quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam vào quá trình đổi mới kinh tế

24 0 0
quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam vào quá trình đổi mới kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỮNGGIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG...1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

TIỂU LUẬN

QUY LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠTẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦAĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ

XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAYGiáo viên hướng dẫn: Sinh viên:

Mã lớp học

Tp Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2023

Trang 2

Nhận xét của giáo viên:

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Giảng viên Nguyễn Thị Hằng đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trong suốt thời gian môn học Nhờ vào những lời khuyên và chỉ bảo đúng lúc của cô, chúng em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài luận của mình.

Tiếp đến, chúng em xin gửi lời tri ân tới các thầy cô trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chi Mình - Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp chúng em có được nền tảng tốt như ngày hôm nay Ngoài ra, không thể không nhắc tới gia đình, bạn bè người thân đã là hậu phương vững chắc, là chỗ dựa tinh thần của chúng em trong thời gian qua Sự thành công của bài luận không thể không kể đến công ơn của mọi người.

Trang 3

Nhưng sau tất cả, chúng em nhận thức rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân chắc chắn bài luận sẽ khó tránh khỏi thiếu sót Kính mong cô thông cảm và góp ý để chúng em ngày càng hoàn thiện hơn

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỮNGGIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 5

1.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng: 6

1.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng: 8

1.3 Kết luận 10

CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMVÀO QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong sự phát triển của Đông Á và Đông Nam Á hay rộng hơn là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam hiện đang thu hút nhiều người từ thế giới lãnh đạo và kinh doanh của thế giới.

Tại sao Việt Nam lại được quan tâm như vậy? Điều này là do Việt Nam đang thực hiện những đổi mới toàn diện và ngày càng sâu sắc tại các lễ hội cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Trong quá trình phát triển nền kinh tế đa thành phần định hướng xã hội ở nước ta, cần phải vận hành và ngăn chặn mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Cơ sở hạ tầng là một cấu trúc kinh tế đa thành phần với các yếu tố quốc gia, tập thể và kinh tế của các thành phần kinh tế khác nhau Tính chất đan xen - quá độ về kết cấu của cơ sở kinh tế vừa làm cho nền kinh tế sôi động, phong phú, vừa mang tình phức tạp trong quá trình thực hiện định hướng xã hội.

Đây là một cấu trúc kinh tế năng động, sự phong phú được phản ánh trong kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng cũng đặt ra yêu cầu khách quan để đổi mới để đáp ứng nhu cầu của bộ phận kinh tế cơ bắp Do đó, kiến trúc thượng tầng mới có sức mạnh để đáp ứng nhu cầu của cơ sở hạ tầng

Đã có nhiều tài liệu chính trị và bài báo khoa học đề cập đến sự đổi mới này Vì vậy, khi còn là sinh viên trong trường học, chúng em hy vọng bài viết này sẽ đề cập đến một số vấn đề phổ biến của sự đổi mới này và thấy được sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam.

1

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài tiểu luận nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về sự ra đời, phát triển và hoạt động lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ lịch sử và tập trung vào việc đánh giá mối quan hệ chặt chẽ và tương quan giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong quá trình thực hiện Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa trên các lĩnh vực cơ bản ở Việt Nam trong những năm tới Đồng thời, nghiên cứu sẽ tập trung vào việc xác định thuận lợi và khó khăn trong việc thắng lợi những thách thức liên quan đến cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để hoàn thiện hơn những nỗ lực trước đây.

3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Dựa trên giáo trình môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam, tài liệu tham khảo và các tin tức liên quan đến nội dung đề tài Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp lý luận, phương pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp.

2

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỮNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG1.1 Các khái niệm:

1.1.1 Khái niệm và cấu trúc của cơ sở hạ tầng 1.1.1.1 Khái niệm

Cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hiện có hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định

Cơ sở hạ tầng cũng là tổng thể và mâu thuẫn rất phức tạp, là quan hệ vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người Nó được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội Đây là toàn bộ các quan hệ sản xuất tồn tại trên thực tế mà trong quá trình vận động của nó hợp thành một cơ cấu kinh tế hiện thực.

1.1.1.2 Đặc điểm, tính chất

Về mặt kết cấu cơ sở hạ tầng gồm có: + Quan hệ sản xuất tàn dư + Quan hệ sản xuất thống trị.

+ Quan hệ sản xuất mầm mống (tương lai).

