Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 56, Điều 55 BLHS 2015.Vì trong trường hợp một người đang chấp hành bản án mà phạm tội mới theo quy định tại khoản 2 Điều 56 thì thời gian thực tế mà người bị
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
-BUỔI THẢO LUẬN THỨ TÁM
BỘ MÔN: LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG
GIẢNG VIÊN : HS - ThS Nguyễn Thị Thùy Dung
LỚP : QTL47A2 - NHÓM 4
Danh sách sinh viên:
7 Nguyễn Phan Hoàng Mai 2253401020132
9 Trần Nguyễn Quỳnh Nga 2253401020142
11 Nguyễn Nam Bích Ngọc 2253401020159
Trang 2TP Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 11 năm 2023
MỤC LỤC
Câu 25 Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm 2 Câu 40 Chấp hành bản án là chấp hành hình phạt 2 Câu 42 Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn 2 Câu 45 Chấp hành thời gian thử thách của án treo là chấp hành hình phạt 3 Câu 48 Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử
về một tội phạm khác thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo
3 Câu 61 Tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm không được áp dụng đối với với
Câu 66 Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4Phần 1 NHẬN ĐỊNH Câu 25 Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết
án phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm.
Nhận định trên là đúng
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 56, Điều 55 BLHS 2015
Vì trong trường hợp một người đang chấp hành bản án mà phạm tội mới theo quy định tại khoản 2 Điều 56 thì thời gian thực tế mà người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm Vì Tòa án phải trừ đi thời gian đã chấp hành và sau đó mới khống chế mức tối đa theo Điều 55 nên trên thực tế, thời gian người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm
Ví dụ: A đang phải chấp hành hình phạt 20 năm tù Trong thời gian đang chấp hành được 5 năm thì A lại phạm thêm tội mới và phải chấp hành thêm 20 năm
tù nữa Vì vậy, tổng hợp hình phạt tù có thời hạn mà A phải chấp hành sau khi chấp hành được 5 năm là (20-5)+20=30 năm tù Do đó, trên thực tế A phải chấp hành đến
35 năm tù
Câu 40 Chấp hành bản án là chấp hành hình phạt.
Nhận định trên là sai
Cơ sở pháp lý: Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, Điều 32 BLHS 2015 Bản án hình sự bao gồm: Hình phạt, biện pháp tư pháp, án treo, miễn chấp hành hình phạt, thời hiệu thi hành bản án, BTTH, án phí, các chế định về tài sản, Ngoài chấp hành hình phạt trong bản án hình sự thì còn phải chấp hành các nội dung khác như biện pháp tư pháp, bồi thường thiệt hại, Thế nên, tính chất của bản
án rộng hơn hình phạt
Và trường hợp về án treo, án treo không là một loại hình phạt trong pháp luật hình sự, mà án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP Còn hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước và phải được quy định cụ thể tại Điều 32 BLHS
2015 Vì thế khi chấp hành bản án không phải lúc nào cũng chấp hành hình phạt
Câu 42 Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
Nhận định trên là sai
Cơ sở pháp lý: Điều 32, 33, Điều 65 BLHS 2015 và Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ- HĐTP
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện được Tòa án
áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, xét nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ mà không cần thiết buộc chấp hành hình phạt tù
Vậy nên án treo không phải một loại hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, chứ không phải hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù Căn cứ vào Điều 32, Điều 33 thì không có hình phạt nào là án treo trong hệ thống hình phạt
Án treo không là hình phạt thay thế cho hình phạt tù
Câu 45 Chấp hành thời gian thử thách của án treo là chấp hành hình phạt.
Đây là nhận định đúng
Vì chấp hành hình phạt là việc mà sau khi Tòa án tuyên án người bị kết án phải có nghĩa vụ chấp hành các hình phạt được áp dụng với họ theo bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Thời gian thử thách là thời gian cần thiết để người phạm tội chứng minh rằng
họ có thể tự cải tạo trong môi trường xã hội mà không phải cách ly Thời gian thử thách là bắt buộc khi cho người bị kết án hưởng án treo
Như vậy, việc chấp hành thời gian thử thách là việc mà Tòa án đã tuyên đối với người có án treo và người có án treo phải chấp hành hình phạt được áp dụng với họ
Câu 48 Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét
xử về một tội phạm khác thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng
án treo.
Nhận định trên là sai
Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 65 BLHS 2015, khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2018/NĐ-HĐTP
Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác có thể hiểu theo hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất, tội phạm khác đã được thực hiện trước khi được hưởng án treo mà chưa được đưa ra xét xử
- Trường hợp thứ hai, thực hiện tội phạm mới trong lúc đang chấp hành án treo hoặc cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên
Trang 6Trong 2 trường hợp này thì trường hợp thứ 2 mới phải chấp hành hình phạt
tù đã được cho hưởng án treo theo quy định tại khoản 5 Điều 65 BLHS 2015; riêng trường hợp một thì người đang được hưởng án treo mà lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không tổng hợp hình phạt với bản án cho hưởng án treo Trong trường hợp này, người phạm tội phải đồng thời chấp hành 02 bản án, tức vừa chấp hành hình phạt của tội phạm trước vừa chấp hành án treo (Khoản 2 Điều 7
NQ 02/2018)
Câu 61 Tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm không được áp dụng đối với với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Nhận định trên là sai
Cơ sở pháp lý: Khoản 7 Điều 91 BLHS 2015
Theo khoản 7 Điều 91 quy định: “Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm”
Như vậy đối với trường hợp người chưa đủ 16 tuổi thì án đã tuyên đối với họ
sẽ không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm Trường hợp người từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội thì án đã tuyên vẫn được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo quy định tại Điều 53 BLHS 2015
Câu 66 Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các tội phạm.
Nhận định trên là sai
Cơ sở pháp lý: Điều 76 BLHS 2015
Theo Điều 76 BLHS, pháp nhân thương mại chỉ phải phải chịu TNHS về tội phạm quy định tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196,
200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239,
242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này
Phần 2 BÀI TẬP Bài tập 11
A 17 tuổi phạm tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS
1 Mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Căn cứ pháp lý.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 101 BLHS 2015
Trang 7Khoản 1 Điều 168 BLHS 2015.
Theo khoản 1 Điều 168 BLHS 2015 thì mức tối đa của khung hình phạt là 10 năm Mà căn cứ vào khoản 1 Điều 101 BLHS 2015 nói rằng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (mà cụ thể ở đây là A 17 tuổi) thì mức hình phạt cao nhất được
áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (Cụ thể ở đây là không quá ¾ của 10 năm)
Vậy mức hình phạt tối đa có thể áp dụng với A là:
10 năm tù x ¾ = 7 năm 6 tháng tù
2 Xác định thời hạn xóa án tích đối với A là bao lâu và tính từ thời điểm nào nếu A bị Tòa án tuyên phạt bốn năm tù
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 168, điểm b khoản 1 Điều 107, điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS 2015
A phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS 2015 mức cao nhất của khung hình phạt là 10 năm nên căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 9 thì A thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng
Do đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 69 và khoản 1 Điều 107 BLHS 2015 thì A được xác định là có án tích
Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 107 BLHS 2015 thì A 17 tuổi nên thời hạn xóa án tích đối với A là 1 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính 4 năm tù giam Bên cạnh đó, A phải vượt qua thời hạn 1 năm và không phạm tội mới thì mới được đương nhiên xóa án tích theo khoản 2 Điều 107 BLHS
3 Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 BLHS đối với A được không? Tại sao?
Tòa án không thể phạt tiền theo khoản 6 Điều 168 đối với A Hình phạt phạt tiền tại khoản 6 Điều 168 BLHS là một hình phạt bổ sung A phạm tội khi 17 tuổi Căn cứ khoản 6 điều 91 → Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
4 A có bị xem là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không nếu trong khi đang chấp hành hình phạt tù về tội cướp tài sản nêu trên A lại phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 69 và khoản 1 Điều 107 BLHS 2015 thì A được xác định là có án tích Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 107, A đang chấp hành hình phạt tù thì phạm tội mới Vậy A đang có án tích Tội cũ của A là cướp tài sản,
Trang 8tội phạm rất nghiêm trọng, lỗi cố ý; tội mới của A là cố ý gây thương tích, tội đặc biệt nghiêm trọng, lỗi cố ý Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 53 thì A bị xem là tái phạm nguy hiểm
Bài tập 16
A phạm hai tô €i: giết người (khoản 1 Điều 123 BLHS) và trô €m cƒp tài sản (khoản 2 Điều 173 BLHS) A bị Tòa án đưa ra xét xử cả hai tô €i trong mô €t vụ án hình sự.
1 Trường hợp của A có phải là trường hợp có nhiều bản án không? Tại sao?
Trường hợp của A không phải là trường hợp có nhiều bản án Trường hợp của A là trường hợp phạm nhiều tội theo Điều 55 BLHS Bởi vì hai tô {i của A được Tòa án xét xử cùng lúc Còn đối với trường hợp có nhiều bản án thì Tòa án phải xét
xử mô {t tô {i của A trước sau mô {t khoảng thời gian chấp hành hình phạt thì Tòa mới phát hiê {n ra tô {i thứ hai của A và đem ra xét xử, tổng hợp với hình phạt cũ Ví dụ: A phạm tô {i giết người đầu tiên không bị bắt, sau đó A trô {m cắp tài sản (khoản 2 Điều
173 BLHS) thì bị bắt và bị xét xử vì tô{i đó trong thời gian đang chấp hành hình phạt thì A thấy hối lỗi nên đã khai ra lỗi giết người (khoản 1 Điều 123 BLHS) của mình
do đó Tòa án tiếp tục đem A ra xét xử tiếp và tổng hợp cả hai hình phạt ở hai bản án lại theo khoản 1 Điều 56 BLHS Do đó trong tình huống trên trường hợp của A không phải là trường hợp có nhiều bản án mà là trường hợp có nhiều tô {i
2 Hãy xác định mức tối đa của hình phạt chung của hai tô €i phạm trên có thể
áp dụng với A nếu:
- A phạm tô €i giết người khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù và phạm tô €i trô €m cƒp tài sản khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 4 năm tù.
Theo đó, A phạm tô {i giết người khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù và phạm tô {i trô {m cắp tài sản khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 4 năm tù nên thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 103 BLHS
Vậy A phải chịu hình phạt tù có thời hạn: 15 năm+4 năm=19 năm
Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 103 BLHS:
Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng đối với A là 18 năm tù
- A phạm tô €i trô €m cƒp tài sản khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù
và giết người khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 18 năm tù.
Trang 9Theo đó, A phạm tội trộm cắp tài sản khi 17 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 3 năm
tù và giết người khi 19 tuổi bị Tòa án tuyên phạt 18 năm tù Nên thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 103 BLHS 2015 Như vậy, hình phạt chung đối với A áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội
Tổng cộng A phải chịu hình phạt tù có thời hạn: 3 năm + 18 năm = 21 năm Theo điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS 2015:
Ta có: 21 năm < 30 năm đối với từ có thời hạn nên phù hợp Mức tối đa của hình phạt của hai tội trên có thể áp dụng với A: 21 năm tù
Bài tập 17
Theo quy định của pháp luật, hành khách khi qua cửa khẩu biên giới không phải khai báo hải quan nếu chỉ mang số ngoại tệ tiền mặt trong giới hạn 5 000 USD X (25 tuổi) đã mang 20 000 USD qua cửa khẩu mà không khai báo theo quy định của thủ tục hải quan và bị bắt quả tang Do vậy, X bị truy tố và xét xử về “tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” theo khoản 1 Điều 189 BLHS
1 Nếu áp dụng Điều 54 BLHS thì có bao nhiêu phương án lựa chọn hình phạt nhẹ hơn và mức hình phạt tối thiểu có thể áp dụng trong mỗi phương án?
Khung hình phạt tại khoản 1 Điều 189 là khung hình phạt nhẹ nhất, tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt này hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (khoản 3 Điều 54 BLHS)
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 BLHS thì X thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng
- Phương án 1: Theo khoản 1 Điều 189 BLHS thì mức phạt tiền đối với hành
vi mang ngoại tệ tiền mặt qua cửa khẩu biên giới quá 5000 USD của X bị phạt tiền
từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng Căn cứ khoản 3 Điều 54 và khoản 3 Điều 35 BLHS thì mức phạt tiền đối với X là từ 1 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng Như vậy, mức phạt tiền tối thiểu có thể áp dụng đối với X trong trường hợp này là 1 triệu đồng
- Phương án 2: Theo khoản 1 Điều 189 BLHS, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm Vì khung hình phạt quy định tại
Trang 10khoản 1 Điều 189 BLHS là khung hình phạt nhẹ nhất nên căn cứ Điều 36, khoản 3 Điều 54 BLHS thì X có thể bị phạt cảnh cáo (phải đáp ứng điều kiện về loại tội phạm thì mới được chuyển hình phạt)
2 Những hình phạt bổ sung nào có thể áp dụng đối với X?
- Hình phạt bổ sung đối với X dựa theo khoản 4 Điều 189 BLHS “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
- Nếu hình phạt chính là phạt tiền thì hình phạt bổ sung có thể áp dụng là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
- Nếu hình phạt chính là phạt cải tạo không giam giữ thị có thể áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
3 Số tiền được coi là mang trái phép qua biên giới là bao nhiêu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý và hướng xử lý đối với số tiền mà X mang trái phép qua biên giới.
Số tiền được coi là mang trái phép qua biên giới là 15.000 đô la tương đương với 300 triệu đồng
Căn cứ pháp lý: Điều 47 BLHS
Đối với số tiền mà X mang trái phép qua biên giới sẽ áp dụng biện pháp tư pháp là bị tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm để hỗ trợ hình phạt
- Căn cứ vào quy định của pháp luật, xảy ra 3 trường hợp:
+ Trường hợp thứ nhất, số tiền X mang trái phép đó thuộc sở hữu của X Trong trường hợp 300 triệu đồng được coi là công cụ, phương tiện mà X dùng vào việc phạm tội nên sẽ bị tịch thu vào ngân sách nhà nước
+ Trường hợp thứ hai là số tiền này do X chiếm đoạt hoăc sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp + Trường hợp thứ ba, số tiền là của người khác và người này cố ý để cho người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội thì số tiền đó sẽ bị tịch thu sung vào công quỹ nhà nước ngoài ra người đó còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò là người giúp sức Nếu người chủ sở hữu tài sản này vô ý trong việc người thực hiện phạm tội thì tài sản có thể bị tịch thu hoặc không bị tịch thu tùy theo trách nhiệm quản lý tài sản được quy định đối với người có tài sản