1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Xây dựng mô hình hệ thống thông tin tích hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam Luận án Tiến sĩ ngành Hệ thống thông tin quản lý

188 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 9,91 MB

Nội dung

Tên Luận án: LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Xây dựng mô hình hệ thống thông tin tích hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam Luận án Tiến sĩ ngành Hệ thống thông tin quản lý Ý tưởng của luận án là nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống thông tin (HTTT) tích hợp, nhằm tích hợp các ứng dụng rời rạc, sẵn có trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay. Hệ thống này, ngoài giải quyết được công việc của các ứng dụng đơn lẻ, thì còn làm được nhiều việc hơn thế trong môi trường tích hợp. Để thực hiện được ý tưởng đó, trước hết, tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận về tích hợp ứng dụng, lợi ích cũng như thách thức của việc tích hợp ứng dụng, các chiến lược, phương pháp, công nghệ hỗ trợ tích hợp ứng dụng. Tiếp theo là nghiên cứu cơ sở lý thuyết về kiến trúc hướng dịch vụ (Service Oriented Architecture SOA) và công nghệ Web Services. Đây là một giải pháp công nghệ mới, trợ giúp việc xây dựng và phát triển một HTTT tích hợp. Tác giả cũng đã nghiên cứu mô hình SOA của một số nhà cung cấp giải pháp lớn trên thế giới, để có sự định hướng cho việc đề xuất mô hình. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hơn 200 DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở ba tỉnh, thành phố là Nghệ An, Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu điều tra này nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nói chung, và việc ứng dụng CNTT hỗ trợ giải quyết các bài toán quản lý trong khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ nói riêng. Từ phân tích thực trạng, xem xét các điều kiện ứng dụng cũng như sự phù hợp của giải pháp SOA đối với khối doanh nghiệp này và đưa ra khuyến nghị ứng dụng. Cũng từ phân tích thực trạng của các DNNVV lĩnh vực dịch vụ, luận án xác định được các ứng dụng phổ biến nhất đã được triển khai hỗ trợ các bài toán quản lý trong khối doanh nghiệp này. Kết quả phân tích làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình tích hợp ứng dụng theo giải pháp SOA, đồng thời đưa ra quy trình tích hợp. Cuối cùng, luận án đã triển khai xây dựng thử nghiệm một HTTT tích hợp, nhằm tích hợp một số ứng dụng cơ bản trong một DNNVV lĩnh vực dịch vụ cụ thể. Doanh nghiệp được chọn thử nghiệm là một trường hợp điển hình: các ứng dụng được triển khai trên các nền tảng khác nhau, sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau, sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) khác nhau. Kết quả thử nghiệm cho thấy, trong môi trường tích hợp, các bài toán quản lý nghiệp vụ vẫn được đảm bảo hoạt động bình thường. Nhưng nhờ tổ chức việc tích hợp dữ liệu và xử lý đã tạo thuận tiện cho người sử dụng và cho ra kết quả cuối cùng nhanh gấp nhiều lần. Các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng, linh hoạt hơn. Đặc biệt, việc tích hợp ứng dụng theo giải pháp SOA đáp ứng kịp thời những thay đổi về quy trình 2 nghiệp vụ của các DNNVV. Tập hợp dịch vụ được xây dựng, sẵn sàng hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin, dữ liệu cho các ứng dụng khác mỗi khi cần. Các dịch vụ này cũng được tái sử dụng khi xây dựng các ứng dụng mới trong doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí về tài chính cũng như thời gian triển khai ứng dụng. Đồng thời, tích hợp ứng dụng trên cơ sở các ứng dụng sẵn có trong doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp hạn chế việc đào tạo lại nhân viên vận hành hệ thống. 2. Lý do chọn đề tài Để thành công trong kinh doanh, thì giao tiếp với khách hàng, đối tác kinh doanh và giữa các đơn vị phòng ban là rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều này cần được hỗ trợ bởi dữ liệu và thông tin có khả năng trao đổi giữa các hệ thống máy tính, các ứng dụng trợ giúp các bài toán quản lý và kinh doanh bên trong và cả bên ngoài doanh nghiệp. Tích hợp ứng dụng cho phép thực hiện các giao tiếp này và cải thiện việc chia sẻ thông tin trong toàn doanh nghiệp (Bhatt và Troutt, 2005). Trong những năm gần đây, số lượng ứng dụng hỗ trợ các bài toán quản lý trong các doanh nghiệp tăng mạnh, trợ giúp đắc lực cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Có một thực tế là, các doanh nghiệp đã phát triển các ứng dụng cho từng phạm vi chức năng riêng biệt, độc lập với nhau, sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau và chạy trên các nền tảng công nghệ khác nhau. Điều này dẫn tới sự hạn chế khả năng tương tác giữa các ứng dụng bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Với các ứng dụng độc lập như vậy sẽ có những tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Vandersluis, 2004; Norshidah Mohamed và cộng sự, 2013). Theo kết quả điều tra của tác giả đối với 200 DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam, chỉ có 2% doanh nghiệp sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning ERP). Có 9 doanh nghiệp (4,5%) chỉ triển khai một ứng dụng. Phần lớn số doanh nghiệp còn lại triển khai từ hai ứng dụng trở lên. Tuy nhiên, các ứng dụng này được liên kết với nhau chủ yếu là bằng những thao tác thủ công (Hình 1). Chỉ có một số rất ít doanh nghiệp tự viết chương trình trợ giúp tương tác tự động giữa các ứng dụng khi cần. Việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo, phản hồi thông tin cho khách hàng, phản ứng nhanh nhạy đối với sự thay đổi của thị trường là hạn chế. Đặc biệt, việc quản lý quy trình nghiệp vụ cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có các nghiên cứu giúp cho các chủ sở hữu, các nhà quản lý hiểu được vấn đề tích hợp ứng dụng và hiệu quả của nó đối với quản lý, kinh doanh. 3 Hình 1. Thực trạng ứng dụng các hệ thống đơn lẻ trong doanh nghiệp. Tích hợp ứng dụng đã được các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới nghiên cứu và áp dụng cách đây hàng chục năm, trong đó phải kể đến mô hình hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (Hình 2). Khái niệm ERP được ra đời từ những năm 90 của thế kỷ XX. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định ERP là chìa khóa cho sự thành công của doanh nghiệp trong thời đại kinh doanh toàn cầu. Và thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp lớn cũng như DNNVV trên thế giới triển khai ứng dụng ERP. Ở Việt Nam, theo con số công bố chính thức của VCCI thì mới chỉ có 3,48% số doanh nghiệp triển khai ERP, chủ yếu là doanh nghiệp lớn, chưa có con số thống kê riêng cho khối DNNVV. Trong số doanh nghiệp đã triển khai ERP, cũng có rất ít doanh nghiệp chính thức công bố triển khai thành công. Theo các chuyên gia nhận định, những doanh nghiệp chưa công bố có thể là triển khai thất bại hoặc ứng dụng không hiệu quả. Mô hình ERP gắn liền với sự chuẩn hóa quy trình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Organization for Standardization). Nói đến ERP là nói đến giải pháp quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế trên nền tảng CNTT. Theo kết quả các nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công mô hình ERP, về phía doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu sau (Dimitrios Maditinos, Dimitrios Chatzoudes, Charalampos Tsairidis, 2012): Nhân lực phải được đào tạo bài bản, có trình độ CNTT nhất định; Kinh phí phải đảm bảo để có thể triển khai được mô hình ERP với giá từ hàng trăm nghìn USD đến hàng triệu USD; Cơ sở hạ tầng phải đáp ứng để vận hành được hệ thống; Quy trình nghiệp vụ phải được chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế; Chấp nhận thay đổi văn hóa doanh nghiệp của người dùng cuối. 4 Nhưng với thực trạng DNNVV Việt Nam hiện nay: nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cũng như trình độ CNTT thấp, nguồn vốn hạn hẹp, cơ sở vật chất, tầm nhìn của doanh nghiệp không đủ điều kiện cho việc triển khai mô hình ERP. Đặc biệt, quy trình nghiệp vụ của các doanh nghiệp chủ yếu là tự phát, chưa theo chuẩn quốc tế là một yếu tố khó khăn cho việc áp dụng mô hình này. Về góc độ quản trị doanh nghiệp, thì DNNVV có sự quản trị phân mảnh, không có tính quản trị tổng thể trong việc thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý dữ liệu. Một khó khăn chung cho doanh nghiệp Việt Nam triển khai hệ thống ERP là lực lượng triển khai mỏng, đội ngũ tư vấn thiếu kiến thức quản trị, không am hiểu về nghiệp vụ, họ chỉ chú trọng đầu tư thiết bị, đi thẳng vào cài đặt chương trình mà không xây dựng kế hoạch tổng thể. Bên cạnh đó còn là sự cả nể, chiều theo ý doanh nghiệp của chuyên gia tư vấn trong quá trình phân tích. Khi triển khai ERP, doanh nghiệp phải thay đổi chính mình để phù hợp với phần mềm. Điều này tốt cho doanh nghiệp vì có thể đưa vào doanh nghiệp các quy trình quản lý theo chuẩn, nhưng cũng nhiều khi gây cản trở cho doanh nghiệp vì không phù hợp với thói quen, cách tổ chức công việc,… Tất cả những yếu tố đó tạo sự khó khăn cho DNNVV Việt Nam khi triển khai mô hình ERP. Hình 2. Mô hình hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP. Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Các DNNVV ở Việt Nam sử dụng tới 51% lao động và đóng góp hơn 40% GDP (Gross Domestic Product) cả nước. Khối doanh nghiệp này đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội. Tuy nhiên, khối DNNVV Việt Nam hiện nay còn có rất nhiều hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là yếu về tài chính, 5 nhân lực và ý thức của lãnh đạo doanh nghiệp. Một trong các nguyên nhân của tình trạng trên cũng có lý do từ phía các doanh nghiệp cung cấp giải pháp ứng dụng CNTT. Họ thường nhắm đến doanh nghiệp lớn, có khả năng chi trả số tiền lớn cho các dịch vụ CNTT phức tạp, thiếu giải pháp phù hợp với các DNNVV có điều kiện kinh tế và nhân lực hạn chế. Thực tế là, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và môi trường kinh doanh còn nhiều rủi ro như hiện nay, DNNVV buộc phải thận trọng hơn với từng đồng vốn đầu tư bỏ ra, nhất là trong điều kiện quy mô vốn kinh doanh không lớn, việc vay vốn tại ngân hàng khó khăn. Vì vậy, mặc dầu ứng dụng CNTT được xem là điều kiện cốt yếu để tồn tại và phát triển, nhưng các DNNVV buộc phải tính toán rất kỹ càng khi đầu tư giải pháp cho kinh doanh sao cho tiết kiệm chi phí nhất có thể. Vì thế, giải pháp tích hợp ứng dụng phải tính đến khả năng tài chính của khối doanh nghiệp này. Dịch vụ là lĩnh vực tạo ra giá trị rất lớn và là ưu thế của các DNNVV. Lĩnh vực dịch vụ tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển. Các loại dịch vụ điển hình có thể kể đến như: dịch vụ vận tải, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế, dịch vụ viễn thông, dịch vụ bán buôn, bán lẻ,...Các nền kinh tế lớn hiện nay đều là nền kinh tế dịch vụ và xu thế này cũng sẽ được thể hiện rất rõ khi Việt Nam hội nhập quốc tế. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế ngày càng gia tăng. Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này là cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, việc thu hồi vốn kinh doanh thường nhanh hơn và nhanh có lãi hơn doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, khả năng đầu tư cho việc nâng cấp ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp có tính khả thi cao. Những đặc trưng trên đây của các DNNVV cho thấy, việc nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho khối doanh nghiệp này là hết sức cấp thiết, trong đó, đặc biệt là giải pháp tích hợp ứng dụng. Tuy nhiên, với thực trạng doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn là nhỏ và siêu nhỏ, nguồn lực rất hạn chế, đặc biệt về tài chính và nhân lực thì việc tìm kiếm giải pháp tích hợp ứng dụng phù hợp, khả thi với thực trạng doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Đối với khối DNNVV Việt Nam nói chung và DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng, với ưu thế tổ chức quản lý đơn giản, gọn nhẹ, năng động, linh hoạt, có thể nhanh chóng tạo ra những sản phẩm dịch vụ đáp ứng ngay nhu cầu thay đổi của thị trường. Nhờ sự nhanh nhạy, dễ xoay xở để đáp ứng nhu cầu nhỏ lẻ nên các DNNVV dễ tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị riêng biệt và độc đáo. Điều này đối với doanh nghiệp lớn, tổ chức quản lý cồng kềnh, công tác điều hành thông qua nhiều cấp sẽ khó khăn hơn nhiều so với DNNVV. Tuy nhiên, để phát huy được các lợi thế đó, các DNNVV cần nâng cao ứng dụng CNTT, khai thác hiệu quả Internet, đặc biệt tìm kiếm giải pháp tích hợp các ứng dụng trong doanh nghiệp. Có như vậy mới đảm bảo việc cung cấp thông tin tổng hợp nhanh nhẹn, chính xác, thậm chí theo thời gian thực, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng 6 cũng như phản ứng nhanh với thị trường. Giải pháp tích hợp ứng dụng phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp sẽ nâng cao tự động hóa quy trình nghiệp vụ, từ đó giảm nhân công lao động, giảm giá thành sản phẩm và dẫn tới tăng cơ hội cạnh tranh. Việc tìm kiếm một giải pháp tích hợp ứng dụng phù hợp, khả thi với thực trạng doanh nghiệp là điều hết sức cấp thiết. Kiến trúc hướng dịch vụ là một trong những giải pháp tạo “cầu nối” giữa các ứng dụng đã có, phù hợp với khối doanh nghiệp này. Trong hơn chục năm trở lại đây, kiến trúc hướng dịch vụ đang được các công ty lớn về CNTT chú trọng và có nhiều hứa hẹn cho doanh nghiệp. Tích hợp hệ thống theo SOA đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và được giới doanh nghiệp lựa chọn. Mô hình SOA chủ yếu tập trung nguồn lực phát triển vào các chức năng và tính năng phục vụ hoạt động và quy trình nghiệp vụ. Điều này cho phép nhà quản lý chỉ cần dựa trên đặc điểm mang tính nghiệp vụ rà soát, xác định rõ chi tiết, thành phần cần thêm, sửa đổi hoặc loại bỏ. Do đó, các hệ thống phần mềm phát triển phía sau có thể được thiết kế nhằm đáp ứng những quy trình nghiệp vụ, thay vì quy trình nghiệp vụ phải thay đổi để tận dụng những tính năng phần mềm như trong các mô hình thường thấy ở nhiều tổ chức với hạ tầng ứng dụng CNTT được phát triển từ trước. Bằng cách phát triển và tập hợp danh mục các dịch vụ, nhà phát triển có một bộ sưu tập những mô đun phần mềm có sẵn, có thể được sử dụng để lắp ghép nên một ứng dụng mới. Nhờ vậy sẽ đáp ứng được các yêu cầu đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả mà không phải xây dựng hệ thống này từ đầu. Danh mục dịch vụ này có thể ngày càng được gia tăng về quy mô và số lượng, do vậy, việc phát triển các hệ thống mới ngày càng trở nên thuận tiện, nhanh chóng. Khả năng sử dụng lại cũng cho phép giảm bớt chi phí phát sinh khi thêm các tính năng mới vào hệ thống. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà ở nước ta nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, năng suất hoạt động thấp, khả năng hợp tác giữa các phòng ban không cao, yêu cầu thay đổi mô hình quản trị để tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp là rất cấp thiết. Giải pháp SOA đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này. Hơn nữa giải pháp SOA đòi hỏi ít vốn đầu tư và dễ dàng tiếp cận với hầu hết nhân viên trong doanh nghiệp (Nguyễn Trúc Lê, 2014). Qua phân tích và đánh giá tầm quan trọng của DNNVV lĩnh vực dịch vụ đối với nền kinh tế cũng như thực trạng của khối doanh nghiệp này cho thấy rằng: việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT để đáp ứng yêu cầu kinh doanh là vấn đề cấp bách. Từ câu hỏi quản lý đặt ra, trên cơ sở lý thuyết về tích hợp ứng dụng theo hướng công nghệ mới xuất hiện trong những năm gần đây, đã gợi ý cho tác giả nghiên cứu phát triển một mô hình hệ thống thông tin (HTTT) để tích hợp các HTTT sẵn có trong doanh nghiệp bằng cách tạo “cầu nối” giữa chúng theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng mô hình hệ thống thông tin tích hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 7 Với đề tài này, câu hỏi quản lý đặt ra là: “Mô hình hệ thống thông tin tích hợp nào là phù hợp với điều kiện hiện nay của khối DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam?”. Để trả lời được câu hỏi quản lý, tác giả đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: Mức độ sẵn sàng về điều kiện và môi trường để triển khai ứng dụng CNTT trong các DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam như thế nào? Nhu cầu đòi hỏi đầu tư cho hạ tầng CNTT ra sao? Những bài toán (hoạt động) nghiệp vụ nào là phổ dụng trong các DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam? Cách thức ứng dụng CNTT trợ giúp những bài toán đó như thế nào? Mức độ tích hợp của các ứng dụng hiện tại ra sao? Những vấn đề tồn tại và hạn chế hiệu quả sử dụng là gì? Mô hình kiến trúc tích hợp nào là phù hợp? Để tích hợp được doanh nghiệp cần đảm bảo những yếu tố gì? Để trả lời được các câu hỏi trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý thuyết, điều tra thực trạng doanh nghiệp, xây dựng mô hình hệ thống thông tin tích hợp, triển khai hoạt động thực nghiệm để khẳng định tính đúng đắn của mô hình. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận án là đề xuất mô hình HTTT tích hợp cho các DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt nam. Đồng thời, luận án phải đưa ra được quy trình để có thể tích hợp được ứng dụng trong doanh nghiệp theo mô hình đã đề xuất. 3.2. Mục tiêu cụ thể Các mục tiêu cụ thể của luận án bao gồm: Nghiên cứu lý thuyết về tích hợp các HTTT, các công nghệ và giải pháp tích hợp trong môi trường doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về SOA và công nghệ Web Services; lợi ích kinh doanh mà SOA mang lại, cũng như những khó khăn khi triển khai. Nghiên cứu đánh giá thực trạng môi trường công nghệ, mức độ ứng dụng hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) và mức độ tích hợp giữa chúng trong các DNNVV lĩnh vực dịch vụ, để có các dữ liệu và cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng mô hình. Đề xuất mô hình HTTT tích hợp theo SOA cho các DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam, phù hợp trên các mặt triển khai và ứng dụng. Đề xuất các giải pháp liên quan đảm bảo ứng dụng được mô hình và phát triển lâu dài.8 4. Khung lý thuyết Từ những năm 1990 của thế kỷ trước, đã có nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu HTTT (Nunamaker và cộng sự, 1991; Walls và cộng sự, 1992; Henderson và cộng sự, 1993). Khung lý thuyết của Nunamaker và cộng sự (1991), Walls và cộng sự (1992), chủ yếu tập trung vào ba thành phần chính là cơ sở tri thức, quy trình nghiên cứu và kết quả đạt được. Khung lý thuyết của Henderson và cộng sự (1993), tập trung vào giải quyết mối quan hệ giữa chiến lược tổ chức, chiến lược CNTT, cơ sở hạ tầng tổ chức và cơ sở hạ tầng công nghệ. Năm 2004, trên cơ sở nghiên cứu các khung lý thuyết nghiên cứu HTTT đã có, Hevner đã đề xuất khung lý thuyết với đầy đủ các yếu tố về tổ chức, về công nghệ, về phương pháp nghiên cứu, về cơ sở tri thức và về đóng góp của nghiên cứu (Hevner, 2004). Khung lý thuyết của Hevner đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong các nghiên cứu của mình. Dựa trên khung lý thuyết do Hevner đề xuất, tác giả xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu của mình như Hình 3. Khung lý thuyết thể hiện: Về ngữ cảnh: bao gồm các yếu tố: Tổ chức, Quản lý và Công nghệ. Đây là môi trường cần xem xét trước khi triển khai xây dựng HTTT. Yếu tố Tổ chức bao gồm: cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, chiến lược CNTT, nguồn nhân lực CNTT, tài chính. Yếu tố Quản lý bao gồm: các bài toán nghiệp vụ, các quy trình nghiệp vụ. Các yếu tố Công nghệ bao gồm: cơ sở hạ tầng CNTT, các ứng dụng, các giải pháp công nghệ, kiến trúc truyền thông. Về cơ sở tri thức và phương pháp: Là nền tảng tri thức và phương pháp, công cụ giúp giải quyết vấn đề đặt ra. Nền tảng bao gồm: cơ sở tri thức về HTTTQL, HTTT tích hợp. Yếu tố Công cụ bao gồm kiến trúc và công nghệ dùng để tích hợp ứng dụng. Yếu tố Phương pháp bao gồm các phương pháp dùng để giải quyết các vấn đề đặt ra. Về vấn đề cần nghiên cứu và giải pháp đề xuất: Là trọng tâm của nghiên cứu. Với những vấn đề được trích rút từ thực trạng, nhiệm vụ của luận án là đề xuất giải pháp để giải quyết. Các khoảng trống của nghiên cứu được xem xét trong ngữ cảnh của các DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp về mặt lý luận cho cho cơ sở tri thức HTTTQL, về mặt thực tiễn có thể áp dụng cho các DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu đề xuất bao gồm: xây dựng hệ thống thử nghiệm, đánh giá kết quả thử nghiệm và tinh chỉnh, từ đó hoàn thiện và phát triển mô hình HTTT tích hợp. 9 Hình 3. Khung lý thuyết của luận án. 10 5. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là mô hình hệ thống thông tin tích hợp cho khối DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ. Đối tượng nghiên cứu bao gồm ba yếu tố chính là: (1) Các HTTT hỗ trợ các bài toán quản lý; (2) Mối liên kết giữa các bài toán; (3) Điều kiện về tổ chức, về con người và về công nghệ để triển khai tích hợp HTTT. 5.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam. + Về thời gian: Dữ liệu được sử dụng là số liệu điều tra trong năm 2015 và dữ liệu thứ cấp từ năm 2010 đến 2015. Thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu từ tháng 102013 đến tháng 102017. + Về nội dung: Trước hết, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề tích hợp HTTT trên cơ sở nền tảng CNTT sẵn có của doanh nghiệp theo mô hình SOA, với sự hỗ trợ của công nghệ Web Services. Sau đó, tiến hành nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong các DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay, để nhận biết các bài toán nghiệp vụ đã được hỗ trợ bởi HTTTQL và mối liên kết giữa chúng. Tiếp đến nghiên cứu đề xuất mô hình HTTT tích hợp và quy trình áp dụng mô hình cho khối doanh nghiệp này. Cuối cùng là triển khai tích hợp thử nghiệm và áp dụng cho một doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ cụ thể. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm tập hợp, sưu tầm và phân tích các nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài. Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, được biểu diễn bởi các biểu đồ, đồ thị hoặc các bảng dữ liệu. Từ đó, phân tích ý nghĩa của các số liệu và đưa các đánh giá, nhận định. Phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm xác định cấu trúc tổng thể và các chức năng của HTTT hiện có trong các doanh nghiệp. Đồng thời, xác định các yếu tố môi trường và công nghệ ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống để xây dựng HTTT tích hợp trên cơ sở nền tảng CNTT sẵn có của doanh nghiệp. 11 Phương pháp mô hình hóa được áp dụng để biểu diễn trực quan các mô hình dịch vụ, mô hình hệ thống, các quy trình nghiệp vụ,... giúp cho quá trình phân tích được rõ ràng và dễ hiểu hơn. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận án được chia thành 4 chương, bao gồm: Chương 1. Lý thuyết về tích hợp ứng dụng Chương này trình bày những khái niệm về tích hợp ứng dụng, ý nghĩa, sự cần thiết phải tích hợp ứng dụng trong môi trường doanh nghiệp; lợi ích mà tích hợp ứng dụng mang lại; sự ra đời của tích hợp ứng dụng, từ môi trường đồng nhất đến môi trường không đồng nhất; các kiến thức nền tảng của SOA và công nghệ Web Services, lợi ích của việc ứng dụng giải pháp SOA cũng như một số hạn chế của SOA; mối quan hệ giữa SOA và quản lý quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Chương 2. Cơ sở lý luận của việc tích hợp ứng dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam Chương này trình bày vai trò và tầm quan trọng của DNNVV lĩnh vực dịch vụ trong nền kinh tế hiện nay; sự cần thiết của việc tích hợp ứng dụng đối với khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ; nghiên cứu mô hình SOA của một số nhà cung cấp giải pháp lớn trên thế giới và trên cơ sở đó đề xuất định hướng ứng dụng SOA cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ; đánh giá tính khả thi của việc ứng dụng SOA cho khối doanh nghiệp này. Chương 3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay Chương này trình bày kết quả của cuộc điều tra thực trạng ứng dụng CNTT trong DNNVV lĩnh vực dịch vụ hiện nay; đánh giá mức độ quan tâm của lãnh đạo đối với phát triển ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, từ đó làm nổi bật nhu cầu tích hợp ứng dụng HTTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNVV. Chương 4. Xây dựng mô hình hệ thống thông tin tích hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam Từ các nghiên cứu của Chương 1, Chương 2 và Chương 3, trong chương này tác giả đề xuất mô hình kiến trúc hướng dịch vụ cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ và quy trình triển khai áp dụng mô hình; tiến hành tích hợp thử nghiệm một số ứng dụng 12 cơ bản cho một doanh nghiệp cụ thể. Từ kết quả thử nghiệm, đề xuất một số kiến nghị cho doanh nghiệp khi triển khai giải pháp SOA. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thế nào là một HTTT tích hợp? Đã có nhiều định nghĩa về HTTT tích hợp được nhìn từ các góc độ khác nhau. Dưới góc độ công nghệ “Một ứng dụng tích hợp là một ứng dụng được tạo bởi sự tích hợp của hai hay nhiều ứng dụng đã tồn tại. Sự tích hợp ứng dụng là quá trình hướng tới mục tiêu của sự thiết đặt các sự liên kết giữa các yếu tố của hai hay nhiều ứng dụng ” (M Solotruk, M Krištofič, 1980; Nguyễn Văn Vỵ, 2002). Dưới góc độ quản lý thì “Ứng dụng tích hợp là loại ứng dụng có khả năng cung cấp thông tin đa dạng, hỗ trợ quá trình ra quyết định ở nhiều mức quản lý khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau” (Trần Thị Song Minh, 2012). Hiện nay, trong điều kiện thế giới thay đổi nhanh, cạnh tranh gay gắt, tích hợp hệ thống là một nhu cầu cấp thiết cho sự thích nghi và phát triển của mỗi tổ chức. Tích hợp hệ thống như thế nào để giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, đầu tư từng bước theo nhu cầu hoạt động nghiệp vụ, quản lý và phù hợp với khả năng tài chính của họ là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển ứng dụng CNTT nói chung, và nghiên cứu chuyên sâu về phát triển ứng dụng tích hợp trong DNNVV được công bố trên các tạp chí có uy tín. Từ những năm 1980 của thế kỷ 20, đã có nhiều nhà nghiên cứu HTTT quan tâm đến vấn đề tích hợp ứng dụng. Tác giả M. Solotruk, M. Krištofič (1980) với nghiên cứu “Nâng cao mức độ tích hợp ứng dụng và phát triển ứng dụng tích hợp”, đã đưa ra các khái niệm cốt lõi về HTTT, HTTT tích hợp, sự cần thiết của việc tích hợp HTTT cũng như mục tiêu của tích hợp HTTT. Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến các mức độ tích hợp hệ thống thông tin và làm thế nào để nâng cao mức độ tích hợp hệ thống thông tin trong doanh nghiệp. Nhiều bài báo đã khẳng định xu thế tất yếu của việc tích hợp ứng dụng doanh nghiệp trong thời đại kinh doanh toàn cầu. Nghiên cứu của Norshidah Mohame (2013) “Tích hợp HTTT: tổng quan và phân tích tình huống cụ thể”, đã có cái nhìn sâu sắc về đặc điểm, lợi ích, sự cần thiết của việc tích hợp ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, đồng thời cũng chỉ ra những thách thức của vấn đề tích hợp. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan lý thuyết, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu tình huống đối với một tổ chức cụ thể. Nghiên cứu “Vai trò của ứng dụng CNTT và truyền thông: nhìn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Hellen Shiels và cộng sự năm 2003, đã nhận định rằng: sự ra đời và phát triển của Internet đã buộc các doanh nghiệp và các tổ chức đánh giá lại hoạt động kinh doanh hiện tại để có giải pháp đổi mới, làm hài lòng khách hàng hiện tại và cả khách hàng tiềm năng. 13 Nghiên cứu đã phân tích thí điểm 24 DNNVV, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và mức độ tinh tế ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Các tác giả cũng đã phân tích các phương pháp sử dụng, tạo thuận lợi cho việc giới thiệu và áp dụng các công nghệ mới với tầm nhìn đạt được là tích hợp quy trình kinh doanh. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Martin Hughes và cộng sự (2003) đã khám phá sự tiến bộ của hệ thống liên tổ chức từ hệ thống đóng truyền thống đến hệ thống mở linh hoạt dựa trên Internet. Nghiên cứu đã điều tra 25 DNNVV có ứng dụng hệ thống liên tổ chức dựa trên Internet với các công nghệ mới. Các doanh nghiệp này lấy khách hàng làm trung tâm và đã sử dụng Internet, công nghệ Web để đưa sản phẩm và dịch vụ của họ đến khách hàng ngày càng hiệu quả hơn (Martin Hughes và cộng sự, 2003). Bên cạnh những nghiên cứu về lợi ích của tích hợp ứng dụng, nhiều nghiên cứu cũng đã phân tích sâu sắc những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt với tích hợp ứng dụng. Ngoài những nghiên cứu về vai trò, lợi ích của việc tích hợp ứng dụng trong doanh nghiệp, trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tích hợp ứng dụng của lãnh đạo doanh nghiệp cũng như khó khăn, thách thức của vấn đề tích hợp. Đặc biệt là có nhiều nghiên cứu về sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong môi trường tích hợp ứng dụng (Alexandra Simon, 2012; Teresa, 2012). Trong nghiên cứu “Khó khăn và lợi ích của tích hợp ứng dụng” của Alexandra Simon và cộng sự (2012), đã nêu rõ 4 nhóm khó khăn trong việc tích hợp ứng dụng, bao gồm: (1) Thiếu nguồn lực, chẳng hạn như thiếu chuyên gia tư vấn, thiếu đội ngũ kỹ thuật, chi phí thời gian cho việc tích hợp; (2) Thiếu sự thống nhất giữa các chuẩn trong doanh nghiệp, như sự khác biệt về mô hình các chuẩn của quy trình nghiệp vụ; (3) Khó khăn nội bộ, như thiếu động lực của nhân viên, hạn chế về văn hóa doanh nghiệp; (4) Khó khăn về nguồn nhân lực, như thiếu đội ngũ nhân viên làm việc đạt chuẩn, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị phòng ban. Như vậy, trước khi triển khai tích hợp ứng dụng, doanh nghiệp cần chủ động đánh giá và lường trước những khó khăn để có thể hạn chế sự rủi ro. Nói đến tích hợp hệ thống theo giải pháp SOA phải kể đến các cuốn sách của các tác giả Thomas Erl, Mark và Bell, Daniel Minoli. Thomas Erl đã có một xê ri các cuốn sách về SOA. Trong cuốn “Kiến trúc hướng dịch vụ: khái niệm, công nghệ và thiết kế” (Thomas Erl, 2005) đã nêu các khái niệm, tính chất, nền tảng lý thuyết của SOA và Web Services cũng như lợi ích kinh tế mà SOA mang lại. Nội dung cuốn sách giúp nhà phát triển CNTT hiểu được làm thế nào để xây dựng mô hình SOA, những công nghệ hỗ trợ mô hình SOA. Cuốn tiếp theo phải kể đến là “Kiến trúc hướng dịch vụ: nguyên tắc thiết kế dịch vụ” (Thomas Erl, 2007), mục đích của cuốn sách này nói 14 về nguyên lý thiết kế dịch vụ yếu tố then chốt trong kiến trúc hướng dịch vụ. Đây có thể coi là những tài liệu gốc dùng tham khảo cho các nghiên cứu về SOA. Thomas Erl đã đề xuất quy trình thiết kế hệ thống theo SOA theo cả hai chiến lược Topdown và Bottomup, tuy nhiên đây đang là quy trình khái quát cho mọi tổ chức, chưa đi vào chi tiết và cụ thể cho tổ chức doanh nghiệp để họ có thể áp dụng được ngay. Hai tác giả Mark và Bell trong cuốn “Kiến trúc hướng dịch vụ: kế hoạch và hướng dẫn triển khai cho doanh nghiệp” (Marks. E.A, Bell.M, 2006) đã đề cập đến việc lập kế hoạch và cách thức triển khai kiến trúc hướng dịch vụ trong doanh nghiệp. Cuốn sách giúp nhà quản trị CNTT, lãnh đạo doanh nghiệp trả lời những câu hỏi như: làm thế nào để bắt đầu với SOA? bắt đầu từ đâu? tập trung chính vào những điểm nào? nên bắt đầu với những dịch vụ gì?... giúp doanh nghiệp đạt được mục đích kinh doanh như mong muốn. Tác giả Mike Rosen và cộng sự đã viết cuốn “Kiến trúc hướng dịch vụ và chiến lược thiết kế” (Mike Rosen và cộng sự, 2008) cung cấp cho các kiến trúc sư, nhà thiết kế và các nhà phân tích các nguyên tắc và kỹ thuật cần thiết để tạo ra kiến trúc hướng dịch vụ chất lượng cao cùng với các giải pháp. Trên thế giới đã có hàng trăm bài báo, công trình nghiên cứu về SOA, đặc biệt là SOA cho doanh nghiệp, SOA cho trường học hay SOA trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng (WU Yingpei, SHU Tingting, 2011). Trong bài báo của mình năm 2013, hai tác giả Mohsen Mohammadi và Muriati Mukhtar (2013) đã đề cập đến nền tảng lý thuyết SOA và cơ sở phát triển HTTT tích hợp bằng giải pháp SOA. Kết quả bài báo là các mô hình HTTT tích hợp dựa trên SOA. Tác giả Saulo Barbará de Oliveira và cộng sự (2012) trong cuốn “Thông tin, kiến trúc hướng dịch vụ và công nghệ Web Services: khả năng tích hợp và tổ chức linh hoạt” đã đưa ra mô hình kiến trúc thông tin mới theo SOA và công nghệ Web Services, giúp giải quyết mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp liên quan đến những khó khăn trong việc thực hiện mô hình kinh doanh và CNTT. Về vấn đề ứng dụng SOA trong thương mại điện tử cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Sự phát triển nhanh chóng của CNTT đã góp phần vào sự phát triển của hệ thống thương mại điện tử trên phương diện giảm thời gian thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, đối với thương mại điện tử tính an ninh, bảo mật là vấn đề hết sức quan trọng. Ashish Kr. Luhach và cộng sự (2014) đã đưa ra một khung an ninh cho thương mại điện tử đối với DNNVV dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã tiến hành phân tích các cuộc tấn công bảo mật nổi bật có thể được ngăn chặn. Kiến trúc hướng dịch vụ đã được nhiều nhà cung cấp giải pháp lớn trên thế giới hướng tới và đầu tư phát triển mạnh. Năm 2009, hãng IBM đã có một loạt bài viết về mô hình lập trình SOA để triển khai thực hiện các dịch vụ Web. Mô hình lập trình 15 IBM với kiến trúc hướng dịch vụ cho phép các lập trình viên không chuyên tạo ra và tái sử dụng các tài sản CNTT mà không cần thông thạo các kỹ năng CNTT. Mô hình bao gồm các kiểu thành phần, các kết nối giữa chúng, các bản mẫu, các bộ tiếp hợp ứng dụng, biểu diễn dữ liệu đồng dạng và trục tích hợp doanh nghiệp ESB. Không đứng ngoài cuộc, Oracle và Microsoft cũng đã đầu tư rất mạnh vào SOA. Kiến trúc hướng dịch vụ đã được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận và nó cũng đã chứng tỏ được những lợi ích đem lại, đặc biệt là sự nhanh nhạy về mặt tổ chức. Hơn nữa, trong điều kiện nhất định, việc sử dụng các dịch vụ được chia sẻ như điện toán đám mây có thể mang lại nhiều lợi ích với chi phí thấp. SOA đã được nghiên cứu áp dụng