Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Quản trị kinh doanh MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY VIỆT NAM HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG... THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC VINSCHOOL HIỆN NAY ThS. Hoàng Ngọc Thạch1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học… Vì vậy, bộ môn Việt Nam học đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay trở thành những công dân toàn cầu mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Với vai trò quan trọng như vậy, việc giảng dạy Việt Nam học đang được đẩy mạnh và chú trọng trong những năm gần đây nhưng mới chỉ tập trung ở lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy bậc chuyên nghiệp (đại học và sau đại học), còn với bậc phổ thông thì vẫn còn khá lạ lẫm. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm đầu năm 2021 - 2022, cả nước có 17,9 triệu học sinh, chiếm 18,5 dân số. Trong số đó chỉ có hơn 40.000 học sinh Vinschool (chiếm 2,2 học sinh phổ thông trên cả nước và 0,4 dân số Việt Nam) được tiếp cận với bộ môn Việt Nam học. Một trong những mục tiêu quan trọng của Vinschool là đào tạo nên những công dân toàn cầu nhưng vẫn giữ được bản sắc Việt, vì vậy mà Vinschool đã thiết kế chương trình giáo dục kế thừa những điểm tiên tiến nhất của một số chương trình trên thế giới mà vẫn phù hợp với học sinh Việt Nam để các em có thể trở thành những công dân toàn cầu có khả năng hội nhập cao, thể hiện rõ rệt lòng tự hào dân tộc. Thực hiện mục tiêu đào tạo đặt ra, năm học 2018 - 2019, hệ thống giáo dục Vinschool đã đưa bộ môn Việt Nam học trở thành một môn học chính thức tại trường và trở thành trường học đầu tiên trên cả nước giảng dạy môn Việt Nam học cho học sinh từ cấp tiểu học đến hết cấp trung học phổ thông. Với việc đưa Việt Nam học vào chương trình giáo dục của nhà trường, trở thành một môn học chính thức và bắt buộc tại tất cả các khối lớp, Vinschool đã thực hiện được sứ mệnh đề ra là “Ươm mầm tinh hoa, đào tạo học sinh trở thành những công dân có trách nhiệm, có hoài bão với đầy đủ phẩm chất và năng lực để sống hạnh phúc, thành công, góp phần tích cực xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế”. Trường Trung học Vinschool Ocean Park. 498K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH Từ thực tiễn giảng dạy Việt Nam học ở hệ thống Vinschool trong những năm qua, bài viết góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn đề dạy học Việt Nam học ở Vinschool hiện nay trên cơ sở chương trình, cách thức thực hiện qua kênh khảo sát ý kiến của giáo viên cũng như học sinh ở Vinschool. Từ đó đề xuất một vài kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Việt Nam học trong hệ thống Vinschool nói riêng và dạy học Việt Nam học ở trường phổ thông nói chung. 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí thuyết 2.1.1. Một số khái niệm - Việt Nam học: “là một lĩnh vực khoa học (hay một tập hợp các ngành khoa học) chuyên nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam trên mọi bình diện từ địa lý, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa… cho tới phong tục tập quán và lối sống” (Việt Nam học, 2019; Cao Thế Trình, 2005). - Hệ thống giáo dục Vinschool: “là hệ thống giáo dục không vì lợi nhuận, liên cấp từ bậc mầm non đến trung học phổ thông do Tập đoàn Vingroup đầu tư phát triển, hướng đến một ngôi trường Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế. Ra đời từ năm 2013, Vinschool được đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng, chất lượng giáo viên và chương trình học, trở thành hệ thống giáo dục tư thục lớn nhất Việt Nam hiện nay” (theo website: Vinschool.edu.vn). - Giáo dục phổ thông: là giáo dục ở cả 3 cấp học: Tiểu học, THCS và THPT, được chia thành 2 giai đoạn: + Giáo dục cơ bản: Tiểu học và THCS. + Giáo dục định hướng nghề nghiệp: THPT. - Rubrics đánh giá: là một công cụ đánh giá bao gồm các tiêu chí cần đạt cho một đơn vị kiến thức nào đó, nó được sử dụng để chấm điểm hoặc tổng kết. 2.1.2. Cơ sở xuất phát - Xu hướng đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông hiện nay: Đây là một công tác quan trọng, không thể thiếu ở các trường phổ thông, công tác này không chỉ giúp học sinh nâng cao hiểu biết về nghề nghiệp mà còn giúp học sinh hiểu rõ hơn về chính bản thân mình. Bộ môn Việt Nam học có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh hiểu rõ về bản thân, gia đình và nhu cầu của đất nước. Thông qua những hoạt động trải nghiệm thực tế, bộ môn còn giúp học sinh nhận ra được năng lực, thế mạnh của bản thân, từ đó có định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn trong toàn bộ lộ trình học tập của mình. 499MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY VIỆT NAM HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG... - Thực tiễn yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay: Từ năm học 2020 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, biểu hiện rõ rệt nhất là việc thay sách giáo khoa cho học sinh lớp 1 (năm học 2020 - 2021), học sinh lớp 6 (năm học 2021 - 2022) và học sinh lớp 10 (năm học 2022 - 2023). Chương trình mới này đã bổ sung một số môn học nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về đất nước, con người Việt Nam như “Hoạt động hướng nghiệp, trải nghiệm” và “Giáo dục địa phương”. Những bộ môn này có nội dung phản ánh và mục tiêu đầu ra rất trùng hợp với bộ môn Việt Nam học, vì vậy mà việc nghiên cứu đề tài này sẽ làm sáng tỏ hơn nữa vai trò của bộ môn Việt Nam học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. - Thực tiễn dạy học Việt Nam học tại các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay: Cho đến năm học 2022 - 2023, ngoài hệ thống giáo dục Vinschool thì chưa có bất kì một trường phổ thông nào trên cả nước đưa môn Việt Nam học vào trở thành một môn học chính thức trong nhà trường, vì vậy cần tìm hiểu về