Piston là một phần quan trọng của động cơ đốt trong ô tô. Công dụng chính của piston là chuyển động lên xuống trong xi lanh của động cơ để tạo ra sức ép cần thiết cho quá trình đốt cháy và chuyển động của xe.
Trang 1GVHD: Nguyễn Hoàn Luân SVTH: Lưu Quốc Việt
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS Nguyễn Hoàng Luân giảng viên trường
Đại Học Lạc Hồng đã trang bị giúp em những kỹ năng cơ bản và kiến thức cần thiết để hoàn thành được bài báo cáo này.
Cảm ơn các anh chị khóa trên cùng các bạn đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình tìm tài liệu để có thể hoàn thành bài báo cáo.
Tuy nhiên, trong quá trình làm báo cáo do kiến thức chuyên ngành của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi một vài thiếu sót khi trình bày và đánh giá vấn đề Rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của các thầy cô để bài báo cáo của em thêm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Mục Lục
LỜI CẢM ƠN 2
CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CƠ CẤU PISTON - TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN 5
1.1Cơ sở lý thuyết cơ cấu piston – trục khủy – thanh truyền 5
1.1.1 Công dụng của Piston ô tô 5
1.1.2 Cơ cấu và cấu tạo thanh truyền 6
1.1.3 Trục khuỷu 9
1.2.Động học cơ cấu piston trục khuỷu thanh truyền giao tâm 12
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN GIA TỐC CHUYỂN DỊCH CỦA PISTON BẰNG ĐỒ THỊ 17
2.1.Tính toán 17
CHƯƠNG 3: THANH TRUYỀN 20
3.1 Thanh truyền 20
3.2 Điều kiện làm việc của thanh truyền 22
3.3 Vật liệu và phương pháp chế tạo thanh truyền 23
3.4 Cấu tạo thanh truyền 23
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 4MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình1 1: Cấu tạo của piston 5
Hình1 2: Cấu tạo của thanh truyền 7
Hình1 3: Trục khuỷu 11
Hình1 4: Sơ đồ cơ cấu trục khuỷu thanh truyền giao tâm 13
Hình1 5: Đồ thị gia tốc 19
Hình1 6: Bảng vẽ của 1 thanh truyền cơ bản 21
Hình1 7: Kết cấu của 1 thanh truyền hoàn chỉnh 22
Hình1 8: Thanh truyền được lắp đặt bên trong động cơ 22
Hình1 9: Phân tích các chi tiết có trong thanh truyền 24
Hình1 10: Cấu trúc của động cơ hình sao 26
Hình1 11: Động cơ chữ V 27
Trang 5CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CƠ CẤU PISTON TRỤC KHUỶU -THANH TRUYỀN
1.1Cơ sở lý thuyết cơ cấu piston – trục khủy – thanh truyền. 1.1.1 Công dụng của Piston ô tô
Piston là một phần quan trọng của động cơ đốt trong ô tô Công dụng chính của piston là chuyển động lên xuống trong xi lanh của động cơ để tạo ra sức ép cần thiết cho quá trình đốt cháy và chuyển động của xe.
Piston có những chức năng sau:
– Phối hợp với xi lanh và nắp máy tạo ra buồng cháy.
– Nhận áp lực của khí cháy và truyền lực qua thanh truyền tới trục khuỷu ở kỳ
Cấu tạo của piston:
Piston trên ô tô thường được làm từ hợp kim nhôm hoặc hợp kim silic và được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao và áp lực lớn trong quá trình hoạt động của động cơ.
Hình1 1: Cấu tạo của piston
Trang 6Piston thường được chia làm ba phần:
– Đỉnh piston: được tính từ mép trên của rãnh xéc măng khí trước tiên trở lên Một trong những động cơ Diezen có khoét buồng cháy phụ bên trên đỉnh piston Đỉnh piston thường có dấu chỉ chiều lắp piston
Đỉnh piston có 3 loại
+ Đỉnh bằng: Dễ sản xuất, thường được sử dụng cho động cơ xăng.
+ Đỉnh lõm: Phần đỉnh piston được khoét lõm theo những hình dạng: chỏm cầu,,….loại này tạo cho hỗn hợp hòa trộn đều dùng cho các loại động cơ Diezel có buồng cháy phụ + Đỉnh lồi: Lực được phân bố đều bao quanh, bản lĩnh chống được lực tốt Loại này khó chế tạo, diện tích giao tiếp nhiệt lớn, truyền nhiệt khó, loại này ít dùng.