cho doanh nghiệp, ngân hàng, bệnh viện hay các trường đại học nhằm tăng tính linh hoạt và đạt được sự đổi mới (Marinela Mircea, Anca Ioana Andreescu, 2011). Mặc dù tích hợp hệ thống theo giải pháp SOA đã được thế giới áp dụng hơn 10 năm, nhưng ở Việt Nam khái niệm này mới chỉ được các doanh nghiệp quan tâm mấy năm trở lại đây. Có nhiều bài báo trên tạp chí PC World Việt Nam đã viết về SOA, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại mức khái niệm, tổng quan về SOA hay so sánh việc tích hợp ứng dụng theo giải pháp ERP và SOA (Yên Khuê, 2007; Hải Phạm 2008; Thụy Anh, 2008; Phi Quân 2009). Có một số bài báo đã nhận định xu hướng và sự phù hợp của SOA đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trên các tạp chí có uy tín trong nước. Bài báo của Nguyễn Trúc Lê “Mô hình kiến trúc hướng dịch vụ và khuyến nghị cho Việt Nam“ năm 2014, đã nhận định giải pháp SOA là phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, khi mà ở nước ta nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, năng suất hoạt động thấp, khả năng hợp tác giữa các phòng ban không cao, cần thiết phải thay đổi mô hình quản trị để tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Tác giả Trần Thị Kim Oanh (2014) cũng đã có bài viết “Kiến trúc hướng dịch vụ sự lựa chọn phù hợp cho DNNVV Việt Nam hiện nay” đã đánh giá sự phù hợp của SOA đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, các bài báo mới chỉ dừng ở mức khuyến nghị, chưa đưa ra được mô hình cụ thể, do đó cũng chưa có thử nghiệm tích hợp thực tế. Nhiều bài viết của các tổ chức phụ trách CNTT của các Bộ, Ngành cũng đã có sự tiếp cận với SOA (Cục ứng dụng CNTT, 2010; IBM Việt nam, 2007). Về tình hình triển khai ứng dụng SOA ở Việt Nam hiện nay, những doanh nghiệp tài chính, ngân hàng nhắm tới SOA trước nhất và đã triển khai áp dụng thực tế. Một số tổ chức, doanh nghiệp công bố đã triển khai SOA thành công hoặc đang triển khai: Bộ Tài chính, Ngân hàng Viettin Bank, Ngân hàng SCB. Những tổ chức, doanh nghiệp này sử dụng giải pháp của các công ty lớn như SAP, Oracle, IBM, Microsoft. Hiện tại có nhiều doanh nghiệp tầm nhỏ và vừa đang hướng đến triển khai giải pháp 16 SOA theo sự tư vấn của các công ty cung cấp giải pháp trong nước như: Meliasoft, FPT, CSC,…Tuy nhiên, các công ty này chưa đưa ra được cơ sở lý luận thuyết phục cũng như chưa có mô hình cụ thể nên các doanh nghiệp chưa thực sự mạnh dạn đầu tư. Từ kết quả phân tích và tổng hợp các nghiên cứu trên đây, có thể chỉ ra một số khoảng trống như sau: Chưa có điều tra về thực trạng ứng dụng CNTT trong khối doanh nghiệp DNNVV lĩnh vực dịch vụ là khối doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DNNVV Việt Nam và đóng góp lớn vào GDP, để làm cơ sở cho các nghiên cứu nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT. Chưa có nghiên cứu độc lập nhằm tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan về tích hợp ứng dụng: bản chất, tính khả thi và hiệu quả để lãnh đạo doanh nghiệp có thể hiểu và tìm kiếm được giải pháp tích hợp phù hợp với thực trạng doanh nghiệp. Chưa có nghiên cứu đề xuất mô hình tích hợp ứng dụng phù hợp cho khối DNNVV nói chung, đặc biệt là khối DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ, nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong thời đại Internet và kinh doanh số rất phát triển. Mặc dầu hiện nay, các công ty cung cấp giải pháp CNTT lớn như IBM, Oracle, Microsoft đang cung cấp cho thị trường các giải pháp tích hợp hệ thống, nhưng việc triển khai giải pháp từ các nhà cung cấp nước ngoài là rất tốn kém về tài chính, nhân lực, thời gian, nên khối DNNVV Việt Nam rất khó đáp ứng. Các nhà cung cấp giải pháp trong nước vẫn chưa có cơ sở lý luận để tư vấn mô hình tích hợp, phù hợp với điều kiện của khối DNNVV nói chung và khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ nói riêng. 8. Đóng góp của luận án về lý luận và thực tiễn Với mục tiêu chung và những mục tiêu cụ thể đã đề xuất, nghiên cứu bám sát để thực hiện. Kết quả nghiên cứu là đề xuất mô hình HTTT tích hợp cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ. Mô hình này phải được triển khai xây dựng thử nghiệm để đảm bảo tính đúng đắn, tính khả thi, đồng thời cần có sự tinh chỉnh để hoàn thiện. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của luận án như sau: 8.1. Về mặt lý luận Nghiên cứu và làm sâu sắc thêm lý luận về vấn đề cấp thiết trong việc nâng cao ứng dụng CNTT cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ Việt Nam, trong thời đại mạng Internet bùng nổ và kinh doanh toàn cầu. 17 Xác định được 5 bài toán nghiệp vụ được triển khai ứng dụng HTTTQL nhiều nhất trong khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay. Đó là: (1) Bài toán quản lý kế toán tài chính; (2) Bài toán quản lý lương; (3) Bài toán quản lý nhân sự; (4) Bài toán quản lý bán hàng; (5) Bài toán quản lý kho. Nghiên cứu và đưa ra lập luận xác đáng về các vấn đề liên quan đến ứng dụng HTTT tích hợp trong môi trường doanh nghiệp. Nghiên cứu tổng quan về phương pháp luận tích hợp ứng dụng theo giải pháp SOA, từ đó đánh giá sự phù hợp của việc ứng dụng SOA cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ. Đề xuất mô hình HTTT tích hợp theo giải pháp SOA cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ, nhằm tích hợp các ứng dụng sẵn có và có thể mở rộng tích hợp các ứng dụng xây dựng mới của doanh nghiệp. Luận án cũng đã đưa ra quy trình gồm 6 bước để triển khai tích hợp ứng dụng theo mô hình đã đề xuất. 8.2. Về mặt thực tiễn Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ hiện nay trên các mặt: đầu tư cơ sở hạ tầng, triển khai ứng dụng hỗ trợ các bài toán quản lý, hoạt động nhập dữ liệu, đồng bộ dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, sự không nhất quán dữ liệu và thực trạng liên kết giữa các ứng dụng. Mô hình đề xuất nhằm tích hợp các ứng dụng trên cơ sở hạ tầng CNTT sẵn có của doanh nghiệp, sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trên các mặt: tài chính, thời gian triển khai, việc đào tạo lại nhân viên sử dụng. Mô hình đề xuất cho phép doanh nghiệp xây dựng sẵn một tập hợp các dịch vụ, sẵn sàng cho việc cung cấp thông tin cho các ứng dụng khi cần. Các dịch vụ sẽ được tái sử dụng khi xây dựng các ứng dụng mới. Đồng thời, hệ thống xây dựng theo mô hình đề xuất có thể dễ dàng tương tác với các hệ thống của đối tác, thông qua việc sử dụng các dịch vụ của nhau. Mô hình đề xuất có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc quản lý quy trình nghiệp vụ. Đặc điểm quy trình nghiệp vụ của các DNNVV thường chưa được chuẩn hóa và thường hay thay đổi, việc quản lý quy trình nghiệp vụ dựa trên giải pháp SOA sẽ tạo sự linh hoạt, nhanh chóng thích ứng với nhu cầu thị trường. Mô hình đề xuất có tính mở cao, khi doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng thêm ứng dụng hỗ trợ các bài toán quản lý trong doanh nghiệp, thì việc xây dựng và kết nối chúng vào hệ thống tích hợp rất nhanh chóng và dễ dàng.18 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ TÍCH HỢP ỨNG DỤNG Phần đầu của Chương 1 trình bày những khái niệm về tích hợp ứng dụng, ý nghĩa, sự cần thiết phải tích hợp ứng dụng trong môi trường doanh nghiệp, đặc biệt là lợi ích mà tích hợp ứng dụng mang lại. Tiếp đến, giới thiệu sự ra đời của tích hợp ứng dụng, từ môi trường đồng nhất đến môi trường không đồng nhất. Phần tiếp theo, trình bày các kiến thức nền tảng của SOA và công nghệ Web Services, lợi ích của việc ứng dụng SOA cũng như một số hạn chế của SOA. Cuối cùng, trình bày mối quan hệ giữa SOA và quản lý quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp. 1.1. Tích hợp ứng dụng 1.1.1. Tích hợp ứng dụng và sự cần thiết của tích hợp ứng dụng trong môi trường doanh nghiệp a. Khái niệm tích hợp ứng dụng “Tích hợp ứng dụng là một giải pháp cho việc xử lý, tổng hợp dữ liệu từ các ứng dụng đơn lẻ, hoạt động độc lập. Thông qua môi trường tích hợp, các ứng dụng có thể kết nối, trao đổi dữ liệu và hỗ trợ cho nhau” (Microsoft, 2011). Theo Gartner Group, “Tích hợp ứng dụng là chia sẻ không giới hạn của dữ liệu và quy trình kinh doanh giữa bất kỳ ứng dụng hoặc nguồn dữ liệu nào được kết nối trong doanh nghiệp” (AIIM International, 2001). Dưới góc độ công nghệ, tích hợp ứng dụng là sự kết hợp các thành phần đơn lẻ thành một hệ thống thống nhất. Trong thực tế, người ta rất cần một hệ thống tích hợp, gắn kết một vài loại HTTT nghiệp vụ khác nhau cùng được khai thác nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức (Nguyễn Văn Vỵ, 2002). Nhìn dưới góc độ quản lý thì ứng dụng tích hợp phải có khả năng cung cấp thông tin đa dạng, hỗ trợ quá trình ra quyết định ở nhiều mức quản lý khác nhau, trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Trần Thị Song Minh, 2012). b. Sự ra đời của tích hợp ứng dụng Trong lịch sử, các tổ chức phát triển các ứng dụng với phạm vi chức năng tách biệt, độc lập với nhau. Sự độc lập các ứng dụng dẫn tới độc lập dữ liệu và thông tin, hạn chế khả năng tương tác giữa các ứng dụng, hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu và thực hiện các báo cáo tổng hợp (Vandersluis, 2004). Các doanh nghiệp khó khăn khi họ cần phải thu thập, củng cố và chia sẻ dữ liệu và thông tin được phân phối và sao lại trong nhiều hệ thống. Các HTTT riêng rẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh (Singh, 1997). Với sự tiến bộ của công nghệ, xu hướng kinh doanh và phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đang thay đổi. Tuy nhiên, 19 việc thay đổi nhanh chóng của công nghệ làm cho các doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn trong việc phải đổi mới để bắt kịp xu thế. Kinh doanh hiện đại đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đồng bộ, chuẩn hóa, tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ. Nếu không có tích hợp ứng dụng, việc quản lý quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, khó kiểm soát và dẫn tới kém hiệu quả. Đó là lý do khái niệm tích hợp ứng dụng ra đời. c. Sự cần thiết tích hợp ứng dụng trong môi trường doanh nghiệp Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng một số lượng ngày càng nhiều các ứng dụng CNTT để giải quyết các chức năng kinh doanh cụ thể. Các ứng dụng này thường được triển khai vào các thời điểm khác nhau, được viết bởi những người khác nhau, sử dụng ngôn ngữ lập trình và công nghệ khác nhau, chạy trên các nền tảng phần cứng và các hệ điều hành khác nhau. Các ứng dụng thường hoạt động độc lập, riêng rẽ, ít trao đổi thông tin qua lại giữa chúng, có chăng chỉ một số ít các ứng dụng trao đổi dữ liệu với nhau. Các ứng dụng này không có khả năng xử lý và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Như vậy, các nghiệp vụ xử lý và tổng hợp thông tin của doanh nghiệp hầu hết phải được tiến hành thủ công, dẫn tới việc cung cấp thông tin doanh nghiệp cho lãnh đạo không được kịp thời, cũng như đáp ứng kém hiệu quả đối với khách hàng. Chẳng hạn, để có một báo cáo chi tiết về tình hình nhân sự và doanh thu của doanh nghiệp, người sử dụng thường thao tác trên hai ứng dụng là Quản lý nhân sự và Quản lý kế toán tài chính để có được hai báo cáo, sau đó trên cơ sở hai báo cáo này, người sử dụng phải tổng hợp vào một báo cáo chi tiết. Rõ ràng như vậy, cách thức hoạt động của các ứng dụng CNTT chưa đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp trong tình hình khối lượng thông tin ngày càng lớn. Thách thức mà hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt là để tìm ra giải pháp cho các ứng dụng này có thể trao đổi được với nhau để giải quyết các mục tiêu kinh doanh không ngừng phát triển. Tích hợp ứng dụng là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. d. Lợi ích của tích hợp ứng dụng trong doanh nghiệp Mục đích của tích hợp ứng dụng là tối đa hóa hiệu quả kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh trên thị trường (Bhatt, 2000; Bhatt và Troutt, 2005). Đặc biệt, tác động tích cực của tích hợp ứng dụng vào cải thiện quan hệ khách hàng (Bhatt và Troutt, 2005) và cải tiến quy trình kinh doanh (Bhatt, 2000; Microsoft, 2011). Cụ thể, tích hợp ứng dụng mang lại cho doanh nghiệp các lợi ích được chỉ ra trong Bảng 1.1 sau đây: 20 Bảng 1.1. Lợi ích của việc tích hợp ứng dụng. Khía cạnh Lợi ích Chiến lược Cải thiện sự hợp tác trong doanh nghiệp, cũng như các đối tác bên ngoài. Làm tăng sự hài lòng của khách hàng. Tổ chức Tổ chức hoạt động kinh doanh sẽ chặt chẽ hơn và giảm độ trễ trong kinh doanh. Giúp lãnh đạo lấy được thông tin kinh doanh một cách nhanh chóng và ra các quyết định kịp thời. Quản lý Việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt quản lý quy trình kinh doanh sẽ sát sao hơn. Giúp cải thiện quy trình kinh doanh bằng cách có thể thiết kế và mô phỏng quy trình kinh doanh trước khi áp dụng thực tế. Như vậy, sẽ hạn chế được rủi ro trong kinh doanh. Hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát quy trình kinh doanh. Kỹ thuật Việc tích hợp dữ liệu và quy trình làm tăng dòng chảy của dữ liệu và thông tin. Do đó, có thể xây dựng cơ sở hạ tầng linh hoạt và giảm chi phí. Tăng khả năng chia sẻ truy cập dữ liệu. Cải thiện quy trình tổng hợp và phân tích thông tin, dữ liệu. Nguồn: Tổng hợp từ Themistocleous và Irani, 2001 và Bhatt và Troutt, 2005. e. Những khó khăn, thách thức của việc tích hợp ứng dụng trong doanh nghiệp Bên cạnh những lợi ích to lớn, thì việc tích hợp ứng dụng cũng có thể gặp phải những vấn đề khó khăn, thách thức như sau (Tariq Rahim Soomro, Abrar Hasnain Awan, 2012): Thứ nhất, nhận thức không đầy đủ của doanh nghiệp về tích hợp ứng dụng. Họ thường xem tích hợp là một sản phẩm chứ không phải là một giải pháp. Do đó, họ không lường trước được việc triển khai một giải pháp phải huy động hầu hết các nguồn lực của doanh nghiệp, chứ không phải như triển khai một sản phẩm. Và do 21 đó, doanh nghiệp không đánh giá đúng quy mô của việc triển khai dự án tích hợp ứng dụng mà coi như là một phần của một dự án khác. Thứ hai, doanh nghiệp không có chiến lược phát triển công nghệ thông tin gắn với chiến lược phát triển doanh nghiệp, nên khi triển khai giải pháp tích hợp sẽ gây nhiều khó khăn vướng mắc. Thứ ba, triển khai tích hợp ứng dụng buộc doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến an ninh, hiệu suất và giám sát. Thứ tư, nhân viên trong doanh nghiệp thiếu kỹ năng cần thiết để thay đổi văn hóa, thay đổi môi trường và thay đổi sự vận hành hệ thống. Cuối cùng là sự thống nhất chính trị trong nội bộ doanh nghiệp và sự truyền thông kém cũng sẽ ảnh hưởng đến triển khai thành công giải pháp tích hợp ứng dụng. 1.1.2. Các mô hình tích hợp ứng dụng Tích hợp ứng dụng được phân thành ba loại (Microsoft, 2011): + Tích hợp thủ công + Tích hợp bán tự động + Tích hợp tự động a. Tích hợp thủ công Tích hợp thủ công đòi hỏi con người (nhân viên và khách hàng) hoạt động như các giao diện giữa các ứng dụng. Mô hình tích hợp ứng dụng này là rất phổ biến. Ví dụ, bộ phận dịch vụ khách hàng cần lấy thông tin từ công chúng, thì nhân viên có thể nhập cùng thông tin vào nhiều hệ thống và đọc thông tin từ các hệ thống đó để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Hoặc trong trường hợp một người đọc thông tin khách hàng từ một CSDL và sau đó nhập lại nó vào một CSDL sử dụng cho các mục đích khác. Đây là hình thức tích hợp đòi hỏi đầu tư công nghệ rất ít. Tuy nhiên, khi tổ chức càng phát triển mở rộng thì hình thức tích hợp này càng trở nên phức tạp và có thể dẫn đến sai sót dữ liệu. Khi số lượng và độ phức tạp của dữ liệu tăng lên, hoặc khi số lượng các ứng dụng tăng lên, tổ chức sẽ cần thêm nhiều người để duy trì một môi trường tích hợp như vậy. Môi trường tích hợp như vậy nói chung là rất kém hiệu quả và không dễ phát triển như các môi trường có sử dụng nhiều kỹ thuật tự động. b. Tích hợp bán tự động Tích hợp bán tự động kết hợp các bước do con người thực hiện với một số bước tự động. Con người có thể tham gia vào những công đoạn mà các giải pháp tự động tương ứng là quá khó khăn hay tốn kém để thực hiện, hoặc nơi kinh doanh đòi hỏi một 22 người để đưa ra quyết định. Ví dụ, doanh nghiệp có thể cần một người quản lý để phê duyệt tất cả các chứng từ, trong trường hợp này, tất cả các bước trước và sau có thể được tự động, nhưng phải có một người thực hiện một số bước ở giữa của quy trình. Hoặc trong một số trường hợp cần có sự can thiệp của con người để thực hiện chuyển đổi dữ liệu lấy từ hệ thống này để ứng dụng cho hệ thống khác. Tích hợp bán tự động thường đòi hỏi phải đầu tư nhiều công nghệ hơn, nhưng khi thực hiện có thể giảm số lượng người tham gia vào việc tích hợp các ứng dụng đồng nghĩa với việc giảm chi phí và tăng độ tin cậy. c. Tích hợp tự động Tích hợp tự động loại bỏ yếu tố con người trong các quy trình nghiệp vụ, mặc dù họ là những người duy trì giải pháp. Đây là loại tích hợp bao gồm các ứng dụng giao tiếp thông qua một loạt các giao diện và bộ điều hợp. Ví dụ, hai CSDL có thể chia sẻ dữ liệu, CSDL thứ nhất được tự động chuyển đổi và đưa vào CSDL thứ hai mà không có sự can thiệp của con người. Như vậy, tích hợp tự động loại bỏ sự phụ thuộc vào yếu tố con người. Tuy nhiên, để triển khai được mô hình tích hợp tự động c