thực tiễn dạy học Việt Nam học tại Vinschool càng trở nên cần thiết, góp phần giúp học sinh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam hơn. 2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của bộ môn Việt Nam học trong bối cảnh hội nhập ngày nay Tầm quan trọng của hội nhập quốc tế không còn phải bàn cãi nữa, đặc biệt là hội nhập quốc tế về văn hóa lại càng đáng lưu tâm. Trong quá trình đó, chúng ta có thể tiếp thu những giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để làm giàu nền văn hóa của dân tộc. Để học sinh có thể hội nhập quốc tế về văn hóa, không có bộ môn nào có thể thực hiện tốt vai trò này hơn bộ môn Việt Nam học bởi lẽ, bộ môn giúp học sinh trở nên đậm đà hơn về bản sắc dân tộc, biết tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa và đặc biệt giúp cho Việt Nam hòa nhập chứ không hòa tan khi vẫn giữ được những nét văn hóa riêng của dân tộc mình. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: tìm hiểu “Luật Giáo dục” về việc phát triển năng lực của học sinh, “Chương trình Giáo dục phổ thông 2018” về mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực và một số cuốn sách, tạp chí, bài nghiên cứu về bộ môn Việt Nam học. - Nghiên cứu nội dung chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá môn Việt Nam học tại hệ thống giáo dục Vinschool. - Điều tra, khảo sát về thực tiễn dạy và học Việt Nam học tại hệ thống giáo dục Vinschool hiện nay. 500K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Về môn Việt Nam học Việt Nam học (Vietnamese Studies) là thuật ngữ mới xuất hiện từ những thập niên 30 của thế kỷ XX, là một lĩnh vực khoa học (hay một tập hợp các ngành khoa học) chuyên nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam trên mọi bình diện từ địa lý, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa… cho tới phong tục tập quán và lối sống. Mục đích của sự nghiên cứu đó là nhằm đem lại những hiểu biết toàn diện về Việt Nam, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước ngày một phồn thịnh và tăng cường khả năng giao lưu, hội nhập quốc tế (Việt Nam học, 2019; Cao Thế Trình, 2005). Như vậy, ngay từ khi ra đời, lĩnh vực Việt Nam học đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu là đất nước, con người Việt Nam trên góc độ ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa… của Việt Nam. Bởi vậy nên Việt Nam học có quan hệ gắn bó mật thiết với Địa lý Việt Nam, Lịch sử Việt Nam và Văn học Việt Nam. Nhiệm vụ hàng đầu của Việt Nam học là nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam một cách trung thực, khách quan và toàn diện, kể cả các phương diện tích cực lẫn tiêu cực hay các yếu tố văn hóa bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, Việt Nam học còn có nhiệm vụ đào tạo, phổ biến những tri thức Việt Nam học tới đông đảo quần chúng và bạn bè thế giới. Mỗi người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ hiện nay càng hiểu rõ văn hóa Việt Nam sẽ càng có đủ sức mạnh để chống lại những cuộc tấn công từ bên ngoài, đặc biệt là những cuộc tấn công về mặt văn hóa, tư tưởng. Bên cạnh đối tượng, nhiệm vụ, chức năng nghiên cứu kể trên thì mỗi lĩnh vực khoa học đều có đặc trưng về phương pháp nghiên cứu chuyên biệt. Đối với Việt Nam học, phương pháp nghiên cứu đặc trưng là phương pháp liên ngành, xuyên ngành. Chính vì thế mà Việt Nam học có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành khoa học khác như các ngành khoa học xã hội - nhân văn, khoa học tự nhiên… 3.2. Khái quát về thực tiễn dạy học Việt Nam học như một môn học tại Việt Nam 3.2.1. Ở bậc đại học và sau đại học Theo nghiên cứu của tác giả từ các website chính thức của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, năm 2023 có 70 trường đại học, cao đẳng và học viện trên cả nước có đào tạo về Việt Nam học (Khoa Việt Nam học), trong đó phải kể đến những trường đại học hàng đầu về đào tạo Việt Nam học là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà Lạt… Mặc dù vậy, ngoài các giáo trình đào tạo Việt Nam học và các kỷ yếu Hội nghị khoa học Việt Nam học thì gần như chưa có một công trìnhđề tài nào nghiên 501MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY VIỆT NAM HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG... cứu tổng quan về lịch sử và mô hình Việt Nam học ở Việt Nam và thế giới. Công trình lớn nhất và đáng kể nhất theo hướng này là “Sự phát triển của Việt Nam học tại một số nước trong thế kỷ XX” do tác giả Vũ Minh Giang chủ biên, xuất bản bởi NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014. Trong công trình này, tác giả đã có những phân tích, tổng hợp quá trình hình thành và phát triển Việt Nam học ở các quốc gia và khu vực như Liên Xô, Tiệp Khắc, Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Bắc Mỹ, Úc. Tác giả cũng đã có đánh giá tổng quan về tình hình giảng dạy, học tập và nghiên cứu tiếng Việt tại nước ngoài. Còn về thực tiễn dạy học Việt Nam học tại phổ thông thì gần như chưa có một tài liệu nào đề cập tới, chính vì vậy mà bài viết mong muốn góp một cái đầy đủ hơn về bộ môn Việt Nam học ở nước ta hiện nay. 3.2.2. Ở bậc phổ thông Tại các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay, Việt Nam học chưa xuất hiện như là một môn độc lập nhưng một số chủ đề của Việt Nam học cũng đã được triển khai bằng hình thức liên môn qua các môn Lịch sử, Địa lý, hoạt động trải nghiệm và giáo dục địa phương. Ở bậc Tiểu học, bộ môn Việt Nam học tập trung ở môn Giáo dục địa phương tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm. Mỗi nội dung hoạt động gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương và đất nước như: điều kiện tự nhiên, vấn đề kinh tế, xã hội… thể hiện qua các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình, xã hội. Ở cấp THCS và THPT, ngoài các kiến thức lịch sử, địa lý liên quan, môn giáo dục địa phương cũng được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm. Nội