1 Lý do chọn để tài: Hoạt động tạo hình nói chung và ở thể loại vẽ nói riêng còn gọi là hoạt động tạo ra cái đẹp trong cuộc sống bằng phương tiện tạo hình.. Hoạt động tạo hình ở thể loạ
Trang 11/30
I MỞ ĐẦU
1 1 Lý do chọn để tài:
Hoạt động tạo hình nói chung và ở thể loại vẽ nói riêng còn gọi là hoạt động tạo ra cái đẹp trong cuộc sống bằng phương tiện tạo hình Đó là sự kết hợp hài hòa của những cái đẹp giữa đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục trong không gian Hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ luôn gắn liền với đời sống hiện thực nhằm thỏa mãn về nhu cầu cái đẹp của con người, nó tạo ra các tác phẩm nghệ thuật tạo hình nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức thẩm mĩ, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, đưa cái đẹp vào cuộc sống của con người Nghệ thuật tạo hình còn là hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ của hình tượng nghệ thuật khi con người chưa biết về lời nói và chữ viết của nhau mà chỉ thể hiện qua ngòi bút vẽ….Vì thế có thể nói hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ là hoạt động nhận thức đặc biệt mà ở đó con người không chỉ đơn thuần nhận thức về cái đẹp của thế giới xung quanh mà còn có mong muốn cải tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp Hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ là hoạt động đòi hỏi ở con người lòng ham muốn, niềm say mê nghệ thuật… không có những cái đó chắc hẳn không có sáng tạo nghệ thuật mà sáng tạo nghệ thuật chính là ngưỡng tối đa của tính tích cực hoạt động nghệ thuật nói chung của hoạt động tạo hình nói riêng, hay nói cách khác hoạt động nghệ thuật là hoạt động thể hiện cao nhất tính tích cực và sáng tạo của con người
Hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ của trẻ em chưa phải là hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ Qúa trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành Hoạt động tạo hình của trẻ không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội, cải tạo thế giới hiện thực xung quanh mà kết quả vĩ đại nhất của quá trình hoạt
động là làm biến đổi, phát triển chính bản thân trẻ.[2]
Hoạt động tạo hình ở thể loại vẽ là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức
Trang 22/30
năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra được cái đẹp Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của trẻ
Ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động, nhiều môn học phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới Trẻ biết sáng tạo, lao động trong tương lai Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ Những sản phẩm trẻ tạo
ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động Trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thân không phụ thuộc vào thực tế Trẻ rất thích sử dụng mầu sặc sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình đã giúp trẻ hình thành các đức tính tốt như: yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện hành cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển nhân cách của trẻ Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và chưa phát huy hết khả năng sáng tạo Các phương pháp hoạt động tạo hình lâu nay đang được sử dụng còn mang tính
áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 - 4 tuổi, các kỹ năng tạo hình của trẻ ở mức độ đơn giản Trẻ có thể vẽ tương đối chuẩn xác các hình học và rất tích cực linh hoạt vận dụng phương thức vẽ các hình cơ bản này để thể hiện các sự vật đơn giản mà trẻ quan sát được trong môi trường xung quanh Trong tranh vẽ trẻ bắt đầu chú ý đến màu sắc như là một dấu hiệu làm đẹp cho bức tranh nhưng chưa biết cách tô màu phù hợp cho đối tượng Trẻ phân biệt và có thái độ khác nhau với màu sắc, qua màu sắc để thể hiện thái độ tình cảm của mình với đối tượng miêu tả Lứa tuổi 3- 4 tuổi là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vì
Trang 33/30
thế vận động của trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, cách bố cụ, tô màu…còn hạn chế) Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể Mặt khác vốn tù của trẻ còn quá ít, một số trẻ chưa đi nhà trẻ vì là con em nông thôn ở xa nên chưa thông thạo tiếng phổ thông, còn rụt rè khi giao tiếp nên chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ
của trẻ Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả trong hoạt động tạo hình, thể loại vẽ, cho trẻ 3- 4 tuổi Trường Mầm non Điển Trung, Huyện Bá Thước” Để làm đề tài nghiên cứu
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hình thức giáo giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại
Trường Mầm non Điền Trung thông qua hoạt động tạo hình, thể loại vẽ
Rèn luyện đôi tay khéo léo, trí tưởng tượng, óc sáng tạo và ham muốn làm
ra cái đẹp và thích khám phá về thế giới xung quanh trẻ, tính tò mò và yêu mến cái đẹp, bảo vệ sản phẩm của mình làm ra
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Biện pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động tạo hình, thể loại vẽ, cho trẻ 3- 4 tuổi
1.4 Phương pháp nghiên cứu: Bao gồm:
- Phương pháp thu thập thông tin: Qua trò chuyện với phụ huynh, trò chuyện với đồng nghiệp, nghiên cứu sử dụng tài liệu,tham khảo sách báo, tập san, mạng xã hội
Trang 44/30
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Khảo sát trên trẻ; Qua các bài tập
cụ thể; Quan sát thái độ khả năng nhận biết
- Phương pháp tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh
- Phương pháp phân tích giảng giải dạy trẻ cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ
- Phương pháp thực hành trải nghiệm
- Phương pháp toán học thống kê sử lý số liệu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 55/30
II NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận:
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm Non nói riêng thì vấn để giáo dục cho trẻ làm quen với môn tạo hình có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được Tạo hình là phương tiện để giúp trẻ có những đức tính tốt đẹp, yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp Tính kiên trì và rèn luyện đôi tay nhanh nhẹn, khéo léo, óc thẩm mỹ, đó là yếu tố quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực, và đây là công cụ giúp trẻ giao lưu hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần mong muốn được khám phá và tìm ra những cái mới, những cái đẹp và yêu thích những sản phẩm tự mình làm ra
Tạo hình còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ, hình tượng lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh Trẻ
sẽ tái tạo lại các hỉnh ảnh sẵn có hoặc trẻ sẽ dựng lại hình ảnh của sự vật hiện tượng qua óc tưởng tượng, sáng tạo của trẻ Nhờ có tạo hình mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.[1]
Đặc biệt đối với trẻ 3 – 4 tuổi cần giúp trẻ phát triển mở rộng óc sáng tạo, trí tưởng tượng, biết sử dụng nhiều loại màu sắc bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh… mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng
từ đó hình thành cho trẻ tính tư duy, lòng ham muốn làm ra cái đẹp, thích khám phá và tái tạo lại những hình ảnh mà trẻ được quan sát Từ đó mà trong các trường Mầm non nói chung và Trường Mầm Non Điền Trung nói riêng và cụ thể
là Lớp Mẫu giáo C1 (3 - 4 tuổi) do tôi phụ trách lại càng là một vấn để mà tôi
Trang 66/30
quan tâm và trăn trở làm thế nào để hướng dẫn cho trẻ từ cách nhận biết màu, cách phối màu, cách cầm bút, tư thế ngồi, lòng ham muốn được khám phá thế giới của trẻ
2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động tạo hình ở lớp 3-4 tuổi
* Thuận lợi:
- Lớp tôi phụ trách được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường,
Sự quan tâm, đưa đón đúng giờ của các bậc phụ huynh
- Các bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ, đóng góp các nguyên vật liệu sẵn
có ở địa phương hoặc các nguyên vật liệu phế thải… để cô trò tận dụng làm đồ dùng đồ chơi tạo môi trường cho trẻ hoạt động
- Là một trường đạt chuẩn quốc gia nên có nhiều đồng nghiệp có năng lực
nên tôi được học hỏi để nâng nghiệp vụ tay nghề và đặc biệt là giúp ích cho tôi khi nghiên cứu đề tài này
- Bản thân đạt trình độ trên chuẩn, am hiểu về chuyên môn có uy tín đối với đồng nghiệp luôn nhiệt tình trong quá trình giảng dạy được nhân dân quí mến, học sinh quí trọng và yêu mến cô giáo cũng như được lãnh đạo cấp trên tin tưởng
- Có một số trẻ đã đi học từ nhà trẻ nên cũng đã biết một số màu cơ bản và
có nề nếp kỹ năng trong các hoạt động Một số trẻ đã biết cách cầm bút, cách ngồi đúng tư thế
- Cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi thoáng mát, có đầy đủ các phương tiện để cho trẻ hoạt động như giá trưng bày sản phẩm, góc hoạt động giờ tạo hình……
- Trẻ ngoan ngoãn, nhanh nhẹn trong các hoạt động nghệ thuật Hứng thú khám phá và mày mò những cái mới lạ
- Đa số trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết trả lời và đưa ra những ý kiến của bản thân, biết giao tiếp bằng tiếng việt
Trang 77/30
* Khó khăn
+ Về phía giáo viên:
Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ
Khi xây dựng kế hoạch chuyên môn, giáo viên còn nặng nhiều về vấn đề xây dựng kế hoạch, phát triển nhận thức và ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ thường thiên về cảm thụ nghệ thuật âm nhạc, chưa chú ý phát triển nghệ thuật tạo hình ở trẻ
Giáo viên chưa tạo được môi trường mở cho trẻ hoạt động
Chưa có nhiều thủ thuật để tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình
Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ
Giáo viên còn e ngại khi rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ vì trẻ nhỏ và số lượng quá đông
Giáo viên chưa tận dụng các cơ hội để phát huy tính tích cực ở mọi lúc mọi nơi của trẻ
+ Về phía trẻ:
Vì cơ sở vật chất thiếu thốn nên nhà trường đang thiếu phòng học dẫn đến việc tách lớp để đúng với yêu cầu định biên theo quy định về số trẻ / lớp là chưa
đảm bảo, số trẻ / lớp quá đông ( 40 trẻ)
Phần lớn trẻ trong lớp tôi chưa qua nhà trẻ nên kỹ năng nhận biết màu, kỹ năng cầm bút, tô vẽ chưa có; trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động
Vốn từ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý hiểu của mình đối với người khác
Trẻ chưa có thói quen lao động tự phục vụ, các nề nếp trong học tập vui chơi còn tự do chưa theo đúng quy trình
Trang 88/30
Trẻ chưa dám nhận xét bài của bạn và chưa biết diễn đạt đủ câu: Vì sao thích? Vì sao không thích?
Đa số trẻ chưa biết cách định hướng không gian, cách bố cục tranh một cách phù hợp
Phần lớn phụ huynh đi làm ăn xa, để con cho ông bà nên sự quan tâm đến các cháu còn hạn chế
Phát huy từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn tại, tôi đi sâu vào nghiên cứu và tìm ra được một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động tạo hình, thể loại vẽ cho trẻ 3- 4 tuổi
Trong quá trình được phân công phụ trách lớp Mẫu giáo C1(3-4 tuổi) tôi
đã khảo sát mức độ phát triển của trẻ thông qua hoạt động tạo hình Kết quả thu được như sau:
TT Nội dung khảo sát Tổng số trẻ
khảo sát
Số trẻ % Số trẻ %
1 Trẻ biết cách cầm bút,
ngồi đúng tư thế
2 Trẻ biết được 3 màu trở
lên
3 Trẻ biết cách tô: trời,
mặt đất, tô ngang, tô
đúng, tô trùng khít,
không trườn ra ngoài,
tô mịn
4 Trẻ biết kết hợp các nét
để tạo ra sản phảm đẹp,
hài hòa
Trang 99/30
5 Biết bố cục bức tranh
phù hợp, cân đối
6 Thể hiện được sự sáng
tạo trong quá trình thực
hiện
7 Biết đánh giá nhận xét
sản phẩm
8 Kỹ năng lao động tự
phục vụ như: lấy, cất
đồ dùng, trưng bày sản
phẩm
Từ bảng khảo sát trên cho thấy, mức độ phát triển thẩm mỹ của trẻ thông qua hoạt động tạo hình còn hạn chế Vì thế, tôi đã nghiên cứu và đúc rút ra một
số kinh nghiệm trong việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình
2.3 Một số biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường bên trong và ngoài lớp học
Trang trí tạo môi trường nghệ thuật nhằm gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình
Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé Đây là tác động cần thiết
để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ Vì vậy tôi đã tìm hiểu yêu cầu của chủ điểm, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ ở độ 3 - 4 tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ
Trang 1010/30
Sắp xếp đồ dùng đồ chơi theo hướng mở để trẻ tiện hoạt động và kích thích sự tò mò cho trẻ
Với môi trường trong lớp: Các chủ điểm, các tiêu đề của các góc Để gây
ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu,
có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ
VD: Mảng chủ điểm thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy Nội dung của mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ điểm: Như chủ điểm trường Mầm non: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt…có cô giáo cùng bé đi dạo…
+ Các góc hoạt động như góc gia đình: Có hình ảnh Mẹ và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến Hay góc xây dựng tôi lấy tên: Kiến trúc
sư tí hon, công trình mơ ước…có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng, đang làm các bác thợ xây dựng Còn phía mảng tường tôi thường làm bằng giấy bóng kính trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm
để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó Hoặc tôi cùng trẻ tạo nên những sản phẩm tạo hình ở mọi lúc mọi nơi để cùng trang trí tạo sự thích thú cho trẻ
Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ điểm ta cần thay đổi nội dung chủ điểm mới Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ điểm mới và tên của góc chơi của mình
Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật.Ví dụ: với chủ đề đồ dùng gia đình tôi ở góc nghệ thuật tôi sẽ đàm thoại và cho trẻ quan sát tranh vẽ về cái ti vi, cái giường, cái tủ…những đồ dùng quen thuộc có trong gia đình Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình
Ở góc nghệ thuật: Tôi giới thiệu đây là ngôi nhà nghệ thuật của chúng mình Chúng mình hãy cùng chọn một cái tên thật hay để đặt cho nó nhé Nào ai