Trang 1

Trường đại học kinh tế quốc dâN

Chuyên ngành:

Chuyên ngành: hệ thống thông tin quản lý hệ thống thông tin quản lý hệ thống thông tin quản lý

Mã số: 62340405

Mã số: 62340405

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Trần Thị Song Minh

2 PGS.TS Nguyễn Văn Vỵ

Trang 2

“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng, nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.”

Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Trần Thị Song Minh

Hà nội, ngày 12 tháng 3 năm 2018

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Kim Oanh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhất là các thầy, cô giáo khoa Tin học Kinh tế và Viện Đào tạo Sau đại học của Trường Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Song Minh, PGS.TS Nguyễn Văn Vỵ đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành bản luận án này

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo trường Đại học Vinh, lãnh đạo và cán bộ, giảng viên khoa Công nghệ Thông tin, đặc biệt là các đồng nghiệp trong bộ môn Hệ thống Thông tin đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tác xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ phụ trách công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp đã nhiệt tình trả lời phiếu điều tra, cung cấp thông tin cần thiết

để tác giả hoàn thành bản luận án này

Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các cộng sự đã giúp đỡ tác giả trong việc xây dựng hệ thống tích hợp thử nghiệm

Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Công ty Cổ phần Công nghệ G5 đã nhận lời áp dụng thử nghiệm mô hình hệ thống tích hợp của tác giả xây dựng

Cuối cùng, tác giả xin đặc biệt gửi lời tri ân đến gia đình, người thân và bạn bè

đã luôn động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong suốt thời gian qua

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2018

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Kim Oanh

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM KẾT

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Giới thiệu tóm tắt về luận án 1

2 Lý do chọn đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Khung lý thuyết 8

5 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 10

6 Kết cấu luận án 11

7 Tổng quan tình hình nghiên cứu 12

8 Đóng góp của luận án về lý luận và thực tiễn 16

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ TÍCH HỢP ỨNG DỤNG 18

1.1 Tích hợp ứng dụng 18

1.1.1 Tích hợp ứng dụng và sự cần thiết của tích hợp ứng dụng trong môi trường doanh nghiệp 18

1.1.2 Các mô hình tích hợp ứng dụng 21

1.1.3 Tích hợp dữ liệu và tích hợp quy trình nghiệp vụ 24

1.1.4 Lịch sử các công nghệ tích hợp ứng dụng 27

1.1.5 Các tiêu chí đảm bảo sự tích hợp ứng dụng thành công 32

1.2 Kiến trúc hướng dịch vụ và công nghệ Web Services 34

1.2.1 Kiến trúc hướng dịch vụ 34

1.2.2 Công nghệ Web Services 45

1.2.3 Kết hợp kiến trúc hướng dịch vụ và quản lý quy trình nghiệp vụ 51

1.3 Kết luận chương 55

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TÍCH HỢP ỨNG DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM 56

2.1 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ trong nền kinh tế 56 2.2 Sự cần thiết nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ 58

2.3 Nghiên cứu mô hình kiến trúc hướng dịch vụ của hai nhà cung cấp IBM và Oracle 63

2.3.1 Mô hình kiến trúc hướng dịch vụ của IBM 63

Trang 5

2.3.2 Mô hình kiến trúc hướng dịch vụ của Oracle 66

2.3.3 Đánh giá ưu, nhược điểm mô hình kiến trúc hướng dịch vụ của IBM và của Oracle 67

2.4 Định hướng ứng dụng kiến trúc hướng dịch vụ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ 70

2.4.1 Đánh giá sự phù hợp của kiến trúc hướng dịch vụ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay 70

2.4.2 Kiến trúc hướng dịch vụ đáp ứng các tiêu chí của việc tích hợp ứng dụng thành công 72

2.5 Kết luận chương 73

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 74

3.1 Mô tả cuộc điều tra 74

3.1.1 Nội dung điều tra 74

3.1.2 Một số khó khăn trong quá trình thực hiện cuộc điều tra 75

3.2 Kết quả điều tra 76

3.2.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 76

3.2.2 Phân tích quy mô doanh nghiệp theo số lượng lao động 76

3.2.3 Phân tích thực trạng triển khai ứng dụng 77

3.2.4 Phân tích thực trạng nhập và đồng bộ dữ liệu 78

3.2.5 Phân tích thực trạng lưu trữ dữ liệu 79

3.2.6 Phân tích thực trạng thiếu tính nhất quán dữ liệu 79

3.2.7 Phân tích mức độ và cách thức tương tác giữa các ứng dụng 79

3.2.8 Phân tích thực trạng truy cập dữ liệu thông qua mạng 81

3.2.9 Phương pháp phân tích và thiết kế các ứng dụng 81

3.2.10 Quy trình nghiệp vụ 82

3.3 Đánh giá về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ Việt Nam hiện nay 82

3.3.1 Đánh giá chung 82

3.3.2 Về mức độ quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin 84

3.4 Một số quy trình nghiệp vụ cơ bản trong doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ 84

3.4.1 Ngôn ngữ mô hình hóa quy trình nghiệp vụ BPMN 84

3.4.2 Quy trình nghiệp vụ lương 86

3.4.3 Quy trình nghiệp vụ bán hàng 88

Trang 6

3.4.4 Quy trình nghiệp vụ mua hàng 90

3.5 Kết luận chương 91

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN TÍCH HỢP CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM 92

4.1 Đề xuất mô hình kiến trúc hướng dịch vụ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ 92

4.1.1 Mô tả khái quát quá trình xây dựng mô hình 92

4.1.2 Mô hình đề xuất 93

4.1.3 Mô hình xác thực dịch vụ 97

4.1.4 Quy trình triển khai áp dụng mô hình 98

4.2 Xây dựng thử nghiệm hệ thống tích hợp theo mô hình đã đề xuất cho một doanh nghiệp cụ thể 100

4.2.1 Mô hình kiến trúc tổng thể của hệ thống thử nghiệm 100

4.2.2 Mô hình kỹ thuật của hệ thống thử nghiệm 101

4.3 Đánh giá về việc triển khai ứng dụng tích hợp tại Công ty Cổ phần công nghệ G5 113

4.3.1 Giới thiệu về Công ty 113

4.3.2 Đánh giá của Công ty về triển khai mô hình tích hợp 113

4.3.3 Đánh giá về chi phí xây dựng hệ thống tích hợp 115

4.4 Các khuyến nghị đối với doanh nghiệp khi triển khai kiến trúc hướng dịch vụ 120

4.4.1 Về góc độ quản lý 120

4.4.2 Về góc độ kỹ thuật 121

4.5 Kết luận chương 122

KẾT LUẬN 123

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

PHỤ LỤC A PHIẾU ĐIỀU TRA 130

PHỤ LỤC B TẬP HỢP CÁC DỊCH VỤ CỦA HỆ THỐNG 138

PHỤ LỤC C MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀO/RA CỦA CÁC DỊCH VỤ 141

PHỤ LỤC D GIAO DIỆN CÁC ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG 155

PHỤ LỤC E THỰC HIỆN QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ LƯƠNG 158

PHỤ LỤC F ĐÁNH GIÁ VỀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG TÍCH HỢP ỨNG DỤNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ G5 172

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

5 CNTT Information Technology Công nghệ Thông tin

6 COM Component Object Model Mô hình đối tượng thành

10 DCE/RPC Distributed Computing

Environment/Remote Procedure Calls

Môi trường tính toán phân tán/Gọi thủ tục từ

Trang 8

Stt Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

14 ERP Enterprise Resource Planning Hoạch định nguồn lực

doanh nghiệp

15 ESB Enterprise Service Bus Trục tích hợp doanh

nghiệp

17 HTTP HyperText Transfer Protocol Giao thức truyền thông

siêu văn bản

19 HTTTQL Management Information System Hệ thống thông tin quản

22 ISO International Organization for

Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn quốc

tế

23 J2EE Java 2 Platform, Enterprise Edition Nền tảng Java, phiên bản 2

- phiên bản công nghiệp

24 JCA Java Cryptography Architecture Kiến trúc mã hóa Java

25 JMS Java Message Services Dịch vụ thông điệp Java

26 JRMI Java Remote Method Invocation Triệu gọi phương thức từ

xa của Java

27 M&A Mergers and Acquisitions Mua bán và sáp nhập

Trang 9

Stt Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

lớp giữa của Oracle

33 RMI Remote Method Invoke Triệu gọi phương thức từ

xa

34 RPC Remote Procedure Calls Gọi thủ tục từ xa

35 SMTP Simple Mail Transfer Protocol Giao thức truyền tải thư

điện tử đơn giản

37 SOA Service Oriented Architecture Kiến trúc hướng dịch vụ

38 SOAP Simple Object Access Protocol Giao thức truy cập đối

tượng đơn giản

40 SWOT Strengths, Weaknesses,

Trang 10

Stt Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

42 URL Uniform Resource Locator Định vị tài nguyên thống

nhất

44 VCCI Vietnam Chamber of Commerce

and Industry

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam

47 WSDL Web Services Description

Language

Ngôn ngữ mô tả dịch vụ Web

49 XML eXtensible Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu mở

rộng

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Lợi ích của việc tích hợp ứng dụng 20

Bảng 1.2 Tiêu chí đảm bảo tích hợp ứng dụng thành công 32

Bảng 2.1 Vai trò của hệ thống thông tin trong chiến lược cạnh tranh 59

Bảng 2.2 Phân tích SWOT đối với DNNVV lĩnh vực dịch vụ 61

Bảng 2.3 So sánh SOA của IBM và SOA của Oracle 68

Bảng 4.1 Yêu cầu về hạ tầng phần cứng xây dựng hệ thống tích hợp thử nghiệm 102

Bảng 4.2 Công cụ sử dụng xây dựng các thành phần của hệ thống tích hợp 106

Bảng 4.3 Chi phí thời gian và kinh phí xây dựng hệ thống tích hợp theo mô hình SOA 115

Bảng 4.4 Chi phí về thời gian và kinh phí xây dựng hệ thống tích hợp không theo mô hình SOA 118

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Mức độ đóng góp vào GDP của lĩnh vực dịch vụ 57

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ trong tổng số DNNVV 57

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ doanh nghiệp theo quy mô số lượng lao động 76

