Phú Yên:
2.2.3.1. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Phú Yên: Phú Yên:
Nhìn chung qua 5 năm ngành thuế Phú Yên đã thực hiện kiểm tra được 1.271 doanh nghiệp (chủ yếu thực hiện kiểm tra quyết toán thuế), số thuế truy thu và phạt 35,194 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ số doanh nghiệp vi phạm trên tổng số doanh nghiệp kiểm tra là 69,32% là quá cao (DNNN:50%; DN ĐTNN:66,67%, DNNQD:71,44%) (Xem bảng 2.1; Phụ lục 1)
Bảng 2.1 Kết quả thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
Năm Sốđối tượng thanh tra, kiểm tra Sốđối tượng vi phạm Số thuế truy thu và phạt (tỷđồng) % ĐT vi phạm/ ĐT kiểm tra % Hoàn thành KH 2003 175 125 3,742 71.43% 83,33% 2004 272 218 6,479 80.15% 94,00% 2005 275 191 6,985 69.45% 97,5% 2006 319 210 13,825 65.83% 109,6% 2007 230 137 4,163 59.57% 79,60% 5 năm 1.271 881 35,194 69.32% 91,43%
( Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Yên) [10]
Ngoài ra, kết quả thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp còn thể hiện qua các mặt sau
Thứ nhất: Kiểm tra việc đăng ký thuế
Thực hiện Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mã số thuế đối tượng nộp thuế. Ngành thuế Phú Yên đã nhập thông tin đối tượng nộp thuế (ĐTNT) vào chương trình quản lý thuế tại Cục thuế.
Qua chương trình này đã theo dõi được số lượng ĐTNT hiện có trên địa bàn, số
cho công tác quản lý thuế, nhất là cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian qua.
Trong tổng số ĐTNT được cấp mã số thuế tính đến ngày 31/12/2007 là 32.092
ĐTNT (tính cả các cá nhân đăng ký nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), các đơn vị
hành chính sự nghiệp, hộ cá thể …), trong đó số doanh nghiệp được cấp mã số thuế là 1.867 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 5,8%.[11]
Bên cạnh đó, hàng năm Cục thuế tỉnh Phú Yên phối hợp Chi cục thuế, chính quyền phường, xã để kiểm tra việc đăng ký cấp mã số thuế của đối tượng nộp thuế. Thu thập thông tin về đăng ký kinh doanh từ phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế
hoạch & Đầu tư về số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để có cơ sở kiểm tra việc đăng ký cấp mã số thuế của các doanh nghiệp. Năm 2006, đã kiểm tra phát hiện 60 doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa đến đăng ký thuế và nộp thuế tại cơ quan thuế. Qua đó có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp vi phạm, ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp kinh doanh nhưng không làm tròn nghĩa vụ thuếđối với Nhà nước.
Thứ hai: Kiểm tra việc sử dụng hoá đơn GTGT
Thuế Giá trị Gia tăng đang áp dụng ở nước ta hiện nay là loại thuế GTGT đặt căn bản trên hoá đơn. Vì vậy, việc kiểm tra sử dụng hoá đơn và quản lý hoá đơn của
ĐTNT là một việc làm hết sức cần thiết.
Về tình trạng vi phạm chế độ quản lý hoá đơn, đây là hành vi thường được
ĐTNT thực hiện để chiếm đoạt tiền thuế dưới các hình thức như: Hóa đơn có sự chênh lệch giữa các liên, dùng hoá đơn hết giá trị sử dụng, hoá đơn của các đơn vị bỏ trốn, hoá đơn tẩy xoá, hoá đơn khống (không có hàng hóa)...
Đây là công việc đòi hỏi ngành thuế tốn nhiều thời gian và nhân lực để đối chiếu, xác minh tìm ra những vi phạm của ĐTNT nhất là trong điều kiện hiện nay. Qua 5 năm, công tác kiểm tra, đối chiếu, xác minh hoá đơn đạt được kết quả như sau:
Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra việc sử dụng hoá đơn 5 năm (2003-2007): Năm Số vụ vi phạm Số tiền truy thu và phạt (tỷđồng) Năm 2003 124 0,203 Năm 2004 89 0,135 Năm 2005 83 0,121 Năm 2006 119 0,134 Năm 2007 76 0,156 Cộng 5 năm 491 0,749
( Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Yên) [14]
Như vậy, qua công tác kiểm tra, đối chiếu, xác minh về việc sử dụng hóa đơn, 5 năm ngành thuế Phú yên kiểm tra và xử lý 491 vụ việc, thu vào Ngân sách Nhà nước 749 triệu đồng, kết quả này góp phần ngăn chặn tình trạng mua bán hoá đơn bất hợp pháp, gian lận thuế dựa trên hoá đơn để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Thứ ba: Về kiểm tra hoàn thuế GTGT
Năm năm qua, ngành thuếđã phối hợp với các cơ quan hữu quan như: Quản lý thị trường, Hải quan, Kho bạc, các cơ quan pháp luật tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế, trong đó kiểm tra hoàn thuế 90 lượt, số thuế GTGT đã hoàn trong 5 năm là 136,394 tỷđồng .Thu hồi số thuế hoàn theo quyết định là 11,219 tỷđồng.(phụ
lục 2) [12]
Thứ tư: Về việc miễn, giảm thuế:
Bên cạnh việc kiểm tra, xử lý những hành vi gian lận trong việc kê khai và quyết toán thuế của ĐTNT. Ngành thuế cũng thực hiện chính sách miễn, giảm thuế
theo Luật thuế TNDN đối với những doanh nghiệp thực hiện tốt Luật thuế, thực hiện
đầy đủ sổ sách, đúng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, nhằm động viên, thúc đẩy và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Số
Bảng 2.3: Tình hình miễn, giảm thuế TNDN 5 năm (2003 – 2007): Năm Số DN Số thuế ( Tỷđồng) Năm 2003 23 5,888 Năm 2004 34 3,214 Năm 2005 38 2,877 Năm 2006 42 3,521 Năm 2007 57 6,073 Cộng 194 21,573
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Yên) [13]
Thời gian qua, số lượng các doanh nghiệp tăng các năm, bình quân tốc độ tăng doanh nghiệp là, chủ yếu là doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh. Riêng doanh nghiệp Nhà nước thì lại giảm do chính sách sắp xếp lại DNNN và cổ phần hoá DNNN.
Bên cạnh đó, số công chức thuế ngành thuế Phú Yên thời gian qua hầu như
không thay đổi (trong 5 năm biên chế ngành thuế Phú Yên dao động 426 - 440 người), bình quân năm 2003 mỗi cán bộ quản lý 19 ĐTNT, đến năm 2007 mỗi cán bộ quản lý 31 ĐTNT, vì vậy áp lực công việc đặt nặng lên vai cán bộ quản lý. Số cán bộ thanh tra tăng từ 60 vào năm 2003 đến năm 2007 là 65 chiếm 15,12% biên chế ngành thuế
nhưng còn hạn chế về kỹ năng thanh tra, kiểm tra nên hiệu quả mang lại từ thanh tra, kiểm tra tăng không nhiều. (phụ lục 3)