1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Giai cấp và đấu tranh giai cấp

35 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giai cấp và đấu tranh giai cấp
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 62,54 KB

Nội dung

+ Đấu tranh giai cấp: là đặc trưng của bất kỳ xã hội nào có áp bức bóclột, là cuộc đấu tranh giữa tư sản và quý tộc, đấu tranh giữa những người hữusản với những người vô sản không có tài

Trang 1

CHƯƠNG 1: GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP

1 Khái quát các quan điểm ngoài Mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp

1.1 Quan điểm của các nhà tư tưởng trước Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp -I- Thời cô đại

V Ở Trung Quốc cổ đại

- Theo Khổng Tử: chủ trương bảo vệ quyển lực cho tầng lớp quý tộc

và phân chia xã hội gồm: quân tử và tiểu nhân

+ Quân tử là người có nhân cách cao, có quyển lực lớn

+ Tiểu nhân là người có địa vị và nhân cách thấp, phải phục tùng quyểnlực của người quân tử

- Theo Lão Tử: chủ trương bảo vệ lợi ích cho tầng lớp nông nô.

- Theo Mặc Tử: chủ trương đòi bình đẳng cho các tầng lớp và phân

chia xã hội gồm: Sỹ, Nông, Công, Thương

V Ở Ấn Độ cổ đại

- Theo Upanisat: phân biệt về chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn

giáo và phân chia đẳng cấp gồm: Tăng lữ, Quý tộc, Bình dân tự do và Tiệnnô

V Ở Hy Lạp cổ đại

- Theo Platông: do bất bình đẳng tài sản dẫn đến xung đột xã hội và

phân chia xã hội gồm: Triết gia, Chiến binh, Bình dân

+ Triết gia: là các nhà triết học thông thái có địa vị cao nhất, thực hiệnnhiệm vụ lãnh đạo xã hội

+ Chiến binh: là các chiến binh dũng cảm có địa vị thấp hơn, thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ xã hội

1

Trang 2

+ Bình dân: là những người nông dân và thợ thủ công có địa vị thấpnhất, thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, tạo ra của cải nuôi sống xã hội.

- Theo Arixtốt: phân chia xã hội gồm: Cầm quyền thống trị, Bị trị, Nô

lệ

Thời cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều xuất hiện những tưtưởng phản ánh sự phân chia xã hội thành giai cấp và đấu tranh giai cấp Tuynhiên những tư tưởng này rất đơn giản và chất phát, chưa phải là một địnhnghĩa khoa học về giai cấp mà chỉ thừa nhận giai cấp là những người cóquyền lực, có địa vị và chức năng khác nhau trong xã hội Đồng thời theongười cổ đại, sự phân chia xã hội thành những hạng người khác nhau là do tựnhiên (Trời) hay do Thượng đế, thần thánh và chưa thấy được giai cấp cónguồn gốc từ đời sống kinh tế - xã hội cũng như chưa thấy được tính lịch sửcủa giai cấp

4- Thời phục hưng và cận đại

- Theo Tômát Morơ (Anh), Tômađô Campanenela (Italia) và Rútxô

(Pháp) cùng tư tưởng cho rằng:

+ Giai cấp: là những tầng lớp có quyền lực và địa vị khác nhau trong xãhội

+ Đấu tranh giai cấp, bất công trong xã hội xuất phát từ sự phát triểnkinh tế, trong hình thức sở hữu

Tuy nhiên, các nhà tư tưởng thời kỳ này còn chịu ảnh hưởng tư tưởng

cơ đốc giáo hoặc đứng trên quan điểm tự nhiên thần luận về lịch sử để giảithích vấn đề giai cấp nên chưa thấy được cơ sở kinh tế của giai cấp

- Theo Xanh Ximông cho rằng:

+ Quyền sở hữu: là tiêu chuẩn phân biệt xã hội và là cơ sở của thượngtầng kiến trúc của xã hội

2

Trang 3

+ Xã hội được chia thành 3 giai cấp: các nhà khoa học, các chủ sở hữu

và những người không có sở hữu

+ Đấu tranh giai cấp: là đặc trưng của bất kỳ xã hội nào có áp bức bóclột, là cuộc đấu tranh giữa tư sản và quý tộc, đấu tranh giữa những người hữusản với những người vô sản (không có tài sản)

- Theo Phrăngxoa Ghiđô, Ôgúyxtanh Chiêry và PhrăngxoaMinhê chorằng:

+ Sự thay đổi quan hệ sở hữu về tài sản, chủ yếu là thay đổi quan hệ sởhữu về ruộng đất đã dẫn đến sự thay đổi về quan hệ giai cấp và thay đổi vềchế độ chính trị

+ Xã hội có nhiều giai cấp

+ Sự hình thành giai cấp dựa vào con đường bạo lực và nô dịch Đấutranh giai cấp tạo nên nội dung chủ yếu của lịch sử

Các nhà tư tưởng trước Mác đã nêu lên nhiều tư tưởng có giá trị về vấn

đề giai cấp và đấu tranh giai cấp Những tư tưởng đó là tiền đề cho sự ra đời

lý luận của chủ nghĩa Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp Do đó, “thuyết đấu tranh giai cấp không phải do Mác, mà do các giai cấp tư sản trước Mác sáng tạo ra”.

1.2 Quan điểm tư sản hiện nay về giai cấp và đấu tranh giai cấp

- Một số học giả tư sản phủ nhận hoàn toàn học thuyết giai cấp và đấutranh giai cấp vì cho rằng:

+ Các Mác đã quá nhấn mạnh đến sự đối lập giữa tư sản và vô sản khixây dựng học thuyết về giai cấp Quy luật đấu tranh giai cấp không phải làquy luật phổ biến, quy luật chung cho mọi xã hội Do đó, lý luận giai cấp làsai lầm

3

Trang 4

+ Điển hình như tại Mỹ, quan hệ sở hữu đã thay đổi, không còn giaicấp vô sản nữa Do đó đấu tranh giai cấp là vô nghĩa.

- Thừa nhận sự phân chia xã hội thành giai cấp, bác bỏ cơ sở kinh tếcủa giai cấp đi tìm cơ sở sinh học hay tâm lý của giai cấp vì giải thích nguồngốc giai cấp từ cơ sở sinh học (những tố chất cấu tạo nên cơ thể, cấu trúc hoànthiện hoặc không hoàn thiện của cơ thể ) hoặc giải thích dựa vào trạng thái,khả năng trí tuệ, nghề nghiệp làm cơ sở để phân chia giai cấp Phần lớn cácnhà kinh tế căn cứ vào thu nhập để phân biệt giai cấp

- Trong phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế xuất hiện hai quanniệm sai lầm về đấu tranh giai cấp

+ Quan điểm hữu khuynh (tiêu biểu là Bécxtanh - Đức) thừa nhận cơ sở

kinh tế của giai cấp và dùng phương pháp cải lương để giải quyết mâu thuẫngiai cấp, nhấn mạnh biện pháp đấu tranh kinh tế và mục tiêu kinh tế mà khôngchú ý đúng mức đến mục tiêu chính trị, lảng tránh trách nhiệm xã hội Nhìnchung theo quan điểm này là coi thường, buông lỏng, xem nhẹ vấn đề giai cấp

và đấu tranh giai cấp

+ Quan điểm tả khuynh đưa các khẩu hiệu cách mạng cực đoan để lợi

dụng tình cảm của quần chúng nhân dân, che giấu bản chất chủ nghĩa cơ hộicủa mình Họ đánh giá các sự kiện lịch sử, các hiện tượng xã hội một cáchchủ quan và bỏ qua các bước quá độ đẩy phong trào đến chỗ phiêu lưu, mạohiểm (chủ quan, duy ý chí) Theo quan điểm này đề cao quá mức tầm quantrọng của vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp

Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp rất phức tạp, các nhà tư tưởng tưsản luôn xuyên tạc hay che đậy nó

4

Trang 5

2 Quan niệm Mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp

2.1 Giai cấp

-I- Quan niệm: “Người ta gọi giai cấp, những tập đoàn to lớn, những

tập đoàn này khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan

hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất,

về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định” (V.I.Lênin).

Theo định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin thì giai cấp gắn liền với một hệ

thống sản xuất nhất định và có địa vị khác nhau trong hệ thống sản xuất đó.Địa vị này do các quan hệ sản xuất quyết định Vì vậy, các giai cấp khác nhauthì:

+ Quan hệ khác nhau đối với sở hữu tư liệu sản xuất Những giai cấpnhư chủ nô (trong chế độ nô lệ), địa chủ (trong chế độ phong kiến), tư sản(trong chế độ tư bản) là những tập đoàn người giữ địa vị thống trị trong hệthống kinh tế - xã hội mà họ là đại biểu vì họ nắm được phương tiện, điềukiện vật chất quan trọng nhất (chiếm hữu tư liệu sản xuất xã hội) để chi phốilao động của tập đoàn người không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất Nhữngtập đoàn người bị mất tư liệu sản xuất như nô lệ (trong chế độ nô lệ), nông nô(trong chế độ phong kiến), vô sản (trong chế độ tư bản) buộc phải phụ thuộc

về kinh tế vào các tập đoàn thống trị

+ Vai trò khác nhau trong tổ chức, quản lý lao động xã hội Tập đoànnào chiếm hữu tư liệu sản xuất đương nhiên giữ vai trò lãnh đạo, chỉ huy hoạtđộng sản xuất và lưu thông trên qui mô toàn xã hội cũng như từng đơn vị kinhtế

5

Trang 6

+ Phương thức và quy mô thu nhập của cải xã hội khác nhau Là ngườichiếm hữu tư liệu sản xuất và tổ chức lãnh đạo sản xuất, tập đoàn thống trị đủđiều kiện thực hiện mục đích của mình trong sản xuất là chiếm đoạt sản phẩmthặng dư do các giai cấp lao động tạo ra Địa vị khác nhau của giai cấp là cơ

sở của quan hệ bóc lột giai cấp, thực chất quan hệ giai cấp trong xã hội đốikháng là quan hệ bóc lột

-L Nguồn gốc: Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến có sự phân công

lao động, mang lại năng suất lao động cao hơn, từ đó dẫn đến sản phẩm thặng

dư tương đối Trong xã hội sẽ xuất hiện chế độ tư hữu làm cơ sở cho sự hìnhthành giai cấp Như vậy, nguồn gốc cơ bản ra đời giai cấp là nguồn gốc kinh

tế - đó là chế độ tư hữu

4- Kết cấu: Trong kết cấu giai cấp của xã hội bao gồm các giai cấp cơ

bản đối lập nhau, các giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian

+ Các giai cấp cơ bản đối lập nhau: là các giai cấp do phương thức sản

xuất của xã hội sinh ra Đó là giai cấp chủ nô và nô lệ (phương thức sản xuấtchiếm hữu nô lệ), giai cấp địa chủ và nông nô (phương thức sản xuất phongkiến), giai cấp tư sản và vô sản (phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa).Quan hệ giữa các giai cấp này là quan hệ bóc lột và bị bóc lột, thống trị và bịtrị Cuộc đấu tranh giữa các giai cấp cơ bản quyết định xu hướng tính chất của

sự vận động xã hội

+ Các giai cấp không cơ bản: là các giai cấp tàn dư của phương thứcsản xuất cũ để lại như giai cấp chủ nô và nô lệ (trong giai đoạn đầu củaphương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ) hay các giai cấp mầm mống củaphương thức sản xuất tương lai như giai cấp công nhân (trong giai đoạn cuốicủa phương thức sản xuất phong kiến - thời kỳ công trường thủ công)

+ Các tầng lớp trung gian: là sản phẩm của chính phương thức sản xuấtđang thống trị, là kết quả của quá trình phân hóa xã hội không ngừng diễn ranhư tầng lớp bình dân (phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ), tiểu tư sản

6

Trang 7

(phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa), tầng lớp trí thức tồn tại trong bất kỳ

xã hội có giai cấp nào Tầng lớp trí thức có vai trò rất quan trọng trong cáchoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa

Tóm lại, sự xung đột của các giai cấp cơ bản sẽ dẫn đến đấu tranh giaicấp

2.2 Đấu tranh giai cấp

-l- Quan niệm: Đấu tranh giai cấp là “cuộc đấu tranh của quần chúng

bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản” (V.I.Lênin).

-I- Nguyên nhân: Sự xung đột lợi ích kinh tế giữa các giai cấp.

-L Nguồn gốc: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản

xuất cũ (phương thức sản xuất) Mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội thànhmâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ đại diện cho lực lượngsản xuất mới đòi hỏi một quan hệ sản xuất mới thích hợp, với một bên là giaicấp thống trị bóc lột, bảo thủ, đại biểu cho quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu.Khi mâu thuẫn này lan rộng khắp các lĩnh vực đời sống xã hội và ngày cànggay gắt hơn, lôi kéo các giai tầng trong xã hội đứng về phía bên này hay bênkia thì cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội sẽ xuất hiện đầy đủ và rõ nét

4- Các hình thức cơ bản: Tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, vào các

giai cấp tham gia đấu tranh, vào giai đoạn phát triển cuộc đấu tranh mà đấutranh giai cấp diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên có 3 hìnhthức đấu tranh cơ bản là: đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị và đấu tranh tưtưởng Trong thời đại ngày nay, cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đang ởthời kỳ thoái trào, giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN)đang đứng trước vấn đề cấp bách là tìm những hình thức mới của đấu tranh

7

Trang 8

giai cấp để chống lại những thủ đoạn mới của giai cấp thống trị, của nhữngtập đoàn tư bản lũng đoạn xuyên quốc gia bảo vệ những lợi ích giai cấp trướcmắt và lâu dài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

-l- Vai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng:

Trong tuyên ngôn Đảng Cộng Sản của Mac - Ăngen: “Lịch sử xã hội loài người từ khi có giai cấp đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp'’” Đấu

tranh giai cấp là một trong những động lực quan trọng của các xã hội có giaicấp đối kháng

+ Lĩnh vực kinh tế:

- Thời bình lực lượng sản xuất phát triển

- Thời chiến (cách mạng xã hội xảy ra) quan hệ sản xuất phát triển dẫnđến lực lượng sản xuất phát triển

+ Lĩnh vực chính trị:

- Thời bình đời sống chính trị phát triển

- Thời chiến (cách mạng xã hội xảy ra) kiến trúc thượng tầng pháttriển dẫn đến cơ sở hạ tầng phát triển

+ Lĩnh vực tư tưởng:

- Thời bình đời sống tư tưởng văn hóa phát triển

- Thời chiến (cách mạng xã hội xảy ra) hệ tư tưởng phát triển dẫn đếntồn tại xã hội phát triển

Đấu tranh giai cấp dẫn đến chuyên chính vô sản - công cụ xóa bỏ chế

độ tư hữu và giai cấp, xây dựng chủ nghĩa cộng sản Điều kiện tiên quyết làphải tạo ra được lực lượng sản xuất phát triển rất cao cùng với sự trưởngthành vượt bậc của con người tạo ra một năng suất lao động xã hội rất cao

8

Trang 9

2.3 Đấu tranh của giai cấp vô sản trong điều kiện mới hiện nay -I- Điều kiện mới

+ Chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, so sánh lựclượng thay đổi tạm thời có lợi cho các lực lượng phản cách mạng và bất lợicho lực lượng cách mạng Lực lượng cách mạng chia rẽ, mất đoàn kết, suyyếu Lực lượng phản cách mạng có lợi tuyên truyền xuyên tạc lý luận giai cấp

và đấu tranh giai cấp

+ CNTB có những điều chỉnh, thay đổi để thích nghi tiếp tục phát triển,mâu thuẫn giai cấp (tư sản và vô sản) tạm thời được xoa dịu

+ Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển mạnh mẽ làmcho lực lượng sản xuất tăng nhanh Nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin rađời làm phân hóa giai - tầng trong xã hội Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất

có tính chất xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất vẫn dựa trên trên chế độ sởhữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất có nhiều biểu hiện mới gay gắt, phứctạp, không dễ nhận thức như trước đây, những kết luận vội vàng: không còngiai cấp vô sản, đấu tranh giai cấp lỗi thời

+ Thực tế cho thấy, xung đột giữa tư bản lao động, phân cực giàunghèo, phân hóa thu nhập, xung đột dân tộc, khu vực, cộng đồng đã tạo nên

sự bất ổn trong xã hội

-I- Nội dung mới:

+ Đấu tranh giữa lao động và tư bản (ở các nước TBCN phát triển).+ Đấu tranh của nhân dân lao động (các nước đang phát triển và cácnước XHCN) chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, vìđộc lập dân tộc và CNXH và vì lợi ích chân chính của mình

+ Trọng tâm của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên toàn thế giới làđấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH chống các thế lực phản động, đế quốc

9

Trang 10

chủ nghĩa đang ráo riết thực hiện “diễn biến hòa bình (lật đổ chế độ XHCN

mà không cần chiến tranh)

-ị- Hình thức mới: Van tồn tại 3 hình thức cơ bản: đấu tranh kinh tế,

đấu tranh chính trị và đấu tranh tư tưởng Nhưng vận dụng uyển chuyển, lồngghép vào các hình thức đấu tranh khác, không được cường điệu hóa dẫn đếncục bộ, không đoàn kết được các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ Đồngthời cũng không được chủ quan, thỏa hiệp, mất cảnh giác làm cho lực lượngcách mạng rơi vào thế bị động, phân liệt

3 Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

-I- Điều kiện mới

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam vẫn tồn tại lâu dài các giaicấp, tầng lớp khác nhau Đấu tranh giai cấp là một thực tế khách quan Vấn đềkhông phải là lảng tránh danh từ đấu tranh giai cấp, mà cơ bản là nhận thứcđúng tính chất, đặc điểm, nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp để từ đóxây dựng các phương pháp xử lý tốt các quan hệ xã hội - giai cấp

Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện mới: cơ cấu giaicấp, vị trí giai cấp thay đổi dẫn đến quan hệ giữa các giai cấp cũng có sự thayđổi

-ị- Nội dung mới

Mục tiêu của đấu tranh giai cấp ở Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liềnvới CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Vìvậy, đấu tranh giai cấp ở Việt Nam diễn ra với nhiều hình thức nhưng nổi bậtlên là đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là quần chúng nhân dânlao động, các lực lượng xã hội đi theo con đường dẫn tới mục tiêu: dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đoàn kết trong mặt trậnthống nhất do Đảng cộng sản lãnh đạo với một bên là các thế lực, các tổ chức,

10

Trang 11

các phần tử chống độc lập dân tộc và CNXH Các thế lực phản động trongnước cấu kết với các thế lực phản động quốc tế sử dụng “Âm mưu diễn biếnhoà bình” hòng thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với xã hội đi đếnchỗ lật đổ chế độ xã hội Cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay không còn trựcdiện như thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc mà nó ẩn giấu đằng sau qua cáccuộc đấu tranh về kinh tế, văn hoá, tư tưởng Cuộc đấu tranh giai cấp hiện naykhông chỉ là đấu tranh bảo vệ chính quyền mà còn định hướng đi lên CNXH.

4- Hình thức mới

Đấu tranh giai cấp ở nước ta còn thể hiện ở cuộc đấu tranh giữa hai conđường XHCN và TBCN Đó là cuộc đấu tranh giữa các nhân tố thúc đẩy đấtnước đi theo con đường XHCN chống lại các nhân tố thúc đẩy đất nướcchuyển dịch theo hướng TBCN

11

Trang 12

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ GIAI CẤP VỚI DÂN TỘC VÀ NHÂN

LOẠI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

1 Dân tộc và quan hệ giai cấp với dân tộc

1.1 Khái niệm dân tộc và sự hình thành dân tộc

-I- Khái niệm dân tộc

Theo nghĩa khoa học (hiện đại), dân tộc là khái niệm dùng để chỉ hìnhthức cộng đồng người ổn định, bền vững, được hình thành trong lịch sử lâudài, trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, về lãnh thổ, về kinh tế và về văn hóa,tâm lý, tính cách Dân tộc là một cộng đồng người có những đặc điểm chungthống nhất sau đây:

- Một là, cộng đồng về ngôn ngữ - một phương tiện giao tiếp chung

thống nhất của các thành viên trong cộng đồng dân tộc

- Thứ hai, cộng đồng về lãnh thổ - đó là vùng đất, vùng trời, vùng

biển, hải đảo thuộc chủ quyền quốc gia dân tộc

- Ba là, cộng đồng về kinh tế - một thị trường thống nhất để thực hiện

các hoạt động kinh tế, các hoạt động này được cũng cố bằng thể chế chính trị

là nhà nước tập quyền Đây là đặc trưng quan trọng nhất phân biệt với bộ lạc,

bộ tộc Thiếu sự cộng đồng chặt chẽ về kinh tế thì cộng đồng dân tộc khôngthể hình thành được

- Bốn là, cộng đồng về văn hóa, tâm lý, tính cách Đây là nhân tố quan

trọng của sự liên kết cộng đồng Văn hóa dân tộc được hình thành trong quátrình lịch sử lâu dài, tạo ra sắc thái riêng của dân tộc Văn hóa dân tộc mangnhiều sắc thái của các địa phương, các sắc tộc, các tập đoàn người, nhưng đóvẫn là một nền văn hóa thống nhất, chứ không phải bị chia cách, tách rờinhau Tính thống nhất trong đa dạng là đặc trưng của văn hóa dân tộc Cácdân tộc thường xuyên giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trong quá trìnhphát triển Trong sự giao lưu văn hoá đó, các dân tộc không ngừng đấu tranh

Trang 13

để bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của mình Văn hóa dân tộc là kết tinhtâm lý, tính cách dân tộc Mỗi dân tộc có tính cách riêng, không pha trộn vớitâm lý, tính cách của dân tộc khác Đây chính là cốt lõi bản sắc dân tộc.

Như vậy, bốn đặc trưng: cộng đồng về kinh tế, cộng đồng về lãnh thổ,cộng đồng về ngôn ngữ về văn hóa, tâm lý, tính cách là bốn đặc trưng khôngthể thiếu được của mỗi dân tộc Tuy nhiên, dân tộc không phải là phép cộnggiản đơn của bốn đặc trưng - bốn mối quan hệ cộng đồng trên mà chính là kếthợp một cách biện chứng các mối quan hệ ấy Nó vừa kết nối dân tộc thànhmột khối vừa tạo ra động lực để liên kết và phát triển cho mỗi quốc gia dântộc

4- Sự hình thành dân tộc

Sự hình thành dân tộc rất đa dạng: có dân tộc được hình thành từ một

bộ tộc phát triển lên, nhưng đa số dân tộc được hình thành trên cơ sở nhiều bộtộc và tộc người hợp nhất lại Việc hình thành dân tộc từ các hình thức cộngđồng người trước dân tộc phát triển lên dân tộc là một quá trình có tính chấtliên tục vừa là bước nhảy vọt Ở Việt Nam, dân tộc được hình thành sớm hơn

do điều kiện chống xâm lược và chống thiên nhiên Dân tộc không chỉ là sảnphẩm của sự phát triển kinh tế văn hóa, mà còn là động lực cho sự phát triển.Trong tương lai của loài người, dân tộc sẽ tồn tại lâu dài ngay cả khi các giaicấp đã mất đi Do vậy, đấu tranh chống lại sự nô dịch và áp bức dân tộc chính

là đấu tranh vì sự phát triển và tiến bộ chung của nhân loại

1.2 Quan hệ giữa giai cấp và dân tộc trong lịch sử

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng, vấn đề dân tộc không thể táchrời khỏi vấn đề giai cấp, đấu tranh dân tộc không thể tách rời khỏi vấn đề giaicấp, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quan hệ mật thiết với nhau.Nhưng dân tộc và giai cấp là những phạm trù chỉ các quan hệ xã hội khácnhau, mỗi nhân tố có vai trò lịch sử của nó trong sự phát triển xã hội, khôngthể quy mối quan hệ này vào quan hệ kia Giai cấp có trước dân tộc hàng

Trang 14

nghìn năm Khi nhân loại tiến lên chủ nghĩa cộng sản, giai cấp sẽ mất đi,nhưng dân tộc còn tồn tại lâu dài Việc giải quyết vấn đề giai cấp có ý nghĩaquyết định đối với việc giải quyết vấn đề dân tộc, và vấn đề dân tộc bao giờcũng được chỉ đạo bởi một quan điểm giai cấp nhất định Đồng thời, chủnghĩa Mác- Lênin khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nhân tố dân tộc đốivới sự phát triển xã hội, ý nghĩa cực kỳ to lớn của việc giải quyết đúng đắnvấn đề dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhândân lao động Tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể mà giải quyết vấn

đề dân tộc hay vấn đề giai cấp trở thành nhiệm vụ chủ yếu trong từng giaiđoạn cách mạng

Quan hệ giai cấp, với tư cách là sản phẩm của một phương thức sảnxuất nhất định, là nhân tố có vai trò quyết định đối với sự hình thành dân tộc,tính chất dân tộc, xu hướng phát triển của dân tộc, quan hệ giữa các dân tộc

CNTB và giai cấp tư sản đang lên có vai trò quyết định đối với quátrình hình thành dân tộc (quá trình hình thành dân tộc mang tính chất điểnhình) Đối với các dân tộc phương Đông, vai trò này thuộc về tập đoàn xã hộitiên tiến đương thời

Tính chất của dân tộc được quy định bởi phương thức sản xuất thống trịtrong dân tộc, bởi kết cấu giai cấp được sản sinh từ phương thức sản xuất đó.Thí dụ, sự thống trị của giai cấp tư sản đối với xã hội và đối với dân tộc nóilên tính chất TBCN của dân tộc đó Sau cách mạng XHCN, giai cấp tư sảnmất vai trò thống trị, giai cấp công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo xã hội vàdân tộc Sự thay đổi quan hệ giai cấp đó làm cho dân tộc tư bản chủ nghĩachuyển hướng trở thành dân tộc XHCN

Vai trò của nhân tố giai cấp còn thể hiện ở mối quan hệ giữa áp bứcgiai cấp và áp bức dân tộc, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc

Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa, căn bản của áp bức dântộc là chế độ người áp bức bóc lột người, nói cách khác, áp bức giai cấp là

Trang 15

nguyên nhân căn bản của áp bức dân tộc Trong thời đại ngày nay, CNTB, dobản chất kinh tế của nó, là nguyên nhân căn bản và phổ biến của áp bức dântộc và sự bất bình đẳng giữa các dân tộc Thực tế hiện nay, hầu hết các dântộc thuộc địa, do đấu tranh đã giành được độc lập về chính trị, thì các nhà lýluận tư sản cho rằng, CNTB đã có khả năng khắc phục tệ áp bức, bóc lột dântộc Nhưng thực tế liệu có như vậy, hay trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, ápbức, bóc lột dân tộc không mất đi mà ngược lại vẫn phổ biến và ngày càngtrầm trọng?

Nhân tố giai cấp đóng vai trò quyết định trong mối quan hệ giai cấp dân tộc Nhưng cũng không thể tuyệt đối hóa nhân tố giai cấp, coi nhẹ vai tròcủa dân tộc Thực tiễn cho thấy, các phong trào cách mạng không thể pháttriển được, thậm chí có thể gặp thất bại nếu coi thường hoặc phạm sai lầmnghiêm trọng trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

-Kể từ khi có dân tộc thì cộng đồng xã hội dân tộc là địa bàn trực tiếpcủa quá trình kinh tế - xã hội, các cuộc đấu tranh giai cấp, các biến cố chínhtrị, các cuộc cách mạng xã hội Dân tộc là cái nôi của các nền văn hóa mà nếukhông có những nền văn hóa do nhiều dân tộc tạo ra thì không thể có nền vănminh nhân loại và không có CNXH

Dân tộc là địa bàn trực tiếp của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp

công nhân Lênin nói: "Tổ quốc, nghĩa là hoàn cảnh chính trị văn hóa và xã hội, là một nhân tố cực kỳ mạnh mẽ đối với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản Sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân là sự nghiệp quốc

tế xét về các mặt: Lợi ích căn bản, mục tiêu cuối cùng, chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản quốc tế ” Vì vậy, đoàn kết quốc tế là nguyên tắc căn bản

hàng đầu bảo đảm thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách mạng Song, sựnghiệp cách mạng của giai cấp công nhân của mỗi nước còn là sự nghiệp cótính dân tộc sâu sắc Địa bàn chiến đấu trực tiếp của giai cấp công nhân là dân

tộc, là Tổ quốc "Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính

Trang 16

quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc" Là đại biểu chân chính của lợi ích và truyền thống dân tộc, giai cấp công

nhân có khả năng đoàn kết mọi lực lượng yêu nước và cách mạng xây dựngmặt trận dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và CNXH

Áp bức giai cấp gây nên áp bức dân tộc và ngược lại áp bức dân tộc lạitrở thành nguyên nhân làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp Đặc biệt trong thờiđại đế quốc chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa và đấu tranhgiai cấp ở chính quốc có quan hệ tác động lẫn nhau hết sức mật thiết Đấutranh dân tộc chứa đựng những nội dung giai cấp sâu sắc, nó không chỉ là kếtquả mà còn là nguyên nhân làm cho đấu tranh giai cấp phát triển cả về bềrộng, bề sâu và có bước nhảy vọt về chất Đánh giá đúng vai trò cách mạngcủa dân tộc thuộc địa, Lênin đã phát triển khẩu hiệu của tuyên ngôn của Đảng

Cộng sản: "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!" thành khẩu hiệu mới: "Vô sản tất cả các nước và dân tộc bị áp bức đoàn kết lại\" Đó là lời kêu gọi tập hợp

lực lượng xung quanh giai cấp công nhân, tất cả các lực lượng có khả năngcách mạng, chống đế quốc của thời đại đấu tranh vì các mục tiêu độc lập dântộc, dân chủ và CNXH

Vấn đề dân tộc chỉ có thể được giải quyết từng bước và triệt để cùngvới sự thắng lợi của CNXH CNXH có sức mạnh xóa bỏ áp bức giai cấp,đồng thời xóa bỏ áp bức dân tộc, bảo đảm quyền của các dân tộc tự do pháttriển tất cả các giá trị của mình Tuy nhiên, vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc -giai cấp, quan hệ giữa các dân tộc là vấn đề cực kỳ phức tạp Quan niệm chorằng, khi chính quyền đã về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động thìvấn đề dân tộc sẽ trở lên rất đơn giản, tự nó được giải quyết là một quan niệmhết sức sai lầm Phải hiểu rằng, những mâu thuẫn của vấn đề dân tộc trongquá trình xây dựng CNXH và dưới CNXH không chỉ là di sản của xã hội cũ

mà còn bao gồm các mâu thuẫn mới nảy sinh đòi hỏi được giải quyết Vấn đềdân tộc trở nên đặc biệt phức tạp khi các đảng cầm quyền phạm những sai

Trang 17

lầm lớn trong việc xử lý các quan hệ dân tộc, coi thường các lợi ích dân tộc cụthể, coi thường bản sắc dân tộc, tình cảm dân tộc, truyền thống dân tộc Sựkhủng hoảng về vấn đề dân tộc đã khiến cho khủng hoảng kinh tế - xã hội nóichung ở một số nước XHCN thêm trầm trọng.

Đảng cộng sản Việt nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã thựchiện nhất quán đường lối chiến lược giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc vàCNXH, đoàn kết các cộng đồng dân tộc đứng lên đấu tranh giành quyền làmchủ vận mệnh của mình

1.3 Vấn đề dân tộc và quan hệ giai cấp với dân tộc trong thời đại hiện nay

Thời đại ngày nay có nhiều biến đổi ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề dântộc và quan hệ dân tộc - giai cấp Đó là:

- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽtạo bước nhảy vọt lớn về chất của lực lượng sản xuất, thúc đẩy nhanh chóngquá trình xã hội hóa, quốc tế hóa các kết cấu giai cấp, các quan hệ giai cấp -dân tộc - nhân loại

- Sự thất bại của CNXH đã được xây dựng ở Liên Xô và Đông Âu làmthay đổi căn bản cán cân lực lượng giữa CNXH và CNTB Dù bị suy yếunhưng CNXH không bị tiêu diệt mà đang đổi mới để tồn tại và phát triển.CNTB tạm thời ở thế có lợi hơn CNXH

- Các quốc gia dân tộc hiện đại đều trở thành yếu tố thị trường thế giớithống nhất và duy nhất Cơ cấu kinh tế toàn cầu hiện nay là cơ cấu TBCN, dovậy lực lượng chi phối cơ cấu kinh tế thế giới hiện nay là các cường quốc, cáctrung tâm tư bản lớn, các công ty xuyên quốc gia

Những biến đổi trên đây không làm mất tính thời đại ngày nay là thờiđại quá độ từ CNTB lên CNXH, mà chỉ làm cho những mâu thuẫn của thời

Ngày đăng: 24/03/2024, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w