– Đầu piston: là phần có xẻ rãnh để lắp những xéc măng khí và xéc măng dầu
– Thân piston: là phần dẫn hướng khi piston vận động tịnh tiến trong xi lanh Trên thân piston có lỗ chốt piston Một số động cơ còn tồn tại thêm xéc măng dầu ở Cuối phần dẫn hướng Thân piston thường xuất hiện cắt dạng ô van để tránh cho piston bị bó kẹt trong xi lanh khi chịu nhiệt độ cao Một trong những piston có sản xuất rãnh phòng nở.
Những phần này cùng hoạt động cùng nhau để đảm bảo hiệu suất và độ bền của piston trong quá trình hoạt động của động cơ ô tô.
1.1.2 Cơ cấu và cấu tạo thanh truyền
Thanh truyền là một phần quan trọng trong động cơ của ô tô, nó kết nối piston với trục khuỷu và chuyển động chuyển động lên xuống của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu Dưới đây là cơ cấu và cấu tạo cơ bản của thanh truyền.
Cấu tạo của thanh truyền ô tô gồm 3 phần: thân thanh truyền, đầu to (hay đầu biênlớn), đầu nhỏ (hay đầu biên nhỏ) và bạc lót thanh truyền.
Thanh truyền chịu trách nhiệm chuyển đổi chuyển động lên xuống của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu, làm cho động cơ hoạt động một cách mạnh mẽ và hiệu quả Đồng thời, cấu tạo cũng được thiết kế để đảm bảo độ chính xác và độ bền trong quá trình hoạt động của động cơ.
Cấu tạo của thanh truyền
Trang 7Trong đó, mỗi bộ phận lại có cách hoạt động, nhiệm vụ riêng và được kết nối với nhau như sau:
Hình1 2: Cấu tạo của thanh truyền
Đầu nhỏ thanh truyền
Đầu nhỏ của thanh truyền có dạng hình trụ rỗng, được lắp với chốt piston bên trong có bạc lót, phía trên có lỗ dầu bôi trơn cho bạc, bạc lót được ghép chặt vào đầu nhỏ thanh truyền.
Đầu nhỏ thanh truyền có lỗ để lắp chốt pít-tông Cấu tạo đầu nhỏ thanh truyền phụ thuộc vào phương pháp lắp ghép với chốt pít-tông.
Nếu lắp chốt pít-tông cố định, thì đầu nhỏ thanh truyền có lỗ để lắp bu lông hãm chặt với chốt.Nếu lắp tự do, thì đầu nhỏ thanh truyền bao giờ cũng có bạc lót Một số động cơ người ta làm vấu lồi trên đầu nhỏ để điều chỉnh trọng tâm thanh truyền cho đồng đều giữa các xi-lanh.
Các cơ cấu đầu nhỏ thanh truyền
Trang 8Để bôi trơn bạc lót và chốt pít-tông có những phương án như dùng rãnh hứng dầu hoặc bôi trơn cưỡng bức do dẫn dầu từ đầu trục khuỷu dọc theo thân thanh truyền Ở động cơ hai kỳ, do điều kiện bôi trơn khó khăn,người ta thường làm các rãnh chứa dầu ở bạc đầu nhỏ hoặc có thể dùng ổ bi kim thay cho bạc lót
Đầu to thanh truyền
Đầu to của thanh truyền được nối với trục khuỷu gồm hai nửa Nửa trên liền với thanh truyền, nửa dưới chế tạo rời gọi là nắp đầu to (nắp biên) và được lắp ghép với nửa trên bằng các bu lông.
Mặt cắt có thể cắt thẳng góc Bề mặt lắp ghép giữa thân và nắp thanh truyền thường được lắp các tấm đệm thép dày khoảng 0,05 – 0,20 mm để có thể điều chỉnh tỷ số nén cho đồng đều giữa các xi-lanh.
Mặt cắt lệch so với đường tâm thanh truyền Mặt lắp ghép này yêu cầu phải có vấu hoặc răng khía để chịu lực cắt thay cho bu lông thanh truyền và định vị khi lắp ghép.
