1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận - Giai cấp công nhân và phong trào công nhân quốc tế

89 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khóa luận - Giai cấp công nhân và phong trào công nhân quốc tế
Thể loại thesis
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 114,34 KB

Nội dung

Là sinh viên nămba với nguyện vọng sau này sẽ trở thành một giáo viên dạy sử tôi nghĩ rằng nghiêncứu kỹ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong các thời đại xã hội và sựphat triể

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do nghiên cứu:

Nghiên cứu lịch sử xuất hiện và phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa,chẳng những đã chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản bị lịch sử lên án và nhất định bị diệtvong, mà còn chỉ ra lực lượng xã hội sẽ thực hiện việc xoá bỏ phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa và thay thế nó bằng một xã hội mới–chủ nghĩa cộng sản Lựclượng ấy là giai cấp công nhân.V.I.Lê-nin đã lưu ý cần phải nghiên cứu sâu sắc cáccuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, các hình thức và phương pháp của cuộc đấutranh ấy,Người nhận định rằng đối với người công nhân giác ngộ, không có nhiệm

vụ nào quan trọng hơn là “nhận thức phong trào của giai cấp mình, bản chất của

nó, mục tiêu và nhiệm vụ của nó, điều kiện và hình thức thực tế của nó”[6;244]

Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân và giải phóng dân tộc quốc tế làmôn khoa học có tính đảng sâu sắc Nó có nhiệm vụ bảo vệ lập trường, lí luận vàsách lược của giai cấp vô sản cách mạng chống giai cấp tư sản và hệ tư tưởng của

nó, vũ trang về tư tưởng cho nhân dân lao động đấu tranh chống mọi kẻ thù củachủ nghĩa cộng sản khoa học, chống chủ nghĩa xét lại hữu và tả

Một trong những nét lớn của thời đại tư bản chủ nghĩa là xã hội ngày càngchia thành hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: Giai cấp tư sản và giai cấp vôsản (Tuyên ngôn của Đảng cộng sản), qua quá trình đấu tranh giai cấp, công nhânngày càng lớn mạnh về chất lượng đi từ tự phát đến tự giác Sự ra đời của chủnghĩa xã hội khoa học đánh giấu bước ngoặt căn bản trong sự phát triển của lịch sửloài người Những người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăng-ghen

đã lãnh đạo công nhân đấu tranh không khoan nhượng chống mọi trào lưu tư sản,chống các loại hình khuynh hướng xã hội chủ nghĩa phi vô sản, xây dựng nên líluận của chủ nghĩa xã hội khoa học Giới sự lãnh đạo của C.Mác và Ph.Ăng-ghenphong trào công nhân Châu Âu và quốc tế không ngừng phát triển mạnh mẽ

Trang 2

Trong thời kỳ lịch sử cận đại, cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, vấn

đề đấu tranh của phong trào công nhân chống lại giai cấp tư sản cũng là vấn đềđược đặt ra cấp bách và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế giới Mặtkhác từ những năm 70 của thế kỷ XIX đến những năm đầu của thế kỷ XX, cùngvới sự quá độ sang chủ nghĩa đế quốc thì trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa đã nảysinh ra nhiều vấn đề: sự gia tăng sản phẩm công nghiệp, thiếu thị trường tiêu thụ,các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Tất cả những vấn đề đó làm cho mâuthuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản diễn ra ngày càng gay gắt và cuộcđấu tranh giai cấp hết sức quyết liệt Kết quả đầu tiên của cuộc đấu tranh giai cấp ởChâu Âu – sự ra đời của nước Nga xô viết

Lịch sử đã chứng minh giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử rấtquan trọng trong việc lãnh đạo các tầng lớp nhân dân trong lao động bị áp bức, bóclột trong cuộc đấu tranh từng bước xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng thànhcông chủ nghĩa xã hội, đó là giai cấp tiên tiến nhất, có tư tưởng cách mạng, chínhtrị triệt để nhất trong xã hội Tuy rằng để thực hiện sứ mệnh lịch sử cảu mình, giaicấp công nhân phải trải qua những khó khăn, khổ cực, những bước thăng trầmnhưng họ vẫn hàng ngày, hàng giờ hoàn thành nhiệm vụ của lịch sử giao phó,trong chiến tranh vì đấu tranh giải phóng dân tộc, trong hòa bình và xây dựng đấtnước

Hiện nay, trước sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội pử Liên Xô

và Đông Âu, nhiều người đã tỏ ra giao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân Bọn cơ hội, xét lại và các thế lực chống cộng có cơ hội mới đểphủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nhất là trong bối cảnh lịch sửđang được đặt ra một cách bức thiết trên cả lý luận và thực tiễn

Vì thế nghiên cứu phong trào công nhân Châu Âu trên mọi phương diện chophép chúng ta có thể rút ra được những quy luật phổ biến và quy luật đặc thù củaphong trào công nhân các nước thời kỳ lịch sử cận đại Cũng vì thế mà trong cấu

Trang 3

trúc chương trình trong các trường Đại học và trường phổ thông, phong trào cộngsản và công nhân thế giới (trong đó có phong trào công nhân Châu Âu) chiếm mộtkhối lượng và dung lượng khá lớn và đóng một vị trí quan trọng Là sinh viên năm

ba với nguyện vọng sau này sẽ trở thành một giáo viên dạy sử tôi nghĩ rằng nghiêncứu kỹ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong các thời đại xã hội và sựphat triển lý luận xã hội chủ nghĩa của V.I.Lênin sẽ tích luỹ được nhiều kiến thức

cơ bản của quá trình phát triển lịch sử phong trào công nhân thế giới Qua đó tôi cóthể dạy tốt hơn phần lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Góp phầnlàm sáng tỏ quá trình phát triển của phong trào công nhân thế giới

2 Tình hình nghiên cứu.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân luôn là vấn đề được rất nhiều ngànhkhoa học và các nhà nghiên cứu quan tâm như triết học, lịch sử và chủ nghĩa xãhội…Ngoài ra vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cũng được đề cấptrong các giáo trình như: “CNXHKH” nhà xuất bản chính trị quốc gia, lịch sử ViệtNam của nhà xuất bản giáo dục, “Giáo trình triết học” nhà xuất bản chính trị quốcgia…và vấn đề này cũng được nghiên cứu và đăng trên tạp trí triết học…

Như vậy, từ quá khứ đến hiện tại sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânluôn là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu để chứng minh vai tròquan trọng của giai cấp công nhân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng nhưtrong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN bởi ở mỗigiai đoạn lịch sử giai cấp công nhân lại có nhiệm vụ mới

3 Mục đích nghiên cứu của tiểu luận:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sứ mệnh lịch sử của giaicấp công nhân Bao gồm nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển của giai cấpcông nhân, vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong quá trình xây dựng

và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Trang 4

Để hiểu rõ hơn về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ta cần triển khaimột số nhiệm vụ cụ thể sau:

- Trình bày khái quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

- Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân trong từng giaiđoạn lịch sử

- Vai trò của việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trongviệc thực hiện xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản, giai cấp thống trịtrong lịch sử trong việc thực hiện quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới,

xã hội xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu, và trong qáu trình bảo vệ hệ thống

* Về kỹ năng:

- Môn học trang bị cho sinh viên những phương pháp học tập, nghiê cứukhoa học Giúp sinh viên nhìn nhận một cách khách quan, trung thực về việc Đảng,Nhà nước, bản thân vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong quátrình đấu tranh giành độc lập chủ quyền của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới và

để bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay

* Về ý thức tư tưởng:

- Rèn luyện cho sinh viên ý thức, tư tưởng học tập và cách nhìn nhận đúngđắn về quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân và sự vận dụng của chủ nghĩaMác- Lênin của các Đảng Cộng sản

4 Đối tượng nghiên cứu.

Trang 5

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời kỳ đấu tranh giành độclập tự do, và trong quá trình thiết lập nền chuyên chính vô sản.

5 phạm vi nghiên cứu:

Xuất phát từ mục đích như chúng tôi đã luận giải ở trên, với khả năng vàtrình độ của một sinh viên năm thứ ba trong đề tài tiểu luận của tôi: “sứ mệnh lịch

sử của giai cấp công nhân” tôi cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề sau:

- Định nghĩa về giai cấp công nhân

- Định nghĩa về sứ mệnh lịch sử của giai cấp côn nhân

-Hình thức và phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân

-Quy mô và phạm vi các cuộc đấu tranh

-Quá trình hình thành và hoạt động của các tổ chức

-Những đặc điểm cơ bản của phong trào công nhân

6 phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp luận của đề tài: Những nguyên lý, những khái niệm, quan điểm

cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đượccoi là phương pháp luận, là cơ sở nghiên cứu của đề tài.Vì vậy trên cơ sở các nguồn tài liệu sưu tầm được, luận văn cố gắng trình bày theo phương pháp logickết hợp với phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,phương pháp so sánh tổng hợp và phương pháp hệ thống

7 Kết cấu của tiểu luận.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Tiểu luận còngồm 3 chương, năm tiết

Trang 6

Trong thời đại xã hội nào, những người lao động sản xuất trong các ngànhsản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay những người công nhân đều có vaitrò sáng tạo chân chính ra lịch sử và là những người giữ vai trò quyết định sáng tạocông cụ sản xuất, gía trị thặng dư và chính trị xã hội Chủ nghĩa xã hội khoa học làmột trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nghiên cứu mộtcách toàn diện về các quy luật chính trị xã hội của quá trình phát sinh, hình thành

và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa Trong đó, chủnghĩa xã hội khoa học đã tập chung nghiên cưú những nguyên tắc căn bản, nhữngđiều kiện, con đường, hình thức, phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân đểthực hiện chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội

Từ vai trò to lớn của giai cấp công nhân, việc khẳng định sứ mệnh lịch sửcủa giai cấp công nhân có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn

Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên

xô, nhiều người đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấpcông nhân Bọn cơ hội xét lại và các thế lực chống cộng có cơ hội mới để phủ nhận

Trang 7

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và chủnghĩa xã hội.

Trong giai đoạn mới hiện nay, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđang diễn ra trên toàn thế giới, chủ nghĩa xã hội đang ở trong thời kỳ thoái trào,thời đại ngày nay vẫn đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội trên phạm vi toàn thế giới còn đang có nhiều biến động, tiêu cực thì vấn đềlàm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được đặt ra trở nên bức thiếthơn bao giờ hết, cả trên hai phương diện: lý luận và thực tiễn

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một phạm trù cơ bản nhất của chủnghĩa xã hội khoa học, do đó nó đã được C.Mác - Ph.Ăngghen và Lênin nghiêncứu và phát triển hết sức hoàn thiện trong trong quá trình phát triển của lịch sử thếgiới Xét trên phương diện lịch sử, những nhận định và lý luận của các ông về giaicấp công nhân có tác dụng to lớn và đúng đắn.Còn đối với nước ta, vấn đề trênđược Đảng ta rất chú trọng Vì thế, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân khôngchỉ thể hiện rõ trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc, mà đây còn là mộttrong những đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều nhà lý luận, nhà nghiên cứu lịch

sử, và của nhiều thế hệ công nhân, sinh viên

Sự tác động của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ ảnhhưởng tới sự chuyển biến của lịch sử thế giới là thay đổi từ hình thái kinh tế nàysang hình thái kinh tế khác, thay đổi từ chế độ kinh tế này sang chế độ kinh tế khác mà còn làm thay đổi tình hình kinh tế chính trị xã hội trên toàn thế giới, nó tácđộng tới quá trình sản xuất cụ thể, tới bộ mặt phát triển của thến giới

Như vậy, vấn đề đặt ra là: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Nộidung, điều kiện khách quan quy định là gì? Trên phương diện lý luận và thực tiễn,

nó được thể hiện ra sao? Và để củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của giai cấpcông nhân cần phải tiến hành những biện pháp gì?

Trang 8

Những quan điểm đó cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là cơ sởphương pháp luận để chúng ta nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, đặc biệt là

để làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại hiện nay

1.2 Khái niệm giai cấp công nhân (giai cấp vô sản):

1.2.1 Quan niệm của Mác về giai cấp công nhân

C.Mác và Ph Ăngghen chỉ rõ: “Vấn đề là ở chỗ tìm hiểu xem giai cấp vôsản thực sự là gì và phù hợp với tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộcphải là gì về mặt lịch sử.” Để phân biệt rõ sự khác nhau giữa giai cấp công nhân vàgiai cấp vô sản Khi trình bày “Lịch sử phát triển của giai cấp vô sản” thì Mác vàĂngghen đã loại dần những người vô sản nói chung ra, để cuối cùng chỉ nói đến

“những người vô sản đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp và trực tiếp do côngnghiệp sản sinh ra” Vì vậy chúng ta chỉ chú ý tới trước những công nhân trongcông nghiệp…, Như vậy, không phải Mác nói vô sản chung chung, bất kỳ, mà chỉ

là “vô sản trong công nghiệp”, do nền đại công nghiệp sản sinh ra Theo cách đặtvấn đề như trên thì giai cấp công nhân hiện đại chỉ bắt đầu sản sinh ra từ cuộc cáchmạng công nghiệp cơ khí – là công nhân đại công nghiệp Các ông rất thận trọngkhi nói đến vô sản công nghiệp, phân biệt rõ với loại vô sản lưu manh, các lọa tầnglớp vô sản nông thôn và thành thị là những lực lượng khác nhau về chất lượng Cácông đã viết: “còn tầng lớp vô sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu cực ấy cảu sự thốinát của những tầng lớp thấp nhất trong xã hội cũ, có thể được cách mạng vô sản lôicuốn vào phong trào; nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng bánmình cho phe phản động hơn” Để hiểu bản chất công nhân là gì, C.Mác vàPh.Ăngghen đã xét trên hai tiêu chí:

Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất; Giai cấp côngnhân là lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chấtcông nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao

Trang 9

Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: đó là nhữngngười lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và

bị bóc lột giá trị thặng dư Trong hai tiêu chí này, C.Mác và Ph.Ăngghen nói đếntiêu chí một đó là công nhân công xưởng, được coi là bộ phận tiêu biểu cho giaicấp công nhân hiện đại Hai ông cho rằng: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu

vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của nền đại công nghiệp”; công nhân cũng là một phát minh của của thời đại

mới, giống như máy móc cũng vậy… Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nềnđại công nghiệp hiện đại”

Với tiêu chí thứ hai, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đặc biệt nhấn mạnh vìchính điều này khiến cho người công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giaicấp tư sản: “giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp

công nhân hiện đại – tức là giai cấp chỉ có thể sống với ddiêù kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản cũng phát triển theo Những công nhân ấy, buộc phỉa tự bán mình để kiếm món hàng nào khác, vì thế họ phải chịu hết sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường” Tiêu chí này đã nói lên một trong những đặc trưng cơ bản

nhất của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản, do đó C.Mác và Ph.Ăngghen còngọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản

Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, giai cấp công nhân là con đẻ của mộthoàn cảnh lịch sử cụ thể và cùng với sự phát triển của lịch sử, cũng luôn luôn phát triển với những biểu hiện và đặc trưng mới trong từng giai đoạn nhất định Trongquá trình đó C.Mác và Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về giaicấp công nhân như: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bánsức lao động của mình, lao động làm thuê ở thế kỉ XIX, giai cấp vô sản hiện đại,giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nhân đại công nghiệpnhững cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm:

Trang 10

Giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giaicấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến,cho phương thức sản xuất hiện đại.

Cũng theo C.Mác và Ăngghen, giai cấp công nhân luôn mang hai thuộc tính

cơ bản sau:

Về phương thức lao động, phơng thúc sản xuất: đó là những ngời lao độnghay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày cànghiện đại và xã hội hoá cao

Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: đó là ngời lao động không

có t liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà t bản và bị nhà t bản bóc lột vềgiá trị thặng dư

Thuộc tính thứ hai này nói lên một trong những đặc trng cơ bản của giai cấpcông nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên C.Mác và Ăng ghen còn gọi là giaicấp vô sản

Sự phát triển của đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người

vô sản, mà còn tập hợp họ lại thành một tập đoàn xã hội rộng lớn, thành giai cấp vôsản hiện đại Chính vì vậy, một kết luận rút ra là, giai cấp công nhân hiện đại ra đờigắn liền với sự phát triển của đại công nghiệp, nó là sản phẩm của bản thân nền đạicông nghiệp và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp đó

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là một trong những giaicấp cơ bản, chủ yếu, đối lập với giai cấp tư sản, là giai cấp bị giai cấp tư sản tướcđoạt hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để sống, bịbóc lột giá trị thặng dư Họ là những người được tự do về thân thể và có quyền bánsức lao động tùy theo cung – cầu hàng hóa sức lao động Đây là giai cấp bị bóc lộtnặng nề, bị bần cùng hóa về vật chất lẫn tinh thần Sự tồn tại của họ phụ thuộc vàquy luật cung – cầu hàng hóa sức lao động, phụ thuộc vào kết quả lao động của

Trang 11

chính họ Họ phải tạo ra giá trị thặng dư, nhưng giá trị thặng dư lại bị giai cấp tưsản chiếm đoạt.

Dưới chủ nghĩa tư bản, C Mác và Ph Ăngghen đã định nghĩa rằng, “Giaicấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sảnxuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình đế sống”

+ Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là những người vôsản hiện đại, không có tư liệu sản xuất, nên buộc phải làm thuê, bán sức lao độngcho nhà tư bản và bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột Tức là giá trị thặng dư mà giaicấp công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt Chính căn cứ vào tiêu chí này mànhững người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản được gọi là giai cấp vô sản

+ Sau cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấpcầm quyền Nó không còn ở vào địa vị bị áp bức, bị bóc lột nữa, mà trở thành giaicấp thống trị, lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xãhội xã hội chủ nghĩa Giai cấp công nhân cùng với toàn thể nhân dân lao động làmchủ những tư liệu sản xuất chủ yếu đã công hữu hóa Như vậy họ không còn lànhững người vô sản như trước và sản phẩm thặng dư do họ tạo ra là nguồn gốc cho

sự giàu có và phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa

Căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa giai cấpcông nhân như sau: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình

thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao,là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất

ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất

và phơng thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay”.

Trang 12

"Tại các nước tư bản, giai cấp công nhân là những ngời không có hoặc về cơbản không có tư liệu sản xuất,làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trịthặng dư.

Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là người đã cùng nhândân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hộitrong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

1.2.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân:

Một là: Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, là con đẻ của nền sảnxuất công nghiệp hiện đại, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến Do đó giaicấp công nhân ngày càng có trình độ nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật, trình độ họcvấn cao hơn

Hai là: Giai cấp công nhân có lợi ích trực tiếp đối kháng với lợi ích của giaicấp tư sản và thống nhất với lợi ích lâu dài của các tầng lớp nhân dân lao độngkhác

Ba là: Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin, phanranhs sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, dẫn dắt giai cấp công nhân thực hiện

sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người Giai cấpcoong nhân có đảng tiên phong của mình là Đảng cộng sản

Bốn là: Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để: Dưới chế độ tưbản chủ nghĩa, giai cấp công nhân bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và do đó bị

áp bức bóc lột nặng nề Muốn tự giải phóng, họ phải lật đổ ách thống trị của giaicấp tư sản, xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sự nghiệp đấu tranhgiải phóng giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn tất khi trong xã hội không còn tìnhtrạng phân chia giai cấp Do đó, muốn tự giaỉ phóng giai cấp công nhân giai cấpcông nhân đồng thời phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng toàn xã hội Mặtkhác tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân còn thể hiện ở chỗ nó được

Trang 13

trang bị hệ thống tư tưởng tiên tiến là học thuyết Mác-Lênin, được đội ngũ tiênphong cảu nó là Đảng cộng sản lãnh đạo.

Năm là: Giai cấp công nhân có tính tổ chức kỷ luật cao: Điều kiện sản xuấttập trung và trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, cơ cấu tổ chức sản xuất chặtchẽ…đã tôi luyện cho giai cấp công nhân hiện đại tính tổ chức và kỷ luật cao Mặtkhác giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế, nên để chống lại lực lượng này, giaicấp công nhân phải đoàn kết thành một lực lượng quốc tế có tổ chức chặt chẽ và sụthống nhất cao

Sáu là: Giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế: Giai cấp côngnhân trên thế giới có địa vị kinh tế - xã hội giống nhau Trong xã hội tư bản chủnghĩa, ở đâu họ cũng chỉ là những người làm thuê, là đối tượng áp bức bóc lột củagiai cấp tư sản Do vậy họ có mục tiêu đấu tranh chung là: xóa bỏ chế độ áp bứcbóc lột của tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội chủ nghĩa không còn tình trạngngười bóc lột người Chính những quan điểm chung đó tạo nên bản chất quốc tếcủa giai cấp công nhân, họ phải đoàn kết lại, phối hợp đấu tranh trên phạm vi quốc

tế Bản chất của giai cấp công nhân còn thể hiện ở chỗ lợi ích khách quan của giaicấp công nhân không tách rời mà gắn bó mật thiết với lợi ích chân chính của dântộc, giai cấp công nhân nước nào cũng phải trở thành giai cấp dân tộc

1.3 Khái niệm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp trong xã hội: Là toàn bộ những nhiệm vụ

cơ bản, tất yếu, của một giai cấp trong xã hội mà địa vị kinh tế - xã hội của nótrong xã hội đương thời đã đòi hỏi, tạo điều kiện cho nó cần và có thể thực hiệnnhằm thủ tiêu xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tiến bộ hơn

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Là toàn bộ những nhiệm vụ cơ bản,tất yếu của giai cấp công nhân mà địa vị kinh tế - xã hội của nó trong chủ nghĩa tưbản đòi hỏi, tạo điều kiện cần và có thể thực hiện nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản,xây dựng và xác lập xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

Trang 14

1.4 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Lịch sử phát triển của thế giới chính là lịch sử phát triển của các hình tháikinh tế - xã hội từ thấp đến cao Trong xã hội có giai cấp, để giải quyết mâu thuẫngiữa lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất

cũ, giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị và phải phát triển từ ình thái kinh tế

-xã hội từ thấp đến cao

Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, có khả năng

tổ chức và lãnh đạo toàn thể nhân dân lao động tiến hành cuộc cải biến cách mạng

từ hình thái kinh tế - xã hội tư bản sang hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa, giải phóng nhân loại khỏi áp bức, bất công và mọi hình thức bóc lột Haynói cách khác, nội dung tổng quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: xóa

bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấpcông nhân, nhân dân lao đôngj và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột, nghèonàn, lạc hậu, xaay dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh

Nội dung sứ mệnh lịch sử cuả giai cấp công nhân được biểu hiện cụ thể nhưsau:

Trong lĩnh vực kinh tế: giai cấp công nhân tiến hành xóa bỏ tư hữu tư nhân

về tư liệu sản xuất xấy dựng chế độ công hữu tư liệu sản xuất, nâng cao năng suấtlao động, thỏa mãn từng bước nhu cầu phát triển của nhân dân Sứ mệnh lịch sửcủa giai cấp công nhân trong lĩnh vực này chỉ rõ mục tiêu cuối cúng của giai cấpcông nhân, thoar mãn nhu cầu ngày càng đầy đủ hơn; Làm theo năng lực, hưởngtheo nhu cầu

Trong lĩnh vực chính trị:

Giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp thống trị xã hội, đó là phải đập tachính quyền tư sản; xây dựng chính quyền nhà nước (chuyên chính vô sản); thựcchất là để đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân, giữ vai trò quan trọng, là

Trang 15

công cụ quan trọng để xây dựng xã hội mới, là kiểu nhà nước: Nhà nước nửa nhànước và nhà nước tự tiêu vong.

Trong lĩnh vực xã hội:

Đó là xóa bỏ giai cấp bóc lột, phải tiến hành xóa bỏ giai cấp noí chung, tạo

ra sự bình đẳng trong quan hệ giữa người với người Ở đây xóa bỏ giai cấp bóc lộtvới tư cách là giai cấp chứ không xóa bỏ các cá nhân vì họ có thể là những cá nhân

có ích cho xã hội mới

Có thể nói nội dung sứ mênh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm bốn sựnghiệp, đó là: sự nghiệp giải phóng giai cấp; sự nghiệp giải phóng xã hội, dân tộc;

sự nghiệp giải phóng người lao động; và sự nghiệp giải phóng con người Đaychính là nấc thang phát triển của hình thái kinh tế xã hội Vì vậy tiến hanhf dần dầnqua hai giai đoạn, tránh sự nôn nóng

Giai đoạn thứ nhất, giai cấp công nhân và chính đảng của mình tiến hànhcuộc đấu tranh giành chính quyền cuả giai cấp vô sản

Giai đọan thứ hai, khi giành được chính quyền - thời kỳ quá độ xây dựngchủ nghĩa xã hội; Đảng cộng sản và giai caáp công nhân phải tiếp tục đấu tranhgiai cấp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với mục đích là giữ vữngchính quyền cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa với đỉnh cao

là chủ nghĩa cộng sản

* Tại sao giai cấp công nhân lại có sứ mệnh lịch sử ấy?

+ Do địa vị kinh tế xã hội

Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa

Ra đời cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp Dưới chủ nghĩa tư bản giaicấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên lực lượng sản xuất của xãhội tư bản Nhưng chủ nghĩa tư bản lại được xây dựng trên chế độ chiếm hưũ tưnhân về tư liêụ sản xuất mà giai cấp tư sản đại diện Bởi vậy, ở phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính chất

Trang 16

xã hội hóa ngày càng cao vơí quan hệ sản xuất có tính chất chiếm hữu tư nhân.Đay là mâu thuẫn cơ bản không thể khắc phục nếu không xóa bỏ chủ nghĩa tư bản

Do không có tư liệu sản xuất giai cấp công nhân phải bản sức lao động làmthuê, bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư, bị lệ thuộc hoàn toàn vào qúa trìnhphân phối các kết quả lao động, do đó giai cấp công nhân không được làm chủtrong xã hội tư bản chủ nghĩa, họ bị bần cùng hóa so với giai cấp tư sản

Hiện nay ở các nước tư bản chủ nghiã công nhân có đời sống vật chất caovẫn bị bóc lột, bần cùng hoá theo đúng nghĩa của nó….Trong tất cả các giai cấpđang đối lập vơí giai cấp tư sản chỉ có giai cấp công nhân là cách mạng nhất vì nos

là sản phẩm của nền đại công nghiệp

+ Do đặc điểm chính trị xã hội

Lợi ích của giai cấp công nhân đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản nhưngphù hợp với lợi ích, khát vọng giải phóng của nhân dân lao động Do đó giai cấpcông nhân có đủ điều kiện để tập hợp và lãnh đạo các giai cấp, tầng lớp loa độngkhác trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản

Giai cấp công nhân là giai cấp có tính tổ chức, kỷ luật cao: Điều kiện sảnxuất tập trung và trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, cơ cấu sản xuất chặt chẽ vàtôi luyện cho nhân dân đức tính đó Vì thế giai cấp công nhân có khả năng và tinhthần chiến đấu hơn hẳn các giai cấp khác

Giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế: giai cấp công nhân ở cácnước tư bản nói chung đều có địa vị kinh tế xã hội giống nhau Vì vậy họ có chungmục tiêu là xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản, xây dựng chế độ xãhội chủ nghĩa không còn tình trạng người bóc lột người Do đó muốn hoàn thành

sự nghiệp giải phóng, giai cấp công nhân phải đoàn kết đấu tranh trên phạm viquốc tế

Hơn nữa giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất.tính triệt để đó thể hiện ở chỗ giai cấp công nhân được dùng vũ trang bởi hệ tư

Trang 17

tưởng tiên tiến là học thuyết Mác-Lênin, được đội ngũ tiên phong của nó là đảngcộng sản lãnh đạo.

Lịch sử thế giới đã chứng minh những kết luận của C.mác Ph.Ăngghen vàLênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là hoàn toàn đúng đắn Tuynhiên cuộc đâú tranh của giai cấp công nhân nhằm hoàn thành sứ mệch lịch sử củamình không diễn ra một cách bằng phẳng, thuận buồm xuôi gió Từ những quanđiểm cụ thể về sứ mệnh lich sử của giai cấp công nhân như trên khi phân tích xãhội tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác với hai phát kiến vĩ đại, đó là quan niệm duyvật về lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, đã chứng minh một cách khoa họcrằng sự ra đời, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản là tất yếu và cũngkhẳng định giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là lựclượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độngười bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giảiphóng toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng

xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

Là giai cấp cơ bản bị áp bức dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân chỉ

có thể thoát khỏi ách áp bức bằng con đường đấu tranh giai cấp chống giai cấp tưsản, bằng con đường thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và thiết lập chế độcông hữu về tư liệu sản xuất Bằng cách đó, giai cấp công nhân vĩnh viễn thủ tiêumọi hình thức người bóc lột người, chẳng những tự giải phóng mình, mà còn giảiphóng cả các tầng lớp lao động khác, giải phóng dân tộc và giải phóng toàn thểnhân loại

Tất cả các luận điểm trên chỉ để chứng minh duy nhất một điều: Giai cấpcông nhân mới chinhs là giai cấp mang sứ mệnh lịch sử và sứ mệnh ấy chỉ mất đikhi xã hội không còn giai cấp tức là khi chủ nghĩa cộng sản đã thành công trênphạm vi thế giới

1.5 Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Trang 18

So với các giai cấp trong lịch sử, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cónhững đặc điểm cơ bản sau:

- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải là thực hiện chuyểnbiến từ chế độ tư hữu này sang chế độ tư hữu khác, nhằm thay đổi hình thức bóclột này sang hình thức bóc lột khác mà là xóa bỏ chế độ tư hữu các tư liệu sản xuấtchủ yếu, xóa bỏ mọi hình thức người bóc lột người để tiến tới xóa bỏ giai cấp nóichung Tất cả các phong trào lịch sử từ trước tới nay đều do thiểu số thực hiện hoặcmưu lợi ích cho thiểu số, phong trào vô sản là phong trào của tuyệt đại đa số mưulợi ichs cho tuyệt đại đa số… Do địa vị kinh tế - xã hội, giai cấp công nhân có khảnăng liên minh với đông đảo quần chúng nhân dân lao động để tăng cường sứcmạnh của mình lên gấp bội trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản Quầnchúng lao động chỉ được giải phóng triệt để khi liên minh với giai cấp công nhân,chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng cộng sản

- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là thống nhất biện chứng của haiquá trình: Cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới, trong đó quá trình xây dựng

xã hội mới là quan trọng và quyết định nhất

- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là thống nhất giữa hai giai cấp,dân tộc và quốc tế Cuộc cách mạng do giai cấp công nhân mỗi nước tiến hànhtrước hết trong khuôn khổ dân tộc mình nhưng thực chất đã mang tính chất quốc

tế Bởi vì thắng lợi của giai cấp công nhân mỗi nước sẽ góp phần làm suy yếu chủnghĩa tư bản và cổ vũ phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc trênphạm vi toàn thế giới Nguợc laị sự lớn mạnh của phong trào cách mạng của giaicấp công nhân thế giơí, tạo thời cơ và sự phát triển của cách mạng của giai cấpcông nhân ở mỗi nước Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chỉ có thể đượchoàn thành khi xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản ở mỗi nước và trên thếgiới

Trang 19

1.6 Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử thế giới là do địa vị kinh tế - xã hộikhách quan của nó quy định:

- Dưới chủ nghĩa tư bản, với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấpcông nhân ra đời và từng bước phát triển Giai cấp công nhân là bộ phận quantrọng nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa cao Đây

là giai cấp tiên tiến nhất, là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bảnchủ nghĩa, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phươngthức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là giai cấp tiêubiểu cho xu hướng phát triển của lịch sử trong thời đại ngày nay

- Mặc dù là giai cấp tiên tiến, nhưng giai cấp công nhân không có tư liệu sảnxuất nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống Họ bị giai cấp tưsản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động Một khi sứclao động đã trở thành hàng hóa, thì người chủ của nó (người vô sản) phải chịuđựng mọi thử thách, mọi may rủi của cạnh tranh; số phận của nó tùy thuộc vàoquan hệ cung – cầu hàng hóa sức lao động trên thị trường làm thuê và phụ thuộcvào kết quả lao động của chính họ Họ bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột và ngàycàng bị bần cùng hóa cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần Do đó, mâu thuẫngiữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản là mâu thuẫn đối kháng, cơ bản, khôngthể điều hòa trong xã hội tư bản chủ nghĩa Xét về mặt bản chất, giai cấp công nhân

là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức bóc lột tưbản chủ nghĩa Những điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ

có thể giải phóng mình bằng cách giải phóng toàn thể nhân loại khỏi chế độ tư bảnchủ nghĩa Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cảthế giới về mình

Trang 20

- Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến giai cấp công nhân trởthành giai cấp cách mạng triệt để mà còn tạo cho họ có khả năng thực hiện được sứmệnh lịch sử đó Đó là khả năng đoàn kết giai cấp trong cuộc đấu tranh chống giaicấp tư sản và xây dựng xã hội mới Đó là khả năng đoàn kết với các giai cấp laođộng khác chống chủ nghĩa tư bản Đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp côngnhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.

Vì vậy, C Mác và Ph Ăngghen khẳng định: “Trong tất cả các giai cấp hiệnđang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản thực sự cách mạng Cácgiai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại côngnghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”

CHƯƠNG 2: LÊNIN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT MÁC VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN QUA CÁC TÁC PHẨM ĐƯỢC KHẢO SÁT

2.1 Tình hình thế giới

Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giaiđoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa).Nềnkinh tế hàng hóa phát triển mạnh,đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường Đó chính lànguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phongkiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hànghóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của cácnước đế quốc Đến năm 1914, các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhậtchiếm một khu vực thuộc địa rộng 65 triệu km2 với số dân 523,4 triệu người (sovới diện tích các nước đó là 16,5 triệu km2 và dân số 437,2 triệu) Riêng diện tíchcác thuộc địa của Pháp là 10,6 triệu km2 với số dân 55,5 triệu (so với diện tíchnước Pháp là 0,5 triệu km2 và dân số 39,6 triệu người)

Trang 21

Chủ nghĩa đế quốc xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa đem lại lợinhuận tối đa cho tư bản chính quốc, trước hết là tư bản lũng đoạn; làm cho quan hệ

xã hội của các nước thuộc địa biến đổi một cách căn bản Các nước thuộc địa bị lôicuốn vào con đường tư bản thực dân Sự áp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa

đế quốc càng tăng thì mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa thực dân càng gay gắt, sựphản ứng dân tộc của nhân dân các thuộc địa càng quyết liệt Và chính bản thânchủ nghĩa đế quốc xâm lược, thống trị các thuộc địa lại tạo cho các dân tộc bị chinhphục những phương tiện và phương pháp để tự giải phóng Sự thức tỉnh về ý thứcdân tộc và phong trào đấu tranh dân tộc để tự giải phóng khỏi ách thực dân, lập lạicác quốc gia dân tộc độc lập trên thế giới chịu tác động sâu sắc của chính sách xâmlược, thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân

Vào cuối thế kỷ XIX, nhất là những năm đầu của thập niên thứ nhất thế kỷ

XX, tình hình kinh tế và chính trị thế giới có những biến đổi sâu sắc, tác độngmạnh mẽ đến quan hệ chính trị giữa các quốc gia dân tộc, giữa các giai cấp và lựclượng chính trị - xã hội Cuộc chiến tranh xâm lược xâm chiếm thuộc địa cùng vớicác cuộc chiến tranh đế quốc đã đặt ra trước các lực lượng chính trị, các xu hướng

và trào lưu cách mạng những vấn đề chính trị mới cần giải quyết Các trào lưu, xuhướng và lực lượng chính trị cũng đã buộc phải bộc lộ một cách công khai, phảibày tỏ cương lĩnh sách lược của mình trước những vấn đề chính trị mới xuất hiện

tư những biến động chính trị sâu sắc và mau lẹ ấy Đúng như V.I.Lênin sau nàynhận xét rằng: đây là thời kỳ mà “ở bất cứ đâu, người ta cũng cảm thấy cơn bão táplướn sắp nổi lên Một không khí sôi nổi và chuẩn bị đang diễn ra trong tất cả cácgiai cấp” Cả ba lực lượng chính trị cơ bản lúc này (tự do – tư sản; dân chủ - tiểu tưsản và vô sản – cách mạng) thông qua báo chí hợp pháp và bất hợp pháp, đều đãnêu ra, theo lập trường của mình, những vấn đề cơ bản của cách mạng và đều khẩnchương đề ra và thực hiện cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận, lôi kéo và tập hợp quầnchúng… vào cuộc đấu tranh chính trị của mình, nhằm thực hiện những cương lĩnh,

Trang 22

sách lược của mình giải quyết những vấn đề ấy theo lập trường lợi ích chính trị củamình

Dù đã thực hiện chiến lược bao vây, cô lập, kể cả can thiệp quân sự câu kếtvới bọn phản động bên trong nước Nga, các cường quốc đế quốc chủ nghĩa đã thấtbại và không thể tiêu diệt Nhà nước Xô viết và nước cộng hòa Xôviết xã hội chủnghĩa đầu tiên còn non trẻ Thất bại bằng sử dụng vũ lực quân sự, không làm chochủ nghĩa đế quốc thay đổi mục đích của chúng Chủ nghĩa đế quốc tiếp tục pháhoại nước Nga trên mọi lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực kinh tế Bằng chính sách

đó, các nước đế quốc tiếp tục cản trở bước tiến của nhân dân Xôviết trên conđường đi lên chủ nghĩa xã hội Thông qua những hành động chống phá đó, bọn đếquốc muốn làm suy yếu làm giảm tính ưu việt chế độ mới mà nhân dân và chínhquyề Xôviết đang phát huy Từ đó, chúng âm mưu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nướcNga và làm suy yếu phong trào cách mạng thế giới

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà khả năng thắng lợi đồng loạt của cáchmạng vô sản trong các nước phương Tây và phương Đông đã không trở thành hiệnthực Bối cảnh quốc tế ấy đã khiến nước Nga Xôviết trẻ tuổi phải tồn tại ở trạngthái biệt lập, đơn độc trong một thời gin tương đối dài Bởi vậy, chiến lực cùng tồntại hòa bình với thế giới các nước tư bản chủ nghĩa được hình thành ngay sau khicách mạng giành được chính quyền đã ngày càng trở nên rõ nét hơn Bởi vì, theoV.I.Lênin: “Hiện nay, tình hình quốc tế đã sản sinh ra một thế cân bằng, dù là tạmthời, không ổn định nhưng dù sao cũng là thế cân bằng” [tr.409] Tình hình quốc tế

đó càng đòi hỏi cấp bách phải xây dựng và thực hiện một chính sách kinh tế mộtcách đúng đắn và sáng tạo

Điều đó đặt ra cho V.I.Lênin, Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga nhữngnhiệm vụ cần tranh luận làm rõ các vấn đề về tư tưởng, lý luận, tổ chức trongcương lĩnh và sách lược cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân Nga

Trang 23

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công Đối với nước Nga, đó làcuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì

đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng "nướcNga là nhà tù của các dân tộc" Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công,các dân tộc thuộc địa của đế quốc Nga được giải phóng và được hưởng quyền dântộc tự quyết, kể cả quyền phân lập, hình thành nên các quốc gia độc lập và quyềnliên hợp, dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết(1922) Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc

bị áp bức đã "mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giảiphóng dân tộc" Nó làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủnghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phươngĐông có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung làchủ nghĩa đế quốc

Từ sau chiến tranh, trung tâm cách mạng thế giới đã chuyển sang các quốcgia nằm ở khâu yếu nhất của hệ thống đế quốc chủ nghĩa, mà điển hình là nướcNga

Trong bối cảnh ấy, các thế lực hiếu chiến nhất của chủ nghĩa đế quốc liênkết với nhau hòng tiêu diệt chính quyền Xôviết – nhà nước xã hội chủ nghĩa duynhất lúc đó Sự khủng hoảng trong các quốc gia dân tộc trong hệ thống thế giới củachủ nghĩa tư bản đã làm dấy lên một phong trào công nhân, phong trào yêu nướcmạnh mẽ và rộng khắp Sự cấu kết các nước đế quốc nhằm vào nước Nga lại cànglàm tăng thêm sức mạnh đoàn kết cho phong trào ấy Ủng hộ và bảo vệ nước Nga,đấu tranh chống giai cấp tư sản quốc tế đã trở thành một nội dung, một nhiệm vụquan trọng, cấp bách của phong trào công nhân vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX

Cùng với nhu cầu đấu tranh chống chính quyền tư sản và tay sai đế quốc ởtrong nước, phong trào đó càng trở nên mạnh mẽ

Trang 24

Những diễn biến của các sự kiện chính trị thế giới nói trên đã là thực tiễnphủ nhận một cách mạnh mẽ đối với các quan điểm, các chủ chương chính sách mànhững nhà lãnh tụ của Quốc tế II đưa ra và thực hiện trong những năm cuối thế kỷXIX, đầu thế kỷ XX Từ phong trào thực tiễn ấy, nhiều Đảng cộng sản được thànhlập, nhiều Đảng xã hội, Đảng xã hội - dân chủ bị phân liệt dẫn đến sự ra đời củanhiều Đảng cộng sản ở một loạt quốc gia châu Âu và thế giới: Đức, Phần Lan, Áo,Hung, Ba Lan, Hy Lạp, Hà Lan…(1918); Bungari, Đan Mạch, Mỹ, Mêhicô,(1919); Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Inđônêxia…(1920).

Sư kiện trọng đại: Rhangs 3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản đãđược tiến hành tại Mátxcơva với 51 đoàn đại biểu cho các đảng cộng sản, các cảnh

tả của Đảng xã hội – dân chủ của 34 quốc gia tham dự

Sự ra đời hàng loạt Đảng Cộng sản và các Đảng xã hội cánh tả là biểu hiệncủa thế giới mạnh nhanh chóng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Tấtnhiên, bên cạnh những thành công cơ bản và quan trọng mà các Đảng đó đạt được,tất yếu không tránh khỏi những thiếu sót và thậm chí cả những sai lầm do sự hạnchế về trình độ giác ngộ, giới hạn bởi các tư tưởng, nguồn gốc xuất thân, thái độcăm thù đối với chủ nghĩa đế quốc, nhiệt tình cách mạng và cả ảnh hưởng củanhững tư tưởng cơ hội…Kết quả là, bên cạnh sự lớn mạnh nhah chóng, trongphong trào cộng sản, trong nội bộ một số Đảng cộng sản và công nhân đã xuất hiệnnhững sai lầm mang tính chất “tả khuynh” trong đánh giá các sự kiện quốc gia vàquốc tế, trong nhận thức va giải quyết một số vấn đề quan trọng của cách mạng:vấn đề chính quyền, vấn đề tập hợp lực lượng, vấn đề quan hệ dân tộc – quốc tế…Những sai lầm về tư tưởng dẫn đến những sai lầm về thái độ, hành động có tínhchất “tả khuynh” này được V.I.Lênin khái quát gọi là căn bệnh “ấu trĩ tả khuynh”.Đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thức tỉnh của các dân tộc châu á cùng vớiphong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng 1905 ở Nga đã tạo

Trang 25

thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phương Đông Hàng trăm triệu ngườihướng về một cuộc sống mới với ánh sáng tự do.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ nghĩa tư bản thế giới lâm vào tổngkhủng hoảng Các mâu thuẫn kinh tế, mâu thuẫn xã hội trong lòng xã hội tư bản trởnên gay gắt Mâu thuẫn ấy thể hiện tập trung ở sự tranh giành, xâu xé thuộc địa,phân chia lại thị trường và thuộc địa thế giới Nếu như trước và trong chiến tranh,mâu thuẫn được thể hiện giũa các lực lượn liên minh đế quốc khác nhau tham giavào chiến tranh Bị cuốn theo guồng xoáy ấy là cả một hệ thống quốc gia thuộc địa

và phụ thuộc Sau chiến tranh, mâu thuẫn ấy lại được biểu hiện trong sự tranhgiành thuộc địa giữa các quốc gia đế quốc vốn là đồng minh của nhau

Mâu thuẫn nội tại, cơ bản của chủ nghĩa tư bản vốn đã trầm trọng do nó pháttriển thành chủ nghĩa đế quốc lại càng gay gắt thêm bởi tác động, ảnh hưởng sâusắc của cách mạng tháng Mười Nga

Tất cả các sự kiện trên đã làm thế giới vận động biến đổi nhanh chóng Thựctiễn đặt ra trước phong trào công nhân một vấn đề cấp thiết: giai cấp công nhân vàcác chính đảng của nó cần hành động như thế nào để có thể tận dụng tình thếkhủng hoảng nghiêm trọng của chủ nghĩa đế quốc

Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập Tại Đại hội II của Quốc tếCộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn

đề thuộc địa của V.I Lênin được công bố Luận cương nổi tiếng này đã chỉ raphương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức Với thắng lợi của Cáchmạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, nhiều đảng cộng sảntrên thế giới đã được thành lập

Chủ nghĩa đế quốc, do bản chất cố hữu của nó, một mặt vẫn có nhiều âmmưu và hoạt động tăng cường, ủng hộ và phối hợp với bọn phản động trong nướchòng bóp chết nước Nga Xôviết cả bằng kinh tế và chính trị, sau khi nội chiến kếtthúc thắng lợi Mặt khác, sự phát triển của thế giới về kinh tế và chính trị, buộc chủ

Trang 26

nghĩa đế quốc phải chấp nhận sự tồn tại của chính quyền Xôviết – Nhà nước xã hộichủ nghĩa đầu tiên trên thế giới mặc dù mâu thuẫn trên thế giới giữa các nước đếquốc với phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc vẫn ngày càngtrầm trọng, nhưng do sự lớn mạnh kể từ sau khi Cách mạng Tháng Mười Ngathành công, với sự ra đời và lớn mạnh của Quốc tế Cộng sản đã tạo ra môi trườnghòa bình cho sư tồn tại và tiếp tục phát triển của nước Cộng hòa Xôviết.

Trong bối cảnh ấy, Nhà nước Cộng hòa Xôviết đã thực hiện nhất quán và cóhiệu quả chiến lược và chính sách đối ngoại dựa trên các nguyên tắc của cùng tồntại hòa bình đã được đề xuất bởi V.I.Lênin ngay sau khi giành được chính quyền.Điều đó không chỉ tạo ra cho nhân dân Xôviết có được thời gian ổn định để xâydựng chủ nghĩa xã hội trong những điều kiện bao vây của chủ nghĩa tư bản thùđịch, mà còn từng bước nâng cao vị thế, uy tín của Nhà nước Xôviết, của Đảngbônsêvích Nga trên chính trường thế giới

Trong hoàn ảnh quốc tế ấy, vấn đề trọng tâm đối với Đảng bônsêvích và nhànước Nga lúc này là phải rút kinh nghiệm, phát hiện và giải quyết những vấn đềđang đặt ra từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội Qua đó góp phần quan trọngthực hiện các nghĩa vụ của mình đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

2.2 Tình hình nước Nga

Nước Nga những năm đầu thập niên thư nhất thế kỷ XX vẫn là một nướccông nghiệp lạc hậu Các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa và nền sản xuất lớnđang thời kỳ manh nha Kinh tế tiểu nông vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh

tế Nga Sự đan xen và tồn tại phức tạp đa dạng ấy của các quan hệ kinh tế, sở hữuđược phản ánh và thể hiện thông qua sự đan xen, tồn tại, phức tạp, đa dạng của cáclực lượng chính trị, tình hình chính trị, các quan hệ chính trị… Mâu thuẫn giữa quýtộc phong kiến với nông dân, giữa tư sản với vô sản, giữa quý tộc phong kiến vớigiia cấp tư sản Nga Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu đang chi phối tình hình nước

Trang 27

Nga lúc này là mâu thuẫn giữa một bên là chế độ phong kiến Nga hoàng được sựthỏa hiệp của giai cấp tư sản Nga còn non yếu và cơ hội với một bên là giai cấpcông nhân, giai cấp nông dân và quảng đại quần chúng nhân dân lao động Nga vàcác dân tộc thuộc địa Nga Mâu thuẫn này đang đã tác động mạnh mẽ, chi phốiphong trào đấu tranhc của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộcthuộc địa trong xã hội Nga.

Giai cấp công nhân Nga đã giác ngộ về chính trị, có tính tổ chức ngày càngcao, có những cuộc bãi công với quy mô chưa từng thấy Giai cấp nông dân đangđấu tranh đòi ruộng đất nổi dậy ở một số tỉnh chống quý tộc phong kiến Học sinh,sinh viên rầm rộ hoạt động chính trị đấu tranh cùng công nông kéo theo nhiều tầnglớp xã hội khác cũng đâu tranh chống địa chủ phong kiến và quý tộc

Tháng 1-1904 cuộc chiến tranh Nga – Nhật nổ ra làm cho mâu thuẫn trên tất

cả các mặt kinh tế, chính trị và xã hội ngày càng trở nên gay gắt Một cuộc khủnghoảng sâu sắc đang diễn ra, làm cho người ta dễ nhận thấy, một cơn bão táp sắp nổilên, Môi một lực lượng trong số 3 lực lượng cơ bản, ba trào lưu chính trị xã hộiNga đang ráo riết thực hiện một cuộc đấu trnah tư tưởng lý luận với quan điểm,cương lĩnh, sách lược của mình Đấu tranh vạch trần những sai lầm phản động củaphái tự do tư sản, dân chủ tiểu tư sản… đã và đang trở thành một nhiệm vụ chínhtrị cấp bách của giai cấp vô sản cách mạng Nga Vấn đề đặt ra là phải tiến hànhcuộc đấu tranh ấy như thế nào, với những nhiệm vụ cụ thể nào để có thể tạo ra tiền

đề cho sự thống nhất của phong trào, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ của phòn trào vôsản với phong trào chính trị của nông dân, tiểu tư sản và các dân tộc thuộc địa Ngahoàng

2.2.1 Tình hình chính trị xã hội

Sau khi Ph.Ăng-ghen mất (1895), những người đứng đầu Quốc tế II vànhững người đứng đầu các đảng dân chủ - xã hội ở Tây Âu đã xét lại chủ nghĩaMác, từ bỏ những tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Mác,biến Quốc tế II và các đảng

Trang 28

dân chủ - xã hội thành những đảng cải lương, hoàn toàn mất tính giai cấp và tính

chiến đấu Tháng 7-1903, Đại hội II của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga

được triệu tập Tại đây đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa phái sê-vích đứng đầu là V.I.Lê-nin và phái Men-sê-vích đứng đầu là Mác-tốp và Ác-xen-xrốt Cuối cùng phần thắng thuộc về phái Bôn-sê-vích Đó là một bước tiếnlớn của phong trào công nhân và những người dân chủ - xã hội Nga Tuy nhiên,sau Đại hội, phái Men-sê-vích đã phản kích lại: xuyên tạc kết quả Đại hội, chiếmBan Biên tập báo "Tia lửa", vu khống bịa đặt, nói xấu V.I.Lê-nin và những ngườiBôn-sê-vích Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga lại lâm vào khủng hoảng, chia

Bôn-rẽ về mặt tổ chức Đó là bước lùi lớn của phong trào Thực tiễn đặt ra cho nin và những người Bôn-sê-vích nhiệm vụ phải đánh bại bọn cơ hội, bảo vệ Đảng,bảo vệ những quan điểm mác-xít về mặt tổ chức trong Đảng

V.I.Lê-Sau khi nội chiến kết thúc, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Nga đã từng bướctổng kết thực hiện và phát triển một số vấn đề lý luận về con đường, nguyên tắc,phương hướng cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Ngathông qua việc nêu ra và thực hiện Chính sách kinh tế mới Sau hai năm thực hiệnChính sách kinh tế mới (NEP), nước Nga đã có những bước phát triển, đặc biệt làkinh tế Đời sống của nhan dân lao động, nhất là nông dân được ổn định, nâng caohơn Khối liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân với quần chúnglao động phi vô sản được củng cố một bước mới Nền công nghiệp được khôi phục

và bắt đầu phát triển Các quan hệ xã hội, văn hóa… được từng bước cải thiện vànâng cao Những điều kiện cơ bản ban đầu để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nướcNga từng bước hình thành, được xác lập

Sau đại hội II của đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, những ngườimensêvích, với sự giúp đỡ của plêkhanốp đã nắm được cơ quan ngôn luận trungương là báo Tia lửa, họ đã bắt đầu một chiến dịch thật sự chống lại những ngườiBônsêvích Trên tờ báo tia lửa mới người ta liên tục công bố những bài báo của các

Trang 29

thủ lĩnh phái mensêvích, ráo riết tuyên truyền cho sự rã rời về tổ chức, bênh vựcchủ nghĩa cá nhân của trí thức tư sản, tiểu tư sản, bênh vực tình trạng vô kỷ luật.Trong đó, đặc biệt là những bài viết theo lập trường vô chính phủ, mang tính chất

vu khống gay gắt… của Tơrốtxki nhằm chống lại V.I.Lênin, và phái bônsêvích

Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi các nhà hoạt động nổi tiếng trongĐảng lúc đó, “những người có uy tín” được công chúng thừa nhận nhưG.V.Plêkhanốp, L.Máctốp, L.I.Acxenrốt, V.I.Daxulích… đã đứng về phía nhữngngười mensêvích Các thủ lĩnh của Quốc tế II, cũng như C.Cauxky cũng lên tiếngbảo vệ những người mensêvích Trong thư gửi Liađốp, đăng trên báo tia lửa, số 66C.Cauxky viết rằng: nếu phải lựa chọn giữa V.I.Lênin và L.Máctốp để đi dự Đạihội II Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga thì chúng ta “kiên quyết chọnL.Máctốp”

Với Đại hội II, Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga đã và đang trải quamột cuộc khủng hoảng, “ một bước tiến, hai bước lùi” Một bước tiến (Đảng đã kếtthúc Đại hội, có cương lĩnh thống nhất) Nhưng đồng thời phong trào cũng lâm vàohai bước lùi: bước lùi thứ nhất, là bọn cơ hội trong Đảng đẩy lùi Đảng về mặt tổchức; bước lùi thứ hai, Đảng bị phân hóa thành hai phái rõ rệt: phái bônsêvích vàphái mensêvích… Nhưng trên tất cả, những điều đó là tất yếu, mang tính lịch sử,theo nhận định sắc sảo của V.I.Lênin: “ Đây là cơn sốt vỡ giọng phát triển”

Có thể tóm lược diễn biến của cuộc khủng hoảng trong nội bộ Đảng côngnhân dân chủ - xã hội Nga theo ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất của cuộc khủng hoảng xảy ra vào mua thu vào mùa thunăm 1903 Cuộc khủng hoảng này diễn ra trong suốt thời gian tiến hành Đại hội IIcủa Đảng kéo dài trong gần 1 tháng (từ 17-7 đến khoảng giữa 10-25 tháng Tám,theo lịch Nga, Tức là từ 30-7 đến khoảng giữa 23-7 và 7-9, Dương lịch), với 37phiên họp toàn thể, không kể các phiên họp các Tiểu ban, các nhóm trong Đảng vàtrải qua hai địa điểm: Brúcxen và Luân đôn Đại hội II là cuộc đấu tranh tư tưởng

Trang 30

lý luận quyết liệt giữa một bên là phái bônsêvích – phái “Tia lửa”, do V.I.Lêninđứng đầu với bên còn lại là phái Sự nghiệp công nhân (phái kinh tế) và phái côngnhân miền Nam (tự nhận là phái giữa)

Sau khi bị thất bại tại Đại hội II, phái mensêvích đã tiến hành một chiến dịchphản công mạnh mẽ không chỉ về tư tưởng lý luận mà còn bằng các thủ đoạn hànhđộng tổ chức Họ tẩy chay các cơ quan trung ương của Đảng, lấy “Đồng minh xãhội – dân chủ cách mạng Nga ở nước ngoài” làm chỗ dựa Xu hướng chủ đạo của

“Đồng minh…” này là coi trọng sự tồn tại các tiểu tổ độc lập như là cơ sở cho sựtồn tại, phát triển của phong trào cách mạng

Giai đoạn thứ hai của cuộc khủng hoảng bắt đầu từ việc phái mensêvích, với

sự ủng hộ và giúp đỡ của Plêkhanốp đã chiếm Ban Biên tập báo Tia lửa vào tháng11-1903 Sauk hi chiếm được cơ quan ngôn luận, phái mensêvích đã giành được đa

số trong Hội đồng đảng Từ số 52 trở đi, tờ Tia lửa đã thực sự trở thành cơ quanngôn luận của phái mensêvích Cũng vì lẽ đó, xuất hiện trong các văn bản, các ấnphẩm của Đảng thuật ngữ “Tia lửa” mới, phân biệt với tờ Tia lửa khi còn đứng trênlập trường bônsêvích cách mạng

Giai đoạn thứ ba của cuộc khủng hoảng diễn ra vào mùa Hè năm 1904 Đây

là thời gian mà phái mensêvích được sự giúp đỡ của các lãnh tụ trong đảng theolập trường chủ nghĩa điều hòa, thực chất là đầu hàng mensêvích, đã trở thành đa sốtrong Ban Chấp hành trung ương, dần dần chiếm đoạt, khống chế tất cả các cơquan trung ương của Đảng Cuộc khủng hoảng bước vào thời kỳ đỉnh điểm vànghiêm trọng nhất Tuy nhiên, đến lúc này, tại hầu hết các địa phương, cơ sở vàtrong các trung tâm công nghiệp lớn, các tổ chức đảng và cán bộ chủ chốt vẫn ủng

hộ V.I.Lênin và những người bônsêvíchvào thời gian này, một mặt, V.I.Lênin vàĐảng Bônsêvích đã tập trung sức lãnh đạo cuộc đấu tranh, giành thắng lợi trongcuộc nội chiến chống sự can thiệp của các thế lực đế quốc bên ngoài, bảo vệ thànhquả Cách mạng Tháng Mười

Trang 31

Mặt khác V.I.Lênin cũng giành sự quan tâm đặc biệt đối với phong trào cáchmạng thế giới Vì thế, ông coi trọng việc nghiên cứu, nhận thức và vạch rõ cácnguyên nhân, tác hại của căn bệnh tả khuynh đã và đang xuất hiện trong phong trào

đó Trong nhiều bài viết và tác phẩm của mình, ông đã phân tích chỉ ra sự cần thiếttiến hành đấu tranh tư tưởng, lý luận để ngăn ngừa, khắc phục căn bệnh đó Thôngqua đó tăng cường, củng cố sự thống nhất về tư tưởng cho phong trào cộng sản vàcông nhân quốc tế

Trong số rất nhiều bài viết, bài phát biểu, tác phẩm của V.I.Lênin đề cập cácvấn đề liên quan đến căn bệnh ấu trĩ tả khuynh được viết vào thời kỳ này bệnh ấutrĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản được coi là tác phẩm quan trọng và tiêubiểu nhất Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản được hoàn thành vàongày 27-4-1920, đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 47 ngày sinh của V.I.Lênin (4-1873– 4-1920) tác phẩm của Lênin, xuất bản vào tháng 6.1920 trước ngày khai mạcĐại hội II Quốc tế Cộng sản Trong tác phẩm này, Lênin phê phán bệnh ấu trĩ "tảkhuynh" trong phong trào cộng sản đương thời; Lênin chỉ ra rằng Đảng cần phải cósách lược mềm dẻo, để tập hợp quần chúng lao động và khắc phục mọi biểu hiện

"tả khuynh" như tách rời Đảng với giai cấp, lãnh tụ với quần chúng, từ chối hoạtđộng trong các tổ chức công đoàn vàng và tham gia nghị viện tư sản; từ chối bất cứ

sự thoả hiệp nào Cũng trong tác phẩm này, Lênin khẳng định rằng đấu tranhchống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh cũng như tả khuynh là quy luật phát triển củaĐảng Cộng sản

Trước tình hình đó, V.I.Lênin đã nghiêm túc nghiên cứu nguyên nhân sựchia rẽ trong Đảng, công bố một loạt bài sau in thành tác phẩm đấu tranh với bọn

cơ hội, nhằm xây dựng một đảng vô sản cách mạng – đảng kiểu mới của giai cấpcông nhân Ông cho rằng, lối thoát duy nhất để ra khỏi khủng hoảng và có thểchấm dứt khủng hoảng là phải khẩn trương triệu tập Đại hội lần thứ III của Đảng

Trang 32

NHiều đồng chí lãnh đạo phái bônsêvích đã đồng tình và ủng hộ đề xuất này củaông Một nhiệm vụ trung tâm sẽ phải được thông qua tại Đại hội III là đấu tranhđảm bảo sự thống nhất về tư tưởng lý luận trên lập trường mácxít là cách mạng,củng cố và kiện toàn tổ chức đảng làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, đoàn kếtnhất trí để đủ sức đảm nhận vai trò lực lượng tiên phong trong cuộc cách mạng đanchủ đang cận kề Tác phẩm Một bước tiến, hai bước lùi được viết nhằm đáp ứngnhu cầu bức thiết đó của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dânlao động Nga.

Để viết tác phẩm Một bước tiến, hai bước lùi, V.I.Lênin đã nghiên cứu cânthận tất cả những văn kiện của toàn bộ quá trình chuẩn bị và quá trình diễn ra Đạihội III, đặc biệt là các biên bản Đại hội II Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga.Đòng thời với việc viết Một bước tiến, hai bước lùi, ông đã thảo một bản chi tiếtcác biên bản, mục lục các bài phát biểu của các đại biểu tại Đại hội, đành giá vềcác đại biểu dự đại hội căn cứ vào các biên bản, những nhóm và loại biểu quyết tạiđại hội

Bên cạnh những thành tựu quan trọng mà chính quyền Xôviết đạt được trêncác lĩnh vực cơ bản của xã hội trong năm đầu tiên thực hiện Chính sách kinh tếmới, nhiều khó khăn yếu kém của Đảng và Nhà nước Xôviết cũng đang bộc lộ.Trong một số lĩnh vực, những khó khăn đang trở nên nghiêm trọng Trong đó phải

kể đến tình trạng quan liêu của bộ máy chính quyền Xôviết ở các cấp Tình trạnglàm việc công tùy tiện, bênh hành chính, giấy tờ và quan lieu, thói vô trách nhiệmcủa mọt bộ phận cán bộ đảng viên khá phổ biến Điều đó đã được V.I.Lênin đặcbiệt chú ý.Bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu, phat triển lý luận của chủ nghĩa mác

về triết học quan tâm đến chỉ đạo Quốc tế Cộng sản, tiếp tục phát triển các quanniệm về NEP, về xây dựng Đảng của giai cấp công nhân…, V.I.Lênin đã dànhnhiều công sứ và thời gian để phân tích các vấn đề đặt ra liên quan đến nguyênnhân của tình trạng nói trên Người đã làm việc không mệt mỏi để giải quyết các

Trang 33

công việc bộn bề của thực tiễn và của nghiên cứu phát triển lý luận về xây dựng bộmáy chính quyền Xôviết.

Một trong những nguyên nhân và là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dãn đếntình trạng quan liêu bênh hành chính, giấy tờ chính quyền Xôviết bắt nguồn từnhững yếu kém trong công tác thanh tra và kiểm tra Trong đó, Bộ dân ủy thanh tracông nông đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Bản thân nó cũng đã trởthành bộ máy cồng kềnh và quan liêu Để chỉ đạo việc cải tổ Bộ dân ủy thanh tracông nông, V.I.Lênin đã viết nhiều bài viết, chỉ thị, thư nhằm làm rõ thực trạng cácvấn đề đặt ra và cả những giải pháp định hướng cho việc sắp xếp, cải tổ lại Bộ nàycũng như chính quyền Xôviết Trong đó, nổi bật là tác phẩm Thà ít mà tốt Thà ít

mà tốt được V.I.Lênin đọc cho thư kí ghi lại khi ông bị ốm phải điều trị với sự sátsao và nghiêm nghặt tận tình của các bác sỹ

Sau cách mạng tháng Mười Nga đã gặp rất nhiều khó khăn, đó là một thực

tế Lênin đã từng nhận định: Các cuộc cách mạng thực sự vĩ đại đều phát sinh từnhững mâu thuẫn giữa cái cũ, giữa xã hướng muốn sửa lại cái cũ, và xu hướng hếtsưc trừu tượng muốn đi đến cái mới và cuộc cách mạng ấy càng triệt để bao nhiêuthì mâu thuẫn kia càng tồn tại lâu bấy nhiêu Nước Nga lúc này cũng ở trong hoàncảnh đó Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và năm nội chiếnvới sự can thiệp quân sự nước ngoài, nước Nga rơi vào tình trạng hết sức nặng nề

cả về phương diện kinh tế, chính trị và xã hội

Chiến tranh thế giới và nội chiến đã làm cho nền kinh tế nước Nga bị suysụp nặng nề Trong số người bị giết trong chiến tranh của nước Nga, có khoảng30% là nam giới ở độ tuổi lao động

Nguồn của cải bị tiêu hủy trong các cuộc chiến tranh đó rất lớn: ¼ tài sảnquốc dân bị tiêu hủy; đại đa số xí nghiệp công nghiệp ở tình trạng đình đốn, nhiềunhà máy ngừng hoạt động, đặc biệt các ngành công nghiệp nặng so với trước chiếntranh, sản lượng công nghiệp nặng giảm 7 lần; ngành giao thông ở vào tình trạng tê

Trang 34

liệt, do nhiên liệu thiếu, lương thực thực phẩm không đủ Thêm vào đó, nạn mấtmùa năm 1920, nạn thiếu thức ăn gia súc, nạn chết súc vật…đã làm cho đời sốngnhân dân điêu đứng đến mức không thể chịu nổi

Cơ cấu kinh tế nước Nga lúc đó là cơ cấu của nền kinh tế nhiều thành phần:kinh tế gia trưởng, kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, tư bản tư nhân, kinh tế tư bảnnhà nước và kinh tế chủ nghĩa xã hội: “vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa

là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh củachủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cúng đều thừa nhận là có”,bên cạnh nhau, vừa đấu tranh vừa hợp tác trong điều kiện giai cấp công nhân nắmchính quyền

Cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước Nga bao gồm các cấp chủ yếu sau: giai cấp

tư sản, tiểu tư sản, giai cấp vô sản Xu hướng phát triển của các giai cấp rất khácnhau

Lực lượng giai cấp vô sản ít ỏi do các ngành công nghệp chưa phát triển vàđình đốn nên số lượng đội ngũ giai cấp vô sản đã ít lại giảm đi nhiều Đời sống bịcùng cực, một bộ phận công nhân đã tha hóa, biến chat tỏ ra bất mãn với chínhquyền Xôviết, thậm chí trong hàng ngũ vô sản đã có một bộ phận náy sinh tưtưởng hoài nghi, thất vọng không tin tưởng vào đường lối xây dựng phát triển kinh

tế của chính quyền Xôviết Trong đội ngũ những người vô sản cũng đã diễn ranhững cuộc bãi công tại một số xí nghiệp ở Pêtơrôgrát và thành phố khác Họ côngkhai đòi chính quyền Xôviết cho buôn bán trao đổi sản phẩm công, nông nghiệp,đòi hạn chế các hoạt động của các đội kiêmr soát đang cản trở tập thể và tư nhânchuyên chở sản phẩm nông nghiệp vào thành phố

Tầng lớp tiểu tư sản rất đông, chiếm phần lớn dân cư, nhất là “quần chúngnửa vô sản” có ảnh hưởng rất lớn đến giai cấp vô sản nhưng “tính tự phát tiểu tưsản chiếm ưu thế va không thể không chiếm ưu thế, số đông; thậm chí là đại đa số

Trang 35

nông dân đều là những người sản xuất hàng hóa nhỏ” Điều đó đã làm suy giảmsức mạnh của của liên minh công nông.

Ngày càng nhiều nông dân bất mãn đối với chính quyền Xôviết do sau khikết thúc nội chiến, Nhà nước Xôviết vẫn tiếp tục thực hiện chính sách trưng thulương thực như thời kỳ nội chiến Họ không mở rộng sản xuất, chỉ gieo trồng đủlương thực cho gia đình Điều đó góp phần làm cho lương thực suy giảm Trênthực tế, đã diễn ra những cuộc bạo loạn, đặc biệt đáng lưu ý là cuộc bạo loạn ởTambốp – tỉnh sản xuất lúa mì chủ yếu ở nước Nga lúc bấy giờ Hàng ngìn người

đã tham gia cuộc bạo loạn đòi bãi bỏ trưng thu lương thực thừa Đỉnh cao của cuộcbạo loạn là cuộc nổi dậy của thủy thủ tại căn cứ hải quân Crônstát, tháng 3 – 1921.Điều đáng nói là, tham gia vào cuộc bạo loạn này có nhiều binh lính đã từng làchiến sỹ anh dũng bảo vệ chính quyền Xôviết trước đây Những người tham giabạo loạn đưa ra khẩu hiệu đòi bãi bỏ trưng thu lương thực thừa, thực hiện chế độ tự

do buôn bán sản phẩm, trước hết là lúa mì

Một số người cộng sản đã có biểu hiện bi quan dao động, không kiên địnhlập trường cách mạng của giai cấp vô sản Vấn đề cấp bách đặt ra lúc này là: Vìsao một bộ phận không nhỏ binh lính, nông dân thậm chí cả những người vô sản…

đã từng chiến đấu, hy sinh cho nền cộng hòa Xôviết trẻ tuổi trong chiến tranh,trong nội chiến đã góp phần giữ vững chính quyền, nay lại tỏ ra hoài nghi, bấtbình, suy giảm lòng tin đối với chính quyền ấy?

Trong thời kỳ này, V.I.Lênin đã đánh giá tư sản và tầng lớp tiểu tư sản rằng:

“Họ không tin chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản nào hết, họ chỉ “ngồi chờ” choqua cơn bão táp vô sản”

Những người tư sản và tiểu tư sản ấy chờ cơ hội để lật đổ chính quyền côngnông, nhằm đưa nước Nga trở lại con đường đi lên chủ nghĩa tư bản Bọn phảnđộng đã lợi dụng tình trạng bất bình của vô sản, nông dân, binh lính, lợi dụng sựdao động của một số bộ phận những người cộng sả không kiên định lập trường

Trang 36

cách mạng để phá hoại công cuộc xây dựng kinh tế, xây dựng chế độ mới Toàn bộnhững diễn biến mới trong kinh tế, xã hội, nhất là trong chính trị, tư tưởng đã làmsuy yếu nền tảng xã hội của chuyên chính vô sản, đe dọa sự tồn tại của chínhquyền Xôviết Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này chỉ có thể là một tronghai giả thuyết: hoặc là do sự chống phá, phá hoại của các thế lực đế quốc nướcngoài câu kết với bọn phản động trong nước; hoặc là do những sai lầm trong chínhchủ trương, sách lược và đường lối chính trị mà Đảng và Nhà nước Xôviết đã vàđang thực hiện nếu thứ nhất, các phương hướng, giải pháp tác động có thể phảichủ yếu là tăng cường các hoạt động tuyên truyền chính trị, đấu tranh tư tưởng lýluận… nhằm tăng cường và củng cố niềm tin vào chế độ mới Nếu nguyên nhâncủa tình trang được hiểu và nhận thức theo khả năng thứ hai, các phương hướng,giải pháp tác động có thể hướng vào trọng tâm nghiên cứu để thay đổi đường lốiphát triển của đất nước, thay đổi sách lược chính trị và các nhiệm vụ cách mạngcho phù hợp với những đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống Với tinh thần cách mạng -kha học, với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, trên tinh thần phân tích những tìnhhình cụ thể các sự kiện, các vấn đề và thực tiễn… đã bác bỏ giả thuyết nguyênnhân tình hình theo hướng thứ nhất.

V.I.Lênin đã thừa nhận rằng: Đến năm 1921, chúng tôi vấp phải một cuộckhủng hoảng chính trị bên trong nước Nga Xôviết Đó là cuộc khủng hoang lớnnhất Cuộc khủng hoảng đó đã cho một bộ phân khá lớn nông dân, mà cả côngnhân, binh lính bất bình Và ông cho rằng, cuộc khủng hoảng này thực sự là khủnghoảng chính trị Cuộc khủng hoảng đã làm thu hẹp cơ sở tồn tại của chính quyềnXôviết, suy giảm nghiêm trọng lòng tin của quần chúng nhân dân vào chính quyền

ấy Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ấy là do những bất mãn, thái độ bấtbình của đông đảo quần chúng nông dân đối với chính sách kinh tế - xã hội củaNhà nước Xôviết

Trang 37

Nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng đó, Đại hội X Đảng xã hội – dânchủ Nga năm 1921 đã thông qua đường lối mới xây dựng chủ nghĩa xã hội Theo

đó, Đại hội quyết định cần thay thế Chính sách cộng sản thời chiến bằng chínhsách kinh tế mới; nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Bônsêvích trong công cuộchòa bình xây dựng và phát triển kinh tế; nhấn mạnh tính tất yếu liên minh của giaicấp vô sản với nông dân và quảng đại quần chúng nhân daan lao động phi vô sảntrong cách mạng vô sản và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Để hiện thực hóa hai nội dung trung tâm của đường lối cách mạng trong giaiđoạn mới: Chính sách kinh tế mới và liên minh của giai cấp vô sản với quảng đạiquần chúng lao động phi vô sản, V.I.Lênin đã công bố nhiều bài nói, bài viết, tácphẩm trên các diễn đàn cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước Xôviết ,…những nghiên cứu của người về chính sách kinh tế mới và những điều kiện, tiền đề,động lực chính trị để thực hiện chính sách kinh tế ấy

Trong đó tác phẩm Bàn về thuế lương thực được coi là một trong số các tácphẩm tiêu biểu Cuốn bàn về thuế lương thực, được V.I.Lênin viết vào tháng 5-

1921, đã đề cập và làm sáng tỏ bản chất, đặc điểm và nội dung của liên minh giữagiai cấp vô sản với quần chúng lao động phi vô sản, các nội dung cơ bản, mục tiêu,phương hướng và nhiệ vụ của NEP và mối quan hệ biện chứng giữa liên minh củagiai cấp công nhân với quá trình thực hiện NEP

Sự tác động cản trở ở nước Nga Xô viết của các cường quốc tư bản phươngtây bằng can thiệp chiến tranh, phá hoại Sự can thiệp của các nước tư bản phươngtây mặc dầu “chúng không đánh đổ được chế độ mới do cách mạng thiết lập nên,nhưng chúng đã không để cho chế độ đó có được ngay lập tức một bước tiến, đúngtheo dự kiến của những người xã hội chủ nghĩa và cho phép những người xã hộichủ nghĩa phát triển được lực lượng sản xuất hết sức nhanh chóng; chúng không đểcho chế độ đó chứng minh được tất cả và cho mỗi người thấy rõ rằng, thấy hoàntoàn hiển nhiên rằng chủ nghĩa xã hội chứa đựng những lực lượng vô biên, rằng

Trang 38

nhân loạn ngày nay đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, một giai đoạn cónhững tiền đồ rực rỡ phi thường.

Lúc này nước Nga đang ở trong một tình trạng của nền kinh tế lạc hậu Mứcnăng suất lao động của tiểu nông còn rất thấp Với tình trạng bị tàn phá của đấtnước, nước Nga đang đứng trước những khó khăn lớn

Về tình hình quốc tế, Lênin nhận định: Nước Nga đang có thuận lợi là toànthế giới đang bước vào một phong trào nhất định sẽ đưa đến một cuộc cách mạngXHCN toàn thế giới Song cái bất lợi là bọn đế quốc đã chia thế giới ra làm 2 phe,

và nước Đức – một nước thực sự phát triển theo chủ nghĩa tư bản và văn minh tiêntiến ngày càng được phục hồi một cách khó khăn bởi sự xâu xé của các cườngquốc tư bản chủ nghĩa khác Mặt khác, toàn bộ người phương đông với hàng trămtriệu người lao động bị bóc lột bần cùng hóa đến cực điểm đang lâm vào hoàn cảnh

là lực lượng thể chất và vật chất và quân sự của bất cứ nước nào ở Tây Âu dù đó lànhỏ bé hơn nhiều

Tình hình trong nước và quốc tế nhìn chung lợi ít mà khó khăn thì nhiều Từ

đó Lênin đã đặt ra nhiều câu hỏi: “với nền cản xuất tiểu nông và tiểu tiểu nông của

ta, với tình trạng bị tàn phá của đất nước ta, liệu chúng ta có thể đứng vững đượccho đến khi các nước tư bản Tây Âu hoàn thành được bước phát triển của họ lênchủ nghĩa xã hội không?” Dể giải quyết được vấn đề này, Lênin đã nhắc đi nhắclại rất nhiều lần đến việc thự hiện một sách lược phải làm thế nào để giữ vững vàcủng cố quyền hạn của giai cấp vô sản Lênin nêu lên: “tình hình đó buộc nước taphải có sách lược gì? Cố nhiên là sách lược sau đây: Chúng ta cần tỏ ra hết sứcthận trọng để bảo đảm an toàn chính quyền của công nhân ta, để duy trì tầng lớptiểu nông và tiểu tiểu nông của ta dưới quyền lực và dưới sự lãnh đạo của chínhquyền đó” Vấn đề căn bản nhất để dương đầu với những khó khăn và bước đầuthực hiện những công việc tiền đề cho chủ nghĩa xã hội là: “Chúng ta phải gắngsức xây dựng một nhà nước, trong đó công nhân tiếp tục lãnh đạo nông dân, duy trì

Trang 39

được lòng tin của họ đối với mình và trừ bỏ được cả những lãng phí nhỏ nhất tronglĩnh vực đời sống xã hội, bằng cách thực hiện tiết kiệm nghiêm ngặt”.

Lênin phân tích rõ tại sao phải làm như vậy? Bởi vì chỉ có làm cho bộ máycủa chúng ta trong sạch đến tột mực, chỉ có giảm bớt đến mức tối đa những cáikhông tuyệt đối cần thiết chúng ta mới có thể đứng vững được…

Vì những lẽ trên căn cứ vào hoàn cảnh thực tiễn và hoàn cảnh nước Nga quacác giai đọan lịch sử cụ thể V.I.Lênin đã viết nhiều tác phẩm nhằm đấu tranhchống bọn chủ nghĩa cơ hội đặc biệt là phát triển lý luận về sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản tiến tới xây dựng một xãhội mới xã hội cộng sản chủ nghĩa, tháng 5-1904, V.I.Lê-nin đã viết tác phẩm

“Một bước tiến hai bước lùi”, “Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản”,

“Bàn về thuế lương thực” và tác phẩm cuối đời của ông “Thà ì mà tốt” Lênin chỉ rarằng: Cần làm ngay và làm một cách nghiêm túc dứt khoát và mạnh mẽ việc cảitiến bộ máy nhà nước trên cơ sở nền tảng khoa học của chủ nghĩa Mác-Ăngghen

và thực tiễn nước Nga lúc bấy giờ

Tuy nhiên trình độ phát triển kinh tế và văn hóa còn thấp đã không cho phépnước Nga chuyển trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội, mặc dù đãocs những tiền đề chínhtrị cho bước chuyển ấy (đã kết thúc nội chiến thắng lợi) Những khó khăn ấy cầnphải được tính đến trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Những yếu kém của bộ máy nhà nước Xôviết thông qua một bộ phận tiêubiểu là “bộ dân ủy thanh tra công nông” ngày càng khồn đáp ứng yêu cầu cả sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhìn chung, bộ máy nhà nước Xôviết và độingũ cán bộ của bộ máy nhà nước ấy chưa hội đủ những hiểu biết cần thiết để làmviệc theo nhiệm vụ, chức năng của mình Nhà nước của chế độ mới, của giai cấpcông nhân, nông dân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản…

mà vẫn làm theo phong cách cũ, thậm chí còn nhiều người ít am hiểu công việc

Trang 40

nhà nước hơn cả công chức cũ Trong khi đó, số lượng người trong bộ máy nhànước lại quá nhiều, chất lượng và hiệu lực quản lý của nhà nước rất thấp Đó làmột nguy cơ cần khắc phục kịp thời.

2.3 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân qua các tác phẩm: “Một bước tiến hai bước lùi”, “Bệnh ẫu trí tả khuyng trong phong trào cộng sản”;

“Bàn về thuế lương thực”; “Thà ít mà tốt”.

Cống hiến vĩ đại của C.Mác, ph.Ăngghen đối với phong trào cộng sản vàcông nhân quốc tế là các ông đã phát hiện sứ mệnh lịch sử trên toàn thế giới củagiai cấp công nhân Nhờ sự phát hiện này các ông đã khắc phục được hạn chế củacác nhà tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng C.Mác và ph.Ăngghen đã chỉ

rõ “thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp

vô sản hiện đại” [32;393]

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một tất yếu khách quan, nhưng đểbiến khả năng khách quan đó thành thực thì phải thông qua những nhân tố chủquan của giai cấp công nhân Trong những nhân tố chủ quan đó, thì việc thành lậpĐảng Cộng sản, một Đảng trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của dântộc, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức là nhân tố giữ vai trò quyết định,bảo đảm cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch của mình

V.I.Lênin kế thừa và phát triển những luận điểm khoa học, cách mạng củaC.Mác và ph.Ăngghen vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi chủ nghĩa tư bản đãchuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Người tiếp tục khẳng định vai trò, sứmệnh lich sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, đồng thời bổ sung phát triểnthêm nhiều luận điểm quan trọng Người nêu lên quan niệm về sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân trong điều kiện mới là: giai cấp thống trị về mặt chính trị, giaicấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệpsáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh thủ tiêu hoàn toàn các giai

Ngày đăng: 20/04/2024, 13:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w