụngcho mục đích du lịch.
2 Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng,khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trịvăn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mụcđích du lịch
Theo Pirojnik, 1985 nhận định: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch
sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lựctinh thần, khả năng lao động và sức khỏe của của con người ‘’
1.1.2.3 Những thành phần hợp thành sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch gồm các thành phần phức tạp, không đồng nhất tạo thành :
Theo tạp chí du lịch ‘’sản phẩm du lịch bao gồm 6 thành tố: (1) Môi trường - môitrường tự nhiên, xã hội hoặc văn hóa; (2) Các hoạt động diễn ra trong chuyến du lịch; (3)Hoạt động lưu trú; (4) Hoạt động đi lại; (5) Các dịch vụ du lịch; (6) Cơ sở hạ tầng dulịch.’’
Theo trang ESRT (Du lịch có trách nhiệm) có 5 thành phần hợp thành sản phẩm du lịchgồm :
Địa điểm du lịch : có thể là điểm đến tự nhiên hoặc nhân tạo Các địa điểm du lịch tự
nhiên được sử dụng các tài nguyên có sẵn trong tự nhiên, các cảnh đẹp như cao nguyên,vịnh, biển, hồ, thác, thung lũng, rừng,… Các điểm đến du lịch nhân tạo thường sử dụngcác tài nguyên văn hóa, kiến trúc như các nghi thức, lễ hội,… hoặc đơn giản các điểm vuichơi giải trí do con người xây dựng nên
Dịch vụ vận tải : dịch vụ vận tải chính là một dịch vụ không thể thiếu cấu thành nên
một sản phẩm du lịch Dịch vụ vận tải là các phương tiện đưa đón khách đến tham quancác điểm du lịch bằng các phương tiện giao thông phổ biến hiện nay như máy bay, tàu,thuyền, xe khách, …
Dịch vụ lưu trú và ăn uống : Một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định trải
nghiệm khách hàng đối với sản phẩm du lịch chín là dịch vụ lưu trú và ăn uống Đây là
Trang 18thành phần chính giúp cấu tạo nên một sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ đáp ứng cácnhu cầu cơ bản của một người đi du lịch như khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn, nhà hàng,…
Gía cả : Nhắc đến một sản phẩm nói chung và một sản phẩm du lịch nói riêng được
đưa ra thị trường thì giá cả là một phần quan trọng giúp cấu thành nên một sản phẩm hoànthiện Giá cả giúp khách hàng có một cái nhìn sơ lược đầu tiên vè sản phẩm, giúp họ sosánh với các sản phẩm cùng loại khác nhà cung cấp và các sản phẩm khác loại trên thịtrường để có được cái nhìn bao quát nhất nhằm đưa ra sự lựa chọn hợp lí nhất
1.1.2.4 Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch
Tính tổng hợp : Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp Do đó, sản phẩm du lịch cầnphải đa dạng để thoả mãn nhu cầu của du khách Bên cạnh đó, tham gia vào quá trình sảnxuất sản phẩm du lịch còn có các ngành, lĩnh vực, bộ phận khác để đảm bảo được rằng dulịch là một ngành kinh tế tổng hợp
Tính không dự trữ : Sản phẩm du lịch là sản phẩm dịch vụ, khác với sản phẩm vật chất cóthể tồn kho được
Tính không thể dịch chuyển : Do sản phẩm du lịch được khai thác trên các tài nguyên dulịch có giá trị Khách du lịch phải đi đến nơi có tài nguyên du lịch để trải nghiệm thay vìđược các nhà cung cấp phân phối sản phẩm đến tại chỗ Vì thế, con người chỉ có thể tiêudùng sản phẩm du lịch ở nơi sản xuất ra chúng
Tính dễ dao động : Sản phẩm du lịch chịu tác động bởi nhiều nhân tố trong quá trình sảnxuất và tiêu thụ Nếu thiếu một điều kiện nhỏ cũng có thể ảnh hưởng toàn bộ tới việc thựchiện giá trị sản phẩm du lịch
Tính thời vụ : Nhu cầu của con người không cố định, mà sản phẩm du lịch chỉ được cungcấp khi con người có nhu cầu Bên cạnh đó, có nhiều nhân tố tác động gây nên sự khôngđồng đều về lượng cung sản phẩm du lịch trong những khoảng thời gian khác nhau Từ
đó, quan hệ cung - cầu thay đổi
1.1.3 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch
1.1.3.1 Ý nghĩa kinh tế
Trang 19Theo tạp chí cộng sản, lợi ích của việc phát triển du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến nền
kinh tế Việt Nam : ‘’ Phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, manglại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tácđộng tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan.‘’
Theo kết quả nghiên cứu được đưa ra bởi Tạp chí Công Thương, Kinh tế du lịch đónggóp trên 9,2% vào GDP cả nước, tạo ra 2,9 triệu việc làm, trong đó có 927 nghìn việc làmtrực tiếp Tính chung trong giai đoạn 2015-2019, ngành Du lịch đạt tốc độ tăng trưởngcao 22,7% Thành tựu và nỗ lực của của du lịch Việt Nam đã được thế giới đánh giá cao,
Tổ chức Du lịch thế giới (UNTWO) xếp Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 quốc gia có tốc độtăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới Năm 2019, du lịch Việt Nam cũng đạt nhiều giảithưởng danh giá mang tầm vóc châu lục và thế giới
Từ những số liệu được thống kê trên, thấy được du lịch đóng góp vai trò quan trọngtrong nền kinh tế :
Ngành công nghiệp Du lịch được xem như ngành ‘’ công nghiệp không khói ‘’, vớisức hấp dẫn đối với du khách nước ngoài, ngành du lịch giúp mở rộng thị trường trong vàngoài nước của các quốc gia, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Theo đó là sự tiếp cận giữa các nguồn tiền tệ trên thế giới , du lịch làm tăng thu nhậpquốc dân, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân quốc tế
Là ‘’cầu nối’’ giữa các quốc gia, du lịch đem lại sự hội nhập quốc tế đối với tất cảcác khu vực
Từ đó thấy được Du lịch ảnh hưởng đến mọi nền kinh tế trong quốc gia, kích thíchcác lĩnh vực tài chính khác cùng nhau phát triển, khẳng định được tầm quan trọng của dulịch đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia
1.1.3.2 Ý nghĩa xã hội
Từ những phát triển về kinh tế mà du lịch đem lại, xã hội cũng được phát triển :
Du lịch có thể giải quyết các vấn đề về xã hội Về nạn thất nghiệp, Du lịch tạo rahàng triệu việc làm cho nhiều lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người dân vùngnông thôn, tạo nên chuyển biến tích cực trong xã hội, nâng cao mức sống của người dân.Làm giảm quy trình đô thị hóa khi giúp cân đối lại sự phân bố dân cư và mạng lưới hệthống hạ tầng từ đô thị về nông thôn trong quy trình tăng trưởng du lịch, nhờ đó, hạn chế