Biểu đồ 3.2 Số ứng dụng đã được triển khai theo quy mô doanh nghiệp 77

Biểu đồ 3.3 Bình quân số HTTTQL đã được triển khai theo quy mô doanh nghiệp 78

Trang 13

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình 1 Thực trạng ứng dụng các hệ thống đơn lẻ trong doanh nghiệp 3

Hình 2 Mô hình hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP 4

Hình 3 Khung lý thuyết của luận án 9

Hình 1.1 Mô hình tích hợp điểm nối điểm với 3 ứng dụng và 10 ứng dụng 23

Hình 1.2 Mô hình trục tích hợp với 3 ứng dụng và 10 ứng dụng 24

Hình 1.3 Minh họa đồng bộ dữ liệu 25

Hình 1.4 Tích hợp quy trình nghiệp vụ 26

Hình 1.5 Giao tiếp giữa bên sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ 30

Hình 1.6 Sự cộng tác giữa các yếu tố trong một hệ thống SOA 34

Hình 1.7 Các dịch vụ hợp tác để làm một công việc cụ thể 35

Hình 1.8 Dịch vụ đóng gói logic khác nhau 36

Hình 1.9 Dịch vụ nhận biết nhau 37

Hình 1.10 Trao đổi thông điệp giữa hai dịch vụ 37

Hình 1.11 Các bước xây dựng hệ thống SOA theo chiến lược Top-down 40

Hình 1.12 Các bước xây dựng hệ thống SOA theo chiến lược Bottom-up 41

Hình 1.13 Kết nối các ứng dụng thông qua ESB 44

Hình 1.14 Mối quan hệ giữa các thành phần của Web Service 47

Hình 1.15 Các thành phần kỹ thuật cơ bản của một Web Service 48

Hình 1.16 Cấu trúc của SOAP Message 49

Hình 1.17 Cấu trúc của một WSDL mô tả Web Service 50

Hình 1.18 Mối quan hệ giữa BPM và SOA 52

Hình 1.19 Tầng quy trình nghiệp vụ không thông qua tầng dịch vụ 53

Hình 1.20 Tầng quy trình nghiệp vụ thông qua tầng dịch vụ 54

Hình 2.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 59

Hình 2.2 Kiến trúc phân tầng hệ thống SOA của IBM 64

Trang 14

Hình 2.3 Sử dụng các dịch vụ trong quy trình nghiệp vụ 65

Hình 2.4 Luồng thông tin trong hệ thống SOA 66

Hình 2.5 Mô hình SOA của Oracle 67

Hình 3.1 Mức độ tương tác giữa các ứng dụng trong doanh nghiệp 81

Hình 3.2 Quy trình nghiệp vụ lương 86

Hình 3.3 Quy trình nghiệp vụ bán hàng 88

Hình 3.4 Quy trình nghiệp vụ mua hàng 90

Hình 4.1 Mô hình kiến trúc tổng thể của hệ thống 94

Hình 4.2 Mô hình kỹ thuật của hệ thống 96

Hình 4.3 Mô hình bảo mật dịch vụ 97

Hình 4.4 Quy trình triển khai áp dụng mô hình tích hợp 98

Hình 4.5 Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống tích hợp thử nghiệm 100

Hình 4.6 Mô hình kỹ thuật hệ thống tích hợp thử nghiệm 101

Hình 4.7 Mô hình máy chủ của ứng dụng quản lý độc lập 101

Hình 4.8 Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống Quản lý tài khoản 108

Hình 4.9 Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống Quản lý chấm công 109

Hình 4.10 Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống Quản lý nhân sự 110

Hình 4.11 Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống Quản lý lương 111

Hình 4.12 Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống Quản lý kế toán tài chính 112

Trang 15

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu tóm tắt về luận án

Ý tưởng của luận án là nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống thông tin (HTTT) tích hợp, nhằm tích hợp các ứng dụng rời rạc, sẵn có trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay Hệ thống này, ngoài giải quyết được công việc của các ứng dụng đơn lẻ, thì còn làm được nhiều việc hơn thế trong môi trường tích hợp Để thực hiện được ý tưởng đó, trước hết, tác giả nghiên cứu

cơ sở lý luận về tích hợp ứng dụng, lợi ích cũng như thách thức của việc tích hợp ứng dụng, các chiến lược, phương pháp, công nghệ hỗ trợ tích hợp ứng dụng Tiếp theo là nghiên cứu cơ sở lý thuyết về kiến trúc hướng dịch vụ (Service Oriented Architecture - SOA) và công nghệ Web Services Đây là một giải pháp công nghệ mới, trợ giúp việc xây dựng và phát triển một HTTT tích hợp Tác giả cũng đã nghiên cứu mô hình SOA của một số nhà cung cấp giải pháp lớn trên thế giới, để có sự định hướng cho việc đề xuất mô hình

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hơn 200 DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở ba tỉnh, thành phố là Nghệ An, Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh Dữ liệu điều tra này nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nói chung, và việc ứng dụng CNTT hỗ trợ giải quyết các bài toán quản lý trong khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ nói riêng Từ phân tích thực trạng, xem xét các điều kiện ứng dụng cũng như

sự phù hợp của giải pháp SOA đối với khối doanh nghiệp này và đưa ra khuyến nghị ứng dụng Cũng từ phân tích thực trạng của các DNNVV lĩnh vực dịch vụ, luận án xác định được các ứng dụng phổ biến nhất đã được triển khai hỗ trợ các bài toán quản lý trong khối doanh nghiệp này Kết quả phân tích làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình tích hợp ứng dụng theo giải pháp SOA, đồng thời đưa ra quy trình tích hợp

Cuối cùng, luận án đã triển khai xây dựng thử nghiệm một HTTT tích hợp, nhằm tích hợp một số ứng dụng cơ bản trong một DNNVV lĩnh vực dịch vụ cụ thể Doanh nghiệp được chọn thử nghiệm là một trường hợp điển hình: các ứng dụng được triển khai trên các nền tảng khác nhau, sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau, sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) khác nhau Kết quả thử nghiệm cho thấy, trong môi trường tích hợp, các bài toán quản lý nghiệp vụ vẫn được đảm bảo hoạt động bình thường Nhưng nhờ tổ chức việc tích hợp dữ liệu và xử lý đã tạo thuận tiện cho người sử dụng và cho ra kết quả cuối cùng nhanh gấp nhiều lần Các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng, linh hoạt hơn Đặc biệt, việc tích hợp ứng dụng theo giải pháp SOA đáp ứng kịp thời những thay đổi về quy trình

Trang 16

nghiệp vụ của các DNNVV Tập hợp dịch vụ được xây dựng, sẵn sàng hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin, dữ liệu cho các ứng dụng khác mỗi khi cần Các dịch vụ này cũng được tái sử dụng khi xây dựng các ứng dụng mới trong doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí về tài chính cũng như thời gian triển khai ứng dụng Đồng thời, tích hợp ứng dụng trên cơ sở các ứng dụng sẵn có trong doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp hạn chế việc đào tạo lại nhân viên vận hành hệ thống

2 Lý do chọn đề tài

Để thành công trong kinh doanh, thì giao tiếp với khách hàng, đối tác kinh doanh và giữa các đơn vị phòng ban là rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào Điều này cần được hỗ trợ bởi dữ liệu và thông tin có khả năng trao đổi giữa các hệ thống máy tính, các ứng dụng trợ giúp các bài toán quản lý và kinh doanh bên trong và

cả bên ngoài doanh nghiệp Tích hợp ứng dụng cho phép thực hiện các giao tiếp này

và cải thiện việc chia sẻ thông tin trong toàn doanh nghiệp (Bhatt và Troutt, 2005) Trong những năm gần đây, số lượng ứng dụng hỗ trợ các bài toán quản lý trong các doanh nghiệp tăng mạnh, trợ giúp đắc lực cho công tác quản lý của doanh nghiệp Có một thực tế là, các doanh nghiệp đã phát triển các ứng dụng cho từng phạm vi chức năng riêng biệt, độc lập với nhau, sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau và chạy trên các nền tảng công nghệ khác nhau Điều này dẫn tới sự hạn chế khả năng tương tác giữa các ứng dụng bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp Với các ứng dụng độc lập như vậy sẽ có những tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Vandersluis, 2004; Norshidah Mohamed và cộng sự, 2013)

Theo kết quả điều tra của tác giả đối với 200 DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam, chỉ có 2% doanh nghiệp sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP) Có 9 doanh nghiệp (4,5%) chỉ triển khai một ứng dụng Phần lớn số doanh nghiệp còn lại triển khai từ hai ứng dụng trở lên Tuy nhiên, các ứng dụng này được liên kết với nhau chủ yếu là bằng những thao tác thủ công (Hình 1) Chỉ có một số rất ít doanh nghiệp tự viết chương trình trợ giúp tương tác tự động giữa các ứng dụng khi cần Việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo, phản hồi thông tin cho khách hàng, phản ứng nhanh nhạy đối với sự thay đổi của thị trường là hạn chế Đặc biệt, việc quản lý quy trình nghiệp vụ cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy, cần có các nghiên cứu giúp cho các chủ sở hữu, các nhà quản lý hiểu được vấn đề tích hợp ứng dụng và hiệu quả của nó đối với quản lý, kinh doanh

Trang 17

Hình 1 Thực trạng ứng dụng các hệ thống đơn lẻ trong doanh nghiệp

Tích hợp ứng dụng đã được các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới nghiên cứu

và áp dụng cách đây hàng chục năm, trong đó phải kể đến mô hình hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (Hình 2) Khái niệm ERP được ra đời từ những năm 90 của thế kỷ XX Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định ERP là chìa khóa cho sự thành công của doanh nghiệp trong thời đại kinh doanh toàn cầu Và thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp lớn cũng như DNNVV trên thế giới triển khai ứng dụng ERP Ở Việt Nam, theo con số công bố chính thức của VCCI thì mới chỉ có 3,48% số doanh nghiệp triển khai ERP, chủ yếu là doanh nghiệp lớn, chưa có con số thống kê riêng cho khối DNNVV Trong số doanh nghiệp đã triển khai ERP, cũng có rất ít doanh nghiệp chính thức công bố triển khai thành công Theo các chuyên gia nhận định, những doanh nghiệp chưa công bố có thể là triển khai thất bại hoặc ứng dụng không hiệu quả Mô hình ERP gắn liền với sự chuẩn hóa quy trình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Organization for Standardization) Nói đến ERP

là nói đến giải pháp quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế trên nền tảng CNTT Theo kết quả các nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công mô hình ERP, về phía doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu sau (Dimitrios Maditinos, Dimitrios Chatzoudes, Charalampos Tsairidis, 2012):

- Nhân lực phải được đào tạo bài bản, có trình độ CNTT nhất định;

- Kinh phí phải đảm bảo để có thể triển khai được mô hình ERP với giá từ hàng trăm nghìn USD đến hàng triệu USD;

- Cơ sở hạ tầng phải đáp ứng để vận hành được hệ thống;

- Quy trình nghiệp vụ phải được chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế;

- Chấp nhận thay đổi văn hóa doanh nghiệp của người dùng cuối

Trang 18

Nhưng với thực trạng DNNVV Việt Nam hiện nay: nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cũng như trình độ CNTT thấp, nguồn vốn hạn hẹp, cơ sở vật chất, tầm nhìn của doanh nghiệp không đủ điều kiện cho việc triển khai mô hình ERP Đặc biệt, quy trình nghiệp vụ của các doanh nghiệp chủ yếu là tự phát, chưa theo chuẩn quốc tế

là một yếu tố khó khăn cho việc áp dụng mô hình này Về góc độ quản trị doanh nghiệp, thì DNNVV có sự quản trị phân mảnh, không có tính quản trị tổng thể trong việc thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý dữ liệu Một khó khăn chung cho doanh nghiệp Việt Nam triển khai hệ thống ERP là lực lượng triển khai mỏng, đội ngũ tư vấn thiếu kiến thức quản trị, không am hiểu về nghiệp vụ, họ chỉ chú trọng đầu tư thiết bị,

đi thẳng vào cài đặt chương trình mà không xây dựng kế hoạch tổng thể Bên cạnh đó còn là sự cả nể, chiều theo ý doanh nghiệp của chuyên gia tư vấn trong quá trình phân tích Khi triển khai ERP, doanh nghiệp phải thay đổi chính mình để phù hợp với phần mềm Điều này tốt cho doanh nghiệp vì có thể đưa vào doanh nghiệp các quy trình quản lý theo chuẩn, nhưng cũng nhiều khi gây cản trở cho doanh nghiệp vì không phù hợp với thói quen, cách tổ chức công việc,… Tất cả những yếu tố đó tạo sự khó khăn cho DNNVV Việt Nam khi triển khai mô hình ERP

Hình 2 Mô hình hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP

Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế Các DNNVV ở Việt Nam sử dụng tới 51% lao động và đóng góp hơn 40% GDP (Gross Domestic Product) cả nước Khối doanh nghiệp này đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội Tuy nhiên, khối DNNVV Việt Nam hiện nay còn có rất nhiều hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là yếu về tài chính,

Trang 19

nhân lực và ý thức của lãnh đạo doanh nghiệp Một trong các nguyên nhân của tình trạng trên cũng có lý do từ phía các doanh nghiệp cung cấp giải pháp ứng dụng CNTT

Họ thường nhắm đến doanh nghiệp lớn, có khả năng chi trả số tiền lớn cho các dịch vụ CNTT phức tạp, thiếu giải pháp phù hợp với các DNNVV có điều kiện kinh tế và nhân lực hạn chế Thực tế là, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và môi trường kinh doanh còn nhiều rủi ro như hiện nay, DNNVV buộc phải thận trọng hơn với từng đồng vốn đầu tư bỏ ra, nhất là trong điều kiện quy mô vốn kinh doanh không lớn, việc vay vốn tại ngân hàng khó khăn Vì vậy, mặc dầu ứng dụng CNTT được xem là điều kiện cốt yếu để tồn tại và phát triển, nhưng các DNNVV buộc phải tính toán rất kỹ càng khi đầu tư giải pháp cho kinh doanh sao cho tiết kiệm chi phí nhất có thể Vì thế, giải pháp tích hợp ứng dụng phải tính đến khả năng tài chính của khối doanh nghiệp này

Dịch vụ là lĩnh vực tạo ra giá trị rất lớn và là ưu thế của các DNNVV Lĩnh vực dịch vụ tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển Các loại dịch vụ điển hình có thể kể đến như: dịch vụ vận tải, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y

tế, dịch vụ viễn thông, dịch vụ bán buôn, bán lẻ, Các nền kinh tế lớn hiện nay đều là nền kinh tế dịch vụ và xu thế này cũng sẽ được thể hiện rất rõ khi Việt Nam hội nhập quốc tế Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế ngày càng gia tăng Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này là cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, việc thu hồi vốn kinh doanh thường nhanh hơn và nhanh có lãi hơn doanh nghiệp sản xuất Vì vậy, khả năng đầu tư cho việc nâng cấp ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp có tính khả thi cao Những đặc trưng trên đây của các DNNVV cho thấy, việc nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho khối doanh nghiệp này là hết sức cấp thiết, trong

đó, đặc biệt là giải pháp tích hợp ứng dụng Tuy nhiên, với thực trạng doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn là nhỏ và siêu nhỏ, nguồn lực rất hạn chế, đặc biệt về tài chính và nhân lực thì việc tìm kiếm giải pháp tích hợp ứng dụng phù hợp, khả thi với thực trạng doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng

Đối với khối DNNVV Việt Nam nói chung và DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng, với ưu thế tổ chức quản lý đơn giản, gọn nhẹ, năng động, linh hoạt, có thể nhanh chóng tạo ra những sản phẩm dịch vụ đáp ứng ngay nhu cầu thay đổi của thị trường Nhờ

sự nhanh nhạy, dễ xoay xở để đáp ứng nhu cầu nhỏ lẻ nên các DNNVV dễ tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị riêng biệt và độc đáo Điều này đối với doanh nghiệp lớn, tổ chức quản lý cồng kềnh, công tác điều hành thông qua nhiều cấp sẽ khó khăn hơn nhiều so với DNNVV Tuy nhiên, để phát huy được các lợi thế đó, các DNNVV cần nâng cao ứng dụng CNTT, khai thác hiệu quả Internet, đặc biệt tìm kiếm giải pháp tích hợp các ứng dụng trong doanh nghiệp Có như vậy mới đảm bảo việc cung cấp thông tin tổng hợp nhanh nhẹn, chính xác, thậm chí theo thời gian thực, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng

Trang 20

cũng như phản ứng nhanh với thị trường Giải pháp tích hợp ứng dụng phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp sẽ nâng cao tự động hóa quy trình nghiệp vụ, từ đó giảm nhân công lao động, giảm giá thành sản phẩm và dẫn tới tăng cơ hội cạnh tranh Việc tìm kiếm một giải pháp tích hợp ứng dụng phù hợp, khả thi với thực trạng doanh nghiệp là điều hết sức cấp thiết Kiến trúc hướng dịch vụ là một trong những giải pháp tạo “cầu nối” giữa các ứng dụng đã có, phù hợp với khối doanh nghiệp này Trong hơn chục năm trở lại đây, kiến trúc hướng dịch vụ đang được các công ty lớn về CNTT chú trọng và có nhiều hứa hẹn cho doanh nghiệp Tích hợp hệ thống theo SOA đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và được giới doanh nghiệp lựa chọn Mô hình SOA chủ yếu tập trung nguồn lực phát triển vào các chức năng và tính năng phục vụ hoạt động và quy trình nghiệp vụ Điều này cho phép nhà quản lý chỉ cần dựa trên đặc điểm mang tính nghiệp vụ

rà soát, xác định rõ chi tiết, thành phần cần thêm, sửa đổi hoặc loại bỏ Do đó, các hệ thống phần mềm phát triển phía sau có thể được thiết kế nhằm đáp ứng những quy trình nghiệp vụ, thay vì quy trình nghiệp vụ phải thay đổi để tận dụng những tính năng phần mềm như trong các mô hình thường thấy ở nhiều tổ chức với hạ tầng ứng dụng CNTT được phát triển từ trước Bằng cách phát triển và tập hợp danh mục các dịch vụ, nhà phát triển có một bộ sưu tập những mô đun phần mềm có sẵn, có thể được sử dụng để lắp ghép nên một ứng dụng mới Nhờ vậy sẽ đáp ứng được các yêu cầu đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả mà không phải xây dựng hệ thống này từ đầu Danh mục dịch vụ này

có thể ngày càng được gia tăng về quy mô và số lượng, do vậy, việc phát triển các hệ thống mới ngày càng trở nên thuận tiện, nhanh chóng Khả năng sử dụng lại cũng cho phép giảm bớt chi phí phát sinh khi thêm các tính năng mới vào hệ thống Trong bối cảnh hiện nay, khi mà ở nước ta nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, năng suất hoạt động thấp, khả năng hợp tác giữa các phòng ban không cao, yêu cầu thay đổi mô hình quản trị để tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp là rất cấp thiết Giải pháp SOA đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này Hơn nữa giải pháp SOA đòi hỏi ít vốn đầu tư và dễ dàng tiếp cận với hầu hết nhân viên trong doanh nghiệp (Nguyễn Trúc Lê, 2014)

Qua phân tích và đánh giá tầm quan trọng của DNNVV lĩnh vực dịch vụ đối với nền kinh tế cũng như thực trạng của khối doanh nghiệp này cho thấy rằng: việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT để đáp ứng yêu cầu kinh doanh là vấn đề cấp bách Từ câu hỏi quản lý đặt ra, trên cơ sở lý thuyết về tích hợp ứng dụng theo hướng công nghệ mới xuất hiện trong những năm gần đây, đã gợi ý cho tác giả nghiên cứu phát triển một mô hình hệ thống thông tin (HTTT) để tích hợp các HTTT sẵn có trong doanh nghiệp bằng cách tạo “cầu nối” giữa chúng theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ Đó

là lý do tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng mô hình hệ thống thông tin tích hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam” làm đề

tài luận án tiến sĩ của mình

Trang 21

Với đề tài này, câu hỏi quản lý đặt ra là: “Mô hình hệ thống thông tin tích hợp nào là phù hợp với điều kiện hiện nay của khối DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ

ở Việt Nam?” Để trả lời được câu hỏi quản lý, tác giả đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Mức độ sẵn sàng về điều kiện và môi trường để triển khai ứng dụng CNTT

trong các DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam như thế nào? Nhu cầu đòi

hỏi đầu tư cho hạ tầng CNTT ra sao?

- Những bài toán (hoạt động) nghiệp vụ nào là phổ dụng trong các DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam?

- Cách thức ứng dụng CNTT trợ giúp những bài toán đó như thế nào?

- Mức độ tích hợp của các ứng dụng hiện tại ra sao? Những vấn đề tồn tại và hạn chế hiệu quả sử dụng là gì?

- Mô hình kiến trúc tích hợp nào là phù hợp? Để tích hợp được doanh nghiệp cần đảm bảo những yếu tố gì?

Để trả lời được các câu hỏi trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý thuyết, điều tra thực trạng doanh nghiệp, xây dựng mô hình hệ thống thông tin tích hợp, triển khai hoạt động thực nghiệm để khẳng định tính đúng đắn của mô hình

3 Mục tiêu nghiên cứu

Các mục tiêu cụ thể của luận án bao gồm:

- Nghiên cứu lý thuyết về tích hợp các HTTT, các công nghệ và giải pháp tích

hợp trong môi trường doanh nghiệp

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về SOA và công nghệ Web Services; lợi ích kinh

doanh mà SOA mang lại, cũng như những khó khăn khi triển khai

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng môi trường công nghệ, mức độ ứng dụng hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) và mức độ tích hợp giữa chúng trong các DNNVV lĩnh vực dịch vụ, để có các dữ liệu và cơ sở thực tiễn cho việc xây

dựng mô hình

- Đề xuất mô hình HTTT tích hợp theo SOA cho các DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở

Việt Nam, phù hợp trên các mặt triển khai và ứng dụng

- Đề xuất các giải pháp liên quan đảm bảo ứng dụng được mô hình và phát triển

lâu dài

Trang 22

4 Khung lý thuyết

Từ những năm 1990 của thế kỷ trước, đã có nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới

đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu HTTT (Nunamaker và cộng sự, 1991; Walls và cộng sự, 1992; Henderson và cộng sự, 1993) Khung lý thuyết của Nunamaker và cộng

sự (1991), Walls và cộng sự (1992), chủ yếu tập trung vào ba thành phần chính là cơ

sở tri thức, quy trình nghiên cứu và kết quả đạt được Khung lý thuyết của Henderson

và cộng sự (1993), tập trung vào giải quyết mối quan hệ giữa chiến lược tổ chức, chiến lược CNTT, cơ sở hạ tầng tổ chức và cơ sở hạ tầng công nghệ Năm 2004, trên cơ sở nghiên cứu các khung lý thuyết nghiên cứu HTTT đã có, Hevner đã đề xuất khung lý thuyết với đầy đủ các yếu tố về tổ chức, về công nghệ, về phương pháp nghiên cứu, về

cơ sở tri thức và về đóng góp của nghiên cứu (Hevner, 2004) Khung lý thuyết của Hevner đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong các nghiên cứu của mình Dựa trên khung lý thuyết do Hevner đề xuất, tác giả xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu của mình như Hình 3 Khung lý thuyết thể hiện:

- Về ngữ cảnh: bao gồm các yếu tố: Tổ chức, Quản lý và Công nghệ Đây là môi

trường cần xem xét trước khi triển khai xây dựng HTTT Yếu tố Tổ chức bao gồm: cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, chiến lược CNTT, nguồn nhân lực CNTT, tài chính Yếu tố Quản lý bao gồm: các bài toán nghiệp vụ, các quy trình nghiệp vụ Các yếu tố Công nghệ bao gồm: cơ sở hạ tầng CNTT, các ứng dụng, các giải pháp công nghệ, kiến trúc truyền thông

- Về cơ sở tri thức và phương pháp: Là nền tảng tri thức và phương pháp, công

cụ giúp giải quyết vấn đề đặt ra Nền tảng bao gồm: cơ sở tri thức về HTTTQL,

HTTT tích hợp Yếu tố Công cụ bao gồm kiến trúc và công nghệ dùng để tích hợp ứng dụng Yếu tố Phương pháp bao gồm các phương pháp dùng để giải

quyết các vấn đề đặt ra

- Về vấn đề cần nghiên cứu và giải pháp đề xuất: Là trọng tâm của nghiên

cứu Với những vấn đề được trích rút từ thực trạng, nhiệm vụ của luận án là đề xuất giải pháp để giải quyết Các khoảng trống của nghiên cứu được xem xét trong ngữ cảnh của các DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp về mặt lý luận cho cho cơ sở tri thức HTTTQL, về mặt thực tiễn có thể áp dụng cho các DNNVV lĩnh vực dịch

vụ ở Việt Nam Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu đề xuất bao gồm: xây dựng

hệ thống thử nghiệm, đánh giá kết quả thử nghiệm và tinh chỉnh, từ đó hoàn thiện và phát triển mô hình HTTT tích hợp

Trang 23

Hình 3 Khung lý thuyết của luận án

Trang 24

5 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là mô hình hệ thống thông tin tích hợp cho khối DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ Đối tượng nghiên cứu bao gồm ba yếu tố chính là: (1) Các HTTT hỗ trợ các bài toán quản lý; (2) Mối liên kết giữa các bài toán; (3) Điều kiện về tổ chức, về con người và về công nghệ để triển khai tích hợp HTTT

5.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam

+ Về thời gian: Dữ liệu được sử dụng là số liệu điều tra trong năm 2015 và dữ

liệu thứ cấp từ năm 2010 đến 2015 Thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu từ tháng 10/2013 đến tháng 10/2017

+ Về nội dung: Trước hết, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề tích hợp

HTTT trên cơ sở nền tảng CNTT sẵn có của doanh nghiệp theo mô hình SOA, với sự

hỗ trợ của công nghệ Web Services Sau đó, tiến hành nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong các DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay, để nhận biết các bài toán nghiệp vụ đã được hỗ trợ bởi HTTTQL và mối liên kết giữa chúng Tiếp đến nghiên cứu đề xuất mô hình HTTT tích hợp và quy trình áp dụng mô hình cho khối doanh nghiệp này Cuối cùng là triển khai tích hợp thử nghiệm và áp dụng cho một doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ cụ thể

5.3 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm tập hợp, sưu tầm và phân tích

các nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài

- Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, được

biểu diễn bởi các biểu đồ, đồ thị hoặc các bảng dữ liệu Từ đó, phân tích ý nghĩa

của các số liệu và đưa các đánh giá, nhận định

- Phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm xác định cấu trúc tổng thể và các chức năng

của HTTT hiện có trong các doanh nghiệp Đồng thời, xác định các yếu tố môi

trường và công nghệ ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống

- Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống để xây dựng HTTT tích hợp trên cơ sở

nền tảng CNTT sẵn có của doanh nghiệp

Trang 25

- Phương pháp mô hình hóa được áp dụng để biểu diễn trực quan các mô hình dịch

vụ, mô hình hệ thống, các quy trình nghiệp vụ, giúp cho quá trình phân tích được

hệ giữa SOA và quản lý quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp

Chương 2 Cơ sở lý luận của việc tích hợp ứng dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam

Chương này trình bày vai trò và tầm quan trọng của DNNVV lĩnh vực dịch vụ trong nền kinh tế hiện nay; sự cần thiết của việc tích hợp ứng dụng đối với khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ; nghiên cứu mô hình SOA của một số nhà cung cấp giải pháp lớn trên thế giới và trên cơ sở đó đề xuất định hướng ứng dụng SOA cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ; đánh giá tính khả thi của việc ứng dụng SOA cho khối doanh nghiệp này

Chương 3 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay

Chương này trình bày kết quả của cuộc điều tra thực trạng ứng dụng CNTT trong DNNVV lĩnh vực dịch vụ hiện nay; đánh giá mức độ quan tâm của lãnh đạo đối với phát triển ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, từ đó làm nổi bật nhu cầu tích hợp ứng dụng HTTT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNVV

Chương 4 Xây dựng mô hình hệ thống thông tin tích hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam

Từ các nghiên cứu của Chương 1, Chương 2 và Chương 3, trong chương này tác giả đề xuất mô hình kiến trúc hướng dịch vụ cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ và quy trình triển khai áp dụng mô hình; tiến hành tích hợp thử nghiệm một số ứng dụng

Trang 26

cơ bản cho một doanh nghiệp cụ thể Từ kết quả thử nghiệm, đề xuất một số kiến nghị cho doanh nghiệp khi triển khai giải pháp SOA

7 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Thế nào là một HTTT tích hợp? Đã có nhiều định nghĩa về HTTT tích hợp được nhìn từ các góc độ khác nhau Dưới góc độ công nghệ “Một ứng dụng tích hợp là

một ứng dụng được tạo bởi sự tích hợp của hai hay nhiều ứng dụng đã tồn tại Sự tích hợp ứng dụng là quá trình hướng tới mục tiêu của sự thiết đặt các sự liên kết giữa các yếu tố của hai hay nhiều ứng dụng ” (M Solotruk, M Krištofič, 1980; Nguyễn Văn Vỵ,

2002) Dưới góc độ quản lý thì “Ứng dụng tích hợp là loại ứng dụng có khả năng cung

cấp thông tin đa dạng, hỗ trợ quá trình ra quyết định ở nhiều mức quản lý khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau” (Trần Thị Song Minh, 2012) Hiện nay, trong điều kiện thế giới thay đổi nhanh, cạnh tranh gay gắt, tích hợp hệ thống là một nhu cầu cấp thiết cho sự thích nghi và phát triển của mỗi tổ chức Tích hợp hệ thống như thế nào để giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, đầu tư từng bước theo nhu cầu hoạt động nghiệp vụ, quản lý và phù hợp với khả năng tài chính của họ là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển ứng dụng CNTT nói chung, và nghiên cứu chuyên sâu về phát triển ứng dụng tích hợp trong DNNVV được công bố trên các tạp chí có uy tín

Từ những năm 1980 của thế kỷ 20, đã có nhiều nhà nghiên cứu HTTT quan tâm đến vấn đề tích hợp ứng dụng Tác giả M Solotruk, M Krištofič (1980) với nghiên

cứu “Nâng cao mức độ tích hợp ứng dụng và phát triển ứng dụng tích hợp”, đã đưa ra

các khái niệm cốt lõi về HTTT, HTTT tích hợp, sự cần thiết của việc tích hợp HTTT cũng như mục tiêu của tích hợp HTTT Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến các mức độ tích hợp hệ thống thông tin và làm thế nào để nâng cao mức độ tích hợp hệ thống thông tin trong doanh nghiệp Nhiều bài báo đã khẳng định xu thế tất yếu của việc tích hợp ứng dụng doanh nghiệp trong thời đại kinh doanh toàn cầu Nghiên cứu của Norshidah

Mohame (2013) “Tích hợp HTTT: tổng quan và phân tích tình huống cụ thể”, đã có cái

nhìn sâu sắc về đặc điểm, lợi ích, sự cần thiết của việc tích hợp ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, đồng thời cũng chỉ ra những thách thức của vấn

đề tích hợp Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan lý thuyết, nghiên cứu đã sử dụng phương

pháp tiếp cận nghiên cứu tình huống đối với một tổ chức cụ thể Nghiên cứu “Vai trò

của ứng dụng CNTT và truyền thông: nhìn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Hellen Shiels và cộng sự năm 2003, đã nhận định rằng: sự ra đời và phát triển của Internet đã buộc các doanh nghiệp và các tổ chức đánh giá lại hoạt động kinh doanh hiện tại để có giải pháp đổi mới, làm hài lòng khách hàng hiện tại và cả khách hàng tiềm năng

Trang 27

Nghiên cứu đã phân tích thí điểm 24 DNNVV, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và mức độ tinh tế ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp Các tác giả cũng đã phân tích các phương pháp sử dụng, tạo thuận lợi cho việc giới thiệu và áp dụng các công nghệ mới với tầm nhìn đạt được là tích hợp quy trình kinh doanh Trong nghiên cứu của mình, tác giả Martin Hughes và cộng sự (2003) đã khám phá sự tiến bộ của hệ thống liên tổ chức từ hệ thống đóng truyền thống đến hệ thống mở linh hoạt dựa trên Internet Nghiên cứu đã điều tra 25 DNNVV có ứng dụng hệ thống liên

tổ chức dựa trên Internet với các công nghệ mới Các doanh nghiệp này lấy khách hàng làm trung tâm và đã sử dụng Internet, công nghệ Web để đưa sản phẩm và dịch

vụ của họ đến khách hàng ngày càng hiệu quả hơn (Martin Hughes và cộng sự, 2003)

Bên cạnh những nghiên cứu về lợi ích của tích hợp ứng dụng, nhiều nghiên cứu cũng đã phân tích sâu sắc những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt với tích hợp ứng dụng Ngoài những nghiên cứu về vai trò, lợi ích của việc tích hợp ứng dụng trong doanh nghiệp, trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tích hợp ứng dụng của lãnh đạo doanh nghiệp cũng như khó khăn, thách thức của vấn đề tích hợp Đặc biệt là có nhiều nghiên cứu về sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong môi trường tích hợp ứng dụng (Alexandra Simon, 2012; Teresa,

2012) Trong nghiên cứu “Khó khăn và lợi ích của tích hợp ứng dụng” của Alexandra

Simon và cộng sự (2012), đã nêu rõ 4 nhóm khó khăn trong việc tích hợp ứng dụng, bao gồm: (1) Thiếu nguồn lực, chẳng hạn như thiếu chuyên gia tư vấn, thiếu đội ngũ

kỹ thuật, chi phí thời gian cho việc tích hợp; (2) Thiếu sự thống nhất giữa các chuẩn trong doanh nghiệp, như sự khác biệt về mô hình các chuẩn của quy trình nghiệp vụ; (3) Khó khăn nội bộ, như thiếu động lực của nhân viên, hạn chế về văn hóa doanh nghiệp; (4) Khó khăn về nguồn nhân lực, như thiếu đội ngũ nhân viên làm việc đạt chuẩn, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị phòng ban Như vậy, trước khi triển khai tích hợp ứng dụng, doanh nghiệp cần chủ động đánh giá và lường trước những khó khăn để

có thể hạn chế sự rủi ro

Nói đến tích hợp hệ thống theo giải pháp SOA phải kể đến các cuốn sách của các tác giả Thomas Erl, Mark và Bell, Daniel Minoli Thomas Erl đã có một xê ri các

cuốn sách về SOA Trong cuốn “Kiến trúc hướng dịch vụ: khái niệm, công nghệ và

thiết kế” (Thomas Erl, 2005) đã nêu các khái niệm, tính chất, nền tảng lý thuyết của SOA và Web Services cũng như lợi ích kinh tế mà SOA mang lại Nội dung cuốn sách giúp nhà phát triển CNTT hiểu được làm thế nào để xây dựng mô hình SOA, những

công nghệ hỗ trợ mô hình SOA Cuốn tiếp theo phải kể đến là “Kiến trúc hướng dịch

vụ: nguyên tắc thiết kế dịch vụ” (Thomas Erl, 2007), mục đích của cuốn sách này nói

Trang 28

về nguyên lý thiết kế dịch vụ - yếu tố then chốt trong kiến trúc hướng dịch vụ Đây có thể coi là những tài liệu gốc dùng tham khảo cho các nghiên cứu về SOA Thomas Erl

đã đề xuất quy trình thiết kế hệ thống theo SOA theo cả hai chiến lược Top-down và Bottom-up, tuy nhiên đây đang là quy trình khái quát cho mọi tổ chức, chưa đi vào chi tiết và cụ thể cho tổ chức doanh nghiệp để họ có thể áp dụng được ngay Hai tác giả

Mark và Bell trong cuốn “Kiến trúc hướng dịch vụ: kế hoạch và hướng dẫn triển khai

cho doanh nghiệp” (Marks E.A, Bell.M, 2006) đã đề cập đến việc lập kế hoạch và cách thức triển khai kiến trúc hướng dịch vụ trong doanh nghiệp Cuốn sách giúp nhà quản trị CNTT, lãnh đạo doanh nghiệp trả lời những câu hỏi như: làm thế nào để bắt đầu với SOA? bắt đầu từ đâu? tập trung chính vào những điểm nào? nên bắt đầu với những dịch vụ gì? giúp doanh nghiệp đạt được mục đích kinh doanh như mong

muốn Tác giả Mike Rosen và cộng sự đã viết cuốn “Kiến trúc hướng dịch vụ và chiến

lược thiết kế” (Mike Rosen và cộng sự, 2008) cung cấp cho các kiến trúc sư, nhà thiết

kế và các nhà phân tích các nguyên tắc và kỹ thuật cần thiết để tạo ra kiến trúc hướng dịch vụ chất lượng cao cùng với các giải pháp Trên thế giới đã có hàng trăm bài báo, công trình nghiên cứu về SOA, đặc biệt là SOA cho doanh nghiệp, SOA cho trường học hay SOA trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng (WU Ying-pei, SHU Ting-ting, 2011) Trong bài báo của mình năm 2013, hai tác giả Mohsen Mohammadi và Muriati Mukhtar (2013) đã đề cập đến nền tảng lý thuyết SOA và cơ sở phát triển HTTT tích hợp bằng giải pháp SOA Kết quả bài báo là các mô hình HTTT tích hợp dựa trên

SOA Tác giả Saulo Barbará de Oliveira và cộng sự (2012) trong cuốn “Thông tin,

kiến trúc hướng dịch vụ và công nghệ Web Services: khả năng tích hợp và tổ chức linh hoạt” đã đưa ra mô hình kiến trúc thông tin mới theo SOA và công nghệ Web Services, giúp giải quyết mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp liên quan đến những khó khăn trong việc thực hiện mô hình kinh doanh và CNTT

Về vấn đề ứng dụng SOA trong thương mại điện tử cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Sự phát triển nhanh chóng của CNTT đã góp phần vào sự phát triển của hệ thống thương mại điện tử trên phương diện giảm thời gian thực hiện giao dịch Tuy nhiên, đối với thương mại điện tử tính an ninh, bảo mật là vấn đề hết sức quan trọng Ashish Kr Luhach và cộng sự (2014) đã đưa ra một khung an ninh cho thương mại điện tử đối với DNNVV dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ Đồng thời, nghiên cứu cũng đã tiến hành phân tích các cuộc tấn công bảo mật nổi bật có thể được ngăn chặn Kiến trúc hướng dịch vụ đã được nhiều nhà cung cấp giải pháp lớn trên thế giới hướng tới và đầu tư phát triển mạnh Năm 2009, hãng IBM đã có một loạt bài viết

về mô hình lập trình SOA để triển khai thực hiện các dịch vụ Web Mô hình lập trình

Trang 29

IBM với kiến trúc hướng dịch vụ cho phép các lập trình viên không chuyên tạo ra và tái sử dụng các tài sản CNTT mà không cần thông thạo các kỹ năng CNTT Mô hình bao gồm các kiểu thành phần, các kết nối giữa chúng, các bản mẫu, các bộ tiếp hợp ứng dụng, biểu diễn dữ liệu đồng dạng và trục tích hợp doanh nghiệp ESB Không đứng ngoài cuộc, Oracle và Microsoft cũng đã đầu tư rất mạnh vào SOA Kiến trúc hướng dịch vụ đã được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận và nó cũng đã chứng tỏ được những lợi ích đem lại, đặc biệt là sự nhanh nhạy về mặt tổ chức Hơn nữa, trong điều kiện nhất định, việc sử dụng các dịch vụ được chia sẻ như điện toán đám mây có thể mang lại nhiều lợi ích với chi phí thấp SOA đã được nghiên cứu áp dụng cho doanh nghiệp, ngân hàng, bệnh viện hay các trường đại học nhằm tăng tính linh hoạt và đạt được sự đổi mới (Marinela Mircea, Anca Ioana Andreescu, 2011)

Mặc dù tích hợp hệ thống theo giải pháp SOA đã được thế giới áp dụng hơn 10 năm, nhưng ở Việt Nam khái niệm này mới chỉ được các doanh nghiệp quan tâm mấy năm trở lại đây Có nhiều bài báo trên tạp chí PC World Việt Nam đã viết về SOA, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại mức khái niệm, tổng quan về SOA hay so sánh việc tích hợp ứng dụng theo giải pháp ERP và SOA (Yên Khuê, 2007; Hải Phạm 2008; Thụy Anh, 2008; Phi Quân 2009) Có một số bài báo đã nhận định xu hướng và sự phù hợp của SOA đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trên các tạp chí có uy tín trong nước

Bài báo của Nguyễn Trúc Lê “Mô hình kiến trúc hướng dịch vụ và khuyến nghị cho

Việt Nam“ năm 2014, đã nhận định giải pháp SOA là phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, khi mà ở nước ta nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, năng suất hoạt động thấp, khả năng hợp tác giữa các phòng ban không cao, cần thiết phải thay đổi mô hình quản trị để tăng hiệu quả hoạt động của các doanh

nghiệp Tác giả Trần Thị Kim Oanh (2014) cũng đã có bài viết “Kiến trúc hướng dịch

vụ - sự lựa chọn phù hợp cho DNNVV Việt Nam hiện nay” đã đánh giá sự phù hợp của SOA đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy nhiên, các bài báo mới chỉ dừng ở mức khuyến nghị, chưa đưa ra được mô hình cụ thể, do đó cũng chưa có thử nghiệm tích hợp thực tế Nhiều bài viết của các tổ chức phụ trách CNTT của các Bộ, Ngành cũng đã có sự tiếp cận với SOA (Cục ứng dụng CNTT, 2010; IBM Việt nam, 2007)

Về tình hình triển khai ứng dụng SOA ở Việt Nam hiện nay, những doanh nghiệp tài chính, ngân hàng nhắm tới SOA trước nhất và đã triển khai áp dụng thực tế Một số tổ chức, doanh nghiệp công bố đã triển khai SOA thành công hoặc đang triển khai: Bộ Tài chính, Ngân hàng Viettin Bank, Ngân hàng SCB Những tổ chức, doanh nghiệp này sử dụng giải pháp của các công ty lớn như SAP, Oracle, IBM, Microsoft Hiện tại có nhiều doanh nghiệp tầm nhỏ và vừa đang hướng đến triển khai giải pháp

Trang 30

SOA theo sự tư vấn của các công ty cung cấp giải pháp trong nước như: Meliasoft, FPT, CSC,…Tuy nhiên, các công ty này chưa đưa ra được cơ sở lý luận thuyết phục cũng như chưa có mô hình cụ thể nên các doanh nghiệp chưa thực sự mạnh dạn đầu tư

Từ kết quả phân tích và tổng hợp các nghiên cứu trên đây, có thể chỉ ra một số khoảng trống như sau:

- Chưa có điều tra về thực trạng ứng dụng CNTT trong khối doanh nghiệp DNNVV lĩnh vực dịch vụ - là khối doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

số DNNVV Việt Nam và đóng góp lớn vào GDP, để làm cơ sở cho các nghiên cứu nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT

- Chưa có nghiên cứu độc lập nhằm tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan về tích hợp ứng dụng: bản chất, tính khả thi và hiệu quả để lãnh đạo doanh nghiệp

có thể hiểu và tìm kiếm được giải pháp tích hợp phù hợp với thực trạng doanh nghiệp

- Chưa có nghiên cứu đề xuất mô hình tích hợp ứng dụng phù hợp cho khối DNNVV nói chung, đặc biệt là khối DNNVV trong lĩnh vực dịch vụ, nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong thời đại Internet và kinh doanh số rất phát triển

- Mặc dầu hiện nay, các công ty cung cấp giải pháp CNTT lớn như IBM, Oracle, Microsoft đang cung cấp cho thị trường các giải pháp tích hợp hệ thống, nhưng việc triển khai giải pháp từ các nhà cung cấp nước ngoài là rất tốn kém về tài chính, nhân lực, thời gian, nên khối DNNVV Việt Nam rất khó đáp ứng Các nhà cung cấp giải pháp trong nước vẫn chưa có cơ sở lý luận để tư vấn mô hình tích hợp, phù hợp với điều kiện của khối DNNVV nói chung và khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ nói riêng

8 Đóng góp của luận án về lý luận và thực tiễn

Với mục tiêu chung và những mục tiêu cụ thể đã đề xuất, nghiên cứu bám sát

để thực hiện Kết quả nghiên cứu là đề xuất mô hình HTTT tích hợp cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ Mô hình này phải được triển khai xây dựng thử nghiệm để đảm bảo tính đúng đắn, tính khả thi, đồng thời cần có sự tinh chỉnh để hoàn thiện Đóng góp về

mặt lý luận và thực tiễn của luận án như sau:

8.1 Về mặt lý luận

- Nghiên cứu và làm sâu sắc thêm lý luận về vấn đề cấp thiết trong việc nâng cao ứng dụng CNTT cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ Việt Nam, trong thời đại mạng Internet bùng nổ và kinh doanh toàn cầu

Trang 31

- Xác định được 5 bài toán nghiệp vụ được triển khai ứng dụng HTTTQL nhiều nhất trong khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay Đó là: (1) Bài toán quản lý kế toán tài chính; (2) Bài toán quản lý lương; (3) Bài toán quản lý nhân sự; (4) Bài toán quản lý bán hàng; (5) Bài toán quản lý kho

- Nghiên cứu và đưa ra lập luận xác đáng về các vấn đề liên quan đến ứng dụng HTTT tích hợp trong môi trường doanh nghiệp

- Nghiên cứu tổng quan về phương pháp luận tích hợp ứng dụng theo giải pháp SOA, từ đó đánh giá sự phù hợp của việc ứng dụng SOA cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ

- Đề xuất mô hình HTTT tích hợp theo giải pháp SOA cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ, nhằm tích hợp các ứng dụng sẵn có và có thể mở rộng tích hợp các ứng dụng xây dựng mới của doanh nghiệp Luận án cũng đã đưa ra quy trình gồm 6 bước để triển khai tích hợp ứng dụng theo mô hình đã đề xuất

8.2 Về mặt thực tiễn

- Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ hiện nay trên các mặt: đầu tư cơ sở hạ tầng, triển khai ứng dụng hỗ trợ các bài toán quản lý, hoạt động nhập dữ liệu, đồng bộ dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, sự không nhất quán dữ liệu và thực trạng liên kết giữa các ứng dụng

- Mô hình đề xuất nhằm tích hợp các ứng dụng trên cơ sở hạ tầng CNTT sẵn có của doanh nghiệp, sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trên các mặt: tài chính, thời gian triển khai, việc đào tạo lại nhân viên sử dụng

- Mô hình đề xuất cho phép doanh nghiệp xây dựng sẵn một tập hợp các dịch vụ, sẵn sàng cho việc cung cấp thông tin cho các ứng dụng khi cần Các dịch vụ sẽ được tái sử dụng khi xây dựng các ứng dụng mới Đồng thời, hệ thống xây dựng theo mô hình đề xuất có thể dễ dàng tương tác với các hệ thống của đối tác, thông qua việc sử dụng các dịch vụ của nhau

- Mô hình đề xuất có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc quản lý quy trình nghiệp vụ Đặc điểm quy trình nghiệp vụ của các DNNVV thường chưa được chuẩn hóa và thường hay thay đổi, việc quản lý quy trình nghiệp vụ dựa trên giải pháp SOA sẽ tạo sự linh hoạt, nhanh chóng thích ứng với nhu cầu thị trường

- Mô hình đề xuất có tính mở cao, khi doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng thêm ứng dụng hỗ trợ các bài toán quản lý trong doanh nghiệp, thì việc xây dựng và kết nối chúng vào hệ thống tích hợp rất nhanh chóng và dễ dàng

Trang 32

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ TÍCH HỢP ỨNG DỤNG

Phần đầu của Chương 1 trình bày những khái niệm về tích hợp ứng dụng, ý nghĩa, sự cần thiết phải tích hợp ứng dụng trong môi trường doanh nghiệp, đặc biệt là lợi ích mà tích hợp ứng dụng mang lại Tiếp đến, giới thiệu sự ra đời của tích hợp ứng dụng, từ môi trường đồng nhất đến môi trường không đồng nhất Phần tiếp theo, trình bày các kiến thức nền tảng của SOA và công nghệ Web Services, lợi ích của việc ứng dụng SOA cũng như một số hạn chế của SOA Cuối cùng, trình bày mối quan hệ giữa SOA và quản lý quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp

1.1 Tích hợp ứng dụng

1.1.1 Tích hợp ứng dụng và sự cần thiết của tích hợp ứng dụng trong môi trường doanh nghiệp

a Khái niệm tích hợp ứng dụng

“Tích hợp ứng dụng là một giải pháp cho việc xử lý, tổng hợp dữ liệu từ các

ứng dụng đơn lẻ, hoạt động độc lập Thông qua môi trường tích hợp, các ứng dụng có thể kết nối, trao đổi dữ liệu và hỗ trợ cho nhau” (Microsoft, 2011) Theo Gartner

Group, “Tích hợp ứng dụng là chia sẻ không giới hạn của dữ liệu và quy trình kinh

doanh giữa bất kỳ ứng dụng hoặc nguồn dữ liệu nào được kết nối trong doanh nghiệp” (AIIM International, 2001) Dưới góc độ công nghệ, tích hợp ứng dụng là sự kết hợp các thành phần đơn lẻ thành một hệ thống thống nhất Trong thực tế, người ta rất cần một hệ thống tích hợp, gắn kết một vài loại HTTT nghiệp vụ khác nhau cùng được khai thác nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức (Nguyễn Văn Vỵ, 2002) Nhìn dưới góc