dung được biên soạn theo 7 lĩnh vực của địa phương, bao gồm: Văn hóa, Lịch sử, Địa lý, Kinh tế, Xã hội, môi trường và Hướng nghiệp. Về thời lượng chương trình, nội dung Giáo dục địa phương được dạy trong 35 tiết năm học, tổng thời lượng từ năm lớp 6 đến hết lớp 12 là 245 tiết. Từ số tiết học được phân bổ này, mỗi trường sẽ lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với học sinh ở địa phương mình. Như vậy, khái niệm “Việt Nam học” tuy vẫn còn xa lạ với học sinh phổ thông Việt Nam hiện nay nhưng thực tế học sinh đã được làm quen với nó qua các môn học trên dưới nhiều hình thức khác nhau. Tại Vinschool, năm học 2018 - 2019, môn Việt Nam học được đưa vào giảng dạy như một môn học chính thức và bắt buộc. Kể từ đó đến nay, Vinschool trở thành trường phổ thông đầu tiên và duy nhất trong cả nước có môn Việt Nam học như là một môn học độc lập. 502K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH 3.3. Thực tiễn dạy học Việt Nam học ở Vinschool hiện nay 3.3.1. Vị trí của môn Việt Nam học trong chương trình giáo dục của Vinschool Các môn học tại Vinschool được tổ chức theo mô hình 6 lĩnh vực, gồm: Ngôn ngữ, Khoa học xã hội, Toán, Nghệ thuật, Khoa học và công nghệ thông tin và Giáo dục cá nhân. Mỗi môn học trong từng lĩnh vực vừa phát triển các năng lực đặc thù của môn học, vừa nâng cao các kĩ năng thế kỷ XXI và tư duy công dân toàn cầu cho học sinh. Điểm nổi bật của mô hình trên là sự chú trọng rèn luyện và phát triển các kĩ năng - phẩm chất cho học sinh. Để làm được điều đó, các chuyên gia giáo dục hàng đầu quốc tế và Việt Nam đã hợp tác với Vinschool để xây dựng chương trình của riêng Vinschool, trong đó có bộ môn Việt Nam học. Bộ môn Việt Nam học ở Vinschool bao gồm các cấu phần phản ánh văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, phong tục tập quán… Từ đó giúp học sinh thấm nhuần bản sắc Việt, hiểu biết sâu sắc về giá trị văn hóa của dân tộc và cũng trở thành đại sứ văn hóa, lan tỏa văn hóa dân tộc với bạn bè quốc tế. Từ năm 2018 - 2019, chương trình Việt Nam học được chính thức đưa vào giảng dạy cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 tại Vinschool và được xem như một môn học chính thức, bắt buộc đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 10. Như vậy, tại Vinschool, Việt Nam học là một môn học quan trọng không kém gì các môn Văn, Toán, Tiếng Anh và là môn học bắt buộc học sinh cần phải học tập để có thể đánh giá kết quả học tập và rèn luyện trong một học kỳ, một năm học và thậm chí, để đánh giá những phẩm chất cốt lõi của một Vinser. 3.3.2. Mục tiêu, định hướng môn học Ngay từ khi được xây dựng, Vinschool đã xác định sứ mệnh chung của Việt Nam học là môn học giúp học sinh Vinschool có khả năng nhận định và giải quyết các vấn đề liên quan đến bản thân, xã hội và đất nước một cách khoa học trong tinh thần tự hào dân tộc, yêu thương nhân dân và chủ động cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Với sứ mệnh đó, chương trình Việt Nam học tại Vinschool được xây dựng với mục tiêu đầu ra rõ ràng cho từng cấp học. Ở bậc Tiểu học, học sinh hiểu được kiến thức về những đặc điểm của quê hương và đất nước thông qua việc tìm hiểu về nguyên quán của gia đình, thổ sản và cảnh vật quê hương, thủ đô của Việt Nam qua các thời kỳ. Học sinh thông hiểu kiến thức về quan hệ thân tộc của gia đình và dòng họ, nguồn gốc và lược sử quốc gia và dân tộc, sự đóng góp của tổ tiên trong việc phát triển quốc gia. Ngoài ra, chương trình còn giúp học sinh vận dụng kiến thức về quan hệ gia đình, ứng xử xã hội, sự tích địa phương, nhân vật thần thoại, nghệ thuật dân gian, chào hỏi, thờ cúng tổ tiên, tập tục, trang phục… để lí giải các sự việc, hiện tượng trong đời sống thường ngày… 503MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY VIỆT NAM HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG... Ở cấp THCS, học sinh thông hiểu kiến thức về các nhóm dân tộc thiểu số đặc thù của từng miền cũng như vẻ đẹp của con người và vùng đất Việt Nam, biết phân tích các kiến thức về âm nhạc, hội họa, điêu khắc của người Việt, biết vận dụng kiến thức về ẩm thực, về xây dựng và trang trí nhà cửa, phong tục và hoạt động làng xã…; đặc biệt là phân tích vai trò của người thầy trong xã hội, sự chuyển tiếp trong nội dung và hệ thống giáo dục qua các thời kỳ, đóng góp của người Việt cho thế giới về mặt giáo dục, khoa học… Ở cấp THPT, học sinh biết phân tích, đánh giá các kiến thức về văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện đại, hiểu được tác động của quan niệm siêu hình đến đời sống tâm linh của con người trong thời đại ngày nay, đồng thời đề xuất được các giải pháp về giáo dục, xã hội, quyền công dân… và có định hướng nghề nghiệp tương lai của cá nhân một cách cụ thể, rõ nét. Như vậy, với mục tiêu đầu ra cụ thể ở các bậc học, chương trình Việt Nam học đã định hướng học sinh từ lối ứng xử hàng ngày mang bản sắc văn hóa Việt Nam đến nghề nghiệp trong tương lai, để mỗi học sinh Vinschool khi bước ra thế giới sẽ trở thành một đại sứ văn hóa của Việt Nam tại nơi mà học sinh lựa chọn sinh sống, học tập và làm việc. 3.3.3. Về chương trình môn học Chương trình Việt Nam học tại Vinschool được xây dựng xoay quanh sáu lĩnh vực kiến thức: Đất nước - Con người, Phong tục tập quán - Văn học nghệ thuật, Khoa học giáo dục, Chính trị, Kinh tế, Xã hội. Sở dĩ lựa chọn xây dựng xoay quanh 6 lĩnh vực kiến thức nền như trên bởi các lĩnh vực này đại diện cho các mảng kiến thức toàn diện về các khía cạnh chủ yếu của văn hóa Việt Nam mà học sinh cần nhận biết, thông hiểu, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Lĩnh vực “Đất nước” và “Con người” bổ sung cho 2 môn Lịch sử và Địa lý, giúp học sinh có cái nhìn tổng quan nhưng đồng thời cũng gắn bó hơn với gia đình của mình. Các chủ đề vượt qua khỏi những dữ liệu khô khan thuần túy kiến thức mà mục đích là xây dựng cho học sinh lòng yêu thương, tự hào về đất nước và con người Việt Nam thông qua những trải nghiệm văn hóa các vùng miền. Lĩnh vực “Văn học nghệ thuật” và “Phong tục tập quán” là những kiến thức căn bản về văn hóa của một dân tộc, đây là lĩnh vực thể hiện bản sắc văn hóa học sinh cần thông hiểu, phân tích, đánh giá để nhận diện mình trong sự đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới, đồng thời học sinh cũng thấy sự đa dạng của chính nền văn hóa Việt Nam để vừa tự hào, vừa tôn trọng sự đa diện này. Lĩnh vực “Khoa học giáo dục” hướng dẫn các học sinh vào các vấn đề trừu tượng và đòi hỏi khả năng vận dụng, sáng tạo của học sinh. Học sinh được hiểu về những 504K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH con người tạo nên nền giáo dục và sự chuyển biến của hệ thống giáo dục qua các thời kỳ, đặc biệt là thời đại hiện nay để có thể đánh giá hiệu quả của chúng. Việc đánh giá này giúp học sinh có thể hình thành những nhận định độc lập về các vấn đề liên quan đến con người Việt Nam. Riêng lĩnh vực “Chính trị - kinh tế - xã hội”, học sinh sẽ thu thập kiến thức để hình thành một kế hoạch xât dựng tương lai về nghề nghiệp cho chính mình. Một tương lai liên quan đến việc hình thành nhân sinh quan và thế giới quan, hiểu biết những vấn đề kinh tế và xã hội. Toàn bộ quá trình thiết kế chương trình lẫn thẩm định và phản biện diễn ra theo quy trình rất nghiêm ngặt. Nhóm chuyên gia thiết kế chương trình Việt Nam học với vai trò chủ biên của GS.TSKH. Vũ Minh Giang và GS.TS. Phạm Hồng Tung đã đưa chương trình được biên soạn ra Hội đồng thẩm định và phản biện bao gồm GS.TS. Furuta Motoo - Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật, GS.TS. Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, TS. Trần Đình Châu - Ủy viên Chuyên trách Ban chỉ đạo đổi mới Chương trình SGK, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các chuyên gia trong Hội đồng thẩm định và phản biện đều đánh giá cao chương trình Việt Nam học, đặc biệt là đánh giá cao ý tưởng xây dựng chương trình Việt Nam học cho học sinh phổ thông tại Vinschool. Khi đưa vào giảng dạy, môn Việt Nam học được thiết kế 1 tiếttuần với 6 chủ đề ở mỗi khối lớp, mỗi chủ đề được triển khai trong 6 tiết học, như vậy ở cả 3 cấp học sẽ có 36 tiết Việt Nam họcnăm. Đối với cấp Tiểu học, thời lượng mỗi tiết học là 35 - 40 phút, còn đối với cấp THCS và THPT là 45 phúttiết học. Kể từ khi được triển khai, toàn bộ giáo viên giảng dạy bộ môn Việt Nam học đã được tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, được thiết kế bài bản bởi các chuyên gia. Những vấn đề truyền tải tới học sinh trong bộ môn Việt Nam học đều liên hệ với những vấn đề rất gần gũi trong cuộc sống của người Việt Nam, cung cấp cho các em một góc nhìn văn hóa với những sự việc diễn ra xung quanh mình. Trong 4 năm vừa qua kể từ khi triển khai, văn hóa Việt Nam đã trở nên gần gũi hơn với học sinh Vinschool, khái niệm “Việt Nam học” không còn lạ lẫm nữa và dần trở thành phần không thể thiếu trong các mảnh ghép của Vinschool. 3.3.4. Về đội ngũ giáo viên Tính đến năm 2022, Vinschool trở thành một hệ thống giáo dục với hơn 43.000 học sinh, các cơ sở trải khắp cả nước, có mặt ở 5 tỉnh thành là Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Với số lượng đông đảo như vậy, đội ngũ giáo viên giảng dạy Việt Nam học của hệ thống cũng không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. 505MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY VIỆT NAM HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG... Năm học 2022 - 2023 có hơn 30 giáo viên đang giảng dạy chính thức bộ môn Việt Nam học trong hệ thống, trong đó có: 05 giáo viên xuất thân từ cử nhân Việt Nam học, 08 giáo viên xuất thân từ chuyên ngành Lịch sử, 05 giáo viên xuất thân từ cử nhân Địa lý, 12 giáo viên từ cử nhân Ngữ văn và Ngôn ngữ học. Đây đều là những chuyên ngành có liên quan mật...
Trang 1THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC VINSCHOOL HIỆN NAY
ThS Hoàng Ngọc Thạch* 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học… Vì vậy, bộ môn Việt Nam học đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay trở thành những công dân toàn cầu mang đậm bản sắc dân tộc Việt Với vai trò quan trọng như vậy, việc giảng dạy Việt Nam học đang được đẩy mạnh và chú trọng trong những năm gần đây nhưng mới chỉ tập trung ở lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy bậc chuyên nghiệp (đại học và sau đại học), còn với bậc phổ thông thì vẫn còn khá lạ lẫm Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm đầu năm 2021 - 2022, cả nước có 17,9 triệu học sinh, chiếm 18,5% dân số Trong
số đó chỉ có hơn 40.000 học sinh Vinschool (chiếm 2,2% học sinh phổ thông trên cả nước và 0,4% dân số Việt Nam) được tiếp cận với bộ môn Việt Nam học
Một trong những mục tiêu quan trọng của Vinschool là đào tạo nên những công dân toàn cầu nhưng vẫn giữ được bản sắc Việt, vì vậy mà Vinschool đã thiết kế chương trình giáo dục kế thừa những điểm tiên tiến nhất của một số chương trình trên thế giới
mà vẫn phù hợp với học sinh Việt Nam để các em có thể trở thành những công dân toàn cầu có khả năng hội nhập cao, thể hiện rõ rệt lòng tự hào dân tộc Thực hiện mục tiêu đào tạo đặt ra, năm học 2018 - 2019, hệ thống giáo dục Vinschool đã đưa bộ môn Việt Nam học trở thành một môn học chính thức tại trường và trở thành trường học đầu tiên trên cả nước giảng dạy môn Việt Nam học cho học sinh từ cấp tiểu học đến hết cấp trung học phổ thông Với việc đưa Việt Nam học vào chương trình giáo dục của nhà trường, trở thành một môn học chính thức và bắt buộc tại tất cả các khối lớp, Vinschool đã thực hiện được sứ mệnh đề ra là “Ươm mầm tinh hoa, đào tạo học sinh trở thành những công dân có trách nhiệm, có hoài bão với đầy đủ phẩm chất và năng lực để sống hạnh phúc, thành công, góp phần tích cực xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế”
* Trường Trung học Vinschool Ocean Park.
Trang 2Từ thực tiễn giảng dạy Việt Nam học ở hệ thống Vinschool trong những năm qua, bài viết góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn đề dạy học Việt Nam học ở Vinschool hiện nay trên cơ sở chương trình, cách thức thực hiện qua kênh khảo sát ý kiến của giáo viên cũng như học sinh ở Vinschool Từ đó đề xuất một vài kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Việt Nam học trong hệ thống Vinschool nói riêng và dạy học Việt Nam học ở trường phổ thông nói chung
2 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lí thuyết
2.1.1 Một số khái niệm
- Việt Nam học: “là một lĩnh vực khoa học (hay một tập hợp các ngành khoa học)
chuyên nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam trên mọi bình diện từ địa lý, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa… cho tới phong tục tập quán và lối sống” (Việt Nam học, 2019; Cao Thế Trình, 2005)
- Hệ thống giáo dục Vinschool: “là hệ thống giáo dục không vì lợi nhuận, liên
cấp từ bậc mầm non đến trung học phổ thông do Tập đoàn Vingroup đầu tư phát triển, hướng đến một ngôi trường Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế Ra đời từ năm 2013, Vinschool được đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng, chất lượng giáo viên và chương trình học, trở thành hệ thống giáo dục tư thục lớn nhất Việt Nam hiện nay” (theo website: Vinschool.edu.vn)
- Giáo dục phổ thông: là giáo dục ở cả 3 cấp học: Tiểu học, THCS và THPT, được
chia thành 2 giai đoạn:
+ Giáo dục cơ bản: Tiểu học và THCS
+ Giáo dục định hướng nghề nghiệp: THPT
- Rubrics đánh giá: là một công cụ đánh giá bao gồm các tiêu chí cần đạt cho một
đơn vị kiến thức nào đó, nó được sử dụng để chấm điểm hoặc tổng kết
2.1.2 Cơ sở xuất phát
- Xu hướng đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông hiện nay:
Đây là một công tác quan trọng, không thể thiếu ở các trường phổ thông, công tác này không chỉ giúp học sinh nâng cao hiểu biết về nghề nghiệp mà còn giúp học sinh hiểu
rõ hơn về chính bản thân mình Bộ môn Việt Nam học có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh hiểu rõ về bản thân, gia đình và nhu cầu của đất nước Thông qua những hoạt động trải nghiệm thực tế, bộ môn còn giúp học sinh nhận ra được năng lực, thế mạnh của bản thân, từ đó có định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn trong toàn bộ lộ trình học tập của mình
Trang 3- Thực tiễn yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay: Từ năm
học 2020 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, biểu hiện rõ rệt nhất là việc thay sách giáo khoa cho học sinh lớp 1 (năm học
2020 - 2021), học sinh lớp 6 (năm học 2021 - 2022) và học sinh lớp 10 (năm học
2022 - 2023) Chương trình mới này đã bổ sung một số môn học nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về đất nước, con người Việt Nam như “Hoạt động hướng nghiệp, trải nghiệm” và “Giáo dục địa phương” Những bộ môn này có nội dung phản ánh và mục tiêu đầu ra rất trùng hợp với bộ môn Việt Nam học, vì vậy mà việc nghiên cứu
đề tài này sẽ làm sáng tỏ hơn nữa vai trò của bộ môn Việt Nam học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay
- Thực tiễn dạy học Việt Nam học tại các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay:
Cho đến năm học 2022 - 2023, ngoài hệ thống giáo dục Vinschool thì chưa có bất kì một trường phổ thông nào trên cả nước đưa môn Việt Nam học vào trở thành một môn học chính thức trong nhà trường, vì vậy cần tìm hiểu về thực tiễn dạy học Việt Nam học tại Vinschool càng trở nên cần thiết, góp phần giúp học sinh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam hơn
2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của bộ môn Việt Nam học trong bối cảnh hội nhập ngày nay
Tầm quan trọng của hội nhập quốc tế không còn phải bàn cãi nữa, đặc biệt là hội nhập quốc tế về văn hóa lại càng đáng lưu tâm Trong quá trình đó, chúng ta
có thể tiếp thu những giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để làm giàu nền văn hóa của dân tộc
Để học sinh có thể hội nhập quốc tế về văn hóa, không có bộ môn nào có thể thực hiện tốt vai trò này hơn bộ môn Việt Nam học bởi lẽ, bộ môn giúp học sinh trở nên đậm đà hơn về bản sắc dân tộc, biết tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa và đặc biệt giúp cho Việt Nam hòa nhập chứ không hòa tan khi vẫn giữ được những nét văn hóa riêng của dân tộc mình
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: tìm hiểu “Luật Giáo dục” về việc phát triển năng lực của học sinh, “Chương trình Giáo dục phổ thông 2018” về mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực và một số cuốn sách, tạp chí, bài nghiên cứu về bộ môn Việt Nam học
- Nghiên cứu nội dung chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá môn Việt Nam học tại hệ thống giáo dục Vinschool
- Điều tra, khảo sát về thực tiễn dạy và học Việt Nam học tại hệ thống giáo dục Vinschool hiện nay
Trang 43 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Về môn Việt Nam học
Việt Nam học (Vietnamese Studies) là thuật ngữ mới xuất hiện từ những thập niên 30 của thế kỷ XX, là một lĩnh vực khoa học (hay một tập hợp các ngành khoa học) chuyên nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam trên mọi bình diện từ địa
lý, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa… cho tới phong tục tập quán và lối sống Mục đích của
sự nghiên cứu đó là nhằm đem lại những hiểu biết toàn diện về Việt Nam, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước ngày một phồn thịnh và tăng cường khả năng giao lưu, hội nhập quốc tế (Việt Nam học, 2019; Cao Thế Trình, 2005)
Như vậy, ngay từ khi ra đời, lĩnh vực Việt Nam học đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu là đất nước, con người Việt Nam trên góc độ ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa… của Việt Nam Bởi vậy nên Việt Nam học có quan hệ gắn bó mật thiết với Địa lý Việt Nam, Lịch sử Việt Nam và Văn học Việt Nam
Nhiệm vụ hàng đầu của Việt Nam học là nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam một cách trung thực, khách quan và toàn diện, kể cả các phương diện tích cực lẫn tiêu cực hay các yếu tố văn hóa bên trong và bên ngoài Ngoài ra, Việt Nam học còn
có nhiệm vụ đào tạo, phổ biến những tri thức Việt Nam học tới đông đảo quần chúng
và bạn bè thế giới Mỗi người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ hiện nay càng hiểu rõ văn hóa Việt Nam sẽ càng có đủ sức mạnh để chống lại những cuộc tấn công từ bên ngoài, đặc biệt là những cuộc tấn công về mặt văn hóa, tư tưởng
Bên cạnh đối tượng, nhiệm vụ, chức năng nghiên cứu kể trên thì mỗi lĩnh vực khoa học đều có đặc trưng về phương pháp nghiên cứu chuyên biệt Đối với Việt Nam học, phương pháp nghiên cứu đặc trưng là phương pháp liên ngành, xuyên ngành Chính vì thế mà Việt Nam học có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành khoa học khác như các ngành khoa học xã hội - nhân văn, khoa học tự nhiên…
3.2 Khái quát về thực tiễn dạy học Việt Nam học như một môn học tại Việt Nam
3.2.1 Ở bậc đại học và sau đại học
Theo nghiên cứu của tác giả từ các website chính thức của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, năm 2023 có 70 trường đại học, cao đẳng và học viện trên cả nước có đào tạo về Việt Nam học (Khoa Việt Nam học), trong đó phải kể đến những trường đại học hàng đầu về đào tạo Việt Nam học là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà Lạt…
Mặc dù vậy, ngoài các giáo trình đào tạo Việt Nam học và các kỷ yếu Hội nghị khoa học Việt Nam học thì gần như chưa có một công trình/đề tài nào nghiên
Trang 5cứu tổng quan về lịch sử và mô hình Việt Nam học ở Việt Nam và thế giới Công trình lớn nhất và đáng kể nhất theo hướng này là “Sự phát triển của Việt Nam học tại một số nước trong thế kỷ XX” do tác giả Vũ Minh Giang chủ biên, xuất bản bởi NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014 Trong công trình này, tác giả đã
có những phân tích, tổng hợp quá trình hình thành và phát triển Việt Nam học ở các quốc gia và khu vực như Liên Xô, Tiệp Khắc, Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Bắc Mỹ, Úc Tác giả cũng đã có đánh giá tổng quan về tình hình giảng dạy, học tập và nghiên cứu tiếng Việt tại nước ngoài Còn về thực tiễn dạy học Việt Nam học tại phổ thông thì gần như chưa có một tài liệu nào đề cập tới, chính vì vậy mà bài viết mong muốn góp một cái đầy đủ hơn về bộ môn Việt Nam học ở nước ta hiện nay
3.2.2 Ở bậc phổ thông
Tại các trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay, Việt Nam học chưa xuất hiện như
là một môn độc lập nhưng một số chủ đề của Việt Nam học cũng đã được triển khai bằng hình thức liên môn qua các môn Lịch sử, Địa lý, hoạt động trải nghiệm và giáo dục địa phương
Ở bậc Tiểu học, bộ môn Việt Nam học tập trung ở môn Giáo dục địa phương tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm Mỗi nội dung hoạt động gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương và đất nước như: điều kiện tự nhiên, vấn đề kinh tế, xã hội… thể hiện qua các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình, xã hội
Ở cấp THCS và THPT, ngoài các kiến thức lịch sử, địa lý liên quan, môn giáo dục địa phương cũng được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm Nội dung được biên soạn theo 7 lĩnh vực của địa phương, bao gồm: Văn hóa, Lịch sử, Địa lý, Kinh tế, Xã hội, môi trường và Hướng nghiệp
Về thời lượng chương trình, nội dung Giáo dục địa phương được dạy trong
35 tiết/ năm học, tổng thời lượng từ năm lớp 6 đến hết lớp 12 là 245 tiết Từ số tiết học được phân bổ này, mỗi trường sẽ lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với học sinh ở địa phương mình
Như vậy, khái niệm “Việt Nam học” tuy vẫn còn xa lạ với học sinh phổ thông Việt Nam hiện nay nhưng thực tế học sinh đã được làm quen với nó qua các môn học trên dưới nhiều hình thức khác nhau
Tại Vinschool, năm học 2018 - 2019, môn Việt Nam học được đưa vào giảng dạy như một môn học chính thức và bắt buộc Kể từ đó đến nay, Vinschool trở thành trường phổ thông đầu tiên và duy nhất trong cả nước có môn Việt Nam học như là một môn học độc lập
Trang 63.3 Thực tiễn dạy học Việt Nam học ở Vinschool hiện nay
3.3.1 Vị trí của môn Việt Nam học trong chương trình giáo dục của Vinschool
Các môn học tại Vinschool được tổ chức theo mô hình 6 lĩnh vực, gồm: Ngôn ngữ, Khoa học xã hội, Toán, Nghệ thuật, Khoa học và công nghệ thông tin và Giáo dục cá nhân Mỗi môn học trong từng lĩnh vực vừa phát triển các năng lực đặc thù của môn học, vừa nâng cao các kĩ năng thế kỷ XXI và tư duy công dân toàn cầu cho học sinh
Điểm nổi bật của mô hình trên là sự chú trọng rèn luyện và phát triển các kĩ năng
- phẩm chất cho học sinh Để làm được điều đó, các chuyên gia giáo dục hàng đầu quốc tế và Việt Nam đã hợp tác với Vinschool để xây dựng chương trình của riêng Vinschool, trong đó có bộ môn Việt Nam học
Bộ môn Việt Nam học ở Vinschool bao gồm các cấu phần phản ánh văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, phong tục tập quán… Từ đó giúp học sinh thấm nhuần bản sắc Việt, hiểu biết sâu sắc về giá trị văn hóa của dân tộc và cũng trở thành đại sứ văn hóa, lan tỏa văn hóa dân tộc với bạn bè quốc tế
Từ năm 2018 - 2019, chương trình Việt Nam học được chính thức đưa vào giảng dạy cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 tại Vinschool và được xem như một môn học chính thức, bắt buộc đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 10
Như vậy, tại Vinschool, Việt Nam học là một môn học quan trọng không kém gì các môn Văn, Toán, Tiếng Anh và là môn học bắt buộc học sinh cần phải học tập để
có thể đánh giá kết quả học tập và rèn luyện trong một học kỳ, một năm học và thậm chí, để đánh giá những phẩm chất cốt lõi của một Vinser
3.3.2 Mục tiêu, định hướng môn học
Ngay từ khi được xây dựng, Vinschool đã xác định sứ mệnh chung của Việt Nam học là môn học giúp học sinh Vinschool có khả năng nhận định và giải quyết các vấn
đề liên quan đến bản thân, xã hội và đất nước một cách khoa học trong tinh thần tự hào dân tộc, yêu thương nhân dân và chủ động cống hiến cho sự phát triển của đất nước Với sứ mệnh đó, chương trình Việt Nam học tại Vinschool được xây dựng với mục tiêu đầu ra rõ ràng cho từng cấp học
Ở bậc Tiểu học, học sinh hiểu được kiến thức về những đặc điểm của quê hương
và đất nước thông qua việc tìm hiểu về nguyên quán của gia đình, thổ sản và cảnh vật quê hương, thủ đô của Việt Nam qua các thời kỳ Học sinh thông hiểu kiến thức về quan hệ thân tộc của gia đình và dòng họ, nguồn gốc và lược sử quốc gia và dân tộc,
sự đóng góp của tổ tiên trong việc phát triển quốc gia Ngoài ra, chương trình còn giúp học sinh vận dụng kiến thức về quan hệ gia đình, ứng xử xã hội, sự tích địa phương, nhân vật thần thoại, nghệ thuật dân gian, chào hỏi, thờ cúng tổ tiên, tập tục, trang phục… để lí giải các sự việc, hiện tượng trong đời sống thường ngày…
Trang 7Ở cấp THCS, học sinh thông hiểu kiến thức về các nhóm dân tộc thiểu số đặc thù của từng miền cũng như vẻ đẹp của con người và vùng đất Việt Nam, biết phân tích các kiến thức về âm nhạc, hội họa, điêu khắc của người Việt, biết vận dụng kiến thức
về ẩm thực, về xây dựng và trang trí nhà cửa, phong tục và hoạt động làng xã…; đặc biệt là phân tích vai trò của người thầy trong xã hội, sự chuyển tiếp trong nội dung và
hệ thống giáo dục qua các thời kỳ, đóng góp của người Việt cho thế giới về mặt giáo dục, khoa học…
Ở cấp THPT, học sinh biết phân tích, đánh giá các kiến thức về văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện đại, hiểu được tác động của quan niệm siêu hình đến đời sống tâm linh của con người trong thời đại ngày nay, đồng thời đề xuất được các giải pháp
về giáo dục, xã hội, quyền công dân… và có định hướng nghề nghiệp tương lai của cá nhân một cách cụ thể, rõ nét
Như vậy, với mục tiêu đầu ra cụ thể ở các bậc học, chương trình Việt Nam học
đã định hướng học sinh từ lối ứng xử hàng ngày mang bản sắc văn hóa Việt Nam đến nghề nghiệp trong tương lai, để mỗi học sinh Vinschool khi bước ra thế giới sẽ trở thành một đại sứ văn hóa của Việt Nam tại nơi mà học sinh lựa chọn sinh sống, học tập và làm việc
3.3.3 Về chương trình môn học
Chương trình Việt Nam học tại Vinschool được xây dựng xoay quanh sáu lĩnh vực kiến thức: Đất nước - Con người, Phong tục tập quán - Văn học nghệ thuật, Khoa học giáo dục, Chính trị, Kinh tế, Xã hội
Sở dĩ lựa chọn xây dựng xoay quanh 6 lĩnh vực kiến thức nền như trên bởi các lĩnh vực này đại diện cho các mảng kiến thức toàn diện về các khía cạnh chủ yếu của văn hóa Việt Nam mà học sinh cần nhận biết, thông hiểu, phân tích, đánh giá, sáng tạo Lĩnh vực “Đất nước” và “Con người” bổ sung cho 2 môn Lịch sử và Địa lý, giúp học sinh có cái nhìn tổng quan nhưng đồng thời cũng gắn bó hơn với gia đình của mình Các chủ đề vượt qua khỏi những dữ liệu khô khan thuần túy kiến thức mà mục đích là xây dựng cho học sinh lòng yêu thương, tự hào về đất nước và con người Việt Nam thông qua những trải nghiệm văn hóa các vùng miền
Lĩnh vực “Văn học nghệ thuật” và “Phong tục tập quán” là những kiến thức căn bản về văn hóa của một dân tộc, đây là lĩnh vực thể hiện bản sắc văn hóa học sinh cần thông hiểu, phân tích, đánh giá để nhận diện mình trong sự đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới, đồng thời học sinh cũng thấy sự đa dạng của chính nền văn hóa Việt Nam để vừa tự hào, vừa tôn trọng sự đa diện này
Lĩnh vực “Khoa học giáo dục” hướng dẫn các học sinh vào các vấn đề trừu tượng
và đòi hỏi khả năng vận dụng, sáng tạo của học sinh Học sinh được hiểu về những
Trang 8con người tạo nên nền giáo dục và sự chuyển biến của hệ thống giáo dục qua các thời
kỳ, đặc biệt là thời đại hiện nay để có thể đánh giá hiệu quả của chúng Việc đánh giá này giúp học sinh có thể hình thành những nhận định độc lập về các vấn đề liên quan đến con người Việt Nam
Riêng lĩnh vực “Chính trị - kinh tế - xã hội”, học sinh sẽ thu thập kiến thức để hình thành một kế hoạch xât dựng tương lai về nghề nghiệp cho chính mình Một tương lai liên quan đến việc hình thành nhân sinh quan và thế giới quan, hiểu biết những vấn đề kinh tế và xã hội
Toàn bộ quá trình thiết kế chương trình lẫn thẩm định và phản biện diễn ra theo quy trình rất nghiêm ngặt Nhóm chuyên gia thiết kế chương trình Việt Nam học với vai trò chủ biên của GS.TSKH Vũ Minh Giang và GS.TS Phạm Hồng Tung
đã đưa chương trình được biên soạn ra Hội đồng thẩm định và phản biện bao gồm GS.TS Furuta Motoo - Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật, GS.TS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia
Hà Nội, TS Trần Đình Châu - Ủy viên Chuyên trách Ban chỉ đạo đổi mới Chương trình SGK, Bộ Giáo dục và Đào tạo Các chuyên gia trong Hội đồng thẩm định và phản biện đều đánh giá cao chương trình Việt Nam học, đặc biệt là đánh giá cao ý tưởng xây dựng chương trình Việt Nam học cho học sinh phổ thông tại Vinschool Khi đưa vào giảng dạy, môn Việt Nam học được thiết kế 1 tiết/tuần với 6 chủ đề ở mỗi khối lớp, mỗi chủ đề được triển khai trong 6 tiết học, như vậy ở cả 3 cấp học sẽ có
36 tiết Việt Nam học/năm Đối với cấp Tiểu học, thời lượng mỗi tiết học là 35 - 40 phút, còn đối với cấp THCS và THPT là 45 phút/tiết học
Kể từ khi được triển khai, toàn bộ giáo viên giảng dạy bộ môn Việt Nam học đã được tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, được thiết kế bài bản bởi các chuyên gia Những vấn đề truyền tải tới học sinh trong bộ môn Việt Nam học đều liên hệ với những vấn đề rất gần gũi trong cuộc sống của người Việt Nam, cung cấp cho các
em một góc nhìn văn hóa với những sự việc diễn ra xung quanh mình Trong 4 năm vừa qua kể từ khi triển khai, văn hóa Việt Nam đã trở nên gần gũi hơn với học sinh Vinschool, khái niệm “Việt Nam học” không còn lạ lẫm nữa và dần trở thành phần không thể thiếu trong các mảnh ghép của Vinschool
3.3.4 Về đội ngũ giáo viên
Tính đến năm 2022, Vinschool trở thành một hệ thống giáo dục với hơn 43.000 học sinh, các cơ sở trải khắp cả nước, có mặt ở 5 tỉnh thành là Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh Với số lượng đông đảo như vậy, đội ngũ giáo viên giảng dạy Việt Nam học của hệ thống cũng không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng
Trang 9Năm học 2022 - 2023 có hơn 30 giáo viên đang giảng dạy chính thức bộ môn Việt Nam học trong hệ thống, trong đó có: 05 giáo viên xuất thân từ cử nhân Việt Nam học, 08 giáo viên xuất thân từ chuyên ngành Lịch sử, 05 giáo viên xuất thân từ
cử nhân Địa lý, 12 giáo viên từ cử nhân Ngữ văn và Ngôn ngữ học Đây đều là những chuyên ngành có liên quan mật thiết tới Việt Nam học, hơn nữa tất cả các giáo viên đều có bằng đại học trở lên, được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng và đào tạo bài bản trước khi giảng dạy và được các chuyên gia hỗ trợ trong quá trình triển khai và giảng dạy bộ môn
Với năng lực và lòng yêu nghề của mình, mỗi thầy cô trở thành một nhân tố truyền cảm hứng, tình yêu, sự hiểu biết với văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua việc đọc sách, chia sẻ, trò chuyện về văn hóa địa phương của quê hương thầy cô… Theo số liệu khảo sát thực tế tại cơ sở Vinschool Ocean Park thì có đến 84% học sinh trả lời là thích bộ môn vì cách truyền đạt dễ hiểu, gần gũi, lôi cuốn của giáo viên
3.3.5 Về cách thức tổ chức dạy học
Mỗi một chủ đề sẽ có một cách tiếp cận khác nhau tùy theo yêu cầu sản phẩm đề
ra, có thể kể đến một số phương pháp tổ chức dạy học như sau:
Phương pháp dạy học thông qua trò chơi: Phương pháp này chủ yếu thực hiện
ở các khối lớp tiểu học hoặc những tiết đầu tiên của các chủ đề ở các cấp học còn lại
Phương pháp dạy học theo dự án: Các dự án được sắp xếp theo nhiều lĩnh vực,
chủ đề từ lớp 1 đến lớp 12, sản phẩm dự án đa dạng nhưng nhìn chung, các sản phẩm đều tập trung phát triển 4 kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết và kích hoạt hai loại tư duy:
tư duy thẩm mĩ và tư duy sáng tạo ở học sinh Mức độ các dự án sẽ nâng từ vận dụng lên sáng tạo theo các khối lớp dựa trên thang tư duy Bloom
Phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu, điều tra: Đối với phương pháp tiếp
cận 3 loại kiến thức: khái niệm, quy trình và siêu nhận thức (inquiry - based learning) dạy học sinh kĩ năng tư duy, cụ thể gồm: giải quyết vấn đề, khám phá để trả lời một câu hỏi và thu thập thêm thông tin để hiểu sâu hơn Đối với phương pháp tiếp cận cả
4 loại kiến thức: tư duy phản biện, kĩ năng hợp tác, giao tiếp xã hội và kĩ năng nhận thức sử dụng một hướng tiếp cận có hệ thống (problem - based learning) nhằm giải quyết một vấn đề thực trong xã hội hay trả lời một câu hỏi phức tạp
Phương pháp dạy học thông qua trải nghiệm thực tế: Ở một số chủ đề theo các
cấp lớp, học sinh sẽ tham gia các chuyến đi hoạt động trải nghiệm thực tế tại địa phương hoặc các tỉnh lân cận
Phương pháp dạy học theo nhóm linh hoạt: Việc phân chia các nhóm linh hoạt sẽ
tạo tiền đề để học sinh phát triển kĩ năng hợp tác, giao tiếp và lãnh đạo
Trang 10Với các phương pháp tiếp cận và dạy học như trên, việc kiểm tra đánh giá cũng được thực hiện một cách linh hoạt Kết thúc mỗi chủ đề, học sinh sẽ thực hiện sản phẩm thay vì học thuộc lòng và thực hiện các bài kiểm tra trên giấy như các bộ môn khác Sản phẩm của học sinh có thể là: Poster, bài thuyết trình, bài phóng sự, album/ portofolios, phim ngắn hay bài luận nghiên cứu khoa học
Với những hình thức sản phẩm phong phú như trên, chương trình Việt Nam học được xây dựng dựa trên các cách thức đánh giá như sau:
- Đánh giá thường xuyên: thông qua tiến trình làm việc của học sinh trong các chuyên đề
- Đánh giá hồ sơ học tập: Lưu trữ lại các sản phẩm học tập của học sinh thành hồ
sơ học tập bộ môn
- Đánh giá bằng tiêu chí chấm điểm Rubrics: Chương trình đã tiến hành tích hợp
3 cách thức đánh giá trên trong một file tiêu chí đánh giá Rubrics gồm bộ bảng điểm
và bảng rubrics
Để sản phẩm của học sinh thêm phong phú và có nhiều tư liệu thực tế, giáo viên bộ môn Việt Nam học thường xuyên đề xuất những hoạt động học tập trải nghiệm phù hợp với mỗi chủ đề học trên lớp và nhận được sự ủng hộ lớn của Nhà trường Về các hoạt động học tập trải nghiệm, có thể tổ chức ngay tại lớp học, ngay trong khuôn viên trường học hoặc đi trải nghiệm tại địa phương liên quan đến nội dung học tập Ví dụ như khi học sinh khối THCS đang học đến chủ đề về dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam (dân tộc Tày học ở khối 6, dân tộc Chăm học ở khối 7 và dân tộc Khơ-me học ở khối 8), GV có thể tổ chức festival văn hóa các dân tộc của Việt Nam ngay tại khuôn viên trường học với sản phẩm của học sinh là những nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc đó về đời sống vật chất, đời sống tinh thần… Hay khi học sinh khối 7 học về chủ đề “Dấu ấn làng Việt”, giáo viên có thể tổ chức chuyến học tập trải nghiệm tại làng cổ Đường Lâm (đối với các cơ sở trên địa bàn Hà Nội) hoặc làng cổ Long Tuyền - Cần Thơ (đối với các
cơ sở ở miền Nam)… Sự hỗ trợ của nhà trường về cơ sở vật chất hoặc tổ chức các
sự kiện học tập trải nghiệm được thực hiện song hành cùng các chủ đề của bộ môn khiến cho giáo viên nhận được những sản phẩm đầu ra hết sức ấn tượng và đặc sắc của học sinh sau mỗi chủ đề
3.3.6 Thuận lợi và khó khăn trong dạy Việt Nam học ở Vinschool hiện nay
Thuận lợi
Trong quá trình giảng dạy và triển khai, giáo viên Việt Nam học trong hệ thống
có những thuận lợi như: