1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc

91 360 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài : HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động hết sức quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong nền sản xuất hàng hoá, vận hành theo chế thị trường. Trong đó, thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những hoạt động mang tính chất đặc thù. Thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian qua không chỉ những đóng góp đáng kể vào chống thất thu thuế mà còn nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn những hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Với sự đòi hỏi cấp thiết đó, chúng tôi chọn đề tài:HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN ” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. - Góp phần làm rõ lý luận về thanh tra, kiểm tra nói chung và trong ngành thuế nói riêng. - Khẳng định sự cần thiết khách quan của việc tăng cường đổi mới, hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo chế tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên. - Nghiên cứu thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2003-2007, trên sở đó rút ra những thành tựu và những nguyên nhân hạn chế của thanh tra, kiểm tra thuế tại tỉnh Phú Yên. - Trên sở định hướng đổi mới, hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo chế tự khai, tự nộp và những nguyên nhân hạn chế, luận văn đề xuất giải pháp đẩy nhanh vững chắc thanh tra, kiểm tra thuế theo chế tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu lý luận về thanh tra, kiểm tra thuế. - 2 - - Phạm vi nghiên cứu là thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế tại tỉnh Phú Yên thời gian qua. Trên sở đó tìm kiếm, đề xuất giải pháp đẩy nhanh vững chắc thanh tra, kiểm tra thuế theo chế tự khai, tự nộp góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Các vấn đề khác được đề cập trong luận văn chỉ nhằm phục vụ cho việc làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài nhiều giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra thuếPhú Yên hiện tại và trong thời gian tới. Tạo sở khoa học cho Cục thuế tỉnh Phú Yên những định hướng và quyết định trong quản lý thuế mang lại hiệu quả cao. Mặt khác đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người quan tâm đến lĩnh vực thuế, chống thất thu thuế nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. 5. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn 3 Chương: Chương I: Lý luận tổng quan về chế tự khai tự nộp thuế. Chương II: Thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế theo chế tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Chương III: Giải pháp hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo chế tự khai, tự nộp trên địa bàn tỉnh Phú yên. Nội dung cụ thể từng chương của luận văn như sau: - 3 - Chương I LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CHẾ TỰ KHAI TỰ NỘP THUẾ 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẾ TỰ KHAI TỰ NỘP THUẾ 1.1.1. Khái niệm chế TKTN: - Tự khai - tự nộp (Self assessment): tự xác định (lượng giá) căn bản thuế nhằm mục đích tính thuế. - Tự khai - tự nộp: nghĩa hẹp, đối tượng nộp thuế tự xác định căn bản thuế, tự tính thuế, tự xác định số thuế phải nộptự nộp thuế theo đúng thời hạn qui định. - Tự khai - tự nộp: nghĩa rộng, đang được sử dụng: là một phương thức quản lý thuế được xây dựng trên nền tảng sự tuân thủ của ĐTNT được cụ thể bằng việc ĐTNT tự thực hiện các nghĩa vụ mà Luật qui định và quan thuế được tổ chức và thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp với nguyên tắc đó. Từ đó ta khái niệm về chế tự kê khai, tự nộp thuế: Tự kê khai, tự nộp thuế chế quản lý thuế trong đó người nộp thuế tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế: người nộp thuế căn cứ các qui định tại các Luật thuế để xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai chính xác, nộp tờ khai thuếnộp thuế đúng thời hạn. quan thuế không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nếu người nộp thuế tự giác tuân thủ nghĩa vụ. quan thuế trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và thông qua công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của người nộp thuế. Việc giám sát, kiểm tra của quan thuế được thực hiện trên sở đầy đủ thông tin về người nộp thuế và thực hiện phân tích thông tin, đánh giá những rủi ro để lựa chọn chính xác những trường hợp vi phạm cần thanh tra, kiểm tra. Điều này sẽ giúp khắc phục được việc thanh tra, kiểm tra tràn lan, gây lãng phí nguồn lực cho quan thuế và phiền hà cho người nộp thuế. [20] - 4 - 1.1.2. Các điều kiện để thực hiện chế tự khai tự nộp thuế: Để thực hiện tốt chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải đầy đủ và đồng bộ nhiều yếu tố như: trình độ và sự nhận thức của người dân về nghĩa vụ thuế, chính sách thuế, tổ chức quản lý thuế, nghiệp vụ quản lý thuế, trình độ của công chức thuế và các thẩm quyền cần thiết của quan thuế trong quản lý thuế: - Người dân phải được hiểu biết bản về nghĩa vụ thuế, ĐTNT ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế, cộng đồng lên án những hành vi gian lận trốn thuế. - Các quan, tổ chức, cá nhân liên quan trách nhiệm cung cấp cho quan thuế những thông tin về ĐTNT liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của ĐTNT. - Chính sách thuế phải rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện như : thuế GTGT chỉ 1 mức thuế suất, ít miễn giảm trong thuế thu nhập doanh nghiệp…, các qui định về kê khai, nộp thuế thuận lợi, phù hợp với điều kiện kinh doanh của đối tượng nộp thuế. - Bộ máy quản lý thuế quan thuế các cấp phải tổ chức tập trung theo các chức năng: tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT; theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; thanh tra, kiểm tra thuế để nhằm chuyên môn hóa, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng. Trên sở đó có: + Hệ thống dịch vụ hỗ trợ ĐTNT toàn diện, chất lượng. + Hệ thống cưỡng chế thuế, thu nợ hiệu quả. + Hệ thống thanh tra, kiểm tra mục tiêu rõ ràng. - Hệ thống xử phạt nghiêm khắc. quan thuế đủ thẩm quyền về điều tra, đủ điều kiện về cưỡng chế thuế để phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những trường hợp gian lận, trốn thuế, chây ỳ nợ thuế, thu hồi đủ tiền thuế cho NSNN và đảm bảo sự công bằng trong quản lý thuế. - Hệ thống giải quyết khiếu nại hoạt động hiệu quả. - Quản lý thuế phải dựa trên kỹ thuật quản lý hiện đại- kỹ thuật quản lý rủi ro, trên sở đó nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc tập trung phân bổ nguồn lực - 5 - quản lý đối với các đối tượng nộp thuế không tuân thủ nghĩa vụ thuế gây rủi ro cao, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN. Để thực hiện được quản lý thuế theo kỹ thuật quản lý rủi ro, quan thuế cần phải có: + Thông tin đầy đủ và liên tục về ĐTNT trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là 5 năm). Trên cở các thông tin đó quan thuế phân tích, phân loại ĐTNT để xác định biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng. + Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tập hợp, khai thác, sử dụng thông tin về ĐTNT và ở tất cả các hoạt động quản lý của quan thuế. - Quy trình quản lý của quan thuế tốt và được hỗ trợ tin học hoá - Công chức thuế được đào tạo đủ kiến thức, năng lực để thực hiện quản lý thuế chuyên sâu, chuyên nghiệp theo từng chức năng quản lý. [20] 1.1.3. Các đặc trưng về quản lý: - Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn, nhất là trách nhiệm về hành vi, được qui định rõ ràng cho từng phía: chủ thể quản lý - quan thuế và đối tượng quản lý - ĐTNT. - Dân chủ trong quan hệ giữa quan quyền lực Nhà nước và ĐTNT. - Nhà nước (cơ quan thuế) không can thiệp và không làm thay trách nhiệm của ĐTNT. - Nhà nước (cơ quan thuế) chuyển đổi từ việc chủ yếu dùng quyền lực để quản lý chuyển sang lấy hỗ trợ là chính. Đây là nền tảng cho một cuộc cải cách toàn diện hệ thống quản lý thuế (cải cách thể chế, cải cách bộ máy, cải cách phương pháp quản lý, cải cách các thủ tục hành chính…) . - Chế độ kiểm tra thuế của quan thuế được chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. [20] 1.1.4. Sự cần thiết phải chuyển đổi theo chế tự kê khai, tự tính thuếnộp thuế: - 6 - Thứ nhất: Đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế - Được quyền tự thực hiện các nghĩa vụ của mình. - Ngoài các trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn được qui định một cách rõ ràng, các quyền của người nộp thuế được xác lập và xu hướng tăng (đối lại đối với quan thuế là giảm). - Tăng hội bảo vệ các lợi ích cho chính doanh nghiệp ( tự mình hoặc sự trợ giúp từ bên ngoài, nhất là đối với các quyết định đưa ra từ phía quan thuế mà doanh nghiệp cho rằng quyết định đó xâm phạm đến quyền lợi của doanh nghiệp). - Được quan thuế, các công chức thừa hành trong hệ thống ngành thuế tôn trọng. - Được hưởng các dịch vụ thuế ngày càng chất lượng hơn do thành quả thu được từ công cuộc cải cách hành chính từ phía quan thuế, tiết kiệm được chi phí, các phiền hà trong hành chính được giảm thiểu. - Được hưởng sự hỗ trợ tối đa của quan thuế trong việc cung cấp các thông tin, phương tiện, các trợ giúp đểkhai thuế, nộp thuế vì đây là nhiệm vụ chính của quan thuế. [20] Thứ hai: Đối với quan thuế - quan thuế điều kiện để cải tiến cấu tổ chức nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có, công tác quản lý thuế được tổ chức theo hướng ngày càng hiện đại và chuyên môn hóa. - quan thuế điều kiện tập trung nguồn lực vào công tác phục vụ, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho sở kinh doanh hiểu và tự giác thực hiện các nghĩa vụ thuế của mình đối với NSNN. - quan thuế điều kiện để tăng cường thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế thuế hiệu quả hơn đối với người nộp thuế khả năng rủi ro cao trong việc không tuân thủ thực hiện nghĩa vụ thuế. - 7 - - Triển khai thực hiện chế này sẽ tạo điều kiện cho ngành thuế đẩy mạnh hiện đại hoá quản lý thuế mà cụ thể là đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế. [20] 1.2.SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN NÂNG CAO VAI TRÒ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP THUẾ 1.2.1. Mục đích, yêu cầu của thanh tra, kiểm tra thuế: 1.2.1.1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra thuế: a. Khái niệm về thanh tra thuế: Thanh tra ( tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ nguồn gốc La tinh (Inspectare) nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng nhất định. Theo Từ điển pháp luật Anh-Việt, thanh tra “là sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra”.Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích thanh tra “là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định -sự tác động tính trực thuộc”. Theo Từ điển tiếng Việt “ thanh trakiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, quan, xí nghiệp”. Với nghĩa này, Thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm: “ xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định”. Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định: “ người làm nhiệm vụ thanh tra”, “đoàn thanh tra của Bộ” và “đặt trong phạm vi quyền hạn của chủ thể nhất định. Như vậy Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của các quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường được thực hiện bởi một quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của quan, tổ chức và cá nhân”. [23] - 8 - Từ phân tích trên ta khái niệm thanh tra thuế: là một chức năng thiết yếu trong quản lý thuế, kiểm tra, xem xét việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được quan thuế thực hiện theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật về thuế, góp phần hoàn thiện chế quản lý thuế, chính sách thuế, pháp luật thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. b. Khái niệm về kiểm tra thuế: Theo Từ điển tiếng Việt thì “ kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. Xét về chủ thể thì phạm vi chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra đa dạng hơn thanh tra rất nhiều. Chủ thể tiến hành kiểm tra thể là Nhà nước hoặc cũng thể là một chủ thể phi nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…), hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp: kiểm tra của Giám đốc đối với các phòng, ban, kiểm tra của Quản đốc đối với nguời lao động. Trên một bình diện rộng hơn nữa, kiểm tra thể là sự xem xét thực tế để đánh giá, nhận xét của bất kỳ một cá nhân nào trong xã hội trong bất cứ hoạt động nào.Theo nghĩa hẹp kiểm tra là hoạt động của chủ thể nhằm tiến hành xem xét, xác minh việc gì đó của đối tượng bị quản lý xem phù hợp hay không phù hợp trạng thái đã quy định trước. Chủ thể kiểm tra thể áp dụng một chế tài pháp lý nhất định như áp dụng xử phạt vi phạm hành chính hoặc buộc phải thực hiện một số biện pháp ngăn chặn hành chính. Khái niệm kiểm tra nằm trong khái niệm thanh tra “ tổ chức thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng, của chính quyền trong việc kiểm tra sự chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nước, Pháp lệnh thanh tra năm 1990 cũng quy định: “Thanh tra Bộ, Ủy ban Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra thủ trưởng các quan, đơn vị thuộc quyền quản lý (Điều 14). [23] [...]... tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế nhất là theo chế tự - 14 - khai tự nộp thuế, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi sai phạm Nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế bao gồm: - Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký, kê khai thuế, chế độ mở sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn - Kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế - Kiểm tra, thanh tra việc hoàn thuế, khấu trừ thuế - Kiểm tra, . .. thanh tra, kiểm tra thuế theo chế quản lý thuế tự khai tự nộp thuế ở Việt Nam Luận văn cũng đã đề cập đến những bài học kinh nghiệm từ một số nước đối với Việt Nam về công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo chế tự khai, tự nộp thuế Những tổng luận lý thuyết nêu trên làm sở cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu của luận văn là hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế. .. tra thuế theo chế TKTN trên địa bàn tỉnh Phú Yên - 24 - Chương II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN TRONG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ 2.1.1 Vị trí địa lý, nguồn lực và lợi thế phát triển: 2.1.1.1 Vị trí địa lý: Phú Yên với diện tích tự nhiên khoảng 5.045 km2, là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam... hỗ trợ - Phòng Kê khai & Kế toán thuế - Phòng Thanh tra thuế - Phòng Kiểm tra thuế - Phòng Quản lý và cưỡng chế nợ thuế Phòng HCQTTVAC - 32 - * Khối bộ máy nội bộ: - Phòng Tổng hợp - Dự toán - Phòng Kiểm tra nội bộ - Phòng Tin học - Phòng Tổ chức cán bộ - Phòng Hành chính – Quản trị -Tài vụ - Ấn chỉ Như vậy chức năng thanh tra, kiểm tra theo mô hình tự khai tự nộp Cục thuế tỉnh Phú yên được thực hiện... tác thanh tra, kiểm tra của nước Anh, nước Úc và Trung Quốc: Để thể quản lý người nộp thuế hiệu quả, quan thuế Anh, quan thuế ATO và quan thuế Trung Quốc đã chuyển sang chế quản lý thuế nhằm nâng cao dần tính tự giác nộp thuế của người nộp thuế thông qua chế tự khai, tự nộp thuế Theo kinh nghiệm thanh tra của quan thuế nước Anh và nước Úc thì để đạt hiệu quả trong công tác thanh. .. nội bộ quan thuế, công chức thuế) , tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục thuế - 33 - 2.2.3 Thực trạng về thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế tại địa bàn tỉnh Phú Yên: 2.2.3.1 Thực trạng về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Phú Yên: Nhìn chung qua 5 năm ngành thuế Phú Yên đã... Kiểm tra, thanh tra miễn giảm thuế 1.2.2.2 Thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế: Thanh tra, kiểm tra nội bộ là một quá trình các công chức thanh tra kiểm tra lại các công chức kiểm tra, kiểm soát, các công chức quản lý thu, công chức thuế trong việc thực hiện chức năng nghề nghiệp của mình Công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ do Phòng kiểm tra nội bộ thuộc Cục thuế đảm trách Các công chức kiểm tra nội... trọng và thường xuyên Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế là giám sát và duy trì sự vận hành chính sách tự khai, tự nộp thuế - Thanh tra, kiểm tra thuế là một yếu tố tác động mạnh đến ý thức tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, sự liên hệ giữa người nộp thuế và công chức thuế trong quá trình thanh tra thúc đẩy môi trường mà người nộp thuế nhận thấy cả người nộp thuế và công chức thuế phải thực hiện... sách thuế - Thanh tra, kiểm tra thuế là việc kiểm tra sổ sách và các chứng từ của người nộp thuế để xác định một cách chính xác số tiền thuế, tiền phạt phải nộp theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó quan thuế phải cung cấp thông tin, tài liệu hướng dẫn và tuyên truyền hướng dẫn người nộp thuế - Tự kê khai, tự nộp thuế chỉ thể được duy trì thông qua việc kiểm tra hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. .. ba phòng: phòng kiểm tra thuế, phòng thanh tra thuế và phòng kiểm tra nội bộ.Với chức năng như sau: - Phòng Kiểm tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế - Phòng Thanh tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc . chế của thanh tra, kiểm tra thuế tại tỉnh Phú Yên. - Trên cơ sở định hướng đổi mới, hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp và những nguyên nhân hạn chế, luận văn đề. chắc thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu lý luận về thanh tra, kiểm tra thuế. - 2 -. Đề tài : HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thanh tra, kiểm

Ngày đăng: 27/06/2014, 08:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1:Sơ đồ tổ chức bộ máy mô hình quản lý theo ĐTNT. - Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy mô hình quản lý theo ĐTNT (Trang 31)
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy Cục thuế Phú yên theo mô hình chức năng - Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy Cục thuế Phú yên theo mô hình chức năng (Trang 33)
Bảng 2.1 Kết quả thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc
Bảng 2.1 Kết quả thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp (Trang 35)
Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra việc sử dụng hoá đơn 5 năm (2003-2007): - Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc
Bảng 2.2 Kết quả kiểm tra việc sử dụng hoá đơn 5 năm (2003-2007): (Trang 37)
Bảng 2.3: Tình hình miễn, giảm thuế TNDN 5 năm (2003 – 2007): - Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc
Bảng 2.3 Tình hình miễn, giảm thuế TNDN 5 năm (2003 – 2007): (Trang 38)
Bảng 2.4 Kết quả thanh tra, kiểm tra hộ cá thể - Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc
Bảng 2.4 Kết quả thanh tra, kiểm tra hộ cá thể (Trang 39)
Bảng 2.5. Kết quả thu từ hộ kinh doanh cá thể và người có thu nhập cao - Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc
Bảng 2.5. Kết quả thu từ hộ kinh doanh cá thể và người có thu nhập cao (Trang 39)
Bảng 2.6. Kết quả kiểm tra nội bộ ngành thuế 5 năm ( 2003 - 2007) - Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc
Bảng 2.6. Kết quả kiểm tra nội bộ ngành thuế 5 năm ( 2003 - 2007) (Trang 43)
Bảng 2.7. Tổng hợp thu NSNN tỉnh Phú Yên 5 năm 2003-2007 - Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc
Bảng 2.7. Tổng hợp thu NSNN tỉnh Phú Yên 5 năm 2003-2007 (Trang 44)
Bảng 2.9: THỐNG KÊ ĐTNT THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP - Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc
Bảng 2.9 THỐNG KÊ ĐTNT THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP (Trang 46)
Bảng 2.10: TỐC ĐỘ TĂNG THU TỪ NĂM 2003 – 2007 - Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc
Bảng 2.10 TỐC ĐỘ TĂNG THU TỪ NĂM 2003 – 2007 (Trang 47)
Bảng 2.11: Trình độ công chức thanh tra, kiểm tra thuế năm 2007: - Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc
Bảng 2.11 Trình độ công chức thanh tra, kiểm tra thuế năm 2007: (Trang 51)
Bảng 2.12: Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế 5 năm (2003 – 2007) - Đề tài: HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI - TỰ NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN doc
Bảng 2.12 Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế 5 năm (2003 – 2007) (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w