độ quản lý thì ứng dụng tích hợp phải có khả năng cung cấp thông tin đa dạng, hỗ trợ quá trình ra quyết định ở nhiều mức quản lý khác nhau, trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Trần Thị Song Minh, 2012)

b Sự ra đời của tích hợp ứng dụng

Trong lịch sử, các tổ chức phát triển các ứng dụng với phạm vi chức năng tách biệt, độc lập với nhau Sự độc lập các ứng dụng dẫn tới độc lập dữ liệu và thông tin, hạn chế khả năng tương tác giữa các ứng dụng, hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu và thực hiện các báo cáo tổng hợp (Vandersluis, 2004) Các doanh nghiệp khó khăn khi

họ cần phải thu thập, củng cố và chia sẻ dữ liệu và thông tin được phân phối và sao lại trong nhiều hệ thống Các HTTT riêng rẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh (Singh, 1997) Với sự tiến bộ của công nghệ, xu hướng kinh doanh và phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đang thay đổi Tuy nhiên,

Trang 33

việc thay đổi nhanh chóng của công nghệ làm cho các doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn trong việc phải đổi mới để bắt kịp xu thế Kinh doanh hiện đại đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đồng bộ, chuẩn hóa, tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ Nếu không có tích hợp ứng dụng, việc quản lý quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, khó kiểm soát và dẫn tới kém hiệu quả Đó là lý do khái niệm tích hợp ứng dụng

ra đời

c Sự cần thiết tích hợp ứng dụng trong môi trường doanh nghiệp

Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng một số lượng ngày càng nhiều các ứng dụng CNTT để giải quyết các chức năng kinh doanh cụ thể Các ứng dụng này thường được triển khai vào các thời điểm khác nhau, được viết bởi những người khác nhau, sử dụng ngôn ngữ lập trình và công nghệ khác nhau, chạy trên các nền tảng phần cứng và các hệ điều hành khác nhau Các ứng dụng thường hoạt động độc lập, riêng rẽ,

ít trao đổi thông tin qua lại giữa chúng, có chăng chỉ một số ít các ứng dụng trao đổi

dữ liệu với nhau Các ứng dụng này không có khả năng xử lý và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau Như vậy, các nghiệp vụ xử lý và tổng hợp thông tin của doanh nghiệp hầu hết phải được tiến hành thủ công, dẫn tới việc cung cấp thông tin doanh nghiệp cho lãnh đạo không được kịp thời, cũng như đáp ứng kém hiệu quả đối với khách hàng Chẳng hạn, để có một báo cáo chi tiết về tình hình nhân sự và doanh thu

của doanh nghiệp, người sử dụng thường thao tác trên hai ứng dụng là Quản lý nhân

sự và Quản lý kế toán tài chính để có được hai báo cáo, sau đó trên cơ sở hai báo cáo

này, người sử dụng phải tổng hợp vào một báo cáo chi tiết Rõ ràng như vậy, cách thức hoạt động của các ứng dụng CNTT chưa đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp trong tình hình khối lượng thông tin ngày càng lớn Thách thức mà hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt là để tìm ra giải pháp cho các ứng dụng này có thể trao đổi được với nhau để giải quyết các mục tiêu kinh doanh không ngừng phát triển Tích hợp ứng dụng là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này

d Lợi ích của tích hợp ứng dụng trong doanh nghiệp

Mục đích của tích hợp ứng dụng là tối đa hóa hiệu quả kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh trên thị trường (Bhatt, 2000; Bhatt và Troutt, 2005) Đặc biệt, tác động tích cực của tích hợp ứng dụng vào cải thiện quan hệ khách hàng (Bhatt và Troutt, 2005) và cải tiến quy trình kinh doanh (Bhatt, 2000; Microsoft, 2011) Cụ thể, tích hợp ứng dụng mang lại cho doanh nghiệp các lợi ích được chỉ ra trong Bảng 1.1 sau đây:

Trang 34

Bảng 1.1 Lợi ích của việc tích hợp ứng dụng.

- Giúp cải thiện quy trình kinh doanh bằng cách có thể thiết kế và

mô phỏng quy trình kinh doanh trước khi áp dụng thực tế Như vậy, sẽ hạn chế được rủi ro trong kinh doanh

- Hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát quy trình kinh doanh

Kỹ thuật

- Việc tích hợp dữ liệu và quy trình làm tăng dòng chảy của dữ liệu

và thông tin Do đó, có thể xây dựng cơ sở hạ tầng linh hoạt và giảm chi phí

- Tăng khả năng chia sẻ - truy cập dữ liệu

- Cải thiện quy trình tổng hợp và phân tích thông tin, dữ liệu

Nguồn: Tổng hợp từ Themistocleous và Irani, 2001 và Bhatt và Troutt, 2005

e Những khó khăn, thách thức của việc tích hợp ứng dụng trong doanh nghiệp

Bên cạnh những lợi ích to lớn, thì việc tích hợp ứng dụng cũng có thể gặp phải những vấn đề khó khăn, thách thức như sau (Tariq Rahim Soomro, Abrar Hasnain

Awan, 2012): Thứ nhất, nhận thức không đầy đủ của doanh nghiệp về tích hợp ứng

dụng Họ thường xem tích hợp là một sản phẩm chứ không phải là một giải pháp Do

đó, họ không lường trước được việc triển khai một giải pháp phải huy động hầu hết các nguồn lực của doanh nghiệp, chứ không phải như triển khai một sản phẩm Và do

Trang 35

đó, doanh nghiệp không đánh giá đúng quy mô của việc triển khai dự án tích hợp ứng

dụng mà coi như là một phần của một dự án khác Thứ hai, doanh nghiệp không có

chiến lược phát triển công nghệ thông tin gắn với chiến lược phát triển doanh nghiệp,

nên khi triển khai giải pháp tích hợp sẽ gây nhiều khó khăn vướng mắc Thứ ba, triển

khai tích hợp ứng dụng buộc doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến an ninh, hiệu

suất và giám sát Thứ tư, nhân viên trong doanh nghiệp thiếu kỹ năng cần thiết để thay

đổi văn hóa, thay đổi môi trường và thay đổi sự vận hành hệ thống Cuối cùng là sự thống nhất chính trị trong nội bộ doanh nghiệp và sự truyền thông kém cũng sẽ ảnh hưởng đến triển khai thành công giải pháp tích hợp ứng dụng

1.1.2 Các mô hình tích hợp ứng dụng

Tích hợp ứng dụng được phân thành ba loại (Microsoft, 2011):

+ Tích hợp thủ công + Tích hợp bán tự động + Tích hợp tự động

và không dễ phát triển như các môi trường có sử dụng nhiều kỹ thuật tự động

b Tích hợp bán tự động

Tích hợp bán tự động kết hợp các bước do con người thực hiện với một số bước

tự động Con người có thể tham gia vào những công đoạn mà các giải pháp tự động tương ứng là quá khó khăn hay tốn kém để thực hiện, hoặc nơi kinh doanh đòi hỏi một

Trang 36

người để đưa ra quyết định Ví dụ, doanh nghiệp có thể cần một người quản lý để phê duyệt tất cả các chứng từ, trong trường hợp này, tất cả các bước trước và sau có thể được tự động, nhưng phải có một người thực hiện một số bước ở giữa của quy trình Hoặc trong một số trường hợp cần có sự can thiệp của con người để thực hiện chuyển đổi dữ liệu lấy từ hệ thống này để ứng dụng cho hệ thống khác Tích hợp bán tự động thường đòi hỏi phải đầu tư nhiều công nghệ hơn, nhưng khi thực hiện có thể giảm số lượng người tham gia vào việc tích hợp các ứng dụng đồng nghĩa với việc giảm chi phí

và tăng độ tin cậy

c Tích hợp tự động

Tích hợp tự động loại bỏ yếu tố con người trong các quy trình nghiệp vụ, mặc

dù họ là những người duy trì giải pháp Đây là loại tích hợp bao gồm các ứng dụng giao tiếp thông qua một loạt các giao diện và bộ điều hợp Ví dụ, hai CSDL có thể chia

sẻ dữ liệu, CSDL thứ nhất được tự động chuyển đổi và đưa vào CSDL thứ hai mà không có sự can thiệp của con người Như vậy, tích hợp tự động loại bỏ sự phụ thuộc vào yếu tố con người Tuy nhiên, để triển khai được mô hình tích hợp tự động cần phải đảm bảo về mặt thời gian, tài chính, nhân lực và công nghệ Một phần quan trọng của việc tích hợp ứng dụng là để tăng số lượng các bước tự động và giảm số lượng các bước con người phải thực hiện Điều này thường liên quan đến việc tạo ra các giao diện giữa các ứng dụng, cùng với logic được xác định trước có thể thay thế sự tham gia của con người Tăng mức độ tự động hóa thường làm tăng lượng thông tin qua lại giữa các ứng dụng mà không cần tăng số lượng nhân viên cần thiết để hỗ trợ Vấn đề

về khả năng mở rộng không dừng lại ở tự động hóa đơn giản Cần xem xét số lượng các ứng dụng và làm thế nào để có sự tích hợp xảy ra giữa chúng Đối với tích hợp ứng dụng tự động, có thể lựa chọn một trong hai mô hình là: Mô hình tích hợp điểm nối điểm hoặc Mô hình trục tích hợp

+ Mô hình điểm nối điểm

Các mô hình điểm nối điểm mô tả một cấu trúc phân cấp, trong đó mỗi ứng dụng giao tiếp trực tiếp với các ứng dụng khác Đây là loại hình tích hợp thích hợp nhất cho các tổ chức cần phải tích hợp một vài ứng dụng với một số lượng nhỏ các dịch vụ Hình 1.1 mô tả tích hợp điểm nối điểm của 3 ứng dụng và của 10 ứng dụng trong doanh nghiệp

Trang 37

Hình 1.1 Mô hình tích hợp điểm nối điểm với 3 ứng dụng và 10 ứng dụng

Nguồn: Microsoft, 2011

Với mô hình điểm nối điểm không phải mọi ứng dụng đều kết nối với nhau, một số ứng dụng độc lập, một số ứng dụng có kết nối với nhau Như vậy, mỗi ứng dụng chưa khai thác hết nguồn dữ liệu đa dạng ở các ứng dụng khác và việc đưa ra một bản thông tin đầy đủ về tình hình tài chính, tình hình nhân sự, thiết bị máy móc, quan hệ khách hàng,… là khó khăn Với nhu cầu sử dụng thông tin ngày càng cao của doanh nghiệp và sự bùng nổ của Internet, các ứng dụng đơn lẻ với một số kết nối điểm nối điểm không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, mà phải thay thế bằng các ứng dụng có khả năng thực hiện các quy trình nghiệp vụ tự động và tổng hợp

dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau Để làm được điều này các ứng dụng cần kết nối và trao đổi dữ liệu

Trang 38

Hình 1.2 Mô hình trục tích hợp với 3 ứng dụng và 10 ứng dụng

Nguồn: Microsoft, 2011

Trong Hình 1.2, chỉ cần một kết nối giữa ứng dụng với trục tích hợp, với các giao diện yêu cầu tại ứng dụng và trục tích hợp Tuy nhiên, nhiều môi trường đòi hỏi chỉ có một giao diện (hoặc không có nếu ứng dụng đã sử dụng các tiêu chuẩn được hỗ trợ bởi trục tích hợp) Với mô hình này, chỉ cần tối đa là 3 kết nối và sáu giao diện cho môi trường với 3 ứng dụng, hoặc 10 kết nối với 20 giao diện cho môi trường với 10 ứng dụng Mô hình trục tích hợp là phù hợp cho môi trường tích hợp nhiều ứng dụng Một tổ chức có quy mô lớn có hàng ngàn đảo thông tin, liên quan đến hàng ngàn ứng dụng thì không thể tạo ra các giao diện riêng cho mỗi điểm tương tác Thay vào đó, các giải pháp tạo ra một môi trường tích hợp ứng dụng cho phép tất cả các ứng dụng giao tiếp theo một logic được xác định Mô hình này cho phép sửa đổi hoặc cập nhật các yếu tố dễ dàng hơn nhiều Bởi các giao diện này trong phạm vi trục tích hợp thường dựa trên một chuẩn, nên không cần phải viết lại khi có ứng dụng mới Tuy nhiên, mô hình trục tích hợp dẫn tới các thách thức về mặt kỹ thuật khi triển khai và có thể tốn kém đối với các môi trường ứng dụng tích hợp đơn giản

1.1.3 Tích hợp dữ liệu và tích hợp quy trình nghiệp vụ

a Tích hợp dữ liệu

Tích hợp dữ liệu là giải pháp đồng bộ dữ liệu Tùy vào quy mô ứng dụng CNTT trong tổ chức để lựa chọn mô hình tích hợp phù hợp Tích hợp dữ liệu phải đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, không có mâu thuẫn dữ liệu giữa các CSDL (Cơ sở dữ liệu) khi một ứng dụng được tích hợp thay đổi dữ liệu Có thể sử dụng các mô hình tích hợp: tích hợp dữ liệu trực tiếp hoặc tích hợp dữ liệu qua thành phần trung gian

Trang 39

+ Tích hợp dữ liệu trực tiếp

Là phương pháp tích hợp các CSDL có cùng định dạng hoặc xây dựng một CSDL mới bao quát các CSDL có cấu trúc khác nhau Mô hình này thường áp dụng cho các ứng dụng đơn giản, có chi phí thấp

+ Tích hợp dữ liệu qua thành phần trung gian

Là mô hình tích hợp sử dụng cho các cơ sở dữ liệu có cấu trúc và định dạng dữ liệu khác nhau Phương pháp này dùng CSDL trung gian đóng vai trò trung chuyển có nhiệm vụ nhận dữ liệu từ CSDL nguồn sau đó biến đổi và chuyển tới CSDL đích Vì vậy, cấu trúc nguyên thủy của các CSDL không bị thay đổi

Chẳng hạn: Thông tin người lao động của một doanh nghiệp được lưu trong nhiều CSDL CSDL nhân sự chứa thông tin cá nhân, CSDL tài chính chứa thông tin tiền lương Cả hai CSDL này chứa thông tin về người lao động Do đó khi có một nhân viên thêm vào doanh nghiệp thì dữ liệu phải được cập nhật trên cả hai CSDL

Sử dụng mô hình tích hợp qua thành phần trung gian, nghĩa là khi dữ liệu được thay đổi ở một CSDL và sau đó sẽ được sao chép tới các CSDL khác có liên quan Tùy thuộc vào các yêu cầu sử dụng, dữ liệu có thể được đồng bộ theo thời gian thực, nghĩa

là đồng bộ ngay lập tức khi có sự kiện xảy ra hoặc định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định

Hình 1.3 Minh họa đồng bộ dữ liệu

Trang 40

Trong Hình 1.3 CSDL 2 chứa một bản sao của CSDL 1 Khi Ứng dụng 1 thay

đổi dữ liệu trong bản chính ở CSDL 1 thì dữ liệu của bản sao trong CSDL 2 được cập nhật lại, do đó, không có mâu thuẫn dữ liệu

b Tích hợp quy trình nghiệp vụ

Với nhu cầu ứng dụng CNTT ngày càng cao, các doanh nghiệp không những đòi hỏi các thông tin tổng hợp nhanh chóng, mà còn yêu cầu CNTT phải hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp thực hiện các quy trình kinh doanh Vì vậy nếu chỉ dừng lại ở tích hợp dữ liệu thì chưa đáp ứng được Vì nếu chỉ tích hợp dữ liệu mà không quan tâm đến quy trình kinh doanh thì những quy trình này vẫn phải thực hiện thủ công Vì vậy, cần nâng cao mô hình tích hợp dữ liệu thành mô hình tích hợp quy trình nghiệp

vụ tự động trên các ứng dụng Tích hợp quy trình nghiệp vụ được thực hiện trên mức

xử lý nghiệp vụ Thay vì thực hiện các nghiệp vụ trên các ứng dụng đơn lẻ, người sử dụng có thể thực hiện nghiệp vụ đó trên một ứng dụng, nhưng các thông tin, dữ liệu cần thiết vẫn được trích xuất theo đúng yêu cầu

Hình 1.4 Tích hợp quy trình nghiệp vụ

Nguồn: Microsoft, 2011

Trong Hình 1.4, người sử dụng có được thông tin tổng hợp về người lao động

từ ứng dụng cung cấp thông tin người lao động Khi người quản lý cần thông tin của một người lao động, ứng dụng sẽ cung cấp một bản báo cáo đầy đủ bao gồm các thông tin về hồ sơ nhân sự, tiền lương và tình trạng lao động Trong trường hợp sử dụng các ứng dụng đơn lẻ để tổng hợp thông tin, người sử dụng phải tìm kiếm thông tin trên

Người quản lý

Cung cấp thông tin người lao động

Môi trường tích hợp

Ứng dụng 3 Ứng dụng 2

Ứng dụng 1

Ngày đăng: 30/04/2021, 19:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w