Đầu to thanh truyền để nguyên mà không cắt đôi Có ưu điểm là cấu tạo đơn giản nhưng phải dùng trục khuỷu ghép nên chỉ sử dụng ở một số động cơ có công suất nhỏ, ít xi-lanh như động cơ mô tô, xe máy.
Các cơ cấu đầu to thanh truyền
Phía trong có bạc làm bằng thép có tráng hợp kim đồng Mặt trong của bạc được phay rãnh để chứa dầu bôi trơn Giữa các nửa của đầu to được ghép với nhau bằng bu lông Để chống xoay bạc mỗi nửa bạc có dập định vị khớp.
Thân thanh truyền
Thân thanh truyền làm nhiệm vụ là phần nối giữa đầu nhỏ và đầu to của thanh truyền, thường có tiết diện hình chữ nhật, hình tròn, hình ôvan hoặc hình chữ I Tiết diện hình chữ I được dùng nhiều trong động cơ cao tốc và động cơ ô tô, máy kéo Loại này có độ cứng vững lớn, bố trí vật liệu hợp lý.
Trang 9Kích thước của thân thanh truyền được thiết kế tăng dần từ đầu nhỏ đến đầu to để phù hợp với quy luật phân bố lực quán tính lắc đều của thanh truyền, còn chiều dày thì đồng đều.
Cơ cấu thân thanh truyền
Dọc theo thân của thanh truyền, các nhà sản xuất thường bố trí các lỗ dẫn dầu Những lỗ này nhằm dẫn dầu để bôi trơn các chốt của piston bằng áp lực Để tăng độ cứng vững và dễ khoan lỗ dẫn dầu, thân thanh truyền có gân trên suốt chiều dài thanh truyền.
Do gia công lỗ dầu khó, nhất là đối với thanh truyền dài, nên có khi nhà sản xuất gắn ống dẫn dầu ở phía ngoài thân thanh truyền.
Đối với động cơ dạng 2 kỳ việc bôi trơn khó khăn hơn so với 4 kỳ Nên thường thì sẽ có những rãnh chứa dầu được gắn ở đầu nhỏ để thực hiện nhiệm vụ bôi trơn lót bạc Người ta cũng có thể dùng ổ bi kim để thay thế cho bạc lót.
Khi chế tạo thanh truyền cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
Kích thước các lỗ cơ bản được gia công đạt độ chính xác cấp 7 đến 9, độ nhám
Trục khuỷu là một thành phần chủ chốt của hệ thống cơ khí trong động cơ ô tô Nó chịu trách nhiệm chuyển động lên xuống của piston thành chuyển động quay của trục, tạo ra sức mạnh đẩy xe Đóng vai trò trong quá trình tạo ra mô men xoắn để sinh công quay, sau đó truyền năng lượng từ bánh đà về piston (đối với động cơ diesel) để thực hiện các bước của quá trình sinh công Là bộ phận đóng vai trò quan trọng, vậy nên trong quá trình vận hành, trục khuỷu không tránh khỏi những tác động đa dạng như lực khí thể, lực
Trang 10quán tính và lực quán tính ly tâm Những lực này có thể tạo ra biến dạng uốn, xoắn, cũng như động xoắn và động ngang của trục khuỷu trên các ổ đỡ Dưới đây là một số thông tin về trục khuỷu trên ô tô:
Nhiệm vụ
Đây là bộ phận giúp dẫn truyền lực được sinh ra từ Pit-tông qua xi lanh truyền tới trục khuỷu.
Đóng vai trò không thể phủ nhận trong quá trình vận hành của động cơ, đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng sau:
- Chuyển đổi từ chuyển động tịnh tiến sang chuyển động quay
Trục khuỷu ô tô nhận lực từ piston thông qua thanh truyền dẫn động, chuyển đổi chuyển động tịnh tiến của pit tông thành chuyển động quay Quá trình này giúp động cơ tạo ra momen quay và lực đẩy cần thiết để thực hiện các chu kỳ làm việc.
- Liên kết với các hệ thống khác
Trục khuỷu nối liền các hệ thống khác để tạo thành một động cơ hoàn chỉnh
- Chịu lực từ bộ phận piston
Nhận lực từ piston, trục khuỷu ô tô đảm nhận trách nhiệm tạo ra momen quay và lực đẩy để đáp ứng các yêu cầu làm việc của động cơ Chức năng này đảm bảo hoạt động mượt mà và ổn định của động cơ trong mọi điều kiện làm việc.
Vai trò và chức năng
Trục khuỷu chuyển đổi chuyển động tuyến tính của piston thành chuyển động quay của trục Khi piston di chuyển lên và xuống trong xi lanh, nó đẩy trục khuỷu quay, tạo ra chuyển động quay cần thiết cho hệ thống truyền động và bánh xe của ô tô.
Trang 11Cấu tạo
Hình1 3: Trục khuỷu
Cấu tạo nên trục khuỷu gồm 6 phần bao gồm : Đầu trục khuỷu, chốt khuỷu, cổ khuỷu, má khuỷu, đối trọng và đuôi trục khuỷu.
Đầu trục khuỷu được trang bị vấu để thực hiện chức năng khởi động hoặc quay, puly dẫn động quạt gió, bơm nước, máy phát, cũng như các bánh răng dẫn động trục cam và nhiều chức năng khác Để giảm chấn xoắn, có thể lắp thêm bộ giảm chấn xoắn vào đầu trục khuỷu.
Chốt khuỷu được gắn chặt vào thanh truyền ở phần đầu to Nhiệm vụ của nó là nhận toàn bộ lực từ thanh truyền.
Cổ khuỷu có dạng hình trụ nó là trục quay chính của trục khuỷu
Má khuỷu là phần liên kết giữa cổ khuỷu và chốt khuỷu Lực từ chốt khuỷu sẽ được truyền vào cổ khuỷu nhờ chi tiết này.
Đuôi trục khuỷu là đầu cuối và được gắn với bánh đà trong động cơ Thanh truyền được cấu tạo nên từ 3 phần gồm: đầu nhỏ, đầu to và thân.
Đầu nhỏ là khối trụ tròn, nó được liên kết với Pit-tông qua một thanh chốt Tại nơi tiếp xúc sẽ được bọc một lớp bạc mỏng giúp hạn chế độ ma sát nâng cao tuổi thọ của nó.
Đầu to gắn vào trục khuỷu thiết kế của nó thường được chia làm 2 để thuận lợi cho quá trình lắp đặt và sửa chữa 2 nửa được ghép với nhau nhờ chốt ốc bu lông.
Trang 12 Lỗi khoan dầu Trên cổ trục chính, chốt khuỷu và má khuỷu thường được khoan lỗ để tạo đường dẫn dầu bôi trơn đến các điểm ổ trục và chốt khuỷu.
Thân là đoạn kim loại gắn kết giữa hai đầu của thanh truyền.
Nhiệm vụ
Nhận lực từ thanh truyền sau đó nhờ hệ thống liên động cơ khí nó sẽ chuyển hóa lực thẳng thành lực quay Trục khuỷu sau đó lại được gắn liền với các hệ thống dẫn động khác tạo nên một động cơ hoàn chỉnh.
Kết cấu gồm
- Bánh khuỷu: Đây là các khu vực trên trục khuỷu mà thanh truyền được gắn vào, tạo thành điểm quay của trục.
- Cánh quay: Đây là phần trên trục khuỷu mà thanh truyền hoặc các thanh kết nối khác được gắn vào Khi piston di chuyển, cánh quay quay xung quanh trục, tạo ra chuyển động quay.
- Trục cam: Trục khuỷu thường cũng có các khu vực gia công cho trục cam, nơi các trục cam điều khiển van hút và van xả trong động cơ.
Bảo dưỡng và kiểm tra
Trục khuỷu cần được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động mượt mà và độ bền cao Kiểm tra trục khuỷu bao gồm kiểm tra độ cong, kích thước và trạng thái của các bánh khuỷu và cánh quay.
Quản lý trục khuỷu
Trục khuỷu được quản lý thông qua hệ thống bôi trơn của động cơ, đảm bảo rằng nó được bôi trơn đủ và không bị quá nhiệt trong quá trình hoạt động.
Trục khuỷu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của động cơ ô tô, là một trong những thành phần chủ chốt quyết định hiệu suất và độ bền của động cơ.
1.2.Động học cơ cấu piston trục khuỷu thanh truyền giao tâm.
Động học của cơ cấu giao tâm giữa piston, trục khuỷu và thanh truyền trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển động lên xuống của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu.
Chuyển vị của piston.
Trang 13Hình1 4: Sơ đồ cơ cấu trục khuỷu thanh truyền giao tâm.
Chuyển vị x tính từ điểm chết trên của piston phụ thuộc vào góc quay α của trục khuỷu x = AB' = AO − ( DO−DB ') = (l + R) − (Rcosα + lcosβ) (1-1)) (1-1).
Trong đó :
l: Chiều dài của thanh truyền R: Bán kính quay của trục khuỷu.
α: Góc quay của trục khuỷu tương ứng với x tính từ điểm chết trên β) (1-1): Góc lệch giữa tâm thanh truyền và đường tâm xylanh
x = [(1 + 1 λ ) − (cosα + 1 λ cosβ) (1-1))]RGọi λ = R l là tham số kết cấu
Trang 14Gia tốc của piston.
Lấy đạo hàm của vận tốc theo thời gian Gia tốc đạt cực đại khi đạo hàm:
Động học cơ cấu piston trục khủy thanh truyền lệch tâm.
Cơ cấu lệch tâm có tác dụng.
- Giảm lục ngang L tác dụng lên xylanh - Tăng lục dung tích của xylanh.
Quy luật động học cơ cấu piston.Vị trí điểm chết.
Xác định DCT và DCD thông qua a1,a2 Từ các tam giác A’,OE và A’’,OE ta rút ra:
Trang 16Chuyển vị vận tốc và gia tốc của piston
Chuyển vị piston.
Khi trục khủy quay đi một gốc chuyển vị của piston tính từ điểm chết trên có thể xác định theo công thức sao:
Trang 17CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN GIA TỐC CHUYỂN DỊCH CỦA
Trang 18Đồ thị biểu diễn gia tốc :
Để vẽ đường biểu diễn gia tốc của piston ta sử dụng phương pháp Tole.
+ Chọn hệ trục tọa độ với trục Ox là trục hoành, trục tung là trục biểu diễn giá trị gia tốc.
+ Chọn tỉ lệ xích: (mm/s2/mm)
+ Trên trục Ox lấy đoạn AB = S=2R= 91,5 mm Giá trị biểu diễn: AB= (mm)
Tính:
EF = -3.R.λ.2 = -3.45,75.0,24.4402 = -6494003,8(mm/s2).
+ Từ điểm A tương ứng với điểm chết trên lấy lên phía trên một đoạn
AC = Từ điểm B tương ứng với điểm chết dưới lấy xuống dưới một đoạn BD = Nối C
với D Đường thẳng CD cắt trục hoành Ox tại E Từ E lấy xuống dưới một đoạn EF= Nối CF và FD, đẳng phân định hướng CF thành 8 ph|n bằng nhau và đánh số
Trang 19Hình1 5: Đồ thị gia tốc
Trang 20CHƯƠNG 3: THANH TRUYỀN
3.1 Thanh truyền
Thanh truyền là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong động cơ đốt trong Nó là bộ phận kết nối giữa piston với trục khuỷu để truyền chuyển động Bên cạnh đó, thanh truyền còn giữ nhiệm vụ truyền lực trong khoảng piston do khí cháy giãn nở tạo ra tới trục khuỷu để trục quay được.
Vai trò và chức năng
Thanh truyền là liên kết chính giữa piston và trục khuỷu Khi piston di chuyển lên và xuống trong xi lanh, thanh truyền truyền động chuyển động này sang trục khuỷu, biến nó thành chuyển động quay của trục thanh truyền thực hiện nhiệm vụ truyền lực trong khoảng trục khuỷu tới piston nhằm nén ép không khí trong buồng đốt Bên cạnh đó, thanh truyền còn có nhiệm vụ truyền lực trong khoảng piston tới trục khuỷu để trục quay được Nhờ có sự truyền lực của cơ cấu tay quay thanh truyền mà sự di chuyển thẳng của piston tạo nên di chuyển xoay tròn của trục khuỷu và qua đó hệ thống động cơ ô tô hoạt động ổn định và êm ái hơn
Cấu tạo
Thanh truyền thường được làm từ thép chất lượng cao hoặc hợp kim thép, có khả năng chịu nhiệt và áp lực cao Nó có một đầu gắn với piston và một đầu gắn với trục khuỷu
Đầu trục khuỷu
Là phần của thanh truyền được gắn với trục khuỷu của động cơ Đầu trục khuỷu thường được thiết kế có lỗ để gắn với trục khuỷu và được gắn chặt bằng các bulong.
Bánh răng