Trong đó quan hệ sản xuất thống trị giữ địa vị chi phối các quan hệ sản xuất khác, có vai trò chủ đạo quyết định tính chất của một cơ sở hạ tầng nhất định Tuy nhiên, hai kiểu quan hệ sản xuất còn lại cũng có vai trò nhất định, giữa chúng tuy có sự khác biêth nhưng không tách rời nhau Chúng vừa đấu tranh, vừa liên hệ với nhau và hình thành cơ sở hạ tầng của mỗi xã hội cụ thể ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.

Cơ sở hạ tầng mang tính chất đối kháng tồn tại trong xã hội mà dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Tính chất đối kháng của cơ

3

Trang 7

sở hạ tầng được bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội tại không thể điều hòa được trong cơ sở hạ tầng đó và do bản chất của kiểu quan hệ sản xuất thống trị quy định Đó là sự biểu hiện của sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn người trong xã hội

Cơ sở hạ tầng đã phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ xã hội của các quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế với các hiện tượng xã hội Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội có một kết cấu kinh tế đặc trưng là cơ sở hiện thực của xã hội Nó bao gồm không chỉ những quan hệ trực tiếp giữa người với người trong sản xuất vật chất mà nó còn bao gồm cả những quan hệ kinh tế, trao đổi trong quá trình tái sản xuất ra đời sống vật chất của con người.

1.1.2 Khái niệm và cấu trúc của kiến trúc thượng tầng1.1.2.1 Khái niệm

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội (chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật ) cùng với các thiết chế chính trị - xã hội (nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể ) tương ứng và được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định Chính vì thế, kiến trúc thượng tầng là những hiện tượng xã hội, biểu hiện tập trung đời sống tinh thần của xã hội, là bộ mặt tinh thần tư tưởng của hình thái kinh tế - xã hội Nó đóng vai trò quan trọng cùng các bộ phận khác trong

xã hội hợp thành cơ cấu hoàn chỉnh cũng có hình thái kinh tế - xã hội.

1.1.2.2 Đặc điểm, tính chất

Về mặt kết cấu kiến trúc thượng tầng gồm các thành tố:

+ Những quan điểm, tư tưởng của xã hội: những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ

4

Trang 8

+ Những thiết chế xã hội tương ứng: nhà nước ( gồm quốc hội, chính phủ, quân đội, công an, tòa án,…), đảng phái, giáo hội, hội nghề nghiệp và những đoàn thể xã hội khác Các thành tố về quan điểm tư tưởng và thiết chế xã hội của kiến trúc thượng tầng đều có đặc điểm riêng, có quy luật vận động riêng nhưng chúng lại có quan hệ mật thiết với nhau, cùng với những quan hệ nội tại trong các yếu tố đó hợp thành kiến trúc thượng tầng của xã hội Song, mọi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng Có những yếu tố như chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng; Còn những yếu tố như triết học tôn giáo nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với nó.

Kiến trúc thượng tàng có chức năng bảo vệ, là một công cụ đắc lực để cũng cố và suy trì sự tăng trưởng của cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đồng thời đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ và kiến trúc thượng tầng cũ.

Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện nay, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.ững yếu tố như triết học tôn giáo nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với nó.

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng không tách rời nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng phản ánh cơ sở hạ tầng Nó có vai trò to lớn trong việc tác động trở lại cơ sở hạ tầng đã sinh cho nó.

5

Trang 9

Trong sự thống nhất biện chứng này, sự phát triển của cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng đối với kiến trúc thượng tầng kiến trúc Kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng.Hay cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng ấy

Quá trình biến đổi giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng diễn ra như sau:

- Khi cơ sở hạ tầng phát triển đến một mức độ giới hạn nào đó gọi là điên mút, thì nó đòi hỏi phải kéo theo sự thay đổi về kiến trúc thượng tầng Quá trình này không chỉ đơn thuần là sự biến đổi của một hay nhiều bộ phận mà là sự biến đổi của cả một hình thái kinh tế chính trị và hình thái kinh tế chính trị chiếm ưu thế sẽ chiếm giữ giai đoạn lịch sử này, trong giai đoạn đó thì cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng dung hòa với nhau hay đạt được giới hạn độ Tại đây, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tác động biện chứng với nhau theo cách thức bắt đầu sự thay đổi tuần tự về cơ sở hạ tầng nhưng tại đây.Kiến trúc thượng tầng chưa có sự thay đổi.

