HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: Triết học Mác – Lênin
ĐỀ TÀI: BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ
KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VÀ VẬN DỤNG VÀO PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ KHOA
HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn : Võ Minh Tuấn Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thúy Hằng Lớp : K24KDQTE
Mã sinh viên : 24A4051257
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG 2
1.1 Khái quát về cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng 2
1.1.1 Cơ sở hạ tầng 2
1.1.2 Kiến trúc thượng tầng 2
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 3
1.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng 3
1.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng 4
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ KHOA HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 5
2.1 Sự tác động qua lại giữa kinh tế và khoa học ở Việt Nam hiện nay 6
2.1.1 Tác động của kinh tế tới sự phát triển khoa học ở Việt Nam 6
2.1.2 Tác động của khoa học tới sự phát triển kinh tế ở Việt Nam 7
2.2 Những giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường và khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay 9
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3MỞ ĐẦU
Bước sang thể kỷ 21, đứng trước tốc độ phát triển nhanh chóng và tác động của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam đã và đang từng bước đổi mới, phát triển theo chiều hướng toàn diện về cả cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc
thượng tầng Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là tiền đề, cơ sở vững chắc cho việc nhận thức đúng đắn sự liên hệ giữa kinh tế và
chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt chú trọng trong việc vận dụng quy luật về mối quan hệ này để đưa ra chủ trương, đường lối chính sách phù hợp
cho con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay Dựa trên sự cần thiết và
tính thời sự của vấn đề này, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Biện
chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và vận dụng vào phân tích mối quan hệ giữa kinh tế và khoa học ở Việt Nam hiện nay”
Đề tài này tập trung giải quyết hai nội dung chính: một là, biện chứng giữa cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; hai là, liên hệ thực tế tới mối quan hệ giữa kinh tế và khoa học ở Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế, khoa học công nghệ
Đề tài thể hiện ý nghĩa lí luận sâu sắc khi khẳng định được rằng, cần tôn trọng
mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong mọi
hành động và nhận thức Bên cạnh đó, chủ đề này còn mang ý nghĩa thực tiễn
khi phân tích sự tác động lẫn nhau giữa hai lĩnh vực kinh tế và khoa học Đề tài cho thấy được tầm quan trọng trong việc phát triển đồng thời kinh tế và khoa học công nghệ để đưa Việt Nam vươn tới vị thế cao hơn, giúp đưa ra những giải pháp, chiến lược phù hợp để phát triển nền kinh tế quốc dân Trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị
trường như hiện nay thì khoa học công nghệ lại càng có cơ hội phát huy tốt vai trò động lực, dẫn dắt của mình
Trang 4NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG 1.1 Khái quát về cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng
1.1.1 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó
Cấu trúc của cơ sở hạ tầng bao gồm ba bộ phận cơ bản là: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị giữ vai trò chủ đạo, quyết định tính chất, đặc trưng của cơ sở hạ tầng Các quan hệ sản xuất là các quan hệ cơ bản, chủ yếu và quyết định các quan hệ xã hội khác
Liên hệ tới Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất còn ở nhiều trình độ khác nhau, có nhiều loại hình quan hệ sản xuất
khác nhau Định hướng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa mà nền tảng của nó là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu
1.1.2 Kiến trúc thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng bao gồm hai bộ phận cơ bản là: hệ thống
các quan điểm, tư tưởng (chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, triết học,…)
và những thiết chế xã hội tương ứng (nhà nước, đảng phái, giáo hội,…) Các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có quy luật vận động phát triển riêng và tồn tại trong sự tác động qua lại lẫn nhau, cùng nảy sinh và phản ánh cơ sở hạ tầng nhất định
Trang 5Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp là nhà nước – công cụ quyền lực chính trị đặc biệt của giai cấp thống trị
Liên hệ tới Việt Nam thì Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng và toàn dân ta, giữ vai trò chủ
đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, nó chi phối các hình thái ý thức xã hội
khác
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là một quy luật cơ bản của sự vận động phát triển lịch sử xã hội
1.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Bởi vì quan hệ vật chất quyết định quan hệ tinh thần, tính tất yếu kinh tế quyết
định tính tất yếu chính trị - xã hội, nên xét tới cùng thì cơ sở hạ tầng quyết định
kiến trúc thượng tầng Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng là quy luật phổ biến của mọi hình thái kinh tế - xã hội
Mỗi cơ sở hạ tầng vừa hình thành nên một kiểu kiến trúc thượng tầng tương
ứng, vừa quyết định cơ cấu, tính chất, sự vận động phát triển của kiến trúc thượng tầng Trong xã hội có đối kháng giai cấp, giai cấp nào chiếm địa vị
thống trị về kinh tế thì cũng sẽ thống trị về mặt chính trị, tinh thần của xã hội; mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị,
tư tưởng của xã hội
Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng sẽ biến đổi theo Quá trình biến đổi đó không chỉ diễn ra trong từng hình thái kinh tế -
xã hội, mà còn diễn ra trong giai đoạn chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác Như C.Mác từng viết: “Cơ sở kinh tế thay
đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” Nguyên nhân gián tiếp làm kiến trúc thượng tầng thay đổi là sự phát
Trang 6triển của lực lượng sản xuất Bởi khi lực lượng sản xuất phát triển sẽ dẫn tới sự
thay đổi trong cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng biến đổi dẫn tới sự thay đổi của
kiến trúc thượng tầng
Tuy nhiên, sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng là tương đối phức tạp, có những nhân tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng như chính trị, luật pháp; có những yếu tố thay đổi chậm hơn như tôn giáo, nghệ thuật; thậm chí có những bộ phận của kiến trúc thượng tầng cũ được kế thừa để hình thành nên kiến trúc thượng tầng mới Trong xã hội đối kháng có giai cấp, sự biến đổi
đó tất yếu phải được thực hiện thông qua đấu tranh giai cấp gay go, mà đỉnh
cao là cách mạng xã hội
1.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
Bởi vì kiến trúc thượng tầng khi ra đời, tồn tại và phát triển luôn có quy luật vận động nội tại của nó và mang tính độc lập tương đối so với cơ sở hạ tầng, nên kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng Kiến trúc thượng tầng đóng vai trò tích cực, tự giác của ý thức, tư tưởng và do sức mạnh vật chất của bộ máy tổ chức – thể chế tác động mạnh mẽ tới cơ sở hạ tầng
Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng trước hết thể hiện ở chức năng xã hội của nó Kiến trúc thượng tầng là công cụ đắc lực để bảo vệ, duy trì, củng cố, hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó; đồng thời ngăn chặn cơ sở hạ tầng mới; đấu tranh xóa bỏ tàn dư của cơ sở hạ tầng cũ và kiến trúc thượng tầng cũ Về thực chất, trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng không chỉ
đóng vai trò duy trì, củng cố lợi ích kinh tế, mà còn đảm bảo sự thống trị trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị về kinh tế Bởi lẽ, cơ sở kinh tế của giai cấp thống trị không thể đứng vững nếu không xác lập được vị trí thống trị về chính trị, tư tưởng trong xã hội
Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng theo hai chiều hướng khác nhau Nếu kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều, phù hợp với cơ sở hạ tầng thì sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển đi lên theo chiều hướng tích cực
Trang 7Ngược lại, kiến trúc thượng tầng sẽ kìm hãm sự tồn tại, phát triển của cơ sở hạ
tầng nếu nó tác động ngược chiều, không phù hợp với sự phát triển của cơ sở hạ tầng Cụ thể là, khi kiến trúc thượng tầng phản ánh đúng tính tất yếu kinh tế, các quy luật kinh tế khách quan sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, đời sống xã hội và ngược lại
Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều tác động lên cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, mỗi yếu tố, bộ phận khác nhau lại tác động đến cơ sở hạ tầng theo những cơ chế khác nhau, hình thức khác nhau Song muốn phát huy mạnh mẽ vai trò của nó đối với cơ sở hạ tầng cũng như đối với toàn xã hội thì đều phải tác động thông qua sự chi phối của nhà nước và pháp luật
Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, có khả năng tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất lên cơ sở hạ tầng Nhà
nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, bảo vệ địa vị và lợi ích của
giai cấp thống trị trong giai cấp thống trị bằng sức mạnh bạo lực
Để thiết lập cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa thì phải xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ
thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa Tiền đề của sự hình thành phát triển cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa chính là sự xác lập kiến trúc thượng tầng chính trị xã hội chủ nghĩa Trong đó, xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa phải đi từ những đòi hỏi khách quan của tình hình kinh tế - xã hội và phải khắc phục mọi tàn dư của xã hội cũ cũng như đánh bại các thế lực thù địch
Có thể khẳng định rằng, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là cơ sở khoa học cho việc nhận thức đúng đắn mối liên hệ giữa kinh tế và chính trị
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ KHOA HỌC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Mối quan hệ giữa kinh tế và khoa học là mối quan hệ cùng chiều, được thể hiện qua sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng Quá trình phát triển nền kinh tế
Trang 8nhiều thành phần cùng với phát triển khoa học ở nước ta cần vận dụng hiệu quả mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Đây là một nền kinh tế năng động, được phản ánh trên kiến trúc thượng tầng và từ đó
đặt ra yêu cầu kiến trúc thượng tầng phải đổi mới, cải tiến để đáp ứng phù hợp
với cơ sở hạ tầng
2.1 Sự tác động qua lại giữa kinh tế và khoa học ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Tác động của kinh tế tới sự phát triển khoa học ở Việt Nam
Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần bao gồm: thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó, thành phần kinh tế
nhà nước nắm giữ những ngành, lĩnh vực then chốt và giữ vai trò chủ đạo, dẫn
dắt nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa
Có thể thấy rằng sự phát triển kinh tế là bệ phóng, là động lực thúc đẩy khoa học vận động, phát triển hơn nữa Tình hình kinh tế đất nước đóng vai trò quyết
định đối với nền khoa học, khi kinh tế khởi sắc sẽ tạo điều kiện tốt với nhiều
nguồn lực, nguồn vốn và kinh phí lớn cho việc nghiên cứu khoa học Điều đó biểu thị cho mối quan hệ cùng chiều của kinh tế và khoa học Khoa học không thể phát triển vượt bậc dựa trên một nền kinh tế lạc hậu, yếu kém và ngược lại, nền kinh tế của đất nước khó có thể đi lên nếu khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế
Những biến động trong nền kinh tế sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự thay đổi của khoa học công nghệ Khi nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng phát triển đi lên một cách tích cực, nước ta mở cửa hội nhập quốc tế thì việc tiếp thu sự tiến bộ khoa học thế giới góp phần tạo cơ hội cho nền khoa học nước nhà có nhiều
bước tiến mới Đồng thời, đổi mới khoa học phải xuất phát từ đổi mới kinh tế
và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, tuy có nhiều thách thức nhưng cũng tiềm ẩn cơ hội to lớn, Việt Nam trở thành điểm thu hút hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ có an
Trang 9ninh, chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi để giao thương với bên ngoài Nhờ việc mở cửa nền kinh tế, học hỏi các quốc gia khác trên thế giới mà Việt Nam có thể tiếp thu có chọn lọc những tiến bộ khoa học để áp dụng vào vận hành trong nền kinh tế nước nhà Hiện nay, cụm từ “chuyển đổi số” không còn xa lạ khi các doanh nghiệp trong nước đang dần chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang áp dụng mô hình này Đó là kết quả của xu hướng phát triển tất yếu trong tình hình kinh tế không chỉ riêng tại Việt Nam mà trên toàn cầu
Tác động của kinh tế tới sự phát triển khoa học còn được biểu hiện rõ ràng khi
Việt Nam đang trong thời kì hứng chịu hậu quả nặng nề của làn sóng dịch bệnh Covid-19 Đứng trước tình thế khó khăn do dịch bệnh mang lại, nền kinh tế có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực đã thúc đẩy và đòi hỏi khoa học phải phát triển vượt bậc để chiến thắng dịch bệnh, khắc phục những khó khăn nhất định Khi toàn xã hội thực hiện giãn cách, các doanh nghiệp, trường học buộc phải đóng cửa, giao thương trong và ngoài nước chịu nhiều ảnh hưởng, trì trệ lâu dài,… thì chuyển đổi số là yêu cầu bức thiết để tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất và dân sinh Tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện tại đặt ra yêu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ, “tìm nguy trong cơ, bứt phá để phát triển kinh tế” Có thể thấy rằng đại dịch đã góp phần thúc đẩy xu hướng số hóa, nền kinh tế số Việt Nam đang trên đà phát triển và tạo động lực to lớn cho khoa học có những chuyển biến mới tích cực
2.1.2 Tác động của khoa học tới sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
Trong quá trình đổi mới đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, khoa học đã từng bước khẳng định được vị trí quan trọng, giữ vai trò là công cụ đắc lực để củng cố, hoàn thiện và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nền khoa học nước nhà có những chuyển biến rõ rệt, tích cực trên mọi phương diện, khía cạnh và đặc biệt có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước Cụ thể
Trang 10là, khoa học và công nghệ là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ
Thực tiễn cho thấy khoa học phát triển dẫn đến thay đổi cơ cấu sản xuất, phân
công lao động trở nên sâu sắc hơn, hình thành các ngành, lĩnh vực mới Nhờ tăng cường tự động hóa và cơ giới hóa trong sản xuất mà tỷ lệ lao động trong
các ngành dịch vụ ngày càng tăng cao trong khi tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp và công nghiệp có xu hướng giảm
Khoa học cũng góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và từ
đó tăng tính cạnh tranh không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho tổng thể nền
kinh tế Việt Nam Bởi lẽ, một đất nước có tiềm lực mạnh mẽ về khoa học cũng sẽ có sức cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới, từ đó tiếp thêm động lực cho phát triển kinh tế Những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học có vai trò cải thiện chất lượng nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng ổn định và ngày càng bền vững
Tác động của khoa học đối với nền kinh tế còn được biểu hiện ở việc khi lĩnh
vực khoa học đạt được bước tiến vượt bậc sẽ góp phần xóa bỏ tàn dư của những yếu kém, hạn chế trong hoạt động kinh tế và thay vào đó là những cách thức vận hành mới, hiệu quả hơn Nhờ tận dụng tối đa những ứng dụng khoa học tiên tiến, nền kinh tế số ở Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt, đạt được những thành quả nhất định rất tích cực, thậm chí mang tính đột phá Hiện nay, kinh tế số trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển tất yếu, quan trọng mà hầu hết các quốc gia đều đang nghiên cứu, ứng dụng Với Việt Nam, đây là cơ hội to lớn để tạo ra những bước tiến tích cực trong kinh tế và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước khác Kinh tế số góp phần hình thành nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh, đổi mới phương thức hoạt động sản xuất và quản lý trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế Có thể khẳng định rằng, những sáng tạo trong khoa học đã tạo ra bước ngoặt, bước chuyển mình đáng kể đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam