1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế các nhân tố tác động đến hành vi gian lận báo cáo tài chính của các ctny

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 279,92 KB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam .... Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam ....

Trang 1

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO

Trường đại học kinh tế quốc dân

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Vũ Thị Thục Oanh

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan nghiên cứu 3

1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 3

1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu 8

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 9

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu 9

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 9

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 10

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 10

1.5 Các đóng góp mới của luận án 10

1.6 Khung nghiên cứu của luận án 11

1.7 Kết cấu của Luận án 12

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI GIAN LẬN BCTC CỦA CTNY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 14

2.1 Khái quát về hành vi gian lận BCTC của CTNY 14

2.1.1 Khái niệm gian lận và hành vi gian lận BCTC 14

2.1.2 Các hình thức gian lận BCTC 16

2.1.3 Động cơ thực hiện hành vi gian lận BCTC 20

2.1.4 Tác hại của hành vi gian lận BCTC 22

2.1.5 Một số vấn đề chung về TTCK và CTNY trên TTCK tác động tới BCTC 23 2.1.6 Thực trạng gian lận BCTC của các các CTNY trên TTCK Việt Nam 27

2.2 Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu hành vi gian lận BCTC của CTNY 29 2.2.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng 29

2.2.2 Lý thuyết đại diện 32

2.2.3 Lý thuyết bàn cân gian lận dựa trên các dấu hiệu báo động đỏ 34

2.2.4 Lý thuyết về tam giác gian lận 36

Trang 4

2.3 Các nhân tố tác động tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY 39

2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc động cơ/ áp lực 39

2.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về cơ hội 42

2.3.3 Nhóm nhân tố về thái độ 48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52

3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 52

3.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 52

3.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính 53

3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 59

3.2.1 Giả thuyết nghiên cứu 59

3.2.2 Thiết kế câu hỏi khảo sát 63

3.2.3 Thông tin về đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập số liệu 64

3.2.4 Phương pháp xử lý dữ liệu 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 68

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 69

4.1 Kết quả thông tin nhân khẩu học của đối tượng khảo sát 69

4.2 Kết quả nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam 69

4.2.1 Kết quả thống kê mô tả 69

4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của các thang đo 74

4.3 Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam 75

4.3.1 Kết quả thống kê mô tả 75

4.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu 77

4.3.3 Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA 85

4.3.4 Kết quả phân tích tương quan 88

4.3.5 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 93

CHƯƠNG 5 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ94 5.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam 94

5.1.1 Nhóm nhân tố về Động cơ/áp lực 94

5.1.2 Nhóm nhân tố về Thái độ 95

5.1.3 Nhóm nhân tố về Cơ hội 96

5.2 Các khuyến nghị 98

Trang 5

5.2.1 Khuyến nghị đối với các CTNY 99

5.2.2 Khuyến nghị đối với các CTKT và KTV độc lập 103

5.2.3 Khuyến nghị đối với các nhà đầu tư 106

5.2.4 Khuyến nghị đối với Hội KTV hành nghề Việt Nam, Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán Nhà nước 107

5.3 Một số hạn chế và gợi ý nghiên cứu trong tương lai của đề tài 112

5.3.1 Hạn chế nghiên cứu 112

5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai 112

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 114

KẾT LUẬN 115

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC 129

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT KÝ HIỆU NỘI DUNG

2 BCĐKT Bảng cân đối kế toán

3 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 4 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trang 7

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Phân biệt sai sót và gian lận BCTC 15

Bảng 3.1: Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam 54

Bảng 3.2: Tổng hợp các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam 58

Bảng 3.3: Tổng hợp các tiêu chí đo lường các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam 60

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả các hình thức thực hiện hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam 69

Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả về các khoản mục thường sử dụng để thực hiện hành vi gian lận trong BCĐKT 70

Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả hình thức gian lận đối với khoản mục trong bảng cân đối kế toán 71

Bảng 4.4 Kết quả thống kê mô tả các khoản mục thường sử dụng để thực hiện hành vi gian lận trong BCKQHĐKD 71

Bảng 4.5 Kết quả thống kê mô tả về hình thức gian lận đối với khoản mục trong BCKQHĐKD 73

Bảng 4.6 Kết quả thống kê mô tả các cách thức gian lận trong BCLCTT 73

Bảng 4.7 Kết quả thống kê mô tả về các cách thức gian lận trong TMBCTC 74

Bảng 4.8 Kết quả thống kê mô tả tiêu chí mức độ gian lận BCTC của các CTNY 74 Bảng 4.9: Lượng hóa các tiêu chuẩn của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY 75

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố sự ổn định tài chính 77

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố áp lực từ bên thứ ba 78

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố mục tiêu tài chính 78

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY 79

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố chất lượng hệ thống KSNB 79

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố quy mô CTNY 80

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố đặc tính của HĐQT 80

Trang 8

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố môi trường pháp lý 81

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố môi trường KTVM 82

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố kiểm toán độc lập 82

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố kiểm soát của Nhà nước đối

Bảng 4.25: Kết quả phân tích khám phá nhóm nhân tố động cơ/áp lực 85

Bảng 4.26: Kết quả phân tích khám phá nhóm nhân tố về cơ hội 86

Bảng 4.27: Kết quả phân tích khám phá nhóm nhân tố về thái độ 87

Bảng 4.28 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến 88

Bảng 4.29 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary) 90

Bảng 4.30 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai - ANOVA) 90

Bảng 4.31 Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam 91

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án 12

Sơ đồ 2.1: Mô hình bàn cân gian lận 34

Sơ đồ 2.2: Mô hình tam giác gian lận 36

Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu 59

Trang 9

PHỤ LỤC 3.1 DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN 133 PHỤ LỤC 3.2 PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BCTC CTNY TRÊN TTCK VIỆT NAM 134 PHỤ LỤC 3.3 KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ 139 PHỤ LỤC 3.4 PHIẾU KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CTNY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 141 PHỤ LỤC 3.5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BCTC TẠI MỘT SỐ CÁC CÔNG TY ĐIỂN HÌNH 147 PHỤ LỤC 4.1: THÔNG TIN VỀ NHÂN KHẨU HỌC ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 153 PHỤ LỤC 4.2 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO 154 PHỤ LỤC 4.3: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐA CỘNG TUYẾN 155

Trang 10

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

BCTC (BCTC) sẽ cho biết kết quả hoạt động của CTNY (CTNY) qua những tổng hợp về tình hình tài chính Độ tin cậy và chất lượng thông tin tài chính trên BCTC là nhân tố tác động trực tiếp đến quyết sách của nhà đầu tư Do vậy, nếu hành vi gian lận BCTC xảy ra vì lợi ích cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp, thì sẽ dẫn đến sai lầm trong việc ra quyết định khiến cho các nhà đầu tư phải chịu những tổn thất nặng nề kinh tế

Thời gian gần đây, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho các công ty rơi vào tình trạng tài chính cạn kiệt, kéo theo sự gia tăng không ngừng số lượng doanh nghiệp bị phá sản và trở thành động cơ cho các hành vi gian lận BCTC ngày càng tăng Trong số đó phải kể đến các công ty: Enron, Lucent, Worldcom, Xerox, Waste Management, Rite Aid, Global Crossing, Adelphia, Qwest, Deutsche Bank, Toshiba được cho rằng đã có hành vi gian lận BCTC Theo kết quả cuộc điều tra của Hiệp hội của các nhà điều tra gian lận (ACFE, 2014), tổn thất của gian lận hàng năm ước tính trên toàn thế giới khoảng hơn 3.700 tỷ USD Không chỉ thế, theo báo cáo của World Bank (2013), ngân hàng hàng đầu thế giới Deutsche Bank vào tháng 4/2013 đã tiết lộ con số tài sản bị che dấu từ năm 2008 đến nay trị giá 395,5 tỷ Euro (tương đương 19% tổng tài sản trị giá 2.003 tỷ Euro của Ngân hàng này) Vào tháng 07/2015, sự kiện Toshiba – một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất tại Nhật Bản đã thổi phồng lợi nhuận lên đến 1,2 tỷ USD Những số liệu minh chứng này đã dẫn đến suy nghĩ sai lệch của các nhà đầu tư về rủi ro trong bảng cân đối đã được kiểm toán là ít hơn so với thực tế Tại Việt Nam, những trường hợp minh chứng điển hình cho hành vi gian lận BCTC có thể kể đến như: Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT), Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (DVD), Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG)… Cụ thể, TTF mới đây công bố BCTC quý II/2016 với khoản lỗ gộp tới 807 tỷ đồng và lỗ ròng 1.073 tỷ đồng Nguyên nhân đến từ việc kiểm kê phát hiện thiếu tới gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho và trích dự phòng khoản phải thu khó đòi Hay việc công ty cổ phần thép Việt Ý năm 2011 phải cộng thêm 111 tỷ đồng dự phòng khiến lợi nhuận sau kiểm toán rơi từ 110 tỷ xuống 27,2 tỷ đồng (HOSE, 2012) Những con số trên càng làm tăng thêm sự lo ngại nhiều hơn về hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK ngay cả khi

Trang 11

các BCTC đã được kiểm toán cũng trở nên không đáng tin cậy Điều đó đã đặt ra

nhu cầu bức thiết phải tăng cường quản lý và kiểm soát tốt hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam

Đã có nhiều nghiên cứu về gian lận BCTC được thực hiện ở thế giới tập trung nhiều nhất tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Úc là nơi mà các đối tượng sử dụng BCTC đã nhận thức tốt được vai trò của tính trung thực đối với thông tin trên BCTC Các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ có thể thống kê được những thiệt hại do hành vi gian lận trên BCTC gây ra trực tiếp về mặt kinh tế mà không thể đo lường được hết những thiệt hại vô hình không được biểu hiện bằng con số cụ thể như niềm tin và việc tác động xấu đến TTCK, bởi không phải tất cả những gian lận trên BCTC đều bị phát hiện Theo ACFE (2014), chỉ có khoảng 3% trong tổng số các cuộc gian lận tài chính bị phát hiện tại các tập đoàn kinh tế trên thế giới 2014 Mặt khác, các kết quả kiểm toán chỉ có thể cho biết có xảy ra

hiện tượng gian lận BCTC hay không nhưng lại không chỉ ra được nguyên nhân

dẫn đến hành vi gian lận BCTC Vì thế, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC sẽ làm cơ sở giúp cho các nhà quản lý trong việc nâng cao hiệu quả quản trị công ty, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách ban hành các chính sách kiểm soát hành vi gian lận BCTC phù hợp nhằm ngăn chặn hành vi gian lận BCTC của CTNY một cách hiệu quả nhất, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước Tại Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả

thì tính đến thời điểm này những nghiên cứu thực chứng liên quan tới việc tìm kiếm, xác định các nhân tố tác động tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY còn hạn chế mặc dù vấn đề này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà quản lý doanh nghiệp, người sử dụng BCTC, các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý Trong đó, chủ yếu chỉ có những nghiên cứu tìm hiểu sự ảnh hưởng riêng lẻ của một vài nhân tố nên kết quả nghiên cứu chưa có tính thuyết phục cao (Trần Thị Giang Tân, 2014 và Lê Nguyễn Thế Cường, 2013) Thêm vào đó, TTCK Việt Nam đang trong quá trình phát triển, có nhiều biến động và chưa phải là một thị trường hoàn

chỉnh, những hạn chế của bản thân hệ thống kế toán Việt Nam và các đặc điểm

riêng về BCTC, về ngành nghề hoạt động của CTNY cũng gây nên lo ngại về sự xuất hiện của hành vi gian lận BCTC Vì vậy, việc luận án lựa chọn bối cảnh đặc

thù của TTCK tại Việt Nam để nghiên cứu về các nhân tố có thể tác động tới hành vi gian lận BCTC là cần thiết

Với những lý do đã nêu trên, dựa trên các khía cạnh chính: nhận thức về thực trạng đáng lo ngại cũng như tác hại của hành vi gian lận BCTC đối với nền kinh tế và

Trang 12

những nghiên cứu về chủ đề này còn hạn chế tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu: “Các

nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY” được tác giả lựa chọn

thực sự mang tính cấp thiết, góp phần làm sáng tỏ vấn đề đang được đông đảo các đối tượng quan tâm; có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

1.2 Tổng quan nghiên cứu

1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC tính đến nay chủ yếu là do các nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau của hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế SAS (số 16, số 53, số 82, số 99) và ISA số 240, Các nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC nói chung hay những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC nói riêng thường được tiến hành rộng rãi tại các nước phát triển như Pháp (Fathi, 2013); Anh (Marinakis, 2011), Mỹ (Li, 2010) hay Canada (Othman and Zeghal, 2006) Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cũng được tiến hành tại các thị trường mới nổi và tại các nước đang phát triển như Iran, Tusiana, Malaysia (Rahman & Ali, 2006; Sahlan, 2011; Nassirzaeh và cộng sự 2012; Charfeddine và cộng sự, 2013) Một điểm khác biệt rất dễ nhận thấy đó là có những nghiên cứu được tiến hành với một tổ hợp các nhân tố ảnh hưởng trong khi một số nghiên cứu khác lại chỉ đi tìm hiểu sâu một nhân tố cụ thể

Liên quan đến việc dự báo hành vi gian lận BCTC, các nghiên cứu trước đây đã sử dụng thước đo là các chỉ tiêu tài chính Các tiêu chí đại diện cho các nhân tố này gồm có tỉ lệ lãi gộp, tốc độ tăng trưởng của tài sản (Beasley, 1996; Beneish, 1999; Skousen and Wright, 2006; Summers & Sweeney, 1998) Chênh lệch giữa lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tỉ lệ doanh thu trên nợ phải thu, tỉ lệ doanh thu trên tổng tài sản và tỉ trọng doanh thu trên tổng tài sản (Persons, 1995; Skousen and Wright, 2006) Tỷ lệ lãi gộp (lợi nhuận gộp trên doanh thu) hoặc giá vốn hàng bán trên doanh thu là tỷ số được rất nhiều nghiên cứu cho rằng hữu hiệu như Kinney (1987), Beneish (1999), Coglitore và cộng sự (1988) Đặc biệt, Blocher và cộng sự (1988) cho rằng đây là tỷ số tốt nhất để phát hiện gian lận trong BCTC Các tỷ số sinh lời còn lại được đề nghị là tỷ số lợi nhuận thuần trên tài sản và lợi nhuận trên tài sản (Kneutzfeldt và cộng sự, 1986 và Person, 1995) Số vòng quay hàng tồn kho (giá vốn hàng bán trên hàng tồn kho) và số vòng quay nợ phải thu (doanh thu trên nợ phải thu) là tỷ số được đánh giá cao trong các nghiên cứu của Kinney (1987), Blocher và cộng sự (1988), Coglitore và cộng sự (1988), Beneish (1999) Person (1995) thử nghiệm và tìm thấy số vòng quay tổng tài sản (doanh thu trên tài sản) là một tỷ số hữu ích trong nhận dạng các BCTC có gian lận

Ngày đăng: 20/04/2024, 13:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w