Một: Phú Yên rất thuận tiện trong giao thông: có Quốc lộ 1A đi ngang qua,
.Tỉnh lộ 641 nối QL1A từ Thị trấn Chí Thanh chạy dọc theo đường sắt Bắc-Nam qua Thị trấn La Hai rồi gặp lại QL1A tại Thị
trấn Diêu trì (Tỉnh Bình Định). Quốc lộ 1D (nối Sông Cầu với thành phố Qui Nhơn),
đường từ khu công nghiệp Hòa Hiệp đến cảng Vũng Rô. Hệ thống đường liên thôn, liên xã thông suốt thuận lợi trong việc đi lại.
Hai: lợi thế phát triển thủy điện, khai thác tài nguyên, khoáng sản. Với hệ thống Sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt. Phú Yên có nhiều suối nước khoáng nóng như: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Lạc Sanh. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên trong lòng đất như Diatomite (90 triệu m3),
đá hoa cương nhiều màu (54 triệu m3), vàng sa khoáng (300 nghìn tấn) (số liệu năm 2006 theo Cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch Phú Yên).
Ba: lợi thế về nguồn lợi thủy - hải sản: Phú Yên có diện tích vùng biển trên 6.900km2 với trữ lượng hải sản lớn: trên 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và nhiều hải sản quí. Sản lượng khai thác hải sản của Phú Yên năm 2005 đạt 35.432 tấn, tăng bình quân 5%/năm. Trong đó sản lượng cá ngừ đạt 5.040 tấn (thông tin từ Cẩm nang xúc tiến thương mại - du lịch Phú Yên). Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mạnh của tỉnh, với tổng diện tích thả nuôi là 2.950ha, sản lượng thu hoạch 3.570 tấn, bên cạnh đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như sò huyết, cá ngừ đại dương, tôm sú, tôm hùm.Các địa phương nuôi trồng hải sản tập trung ở khu vực
đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài (Huyện Sông Cầu), Đầm Ô Loan (Huyện Tuy An), ...
Đây là những địa phương nuôi trồng có tình chiến lược của tỉnh, thu hút nhiều lao
động. Đặc biệt, ngay tại Đầm Cù Mông, việc nuôi trồng và chế biến được thực hiện khá đầy đủ các công đoạn nhờ Khu công nghiệp Bắc Sông Cầu nằm ngay tại đó.