- Cơ sở hạ tầng của mỗi giai đoạn lịch sử lại mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau dẫn đến quá trình đào thải C Mác nói: “ Nếu không có phủ định của những hình thức tồn tại đã có trước thì không thể có sự phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào” Chính vì có cơ sở hạ tầng cũ được thay thế bằng cơ sở hạ tầng mới bao hàm những mặt tích cực tiến bộ của cái cũ được cải tạo đi lên những nấc thang mới Chính vì cơ sở hạ tầng thường xuyên vận động như vậy nên kiến trúc thuận tầng luôn luôn thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng

1.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượngtầng:

6

Trang 10

Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở hạ tầng giữa vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng.

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện trên nhiều phương tiện:

+ Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng, nội dung và tính chất là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng Tương ứng của một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cho cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.

+ Sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng diễn ra rõ rệt khi cơ sở hạ tầng này thay thế cơ sở hạ tầng khác Nghĩa là khi cách mạng xã hội đưa đến thủ thủ tiêu, cơ sở hạ tầng cũ bị xóa bỏ và thay thế cơ sở hạ tầng mới, thì sự thống trị cũ bị xóa bỏ và thay thế bằng sự thống trị của giai cấp mới Qua đó mà sự thống trị của giai cấp thay đổi bộ máy nhà nước mới được thành lập thay thế nhà nước cũ, ý thức xã hội cũng được biến đổi

+ Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng diễn ra do cuộc đấu tranh gay go phức tạp giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị mà đỉnh cao là cách mạng xã hội Những biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xét cho cùng là sự phát triển của lực lượng sản xuất nhưng lực lượng sản xuất trực tiếp gây ra sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và sự biến đổi của cơ sở hạ tầng lại làm cho kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo

7

Trang 11

+ Trong xã hội có giai cấp thống trị nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về chính trị và đời sống tinh thần của xã hội.

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo C Mác viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng” Sự thay đổi đó diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi quá trình hình thái kinh tế - xã hội.

Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến làm thay đổi kiến trúc tầng và quá trình này diễn ra rất phức tạp, trong đó có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng như chính trị, pháp luật, Nhưng cũng có các yếu tố thay đổi chậm chạp như tôn giáo, nghệ thuật… hoặc có những yếu tố tiếp tục tồn tại dai dẳng ngay cả khi cơ sở kinh tế sinh ra nó không còn tồn tại và có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng được kế thừa trong xã hội mới Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi đó thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.

Như vậy, cơ sở hạ tầng quyết định đối với kiến trúc thượng tầng; kiến trúc thượng tầng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, dù đó là lĩnh vực thực tiễn pháp luật hay lĩnh vực sinh hoạt tinh thần của xã hội Tính tất yếu kinh tế lại phụ thuộc vào tính tất yếu của nhu cầu duy trì và phát triển các lực lượng sản xuất khách quan của xã hội

8

Trang 12

1.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạtầng:

Với tư cách là các hình thức phản ánh và được xác lập do nhu cầu phát triển của kinh tế, các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có vị trí độc lập tương ứng đối của nó và thường xuyên có vai trò tác động trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội.

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể thông qua nhiều phương thức Điều đó tùy thuộc hoặc bản chất của mỗi yếu tố trong kiến trúc thượng tầng, phụ thuộc vào vị trí , vai trò của nó và những điều kiện cụ thể.

Kiến trúc thượng tầng là bộ phận cấu thành hình thái kinh tế - xã hội, được sinh ra và phát triển trên một cơ sở hạ tầng nhất định Cho nên sự tác động tích cực được thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng, tức là luôn luôn bảo vệ, duy trì, củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó; đấu tranh, xóa bỏ cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng đã lỗi thời lạc hậu Kiến trúc thượng tầng tìm cách để xoá bỏ những tàn dư của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ, ngăn chặn những mầm mống tự phát của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mới nảy sinh trong xã hội ấy Thực chất, trong xã hội có giai cấp đối kháng kiến trúc thượng tầng đảm bảo sự thống trị chính trị và thống trị của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế Nếu giai cấp thống trị không xác lập được sự thống trị về chính trị và tư tưởng thì cơ sở kinh tế của nó sẽ không đứng vững được Vì vậy, cơ sở thượng tầng thật sự trở thành công cụ, phương tiện để duy trì, bảo vệ địa vị thống trị về kinh tế của giai cấp thống trị của xã hội.

Trong điều kiện kiến trúc thượng tầng có yếu tố nhà nước thì phương thức tác động của các yếu tố khác tới cơ sở kinh tế của xã hội thường phải

9

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan